Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

báo cáo tiểu luận virus gumboro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.36 KB, 11 trang )

ĐẠIHỌC NÔNG LÂM TPHCM
Khoa Chăn nuôi thú y

VI SINH THÚ Y
Báo cáo
Virus Gumboro (IBDV)

GVHD: TS. Trần Thị Bích Liên


DANH SÁCH NHÓM

Họ tên
Trần Hoàng Duy
Mai Văn Tuấn
Phạm Trọng Nghĩa

MSSV
14112045
14112353
14112199

Lớp
DH14TYB
DH14TYA
DH14TYA


I.

II.



III.

Lịch sử và tình hình bệnh.
1. Lịch sử và tình hình bệnh trên thế giới
− Bệnh được Cosgrove phát hiện năm 1962 tại một trại gà ở làng
Gumboro, bang Delaware, Mỹ. Sau khi công bố ở Mỹ, bệnh được phát
hiện ở Châu Âu, Châu Á, Chây Phi, Nam Mỹ và trở thành vấn đề lớn
của thế giới.
− Tại Châu Âu, người ta phát hiện bệnh bệnh Gumboro khá sớm. Ở nước
Anh vào năm 1962. Năm 1966 bệnh được phát hiện ở Ý. Năm 1967 phát
hiện ở Đức…
− Tại châu Á năm 1966 phát hiện bệnh Gumboro ở Isreel, đến năm 1973,
bệnh bắt đầu xuất hiện trên đàn gà công nghiệp ở Thái Lan.
− Năm 1986, người ta đồng thời phát hiện được virus Gumboro có độc lực
cao ở nhiều quóc gia châu Âu như : Hà Lan, Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
Các tác giả cho rằng virus Gumboro có độc lực mạnh từ một ổ dichjlan
truyền thành một vùng dịch.
− Tại Châu Phi, năm 1986 bệnh Gumboro xảy ra quanh năm ở Nigieria.
− Năm 1991, tại Ai Cập, Malaysia, Kenia, Singapore, các nhà nghiên cứu
đã công bố dịch và phân lập được virus cường độc.
2. Tình hình bệnh tại Việt Nam
− Ở nước ta, từ khi được chính thức phát hiện vào đầu những năm 1980
đến nay, bệnh xảy ra ngày càng trầm trọng và toàn diện trên toàn quốc,
gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm.
− Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về bệnh Gumboro tại Việt Nam, nhưng
bẹnh vẫn tiếp tục xảy ra chưa được khống chế một cách triệt để và là
mối đe dọa lớn.
Giới thiệu
− Bệnh gumboro do virus Gumboro gây ra

− Virus Gumboro hay còn gọi là Infectious Bursal Disease Virus (IBDV).
− Đây là một RNA virus thuộc họ Birnaviridae, giống Avibinavirus, Loài
Infectious bursal disease virus
Cấu trúc phân tử của virus Gumboro
− Virus IBDV bao gồm một hệ thống gen chứa 2 sợi RNA và được phân bố
trong 2 phân đoạn khác nhau là phân đoạn A và phân đoạn B.
− Phân đoạn B có độ dài khoảng 2800 nucleotide, chứa duy nhất một cấu
trúc gen mã hóa cho sự tổng hợp một protein duy nhất là VP1. VP1 có


hoạt tính sinh học chịu trách nhiệm là enzyme RNA-polymerase của
virus. Enzyme này có vai trò xúc tác trong quá trình tổng hợp nguyên
liệu RNA , vật liệu di truyền của virus.
− Phân đoạn A trong hệ gen có độ dài 3200 nucleotide bao gồm 2 bộ phận
gen tổng hợp là. Bộ phận thứ nhất là một cấu trúc đơn gen mã hóa cho
một tiền protein có phân tử lượng là 108kDa trong quá trình tiếp theo sẽ
được phân cắt thành các protein cấu trúc có tên gọi là VP1, VP2, VP4. Bộ
phận thứ 2 mã hóa cho một loại protein khác có tên gọi là VP5.
− Protein VP2 và VP3 là protein cấu trúc , cấu tạo nên thành phần ngoài
cùng của virus (capsid). Trong cấu trúc capsid, VP2 trình diện lên bề mặt,
là thành phần protein bề mặt, còn VP3 lặn sâu vào bên trong. VP4 chính
là protase-một loại enzyme có chức năng phân cắt protein có vai trò cắt
rời chuỗi polypeptide do toàn bộ phân đoạn A tổng hợp gọi là protein
chung hay protein đa phần. Protein được tổng hợp do toàn bộ cấu trúc đa
gen của phân đoạn A.
− Protein VP2 được chứng minh là một đoạn protein có tính chất kháng
nguyên và tính chất bảo vệ virus, vì vậy Vp2 đại diện cho tính chất độc
lực và tính gây bệnh của virus.

VP3 là thành phần protein làm khung cấu tạo nên capsid và có tính kháng

nguyên., kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể kết tủa mà virus IBDV
thuộc cả serotype 1 và 2 đều kích thích sản sinh được vì vậy VP3 dễ dàng
cho phản ứng chéo và chỉ có tác dụng nhận biết virus IBDV với các virus
họ khác.
IV. Đặc điểm hình thái và phân loại
a) Đặc điểm hình thái
− Virus Gumboro có dạng hình khối, gồm 20 mặt đều, đường kính khoảng
50-60nm. Một tế bào bị nhiễm chúng có thể chưa một hay vài tập hợp
virus và chúng sắp xếp đều đặn cạnh nhau, giống như tổ ong ở nguyên
sinh chất của tế bào.
− Virus Gumboro không cso vỏ bọc ngoài mà chỉ là dạng virus trần, bao
gồm lõi chứa 2 sợi RNA. Bao quanh hệ gen RNA là lớp vỏ protein
(capsid). Virus Gumboro gồm 32 đơn vị hình thái, mỗi đơn vị hình thái
gọi là capsomer, hợp thành vỏ bọc capsid bao lấy RNA bên trong.
b) Các type, các chủng virus Gumboro
− Virus Gumboro có 2 serotype là 1 và 2. Serotype 1 gây bệnh trên gà.
Tùy vào mức độ độc lực, người ta chia thành 4 nhóm chính là nhóm rất



+
+
+
+

V.







VI.

cường độc, nhóm cổ điển, nhóm biến đổi và nhóm nhược độc. giữa các
chủng trong cùng serotype 1 có thể có mức độ kháng nguyên không
đồng đều.
Một số chủng virus Gumboro hiện nay được sử dụng trên thế giới là các
chủng cường độc thuộc type 1 bao gồm :
Chủng CVL 52/70 đang được sử dụng làm chủng cường độc chuẩn theo
đề nghị của tổ chức dịch tễ thú y thế giới (OIE)
Chủng ST-C, D78, IM, 2512, MC, MT… được phân lập ở Mỹ trở nên
các chủng cường độc chuẩn Gumboro.
Chủng LVN của Lukert, chủng VNJO của Pháp được sử dụng làm
vaccine vô hoạt
Các chủng nhược độc thuộc type 1 bao gồm chủng SAL, BB, Lukert
được dùng để chế vaccine Gumboro nhược độc.

Cơ chế phân tử quá trình nhân lên của virus
Sau khi virus được được thụ thể trên bề mặt của màng tế bào tiếp nhận thì
virus thực hiện quá trình xâm nhập sâu hơn.
Tiếp theo virus lột vỏ capsid để giải phóng hệ gen RNA. Quá trình đầu tiên
được thực hiện là virus sao chép thông tin và tổng hợp VP1, vì VP1 có giá trị
làm enzyme xúc tác cho các quá trình tiếp theo.
Tiếp theo là sự tổng hợp một loại protein chung từ phân đoạn A của RNA của
hệ gen virus. Protein này còn gọi là tiền protein có phân tử lượng 108 kDa.
Trong giai đoạn tiếp theo , protein chung này được phân cắt thành hai loại
protein khác. Một loại là VP2a , loại thứ 2 là VP3 và VP4.
Giai đoạn này gọi là giai đoạn phân cắt. Tieos theo, VP2a được cắt tiếp thành
VP2b có phân tử lượng nhỏ hơn

Nuôi cấy
a) Nuôi cấy trên phôi gà
− Phôi gà 10-11 ngày, có thể tiêm bệnh phẩm chứa virus vào màng
xoang niệu, xoang niệu mô, vào túi long đỏ. Trong đó phương pháp
tiêm vào màng niệu là tốt nhất. Sau khi tiêm, phôi có thể chết từ ngày
thứ 3-5, bệnh tích chủ yếu là sung huyết, xuất huyết màng niệu, màng
dày lên, phôi bị sung huyết, thùy thủng ở vùng bụng, có điểm xuất
huyết dưới da, nhất là da đùi, đầu và 2 bên sườn của phôi, gan sung có
điểm xuất huyết và hoại tử.
b) Nuôi cấy trên môi trường tế bào


Bao gồm các tế bào có nguồn gốc từ phôi như tế bào phôi gà, tế bào
phôi gà tây, tế bào phôi vịt hoặc các tế bào thận thỏ, thận khỉ… nhưng
virus không thích ứng ngay khi nuôi cấy vào môi trường tế bào, mà
pahir qua vài đợt chuyển tiếp đời thì virus mới thích ứng và gây bệnh
tích cho tế bào . nếu cấy chuyển liên tiếp nhiều đợt qua môi trường tế
bào thì độc lực của virus giảm dần và có thể sử dụng giống virus này
làm vaccine.
Nuôi cấy trên gà thí nghiệm
− Dùng gà 3-6 tuần tuổi để nuôi cấy virus, chọn gà chưa tiêm phòng
Gumboro và kiểm tra huyết thanh gà không có kháng thể Gumboro.
Gà được tiêm virus sau 24-72 giờ virus sẽ nhân lên trong các cơ quan
Lympho đặc biệt là túi Fabricious, làm túi bị viê, sung, các tổ chức túi
bị phá hủy, biến màu, túi tang về kích thocws và trọng lượng. nếu thu
hoạch túi Fabricious vào thời điểm 48-72 giờ sau khi gây nhiễm sẽ thu
được lượng lượng virus lớn nhất và độc lực mạnh.


c)


Sức đề kháng của virus
− Virus có sức đề kháng cao trong tự nhiên ,đặc tính này là nguyên nhân tồn
tại của mầm bệnh trong trong các trại chăn nuôi gà ,nếu như thực hiện triệt
để công tác vệ sinh tiêu độc sau khi đã hết dịch.Virus vô hoạt ở độ pH =12
và pH =2,ở nhiệt độ 56ºC virus bị diệt trong 5 giờ ,60 ºC trong 30 phút ,70
ºC virus chét nhanh chóng .
− Các chất hóa học thông thường có thể diệt được virus như formalin 0.5%
trong 6 giờ ,pheno l 0.6% trong 1 giờ ,chloramin 0.5% trong 10 phút
.Trong phân rác ,chất độn chuồng và nền chồng gà bị nhiễm ,virus tồn tại
rất lâu ,đây chính là ngồn tồn trữ virus dẫn đến việc bệnh sảy ra lưu trữ
quanh năm.
VIII.
Dịch tễ học
VII.

- Mùa vụ mắc bệnh: bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào
trước và sau tết âm lịch.
- Lứa tuổi mắc bệnh: thường xảy ra ở gà 3 – 9 tuần tuổi, đặc biệt là gà 3 – 6
tuần tuổi rất dễ mắc bệnh.
- Bệnh lây lan trực tiếp qua thức ăn, nước uống.


- Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên tới 100%, tỷ lệ chết 30 – 50%, thậm chí có thể
lên tới 100%
IX. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ BỆNH TÍCH
Triệu chứng lâm sàng
- Thời gian gà ủ bệnh Gumboro rất nhanh, khoảng 18 giờ đến 36 giờ và
thường thấy triệu chứng lâm sàng sau 2 ngày.
- Một số dấu hiệu lâm sàng đầu tiên là đàn gà chụm lại với nhau, ngoẹo

đầu quay mỏ mổ vào hậu môn. Gà rúc mỏ vào cánh mắt lim dim, thể trạng
mệt mỏi, ít ăn , uống nhiều nước , lông bẩn, phân loãng có khi lẫn máu. Gà
ủ rủ, lông xù , sốt, mất nước, đi loạng choạng run rẩy, kiệt sức và chết sau
vài ngày.
- Đặc trưng của bệnh là diễn ra rất nhanh, có thể gây chết ồ ạt từ 5-7 ngày
và sau khoảng 10-12 ngày thì bệnh có thể thuyên giảm và đàn gà dần hồi
phục

1.

2. Bệnh tích
a) Bệnh tích đại thể
- Túi Fabricius có những biến đổi ác liệt và đặc trưng nhất. Giai đoạn đầu,
tú sưng to gấp 2-3 lần so với bình thường, có hiện tượng thẩm dịch nhầy
gelatin bao bọc quanh túi , xuất huyết thẩm dịch bên trong túi. Sau 5-6
ngày trọng lượng và kích thước trở lại ban đầu
- Ngày thứ 8 trở đi trọng lượng và kích thước túi lúc này chỉ bằng 1/4 – 1/8
ban đầu. Một điển hình khác của bệnh Gumboro là sung huyết và xuất
huyết nội cơ, thường thấy ở cơ ngực và cơ đùi có các chấm hoặc mảng
xuất huyết
- Lách có thể hơi sưng thường có những điểm hoại tử màu ghỉ trải đều
trên bề mặt. Dạ dày tuyến và dạ dày cơ có thể bị xuất huyết. Tuyến tụy
có thể xuất huyết lấm chấm màu ghỉ xám. Thận có thể bị sưng nặng,
tuyến ức có thể xuất huyết điểm hay mảng


Khi mổ khám gà mắc bệnh:
+Gà mới chết vẫn nóng, xác gà to béo bình thường, thịt trắng
+ Khi bắt gà mổ khám thì xung quanh hậu môn rất bẩn
+ Lột da gà thấy ngay cơ đùi, cơ ngực có các vết xuất huyết

+ Lột da gà thấy ngay những nốt đỏ


+ Lột da gà thấy ngay những nốt đỏ
c)

Bệnh tích vi thể
- Xét nghiệm vi thể cho thấy nga sau 24 giờ sau nhiễm, phần lớn tế bào
lypho bị phá hủy, số lượng của chúng bắt đầu giảm mạnh.
- Các vách nang giảm dần rộng ra, nang hẹp lại có hình tròn, hình chữ
nhật, hình oval. Trung tâm bị hoại tử, rỗng, không hoặc chỉ có 1 vài tế bào
lympho vùng ngoại vi của nang, thay vào đó là các tế bào bắt đầu dị màu,
tế bào liên kết võng nội mô.
- Ở giờ 72-96 hầu như 100% các nang đều có biểu hiện bệnh tích vi thể nói
trên. Khi các biến đổi viêm sưng mất dần, cũng là lúc xuất hiện quá trình
tiêu viêm, lúc này các mô liên kết tăng sinh , xâm lấn vào lòng nang, có
xu hướng lấp đầy các lòng nang, làm cho cấu trúc túi trở nên dày,
dài ,xơ

X. Chẩn đoán
Ngày nay, cùng với các kỹ thuật gen, việc chẩn đoán, điều trị bệnh Gumboro
đã được nghiên cứu và phát triển rộng rãi. Một vài kỹ thuật điển hình đã được
sử dụng như:RT-PCR –RFLP, Chuẩn đoán huyết thanh học, Chuẩn đoán Virus
học, Phản ứng ngưng kết gián tiếp hồng cầu
Phương pháp lấy mẫu : có thể lấy mẫu máu, dịch họng hoặc phân cầu
-Bệnh phẩm là máu cần dùng bơm hoặc kim tiêm vô trùng hút từ tĩnh mạch
cánh gà cho vào ống nghiệm có nút cao su
-Bệnh phẩm là dịch họng dùng tăm bông ngoái vào đường hô hấp sau đó
đựng vào dụng cụ bình thủy tinh vô trung có nút kín
- Bệnh phẩm là phân cần dùng tăm bông ngoái vào hậu môn hoặc sau khi

bài ra ngoài ,phân được đựng trong túi polyethylene vô trùng
a) Phương pháp RT-PCR: Phương pháp này có thể phát hiện bộ gene IBDV
mà không cần phải tăng sinh trong môi trường nuôi cấy trước khi khuyếch đại.
RT-PCR được tiến hành trong 3 bước:
+ B1: Ly trích acid nucleic từ mẫu nghiên cứu.
+ B2: thực hiện phiên mã ngược RNA IBDV thành cDNA.
+ B3: khuyếch đại cDNA thu được bằng PCR. Chọn những mồi oligonucleotide
trình tự ngắn bổ sung với trình tự nucleotide đặc hiệu virus. Những vùng khác




b)

nhau của bộ gen sẽ được khuyếch đại phụ thuộc vào sự định vị từ những
primer được chọn. Sự khuyếch đại gen mã hoá protein vỏ bên ngoài (protein
capsid outer).so sánh kết quả với ngân hàng gen công bố dịch kịp thời.
Phương pháp RFLP: Phân tích RT/PCR-RFLP đã cho thấy nhạy hơn những
phương pháp khác bao gồm AC-ELISA.. Sử dụng RT/PCR và RFLP cho phép
ta xác định được những đặc trưng kháng nguyên phụ cũng như cho phép phân
lập mầm bệnh khác từ virus vaccine (Lin và cộng sự, 1993; Liu và cộng sự,
1994; Jackwood và Jackwood, 1994, 1997; Jackwood và Nielsen, 1997). Sau
đó, dữ liệu RFLP từ gà nhiễm bệnh đem so sánh với dữ liệu RFLP từ những
phân loại virus đã thu thập được trước đó trên1 nhóm gà nhiễm bệnh khác.
Những phương pháp cho phép không chỉ chuẩn đóan được sự hiện diện của
IBDV trên gà , mà còn xác định được đặc trưng kiểu kháng nguyên phụ của
IBVD. Có thể xác định virus từ nhóm kháng nguyên phụ 1,2,3,4,5,6 hay các
nhóm khác.
Chuẩn đoán huyết thanh học :cơ chế kết hợp kháng nguyên- kháng thể


Nguyên lí:Virus Gumboro khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sinh ra
kháng thể dịch thể ,kháng thể này có trong máu với một lượng tương đối lớn
,do đó có thể dùng phản ứng huyết thanh học để phát hiện kháng thể này khi có
kháng nguyên chuẩn là virus Gumboro và ngược lại khi có kháng huyết thanh
chuẩn Gumboro thì có thể phát hiện được kháng nguyên.
c)

Chuẩn đoán Virus học
Dùng túi Fabricius hoặc lách của gà mắc bệnh nghiền với nước theo ti lệ 1/5
hoặc 1/10 ,sử lí bằng kháng sinh ,li tâm ,bỏ cặn dùng nước nhỏ vào miệng
,mắt ,hậu môn cho gà 3-6 tuần tuổi chưa tiêm phòng vaccin Gumboro nếu thấy
gà mổ quanh hậu môn ,rùi đến phân trắng, xù lông bỏ ăn ,....khi mắc bệnh gà
sốt túi Fabricius sưng to.Đến ngày thứ 3-4 túi to gấp 3 lần bình thường
.Phương pháp này có độ chính xác hơn cả ,nhưng mất thời gian lâu hơn nên chỉ
áp dụng khi triệu chứng bệnh ,bệnh tích không đủ kết luận bệnh và công bố
dịch.

V) Tạo miễn dịch cho gà phòng bệnh Gumboro
1)Miễn dịch thụ động
- Muốn tạo ra miễn dịch cho gà con phải tiến hành tiêm ngừa Gumboro cho gà
mẹ, kháng thể truyền qua trứng sẽ bảo hộ gà con khỏi bệnh Gumboro. Thông
thường nếu sức khỏe gà mẹ ổn định và được tiêm phòng tốt, hàm lượng kháng


thể thụ động sẽ cao, có thể bảo hộ gà con đến 4 tuần. Song các nghiên cứu gần
đây cho thấy kháng thể truyền từ gà mẹ sang gà con không ổn định, lúc cao,
lúc thấp, không đồng đều giữa các con trong đàn gà, đa số các trường hợp đều
bảo hộ gà con không quá 20 ngày. Chính sự tạo miễn dịch không ổn định trên
gà mẹ đã gây nhiều khó khăn cho việc xác định lịch tiêm chủng, vì khó có thể
căn cứ vào kết quả xét nghiệm kháng thể mẹ truyền trên một số mẫu gà con để

xác định lịch chủng ngừa cho cả đàn gà.
2) Miễn dịch chủ động
-Do virus nhiễm qua đường tiêu hóa, do đó việc tạo miễn dịch tại chỗ trên
đường tiêu hóa bằng cách cho uống vaccin là rất quan trọng.
- Hiện nay vaccin phòng bệnh Gumboro được chia làm 2 nhóm:
+Nhóm vaccin chết
Gồm Gumboriffa, Cevac IBDK... rất an toàn, tuy nhiên thời gian từ khi
chủng đến lúc bảo hộ được cho gà phải mất trên một tuần, vì vậy chỉ khuyến cáo
dùng cho gà mẹ hoặc nếu dùng cho gà con thì phải kết hợp với vaccin sống.
+ Nhóm vaccin sống nhược độc
Đây là loại vaccin sống làm giảm độc bằng cách cấy chuyển nhiều đời liên tục
qua động vật, phôi hoặc môi trường tế bào không cảm thụ, dẫn đến sự biến đổi sinh
học đặc biệt trong chủng đó. Sự biến đổi ở đây phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản là
độc lực virus bị giảm nhưng vẫn giữ nguyên vẹn tính kháng nguyên.
VIII) PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Phòng bệnh:
Dùng vắc xin phòng bệnh Gumboro là biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất. sử
dụng bằng cách: nhỏ mắt, nhỏ mũi từ 1-2 giọt (theo hướng dẫn nhà sản xuất). Kết
hợp vệ sinh, khử trùng tiêu độ chuồng trại môi trường chăn nuôi, thường xuyên bổ
sung các chất dinh dưỡng và các loại vitamin vào thức ăn, nước uống để nâng cao
sức đề kháng cho đàn gà.
2. Điều trị
Không có thuốc đặc trị. Khi bệnh phát ra cần thực hiện các bước sau đây để hạn
chế tỉ lệ chết, giúp các con mắc bệnh mau hồi phục:
+ Cách ly ngay các con bệnh ra khỏi đàn.
+ Khi có dịch bệnh dùng phun thuốc sát trùng
Ngày thứ 1: Cần phải nhớ rằng, khi bệnh GUMBORO xảy ra, gà chết chủ yếu
do các nguyên nhân:



chết khát, sốt, mất cân bằng điện giải, xuất huyết, kiệt sức, ngộ độc, giảm sức đ
ề kháng.
Những nguyên nhân trên có thể được hỗ trợ bằng cách cho gà uống MARPHA
SOL
chỉ cần uống được là gà tạm thời dừng chết, trong trường hợp gà mệt không
uống được
nướccần dùng xilanh khoảng 20ml, đầu có gắn một đoạn dây truyền khoảng 7c
m
cứ 3h bơm một lầnnhững con bị liệt sau khi bơm 12 lần sẽ đứng dậy đi lại đượ
c. Một ngày bơm 3-4 lần thì sẽ là giải pháp tốt nhất.
Ngày thứ 2:
+ Cung cấp vitamin bằng B-COMPLEX 1 gram/lít nước, kết hợp vitamin C: 1
gram/ 2 lít nước.
- Cung cấp chất điện giải: ĐIỆN GIẢI-GLUCO-K-C 1 gram/ lít nước hoặc
ĐIỆN GIẢI-C: 1 gram/ lít nước.
- Cung cấp năng lượng bằng MARPHASOL-THAO DƯỢC:
+ Phòng ngừa stress: 5 gram/ 4 lít nước, cho gà uống liên tục cho đến khi khỏi
bệnh.
+ Điều trị mất nước, mất chất điện giải: 10 gram/ 4 lít nước hoặc 10 gram/ 2 kg
thức ăn. Dùng liên tục trong 4 - 5 ngày
 Tiêm phòng vacxin cho gà
• Đối với gà chăn thả:
+ Do không có kháng thể mẹ truyền.
+ Gà có thể nhiễm bệnh sau khi nở.
Lịch chủng ngừa như sau:
Lần 1: Lúc 1 ngày tuổi, 1 liều vaccin sống trung bình.
Lần 2: Lúc 14 ngày tuổi, 1 liều vaccin sống trung bình.
• Đối với gà công nghiệp:
Lần 1: Lúc 1 ngày tuổi, 1 liều vaccin sống trung bình.
Lần 2: Lúc 11 ngày tuổi, 1 liều vaccin sống trung bình kết hợp 1/2 liều

vaccin chết.
Lần 3: Lúc 21 ngày tuổi, 1 liều vaccin sống trung bình.



×