Tải bản đầy đủ (.doc) (227 trang)

Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức giao lưu trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.25 KB, 227 trang )

Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức giao
lưu trực tuyến
Ngày 20/3/2009 Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức buổi giao lưu trực tuyến, với chủ đề
“Bộ Nông nghiệp và PTNT sát cánh cùng Doanh nghiệp”. Mục tiêu của cuộc giao lưu là
lắng nghe ý kiến của các Doanh nghiệp, những khó khăn và vướng mắc liên quan đến sản
xuất và kinh doanh, đặc biệt là các vấn đề về thể chế, chính sách. Cùng giao lưu có các
Thứ trưởng, Lãnh đạo các Cục, Vụ và Lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và PTNT của 63
tỉnh, thành phố.

Dưới đây là nội dung của buổi giao lưu :
tên: le van hong
Địa chỉ: So NN va PTNT Kon Tum
Email:
Câu hoi: Trang trại chăn nuôi có quy mô, số lượng đủ theo tiêu chí của 74 và 69 của Bộ
NN và PTNT: Nhưng chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được cấp giấy
chứng nhận trang trại không?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Theo hướng dẫn tại văn bản số 261/HTX ngày 20 tháng 5 năm 2004 của Cục Hợp tác xã
và PTNT về việc Cấp giấy chứng nhận Kinh tế trang trại, trang trại đạt 1 trong 2 tiêu chí
về quy mô và giá trị sản lượng của 74 và 69 và sử dụng đất đai hợp pháp, không có tranh
chấp (có GCNQSDĐ hoặc hợp đồng thuê khoán đất) thì được cấp giấy chứng nhận trang
trại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận
được ý kiến đóng góp của đồng chí.
________________________________________
Họ tên: So Nong nghiep va PTNT


Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, số 2, đường Nguyễn Văn Cừ, thành
phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
Email:


Xin Bộ trưởng cho biết: tại sao đến thời điểm hiện nay chưa có tiêu chuẩn thiết kế đê
sông ở Việt Nam? có cần tiêu chuẩn này không trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Cám ơn sự quan tâm của đại biểu có địa chỉ Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang về việc
ban hành tiêu chuẩn thiết kế đê sông. Sau đây, Bộ Nông nghiệp và PTNT xin trả lời nội
dung hỏi như sau:
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành các quyết định quy định cấp đê và mức nước thiết
kế cho các tuyến đê thuộc các tỉnh, thành phố có đê, trong đó có tỉnh Bắc Giang tại Quyết
định số 1201/QĐ-ĐĐ ngày 17/8/2004 để làm cơ sở cho việc thiết kế, xây dựng, tu bổ,
quản lý và hộ đê phòng lụt.
Thiết kế đê sông phải tuân theo Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén 14TCN 157-2005 đã
được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2005. Đồng thời, ngoài chức năng chống
lũ; hiện nay để kết hợp phát triển kinh tế, xã hội của các vùng có tuyến đê đi qua và phát
huy hiệu quả tổng hợp của nguồn vốn đầu tư, đê còn được kết hợp làm đường giao thông
và các mục tiêu khác. Vì vậy, việc thiết kế còn phải tuân theo các tiêu chuẩn của đường
giao thông và các tiêu chuẩn liên quan khác (nếu có).
Ngoài ra, những nội dung khác liên quan đến lĩnh vực đê điều và phòng chống lụt bão, rất
mong quý vị trao đổi trực tiếp với Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão, Bộ
Nông nghiệp và PTNT:
- Địa chỉ: A4, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội;
- Số điện thoại: 04.37335693.
Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm đến các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn và hỗ
trợ cho Bộ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
________________________________________
Họ tên: Đai Nam
Địa chỉ: Hà Nội
Email:
Tôi thấy đến thời điểm hiện nay đã có 66 trang hỏi đáp nhưng có nhiều trang có lặp lại
nhiều một câu hỏi và trả lời; số câu hoi được trả lời không nhiêu mà lặp lại nhiều; liệu
Bộ NN có thể phânchia ra các lĩnh vực để dẽ tìm kiếm câu trả lời không?

Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Rất cảm ơn ý kiến của Bạn, chúng tôi sẽ nghiên cứu cải tiến hệ thống để giúp người đọc
có thể tìm kiếm thông tin thuận lợi nhất. Hy vọng trong phiên bản tới sẽ bổ sung tính
năng như Bạn đề xuất. Hiện tại bạn có thể vào mục tìm kiếm, sau đó gõ từ khoá hoặc các
thông số khác sẽ tìm được tông tin liên quan.
Xin cảm ơn!
________________________________________
Họ tên: Trần Văn Long
Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội
Email:


Em là Long, cán bộ phụ trách CNTT của Sở Nông nghiệp Hà Nội, được biết Bộ có phiên
giao lưu trực tuyến. Lãnh đạo Sở phân công em trực câu hỏi. Nhưng đến nay vẫn chưa
có, các Sếp hơi lo, không biết hệ thống đã hoạt động chưa, liệu có trường hợp, Sở có câu
hỏi mà không nhận được hay không? Xin trân trọng cảm ơn
Sở NN & PTNT Hà Nội Hà Nội trả lời như sau:
Hệ thống hiện tại đã hoạt động, đã có hơn 600 câu hỏi được gửi đến và có 330 câu hỏi
được trả lời. Tuy nhiên không cvó câu hỏi nào liên quan đến Sở NN & PTNT Hà Nội do
vậy không có câu hỏi được chuyển cho Sở. Hy vọng trong các phiên sau sẽ có nhiều câu
hỏi dành cho Sở NN&PTNT Hà Nội.
Xin cảm ơn!
________________________________________
Họ tên: Tran Hoang Yen
Địa chỉ: 25 Ly Thai To, Hoan Kiem
Email:
Kính thưa Bộ trưởng, chúng ta đều biết thiên tai hàng năm ở nước ta gây ra ảnh hưởng rất
lớn đến đời sống nhân dân nói chung và ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp
nói riêng. Ví dụ, theo Tổng cục Thống kê cho biết thì riêng năm 2008, thiên tai đã làm
550 người chết và mất tích, 440 người bị thương; gần 350 nghìn ha mạ, lúa và hoa màu bị

mất trắng; hơn 1 triệu con gia súc và gia cầm bị chết; 68 nghìn ha diện tích nuôi trồng
thủy sản bị thiệt hại; gần 5 nghìn ngôi nhà bị sập và cuốn trôi… Tổng thiệt hại do thiên
tai gây ra năm 2008 lên tới gần 12.000 tỉ đồng. Bộ đã và sẽ có những giải pháp gì để hỗ
trợ doanh nghiệp và người dân ở những vùng thường bị thiên tai để đối phó với vấn đề
này một cách hiệu quả và bền vững?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Trong những năm qua, thiên tai ở nước ta xảy ra liên tiếp, phức tạp, gây hậu quả nặng nề
đối với tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân. Sau các trận thiên tai, Bộ Nông
nghiệp và PTNT đã hướng dẫn và yêu cầu các địa phương tổng hợp, đánh giá tình hình
thiệt hại cũng như nhu cầu hỗ trợ gửi về Bộ. Trên cơ sở đó, Bộ phối hợp với các bộ,
ngành liên quan đánh giá, tổng hợp và đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ có quyết
định hỗ trợ kịp thời.
Cụ thể như năm 2008, mưa, lũ, bão đã xảy ra nghiêm trọng (làm 473 người chết, 64
người bị mất tích; 404 người bị thương; 4.181 Nhà bị đổ, sập, trôi, 473.403 ha diện tích
lúa và hoa màu bị thiệt hại, thiệt hại khoảng 13 ngàn tỷ đồng); Trên cơ sở báo cáo và đề
nghị hỗ trợ từ các địa phương, Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất và Thủ tướng
đã ra các Quyết định trích dự phòng ngân sách Trung ương năm 2008 và gạo từ nguồn dự
trữ Quốc gia hỗ trợ kịp thời tổng số 1421,2 tỷ đồng và 12.150 tấn gạo;
Về trách nhiệm của nhà nước, tổ chức và cá nhân trong việc khắc phục hậu quả bão, lụt
đã được quy định tại Pháp lệnh phòng chống lụt bão (đã được sửa đổi bổ sung năm
2000);
Đối với cơ chế, chính sách hỗ trợ sau thiên tai, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 “Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội,
trong đó có quy định về cơ chế và mức hỗ trợ đột xuất đối với các đối tượng bị ảnh
hưởng của thiên tai”.
Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với các bộ ngành, địa phương tiến
hành dự thảo trình Thủ tướng quyết định ban hành “Cơ chế, chính sách hỗ trợ tiền giống


lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm, thủy sản cho nông dân để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt

hại do thiên tai dịch bệnh”.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, các đơn vị
quản lý chuyên ngành thuộc Bộ phối hợp với các địa phương, đẩy mạnh việc hướng dẫn,
tập huấn cho chính quyền các địa phương và cộng đồng người dân về phòng tránh, ứng
phó, tổ chức và bảo vệ sản xuất né tránh và thích nghi với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại;
Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm đến các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn và
hỗ trợ cho Bộ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
________________________________________
Họ tên: Đỗ Văn Hà
Địa chỉ: Hoài Đức, Hà Nội
Email:
Theo quy định chủ nhận khoán hợp đồng trang trại được phép làm nhà tạm để bảo vệ tài
sản, nhưng không quy định kích thước, tiêu chuẩn nhà tạm như thế nào cả. Có một số chủ
trang trại xây nhà kiên cố trên đất trang trại. Hỏi thì họ nói là họ có tiền thì xây nhà kiên
cố để bảo vệ tài sản và cất giử dụng cụ, nếu làm nhà tạm thì người vào trú lở nhà sập chết
người thì ai chịu trách nhiệm. Hết thời gian hợp đồng 50 năm thì họ phá bỏ trả lại nguyên
trạng đất. Nếu Nhà nước thì thu hồi đất để xây dựng công trình thì họ chấp nhận bị phá
bỏ. Hàng năm những trường hợp này vẫn nộp nghĩa vụ đầy đủ. Vậy các trường hợp này
xử lý như thế nào, khi thu hồi đất có đền bù nhà cho họ không?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật, đất trang trại là đất sản xuất, chỉ được xây dựng nhà tạm.
Trường hợp chủ trang trại có tình xây nhà kiên cố, khi nhà nước thu hồi đất thì không
được đền bù.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận
được ý kiến đóng góp của đồng chí.
________________________________________
Họ tên: Sở NN và PTNT Quảng Trị
Địa chỉ: 256Lê Duẩn - Đông Hà - Quảng Trị
Email:
Hiện nay có quá nhiều cơ sở lắp đặt hệ thống máy Băm dăm gỗ rừng trồng, hầu hết đặt

tại cảng Biển các tỉnh miền Trung để mua gỗ rừng trồng Băm dăm xuất bán ra nước
ngoài (ăn xổi). Về vấn đề này Bộ quản lý, chỉ đạo như thế nào?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Trả lời:
Theo quy định của Luật đầu tư và chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thì việc xây dựng các cơ sở chế biến phải có quy hoạch. Các nhà máy chế biến phải gắn
với vùng nguyên liệu để tránh việc thiếu nguyên liệu. Tại các tỉnh ven biển miền Trung
vừa qua các lâm trường, công ty lâm nghiệp và đặc biệt các hộ gia đình đã trồng được
nhiều rừng. Tuy nhiên còn thiếu các cơ sở chế biến hoặc các cơ sở chế biến thu mua
nguyên liệu với giá thấp nên chưa thu hút được nguyên liệu của dân. Mặt khác do khuyến


khích việc trồng rừng nên các tỉnh cũng cho phép các doanh nghiệp xây dựng các dây
chuyền băm dăm xuất khẩu để tiêu thụ nguyên liệu cho dân, nên cũng xảy ra một số nơi
có tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu.
Chủ trương của Bộ về công tác chế biến gỗ trong thời gian tới như sau:
- Các địa phương phải rà soát và quy hoạch trồng rừng và mạng lưới chế biến gỗ trên địa
bàn từng huyện, tỉnh, trong đó phải đảm bảo yêu cầu: Hạn chế đến mức thấp nhất về ô
nhiễm môi trường; các cơ sở chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu, đảm bảo tối thiểu
chủ động được 70% nguyên liệu, khuyến khích liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu
và nhà máy để vừa đảm bảo ổn định nguyên liệu. Đồng thời đảm bảo người dân trồng
rừng có lãi.
- Ưu tiên khuyến khích đầu tư và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng cơ sở chế
biến sản xuất ván nhân tạo và các sản phẩm có giá trị kinh tế cao để sử dụng nguyên liệu
gỗ rừng trồng tại chỗ; hạn chế, tiến tới chấm dứt việc sử dụng gỗ rừng trồng để băm dăm
xuất khẩu.
Xin chân thành cảm ơn!
________________________________________
Họ tên: Nguyễn Kinh Thành
Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Email:
Hiện nay đối với các công trình xây dựng cơ bản, hạ tầng kỹ thuật cũng như các công
tình khác đều có các quy định định mức, nhưng riêng đối với các hạng mục của công
trình lâm sinh ngoài đinh mức 38 và định mức lao động 400 của Bộ Lâm nghiệp cũ
nhưng đối với các định mức xây dựng các nguồn giống chưa có định mức?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển lâm nghiệp, trong đó có lĩnh vực giống cây
trồng lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cho xây dựng định mức định mức kinh
tế, kỹ thuật giống cây trồng Lâm nghiệp. Hiện nay bản dự thảo đang được chỉnh sửa và
lấy ý kiến địa phưong để hoàn thiện và ban hành trong thời gian sớm nhất.
Xin trân trọng cảm ơn !
________________________________________
Họ tên: So Nong nghiep va PTNT
Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, số 2, đường Nguyễn Văn Cừ, thành
phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
Email:
Đề nghị hỗ trợ kinh phí cho Bắc Giang để thực hiện việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty lâm nghiệp
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


Về Kinh phí hỗ trợ đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty Lâm
nghiệp của Tỉnh Bắc Giang, theo các quy định của Luật ngân sách hiện hành, đề nghị Sở
NN và PTNT Bắc Giang báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách cụ thể, nếu có
khó khăn về nguồn ngân sách, còn thiếu hoặc không có nguồn cân đối thì tỉnh báo cáo Bộ
Tài Chính để giải quyết .
Xin trân trọng cám ơn
________________________________________
Họ tên: thanhhung
Địa chỉ: ha tinh

Email:
Rất cảm ơn Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quan tâm sát cánh cùng doanh nghiệp tổ chức
buỏi giao lưu trực tuyến. Kính thưa Bộ trưởng Cao Đức Phát. Hiện nay,Các công ty,
doanh nghiệp đang đầu tư tập trung trồng rừng nguyên liệu, trong tương lai khối lượng gỗ
nguyên liệu là rất lớn. Vậy, Bộ nông nghiệp và PTNT có thể cho biết định hướng tiêu thụ
sản phẩm gỗ nguyên liệu trong tương lai được không?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Những năm gần đây việc trồng rừng, nhất là rừng sản xuất, đã trở thành phong trào tại
nhiều địa phương trong cả nước; mỗi năm trên 200 nghìn ha rừng đã được trồng, trong đó
phần lớn là rừng sản xuất. Việc trồng rừng, một mặt sẽ góp phần nâng thêm độ che phủ
của rừng cho đất nước, mặt khác sẽ cung cấp một lượng lớn nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến gỗ sau này. Việc trồng rừng hiện nay đã được tính toán, cân đối trong Chiến
lược phát triển lâm nghiệp (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), trong đó có các chỉ
tiêu về trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản trong cả nước cho nhiều năm sau này.
Trong những năm qua ngành chế biến gỗ của nước ta đã rất phát triển, riêng sản phẩm
chế biến gỗ xuất khẩu đã đạt trên 2,8 tỷ USĐ (năm 2008), tuy nhiên nguồn nguyên liệu
vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu (trên 80%). Diện tích rừng trồng đến tuổi khai
thác thời gian qua cũng đã góp phần rất lớn vào việc đảm bảo nhu cầu nguyên liệu cho
chế biến, kể cả cho chế biến đồ mộc ngoài trời, trong nhà, ván nhân tạo, nguyên liệu
giấy.. Để nâng cao hơn nữa giá trị rừng trồng, ngoài việc thâm canh rừng trồng, chú
trọng giống cây rừng.. thì việc bố trí mạng lưới các cơ sở chế biến thích hợp (có tính đến
yếu tố tổng hợp) trên địa bàn mỗi địa phương là rất quan trọng.
Như vậy tiềm năng và cơ hội là rất lớn cho các doanh nghiệp, cho các hộ gia đình và cá
nhân trong việc trồng rừng.
Xin trân trọng cám ơn!
Họ tên: hoang trong hoa
Địa chỉ: Phường Đồng Tiến, TP Hoà Bình
Email:
Trong trang web của Công ty Nông sinh (nongsinh.com) có thông tin về giá trị, giống, kỹ
thuật trồng, chăm sóc... đặc biệt là phần hiệu quả kinh tế đối với cây Paulownia : Với

mức đầu tư trong 8 năm là 131.950.000đ, thu sau 8 năm 50% là 1.000.000.000đ. Đầu tư
tiếp 75triệu ,đến năm thứ 16-20 năm số thu là 2.000.000đ. Nếu như vậy, tôi thấy đây là
cây trồng thật tuyệt vời không có loại cây rừng nào sánh bằng. Vậy Bộ có ý kiến đánh giá


thế nào về thông tin này ? Hiện nay ở nước ta đã có cơ sở nào sản xuất và tiêu thụ loại
cây rừng quý này chưa? Xin chân thành cám ơn.!
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Cây Paulownia (cây Hông- Paulownia fortunei, cũng có ở rừng nước ta) đã được Bộ
Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam và một số địa
phương cho trồng khảo nghiệm ở một số địa điểm (Hòa Bình, Phú Thọ, Lạng Sơn,…),
ngoài ra một số cá nhân và doanh nghiệp ở một số địa phương cũng đã trồng thử nghiệm.
Tuy nhiên, qua thực tế trồng khảo nghiệm ở nước ta trong thời gian qua cho thấy cây chỉ
phù hợp với việc trồng phân tán, còn khi đưa vào trồng rừng tập trung có mức độ thành
công rất thấp.
Về những thông tin đầu tư và lợi nhuận từ việc trồng cây này chưa có kết quả đánh giá cụ
thể. Thị trường đối với gỗ loài cây này chưa rõ ràng và không ổn định. Vì vậy chúng tôi
đề nghị quý vị cần cân nhắc thận trọng trước khi gây trồng với quy mô diện tích lớn .
Cảm ơn sự quan tâm của Quý vị!
________________________________________
Họ tên: Đức Việt
Địa chỉ: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn lạng sơn
Email:
Sở NN&PTNT Lạng Sơn đề nghị Bộ NN&PTNT cho biết: 1. Việc xử lý rừng phòng hộ ở
khu vực biên giới đã được đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước(661), rừng đã
hết thời gian đầu tư nhưng vẫn nằm trong vùng rừng bảo vệ biên giới và hiện nay đã được
chuyển đỏi sang mục đích khác làm đường tuần tra biên giới, sản phẩm trên diện tích đó
xử lý như thể nào? 2. Trường hợp đối với các diện tích rừng trồng thuộc dự án 327,661
khi khai thác cây phù trợ, tỉnh Lạng Sơn không thành lập BQL rừng phòng hộ mà chỉ
thành lập BQL dự án 661 cơ sở. Vậy BQL dự án 661cơ sở có được hưởng tỷ lệ % giá trị

từ sản phẩm khai thác theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 không?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
1. Việc chuyển đổi rừng phòng hộ biên giới sang các mục đích khác thực hiện theo các
trình tự, thủ tục theo quy định của Luật BV&PTR, các quy định về đền bù, giải phóng
mặt bằng hiện hành. Sản phẩm khai thác trên diện tích rừng phòng hộ biên giới được
chuyển đổi mục đích làm đường tuần tra biên giới, trước khi tiến hành làm đường phải
tiến hành thủ tục để khai thác tận thu sản phẩm và tiền thu được do bán sản phẩm sau khi
trừ đi các chi phí hợp lý, số còn lại nộp về ngân sách Nhà nước.
2. Ban quản lý Dự án cơ sở là đơn vị tạm thời để thay mặt Nhà nước tổ chức thực hiện
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại địa bàn, do đó không được giao đất và không có đủ tư
cách chủ rừng, vì vậy không được hưởng quyền lợi theo quy định đối với chủ rừng.
Xin trân trọng cảm ơn !
________________________________________
Họ tên: Nguyễn Bình Dương
Địa chỉ: CCKL Bình Dương
Email:


Đơn vị tôi là lâm trường sự nghiệp có thu. Trong quá trình chuyển đổi theo nghị định
200/CP thì chưa được công nhận chính thức là công ty lâm nghiệp. Trước đây lâm trường
có hợp tác với một công ty nước ngoài trồng rừng. Nay lâm trường muốn khai thác rừng
trồng nói trên, thì cần trình tự thủ tục khai thác nào. Kính đề nghị Bộ Trưởng xem xét, có
ý kiến!
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Các quy định về trình tự, thủ tục khai thác rừng trồng đã được quy định cụ thể trong Quy
chế khai thác gỗ và lâm sản (QĐ 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ NN&PTNT).
1. Trường hợp diện tích rừng này là rừng sản xuất
- Nếu diện tích rừng trồng trên không sử dụng vốn Nhà nước, thì thủ tục đựoc quy
định tại mục 5, Điều 28, quy chế khai thác gỗ và Lâm sản (QĐ số 40/2005/QĐ-BNN).
- Nếu rừng trồng trên có nguồn gốc từ vốn ngân sách Nhà nước thì thực hiện theo

Điều 27, Quy chế khai thác gỗ và Lâm sản (QĐ số 40/2005/QĐ-BNN).
2. Trường hợp diện tích rừng này là rừng phòng hộ
Thì thực hiện theo Điều 36, Chương IV, quy chế khai thác gỗ và Lâm sản (QĐ số
40/2005/QĐ-BNN).
Để biết chi tiết những quy định trên, quý vị vào mục văn bản pháp quy của
website: để tham khảo.
Xin trân trọng cám ơn!
________________________________________
Họ tên: tran viet cuong
Địa chỉ: SNN KONTUM
Email:
Tiêu chí xác định rừng được quy đinh tại Quyết định số: 682B/QDKT ngày 01/8/1984
của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) quy định tại điều 13: Rừng là diện
tích đất đai có cây gỗ hoặc tre nứa và các loại cây đặc sản mọc có độ tàn che từ 0,3 trở
lên. Theo quy định của Luật bảo vệ và Phát triển rừng tiêu chí xác định rừng quy định tại
điểm 1 Điều 3 quy định: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động
vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre
nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở
lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất
rừng đặc dụng. Như vậy tiêu chí để xác định rừng chưa thống nhất, đựoc biết hiện nay
Quyết định số: 682B/QDKT ngày 01/8/1984 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp
và PTNT) vẫn còn hiệu lực áp dụng (chưa điều chỉnh). Đề nghị Bộ Nông nghiệp và
PTNT cho biết áp dụng tiêu chí nào là đúng.
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng hướng dẫn về tiêu chí phân loại rừng,
trong đó có tiêu chí xác định rừng, để thống nhất thực hiện trên toàn quốc.
Về tiêu chí xác định rừng, chúng tôi chia sẻ với quý vị về sự khác nhau giữa quy định của
Luật BV&PTR (năm 2004) và Quyết định số 682B/QĐKT ngày 01/8/1984 của Bộ Lâm
nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT). Tuy nhiên, cũng phải nhắc lại rằng, trong tiêu chí rừng
tại QĐ 682B của Bộ Lâm nghiệp, 0,3 là độ tàn che của “cây gỗ hoặc tre nứa và các loại



cây đặc sản mọc (trong rừng)”, còn trong Luật BV&PTR (năm 2004) thì 0,1 là độ tàn che
của “cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính (của rừng)”.
Như vậy về bản chất thì không hẳn đã hoàn toàn “chưa thống nhất” trong 2 “tiêu chí
rừng”, vấn đề là cần những hướng dẫn cụ thể hơn về những “thành phần chính” của rừng
như Luật BV&PTR (năm 2004) đã nêu. Song, do rừng của Việt Nam rất đa dạng, phong
phú, trong quá trình chuẩn bị những tiêu chí rừng và phân loại rừng còn nhiều ý kiến
khác nhau, nên Bộ đã chưa ban hành ngay được. Hy vọng các hướng dẫn này sẽ sớm
được ban hành trong thời gian tới.
Cám ơn sự quan tâm của quý vị.
________________________________________
Họ tên: Ban quan ly rung phong ho Ninh Hoa
Địa chỉ: Ninh An, Ninh Hòa, Khánh Hòa
Email:
Rừng trồng đầu tư bằng vốn 327, 661. Sau quy hoạch phân chia 3 loại rừng, hiện nay là
rừng sản xuất. Hướng xử lý rừng này như thế nào, thời gian nào bắt đầu thực hiện. Nếu
cứ tiếp tục giao cho chủ rừng bảo vệ sẽ tốn thêm kinh phí, lãng phí đất đai do rừng này đã
đến tuổi khai thác, một số quá tuổi thành thục.
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Trong quá trình rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5
tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ tại các địa phương đã có một số diện tích
rừng phòng hộ, đặc dụng không đảm bảo tiêu chí được quy hoạch chuyển sang rừng sản
xuất (và ngược lại, chuyển từ rừng sản xuất sang thành rừng phòng hộ đặc dụng). Gần
đây, tại Văn bản số 80/TTg-KTN ngày 15/01/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến về
kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng của các địa phương, trong đó về việc chuyển đổi
quy hoạch giữa các loại rừng, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn UBND các tỉnh triển khai và xử lý cụ thể. Hiện nay, Bộ Nông
nghiệp và PTNT đã dự thảo Thông tư hướng dẫn chuyển đổi đối với diện tích này và
đang gửi UBND các tỉnh để lấy ý kiến tham khảo để hoàn thiện và ban hành.

Hướng xử lý dự kiến như sau:
- Trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tổ chức bàn giao kết quả rà soát và quy hoạch lại 3 loại rừng tới các chủ rừng.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên Môi
trường, Sở Tài Chính xây dựng phương án chuyển đổi rừng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh
phê duyệt.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giao rừng chuyển đổi cho các tổ chức là
doanh nghiệp lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng quản lý.
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định việc giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng
đồng dân cư thôn quản lý.
Về quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao rừng, bên nhận rừng về cơ bản đã được quy định
trong QĐ 186/TTg và QĐ 147/TTg của Thủ tướng Chính phủ và sẽ được cụ thể hóa thêm
trong hướng dẫn của Bộ tới đây. Việc triển khai sẽ được thực hiện ngay sau khi văn bản
ban hành có hiệu lực (Dự kiến trong tháng 4/2009)
Xin trân trọng cảm ơn !


Họ tên: Lê Quốc Việt
Địa chỉ: Thị xã Thủ Dầu một
Email:
Đơn vị của tôi đang xây dựng vườn sưu tập thực vật, tổ chức trồng 400 loài cây gỗ bản
địa (cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn) thuộc vùng Đông Nam bộ. Hiện đơn vị mới trồng được hơn
100 loài, số còn lại chúng tôi không tìm kiếm được, những loài này có thể bứng từ rừng
tự nhiên. Chúng tôi cũng đã liên hệ với Phân Viện điều tra quy hoạch rừng Nam bộ.
Song, những người có khả năng xác định loài ngoài thực địa nay đã nghỉ hưu, sức khỏe
yếu không thể đi rừng được, lực lượng trẻ hiện nay đang làm việc tại Phân Viện không
xác định được. Vậy chúng tôi muốn trồng đủ 400 loài cây bản địa vùng Đông Nam bộ
nêu trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho chúng tôi biết cần liên hệ với đơn vị nào để được
giúp đỡ. Chúng tôi xin cảm ơn.
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Về việc này để được hỗ trợ đề nghị Quý vị có thể liên hệ theo địa chỉ.
Viện Điều Tra Qui Hoạch Rừng, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại: 04.38613858; Fax : 04.38612881
Hoặc:
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Điện thoại: 04.33840233; Fax: 04.33840063
Xin trân trọng cảm ơn !
________________________________________
Họ tên: Ngô Văn Vinh
Địa chỉ: Ấp Lý lịch- xã Phú Lý - Huyện Vĩnh Cửu
Email:
Tôi là một người dân có tham gia trồng rừng theo chương trình 327/CT và 661/CP. Nay
diện tích này được quy họach là rừng phòng hộ. Tôi nghe nói Nhà nước sẽ thu hồi lại
Vậy quyền lợi của người dân sẽ được giải quyết như thế nào ?. Phần đóng góp đã tham
gia các chương trình trên có được trả lại không ?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Theo như câu hỏi của quý vị thì chưa rõ là quý vị tham gia trồng rừng (theo chương trình
327 và 661) là loại rừng nào (là rừng phòng hộ hay rừng sản xuất), mà nay quy hoạch lại
là rừng phòng hộ.
Trong chương trình 327 và 661 thì Nhà nước đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và có
thể có hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Trong việc đầu tư trồng rừng phòng hộ trước đây, trong
các chương trình 327 và 661, tại nhiều địa phương cũng thực hiện phương thức trồng xen
cây ngắn ngày với cây dài ngày và có sự tham gia của người dân trồng rừng và hưởng lợi
theo các hợp đồng cụ thể.
Nếu rừng trồng trước đây của quý vị là rừng sản xuất, nay quy hoạch lại là rừng phòng
hộ, thì nhà nước sẽ có những chính sách giải quyết thỏa đáng quyền lợi của quý vị và
theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký (theo chương trình 327 và 661). Bộ



NN&PTNT đang chuẩn bị hướng dẫn thêm cho các địa phương xử lý cụ thể những
trường hợp này.
Nếu rừng trồng của quý vị trước đây đã là rừng phòng hộ, mà nay quy hoạch vẫn là rừng
phòng hộ, thì quyền lợi của quý vị chủ yếu thực hiện theo các điều khoản mà quý vị đã
ký với cơ quan nhà nước khi tham gia thực hiện việc giao khoán trồng rừng.
Là rừng phòng hộ, theo những quy định hiện hành, nhà nước thông qua các Ban quản lý
vẫn có thể tiếp tục khoán bảo vệ cho các hộ gia đình và cá nhân. Thậm chí ở những nơi
có ít rừng phòng hộ, không nhất thiết thành lập Ban quản lý riêng, nhà nước có thể giao
cho các hộ gia đình, các cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý (đương nhiên là theo quy
định quản lý rừng phòng hộ).
Xin cảm ơn sự quan tâm của Quý vị!
________________________________________
Họ tên: Võ Thành Tiên
Địa chỉ: 77 Lê Hồng Phong-Thành phố Quy Nhơn
Email:
Công ty lâm nghiệp Sôn Kôn BÌnh Định Lĩnh vực QLBVR Trước khi chia tách lâm
trường Sông Kôn thành Công ty lâm nghiệp Sông Kôn và BQLR Vĩnh Thạnh. Hộ gia
đình xã Vĩnh Sơn được giao khoán QLBVR (cho 3 loại rừng) hưởng mức 50.000
đồng/ha/năm. Sau khi chia tách (năm 2007), thì BQLRPH tiếp tục được gioa khoán RPH
cho hộ gia đình mức 100.000 đồng/ha/năm, còn rừng sản xuất thì không được giao khoán
cho dân hưởng lợi như rừng phòng hộ? Nay theo Nghị quyết 30a của Chính phủ thì mức
hỗ trợ thông qua QLBVR cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản
xuất có trử lượng giàu trung bình nhưng đang đóng cửa rừng được hưởng tiến khoán
BVR với mức 200.000 đồng/ha/năm.. -Vậy rừng chưa đóng cửa còn khai thác gỗ (thì
người dân hưởng lợi như thế nào) -Mâu thuẫn của hộ gia đình ở trên cùng địa bàn cùng là
rừng tự nhiên lại xảy ra hộ gia đình được hưởng lợi mức 200.000 đồng/năm và hộ khác
lại không được hưởng lợi như nhau.
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Các chính sách mà quý vị nêu trên đây được thực hiện đối với 61 huyện nghèo, trong đó
tỉnh Bình Định có 03 huyện là: An Lão, Vĩnh Thạnh và Vân Canh. Mức 200 nghìn

đồng/ha là mức khoán bảo vệ đối với diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản
xuất (là rừng giàu và trung bình) nhưng đang đóng cửa rừng. Đối với rừng sản xuất khác
(không thuộc diện đóng cửa rừng) thì được áp dụng các hình thức hưởng lợi phù hợp.
Tại Khoản 1 của Mục II Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26 tháng 2 năm 2009 của
Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông,
lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008
của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện
nghèo cũng đã hướng dẫn thêm:
“Đối với rừng tự nhiên là rừng sản xuất không thuộc điểm a nêu trên (diện được hưởng
tiền khoán bảo vệ) thì hộ gia đình phải quản lý, bảo vệ, sản xuất theo hướng dẫn của Uỷ
ban nhân dân xã và được chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt và được quyền: Khai
thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ theo quy định hiện hành; trong trường hợp rừng tự nhiên
chưa đủ điều kiện khai thác chính, nếu các hộ có nhu cầu thiết yếu để làm nhà mới, sửa
chữa, thay thế nhà cũ thì được phép khai thác, mức khai thác cho mỗi hộ tối đa là 10m3


gỗ tròn cho 1 lần làm nhà mới, sửa chữa, thay thế nhà cũ, mức cụ thể do Ủy ban nhân dân
tỉnh quyết định. Khi khai thác phải có đơn báo cáo Uỷ ban nhân dân xã để xét tổng hợp
trình Uỷ ban nhân huyện phê duyệt; khi các hộ gia đình được phép khai thác thì Uỷ ban
nhân xã và cán bộ kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm giám sát việc thực hiện.”
Như vậy các đối tượng rừng khác nhau sẽ có những quyền lợi khác nhau và điều đó cũng
đã thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ rừng trên địa bàn.
Xin cảm ơn sự quan tâm của Quý vị.
________________________________________
Họ tên: Nguyễn Kinh Thành
Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa
Email:
Rừng phòng hộ là của Nhà nước, tác dụng phòng hộ cả xã hội hưởng lợi, vậy trong
những năm vừa qua Nhà nước dùng và thực hiện theo theo ý nghĩa cụm từ "Hỗ trợ đầu
tư" để nông dân miền núi và cán bộ lâm nghiệp làm công tác quản lý, bảo vệ và phát triển

rừng đã đúng chưa? Xin Quý Bộ cho biết!
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
- Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng do các Ban Quản lý trực tiếp trồng và quản lý, bảo vệ
(ở các nơi xung yếu và rất xung yếu), Nhà nước đầu tư đủ theo mức đầu tư thực tế trên cơ
sở các dự án đầu tư do cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Đối với trồng rừng phòng hộ trên đất của các Ban quản lý rừng phòng hộ, nhưng các
ban quản lý lại giao khoán trồng và bảo vệ lâu dài cho các hộ gia đình thì Nhà nước đầu
tư theo suất đầu tư theo quy định (10 triệu đồng/ha) là áp dụng hình thức Nhà nước và
Nhân dân cùng làm. Các hộ gia đình được giao khoán lâu dài sẽ được hưởng các lợi ích
từ rừng phòng hộ sau này nếu có theo quy định và theo hợp đồng giữa các hộ gia đình và
các ban quản lý rừng của Nhà nước.
- Nếu đất trồng rừng phòng hộ đã được giao cho các hộ gia đình, nhà
nước dùng chính sách hỗ trợ trồng rừng cho các hộ gia đình trồng rừng
phòng hộ. Sản phẩm khai thác tận dụng từ rừng phòng hộ của các hộ
gia đình đó sẽ do các hộ gia đình hưởng toàn bộ và các hộ gia đình có
trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ của mình theo quy định của
Nhà nước.
Xin trân trọng cám ơn!
________________________________________
Họ tên: NGuyen Xuan Thuy
Địa chỉ: TT DT QH NLN Bac Giang, 7 Song Mai, Bac Giang
Email:
2. Và từ việc coi là “hỗ trợ” nên các đm đầu tư LS do Bộ NN & PTNT ban hành không
được áp dụng để tính mức đầu tư cho 1 ha nên hiệu quả của CT 5 triệu ha rừng rất dáng
lo ngại. Cũng như vậy với QĐ 147/2007/QĐ-TTg, phần “hỗ trợ” chi phí thiết kế chỉ có
50.000 đ/ha chưa đủ cho chi phí 1 công đtra tkế SX theo mức lương điều tra hiện hành.
Trong khi để thực hiện Quyết định 516/QĐ-BNN ngay 4.3.2002 thì để thiết kế 1 ha trồng
rừng phải hết 7,03 công/ha (Quyết định 38/QĐ-BNN) và tại CV số 1782/BNN-LN,của



Bộ chỉ tính Chi phí thiết kế trồng rừng có 150.000đ/ ha) nên các Sở Nông nghiệp giao
cho các chủ DA tự đi khoanh vẽ (độ chính xác không thể cao), tính diện tích, lập hồ sơ
thiết kế, tự phê duyệt, rồi tự nghiệm thu, thanh toán..., liệu tiền Nhà nước có “hỗ trợ”
đúng chỗ, đúng khối lượng trồng rừng kinh tế cần hỗ trợ không? Quan điểm của Bộ về
vấn đề này thế nào và việc áp dụng định mức cho các hoạt động lâm nghiệp do Bộ ban
hành có nên phải thực hiện thống nhất không?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Về thiết kế phí cho việc hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg
của Thủ tướng chính phủ là 50.000 đồng/ha, Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xem xét các kiến nghị của các địa
phương và sẽ điều chỉnh hoặc có văn bản hướng dẫn thực hiện nếu cần. Tuy nhiên mức
thiết kế phí hỗ trợ nêu trên không phải để thiết kế đủ các bước công việc cho trồng rừng
và cũng không nhất thiết phải thuê tư vấn thiết kế vì đối với rừng sản xuất kinh phí chủ
yếu của chủ rừng tự bỏ ra. Mặt khác rừng sản xuất được trồng trên đất đã giao cho hộ gia
đình, cá nhân nên một số khâu như: đo đạc, khoanh vẽ, xác định gianh giới không nhất
thiết phải thực hiện. Ngoài ra, trong quá trình thiết kế trồng rừng, các đơn vị đều đã có và
nhất thiết phải sử dụng bản đồ quy hoạch 3 loại rừng được duyệt.
Chi phí thiết kế trồng rừng 150.000 đồng/ ha theo công văn số 1782/BNN-LN chỉ áp
dụng cho các chủ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng phần Bộ trực tiếp quản lý cho việc
trồng rừng phòng hộ, đặc dụng mà Nhà nước đầu tư toàn bộ theo Quyết định số
100/2007/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, còn UBND các tỉnh tuỳ theo điều kiện cụ
thể quy định mức thiết kế phí cho địa phương mình.
Xin trân trọng cảm ơn !
Họ tên: NGuyen Xuan Thuy
Địa chỉ: TT DT QH NLN Bac Giang, 7 Song Mai, Bac Giang
Email:
1. Về tính thống nhất trong áp dụng các định mức về LN của Bộ: RPH,DD là rừng của
Nhà nước, tại sao các văn bản của CP (Quyết định TTg), các Bộ (TTlT) vẫn coi việc đầu
cho người nhận khoán là “hỗ trợ” vậy phần không hỗ trợ lấy từ đâu?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:

Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn chế, chưa đủ đáp ứng theo nhu cầu cần đầu
tư cho các hạng mục đầu tư trong Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, trong các cơ chế chính
sách của nhà nước đã áp dụng một số hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm.
- Đối với trồng rừng phòng hộ, nếu Nhà nước đầu tư toàn bộ chi phí trồng rừng cho các
Ban quản lý rừng phòng hộ thì sản phẩm thu hoạch nếu có sau này thuộc về nhà nước.
Nếu trồng rừng theo hình thức khoán cho các hộ gia đình và không đầu tư toàn bộ chi phí
trồng rừng mà đầu tư theo suất đầu tư theo quy định, sau khi trồng, tiếp tục khoán bảo vệ
và người nhận khoán sẽ được hưởng lợi từ diện tích rừng được giao khoán lâu dài theo
quy định.
- Đối với rừng sản xuất Nhà nước có thể hỗ trợ từ 2 đến 3 triệu đồng/ha. Sản phẩm khi
thu hoạch chủ rừng được hưởng toàn bộ.
Xin trân trọng cảm ơn !


________________________________________
Họ tên: tran viet cuong
Địa chỉ: SNN ptnt kon tum
Email:
Khi xây dựng quy hoạch ngành nông nghiệp, các địa phương có thể áp dụng đơn giá theo
Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN, ngày 24/01/2006 của Bộ về ban hành giá quy hoạch
nông nghiệp và phát triển nông thôn hay thực hiện theo Quyết định số 281/2007/QĐBKH, ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho
lập, thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và các sản
phẩm chủ yếu? ( Vì đơn giá quy định tại 02 Quyết định này có sự khác biệt)
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau: Chi phí lập quy hoạch theo quyết định
281/2007/QĐ-BKH của Bộ KH và ĐT đã cập nhật những thay đổi về đơn giá tiền lương
và các chi phí khác. Quyết định 281 quy định mức kinh phí trần cũng như kết cấu các
khoản mục chi phí lập quy hoạch trong đó có quy hoạch ngành NN và PTNT. Về nguyên
tắc thì việc lập quy hoạch ngành phải áp dụng theo Quyết định này. Tuy nhiên, các đơn
giá được ban hành trong quyết định 07/2006/QĐ-BNN có thể được áp dụng để tính toán

các khoản mục cụ thể mang tính đặc thù của ngành
Bộ NN và PTNT xin cám ơn
________________________________________
Họ tên: Trần Ngọc Tài
Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam
Email:
Kính gửi: Bộ trưởng Cảm ơn thư trả lời của Bộ trưởng nhưng Chúng tôi vẫn còn vướng
mắt trong việc nuuôi lồng bè 1) Về việc nuôi cá trong lồng bè: mức thuỷ lợi phí của cả 02
nghị định 143 và 115 đều quy định là từ 8 đến 10% trên doanh thu, như vậy không thể
phát triển nghành này được, lý do: + Chi phí thức ăn công nghiệp: 80-85% ( để bảo vệ
môi trường bắt buộc phải dùng thức ăn công nghiệp) + Chi phí thuỷ lợi phí từ 8-10%
Như vậy riêng hai chi phí này chiếm từ 88-95%, chỉ còn 5-12% cho mọi chi phí còn lại,
Đây là một bất hợp lý và sẽ giết chết ngành nuôi cá bằng lồng bè trên các hồ thuỷ lợi. Xin
bộ trưởng và chính phủ nguyên cứu thay đổi mức phí này. Chúng tôi là doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản ở miền trung thiếu nguyên liệu, việc nuôi cá lồng bè ở hồ thuỷ lợi
khắc phục việc thiếu hụt nguyên liệu trong mùa bảo lụt nên chúng tôi khẩn thiêt đề nghi
Bộ trưởng và chính phủ xem xét lại mức thu phí này. Cảm ơn Bộ trưởng!
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Về câu hỏi của bạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có câu trả lời. Thực chất,
việc nuôi cá bằng lồng, bè trong các hồ chứa nước thủy lợi không được khuyến khích
nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm chất lượng nguồn nước. Vì ngòai nhiệm vụ
tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, hầu hết các hồ chứa nước thủy lợi còn cung cấp
nước phục vụ sinh hoạt, dân sinh.
Tuy vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận ý kiến của bạn và sẽ phối hợp
với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan nghiên cứu, khảo sát thực tế để kiến nghị Chính
phủ xem xét cho phù hợp thực tế.


________________________________________
Họ tên: nguyen hong truong

Địa chỉ: 465-hoang hoa tham- ba dinh
Email:
1. Ngoài chính sách hỗ trợ về vốn ưu đãi vay cho vay của các doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản, Bộ NN&PTNT có chính sách gì để hỗ trợ đầu ra cho các doanh nghiệp này? 2.
Bộ có những hướng dẫn gì để các doanh nghiệp này tiếp cận vốn một cách nhanh nhất?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
1. Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng NLTS nói chung trong đó
có các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, thời gian qua Bộ Nông nghiệp đã có những đề
xuất với Chính phủ và các Bộ Ngành liên quan một số cơ chế, chính sách liên quan đến
tài chính, thuế, vốn…
Về phía Bộ NN & PTNT, để hỗ trợ đầu ra cho các doanh nghiệp Bô đã có chỉ đạo
tăng cường công tác xúc tiến thương mại nhằm duy trì các thị trường truyền thống, mở
rộng và phát triển các thị trường mới cho ngành thuỷ sản, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền quảng bá các sản phẩm thuỷ sane trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế.
2. Việc hướng dẫn các doanh nghiệp vay vốn từ nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ lãi suất do Ngân
hàng Nhà nước và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 131/QĐ-TTg ngày
23/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Xin cảm ơn!
________________________________________
Họ tên: Trương Bá Diejp
Địa chỉ: Phòng Kế hoạch, Công ty Lệ Ninh, Lệ Thủy, Quảng Bình
Email:
Công ty tôi sản xuất mủ cao su, lúa, ngô, lạc, tiêu ...Tôi cần cập nhật giá cả các loại sản
phẩm trên hàng ngày tại thị trường Việt Nam và thế giới thì lấy từ trang web nào? Muốn
tìm thị trường tiêu thụ các sản phẩm trên thì liên hệ ở đâu?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng ngày có
cập nhật giá thị trường nông lâm thủy sản trong nước và thế giới cho 11 mặt hàng chủ lực
sau: gạo, chè, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, rau quả, đường, thịt, thủy sản, gỗ (rất tiếc
mặt hàng ngô và lạc chưa được cập nhật thường xuyên).

Bạn có thể truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ thông qua một trong 3 địa chỉ sau:
www.agroviet.gov.vn hoặc www.mard.gov.vn hoặc www.bonongnghiep.gov.vn. Sau đó
vào mục “chuyên trang thị trường và XTTM” ngay trên trang chủ.
Họ tên: Nguyễn Tuyền
Địa chỉ: Lạc Long Quân
Email:
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đều rất khó tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi
4%, qua khảo sát, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong làng nghề, thậm chí ngay
tại Hà Nội, các DN trong làng nghề đều kêu ca rằng, chưa tiếp cận được với nguồn vốn
này? Xin hỏi Bộ NN làm thế nào để DN có thể tiếp cận được nguồn vốn này sớm nhất?


Hơn nữa, thời gian cho vay vốn rất ngắn dẫn đến việc sử dụng đồng vốn rất khó khăn?
Kiến nghị có thể kéo dài thời hạn cho vay được ko?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Để vay vốn từ nguồn vốn ưu đãi bù lãi suất 4% của Nhà nước theo Quyết định 131/QĐTTg ngày 23/1/2009, doanh nghiệp vay vốn phải phù hợp đối tượng và phạm vi áp dụng
quy định về hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Thông tư số 02/2009/TT-NHNN ngày
03/2/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi
suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, và đáp ứng
yêu cầu về vốn vay và phưong án trả nợ của tổ chức tín dụng cho vay.
Về việc kéo dài thời hạn cho vay từ nguồn vốn ưu đãi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn sẽ tổng hợp và kiến nghị Chính phủ xem xét.
Xin cảm ơn!
________________________________________
Họ tên: Trần Ngọc Tài
Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam
Email:
Kính gửi: Anh Bộ Trưởng Cảm ơn thư trả lời Bộ Trưởng. Chúng tôi vẫn còn vướng mắt
trong việc nuuôi lồng bè 1) Về việc nuôi cá trong lồng bè: mức thuỷ lợi phí của cả 02
nghị định 143 và 115 đều quy định là từ 8 đến 10% trên doanh thu, như vậy không thể

phát triển nghành này được, lý do: + Chi phí thức ăn công nghiệp: 80-85% ( để bảo vệ
môi trường bắt buộc phải dùng thức ăn công nghiệp) + Chi phí thuỷ lợi phí từ 8-10%
Như vậy riêng hai chi phí này chiếm từ 88-95%, chỉ còn 5-12% cho mọi chi phí còn lại,
Đây là một bất hợp lý và sẽ giết chết ngành nuôi cá bằng lồng bè trên các hồ thuỷ lợi.
Tiếp theo ý kiến của chúng tôi: Về mức thi phí thuỷ lợi đối với việc nuôi trong lồng bè:
để khuyến khích việc nuôi cá đề nghi không thu phí thuỷ lợi, nếu có thu phí thi đề nghi
thu với mức phí 250 đồng m2 mặt thoáng. Nhờ chuyển đề nghị của chúng tôi đến bộ
trưởng. Cảm ơn nhiều!
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Về câu hỏi của bạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có câu trả lời. Thực chất,
việc nuôi cá bằng lồng bè trong các hồ thủy lợi không được khuyến khích nhằm giữ vệ
sinh môi trường, bảo đảm chất lượng nguồn nước, vì ngòai nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ
sản xuất nông nghiệp, hầu hết các hồ chứa nước thủy lợi còn có nhiệm vụ cung cấp nước
cho sinh hoạt.
Tuy vậy, chúng tôi ghi nhận ý kiến của bạn và sẽ phối với Bộ Tài chính và các cơ quan
liên quan nghiên cứu, khảo sát thực tế để kiến nghị Chính phủ điều chỉnh cho phù hợp
thực tế.
________________________________________
Họ tên: Lê Thắng
Địa chỉ: 10 ĐàoDuy Từ - Nha Trang
Email:
Tôi muốn đưa phân gia súc, gia cầm từ Khánh Hòa đến Lâm đồng để bón cho Cafe thì có
phải làm thủ tục như thế nào? Ở đâu? phí tổn bao nhiêu?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:


Phân gia súc, gia cầm là loại phân hữu cơ truyền thống, dùng để bón cho cà phê và
các cây trồng khác là rất tốt. Theo Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của
Chính phủ thì phân hữu cơ truyền thống không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định.
Tuy nhiên khi vận chuyển loại phân bón trên từ Khánh Hoà tới Lâm Đồng và khi sử dụng

bón cho cà phê hoặc cây trồng khác, loại phân bón trên cần phải được qua ủ hoai mục, xử
lý các vi sinh vật gây hại để tránh lây nhiễm cho người, bảo đảm an toàn cho người sử
dụng, vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh gây gây ô nhiễm môi trường.
Có thể đăng ký với Sở Tài nguyên môi trường để có sự giám sát về các chỉ tiêu an
toàn vệ sinh đối với loại phân gia súc, gia cầm trên.
________________________________________
Họ tên: Đặng Vỉnh Thược
Địa chỉ: Công ty Cổ phần Đường Bình Định
Email:
Thực hiện chương trình 1 triệu tấn đường của Chính phủ, Việt Nam đã đầu tư xây dựng
rất nhiều nhà máy đường (đến năm 2000 là đạt công suất sản xuất xấp xỉ 1 triệu tấn
đường/năm) và bên cạnh đó cũng đã đầu tư phát triển vùng nguyên liệu để phục vụ sản
xuất. Tuy nhiên cho đến nay (năm 2009) tình hình nguyên liệu vẫn chưa tốt lên mà trái lại
còn có dấu hiệu đi xuống cả về năng suất lẫn chất lượng mía. Các nhà máy vẫn thiếu
nguyên liệu trầm trọng. Vậy xin Ngài Bộ trưởng vui lòng cho biết nguyên nhân vì sao và
chúng ta phải làm gì để khắc phục tình hình này. Xin nói rõ “chúng ta” bao gồm: Về phía
Bộ đã và đang phải làm gì? Về phía địa phương có nhà máy đường thì phải làm gì và về
phía doanh nghiệp sản xuất đường thì phải làm gì. Mong Ngài Bộ trưởng vui lòng giải
đáp. Xin chúc Ngài Bộ trưởng sức khoẻ.
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Sản xuất nông sản luôn biến động hình sin theo thị trường, đồng thời lại bị chi phối bởi
thời tiết và sâu bệnh…. Thường năm nào được mùa, sản lượng nhiều thì giá cả xuống
thấp, sau đó nông dân lại giảm bớt diện tích và mức chăm sóc nên vụ sau sản lượng giảm,
giá lại tăng hơn. Sản xuất mía đường cũng như vậy.Do vụ 2007-2008, hiệu quả trồng
mía thấp hơn so với nhiều cây trồng khác, một số nơi nông dân đã chuyển đổi sang trồng
cây khác, đồng thời việc đầu tư chăm sóc diện tích mía còn lại cũng hạn chế, lại bị ảnh
hưởng sâu bệnh (như ở Nghệ An bị bệnh chồi cỏ…), nên vụ đến 2008-2009 diện tích,
năng suất, sản lượng mía đều bị giảm, dẫn đến các nhà máy bị thiếu nguyên liệu. Để khắc
phục tình trạng này cần sự phối hợp của tất cả các cấp, các ngành và doanh nghiệp triển
khai thực hiện tốt Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đễn năm
2020. Trong đó có các giải pháp đồng bộ để nâng cao sức cạnh tranh của ngành đường
cũng như của cây mía. Cụ thể là:
- Về quy hoạch: Các địa phương và nhà máy cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng
nguyên liệu sát với thực tế, phù hợp với quy hoạch chung của Chính phủ.
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ về giống, thâm canh… để nâng nhanh năng suất, chất
lượng mía. Trong đó:
+ Nhà nước đầu tư hỗ trợ các chương trình nghiên cứu, khảo nghiệm giống, nghiên cứu
kỹ thuật thâm canh, khuyến nông cho cây mía, đầu tư kết cấu hạ tầng đầu mối (Đường
giao thông trục chính, hồ chức, kênh mương thuỷ lợi đầu mối…);


+ Các doanh nghiệp xây dựng các trại nhân giống, hỗ trợ nông dân áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh…, cùng nông dân đầu tư làm đường và kênh
mương nội đồng để tạo điều kiện thuận lợi áp dụng các kỹ thuật thâm canh.
- Nhà nước đang xây dựng các chính sách để khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa,
tạo nên những vùng nguyên liệu liền vùng, liền khoảnh để thuận lợi cho sản xuất thâm
canh, sản xuất hàng hoá tập trung. Các doanh nghiệp cần chủ động, có các chính sách hỗ
trợ tổ chức thực hiện tốt việc này.
- Các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, tiết kiệm giảm chi phí
sản xuất, từ đó giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm đường.
Xin cảm ơn!
________________________________________
Họ tên: Nguyen Hoang Tuan
Địa chỉ: 282 Le Van Sy- Tan Binh
Email:
Hiện nay trong Bộ đã có một số bộ phận phụ trách công tác giống cây trồng như: Trung
tâm Khảo Kiểm nghiệm Giống cây trồng TW, thường trực các Hội đồng công nhận giống
mới, Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới... Để thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển
ngành công nghiệp hạt giống quốc gia nhằm cung ứng ngày càng nhiều các GIỐNG

MỚI, GIỐNG LAI F1, HẠT GIỐNG XÁC NHẬN đúng nghĩa cho nông dân, tại sao Bộ
không thành lập một đơn vị (Cục/Vụ) chuyên trách bao gồm các bộ phận kể trên, để đảm
nhận một chức năng, nhiệm vụ đầy đủ hơn trong việc chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, thúc đẩy
ngành giống Việt Nam theo kịp các nước trong khu vực?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Việc chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, nghiên cứu, chuyển giao,…nhằm thúc đẩy ngành
giống Việt Nam là trách nhiệm không chỉ các Cục, Vụ thuộc Bộ mà còn là nhiệm vụ cả
hệ thống tổ chức ngành nông nghiệp, các nhà khoa học, các Viện, Trường, Trung tâm,
các doanh nghiệp và cả nhà nông.
Việc tổ thành lập tổ chức hành chính nói chung và các Cục, Vụ chuyên ngành nói riêng
phải đúng thẩm quyền, theo các nguyên tắc, điều kiện, trình tự thủ tục nhất định theo quy
định tại Nghị định số 83/2006/NĐ-CP. Trong đó, tổ chức hành chính chỉ được thành lập
khi xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và không chồng chéo với tổ
chức đã được thành lập trước đó. Đồng thời, đảm bảo không chia cắt nhiệm vụ, từ chỉ đạo
sản xuất đến các khâu (giống, phân bón,..), kỹ thuật sản xuất.
Hiện tại, Cục Trồng trọt là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và
thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực trồng trọt thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ, bao gồm các lĩnh vực như: Giống cây trồng, phân bón, chỉ đạo sản xuất,…
Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ đã thành lập các Phòng, Trung tâm trực thuộc Cục đảm
bảo tham mưu cho Cục thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Từ những lý do trên, không cần thiết phải thành lập một Vụ/ Cục tham mưu cho Bộ
riêng về lĩnh vực giống cây trồng./.
Họ tên: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Tĩnh
Địa chỉ: 61 Phan Đình Phùng-TP Hà Tĩnh
Email:


Theo quy định tại Quyết định số 456 QĐ/BNN ngày 2/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thì quy mô Trại giống tôm he quy hoạch đến năm 2010 phải đạt

công suất 500 triệu tôm giống/năm; nhưng hiện nay ở các tỉnh phía Bắc xây dựng Trại
giống khó đạt được quy mô đó trong khi nhu cầu giống đang và sẽ đang cần rất lớn, xin
hỏi Bộ hiện nay có được lập Dự án Trại quy mô nhỏ hơn quy định trên không?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Đối với các tỉnh ven biển từ Quản Ninh đến Bình Thuận trại sản xuất tôm giống phải nằm
trong vùng quy hoạch của Bộ và địa phương, kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, công
suất 250triệu PL15/trại/năm trở lên. Từ ngày 01/01/2010 phải nâng công xuất đạt 500
triệu PL15/trại/năm trở lên được quy định tại Quyết định số 456/QĐ-BNN ngày
02/4/2008 V/v ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm chân
trắng. Do vậy các dự án thành lập Trại có quy mô công suất nhỏ hơn 500 triệu Pos/năm
là trái với Quyết định này.
________________________________________
Họ tên: Trần Thanh Long
Địa chỉ: Công ty Cao su Hương Khê Hà Tĩnh
Email:
Kính thưa Bộ trưởng Theo TT số 127 của Bộ NN & PTNT tại Khoản 4.2.2 Điểm a quy
định: Đối với rừng trồng bằng nguồn vốn NS được phép chuyển sang trồng Cao su khi
khai thác Lâm sản thì đối với CT chúng tôi là một đv thuộc TĐCN cao su VN khi cấp
phép KTLS đối với diện tích rừng trồng bằng vốn NN là phải theo mục 3 điều 27 Quy
chế kt gỗ và LS khác ban hành theo QĐ số 40 Cục LN thẩm định hồ sơ và Tập đoàn CN
Cao su VN cấp phép . Còn đối với RTN nghèo kiệt được phép chuyển sang trồng Cao su
khi cấp phép khai thác Lâm sản do Sở NN & PTNT Hà Tĩnh cấp phép. Như vậy nếu đơn
vị chúng tôi có 1 khoảnh rừng trong đó có 1/2 diện tích là rừng trồng và còn lại là RTN
nghèo kiệt được phép chuyển đổi sang trồng Cao su thì DN phải làm 2 bộ hồ sơ và được
2 cơ quan QLNN khác nhau cấp giấy phép khai thác Lâm sản để khai hoang trồng Cao su
.Điều đố cho thấy hoàn toàn chưa thuận lợi cho DN lập hồ sơ và xin cấp phép khai thác
gỗ, LS và triển khai thực hiện.
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Trả lời:
Thông tư 127 quy định việc khai thác tận dụng trên diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên là

trong trường hợp khi dự án chỉ là rừng tự nhiên, hoặc rừng trồng, còn nếu trường hợp dự
án chuyển sang trồng cao su vừa có rừng trồng và rừng tự nhiên thì biện pháp xác minh
sản lượng gỗ tuy có khác nhau, nhưng không cần thiết phải lập 2 hồ sơ tận dụng riêng
biệt và cấp trình duyệt như sau:
- Đối với đơn vị thuộc tỉnh thì thực hiện theo điểm 4.2.2 hoặc điểm 4.3.1 khoản 4 Mục II
của Thông tư 127.
- Nếu đơn vị không thuộc tỉnh thì thực hiện theo điểm 4.2.2 khoản 4 Mục II của Thông tư
127.


Như vậy, Công ty Cao su Hương Khê Hà Tĩnh là đơn vị không thuộc tỉnh, nếu dự án
chuyển sang trồng cao su vừa có rừng trồng và rừng tự nhiên thì lập hồ sơ và trình duyệt
theo điểm 4.22 khoản 4 của Thông tư 127.
Xin chân thành cảm ơn./.
________________________________________
Họ tên: Trương Bá Diejp
Địa chỉ: Phòng Kế hoạch, Công ty Lệ Ninh, Lệ Thủy, Quảng Bình
Email:
Công ty tôi sắp cổ phần hóa thì lực lượng lao động sắp xếp như thế nào?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Nếu công ty là doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp theo phương án được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt, thì chính sách đối với người lao động thực hiện theo nghị định
110/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007
________________________________________
Họ tên: Khánh Nguyên
Địa chỉ: Hà Nội
Email:
Cũng theo văn bản của Thủ tướng, Thủ tướng yêu cầu ngành NN&PTNT cùng Sở Tài
nguyên môi trường Hà Nội thanh tra những sai phạm trong việc sử dụng đất của Công ty
Forprodex tại Vạn Phúc (Hà Đông) và 1111 đường Giải Phóng. Việc này đã được Bộ tiếp

thu như thế nào? Xin Bộ trưởng cho biết. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
* Theo văn bản số 8728/VPCP-KNTN ngày 22/12/2008 của VPCP Về việc xử lý sau
thanh tra tại Công ty Lâm đặc sản Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ giao Uỷ ban nhân dân
TP. Hà Nội xử lý dứt điểm những vướng mắc, tồn tại và các kiến nghị của các doanh
nghiệp liên quan đến việc sử dụng khu đất 5.194 m2 tại phường Vạn Phúc, TP. Hà Đông,
Hà Nội, để đưa khu đất này khai thác có hiệu quả, đúng pháp luật.
Như vậy trách nhiệm giải quyết nội dung này thuộc UBND TP. Hà Nội đề nghị Ông
liên hệ với UBND TP. Hà Nội để biết kết quả.
* Về khu đất tại 1111 đường Giải Phóng, Hà Nội. Công ty Lâm đặc sản Hà Nội đã ký
hợp đồng thuê đất với Sở Địa chính Hà Nội (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường). Theo
Kết luận thanh tra số 13675/BTC-TTr ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính, Công ty đã sử
dụng đất đúng mục đích.
Xin trân trọng cảm ơn.
________________________________________
Họ tên: Nguyễn Đại
Địa chỉ: 293A, Đại lộ Hùng Vương, phường Trần Phú, tp Quảng Ngãi
Email:
Điều kiện để được công nhận một trại giống cây lâm nghiệp đạt tiêu chuẩn. cơ quan nào
cấp. Thủ tục như thế nào Trân trọng cảm ơn


Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Trả lời:
- Về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp được quy định tại điều 23 Quy chế
quản lý giống cây trồng lâm nghiệp được ban hành kèm theo Quyết định số 89/2005/QĐBNN ngày 29/12/2005 như sau:
1. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép sản xuất, kinh doanh các loại giống có trong Danh
mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trong danh mục giống cây trồng lâm

nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm chất lượng giống theo đăng ký và
tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng giống do mình sản xuất, kinh doanh.
3. Chủ cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp trong quá trình sản xuất giống phải có sổ
nhật ký ghi chép các công đoạn sản xuất giống.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp ngoài việc thực hiện các quy
định tại Điều 19 còn phải thực hiện các quy định về vận chuyển, bảo quản hàng hoá theo
pháp lệnh chất lượng hàng hoá và thực hiện các quy định về cân, đong, đo, đếm theo
Pháp lệnh đo lường.
- Điều kiện để được công nhận; Thủ tục đề nghị và cấp giấy chứng nhận được quy định
tại điều 19, 20 của Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
- Để có thêm chi tiết về thủ tục, trình tự và quy định liên quan đến nội dung này đề nghị
Quý vị truy cập vào trang thông tin điện tử của Cục Lâm nghiệp theo địa chỉ:
/>hoặc: />vào mục “Biểu mẫu và Văn bản quản lý”để tải tài liệu và nội dung Quy chế quản lý giống
cây trồng lâm nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 89/2005/QĐ-BNN, ngày 29 tháng
12 năm 2005" trong tài liệu này hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc Quý vị nêu trong câu
hỏi./.
Cảm ơn sự quan tâm của Quý vị!
Họ tên: Nguyen Phan Dau
Địa chỉ: So 8 - CMT8-Thi xa Tan An - Long An
Email:
Vừa qua, bò giống từ huyện Đức Hòa – tỉnh Long An cung cấp cho tỉnh Kon Tum và cho
dự án xóa nghèo ở huyện Châu Thành và Tân Trụ (tỉnh Long An, do Hội LHPN tỉnh làm
chủ dự án) đã bị nhiễm bệnh LMLM từ nguồn, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Trong sai
sót này, có hay không lỗi cùa ngành thú y địa phương? Nếu có, cách nào để khắc phục
những bất cập có thể dẫn đến những sai sót tương tự?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:
- Việc kiểm dịch vận chuyển bò giống từ tỉnh Long An đến tỉnh Kon Tum làm lây lan
bệnh Lở mồm long móng, sai sót này thuộc về cơ quan thú y của tỉnh Long An.
Đồng thời, sai sót này thuộc cả về đơn vị mua bò từ Long An vận chuyển về tỉnh Kon

Tum đã không tuân thủ theo đúng quy định là phải nuôi cách ly kiểm dịch trước khi đưa
về nuôi ở các hộ gia đình.


- Để khắc phục những bất cập nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành Công văn số 404/BNN-TY ngày 22/02/2008 về việc Tăng cường kiểm soát việc
buôn bán, vận chuyển gia súc.
Xin chân thành cảm ơn
________________________________________
Họ tên: Đậu Trọng Bằng
Địa chỉ: Thanh Tra Sở NN Đồng Nai
Email:
Theo Luật Bảo vệ và PTR, quy định cư 5 năm sẽ tổ chức kiểm kê lại nguồi tài nguyên
rừng trên tòan quốc. Nhưng thực tế từ năm 1999 đến nay Bộ vẫn chưa tổ chức đánh giá,
kiểm kê lại nguồi tài nguyên rừng theo quy định của Luật. Vậy đề nghị Bộ cho biêt khi
nào sẽ tổ chức kiểm kê lại rừng trên tòan quốc, phương pháp kiểm kê nào sẽ đem lại hiệu
quả, độ chính xác cao ?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Thực hiện quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và quy định
tại Điều 4, 39, Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về kiểm kê
rừng toàn quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ và đã được
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại văn bản số 80/TTg-KTNN ngày 15/ 01 / 2009. Hiện
nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chuẩn bị các điều kiện; xây dựng dự
án tổng thể về kiểm kê rừng toàn quốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để năm 2010
bắt đầu triển khai tại một số tỉnh để thí điểm sau đó sẽ tiếp tục nhân rộng trong toàn quốc.
Trân trọng cảm ơn.
________________________________________
Họ tên: Huynh Le
Địa chỉ: Thu Dau Mot, Binh Duong
Email:

Kinh Gui Bo Truong, Toi co co so qui mo nho ve kinh doanh thit cho, meo ( cung cap
cho cac quan nhau), vua qua co quan Thu y dia phuong co kiem tra xu phat va buot tieu
huy so luong thit cho lam san ly do thit nay khong ro nguon goc, chua qua kiem dich. Co
quan chuc nang yeu cau dong cua co so kinh doanh cua toi. Xin hoi Bo Truong viec nay
dung hay sai ? Rat mong nhan duoc su hoi dap Bo Truong. Xin cam on.
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:
- Việc giết mổ động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y có thẩm
quyền ở địa phương nơi động vật xuất phát và không được cơ quan thú y kiểm soát là vi
phạm quy định của pháp luật thú y.
- Nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, chưa qua
kiểm dịch thì cơ quan có thẩm quyền của địa phương xử phạt vi phạm hành chính và tiến
hành kiểm tra sản phẩm. Nếu sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn thì được phép sử dụng; nếu
không đảm bảo tiêu chuẩn thì tùy theo mức độ để xử lý.
- Trong trường hợp cơ sở giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật không đảm bảo tiêu
chuẩn, thì cơ quan có thẩm quyền của địa phương yêu cầu cơ sở tạm dừng hoạt động kinh
doanh để khắc phục.
Xin chân thành cảm ơn./.


________________________________________
Họ tên: thanhhung
Địa chỉ: ha tinh
Email:
Xin BỘ nông nghiệp và PTNT cho biết khi thu giữ giống cây lâm nghiệp lưu hành trên
địa bàn mà không có thủ tục, nguồn gốc thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết và
hình thức xử phạt như thế nào?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Trả lời:
Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực Giống cây trồng được quy định tại

điều 26, 27,28 Chương III; Các hình thức xử phạt được quy định trong các điều từ điều 8
đến điều 25 Chương II nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/4/2005 của Chính phủ về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng.
- Để có thêm chi tiết về Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/4/2005 của Chính phủ về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng đề nghị Quý vị truy cập vào trang
thông tin điện tử của Cục Lâm nghiệp theo địa chỉ:
/>hoặc: />vào mục “Văn bản quản lý”để tải tài liệu ./.
Cảm ơn sự quan tâm của Quý vị!
________________________________________
Họ tên: Lê Thắng
Địa chỉ: 10 ĐàoDuy Từ - Nha Trang
Email:
Hiện nay chăn nuôi gia súc gia cầm gặp rất nhiều khó khăn: thức ăn chăn nuôi cao; dịch
bệnh nguy hiểm LMLM, PRRS, Cúm gia cầm hầunhư năm nào cũng có. Lợi nhuận của
chăn nuôi vừa thấp vừa bấp bênh. Để hỗ trợ chăn nuôi tốt nhất là tiêm phòng vắc xin
những bệnh nguy hiểm. Đối với Cúm gia cầm đã thực hiện tiêm phòng cho hộ chăn nuôi
không thu tiền (đàn dưới 2.000 con). Nếu có thể Nhà nước hỗ trợ tiêm phòng nhiều bệnh
hơn nữa cho người chăn nuôi như LMLM, PRRS, Dịch tả, THT.... coi đây là chính sách
hỗ trợ chăn nuôi không vi phạm WTO.
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời:
Khi xây dựng chính sách phòng chống dịch bệnh động vật, có thể xếp các loại dịch bệnh
động vật thành hai nhóm chính là:
1. Nhóm các bệnh cần có sự đầu tư của nhà nước: là các bệnh nguy hiểm ở động vật dễ
lây lan ra diện rộng, khi phát ra có khả năng gây thành dịch, gây ra ảnh hướng lớn đến
kinh tế -xã hội như làm chết nhiều động vật ảnh hưởng đến xuất khẩu hoặc là bệnh truyền
lây sang người. Các bệnh thuộc nhóm này bao gồm: cúm gia cầm, LMLM, Dại, Nhiệt
thán.



2. Nhóm các bệnh thuộc phạm vi trách nhiệm tư của các chủ chăn nuôi: là những bệnh
khi xảy ra làm giảm năng suất hoặc đôi khi làm chết gia súc, gia cầm nhưng ít có khả
năng gây dịch. Các bệnh thuộc nhóm này có thể kể đến THT, Phó thương hàn, CRD,
Gumboro, Tai xanh…
Hiện nay, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và tổ
chức thực hiện các dự án khống chế và thanh toán bệnh như “Chương trình quốc gia
khống chế và thanh toán lở mồm long móng giai đoạn 2006-2010” và “Dự án sử dụng
vắc xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao” (giai đoạn 1:
2005-2006, giai đoạn 2: 2007-2008 và giai đoạn 3: 2009-2010). Đối với bệnh Tai xanh,
Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp
KHCN phòng chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) phục vụ
chương trình quốc gia phòng chống PRRS (bệnh Tai xanh)”, cùng với việc triển khai các
dự án do quốc tế tài trợ để có cơ sở cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây
dựng và trình Chính phủ dự án khống chế và thanh toán bệnh Tai xanh.
Đối với các bệnh hiện đang có các chương trình quốc gia (cúm gia cầm, LMM) thì Ngân
sách Trung ương đảm bảo vắc xin và hỗ trợ chi phí tiêm phòng theo các đối tượng và địa
bàn cụ thể.
Trong trường hợp xảy ra dịch, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
thực hiện theo Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ. Theo đó, chi phí tiêm phòng chống dịch sẽ được hỗ trợ. Ngoài ra, các trường
hợp tiêm phòng thông thường sẽ không được bao cấp.
Nhà nước luôn luôn mong muốn người chăn nuôi giảm thiểu các thiệt hại về dịch bệnh và
muốn hỗ trợ người chăn nuôi khắc phục được nhiều loại dịch bệnh. Tuy nhiên còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu đề
xuất ý kiến của ông.
Xin chân thành cảm ơn
Họ tên: Hoang Xuan Thanh
Địa chỉ: Chi cuc thu y Quang Binh
Email:

Câu 1: Theo thông tư 42/2006/TT-BNN ngảy 01/6/2006 Hướng dẩn thực hiện một số
điều tại Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ: Tại điểm
a mục 1: Điều kiện đối với cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm: a) Về quy
mô, công suất giết mổ Đề nghị Bộ trưởng cho biết: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình các cở giết mổ có công suất, quy mô nhỏ hơn qui đinh nêu tại điểm a, muc 1 thì việc
lập Đề án qui hoạch xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung căn cứ theo văn
bản nào? Câu 2:Trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với công tác kiểm soát, giết
mổ như thế nào? Có văn bản nào qui định trách nhiệm, nghĩa vụ của Cá nhân, hộ giết mổ
gia súc, gia cầm tham gia vào điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung?
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
1. Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 1/3/2006 của Thủ Tướng Chính phủ Về chính sách
hỗ trợ cho cơ sở giết mổ gia súc gia cầm và chăn nuôi tập trung đã hết hiệu lực. Hiện nay
Bộ NN&PTNT đang xây cơ chế chính sách để phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại
công nghiệp và giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp chính sách này sẽ được ban hành
trong năm 2009


2. Trong thời gian chờ đợi chính sách mới đề nghị quý cơ quan tham khảo một số chính
sách phát triển chăn nuôi trong các văn bản sau đây.
2.1. Nhà nước có nghị Quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về trang
trại;
2.2. Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Nghị định số 17/2006 NĐ - CP ngày 27/1/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị dịnh hướng dẫn thi hành Luật đất đai
2.3. Nghị định 129/2003/NĐ-CP ngày 3/11/2203 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Nghị quyết số 15/2003 QH 11 về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
2.4. Luật đầu tư năm 2005 và nghị định 108/2008/NĐ - CP ngày 22/4/2208 về quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư năm 2005
2.5. Quyết định số 17/QĐ - TTg ngày 20/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp
tục thực hiện Quyết định 225/1999/ QĐ - TTg ngày 10/12/1999 về chương trình giống

cây trồng và giống, giống cây lâm nghiệp giai đoan 2001-2010
2.6. Quyết định số 167/2001/QĐ - TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính
sách phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-2010;
2.7. Quyết định số 166 /2001/QĐ - TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính
sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001-2010;
2.8. Quyết định số 394 /QĐ - TTg ngày 13/3/2006 của TTg Cính phủ về khuyến khích
đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở
chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp;
2.9. Quyết định số 10 /2008/QĐ - TTg ngày 16/01/2008 của TTg Cính phủ về chiến lược
phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
2.10. Một số chính sách khác: tăng giảm thuế vừa thực hiện theo lộ trình cam kết WTO
vừa khuyến khích phát triển chăn nuôi trong nước góp phần ổn định an sinh xã hội
3. Trách nhiệm của địa phương trong muc II chương 3 Pháp lệnh Thú y của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội số 18/2004/PL-UBTNQH11, ngày 29 tháng 4 năm 2004 và Nghị
định 33/2005/NĐ-CP, ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Pháp lệnh thú y./.
________________________________________
Họ tên: So Nong nghiep va PTNT
Địa chỉ: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, số 2, đường Nguyễn Văn Cừ, thành
phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
Email:
Trong Quyết định 80/CP của Chính ohur còn thiếu các đề tài cụ thể ràng buộc trách
nhiệm của 4 nhà dẫn đến mối quan hệ lỏng lẻo nên việc tiêu thụ nông sản và rau quả còn
gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Bộ Nông nghiệp cần bổ sung các chế tài cho Quyết định
80/CP. Xin cám ơn
Bộ NN & PTNT trả lời như sau:
Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và gần đây là Chỉ thị số
25/2008/CT-TTg chỉ đề cập tới chủ trương khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp
đồng. Riêng các vấn đề liên quan đến tranh chấp và phá vỡ, không tôn trọng hợp đồng đã
ký, các văn bản trên quy định các bên liên quan thương thảo tìm cách giải quyết trên cơ

sở tôn trọng lợi ích và chia sẻ rủi ro đối với hợp đồng đã ký. Trường hợp các bên không


×