Tải bản đầy đủ (.pdf) (562 trang)

lịch sử văn học trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 562 trang )


LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG
QUỐC

LỊCH SỬ
VĂN HỌC TRUNG QUỐC
Tác giả: Trần Lê Hoa Tranh
Phần A. NHỮNG VẤN ĐỀ GIỚI THUYẾT
Phần B. CÁC THỜI KỲ VĂN HỌC
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Created by AM Word2CHM


Phần A. NHỮNG VẤN ĐỀ GIỚI
THUYẾT
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC

A.1. CÁCH CHIA THỜI KÌ VĂN HỌC
Văn học Pháp chia làm nhiều thời
kỳ, mỗi thời kỳ tương ứng với một thế kỷ:
như thế kỷ XVII là thời kỳ cổ điển, thế kỷ
XVIII là thời kỳ ánh sáng, thế kỷ XIX là lãng
mạn.
Văn học Anh vừa chia theo thế kỷ,
như thế kỷ XVIII là thế kỷ xung đột giữa hai
phái duy lý và kinh nghiệm, nhưng cũng
chia theo từng triều đại, như có triều đại
Elisabeth, tức thời kỳ văn học Phục hưng,
triều đại Victoria, là thời kỳ văn học hiện
thực.
Nhưng văn học Trung quốc thì ta




phải chia theo triều đại. Các học giả Trung
Hoa từ xưa đến nay đều nhận rằng ở nước
họ, chính trị ảnh hưởng mật thiết đến văn
học. Các thể loại văn học đều nhờ sự thúc
đẩy giúp đỡ của chính trị mà phát triển,
như phú thịnh đời Hán, thơ thịnh đời
Đường, từ đời Tống, tuồng đời Nguyên,
tiểu thuyết đời Minh - Thanh...
Như vậy chúng tôi sẽ triển khai học
phần này theo hướng trên,
đi vào từng triều đại nên nét nổi bật thành
tựu văn học của triều đại đó triều đại nào
không có gì nổi bật sẽ bỏ qua.
Bố cục chung của mỗi phần sẽ là:
- Vài nét về tình hình chính trị - xã
hội.
- Tình hình văn học.


- Các tác giả hoặc thể loại chính
của thời kỳ đó.
A.2. CÁC TRIỀU ĐẠI LỊCH SỬ TRUNG
HOA
Khoảng 50 vạn năm trước, trên lưu
vực sông Hoàng Hà đã có dấu vết của loài
người, tính từ khi có xã hội loài người thì
lịch sử Trung Quốc đã tồn tại khoảng 5000
năm. Người ta chia lịch sử Trung Quốc làm

6 giai đoạn lớn:
- Nguyên thủy: hàng vạn năm về
trước đến đời Hạ (-2200)
- Nô lệ: Hạ đến Tần (-220)
- Phong kiến: Tần đến chiến tranh
thuốc phiện (-220 đến 1840)
- Cận đại: chiến tranh thuốc phiện


đến 1919
- Hiện đại: từ 1919-1949.
- Đương đại: từ 1949 đến nay.
Đó là cách phân chia lịch sử của
các nhà nghiên cứu Trung Quốc, còn đối
với các học giả phương Tây thì lịch sử
Trung Quốc chỉ được xác định rõ ràng từ
năm 1000 trước Công nguyên mà thôi.
Theo họ, cuốn sách lịch sử cổ nhất là Kinh
Thư của Khổng Tử (cuốn sách này cho
rằng lịch sử Trung Quốc được bắt đầu từ
năm 2205 trước Công nguyên) là cuốn
sách không đáng tin cậy vì không thể kiểm
chứng được mức độ chân thực lịch sử từ
nó vì đây là một tác phẩm văn chương. Họ
chỉ công nhận lịch sử Trung Hoa từ đời
Chu trở đi (-1150)


Tương truyền rằng ông tổ của dân
tộc Trung Hoa là Bàn Cổ. Rồi tới các đời

Tam Hoàng (Thiên hoàng, Địa hoàng,
Nhân hoàng), Hữu Sào, Toại Nhân, Phục
Hy, Thần Nông. Lúc bấy giờ Trung Quốc
gồm nhiều bộ lạc.
Hoàng Đế (-2700 đến -2600) dẹp
các chư hầu và được tôn làm thiên tử,
truyền ngôi được 5 đời.
Sau đó đến Đường Nghiêu (-2359
đến -2259) và Ngu Thuấn (-2256 đến
-2208). Hai vua Nghiêu Thuấn đều
nhường ngôi cho những người tài đức
trong thiên hạ. Trung Quốc thời nay rất
thịnh trị và văn ninh đây là những triều đại
được đời sau nhắc đến như một mẫu mực
của sự thái bình, an lạc. Vua Nghiêu,
Thuấn được xem như những ông vua hiền,


tài giỏi.
Đến vua Võ (nhà Hạ) (-2205 đến
-1784) Trung Quốc bắt đầu là một nước có
tổ chức, ngôi báu lại là cha truyền con nối
đến vua Kiệt.
Vua Thành Thang diệt vua Kiệt lập
ra nhà Thương (-1783 đến -1135), Ân là
cuối Thương (thời Thánh Gióng ở ta), đến
đời vua Trụ lại bị nhà Chu diệt.
Nhà Chu chia làm hai thời kỳ: thời
kỳ thứ nhất đóng đô ở đất Phong nên gọi
là Tây Chu (-1134 đến -770), đến đời U

Vương sợ rợ Tây Nhung nên dời đô đến
Lạc Dương, gọi là Đông Chu (-770 đến 247). Từ khi nhà Chu dời sang Đông, vua
suy nhược, chư hầu lộng quyền, đánh
nhau không ngớt, dân tình vô cùng khốn
khổ. Đầu nhà Chu, chư hầu có đến trên


1000 thôn tính lẫn nhau sau còn độ 100.
Những nước mạnh là: Tề, Sở, Tấn, Tần,
Lỗ, Tống. Những nước này thay nhau làm
Bá là Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Tống
Tương Công, Sở Trang Công, Tần Mục
Công. Khổng Tử chép thời loạn lạc ấy
trong cuốn kinh Xuân Thu, vì thế người đời
sau gọi thời này là thời Xuân Thu.
Từ năm -403 đến -221, các chư
hầu đánh nhau liên miên, đó là thời Chiến
Quốc, có 7 nước mạnh nhất là Tần, Sở,
Yên, Tề, Triệu, Ngụy, Hàn. Sau Tần diệt
nhà Chu và 6 nước chư hầu kia, thống
nhất Trung guốc.
Nhà Tần chỉ tồn tại được 15 năm.
Lưu Bang và Hạng Võ lật đổ nhà Tần, rồi
đánh nhau 10 năm (Hán Sở tranh hùng),
cuối cùng Lưu Bang thắng lập nên nhà


Hán.
Nhà Hán (-206-211) chia ra hai
thời: Tây Hán và Đông Hán. Thời Đông

Hán, Trung Quốc là một đế quốc rộng lớn,
hùng mạnh, chuyên đi thôn tính các nước
khác (Việt Nam thời Hai Bà Trưng). Cuối
đời Hán là loạn Tam quốc (Thục, Ngụy,
Ngô) từ năm 211 đến 264.
Ngụy thắng, lập nhà Ngụy được
hơn 40 năm, lại bị họ Tư Mã lật đổ lập nên
nhà Tấn. Nhà Tấn tồn tại 125 năm. Cuối
đời Tấn, 5 tộc hồ ở phương Bắc vào uy
hiếp nên dời đô về phương Nam (Đông
Tấn), tôi bị Tống cướp ngôi. Từ đó Trung
Quốc chia làm hai khu vực: Bắc và Nam.
Lục triều thay nhau cai quản... hơn 300
năm loạn lạc. Thời nay gọi là Ngụy - Tấn Nam Bắc triều là vì vậy.


Cuối thế kỷ 6, Tùy (họ Dương)
thống nhất Trung Quốc về một mối nhưng
chỉ tồn tại 37 năm, nhà Đường (họ Lý) lật
đổ và thay thế (618-905), đây là thời đại
hoàng kim của chế độ phong kiến Trung
Quốc.
907- 960 là thời Ngũ Đại - Thập
Quốc: Ngũ đại là Hậu Lương. Hậu Đường,
Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu ở phía Bắc.
Ở phía Nam là 9 nước Ngô, Nam Đường,
Ngô Việt, Tiền Thục, Hậu Thục, Nam Hán,
Sỡ Mân, Nam Bình, cùng với Bắc Hán là
10 nước, sử gọi là Thập quốc.
Triệu Khuông Dẫn thống nhất

Trung Quốc, lập ra nhà Tống (960-1212),
đầu tiên gọi la Bắc Tống (960-1127), sau
rợ Kim tàn phá nên dời đô xuống phía Nam
gọi là Nam Tống.


Thành Cát Tư Hãn (1162- 1227)
xâm lược Trung Quốc, lập ra nhà Nguyên
(1260-1368), chính quyền ngoại bang đầu
tiên.
Chu Nguyên Chương lãnh đạo
nông dân khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyên,
lập ra nhà Minh (1368-1644). Cuối đời
Minh triều đình suy yếu khởi nghĩa nông
dân nổ ra liên tục. Lý Tự Thành lãnh đạo
khởi nghĩa thành công nhưng Ngô Tam
Quế phản, mở cửa cho người Mãn Châu
vào cướp đoạt thành quả khởi nghĩa, lập
ra nhà Thanh (1644- 1912). Chính quyền
ngoại bang thứ hai.. Đây là triều đại phong
kiến cuối cùng của Trung Hoa.
Nhìn chung, lịch sử Trung Hoa có
những đặc điểm sau:
- Trung Quốc là một trong những


cái nôi văn minh sớm nhất của nhân loại,
nhiều phát minh thời cổ đại của nhân loại
phải ghi công người Trung Quốc. Theo
nhận xét của một nhà khoa học người Mỹ

trong cuốn China, Land of Discovery and
Invention (Trung Quốc, xứ sở của phát
kiến và phát minh) thì "Có lẽ tới hơn một
nửa số phát ninh và phát kiến quan trọng
được lấy làm nền tảng cho sự phát triển
của thế giới ngày nay đều xuất xứ từ Trung
Quốc" đặc biệt là những phát kiến trong
nông nghiệp như kỹ thuật trồng cây thành
luống, làm cỏ nhiều lượt, gieo hạt thẳng
hàng, lưỡi cày sắt... Ngoài ra người Trung
Quốc còn có 3 phát minh lớn: giấy viết,
nghề in, thuốc súng và la bàn nam châm.
Thời Tấn đã xuất hiện hệ thống cân đo,
thời Hán số pi đã được phát hiện...


- Người Trung Quốc đi trước về
sau: đời Đường văn hóa Trung Quốc cao
nhất thế giới, nhưng sau đó thì phát triển
chậm chạp, đến thời cận đại thì trở nên lạc
hậu.
- Chế độ phong kiến kéo dài (21
thế kỷ) đã kìm hãm sự phát triển của xã
hội. Đó là chế độ phong kiến kiểu tông
pháp thị tộc (theo chiều dọc của dòng họ
chứ không phải thành bang dân chủ như
phương Tây) lại do Nho giáo thống trị (lấy
đức làm đầu, đào tạo nền giả chứ không
phải tự giả, chủ trương sĩ, nông, công,
thương, trọng nông ức thương), tư tưởng

kém giải phóng, khoa học thực nghiệm
kém phát triển, vì thế sự lạc hậu, trì trệ
kéo dài.
- Cách mạng tư sản nổ ra quá


muộn, lại non yếu, què quặt.
A.3. CÁC THỜI KỲ VĂN HỌC
Khó có thể tìm thấy nền văn học
nào có quá trình phát triển lâu dài mà liên
tục như Trung Quốc.
Lịch sử nền văn học ấy qua 25 thế
kỷ là một đại dương của vô số tác phẩm
mà nhiều nền văn học khác hợp lại cũng
chưa thể sánh nổi.
- Văn học tiên Tần:
+ Thơ: Kinh Thi, Sở Từ.
+ Văn: Văn nghị luận của các triết
gia (tản văn chư tử)
+ Văn ký sự thời Xuân Thu. (tản
văn lịch sử)
- Văn học từ đời Tần- Tuỳ:


+ Thời Tần-Hán (chủ yếu là đời
Hán vì Tần chỉ tồn tại 15 năm): Thơ ca
Nhạc phủ: được xem là Kinh thi của đời
Hán, là tập hợp thơ ca dân gian.
Sử ký Tư Mã Thiên, Phú Tư Mã
Tương Như (đời Hán)

+Thời Ngụy:Thơ Kiến An thất tử và
ba cha con họ Tào.
+ Thời Tấn: Văn chương hình thức
chủ nghĩa nhưng có một nhà thơ khác lạ:
Đào Tiềm.
+ Nam Bắc triều: Chiến tranh liên
miền nên văn học không phát triển, nhưng
lý luận phát triển: Lưu Hiệp, Chung Vinh.
- Văn học đời Đường: tất cả các
thể loại đều phát triển, nổi bật nhất là thơ
Đường và tiểu thuyết truyền ký đời Đường.


- Văn học đời Tống: Thơ Tô Đông
Pha, Lục Du. Học “Đường(2)- Tống(6) bát
đại gia", Từ.
- Văn học đời Nguyên: văn xuôi
không phát triển nhiều duy chỉ có một loại:
ca kịch. Học tập kịch Quan Hán Khanh,
Vương Thực Phủ.
- Văn học đời Minh- Thanh: tiểu
thuyết cổ điển, Tuồng Thang Hiển Tổ.
- Văn học cận đai: Lương Khải
Siêu.
- Văn học hiện đại: Lỗ Tấn, Quách
Mạt Nhược, Tào Ngu, Mao Thuẫn.
- Văn học đương đại: Trương Hiền
Lượng, Giả Bình Ao (Đại lục), Kim Dung
(Hồng Kông), Quỳnh Dao (Đài Loan).



A.4. VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC NGUYÊN
THỦY CỦA TRUNG QUỐC.
Văn học Trung guốc là một trong
những nền văn học cổ nhất trên thế giới.
Từ hơn 3000 năm trước đã xuất hiện
nhiều bài thơ ca ngắn, thần thoại và
truyền thuyết. Tuy vậy, cho đến nay chưa
có một công trình nào sưa tập đầy đủ và
có hệ thống mảng văn học dân gian của
Trung Quốc (giải thích: có nhiều lý do, có
lẽ là do ngày xưa xã hội Trung Quốc không
coi trọng mảng văn học truyền miệng, cho
là không có giá trị. Hoặc là tầng lớp nho
gia rất thực tế, cho thần thoại truyền
thuyết là tưởng tượng, không thực tế nên
không sưu tầm, hay văn học Trung Quốc
bắt nguồn từ phương Bắc, người phương
Bắc thực tế, không thích lãng mạn, bay


bổng nên không đánh giá cao thần thoại)
1. Thơ ca: một số bài trong các
sách thời Chiến Quốc (-480 đến -221) như
Thượng Thư, Lã Thị Xuân Thu, Sử ký Tư
Mã Thiên... Ba bài được xem là cổ nhất là
Kích nhưỡng ca, Khanh Vân ca và Nam
Phong ca, tuy vậy những bài thơ này do
truyền miệng nên có lẽ đã được người đời
sau trau chuốt lại nên tình điệu rất giống

thơ Sở Từ.
2.Thần thoai: một số truyện trong
bộ Sơn hải kinh, Trang tử, Liệt tử (Chiến
quốc), Hoài nam tử (Hán). Qua một số
truyện như Tinh Vệ lấp biển, Khoa Phụ
đuổi theo mặt trời, Nữ Oa luyện đá vá
trời... Tuy ít nhưng thần thoại Trung quốc
cũng mang đầy đủ những đặc điểm của
thần thoại: vừa thực tế (xuất phát từ hiện


thực, xã hội), vừa lãng mạn, bay bổng. Nó
mang cái đẹp hồn nhiên, chất phác, mộc
mạc của con người nguyên thủy, nói lên
những nhận thức ấu trĩ của con người về
vũ trụ, tự nhiên, phản ánh ước mơ chinh
phục và gần gũi với thiên nhiên. Thần
thoại Trung Quốc thường ngắn, gọn, rõ
ràng, ít hình ảnh, ít chi tiết, sức tưởng
tượng như thần thoại phương Tây. Nhân
vật cũng không có nguồn gốc, phả hệ như
thần thoại Hy Lạp. Nói chung là chưa có
sức hấp dẫn nghệ thuật cao, tuy vậy vẫn
là nguồn vốn quý giá cho các nhà sáng tác
sau này (ví dụ: truyện Nữ Oa luyện đá vá
trời: những viên đá của bà trải qua mấy
ngàn năm trở thành hòn đá sau là Giả Bảo
Ngọc trong Hồng Lâu Mộng...)
- Truyện Tinh Vệ lấp biển: Trên



ngọn núi Phát Cưu, cây cối mọc um tùm
xanh tốt. Có một con chim anh dạng tựa
giống con quạ nhưng đâu có vằn, mỏ
trắng, chân đỏ, gọi là chim Tinh Vệ vì nó
thường kêu “tinh vệ!", “tinh vệ!". Chim này
vốn là con gái nhỏ của Viêm đế tên Nữ Oa.
Nữ Oa đi chơi ở biển Đông gặp nước dâng
to, bị chết đuối không về được mới hóa
thành chim Tinh Vệ. Ngày ngày, Tinh Vệ
bay lên ngọn núi phía Tây, nhặt từng viên
đá ngậm vào mỏ đem thả xuống như để
lấp kín biển Đông" -> niềm khát khao của
con người muốn chiến thắng nạn lũ lụt,
chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh con chim
miệt mài lấp biển có lẽ muốn nói đến tinh
thân kiên trì nhẫn nại của con người.
- Truyện Khoa Phụ đuổi theo mặt
trời. Người nguyên thủy ở hang rất sợ


bóng tối, sợ lạnh giá, rắn rết. Họ muốn níu
kéo mặt trời lại chiếu sáng và sưởi ấm họ
mãi mãi: “Trên ngọn núi Thành Đô có một
vị thần tên là Khoa Phụ, hình dáng kỳ lạ,
hai tai đeo hai con rắn vàng, hai tay quấn
hai con rắn vàng. Khoa Phụ đuổi theo mặt
trời đuổi mãi mà chẳng kịp. Khát nước,
uống một hơi cạn cả sông Hà sông Vị, vẫn
chưa hết khát, lại uống khô cả đầm Đại

Trạch. Thế mà vẫn không kịp mặt trời.
Cuối cùng Khoa Phụ khát quá ngã xuống
chết, cây gậy cầm tay quăng ra bỗng hóa
thành một vườn cây xanh tươi”. Chi tiết
cuối cùng thật lãng mạn.
3. Truyền thuyết: Thần thoại là
truyện hoàn toàn hư cấu và thiên về hiện
tượng tự nhiên còn truyền thuyết là truyện
có một chút dấu vết lịch sử rồi gia cố thêm,


chủ yếu nói về hiện tượng xã hội. Ví dụ
như truyện về Tam Hoàng, Ngũ Đế, về
Phục Hy, Thần Nông, về Đế Cốc, Đế
Nghiêu, Thuấn, truyện nhường ngôi của
Nghiên Thuần, truyện Nghiêu gả Nga
Hoàng và Nữ Anh cho Thuấn những
truyền thuyết này phần nào mang ý nghĩa
dã sử.
Created by AM Word2CHM


Phần B. CÁC THỜI KỲ VĂN
HỌC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC

Chương 1. VĂN HỌC TIÊN TẦN-KHỞI NGUYÊN
CỦA VĂN HỌC VIẾT TRUNG HOA
Chương 2. VĂN HỌC ĐỜI TẦN-HÁN
Chương 3. VĂN HỌC THỜI NGỤY TẤN VÀ NAM

BắC TRIềU.
Chương 4. VĂN HỌC ĐỜI ĐƯỜNG
Chương 5. VĂN HỌC ĐỜI TỐNG
Chương 6. VĂN HỌC ĐỜI NGUYÊN.
Chương 7. VĂN HỌC THỜI MINH THANH.
Created by AM Word2CHM


Chương 1. VĂN HỌC TIÊN
TẦN-KHỞI NGUYÊN CỦA VĂN
HỌC VIẾT TRUNG HOA
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC à Phần B. CÁC THỜI KỲ VĂN
HỌC

Văn học tiên Tần là khởi nguồn
của dòng sông văn học Trung Hoa, là
móng nền vững chắc cho tòa nhà văn học
Trung Quốc. Giai đoạn này rất quan trọng.
Không phải sự mở đầu nào cũng non nớt,
ấu trĩ mà rất tiêu biểu, có ảnh hưởng đến
các giai đoạn sau và các nước trong khu
vực.
Ba thành tựu nổi bật:
1. Kinh thi. (3 tiết)
2. Sở từ.
3. Tản văn thời Chiến quốc.


×