Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Ngôn từ và giọng điệu của Nguyễn Tuân trong truyện ngắn trước năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.67 KB, 100 trang )

Lời cảm ơn
Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn
Đăng Điệp, Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, người Thày đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, định hướng cho tôi từ những bước đi đầu tiên trên con
đường khoa học nghệ thuật, trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành bản luận văn thạc sĩ này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ
Văn, các Thày giáo, Cô giáo các Khoa, Bộ môn, các phòng chức năng của
Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Thời sự, phòng Phát thanh
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp cao học.
Xin chân thành cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, người
thân, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm
ơn.

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm
2009 Tác giả
Võ Vân Hà

Vietluanvanonline.com

Page 1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1


1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...........................................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................7
5. Cấu trúc luận văn.................................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, NHÃN QUAN NGÔN
NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN................................8
1.1. Cái nhìn độc đáo về con ngƣời.........................................................8
1.2. Quan niệm về nhà văn và nghề văn............................................... 19
1.3. Nhãn quan ngôn ngữ.......................................................................29
CHƢƠNG 2: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT...........................................36
2.1. Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật......................................................36
2.2. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện............................................................ 36
2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện biết trước.....................................37
2.2.2 Ngôn ngữ người kể chuyện hóa thân vào nhân vật..................40
2.3. Ngôn ngữ nhân vật.......................................................................... 41
2.3.1 Ngôn ngữ đối thoại..................................................................... 42
2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại...................................................................50
2.4. Ngôn ngữ giàu màu sắc văn hóa.....................................................51
CHƢƠNG 3 : GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT......................................59
3.1. Khái niệm giọng điệu...................................................................... 59
3.2. Các giọng điệu chính....................................................................... 59
3.2.1. Giọng điệu khinh bạc.................................................................60
3.2.2. Giọng điệu hoài tiếc................................................................... 77
3.2.3 Giọng điệu triết lý........................................................................81
KẾT LUẬN....................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 91


3


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Tuân là tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho mình một phong
cách nghệ thuật độc đáo. Là một nghệ sĩ lớn, Nguyễn Tuân đã để lại sự
nghiệp văn học đồ sộ với nhiều trang viết tài hoa, độc đáo. Năm 1996, ông
vinh dự được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Từ trước đến nay, có nhiều huớng nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn
Tuân, nhưng tìm hiểu ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật của ông lại chưa
được chú ý thích đáng. Ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện
mang tính đặc trưng của văn học. Đó là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng
trong quá trình sáng tạo và cũng là yếu tố đầu tiên mà người đọc tiếp xúc khi
đến với tác phẩm văn học nghệ thuật. Có lẽ vì thế mà M. Gorki đã viết: “Yếu
tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các
sự kiện, các hiện tuợng của cuộc sống - là chất liệu của văn học”. [42, 215].
Ngôn ngữ, theo Martin Hedegeer là “Ngôi nhà của hữu thể”. Vì thế, khám
phá ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Tuân thực chất là tìm đến chiều sâu bản
ngã và tài năng nghệ thuật của ông.
Trong lễ trao giải thuởng cho những nhà văn được “Giải thuởng Hồ Chí
Minh‟‟, nhà thơ Tố Hữu đã gọi Nguyễn Tuân là “Người thợ kim hoàn của
chữ” [Báo Văn nghệ tháng 4 năm 1987]. Văn Nguyễn Tuân là một thế giới
nghệ thuật phong phú, kỳ diệu, mới mẻ và bao giờ cũng đem lại cho người
đọc một sự hứng thú đặc biệt. Hoài Anh nhận xét: “Nguyễn Tuân là người
nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa đến một độ cao hiếm thấy trong
văn học Việt Nam’’ [48, 230]


Có những người viết hàng chục quyển sách nhưng vẫn chẳng ai biết tên,

nhớ mặt. Có những người chỉ viết vài bài thơ, vài truyện mà khắc được bóng
dáng mình vào vĩnh cửu. Nguyễn Tuân là nhà văn được trời phú cho rất nhiều
khả năng trong việc bộc lộ giọng điệu. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, nhà phê
bình văn học Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Văn chương Nguyễn Tuân đã làm
cho văn giới Việt Nam phải chú ý đến lối hành văn đặc biệt của ông và những
ý kiến cùng tư tuởng phô diễn bằng những giọng tài hoa, sâu cay, khinh bạc,
lúc thì đầy nghệ thuật, lúc thì bừa bãi lôi thôi, như một bức phác họa, nhưng
bao giờ nó cũng cho người ta thấy một trạng thái của tâm hồn”.[51, 426,
427]
Tất nhiên khi nhắc đến Nguyễn Tuân, người ta nhớ đến ông với tư cách
ông vua trong thể tùy bút. Với tài năng nghệ thuật của mình, ông đã đưa tùy
bút thành một thể văn sang trọng, lịch lãm. Bên cạnh đó, truyện ngắn của
Nguyễn Tuân cũng không kém phần đặc sắc. Trong luận văn này, chúng tôi
mạnh dạn trình bày kết quả nghiên cứu ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật của
nhà văn trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân trước năm 1945 để hiểu hơn sự
đa dạng của ngòi bút độc đáo này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu chung về Nguyễn Tuân
Việc nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Tuân trải qua ba chặng sau đây:
Trước năm 1945: Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay
từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút ký,
truyện ngắn hiện thực trào phúng… Nhưng mãi đến đầu những năm 1938,
ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm:
Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt
cua… Tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay


quanh ba đề tài: “Chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “Vang bóng một thời” và “Đời
sống trụy lạc”.
Ngay từ những năm 1940, nhà văn Thạch Lam qua tác phẩm “Vang

bóng một thời” đã coi Nguyễn Tuân là “Một nhà văn kính trọng và yêu mến
cái đẹp”. Coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng nhưng
Thạch Lam lại không đánh giá cao ngôn từ của Nguyễn Tuân trong tập truyện
này. Năm 1942, Vũ Ngọc Phan trong quyển Nhà văn hiện đại đã gọi Vang
bóng một thời là “một văn phẩm gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. “Ông là nhà
văn đứng hẳn ra một phái riêng cả về hành văn lẫn tư tuởng”.[50, 427]
Từ 1945 đến 1985: Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945, Nguyễn
Tuân đã thực sự chuyển mình về nhận thức và tư tuởng. Ông chân thành đem
ngòi bút của mình phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân
luôn luôn có ý thức phục vụ xã hội trên cương vị một nhà văn, đồng thời vẫn
phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình. Ông đóng góp cho nền văn
học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy tính nghệ thuật ca ngợi quê hương đất
nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Sáng tác của
ông thể hiện rõ sự chuyển mình trong nhận thức và tư tưởng của chính nhà
văn. Một loạt tùy bút đã ra đời: Đường vui, Tình chiến dịch, Tùy bút Sông Đà,
Tùy bút kháng chiến, Ngày cách mạng đầy tuổi tôi…
Nghiên cứu về nghệ thuật, giai đoạn này đáng chú ý là bài viết của
Trương Chính, Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Phan Cự Đệ… Tuy nhiên,
phần lớn các bài viết này đều tập trung đánh giá tài năng nghệ thuật của
Nguyễn Tuân ở thể tùy bút, còn chưa quan tâm thật sâu đối với thể loại truyện
ngắn. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân giai đoạn này chưa được đánh giá cao
vì đọc chúng người ta vẫn nhận thấy bóng dáng của những con người cũ. Bên
cạnh đó, phê bình văn học lúc bấy giờ quan tâm chủ yếu đến nội dung xã hội


học, không chú trọng mặt nghệ thuật ngôn từ. Gió Lào ra đời 1947 đã nhận
được nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Trương Chính đã phê phán Nguyễn
Tuân: “Sao mà kềnh càng đến thế? Bao nhiêu nỗi vui buồn trước mắt, thân
thiết hơn, sao không nói! Ai còn có thì giờ đâu mà đi sâu vào lòng mình, mà
ngồi chẻ sợi tóc làm tư. Mới đến cảnh gió Lào xứ Nghệ mà kéo bảy tám trang

ròng! Nhắc đến đại đóa, hoa lay ơn, giữa khi xung quanh ngút khói lửa và
vang tiếng đại bác, cối mìn! Thật là quá đáng”.
Khác với ý kiến trên, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định Nguyễn Tuân là
nhà văn có tầm ảnh huởng lớn đến đời sống văn học nước nhà mấy chục năm
qua: ông “là một hiện tượng văn học phức tạp, nhất là trước cách mạng tháng
tám”. Tờ Văn hóa văn nghệ công an - số 10 năm 1997 có phỏng vấn nhà thơ
Tế Hanh về những tác phẩm văn học Việt Nam thế kỉ XX mà ông sẽ chọn
mang theo hành trang của mình vào thế kỷ XXI, nhà thơ đã không ngần ngại
nêu lên đầu tiên đó là Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân.
Sau năm 1986: Bước sang những năm 80, khi không khí văn học bắt đầu
đổi mới thì vấn đề nghiên cứu văn phẩm Nguyễn Tuân lại khởi sắc và có
nhiều cái nhìn mới thiện cảm hơn so với khoảng thời gian trước đó. Đây là
giai đoạn Nguyễn Tuân được đánh giá toàn diện, thỏa đáng. Thời kì này các
nhà nghiên cứu như: Phan Ngọc, Đỗ Đức Hiểu, Lại Nguyên Ân, Nguyễn
Đăng Mạnh, Nguyễn Minh Châu, Tô Hoài, Nguyễn Khải, Phong Lê, Tôn
Thảo Miên, Hà Văn Đức… đã tiếp cận nghiên cứu tài năng của Nguyễn Tuân
từ nhiều huớng khác nhau. Đặc biệt, sau khi Nguyễn Tuân mất, đã có hàng
loạt bài viết về ông khẳng định Nguyễn Tuân là một trong những cây bút lớn
nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu phê
bình văn học và nhà văn đều thừa nhận tài năng thực sự của Nguyễn Tuân
''Một phong cách nghệ thuật độc đáo'' (ý kiến của Phan Cự Đệ), hay ''Bậc
thầy của nghệ thuật ngôn từ'' - nhận xét của Nguyễn Đinh Thi…


N.I. Niculin - Tiến sĩ Viện văn học thế giới Nga đã gọi Nguyễn Tuân là
''nghệ sĩ ngôn từ''. Văn Nguyễn Tuân không chỉ thu hút sự quan tâm của
những nhà văn trong nước mà còn làm say lòng nhiều nhà nghiên cứu văn học
nước ngoài, đặc biệt là những nhà văn Liên Xô như: M.I Linxki, Mrian
Tkachop. Qua đó cho thấy vị trí của Nguyễn Tuân trong lòng bạn bè năm
châu trên thế giới.

Trong điếu văn đọc trước tang lễ của Nguyễn Tuân, nhà văn Nguyễn
Đình Thi khẳng định: ''Cùng với những bạn cùng thời như Ngô Tất Tố,
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… Nguyễn Tuân đã đặt viên đá riêng
vào cái nền còn mới mẻ của văn xuôi tiếng Việt ta và viên đá của Nguyễn
Tuân là một hòn đá tảng… sẽ chắc bền trong thời gian''.
Hơn 50 năm cầm bút, trải qua những giai đoạn lịch sử quan trọng của
nước nhà, từ chiến tranh khói lửa đến khi lập lại hòa bình và những năm đầu
đổi mới xây dựng đất nước, Nguyễn Tuân đã nhận được sự quan tâm của
đông đảo bạn đọc, nhà phê bình. Tuy có nhiều ý kiến khen, chê khác nhau
nhưng tất cả mọi ý kiến thống nhất khẳng định tài năng nghệ thuật của
Nguyễn Tuân.
2.2. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Nguyễn Tuân
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn từ ở đây không phải là
phương tiện giao tiếp tự nhiên hằng ngày của đời sống mà là thứ ngôn ngữ
được lựa chọn, sáng tạo theo chủ quan của người nghệ sĩ để phục tùng các
nhiệm vụ nghệ thuật tác phẩm. Một tác phẩm văn học có trở thành kiệt tác, ghi
đậm dấu ấn trong lòng độc giả hay không, có trở thành món ăn tinh thần của
dân tộc hay không, không chỉ tùy thuộc vào nội dung tu tuởng mà còn phụ
thuộc vào chất luợng hình thức biểu hiện ngôn từ. Ngôn từ chính là yếu tố
quan trọng bậc nhất của hình thức biểu hiện đó. Đáng chú ý là một số bài viết
như: Nguyễn Tuân -


Nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa của Hoài Anh; Nguyễn Tuân Bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam của Mai Quốc Liên; Về truyện
ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân của Văn Tâm; Thầy chữ Nguyễn
Tuân của Hà Bình Trị, Như một ông lão thợ đấu của Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Tuân- chuyên viên tiếng Việt của Nguyễn Đăng Điệp in trong cuốn
Chân dung nhà văn Việt Nam hiện đại, nhà xuất bản Giáo dục 2005.
Giọng điệu nghệ thuật Nguyễn Tuân cũng được một số nhà nghiên cứu
chú ý. Luôn chất chứa những mâu thuẫn trong nội tâm, tư tưởng nên văn

Nguyễn Tuân là thứ văn đa giọng điệu như: giọng trào phúng, trữ tình, hoài
tiếc, triết lý, khinh bạc. Nhắc đến giọng điệu Nguyễn Tuân không thể không
nhắc đến giọng khinh bạc, đây là giọng điệu nổi bật nhất giai đoạn trước cách
mạng tháng Tám.
Ngoài ra có nhiều công trình, luận án, luận văn quan tâm đánh giá,
nghiên cứu toàn diện hoặc nhiều khía cạnh nội dung, nghệ thuật tác phẩm
Nguyễn Tuân như: Ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Tuân của
Nguyễn Thị Ninh- năm 2004. Tuy nhiên, riêng về phương diện ngôn từ và
giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám
1945 hiện chưa có công trình nào nghiên cứu thật toàn diện và cụ thể. Đây là
một “khoảng trống” mà chúng tôi hi vọng sẽ phần nào bù đắp được qua quá
trình thực hiện luận văn này.
3. Đối tuợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tuợng nghiên cứu
Chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu đặc điểm ngôn từ và giọng điệu nghệ
thuật của Nguyễn Tuân trong toàn bộ truyện ngắn của ông trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945. Về tư liệu chúng tôi dựa vào quyển Nguyễn Tuân truyện ngắn do Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2006.


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để hiểu hơn tài năng của Nguyễn Tuân, một mặt chúng tôi cố gắng bao
quát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Tuân kể cả phê bình và tiểu luận văn học
của ông; mặt khác, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh truyện ngắn của Nguyễn
Tuân với một số tác giả khác để làm nổi rõ hơn tài năng nghệ thuật của
Nguyễn Tuân.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, trong luận văn này chúng tôi sử
dụng một số phương pháp chính như sau:
4.1.


Phương pháp cấu trúc – hệ thống

4.2.

Phương pháp so sánh

4.3.

Phương pháp phân tích tác phẩm.

4.4.

Vận dụng thi pháp học.

5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1. Quan niệm nghệ thuật và nhãn quan ngôn ngữ của Nguyễn
Tuân trong truyện ngắn trước cách mạng tháng Tám
Chương 2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân trước
cách mạng tháng Tám
Chương 3. Giọng điệu nghệ thuật


PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, NHÃN QUAN NGÔN NGỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN


1.1. Cái nhìn độc đáo về con ngƣời
Macel Proust - nhà văn Pháp nổi tiếng với tác phẩm Đi tìm thời gian đã
mất quan niệm: “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ phong cách
không phải là vấn đề kĩ thuật, mà là vấn đề cái nhìn. Như vậy cái nhìn chi phối
hình thức nghệ thuật của tác phẩm, chi phối phong cách tác giả. Cái nhìn từ
phạm vi tri giác tuy có cội nguồn cảm giác nhưng là một cái nhìn có tính tự
túc một lãnh hội ý tưởng”. Ngôn ngữ thì chung nhưng cái nhìn của mỗi nhà
văn lại có sự khác nhau, sự khác nhau đó được thể hiện qua cách sử dụng
ngôn từ của nhà văn ấy. Cuộc sống vốn tồn tại muôn màu, muôn vẻ. Con
người cũng có vô vàn trạng thái tâm lý, cảm xúc khác nhau. Có những trạng
thái tình cảm của con người mà ngôn ngữ thông thường không sao biểu đạt
được một cách chính xác, đầy đủ. Người nghệ sĩ tài hoa phải là người viết
được tình cảm ấy lên trang giấy bằng thứ ngôn ngữ riêng của mình. Cái nhìn
nghệ thuật chính là nền tảng vững chắc để người nghệ sĩ tạo dựng cho mình
một hệ thống ngôn từ riêng, qua sự lựa chọn, chắt lọc ngôn ngữ chung. Trước
sự vật, hiện tượng, mỗi nhà văn có suy nghĩ, sự cảm thụ, liên tưởng, tưởng
tượng khác nhau, điều đó đã quy định cái nhìn nghệ thuật cũng có sự khác
nhau.
Cùng viết về những nỗi thống khổ của con người trong xã hội thực dân
nửa phong kiến trước cách mạng, nhưng mỗi nhà văn lại có cái nhìn nghệ
thuật khác nhau nên con người trong tác phẩm của mỗi nhà văn ấy lại hiện lên


ở những góc độ, khía cạnh, mang theo số phận khác nhau. Vũ Trọng Phụng
đã nhìn cuộc đời qua lăng kính hiện thực, ông quan niệm “Đời là chó đểu, là
khốn nạn”. Bằng nghệ thuật trào phúng độc đáo, sử dụng những chi tiết
cường điệu, lối dắt dẫn bất ngờ, nhà văn đã khắc sâu chân dung nhân vật biếm
họa để hạ nhục, vạch trần bộ mặt của bọn người hữu danh vô thực, bọn trọc
phú dâm ô dốt nát. Đó là Xuân tóc đỏ trong Số đỏ, Nghị Hách trong Giông tố.
Bà Phó Đoan được tặng bằng tiết hạnh vì “thủ tiết với hai đời chồng”. Một kẻ

vô học, hạ lưu, lưu manh như Xuân tóc đỏ thì lại được cả xã hội thuợng lưu
tung hô, công nhận, “Xuân tóc đỏ vạn tuế”. Thông qua những ngôn từ ấy, Vũ
Trọng Phụng đã vung làn roi quất mạnh vào sự nhố nhăng đồi bại của cái xã
hội thuợng lưu chó đểu, vô nghĩa lý, trong đó con người sống với nhau chỉ vì
đồng tiền, giả dối, rởm hợm, vô lương tâm, không tình nghĩa. Nam Cao,
Nguyễn Công Hoan đều nhìn cuộc đời là một sân khấu hề, một môi truờng hà
khắc, đen tối, tàn bạo khiến con người phải gồng mình, xù lông lên để chống
đỡ, để thích nghi, hoặc thu mình lại trong góc riêng nếu không muốn mình bị
tha hóa. Nam Cao phân tích con người là nạn nhân của xã hội phi nhân tính
ấy, đẩy người ta vào bước đường cùng và cuối cùng đã bị chính xã hội vô
nhân đạo biến thành một con người khác. Nhân vật của ông là tầng lớp trí
thức tư sản, họ mang trong mình những uớc mơ, hoài bão lớn lao về tương lai,
hay những người nông dân nghèo khổ, sống trong cái nghèo, tất cả bọn họ
đều bị xã hội vùi dập, bóp nghẹt sự sống, cố vẫy vùng nhưng không tài nào
thoát ra được. Chí Phèo đã ngật ngưỡng buớc ra từ những trang sách của Nam
cao khiến cho cả xã hội phải giật mình về sự nghiệt ngã của chính nó, đã đẩy
anh nông dân chân chất, hiền lành ngày nào trở thành con quỷ dữ của làng Vũ
Đại, chuyên đi rạch mặt ăn vạ, một sự tha hóa đáng sợ. Cho dù Chí Phèo
muốn làm lại cuộc đời, muốn tìm được hạnh phúc cho riêng mình, nhưng Thị
Nở, bà cô Thị Nở hay cũng chính là sự miệt thị, ghẻ lạnh của xã hội đã đẩy


Chí đến sâu thẳm của đáy vực. Chí đã vác dao đến nhà Bá Kiến để đòi lại sự
lương thiện, nhưng ai có thể trả lại sự lương thiện cho Chí. Nguyễn Công
Hoan nhìn thấy sự phá hoại nhân cách ở tầng lớp quan lại, giàu có, quyền thế,
sử dụng địa vị của mình để chà đạp lên những người dân thấp cổ bé họng.
Nói đến Nguyễn Tuân, người ta nghĩ ngay đến một cây bút nổi bật của
xu huớng văn học lãng mạn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Đó là một
nhà văn của quan điểm duy mỹ, nghiêng nhiều về phía vị nghệ thuật. Đối với
Nguyễn Tuân, văn chương và nghệ thuật đứng trên mọi thứ thiện ác ở đời.

Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Tuân luôn khao khát vươn tới cái
đẹp, tôn thờ cái đẹp.
Tùy theo thái độ phản ứng lại đối với thực tại đời sống và cách tìm lối
thoát của các nghệ sĩ, chủ nghĩa lãng mạn được chia thành những khuynh
huớng khác nhau: khuynh hướng tiêu cực với thái độ bi quan về thực tại, tình
cảm chán chường và hoài niệm về quá khứ; khuynh hướng thứ hai là khuynh
hướng tích cực, tràn trề niềm tin vào cuộc sống thực tại, tương lai, lạc quan về
nhân thế và khả năng sáng tạo đời sống.[42, 87] Nguyễn Tuân và Thạch Lam
cùng chủ nghĩa lãng mạn theo khuynh hướng thứ nhất. Điểm chung của hai
nhà văn này là yêu vẻ đẹp cổ xưa, cùng hướng ngòi bút về cội nguồn văn hóa
truyền thống của dân tộc. Đều là nhà văn thuộc trường phái lãng mạn chủ
nghĩa, nhưng giữa hai cây bút Thạch Lam và Nguyễn Tuân lại có cái nhìn
khác nhau. Đương thời Thạch Lam là người không ưa sự hào nhoáng, bóng
bẩy mà yêu thích sự bình dị, kín đáo. Điều này đã ăn sâu vào tâm hồn nhà văn,
nên chúng ta dễ dàng nhận thấy nhân vật của Thạch Lam là nhân vật của cuộc
sống, đa phần thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội (Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ), những
người phụ nữ mang số phận bất hạnh (Cô hàng xén, Tối ba mươi, Hai lần
chết), có tầng lớp tiểu tư sản (Một cơn giận, Cái chân què, Cuốn sách bỏ


quên, Sợi tóc), có cả người giàu có (Người đầm, Trở về). Thạch Lam cũng
không phải là con


người hành động nên những nhân vật của ông thường thiên về suy nghĩ, bộc
lộ cảm xúc nội tâm, mang đặc điểm đúng với phong cách Thạch Lam. Đó là
sự tinh tế, đa cảm, thiết tha, chịu thương, chịu khó.
Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân đa dạng và có sự
thay đổi theo thời gian. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân căm ghét xã hội thực
dân thối nát, bóp chết uớc mơ, khát vọng tuổi trẻ, ông đã phủ nhận thực tại

bằng cách quay về quá khứ với quá khứ vàng son. Giống như nhiều nhà văn
lãng mạn khác, Nguyễn Tuân đã tách rời cái đẹp khỏi cái có ích, đề cao cái
đẹp thuần túy. Xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng tám đầy cạm bẫy, xấu
xa, lừa lọc, tất cả những điều ấy bủa vây xung quanh những văn nghệ sĩ, trong
đó có Nguyễn Tuân. Quá khó nếu không nói là không thể tìm được cái đẹp
trong xã hội ấy. Việc Nguyễn Tuân chọn những vẻ đẹp trong quá khứ làm đề
tài sáng tác khiến nhiều nhà phê bình gay gắt lên tiếng phê phán Nguyễn
Tuân. Họ cho rằng ông đã quay lưng lại với đất nước, trong khi cả dân tộc
đang phải gồng mình, đổ máu để chiến đấu chống lại kẻ thù thực dân thì ông
lại chạy trốn, không hòa nhịp với dân tộc.
Bản thân Nguyễn Tuân là một người tài hoa, tài tử, yêu cái đẹp, đẹp
hình thức, đẹp tâm hồn. Ông có cái nhìn lý tuởng hóa về con người nên những
nhân vật của Nguyễn Tuân đều là những người tài hoa, tài tử, phi thường,
những bậc chính nhân quân tử, mang trong mình các giá trị văn hóa, đậm đà
bản sắc dân tộc. Những con người ấy không chấp nhận thực tại đen tối của xã
hội, có sự phản ứng quyết liệt chống lại hoàn cảnh bằng những hành động phá
phách, ngang tàng, khác đời, khác người. Nguyễn Tuân tạo ra những con
người có cuộc sống riêng, chống lại khủng hoảng, dằn vặt, thất vọng. Xây
dựng những nhân vật ấy, Nguyễn Tuân đã tỏ lòng mình cho thiên hạ thấy,
không phải ông chạy trốn thực tại mà thể hiện lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ
gìn những nét độc đáo của văn hóa Việt, lưu giữ giá trị thẩm mỹ dân tộc cho
con


cháu đời sau. Thời gian có thể qua đi, nhưng những vẻ đẹp cổ xưa vẫn còn
mãi mãi trong tác phẩm của ông.
Với cái nhìn lý tưởng về con người và là “Ngòi bút huớng nội nhất
trong các cây bút văn xuôi lãng mạn Việt Nam” ( ý kiến của Văn Tâm trong
bài Về truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân)[48, 291] nên những
nhân vật của ông không thể là những con người bình thuờng mà phải chí khí

hơn người. Điển hình là nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử
tù. Huấn Cao ''văn võ đều có tài cả'', đức tài gồm đủ trí dũng song toàn. Ông bị
bắt vào ngục cũng chỉ vì muốn chống lại sự vô lý của cường quyền để rồi sa
cơ lỡ vận trở thành kẻ tử tù suốt ngày đêm cổ đeo gông, chân vướng xiềng.
Xây dựng Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã nhấn mạnh vào yếu tố thiên lương và
đề cao tài năng đặc biệt hơn người của ông là ở tài thư pháp. Mở đầu truyện,
chúng ta bắt gặp cuộc đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại, qua đó hé
mở về kẻ tử tù xấu số chuẩn bị đưa đến nhà lao:
''Này thầy bát, cứ công văn này thì chúng ta sắp nhận được sáu tên tù
án chém. Trong đó, tôi nhận thấy tên người đứng đầu bọn phản nghịch là
Huấn Cao. Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà người mà vùng
tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó''.
''Thầy liệu cái buồng đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy
hiểm không? Thầy có nghe thấy người ta đồn là Huấn Cao, ngoài cái tài viết
chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa vượt ngục nữa không?'' .
Thầy thơ lại ít học đã xót xa, thương cảm cho số phận của ông Huấn:
''Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà
lấy thương tiếc''. [58, 130, 131]
Cái tài viết chữ của ông Huấn thì nổi tiếng khắp nơi, vậy mà ít ngày
nữa tài năng của ông lại bị chôn vùi bởi sự nghiệt ngã của số phận. Có được


chữ của ông Huấn trở thành khát vọng lớn nhất của ngục quan lúc này. Cảm
trước con người tài hoa ấy, viên quản ngục đã biệt đãi Huấn Cao, sự đối đãi
đặc biệt mà chưa một kẻ tử tù nào có được.
''Suốt nửa tháng, ở trong buồng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người
thơ lại gầy gò, đem ruợu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù. Mỗi lúc
dâng ruợu, với thức nhắm, người thơ lại lễ phép nói: Thầy quản chúng tôi có
ít quà mọn này biếu ngài dùng cho ấm bụng. Trong buồng đây, lạnh lắm‟‟.
Nhưng ông Huấn nhận nó một cách thản nhiên, coi như đó là một việc

vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm. Và thẳng thắn, hiên
ngang có phần cay nghiệt khi trả lại sự đối đãi của ngục quan: ''Ngươi hỏi ta
muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng có đặt chân vào đây''.
[58, 134]
Khi nhận thấy tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục, kẻ biết
trọng người tài hẳn không phải kẻ xấu. Ông Huấn đã quyết định cho chữ viên
quản ngục. Và khuyên viên quản ngục: “Ở đây lẫn lộn, ta khuyên thầy Quản
nên thay chỗ ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo
với những nét chữ vuông vắn, tươi tắn, nó nói lên những hoài bão tung hoành
của đời con người… Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về quê mà ở đã, ở
đây khó giữ thiên lương cho lành vững, và rồi cũng đến nhem nhuốc cái đời
lương thiện đi”. Những câu nói chân tình ấy cũng chính là tấm lòng của nhà
văn. Bằng bút pháp lãng mạn, Nguyễn Tuân đã tạo nên hình tuợng người anh
hùng Huấn Cao có một không hai. Nhân vật Huấn Cao được xây dựng từ
nguyên mẫu có thực ở ngoài đời là Cao Bá Quát, dạy học đất Tây Sơn từ trăm
năm trước, duới xã hội xứ Đoài thời ông Huấn - triều đại Thiệu Trị, Tự Đức
cũng chính là xã hội Việt Nam thời Nguyễn Tuân đang sống. Qua đó, nhà văn
thể hiện tình yêu nước sâu sắc đến khắc khoải của mình. Người nghệ sĩ chân
chính


ấy đã không xưng mình là người yêu nước, quay trở lại với quá khứ chính là
để tìm lại những giá trị dân tộc đang dần phai mờ. Tình cảm của Nguyễn Tuân
chính là ở chỗ ấy, thực kín đáo và đáng trân trọng biết bao.
Những tác phẩm thuộc thể tài Yêu ngôn được ra đời vào giai đoạn sáng
tác bế tắc nhất Nguyễn Tuân. Lúc này, Nguyễn Tuân nhìn đời như một sân
chơi quái đản, kì dị, vô hồn, trống rỗng. Nhưng một điều dễ nhận ra là ngay cả
khi tâm lý bị đè nặng bởi sự u uất thì nhân vật của ông vẫn là những con
người mang số phận dị biệt và có tính cách, tài năng phi thường.
Nhân vật Bát Lê trong Bữa Rượu máu gây ấn tượng mạnh mẽ với người

đọc về lối chém treo ngành. Y có cái tài chém đầu người, chỉ bằng một nhát
gươm mà đầu vẫn dính vào cổ lần da gáy.
Một nỗi niềm thương cảm, xót xa lan tỏa trong lòng mỗi người, tiếc cho
số phận một kẻ tài hoa, tài tử mà mệnh bạc. Cái cậu Ấm Đới trong Đới Roi đã
từng dám đem bán bộ chén ngọc liệu của dòng họ để sắm màn Hồng Kông
cho người tình, còn bao nhiêu thì đem uống sâm banh dần với tình. Nay sa cơ
lỡ vận, để sự nghiệp tiêu tan theo giọng hát tiếng đàn phải sống bằng nghề
chuốt roi chầu, vót gọng ô nan hoa xe đạp làm tiêm bán cho các tiệm ấy đã
không chấp nhận mãi lòng thương hại của người đời đã lựa cho mình cái chết
ra đi trong sự thanh thản. Cái chết của cậu Ấm đã khẳng định nhân cách, lòng
tự trọng của một người tài tử.
Những dòng viết về hồn ma báo oán hai anh em ông Đầu Xứ trong
Khoa thi cuối cùng chỉ chiếm một dung lượng nhỏ trong tác phẩm, nhưng lại
được Nguyễn Tuân dành cho sự ưu ái đặc biệt khi trao cho nhân vật phụ này
số phận của “một người nàng hầu tài hoa nổi tiếng một thời”.
Nhân vật Bố Ô trong Rượu bệnh được xây dựng rất gần gũi với người
hành khất cao sang, am hiểu nghệ thuật uống trà trong Những chiếc ấm đất.


Bố Ô được mệnh danh là một “Kì nhân không biết đói chỉ thấy khát ruợu”.
Nhưng con người ấy lại có cái tài riêng của mình trong nghệ thuật nếm ruợu
độc nhất vô nhị: "Mỗi buổi sớm lúc trời đất còn lờ mờ, ông cụ đã ngồi sẵn ở
các cửa ô Hà Nội, đồ vật đem theo chỉ vẻn vẹn một cái ghế gỗ và một cái
chén gỗ to gần bằng cái lồng gỗ mít đóng oản của nhà chùa. Ông ngồi đấy để
đợi các cô gái vùng Bồ Đề qua đò ngang ghé vào lối Ô Quan Chưởng, để
thưởng thức rượu mà không mất tiền''. Cách uống rượu của Bố Ô quả thực là
độc đáo đến hiếm thấy, quá đỗi kì lạ. Lão nhắm ruợu với một cái đinh. “Cái
đinh đóng thuyền chấm vào chén ruợu mút đánh chụt một cái rất gọn”. Rồi
các cô gái bán ruợu cũng phát hiện ra cái trò nếm rượu chằng của ông già tinh
quái kia, luôn nếm thử nhưng không bao giờ mua cả thì họ lại tự nguyện “mỗi

buổi mai cấp cho ông già đầy một chén ruợu gỗ” và họ coi việc đó như để mở
hàng, lấy may cho một ngày buôn bán. Bố Ô ''uống ruợu ngon tệ, cứ ngọt xớt
đi thôi''.[58, 270] Đây là hình tượng độc đáo trong thế giới nhân vật của
Nguyễn Tuân, cách uống rượu Bố Ô cũng rất nghệ thuật, nó như một thú
thưởng thức cao sang mà không phải ai cũng thưởng thức được. Bố Ô hư hư
thực thực, huyền ảo giữa thế giới thực và thần tiên, kẻ phàm tục, nghèo hèn và
thanh tao, đẹp đến lạ lùng. Một người chìm đắm miên man trong những cơn
say như Bố Ô lại dám một mình xông vào tận dinh quan Thượng, ''cái kẻ
quyền trấn một góc trời, lấy đầu người trị hạ cứ dễ như bỡn'' la hét huyên náo
đòi lại công bằng cho một cô Cốm. Chẳng biết ông đã nói gì nhưng đứng
ngoài vòng dinh, mọi người nghe thấy tiếng quan Thượng mắng lũ lính canh
đã để thích khách vào. Hôm sau, ông già được tha ra về và ngay sau đó cô
Cốm cũng được trả về cuộc đời cũ nơi thôn ổ. Chí Phèo của Nam Cao cũng
say, nhưng cũng có lúc Chí đã tỉnh để nhận ra sự xấu xa của xã hội. Còn Bố Ô
thì chìm đắm trong những cơn say triền miên, say vô tận. Khi bị ngọn lửa vô
tình thiêu cháy, ''Xác Bố Ô nứt đến đâu là mùi thịt thui ấy thơm lừng như mùi


cá mực nướng bằng ruợu không có chút gì là hôi khét cả. Và lúc mà lửa đã
hoại xong cái xác kia thì cỗ xương ấy bệch ra như thạch cao ải vụn ra trông
trắng nhỏ không khác gì thứ bột để luyện những hòn men''.[58, 284] Còn
chiếc chén gỗ của Bố Ô sau vụ hỏa hoạn vẫn còn nguyên, sau vào tay một vị
Thái bộc mang theo luôn trong người để phòng việc hỏa hoạn.
Nguyên Tuân đã khoác lên bộ ba nhân vật Cai Xanh, Lý Văn, Phó
Kình- những tấm áo anh hùng chốn giang hồ, lấy tiền bạc của bọn bất nghĩa
chia cho dân nghèo trong Một đám bất đắc chí. Để độc giả không sao quên
được huyền sử bao quanh con dao thép hai lưỡi sáng ngời và huyền sử chạy
chung quanh cái hộp đựng thuốc lào trạm trổ tỉ mỉ cái mặt hổ phù của Cai
Xanh, cái tài ném bút chì của Phó Kình: “Bỗng sau một tiếng phập, thân trên
cây chuối đã gục xuống mặt đất, kêu đánh roẹt”[58, 145] hay tiếng lưỡi mai ở

tay Lý Văn phóng ra kêu đánh vụt, một tiếng gà kêu oác.
Nguyễn Tuân là người yêu cái đẹp, nhạy cảm với cái đẹp, ông nhìn sự
vật hiện tượng nghiêng về góc độ thẩm mỹ. Bởi là người tài hoa nên Nguyễn
Tuân yêu quý những con người tài hoa. Nhà văn đã dành trọn tâm huyết của
mình để xây dựng nên những cụ Nghè, cụ Thượng, cụ Ấm. Qua ngòi bút của
Nguyễn Tuân, họ hiện lên là những người sống thanh cao, biết yêu và thuởng
thức cái đẹp, nâng niu giá trị văn hóa dân tộc chứ không phải là lớp quan hám
danh lợi, phú quý.
Cụ Ấm trong Chén trà sương là một nhân vật điển hình cho lớp người
này, cụ thích uống trà trong sương sớm và pha với thứ nước đọng trên lá sen.
''Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho
mình cũng như pha trà mời khách, cụ Ấm đã để vào đấy nhiều công phu.
Những công phu đó đã trở nên lễ nghi. Trong ấm trà pha ngon, người ta nhận
thấy có một mùi thơ và một vị triết lý''.[58, 149] Cụ Ấm nói về nghệ thuật


uống trà đầy say mê, tuởng như đó là cuộc sống của cụ. Với cụ Ấm pha trà
không đơn thuần chỉ là pha cho đúng cách mà được nâng lên như một lễ nghi,
nó chứa đựng cả mùi thơ, mùi triết lý về cuộc đời. Và phải là người yêu nghệ
thuật pha trà, biết thuởng thức trà thì mới cảm nhận được sự tinh túy trong
mùi thơm của ấm trà. Gia đình cụ Ấm dạo khó khăn đã phải cất hẳn bộ trà
vào tủ, tưởng không bao giờ được lấy ra hằng ngày nữa. Năm nay, nhà cụ Ấm
được cả hai vụ mùa, vậy là bộ trà lại được mang ra dùng, kể như trời còn hậu
đãi người hàn nho. Việc được mang bộ trà ra dùng là một niềm hạnh phúc lớn
lao với gia đình cụ Ấm, một sự bình yên cho năm cũ qua đi năm mới lại bắt
đầu.
Nguyễn Tuân đã ca ngợi cụ Kép làng Mọc trong Hương cuội “nguyện
đem quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lư hoa thơm cỏ quý”.
“Cụ Kép là người thích uống ruợu ngâm thơ và chơi hoa lan. Cụ đã tới cái
tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để duỡng lấy tính tình… Cụ Kép thuờng nói với

lớp bạn cũ rằng có một vườn hoa là việc dễ dàng, nhưng đủ thời gian mà săn
sóc đến hoa mới là việc khó. Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi phải
lấy cái chí thành khí tình ra mà đối đãi với với giống hoa cỏ không bao giờ
biết lên tiếng kia. Như thế mới phải đạo cái đạo của người quân tử‟‟[58, 125].
Chơi hoa mà phải đạt đến đạo, chứng tỏ cụ Kép không phải là người chơi hoa
đơn thuần mà chơi hoa cũng là cả một nghệ thuật, một phần cuộc sống của cụ.
Cái tiệc Thạch lan hương của cụ vào ngày nguyên tiêu cũng là một lối chơi
đầy vẻ lễ nghi, cầu kì, khác người, uống ruợu nhắm với đá cuội tẩm kẹo mạch
nha trong mùi lan thoang thoảng khắp vườn.
Còn cụ Sáu trong Những chiếc ấm đất chỉ uống trà bằng nước giếng
pha trên chùa Đồi Mai. Cụ không bước chân đi đâu xa được vì không đem
theo được nước giếng chùa và thề rằng giếng chùa mà cạn thì sẽ cho ngay
người nào muốn xin bộ đồ trà quý báu và dám cả gan đánh đổi sản nghiệp lấy


một chén trà ngon. Nhân vật người khách kì lạ xuất hiện trong câu chuyện về
những chiếc ấm cũng thực hiểu biết về nghệ thuật thưởng trà, với kẻ hành
khất sang trọng này uống trà đã trở thành một nghệ thuật tinh túy.
Lãng tử giang hồ mang phong cách sống nghệ sĩ, nay đây mai đó mang
cái tài hoa của mình đi làm niềm vui cho cuộc đời cũng là loại nhân vật được
Nguyễn Tuân yêu quý. Nhà văn dành tình cảm đặc biệt cho ông bà Phó Sứ
trong Đánh thơ, họ là một đôi lứa tài tử. Cái nghề thả thơ của họ buộc họ phải
xê dịch luôn luôn và mãi mãi. Suốt một dải Trung Kỳ họ đi đi về về như là
trẩy hội. Một tuần trăng cặp đôi này lại ở một tỉnh. Đi đến đâu họ cũng một
cái túi đựng toàn thơ ra đố cho mọi người đặt tiền trên chiếu bạc văn chương.
Cái nghề của cặp đôi Phó Sứ - Mộng Liên nhờ vả cổ thi kiếm được nhiều tiền
nhưng họ yêu nghề và cái nghề ấy không thể ở yên một chỗ được. “Quê
hương của họ là cờ bạc và đờn hát. Nhà của đôi lãng du ấy gửi vào trong cái
truy hoan của thiên hạ. Cái lãi trong đời bấp bênh của họ là ở chỗ nhiều người
nhắc nhỏm tới cái tên Mộng Liên và Phó Sứ mỗi khi lứa đôi chậm tới hay là

đã lâu rồi mà chưa thấy trở lại. Người đánh thơ được, người đánh thơ thua
liểng xiểng, ai ai cũng đều nhớ đến họ khi xa vắng‟‟ [58, 100, 101]. Họ
nguyện đem cuộc đời mình ra phục vụ cho thơ ca. Cuối cùng, người chồng tài
tử này đã chết ở chân đèo Ngang, còn lại Mộng Liên giờ là người góa và đang
lúng túng tìm người giữ cho cây đàn. Cái chết của ông Phó Sứ là dấu chấm
hết cho cuộc sống phiêu bạt của cặp đôi này.
Nguyễn Tuân yêu nhân vật của mình, họ là hiện thân của tấm lòng ông,
con người ông. Một cô Tú đảm đang tần tảo, chịu thương chịu khó nuôi em ăn
học, viên coi ngục quý trọng cái đẹp, một tử tù viết chữ đẹp, tài đức vẹn
toàn… Suy cho cùng, họ là những con người thông minh, tài năng và phẩm
chất hơn người nhưng lại không được trọng dụng, sống một cách thầm lặng,
không uớc vọng về một tương lai tươi sáng.


Người trí thức của Nam Cao rơi vào bi kịch tinh thần giữa lo toan về
gánh nặng miếng cơm manh áo, chật vật xoay sở trong cuộc sống đời thường
với ước mơ, khát vọng hoài bão tuổi trẻ. Người trí thức của Nguyễn Tuân thì
đầy cá tính, mạnh mẽ. Nhân vật của Nguyễn Tuân phần nhiều là những con
người đa chiều, nhiều mặt tính cách, ẩn chứa trong đó những mâu thuẫn
không thể dung hòa được. Họ muốn thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại cay nghiệt,
bức bối như nhân vật Nguyễn trong Một chuyến đi, Bạch trong Thiếu quê
hương, Lưu, Hoàng, Nguyễn trong Những đứa con hoang, lúc nào họ cũng
thích đi, cần phải đi. Nhưng đi và đi không phải là chọn lựa sáng suốt, hoàn
hảo. Vì dù đi đâu, ở đâu, trong nước hay ngoài nước thì tâm hồn họ vẫn ở quê
nhà, vẫn day dứt, trăn trở về trách nhiệm, nghĩa vụ với gia đình. Họ là những
người sống thoải mái, có phần buông thả (Chiếc lư đồng mắt cua, Tàn đèn
dầu lạc…), nhưng đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc, nề nếp gia đình vẫn
không mất đi, khó phai nhạt trong họ. Để rồi thân xác xa quê nhà mà tấm lòng
vẫn không nguôi. Những nhân vật đó hay chính là hiện thân của Nguyễn
Tuân, con người giằng co giữa hai bến bờ truyền thống và hiện đại, trốn chạy

thực tại hay trách nhiệm với xã hội, gia đình.
Sau cách mạng tháng tám, Nguyễn Tuân đã thay đổi cách nhìn về con
người. Chính cách mạng đã đưa nhà văn lãng mạn Nguyễn Tuân đến một thế
giới mới. Nguyễn Tuân đã thấy cái đẹp ở khắp nơi trong cuộc sống. Nhân vật
của ông giờ là những con người dám thành thực với cuộc đời, yêu và ghét rõ
ràng. Thể hiện cái tôi cá nhân riêng biệt, ngạo nghễ, thích sự khác đời, khác
người nhưng khác đời, khác người mà lại hơn người ở sự tài hoa, thẳng thắn.
1.2. Quan niệm về nhà văn và nghề văn
Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời
sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật. Nó gắn với phạm


trù các phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của
hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật
của văn học có liên quan mật thiết với quan niệm về thế giới và con người về
mặt triết học, khoa học, tôn giáo, đạo đức, chính trị vốn có của thời đại mình.
[42, 275]
Câu mở đầu trong lời giới thiệu - Nguyễn Tuân toàn tập (Nhà xuất bản
Văn học), Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Nguyễn Tuân là một hiện tuợng văn
học phức tạp, nhất là trước cách mạng tháng tám”. Theo Nguyễn Đăng Mạnh,
muốn hiểu tác phẩm của Nguyễn Tuân thì trước hết phải hiểu quan điểm nghệ
thuật của ông. Nhưng quan điểm nghệ thuật của ông cũng là một mặt của hiện
tuợng phức tạp, nghĩa là có những mâu thuẫn, những chỗ không nhất quán.
“Nói đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ đến một nhà văn của quan điểm
duy mỹ, chỉ trọng cái đẹp hình thức không cần nội dung, chủ trương viết văn
không khuynh huớng, nghĩa là muốn đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ thiện ác
ở đời''.
Nguyễn Tuân quan niệm nhà văn là người đi tìm cái đẹp. Điều này có
thể nhận biết trong bài viết của một số tác giả như: Vũ Ngọc Phan, Nguyễn
Đăng Mạnh, Hà Văn Đức, Tôn Thảo Miên.

Điểm qua những tác phẩm của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng
Tám, ta thấy những nhận vật yêu thích của ông thời kỳ này đã phần là những
nho sĩ tài tử, không chấp nhận thực trạng xã hội đen tối ngột ngạt, xã hội bóp
nghẹt sự sống, đẩy con người vào đường cùng, cho dù họ muốn thoát ra bao
nhiêu thì lại mắc vào sâu bấy nhiêu. Chính vì thế, họ đã quay lưng lại với xã
hội ấy để tìm cho mình một lối đi riêng, bằng cách đắm mình trong những thú
chơi tao nhã như thả thơ, đánh thơ, chơi hoa, uống trà. Đối với quê hương đất
nước, những con người tài hoa tài tử ấy, dù tĩnh tại hay xê dịch đều là những


kẻ ăn tạm, ở nhờ, họ là những người sinh ra dường như chỉ để ngắm cảnh,
thưởng ngoạn chứ không chịu gánh lấy một trách nhiệm xã hội nào. Quan
niệm này của Nguyễn Tuân thể hiện rõ nhất ở những tác phẩm trước Cách
mạng tháng tám, đôi khi vẫn rơi rớt ở một vài tác phẩm sau này, khi nhà văn
đã đi theo con đường cách mạng.
Có thể thấy, chủ nghĩa hình thức chiếm ưu thế trong ý thức nghệ thuật
của ông, điều này đúng với những tác phẩm Nguyễn Tuân trước cách mạng
tháng Tám. Nhưng không phải bao giờ cũng độc quyền chi phối ngòi bút ấy.
Nhiều bài viết của ông bộc lộ thái độ yêu ghét rõ ràng, khinh trọng rõ rệt. Mà
không phải chỉ xuất phát từ tiêu chuẩn hình thức.
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, những trang viết về Huấn Cao quả
thực là đẹp nhưng đâu phải là đẹp thuần túy, không khuynh huớng. Ở Huấn
Cao là một con người toàn vẹn, lấy nguyên mẫu từ hình tượng của Cao Bá
Quát, một lãnh tụ nông dân chống lại triều Nguyễn. Huấn Cao, hiện thân của
Cao Bá Quát với văn chương vô tiền hán, còn nhân cách một đời chỉ cúi lạy
trước hoa mai. Nhân vật Huấn Cao là con người đại diện cho cái đẹp: đẹp từ
cái tài viết chữ của một người nghệ sỹ, cái cốt cách ngạo nghễ phi thường của
một bậc trượng phu đến tấm lòng trong sáng của kẻ biết quý trọng cái tài, cái
đẹp. Huấn Cao với tư cách là một nho sĩ viết chữ đẹp thể hiện ở cái tài viết
chữ có một không hai. Chữ ở đây không phải chỉ là ký hiệu ngôn ngữ mà còn

thể hiện tính cách con người. Chữ của ông Huấn vuông lắm cho thấy ông có
khí phách hiên ngang. Ý chí kiên cường và khát vọng, hoài bão tung hoành
bốn bể. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời. Nhân cách
của Huấn Cao quả là trong sáng như pha lê không hề có chút trầy xuớc nào.
Khi biết được tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục, Huấn Cao
không những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt lên: ''Ta cảm tấm lòng biệt
nhỡn liên tài của các ngươi. Ta đâu biết một người như thầy quản đây mà lại


có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong
thiên hạ''. Quang cảnh cho chữ thât lạ, đúng là cảnh tuợng xưa nay chưa từng
có, trong một buồng tối chật hẹp, ẩm uớt tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất
bừa bãi phân chuột phân gián. Người cho chữ - kẻ tử tù cổ đeo gông, chân
vướng xiềng lại là người có quyền uy nhất trong nhà ngục này đang tô đậm
từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Trong
khi đó, viên quản ngục lại khúm núm, cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô
chữ đặt trên tấm lụa óng. Thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực.
''Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn lừa lọc, thì tính cách
dịu dàng, biết trọng người ngay của viên coi ngục này là một thanh âm trong
trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bồ''. Đây là nét
chữ cuối cùng của người nho sĩ tài hoa, những nét chữ kia chứa chan tấm lòng
của Huấn Cao và thấm đầy nước mắt thương cảm của bạn đọc. Vẻ đẹp nhân
cách của Huấn Cao là vẻ đẹp thống nhất giữa cái tài và cái tâm. Trong cái tài
đã ánh lên cái tâm. Có tài, có tâm đã đẹp lắm rồi mà cái tài, cái tâm lại đi liền
với nhau đã tạo nên một Huấn Cao mang đầy đủ phẩm chất của con người cao
quý trong xã hội. Huấn Cao chính là một đối tuợng thẩm mĩ trong văn học
nghệ thuật, khiến cho người đọc hôm nay và thế hệ mai sau cảm thấy xót xa,
day dứt, trăn trở, tiếc nuối không nguôi. Huấn Cao chính là vẻ đẹp thiên
lương con người không gì tiêu diệt nổi, của một nhân cách hiên ngang bất
khuất tỏa sáng giữa đêm tối của một xã hội ngục tù.

Hay trong Bữa ruợu máu cũng thế. Quan điểm chủ nghĩa hình thức có,
nhưng không phải là chủ đạo. Truyện nói về cái tài của tên đao phủ Bát Lê,
chém đầu những người bị án trảm một cách gọn ghẽ không đến hai nhát. ''Bát
Lê múa luợn giữa hai hàng tử tù và múa hát đến đâu thì những đầu tội nhân bị
quỳ kia chẻ gục đến đấy. Những tia máu phun lên kêu phì phì, vọt cao lên trên
nền trời chiều. Mà trên ảnh có hoen ố, không một chiếc thủ cấp nào

rụng


×