Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tìm hiểu SC FDE và SC FDMA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 31 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


TIỂU LUẬN MẠNG KHÔNG DÂY

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thanh Bình
Sinh viên thực hiện : 12018285 Huỳnh Ngọc Hảo
12164101 Vũ Kim Hiếu
12155411 Cao Vạn Đại
12156671 Nguyễn Thành Đạt
Lớp

: ĐHTH8CLT

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 2014


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................


....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Phần đánh giá:
 Ý thức thực hiện: ................................................................................................
 Nội dung thực hiện: ............................................................................................
 Hình thức trình bày: ...........................................................................................
 Tổng hợp kết quả:...............................................................................................
Điểm bằng số: .......................................... Điểm

bằng

chữ: ...................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày… tháng … năm ……
Giáo viên hướng dẫn

2


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM, nhóm
em được những thầy cô giáo trong khoa Công Nghệ Thông Tin đã truyền đạt, chỉ bảo
nhiệt tình những kiến thức nền tảng và chuyên môn trong chuyên ngành và giúp cho
chúng em rèn luyện tinh thần, nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc sau khi
ra trường, là nền tảng vững chắc giúp chúng em thành công trong sự nghiệp sau này.
Do thời gian làm Tiểu luận có hạn và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh
khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của quí thầy cô để bài báo
Tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành các Thầy Đặng Thanh Bình đã
giúp chúng em hoàn thành tiểu luận này. Kính chúc các thầy sức khỏe, hạnh phúc và
vững bước trên con đường sự nghiệp trồng người vinh quang.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2014
Nhóm sinh viên thực hiện

3


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

MỤC LỤC
1. Tổng quan kỹ thuật điều chế OFDM .................................................................. 6
1.1 Các ưu điểm của OFDM ................................................................................. 7
1.2 Các nhược điểm của OFDM ........................................................................... 7
2. Điều chế đơn sóng mang với cân bằng miền tần số SC-FDE ............................. 8
2.1 Cân bằng miền tần số ...................................................................................... 8
2.2 So sánh với OFDM ....................................................................................... 10
3. FDMA đơn sóng mang ...................................................................................... 11
3.1 Xử lí tín hiệu SC-FDMA............................................................................... 11

3.1.1 Xử lí bên gửi ............................................................................................. 11
3.1.2 Xử lý phía bên nhận .................................................................................. 15
3.2 Đa truy cập phân chia theo tần số đơn sóng mang ........................................ 23
3.2.1 SC-FDMA khoanh vùng (LFDMA) ......................................................... 25
3.2.2 SC-FDMA phân bố (DFDMA) ................................................................. 26
4. Lập lịch phụ thuộc kênh truyền (Channel-Dependent Scheduling – CDS) ...... 27
4.1 Hiệu suất SC-FDMA ..................................................................................... 28
4.2 Lập lịch cấp phát sóng mang con .................................................................. 28
4.3 Kết quả lịch biểu ........................................................................................... 29
5. Hệ thống MIMO SC-FDMA ............................................................................. 29
6. Đặc tính công suất đỉnh của một tín hiệu SC-FDMA ....................................... 29
7. Kết luận và hướng phát triển ............................................................................. 29
7.1 Kết luận ......................................................................................................... 29
7.2 Hướng phát triển ........................................................................................... 30
Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 31

4


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

DANH SÁCH NHÓM 06:
STT

HỌ & TÊN

MSSV


1

HUỲNH NGỌC HẢO

12018285

2

VŨ KIM HIẾU

12164101

3

CAO VẠN ĐẠI

12155411

4

NGUYỄN THÀNH ĐẠT

12156671

5

GHI CHÚ


Tiểu luận Mạng Không Dây


TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

1. Tổng quan kỹ thuật điều chế OFDM
Kỹ thuật OFDM (Orthogonal frequency-division multiplexing) là một trường
hợp đặc biệt của phương pháp điều chế đa sóng mang, trong đó các sóng mang phụ
trực giao với nhau, nhờ vậy phổ tính hiệu ở các sóng mang phụ cho phép chồng lấn
lên nhau mà phía thu vẫn có thể khôi phục lại tín hiệu ban đầu. Sự chồng lấn phổ tín
hiệu làm cho hệ thống OFDM có hiệu suất sử dụng phổ lớn hơn nhiều so với kỹ thuật
điều chế thông thường.
Kỹ thuật điều chế OFDM do R.W Chang phát minh năm 1966 ở Mỹ [1]. Trong
những thập kỷ vừa qua, nhiều công trình khoa học về kỹ thuật này đã được thực hiện
ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt là công trình khoa học của Weistein và Ebert đã
chứng minh rằng phép điều chế OFDM có thể thực hiện được thông qua phép biến
đổi IDFT và phép giải điều chế OFDM có thể thực hiện được bằng phép biến đổi
DFT[2]. Phát minh này cùng với sự phát triển của kỹ thuật số làm cho kỹ thuật điều
chế OFDM được ứng dụng trở nên rộng rãi. Thay vì sử dụng IDFT người ta có thể sử
dụng phép biến đổi nhan IFFT cho bộ điều chế OFDM, sử dụng FFT cho bộ giải điều
chế OFDM.
Ngày nay kỹ thuật OFDM còn kết hợp với phương pháp mã kênh sử dụng
trong thông tin vô tuyến. Các hệ thống này còn được gọi COFDM (code OFDM).
Trong hệ thống này tín hiệu trước khi được điều chế OFDM sẽ được mã kênh với các
loại mã khác nhau nhằm mục đích chống lại các lỗi đường truyền. Do chất lượng
kênh (fading và SNR) của mỗi sóng mang phụ là khác nhau, người ta điều chế tín
hiệu trên mỗi sóng mang với các mức điều chế khác nhau. Hệ thống này mở ra khái
niệm về hệ thống truyền dẫn sử dụng kỹ thuật OFDM với bộ điều chế tín hiệu thích
ứng. Kỹ thuật này đã được sử dụng trong hệ thống thông tin máy tính băng rộng
HiperLAN/2 ở Châu Âu. Trên thế giới hệ thống này được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn
IEEE.802.11a.


6


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Hình 1: So sánh giữa FDMA và OFDM
a) Phổ FDMA và b) Phổ OFDM
1.1 Các ưu điểm của OFDM
Hệ thống OFDM có thể loại bỏ hoàn toàn hiện tượng giao thoa giữa các kí
hiệu(ISI) nếu độ dài chuỗi bảo vệ (guard interval leght) lớn hơn trễ truyền dẫn lớn
nhất của kênh.
Phù hợp cho việc thiết kế hệ thống truyền dẫn băng rộng, do ảnh hưởng của
sự phân tập về tần số đối với chất lượng của hệ thống được giảm nhiều so với hệ
thống truyền dẫn đơn sóng mang.
OFDM phù hợp cho việc thiết kế hệ thống truyền dẫn băng rộng.
Hệ thống có cấu trúc bộ thu đơn giản
1.2 Các nhược điểm của OFDM
Đường bao biên độ của tín hiệu phát không bằng phẳng. Điều này gây ra méo
phi tuyến ở các bộ khuyếch đại công suất ở máy phát và máy thu.
Sử dụng chuỗi bảo vệ tránh được nhiễu phân tập đa đường nhưng làm giảm đi
một phần hiệu suất sử dụng đường truyền, do bản thân chuỗi bảo vệ không mang
thông tin có ích.

7


Tiểu luận Mạng Không Dây


TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Do yêu cầu về điều kiện trực giao giữa các sóng mang phụ, hệ thống OFDM
rất nhạy cảm với hiệu ứng Doopler cũng như sự dịch tần (frequency offset) và dịch
thời gian (time offset) do sai số đồng bộ.
2. Điều chế đơn sóng mang với cân bằng miền tần số SC-FDE (Single
Carrier modulation with Frequency Domain Equalization)
2.1 Cân bằng miền tần số

Hình 1
Một bộ cân bằng sẽ bù lại phần méo tuyến tính gây ra do truyền sóng đa đường.
Với các kênh băng rộng, các bộ cân bằng trong miền thời gian thông thường là không
thể thực hiện do đáp ứng xung kim của kênh rất dài trong miền thời gian. Cân bằng
trong miền tần số (Frequency Domain Equalization: FDE) là khả thi hơn trong trường
hợp này. Cân bằng kênh thông thường là việc lọc nghịch đảo méo tuyến tính gây ra
do truyền sóng đa đường. Với một hệ thống tuyến tính bất biến theo thời gian, việc
lọc tuyến tính là một phép tích chập trong miền thời gian và là phép nhân trong miền
tần số. Biến đổi Fourier biến đổi các tín hiệu trong miền thời gian sang miền tần số
mà có thể thực hiện cân bằng bằng cách chia cho một ước tính đáp ứng tần số của
kênh. Hình 1 chỉ ra phép toán cơ bản của việc cân bằng trong miền thời gian (tích
chập) và cân bằng trong miền tần số (phép nhân).
Sử dụng Discrete Fourier Transform (DFT), việc cân bằng trong miền tần số
có thể dễ dàng được thực hiện bằng cách sử dụng một bộ xử lý tín hiệu số hiện đại.

8


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA


Do kích thước DFT không tăng tuyến tính theo độ dài của đáp ứng kênh nên độ phức
tạp của FDE thấp hơn so với bộ cân bằng trong miền tần số cho các kênh băng rộng.
Điều chế đơn sóng mang với cân bằng trong miền tần số (SC/FDE) là một kỹ
thuật khả thi để giảm nhẹ hiệu ứng fading chọn lọc tần số. Nó tạo ra hiệu năng giống
như OFDM với cùng một độ phức tạp, kể cả với các đáp ứng xung kim của kênh dài.
Một bộ điều chế SC/FDE phát các ký hiệu điều chế liên tiếp nhau. Nó chia chuỗi các
ký hiệu điều chế thành các khối và thêm vào tiền tố tuần hoàn (Cyclic Prefix: CP)
vào đầu mỗi khối. CP là bản sao của phần cuối cùng của các khối. Như trong OFDM,
CP giúp tránh nhiễu xuyên khối. Nó cũng đảm bảo rằng tích chập của đáp ứng xung
kim của kênh với các ký hiệu điều chế có dạng tích chập vòng. Điều này thích hợp
với việc xử lý tín hiệu được thực hiện bởi kênh với việc xử lý tín hiệu được thực hiện
bởi FDE do phép nhân trong miền DFT tương đương với tích chập vòng trong miền
thời gian. Bài toán dung hòa việc xử lý tín hiệu tại máy thu với việc chuyển đổi tín
hiệu gây ra bởi kênh là một bài toán tổng quát cho việc cân bằng trong miền tần số
sử dụng các phép biến đổi rời rạc. Khi tín hiệu được truyền qua kênh, nó được nhân
tích chập tuyến tính với đáp ứng xung kim của kênh. Do một bộ cân bằng kênh luôn
cố gắng thực hiện nghịch đảo lại đáp ứng xung kim của kênh, nó nên thực hiện cùng
một kiểu tích chập giống như kênh, hoặc tích chập tuyến tính, hoặc tích chập vòng.
Cách để giải quyết bài toán này là thêm một CP ở máy phát để làm cho việc lọc kênh
giống như một phép tích chập vòng và thích hợp nó với FDE dựa trên DFT.
Một máy thu SC/FDE chuyển đổi tín hiệu thu được sang miền tần số bằng
cách sử dụng thuật toán DFT. Sau khi thực hiện cân bằng trong miền tần số, thuật
toán IDFT chuyển đổi tín hiệu đơn sóng mang sang miền thời gian và bộ tách sóng
thực hiện khôi phục các ký hiệu điều chế ban đầu. Ngược lại, OFDM sử dung một bộ
tách sóng riêng biệt cho từng sóng mang con.

9



Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Hình 2 Bộ thu OFDM và SC/FDE
2.2 So sánh với OFDM
OFDM và SC/FDE khá giống nhau về các phần tử trong hệ thống. Tuy nhiên,
các điểm khác biệt cơ bản giữa chúng là ở các bộ cân bằng. SC/FDE thực hiện cả 2
thuật toán DFT và IDFT ở máy thu, trong khi OFDM thực hiện IDFT ở máy phát và
DFT ở máy thu.
Tại máy thu, OFDM thực hiện tách dữ liệu trên từng sóng mang con trong
miền tấn số trong khi SC/FDE thực hiện tách dữ liệu trong miền thời gian sau khi
thêm thuật toán IDFT. Chu kỳ của các ký hiệu điều chế trong miền thời gian được
mở rộng trong trường hợp của OFDM khi truyền dẫn đồng thời các khối dữ liệu trong
suốt chu kỳ thời gian được giãn ra. Hệ thống có độ rộng băng tần BsHz được chia
thành nhiều sóng mang có độ rộng băng tần nhỏ hơn và dữ liệu độc lập được truyền
tải trên mỗi sóng mang con SC/FDE có những ưu điểm vượt trội hơn so với OFDM
như sau:
PAPR thấp hơn do điều chế đơn sóng mang tại máy phát.
Ít nhạy cảm với dịch tấn số sóng mang.
Độ phức tạp thấp tại máy phát, tạo nhiều thuận lợi cho các thiết bị đầu cuối di
động trong truyền thông đường lên.

10


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA


3. FDMA đơn sóng mang
Đa truy cập phân chia theo tần số trực giao (OFDMA) và Đa truy cập phân
chia theo tần số đơn sóng mang (SC-FDMA) là các bản chỉnh sửa của các kỹ thuật
OFDM và SC/FDE đã được giới thiệu ở trên. Khác với kĩ thuật ở trên, kỹ thuật đa
truy cập được giới thiệu trong phần này truyền các tín hiệu khác nhau một cách đồng
thời. Tất cả các kỹ thuật phân chia theo tần số trực giao sử dụng một bộ rời rạc các
sóng mang con trực giao được cấp phát trên một băng thông hệ thống. Chúng bao
gồm các biến đổi rời rạc để chuyển các tín hiệu giữa miền thời gian và tần số.

Để truyền các tín hiệu khác nhau một cách đồng thời, các kỹ thuật đa truy cập
sẽ gắn các tín hiệu vào các bộ sóng mang con tách biệt nhau. Vì các kênh băng rộng
phải chịu Fading chọn lọc tần số, các kỹ thuật FDMA có thể sử dụng lập lịch phụ
thuộc kênh (Channel-dependent scheduling) để có thể phân tập người dùng, và bởi vì
đặc tính Fading của các thiết bị đầu cuối ở những vị trí khác nhau độc lập thống kê
với nhau, các kỹ thuật lập lịch có thể gắn mỗi đầu cuối với những sóng mang con có
đặc tính truyền phù hợp tại vị trí của thiết bị.
3.1 Xử lí tín hiệu SC-FDMA
3.1.1 Xử lí bên gửi
Time-Variant Multipath Propagation

11


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Hình 3 Thời gian biến thể lan truyền đa tuyến
Thời gian biến thể đáp ứng xung kênh


3.1.1.1OFDM cơ bản (I)

Hình 4 Đơn sóng mang so với đa sóng mang
3.1.1.2 OFDM cơ bản (II)

12


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Hình 5 Sóng mang con trực giao
3.1.1.1OFDM cơ bản (III)
Các bước xử lý

13


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Hình 6 Hiệu quả thực hiện được bằng cách của một biến đổi Fourier rời
rạc nghịch đảo
3.1.1.4 OFDM cơ bản (IV)
Chèn tiền tố tuần hoàn

Hình 7 Chèn tiền tố tuần hoàn
Một bản sao của đuôi tín hiệu (chiều dài T) được chèn vào bắt đầu của mỗi

mẫu tín hiệu OFDM.
Hấp thụ các thành phần đa đường.
3.1.1.5 OFDM cơ bản (V)

Hình 8 Đại diện thời gian miền tần số OFDM
Thiết kế hệ thống OFDM
Không xung đột bên trong mã symbol(inter-sumbol)
Bảo vệ khoảng thời gian lớn hơn sự chậm trễ lan truyền Td: GTc = Tg > Td

14


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Hiệu suất băng tần: thời gian Symbol lớn hơn nhiều so với trễ lan truyền:
NTc = Ts >> Td
Can thiệp giữa các sóng mang: Tốc độ Symbol cao hơn nhiều so với hiệu
ứng Doppler fD: 1/Ts>>fD
G chiều dài chu kì trong số các chip
Số lượng N sóng mang con
3.1.2 Xử lý phía bên nhận
Giảm chu kì và tiến hành DFT
Kênh phân vùng trong N tần số song song các kênh ngang
Cân bằng đơn giản – tăng độ phức tạp với N log (N)

Hình 9 Xử lý bên nhận

3.1.2.1 OFDMA (I)


15


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Hình 10 Mạng lưới thời gian-tần số trực giao

3.1.2.2 OFDMA (II)
Time division multiple access (TDMA)

Hình 11 Phân chia thời gian theo đa truy cập
Frequency division multiple access (FDMA)

16


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Hình 12 Phân chia tần số đa truy cập

Hình 13 Các tham số LTE (Downlink)

17



Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Hình 14 Mạng lưới tài nguyên LTE (Downlink)

Hình 15 Tài nguyên khối LTE (Downlink)
3.1.2.3

OFDMA (III)

18


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Hình 16 Kênh tần số có chọn lọc thời gian biến thể

Hình 17 Mô hình thời gian tần số
Tái sử dụng tần số mềm (I)
19


Tiểu luận Mạng Không Dây

-

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA


Tại ranh giới các ô tỷ lệ tín hiệu nhiễu (SIR) là xấp xỉ. 0 dB do tái sử
dụng tần số 1

-

DS-CDMA sử dụng bàn giao mềm tại ranh giới di động

-

Giao diện không khí OFDM dựa cho phép tái sử dụng tần số mềm cho
người sử dụng tại ranh giới di động

Tái sử dụng tần số mềm (II)

Hình 18 Tái sử dụng tần số mềm (II)
LTE Uplink
-

Công suất tiêu thụ trong thiết bị sử dụng (UE) thiết bị đầu cuối được
giới hạn bởi pin

-

OFDM đòi hỏi phạm vi hoạt động lớn do đỉnh cao tỷ lệ công suất trung
bình (PAPR)

-

Bộ khuếch đại điện tuyến tính với phạm vi rộng có hiệu quả xấu


20


Tiểu luận Mạng Không Dây

-

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Đơn sóng mang / frequecy phân chia nhiều truy cập (SC / FDMA) được
sử dụng cho các đường lên trong LTE

So sánh OFDMA so với SC / FDM

Hình 19 So sánh OFDMA so với SC / FDM
SC / FDMA phân tán so với vị trí

Hình 20 SC / FDMA phân tán so với vị trí
SC / FDMA

21


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Hình 21 Cấu trúc bên gửi và bên nhận của hệ thống SC/FDMA và OFDMA
Các bước xử lý


Hình 22 Quá trình xử lý

22


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

1.1.
Hình 23 So sánh PAPR(Peak To Average Power Ratio)

3.2 Đa truy cập phân chia theo tần số đơn sóng mang

Trong các ứng dụng thông tin di động, OFDMA có ưu điểm quan trọng là
không ảnh hưởng bởi truyền dẫn đa đường. Khả năng này đạt được là nhờ sử dụng
OFDM phát thông tin trên N sóng mang con hoạt động tại tốc độ bit chỉ bằng 1/N tốc
độ bit của thông tin cần truyền, tuy nhiên có nhược điểm là Peak-to-Average Power
Ratio (PAPR) cao. Một nhược điểm nữa của OFDM trong hệ thống thông tin di động
là cần dịch các tần số hoa tiêu đối với các đầu cuối phát đồng thời. Dịch tần phá hoại
tính trực giao của các cuộc truyền dẫn OFDMA, nghĩa là xảy ra nhiễu đa truy nhập.
Để khắc phục nhược điểm này, 3GPP đã đề xuất sử dụng phương pháp đa truy
nhập đường lên trong truyền dẫn DFTS-OFDM và được gọi là đa truy nhập phân chia
theo tần số đơn sóng mang Single Carrier Frequency Division Multiple

23


Tiểu luận Mạng Không Dây


TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

Access (SC-FDMA) và được áp dụng cho LTE. Để khắc phục nhược điểm
này, 3GPP đã đề xuất sử dụng phương pháp đa truy nhập đường lên trong truyền dẫn
DFTS-OFDM và được gọi là đa truy nhập phân chia theo tần số đơn sóng mang Single
Carrier Frequency Division Multiple Access (SC-FDMA) và được áp dụng cho LTE
thích ứng miền tần số phức tại tại BTS.
a) ấn định băng thông bằng nhau; b) ấn định băng thông khác nhau

Hình 24 Mô tả nguyên lý hoạt động của SC-FDMA
Hình 24 Mô tả trường hợp đa truy nhập của 2 đầu cuối được ấn định băng
thông bằng nhau (P1=P2), còn hình 2b mô tả trường hợp đa truy nhập của 2 đầu cuối
được ấn định băng thông khác nhau (P1#P2). Bằng các dịch các đầu ra của DFT đến
các đầu vào thích hợp của IFFT, hệ thống có thể phát tín hiệu vào đúng vị trí miền
tấn số được quy định theo lập biểu.

24


Tiểu luận Mạng Không Dây

TÌM HIỂU SC-FDE & SC-FDMA

OFDMA truyền song song, SC-FDMA truyền nối tiếp

Hình 25 Thí dụ minh họa sự khác nhau trong việc truyền các ký hiệu số
liệu theo thời gian đối với OFDMA và SC-FDMA
Hình 25 cho thấy sự khác nhau trong quá trình truyền các ký hiệu số liệu theo
thời gian.Trên hình này ta giả thiết rằng, mỗi người sử dụng được 4 sóng mang con

(P=4) với băng thông bằng 15KHz, trong đó mỗi ký hiệu OFDMA hoặc SCFDMA
truyền 4 ký hiệu số liệu được điều biến QPSK cho mỗi người sử dụng. Hình 3 cho
thấy với OFDMA, 4 ký hiệu số liệu này được truyền đồng thời với băng con cho mỗi
ký hiệu bằng 15KHz trong khoảng thời gian hiệu dụng TFFT của 1 ký hiệu OFDMA,
còn đối với SC-FDMA 4 ký hiệu số liệu này được truyền lần lượt trong khoảng thời
gian bằng 1/P (1/4) thời gian hiệu dụng ký hiệu SC-FDMA với băng thông bằng P x
15KHz = 4 x 15KHz cho mỗi ký hiệu.
Giống như OFDMA, thông lượng SC-FDMA phụ thuộc vào cách sắp xếp các ký hiệu
thông tin lên các sóng mang con. Có 2 cách phân bố sóng mang con giữa các máy
đầu cuối như sau:
3.2.1 SC-FDMA khoanh vùng (LFDMA)
SC-FDMA khoanh vùng (LFDMA: Locallized SC-FDMA) hay còn gọi là
DFTS-OFDMA khoanh vùng (locallized DFTS-OFDMA): mỗi đầu cuối sử dụng 1

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×