Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

De cuong on tap nghe tin hoc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.84 KB, 12 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGHỀ TIN HỌC VĂN PHÒNG
BẬC THCS
I. Lý thuyết
1. Đối tượng và công cụ lao động của nghề Tin học văn phòng:
 Đối tượng:
- Các chương trình ứng dụng trong công tác văn phòng như thư điện tử, soạn thảo văn bản,
bảng tính, hệ điều hành hệ quản trị CSDL…
- Các loại văn bản hành chính, bảng biểu trong công việc văn phòng
- Tài nguyên trên mạng
 Công cụ:
- Máy vi tính, các thiết bị kết nối mạng internet
- Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
- Máy in, máy fax, máy photocopy, điện thoại.
2. Các yêu cầu của nghề Tin học văn phòng đối với người lao động?
- Phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp THCS, tiếng Anh trình độ A, kiến thức cơ bản về tin
học, hiểu biết các văn bản quản lý nhà nước, có tính sáng tạo, thẩm mỹ
- Sử dụng máy vinh tính thành thạo và biết sử dụng các phần mềm liên quan đến công tác
văn phòng
- Yêu thích công việc của nghề, làm việc cẩn thận, chính xác, kiên trì
- Có sức khỏe trung bình, không bệnh tật.
3. Hệ điều hành là gì? Cho 2 ví dụ về hệ điều hành?
 Hệ điều hành:
- Hệ điều hành là một chương trình chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết
bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính.
- Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng
máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng
dụng của họ một cách dễ dàng.
 2 ví dụ về hệ điều hành: Hệ điều hành MSDOS, hệ điều hành WINDOWS
4. Phần mềm ứng dụng là gì? Cho ví dụ?
- Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể.
- Ví dụ: Phần mềm soạn thảo văn bản Word, phần mềm đồ MS Paint, phần mềm Excel…


5. Nêu các thành phần cơ bản của máy tính?
- Các thành phần cơ bản của máy tính gồm: Bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ (bộ nhớ
trong và bộ nhớ ngoài), thiết bị nhập xuất thông tin (Input/Output)
6. Bộ nhớ trong là gì? Các thành phần của bộ nhớ trong?
- Bộ nhớ trong được hiểu là các loại bộ nhớ nằm nội bộ bên trong thùng máy.
- Các thành phần của bộ nhớ trong gồm:
+ Bộ nhớ đệm nhanh (cache memory)
+ Bộ nhớ chính (main memory): Gồm bô nhớ ROM (bộ nhớ chỉ đọc) và bộ nhớ RAM (bộ
nhớ truy xuất ngẫu nhiên).
7. Ví dụ về bộ nhớ ngoài: Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, USB…
8. Ví dụ về thiết bị vào: Chuột, bàn phím, máy quét…
9. Ví dụ về thiết bị ra: Màn hình, máy in, máy vẽ…
10. Các thành phần cơ bản trong cửa sổ làm việc của hệ điều hành Windows:

- Thanh tiêu đề: Chứa tên của chương trình hoặc cửa sổ đang mở
1


- Hộp điều khiển (Control box): Nằm trên thanh tiêu đề, là biểu tượng của cửa sổ chương
trình
- Nút điều khiển: Nằm trên thanh tiêu đề, làm nhiệm vụ đóng cửa sổ, phóng to, thu nhỏ,
khôi phục kích thước cửa sổ
- Thanh menu (Menu bar): Chứa các nhóm lệnh của cửa sổ chương trình
- Thanh công cụ (Toolbar): Chứa các nút lệnh thông dụng của cửa sổ chương trình
- Thanh địa chỉ (Address Bar): Chứa địa chỉ hoặc đường dẫn của đối tượng hiện thời
- Thanh cuốn dọc (Vertical Scroll Bar): Nếu nội dung của cửa sổ không đủ hiển thị theo
chiều dọc trong phạm vi của cửa sổ chương trình thì thanh cuốn dọc sẽ xuất hiện giúp bạn
xem các phần
bị che khuất
- Thanh trạng thái (Status bar): Nằm ở dưới cùng của cửa sổ, thông báo trạng thái.

11. Liệt kê các thao tác với chuột: Di chuyển chuột, nháy chuột, nháy nút phải chuột, nháy
đúp chuột, kéo thả chuột.
12. Sắp xếp thứ tự đơn vị đo dung lượng từ nhỏ đến lớn:

- bit, bye, KB, MB, GB, TB, PB
Trong đó:
- 1 byte = 8 bit
- 1KB = 1024 byte
- 1MB = 1024 KB = 1024x1024 byte
- 1GB = 1024 MB = 1024x1024 KB = 1024x1024x1024 byte
- 1TB = 1024 GB = 1024x1024 MB = 1024x1024x1024 KB = 1024x1024x1024x1024
byte
- 1PB = 1024 TB = 1024x1024 GB = 1024x1024x1024 MB = 1024x1024x1024x1024
KB
= 1024 x 1024 x 1024 x 1024 x 1024 byte
- Ví dụ: 910 KB = ? byte
910 KB = 1024 x 910 = 931840 byte
13. Đổi các số 9, 67…là số trong hệ thập phân sang hệ nhị phân

Kết quả là các số dư, viết theo thứ tự ngược lại. Vậy 9 = 10012.

Kết quả là các số dư, viết theo thứ tự ngược lại. Vậy 67 = 10000112.

2


14. Đổi các số 10001100; 1100010…là các số trong hệ nhị phân sang hệ thập phân.
76543210

10001100 = 1x27 + 0x26 +0x25 +0x24 +1x23 +1x22 +1x21 + 0x20

= 128 + 0 + 0 + 0 + 8 + 4 + 2 + 0 = 142.
6543210

1100010 = 1x26 + 1x25 +0x24 +0x23 +0x22 +1x21+ 0x20
= 64 + 32 + 0 + 0 + 0 + 2 + 0 = 98.
15. Thư mục khác tệp tin ở điểm nào?

- Thư mục có thể chứa tệp tin và thư mục con. Còn tệp tin thì không.
16. Một số ví dụ về tệp tin: baitap.doc, quehuong.mp3, thiennhien.jpg…
17. Control Panel là gì? Nêu hai ứng dụng của Control Panel?

 Control Panel: Là bảng điều khiển, cho phép ta điều khiển các tính năng và điều chỉnh
các tiện ích của Windows.
 2 ứng dụng của Control Panel: Cài đặt font chữ, cài đặt thời gian hệ thống (ngày, giờ).
18. Để quản lí thư mục ta dùng chương trình nào? Các cách khởi động chương trình đó?

- Để quản lí thư mục ta dùng chương trình Windows Explorer.
- Các cách khởi động chương trình Windows Explorer:
+ C1: Mở start, chọn Programs, chọn Aceessories, chọn Windows Explorer.
+ C2: Nháy chuột phải tại start, chọn Explorer.
19. Cách tạo Shortcut trên màn hình làm việc của máy tính?

- Click phải chuột vào đối tượng cần tạo shortcut  chọn send to  Desktop.
20. Cách khôi phục hoặc xóa hẳn các tệp tin, thư mục đã bị xóa.

 Cách khôi phục:
- Mở biểu tượng Recycle Bin trên desktop
- Click phải vào đối tượng muốn khôi phục và chọn Restore.
 Xóa hẳn:
- Click chọn đối tượng muốn xóa

- Giữ phím Shift và nhấn phím Delete  chọn Yes.
21. Các bước tạo một thư mục mới trong Windows Explorer?

- Chọn vị trí cần tạo ( ổ đĩa, thư mục)
- Vào menu File  New  Folder
- Nhập tên thư mục mới  nhấn phím Enter.
22. Cách khởi động và thoát khỏi chương trình MS Paint?

- Khởi động: Mở start, chọn Program, chọn Aceessories, chọn Paint
- Thoát: Mở file, chọn Exit. (hoặc bấm nút Close).
23. Liệt kê các thành phần cơ bản của văn bản?

- Ký tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang.
24. Để soạn thảo văn bản chữ Việt trên máy tính cần có những gì?

- Máy tính phải cài đặt những phông chữ có hỗ trợ tiếng Việt
- Máy tính phải cài đặt một bộ gõ tiếng Việt như Unikey, Vietkey hoặc một chương trình có
chức năng tương tự
25. Có những mức định dạng văn bản nào? Liệt kê các tham số định dạng ứng với mỗi mức đó?

- Định dạng ký tự: bao gồm phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc và vị trí cao thấp
- Định dạng đoạn văn bản: bao gồm căn lề, thụt lề, khoảng cách đến đoạn văn bản trước và
đoạn tiếp theo
- Định dạng trang: bao gồm xác lập lề, khổ giấy, hướng in, gáy sách và tiêu đề trang in
26. Các bước chia cột đoạn văn?

- Chọn đoạn văn bản cần chia cột
- Vào menu Format  columns..  nhập số cột cần chia vào ô Number of columns
- Click chọn OK
3



27. Hai cách tạo bảng trong văn bản?

- Vào menu Table  Insert  Table
- Click vào biểu tượng Insert Table trên thanh công cụ.
28. Mạng máy tính là gì? Lợi ích của việc nối mạng máy tính? Nêu các loại tài nguyên có thể
được dùng chung trên mạng?

- Mạng máy tính là hệ thống các máy tính được kết nối với nhau nhằm mục đích trao đổi
thông tin
- Lợi ích:
+ Cho phép người sử dụng dùng chung tài nguyên phần cứng, phaanf mềm, dữ liệu
+ Trao đổi thư điện tử, kinh doanh trên mạng
+ Truyền dữ liệu nhanh chóng giữa các máy ở khoảng cách xa
+ Khai thác được nhiều thông tin từ các tổ chức thông qua mạng Internet
- Các tài nguyên có thể dùng chung : chương trình, máy in, máy Fax, modem, dữ liệu …
29. Nêu cách truy cập vào trang Web:
- Nhập địa chỉ của trang web vào ô địa chỉ của cửa sổ
trình duyệt.
- Nhấn Enter.

II. Thực hành:
1. Tạo cây thư mục, thực hiện các thao tác trên tệp tin, thư mục.
2. Soạn thảo văn bản (Word)

4


CÁC CÁCH CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC HỆ CƠ SỐ

Bảng 1. Bảng chuyển đổi hệ cơ số thập phân – nhị phân – bác phân – thập lục phân
cơ bản
Thập phân (DEC)
Nhị phân (BIN)
Bác phân (OCT)
Thập lục phân (HEX)
0
0000
0
0
1
0001
1
1
2
0010
2
2
3
0011
3
3
4
0100
4
4
5
0101
5
5

6
0110
6
6
7
0111
7
7
8
1000
8
9
1001
9
10
1010
A
11
1011
B
12
1100
C
13
1101
D
14
1110
E
15

1111
F
Bảng trên có thể giúp các bạn chuyển đổi nhanh qua lại giữa các hệ cơ số.
1. Chuyển đổi từ hệ cơ số thập phân sang nhị phân và ngược lại (DEC <->BIN).
ØTừ thập phân sang nhị phân.
Đầu tiên chúng ta chia số cần chuyển cho 2 và lấy phần dư, rối tiếp tục chia phần
nguyên lấy phần dư, sau đó sắp xếp thứ tự phần dư theo thứ tự ngược từ dưới lên.
VD: Chuyển 2371 (hệ thập phân) sang hệ nhị phân?
2371 chia 2 = 1185.5 (1185 -> dư 1)
1185 chia 2 = 592 -> dư 1
(phần nguyên)
592 chia 2 = 296 -> dư 0
296 chia 2 = 148 -> dư 0
148 chia 2 = 74 -> dư 0
74
chia 2 = 37 -> dư 0
37 chia 2 = 18 -> dư 1
18
chia 2 = 9 -> dư 0
9
chia 2 = 4 -> dư 1
4
chia 2 = 2 -> dư 0
2
chia 2 = 1 -> dư 0
1
chia 2 = 0 -> dư 1
Sắp xếp thứ tự số dư từ dưới lên trên: 2371DEC = 100101000011BIN
Ø Từ nhị phân sang thập phân.
5



Muốn chuyển đổi cơ số từ hệ nhị phân sang thập phân, ta lấy các chữ số trong phần
nguyên của số cần chuyển nhân lần lượt với 2 mũ 0,1,2,3,…tăng dần từ phải qua trái.
Còn phần nguyên của số cần chuyển ta sẽ nhân lần lượt với 2 mũ -1, -2, -3, … giảm
dần từ phải qua trái. Phần nguyên và phần thập phân được ngăn cách nhau bằng dấu
chấm “.”
VD: Chuyển 10101100.01101BIN sang số thập phân?
1

0

1

0

1

1

0

0

7

6

5


4

3

2

1

0

.

0

1

1

0

1

-1

-2

-3

-4


-5

Áp dụng như trên ta được:
10101100.01101BIN= 1.27 + 0. 26 + 1.25 + 0.24 + 1.23 + 1.22 + 0.21 +0.20 + 0.21 +1.2-2 + 1.2-3+ 0.2-4 + 1.2-5 = 128 + 0 + 32 + 0 + 8 + 4+ 0 + 0 + 0 + 0.25 + 0.125 +
0 + 0.0315 = 174.40625
Vậy 10101100.01101BIN = 174.40625DEC
2. Chuyển đổi từ hệ cơ số thập phân sang bác phân và ngược lại (DEC <->OCT).
Ø Từ thập phân sang bác phân.
Cũng giống như cách chuyển đổi cơ số từ thập phân sang nhị phân, để chuyển từ thập
phân sang bác phân ta cũng chia số cần chuyển cho 8 được phần dư (giá trị dư từ 1>7), sau đó cũng lấy phần nguyên chia tiếp và lấp phần dư, kết quả là phần dư được
sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên.
VD: Chuyển số 2764 (hệ thập phân) sang hệ bác phân?
2764 chia 8 = 345.5 (345 -> dư 4(lấy phần lẻ nhân với 8))
345 chia 8 = 43.125 (43 -> dư 1)
43 chia 8 = 5.375 ( 5 -> dư 3)
5
chia 8 = 0 -> dư 5
Sắp xếp thứ tự từ dưới lên trên: 2764DEC = 5314OCT
Ø Từ bác phân sang thập phân.
Tương tự hệ nhị phân, để chuyển đổi cơ số từ hệ bác phân sang thập phân, ta lấy các
chữ số trong phần nguyên của số cần chuyển nhân lần lượt với 8 mũ 0,1,2,3,…tăng
dần từ phải qua trái. Còn phần nguyên của số cần chuyển ta sẽ nhân lần lượt với 8 mũ
-1, -2, -3, … giảm dần từ phải qua trái.
VD: Chuyển 5314.17OCT thành hệ thập phân?
5
3
1
4
.
1

7
3

2

1

0

-1

-2

5314.17OCT = 5.83 + 3. 82 + 1. 81 +4. 80 + 1. 8-1 +7. 8-2
= 2560 + 192 + 8 + 4 + 0.125 + 0.109375 = 2764.234375DEC
3. Chuyển đổi từ hệ cơ số thập phân sang thập lục phân và ngược lại (DEC <>HEX).
6


 Từ thập phân sang thập lục phân phân.
Việc chuyển đổi này cũng tương tự như nhị phân và bác phân. Cụ thể ta xét ví dụ sau
đây: (sử dụng bảng 1)
3295 chia 16 = 205.9375 (205 -> dư 15) tức là chữ F
205 chia 16 = 12.8125 (12 -> dư 13) tức là D
12 chia 16 = 0 (dư 12) tức là C
Vậy 3295DEC = CDFHEX
 Từ thập lục phân sang thập phân.
Tương tự ta nhân từng số với 16 mũ ……
VD: CDF.91HEX = C.162 + D.161 +F.160 + 9.16-1 + 1.16-2
= 12.162 + 13.161 +15.160 + 9.16-1 + 1.16-2

= 3072 + 208+ 15 +0.5625 + 0.00390625
= 3295.56640625
Vậy CDF.91HEX = 3295.56640625DEC
4. Các chuyển đổi khác
 Từ nhị phân sang bác phân
Để chuyển đổi cơ số từ hệ nhị phân sang bác phân ta gom 3 chữ số của số cần chuyển
theo thứ tự lần lượt từ phải sang trái, sau đó sử dụng bảng 1 để chuyển đổi thành kết
quả mong muốn.
VD:
100110001011010BIN = 100 110 001 011 010
= 4
6
1
3
2
Vậy 100110001011010BIN = 46132OCT
 Từ nhị phân sang thập lục phân
Tương tự như trên,muốn chuyển đồi từ hệ nhị phân sang thập lục phân, ta gom 4 chữ
số của số cần chuyển theo thứ tự lần lượt từ phải sang trái, sau đó sử dụng bảng 1.
VD:
100110001011010BIN = 0100 1100 0101 1010 (nếu các số cuối cùng bên trái
không đủ 4 chữ số thì mặc định ta thêm vào trước đó các chữ số 0)
= 4
C
5
A
Vậy 100110001011010BIN = 4C5AHEX
 Từ bác phân sang thập lục phân và ngược lại
Muốn chuyển từ hệ bác phân sang hệ thập lục phân hoặc từ thập lục phân sang bác
phân, trước tiên ta phải chuyển số cần chuyển sang hệ cơ số 2 (hệ nhị phân), sau đó

mới chuyển sang hệ thập lục phân hay bác phân theo các bước phía trên.
VD:
46132OCT = 100 110 001 011 010BIN = 0100 1100 0101 1010BIN
= 4C5AHEX

7


Aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

Trong thực tế, con người chúng ta quen với các số biểu diển bằng hệ thập phân, nhưng
trên máy tính thì người ta dùng hệ số Nhị phân với 2 giá trị có hoặc không tương ứng
của 0 hoặc 1 để biểu diển cho tất cả các dữ liệu. Các số Thập lục phân thường dùng biểu
diển cho các dạng địa chỉ ví dụ như địa chỉ vùng nhớ trên RAM. Nhưng để dể tiếp cận
thì tôi đơn cử các trường hợp dùng Nhị phân mà bạn thường gặp là biểu diển các địa chỉ
IPv4 (khi phân tích chúng ra), còn các số Thập lục phân dùng biểu diển cho địa chỉ
MAC của card mạng và IPv6.
Trong bảng dưới ta thấy để biểu diển các số thập phân, người ta dùng mười chữ số từ 0
đến 9. Để biểu diển Nhị phân thì người ta dùng hai số 0 và 1. Đối với Thập lục phân, để
biểu diển các con số ngoài mười chữ số từ 0 đến 9 như thập phân, chúng còn có các số
tương ứng từ 10 đến 15 được biểu diển bằng các ký tự từ A đến F. Đối với hệ bát phân,
người ta dùng các số từ 0 đến 7 để biểu diển các giá trị.

Để đổi một số thập phân sang Nhị phân chúng ta lấy số cần đổi chia cho 2 và sau đó lấy
kết quá chia tiếp cho 2 cho đến khi ta nhận được kết quả là 0 (từ trên xuống theo mũi tên
màu xanh). Ở phép chia này ta lấy dư là 0 và 1, sau khi chia đến kết quả bằng 0 ta sẽ lấy
các con số dư ghi lại từ dưới lên (theo chiều mũi tên màu đỏ) ta được dãy số gồm 0 và 1
đây chính là giá trị ta cần tìm (Các số dư chỉ là 0 và 1, không được chia kết quả ra phần
lẻ, ví dụ như 2,5).


8


Trong phép chia trên ta muốn tìm giá trị Nhị phân của số 11 ta lấy số 11 chia cho 2 và
sau đó chia liên tục kết quả với 2 cho đến khi nào kết quả bằng 0. Sau đó ta lầy số dư ghi
lại và ta được kết quả Nhị phân của số 11 là 1011.
Để đổi giá trị Nhị phân ra thành Thập phân, ta lấy dãy số Nhị phân cần chuyển, nhân lần
lượt các phần tử của chúng bắt dầu từ phần từ phần tử cuối (theo chiều mũi tên màu đỏ)
với 20 cho đến 2n-1 (với n là số phần tử của dãy số), sau đó chúng ta tiến hành cộng các
giá trị tìm được từ phép nhân ta sẽ được kết quả một con số dưới dạng Thập phân.

Ở đây, chúng ta cần tìm giá trị của chuổi 1011 vậy ta nhân lần lượt các phần tử trong
chuỗi số bắt đầu từ phần tử cuối cùng nhân với 2 0 đến 23 (vì ở đây dãy này có n = 4 số
vậy n-1 =3). Sau đó chúng ta tiến hành cộng các giá trị tìm được từ phép nhân ta sẽ được
kết quả Thập phân của dãy Nhị phân 1011 là 11.
Tương tự như cách đổi Thập phân ra Nhị phân ta có thể tiến hành đổi các số Thập phân
ra hệ Thập lục phân, nhưng ở đây chúng ta lấy số cần đổi chia cho 16, chúng ta cũng
chia theo chiều mũi tên xanh và ghi lại kết quả theo chiều mũi tên đỏ, giá trị lấy dư
không được quá 15. Do hệ Thập lục phân có phần biểu diển các giá trị từ 10 đến 15 là A,
9


B, C, D, E, F nên các số dư trươc khi ghi lại thành dãy số Thập lục phân từ 10 đến 15
phải quy đổi thành các ký tự từ A đến F.

Ở trong ví dụ ta có 11=B, 12=C, vậy kết quả biểu diển của 700 thành Thập lục phân là
2BC (chia theo chiều mũi tên xanh và ghi lại kết quả theo chiều mũi tên đỏ, giá trị lấy dư
không được quá 15).
Để đổi ngược từ Thập lục phân sang Thập phân, chúng ta tiến hành tương tự như việc
chuyển đổi Nhị phân ra Thập phân, nhưng ở đây chúng ta phải đổi các giá trị biểu diển

từ A đến F ra thành các số tương ứng (theo bảng các giá trị bên trên), sau đó nhân các số
này bắt đầu từ số cuối cùng với 16 0 đến 16n-1 (theo chiều mũi tên đỏ), sau khi nhân xong
ta lấy tổng các giá trị tìm được.

Ở đây 2BC =700.

10


Tương tự, ta có thể đổi hệ Thập phân ra hệ Bát phân bằng cách chia con số Thập phân
cần đổi với 8 rồi lấy kết quả chia với 8 liên tục cho đến khi kết quả bằng 0, sau đó ghi lại
các số dư từ dưới lên để có được dãy Bát phân.

Ở ví dụ ta thấy giá trị Bát phân của số Thập phân 142 là 216.
Để đổi ngược lại Bát phân ra thập phân chúng ta nhân từ giá trị của dãy Bát phân với
80 đến 8n-1 theo chiều mũi tên đỏ.

Sau khi đổi dãy Bát phân 216 ra Thập phân, ta được một số Thập phân 142.
Ngoài ra để cho nhanh trong việc chuyển đổi các hệ số ta có thể dùng máy tính, ví dụ
như tính năng Calculator trong hệ điều hành Windows, ta chọn chế độ Programmer.

11


Ta chỉ cần chọn các hệ số nguồn sau đó chọn hệ số đích là có thể chuyển đổi.

Ngoài ra còn có những công cụ online, ở đây tôi giới thiệu với bạn 1 công
cụ />Việc nắm được chuyển đổi từ thập phân sang hai hệ số này rất quan trọng để bạn hiểu
được các dạng địa chỉ được sử dụng trong ngành mạng máy tính.


12



×