Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Đánh giá Sinh kế và Phân tích các Thành phần liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 114 trang )

Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên
Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng

Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển
tỉnh Sóc Trăng, Đánh giá Sinh kế và Phân
tích các Thành phần liên quan
Olivier Joffre, Lưu Hồng Trường


Xuất bản
Deutsche Gesellschaft für
Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH
Quản lý nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng
Tác giả
Olivier Joffre, Lưu Hồng Trường
Trang bìa
Nhà ở dọc kênh tại Huyện Long Phú, K. Schmitt 2007
© giz, tháng 10/2009


Điều tra Cơ bản trong Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng
Đánh giá Sinh kế và Phân tích các Thành phần liên quan
Olivier Joffre, Lưu Hồng Trường

Tháng 10 năm 2007


Giới thiệu về GIZ
Năng lực toàn diện cho phát triển bền vững dưới một mái nhà chung
Với phương châm làm việc năng suất, hiệu quả và dựa trên tinh thần hợp tác, GIZ hỗ trợ người dân
và cộng đồng tại các nước đang phát triển, các quốc gia đang trong thời kỳ chuyển đổi và các nước


công nghiệp trong việc định hướng tương lai và cải thiện điều kiện sống. Đây là tôn chỉ hoạt động của
Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ). Được thành lập ngày 01 tháng 01
năm 2011, GIZ tập hợp những kinh nghiệm được tích lũy trong nhiều năm của GIZ hỗ trợ các đối tác
trong nỗ lực đạt được những mục tiêu phát triển lâu dài thông qua việc cung cấp các dịch vụ hiệu quả
được thiết kế phù hợp với yêu cầu của phát triển bền vững. Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Đức (DED), Tổ
chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) và Tổ chức Bồi dưỡng và Phát triển Năng lực Quốc tế Đức
(InWEnt). GIZ là tổ chức trực thuộc nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức, hỗ trợ Chính phủ Đức trong
những nỗ lực thực hiện các mục tiêu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế cho phát triển bền vững. GIZ
cũng tham gia vào công tác giáo dục quốc tế trên toàn cầu.
Phát triển hiệu quả
GIZ áp dụng cách tiếp cận tổng thể dựa trên giá trị để đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên
quan. Trong quá trình này, sứ mệnh phát triển bền vững luôn là định hướng chủ đạo xuyên suốt mọi
hoạt động của tổ chức. GIZ cũng luôn quan tâm đến các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội và sinh
thái khi hỗ trợ đối tác ở các cấp địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế tìm ra các giải pháp cho
cộng đồng trong bối cảnh xã hội rộng lớn hơn. Đây là phương thức giúp GIZ đạt được sự phát triển
một cách hiệu quả.
GIZ hoạt động trên nhiều lĩnh vực bao gồm: phát triển kinh tế và xúc tiến việc làm; xây dựng nhà
nước và khuyến khích dân chủ; thúc đẩy hòa bình, an ninh, tái thiết và giải quyết mâu thuẫn dân sự;
an ninh lương thực, y tế, giáo dục phổ cập; bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu tác
động của biến đổi khí hậu. Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ về quản lý và hậu cần để hỗ trợ đối
tác trong việc thực hiện những nhiệm vụ phát triển. Trong các tình huống khủng hoảng, GIZ còn tiến
hành các chương trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của dịch vụ phát triển, GIZ
đồng thời cung cấp nhiều chuyên gia hỗ trợ phát triển cho các nước đối tác.
GIZ tư vấn cho các cơ quan tài trợ và đối tác các vấn đề về xây dựng kế hoạch và chiến lược, giới
thiệu các chuyên gia hòa nhập và chuyên gia hồi hương ở các nước đối tác, đồng thời thúc đẩy mạng
lưới hợp tác và đối thoại giữa các bên liên quan trong hoạt động hợp tác quốc tế. Nâng cao năng lực
cho chuyên gia của các nước đối tác là một phần quan trọng trong dịch vụ của GIZ. Chúng tôi tạo
nhiều cơ hội cho các thành viên tham gia các hoạt động có thể duy trì và thúc đẩy những mối quan hệ
mà họ tạo dựng được. Ngoài ra, GIZ còn tạo điều kiện để những người trẻ tuổi nâng cao kinh nghiệm
chuyên môn của mình trên khắp thế giới thông qua các chương trình trao đổi giành cho chuyên gia

trẻ. Những chương trình này giúp xây dựng nền móng cho thành công trong sự nghiệp của họ trên
các thị trường trong nước và quốc tế.
Các cơ quan ủy nhiệm cho GIZ
Hầu hết các hoạt động của GIZ được thực hiện theo ủy nhiệm của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển
(BMZ). Ngoài ra, GIZ cũng hoạt động thay mặt cho các Bộ khác của Đức, cụ thể là Bộ Ngoại giao
Liên bang, Bộ Môi trường Liên Bang, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang. GIZ cũng hoạt động theo
ủy quyền của chính quyền các bang và các cơ quan công quyền khác của Đức, các cơ quan và tổ
chức thuộc khu vực nhà nước, tư nhân trong và ngoài nước Đức, Ủy ban Châu Âu, Liên Hiệp Quốc
và Ngân hàng Thế giới. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân và góp phần thúc đẩy xây
dựng những tương tác theo định hướng kết quả giữa phát triển và khu vực ngoại thương. Kinh
nghiệm dày dạn của chúng tôi với các khối liên minh tại các nước đối tác và tại Đức là nhân tố quan
trọng cho hợp tác quốc tế thành công không chỉ trong các lĩnh vực kinh doanh, học thuật văn hóa mà
còn trong cả xã hội dân sự.
GIZ và những con số
GIZ hoạt động tại hơn 130 quốc gia trên toàn cầu. Tại Đức, GIZ có mặt ở hầu khắp các bang với văn
phòng chính được đặt tại Bonn và Eschborn. GIZ tuyển dụng khoảng 17.000 nhân viên trên toàn thế
giới với hơn 60% là nhân viên bản địa. Ngoài ra, GIZ còn có 1.135 cố vấn kỹ thuật, 750 chuyên gia
hòa nhập, 324 chuyên gia hồi hương, 700 chuyên gia địa phương tại các tổ chức đối tác cùng 850
tình nguyện viên (weltwärts). Với doanh thu ở mức 1,9 tỷ euro tính tạI thời điểm tháng 12 năm 2010,
GIZ có thể tự tin nhìn về tương lai phía trước.

ii


Lời tựa
Dự án “Quản lý nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng” do Chi Cục Kiểm Lâm
tỉnh Sóc Trăng khởi xướng nhằm mục đích cung cấp các giải pháp thí điểm để giải quyết xung đột
giữa phát triển kinh tế và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc
Trăng.
Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù tương đối nhỏ về kích thước so với cả nước, đóng vai trò quan

trọng vì là “vựa lúa” cho cả Việt Nam. Việc phát triển nhanh chóng nghề nuôi tôm đã góp phần tăng
trưởng kinh tế và giảm nghèo nhưng cũng kéo theo những lo ngại ngày càng tăng về tácđộng môi
trường và xã hội.
Do thiếu cách tiếp cận tổng hợp để quản lý, sử dụng và bảo vệ bền vững vùng ven biển và lợi ích của
việc nuôi tôm nên đã dẫn đến việc sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven
biển tỉnh Sóc Trăng, đe dọa chức năng phòng hộ của đai rừng ngập mặn và làm giảm thu nhập của
các cộng đồng địa phương.
Vùng ven biển không chỉ có nguy cơ chịu các tác động sinh thái tiêu cực của nghề nuôi tôm và sự phá
hủy chức năng phòng hộ của rừng ngập mặn, nó cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các tác động của biến đổi
khí hậu đặc biệt là sự tăng cường độ và tần suất các cơn bão và lũ, xâm nhập mặn và nước biển
dâng.
Dự án khởi xướng nghiên cứu về sinh kế của người dân sinh sống ở vùng ven biển và phân tích các
bên liên quan này như là nghiên cứu đầu tiên của một số nghiên cứu để tạo cơ sở cho việc lập kế
hoạch các hoạt động dự án phù hợp và là một điều tra dữ liệu cơ sở quan trọng cho việc giám sát tác
động của dự án.
Nghiên cứu do một nhóm chuyên gia gồm tư vấn quốc tế và quốc gia, một phiên dịch viên địa phương
và cán bộ chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng tiến hành. Điều này đảm bảo việc chuyển giao kiến
thức và kỹ năng thực tế cũng như nắm bắt thông tin mà người ngoài khó tiếp cận được.
Báo cáo này được viết và trình nộp cho dự án vào tháng 10/2007. Phần viết về các đơn vị trực thuộc
Sở Thủy sản được cập nhật trong trong năm 2009 trước khi in lại báo cáo này với cách trình bày mới.
Klaus Schmitt
Cố Vấn Trưởng

iii


Mục lục
Giới thiệu về GIZ .................................................................................................................................... ii
Lời tựa ................................................................................................................................................... iii
Mục lục .................................................................................................................................................. iv

Danh sách hình .................................................................................................................................... vii
Danh sách hộp .................................................................................................................................... viii
Danh sách bảng .................................................................................................................................... ix
Lời cảm ơn ............................................................................................................................................ xi
Tên viết tắt ............................................................................................................................................ xii
Chữ viết tắt .......................................................................................................................................... xiii
1

2

3

Giới thiệu ..................................................................................................................................... 14
1.1

Mục tiêu dự án .................................................................................................................. 15

1.2

Mục tiêu của nghiên cứu ................................................................................................... 15

Giới thiệu khu vực nghiên cứu ................................................................................................... 17
2.1

Đặc điểm dân số ............................................................................................................... 17

2.2

Đa dạng về môi trường ..................................................................................................... 18


2.3

Sử dụng đất, chất lượng nước và quản lí rừng ................................................................ 20

2.3.2

Chất lượng nước ............................................................................................... 21

2.3.3

Diện tích rừng và hiện trạng pháp lí ................................................................. 21

2.3.4

Chương trình phục hồi rừng ............................................................................. 22

Chọn mẫu.......................................................................................................................... 24
3.1.1

Xác định các điểm khảo sát............................................................................... 24

3.1.2

Chọn, mô tả và phân chia hộ nghiên cứu ........................................................ 26

3.2

Khảo sát cơ sở ................................................................................................................. 27

3.3


Trang trại tôm mang tính thương mại, nhà máy chế biến tôm và hiệp hội nuôi tôm ........ 28

3.4

Thành phần thể chế và tư nhân ........................................................................................ 28

Khuôn khổ pháp lí và các thành phần liên quan trong quản lí vùng ven biển ...................... 30
4.1

4.2

4.3

iv

Sử dụng đất và qui hoạch sử dụng đất ............................................................. 20

Phương pháp ................................................................................................................................ 24
3.1

4

2.3.1

Khuôn khổ pháp lí về quản lí rừng và tài nguyên thiên nhiên .......................................... 30
4.1.1

Phân vùng rừng ngập mặn ................................................................................ 30


4.1.2

Rừng phòng hộ: qui định pháp luật và quản lí .................................................. 31

4.1.3

Luật đất đai và bãi bồi ....................................................................................... 32

4.1.4

Tiêu chuẩn và qui định chất lượng nước .......................................................... 33

Các thành phần thể chế liên quan .................................................................................... 33
4.2.1

Cấp tỉnh và huyện .............................................................................................. 33

4.2.2

Các thành phần thể chế cấp xã và ấp ............................................................... 37

4.2.3

Sử dụng đất ....................................................................................................... 38

Thành phần tư nhân ......................................................................................................... 39


4.4
5


6

Hội nghề cá và hiệp hội nuôi tôm ...................................................................... 40

4.3.2

Trang trại nuôi tôm thương mại ......................................................................... 41

4.3.3

Nhà máy chế biến .............................................................................................. 43

4.3.4

Sở công an – một thành phần đặc biệt mang tính tư nhân trong quản lí rừng . 44

Kết luận ............................................................................................................................. 45

Kết quả khảo sát cơ sở ............................................................................................................... 46
5.1

Đặc điểm dân số và kinh tế xã hội.................................................................................... 47

5.2

Đất đai và tài sản .............................................................................................................. 50
5.2.1

Đất ..................................................................................................................... 50


5.2.2

Tài sản ............................................................................................................... 51

5.3

Nuôi động vật và nuôi thủy sản trong vườn nhà ............................................................... 52

5.4

Sản xuất và thu nhập từ nông nghiệp ............................................................................... 53
5.4.1

Các hệ thống canh tác ở các điểm khảo sát ..................................................... 53

5.4.2

Hoạt động trên ruộng đất của gia đình của các nhóm giàu nghèo ................... 54

5.4.3

Nuôi thủy sản ..................................................................................................... 55

5.4.4

Nông nghiệp ...................................................................................................... 58

5.5


Việc làm ............................................................................................................................ 60

5.6

Tiếp cận nguồn vốn vay .................................................................................................... 62

5.7

Thu nhập của hộ và nguồn thực phẩm ............................................................................. 63

5.8

Kết luận ............................................................................................................................. 64
5.8.1

Kết luận dựa trên nhóm giàu nghèo .................................................................. 64

5.8.2

Kết hợp dựa trên điểm khảo sát ........................................................................ 64

Sử dụng tài nguyên thiên nhiên ................................................................................................. 68
6.1

Các cộng đồng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ............................................................... 68

6.2

Tiếp cận điểm khai thác và di chuyển trong địa phương .................................................. 68


6.3

Khi thác tài nguyên thiên nhiên ......................................................................................... 69

6.4
7

4.3.1

6.3.1

Lâm sản ............................................................................................................. 69

6.3.2

Sản phẩm từ bãi sình và bãi cát ........................................................................ 70

6.3.3

Kênh rạch .......................................................................................................... 73

6.3.4

Lịch mùa vụ và vị trí của tài nguyên thiên nhiên ............................................... 73

6.3.5

Chuỗi giá trị........................................................................................................ 74

Đánh cá xa bờ................................................................................................................... 76


Phần tích các thành phần liên quan ........................................................................................... 78
7.1

Động lực của sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên ............................................................. 78

7.2

Qui định pháp luật đối với quản lí vùng ven biển .............................................................. 81

7.3

7.2.1

Trách nhiệm chồng chéo và khoảng trống về luật pháp ................................... 81

7.2.2

Nguồn nhân lực và tài chính phục vụ bảo vệ rừng ........................................... 82

Tác động qua lại giữa các thành phần liên quan và các thành phần đặc biệt
liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên .................................................................. 82
7.3.1

Bảo vệ và tiếp cận rừng .................................................................................... 82

v


8


7.3.2

Khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhóm dân tộc............................................ 82

7.3.3

Mâu thuẩn về đất đai ......................................................................................... 83

Kết luận và đề nghị ...................................................................................................................... 85
8.1

Nuôi trồng thủy sản bền vững........................................................................................... 85
8.1.1

Các vấn đề kỹ thuật ........................................................................................... 85

8.1.2

Các khía cạnh thể chế và tổ chức của hoạt động nuôi trồng ven biển ............. 85

8.2

Quản lí tài nguyên thiên nhiên .......................................................................................... 86

8.3

Khuôn khổ pháp lí, qui định địa phương và đồng quản lí tài nguyên ............................... 87

8.4


Bài học từ thực địa ............................................................................................................ 88

Tư liệu tham khảo ................................................................................................................................ 89
Phụ lục 1: Số liệu khí hậu và môi trường của tỉnh Sóc Trăng ........................................................ 91
Phụ lục 2: Phiếu điều tra..................................................................................................................... 93
Phụ lục 3: Kỹ thuật nuôi tôm ở trang trại thương mại .................................................................... 99
Phụ lục 4: Kỹ thuật khai thác tài nguyên thiên nhiên .................................................................... 101

vi


Danh sách hình
Hình 1:

Khu vực dự án – vùng ven biển Sóc Trăng ........................................................................... 17

Hình 2:

Bản đồ sử dụng đất của Tỉnh Sóc Trăng (2005) (nguồn: STN&MT) ..................................... 20

Hình 3:

Điểm khảo sát ........................................................................................................................ 25

Hình 4:

Tóm tắt trình tự nghiên cứu ................................................................................................... 27

Hình 5:


Cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm Lâm ................................................................................. 35

Hình 6:

Số nhân khẩu trung bình/hộ tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên ................................ 49

Hình 7:

Trình độ học vấn của các nhóm giàu nghèo .......................................................................... 49

Hình 8:

Đầu tư và thu nhập trong sản xuất nông nghiệp của hộ (triệu đồng/hộ/năm) ....................... 59

Hình 9:

Thu nhập trung bình từ việc làm phụ của mỗi hộ theo năm ở các nhóm giàu nghèo ........... 60

Hình 10: Phân vùng cho vùng dự án theo các tiêu chí mới (các con số là phần diễn giải trên) .......... 67
Hình 11: Lịch thời vụ các tài nguyên thiên nhiên chính được khai thác ............................................... 72
Hình 12: Di chuyển của người khai thác tài nguyên thiên nhiên và phân bố các loài được
khai thác chính ....................................................................................................................... 74
Hình 13: Sơ đồ biểu diễn chuỗi giá trị cho các tài nguyên thiên nhiên chính được khai thác
ở tỉnh Sóc Trăng .................................................................................................................... 74
Hình 14: Tác động qua lại giữa các thành phần liên quan trong khai thác tài nguyên thiên nhiên
ở vùng ven biển ..................................................................................................................... 80

vii



Danh sách hộp
Hộp 1: Các loại hình việc làm ................................................................................................................ 48
Hộp 2: Các hệ thống sản xuất chính trong khu vực nghiên cứu ........................................................... 55
Hộp 3: Mô tả một số loại hình sản xuất nông nghiệp chính trong vùng nghiên cứu ............................. 58
Hộp 4: Chiến lược sinh kế của các nhóm hộ giàu nghèo ..................................................................... 65
Hộp 5: Các điểm quan trọng về khai thác tài nguyên thiên nhiên ......................................................... 76

viii


Danh sách bảng
Bảng 1: Đặc điểm dân số và thành phần dân tộc ở các huyện thuộc vùng dự án (2005) .................... 18
Bảng 2: Tính chất môi trường của khu vực dự án ................................................................................ 19
Bảng 3: Biến động diện tích nuôi trồng thủy sản và trồng lúa ở 3 huyện ven biển (2000 – 2005) ....... 21
Bảng 4: Diện tích rừng (ha), loài cây, tình trạng pháp lí và các thành phần liên quan ......................... 22
Bảng 5: Phân vùng đất và nước ở các huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng. ....................................... 22
Bảng 6: Các nhân tố và phương thức chọn điểm khảo sát. ................................................................. 24
Bảng 7: Điểm khảo sát. ......................................................................................................................... 24
Bảng 8: Tên huyện, xã và ấp của điểm khảo sát. ................................................................................. 25
Bảng 9: Các điểm khảo sát riêng. ......................................................................................................... 26
Bảng 10: Các thành phần thể chế liên quan được phỏng vấn .............................................................. 29
Bảng 11: Thành phần thể chế liên quan đến quản lí các khu vực ven biển ......................................... 39
Bảng 12: Thông tin kỹ thuật và kinh tế của vụ nuôi tôm (n=8) .............................................................. 42
Bảng 13: Thành phần giàu nghèo trong các hộ được phỏng vấn trong từng ấp .................................. 46
Bảng 14: Số khẩu trung bình/hộ, con cái và nghề nghiệp trong từng nhóm giàu nghèo ...................... 47
Bảng 15: Tỉ lệ hộ của các nhóm giàu nghèo theo loại hình việc làm .................................................... 48
Bảng 16: Phân bố hộ giàu nghèo theo dân tộc ..................................................................................... 49
Bảng 17: Quê quán và thời gian định cư của các nhóm hộ .................................................................. 50
Bảng 18: Sở hữu đất trung bình theo hộ ............................................................................................... 50

Bảng 19: Vật liệu làm nhà của các nhóm giàu nghèo ........................................................................... 51
Bảng 20: Tỉ lệ sở hữu phương tiện đi lại ở các nhóm giàu nghèo (số lượng phương tiện
trung bình cho mỗi hộ trong ngoặc đơn) ................................................................................ 51
Bảng 21: Tỉ lệ hộ có máy bơm nước, quạt nước và ngư cụ (ghi trong dấu ngoặc đơn) ...................... 52
Bảng 22: Thu nhập từ nuôi động vật và tỉ lệ tiêu thụ cho gia đình của các nhóm giàu nghèo ............. 53
Bảng 23: Diện tích nuôi cá trong vườn, loài cá và tỉ lệ hộ nuôi trong từng nhóm giàu nghèo .............. 53
Bảng 24: Hệ thống sản xuất được ghi nhận trong vùng nghiên cứu .................................................... 54
Bảng 25: Hoạt động của các nhóm hộ giàu nghèo ............................................................................... 54
Bảng 26: Diện tích nuôi thủy sản trung bình và tỉ lệ hộ nuôi thủy sản theo nhóm giàu nghèo
và loại hình nuôi ..................................................................................................................... 56
Bảng 27: Chi phí và thu nhập trung bình trong nuôi thủy sản theo hộ và nhóm giàu nghèo ................ 57
Bảng 28: Hiệu quả kinh tế của các loại hình nuôi thủy sản chính (triệu đồng/ha) ................................ 57
Bảng 29: Diện tích đất nông nghiệp trung bình và tỉ lệ hộ tham gia sản xuất nông nghiệp
trong các nhóm giàu nghèo ................................................................................................... 59
Bảng 30: Năng suất, chi phí và lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp ..................................................... 60
Bảng 31: Hợp đồng bằng giấy tờ ở các điển khảo sát.......................................................................... 61
Bảng 32: Vốn vay trung bình của hộ và nhóm giàu nghèo ................................................................... 62
Bảng 33: Nguồn thu nhập và nguồn gốc thực phẩm của hộ theo nhóm giàu nghèo (n=92) ................ 63
Bảng 34: Phân vùng cho vùng dự án theo các nhân tố kinh tế xã hội mới .......................................... 66
Bảng 35: Số lượng người khai thác ước đoán cho các điểm khảo sát ................................................ 68

ix


Bảng 36: Sự tiếp cận đến các điểm khai thác ....................................................................................... 69
Bảng 37: Các loài được khai thác từ rừng ............................................................................................ 70
Bảng 38: Các loài chính được khai thác ở bãi sình và bãi cát .............................................................. 71

x



Lời cảm ơn
Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Chi Cục Kiểm Lâm Sóc Trăng và các Đội Dự án Huyện đã hỗ trợ
hành chính và hậu cần và các cán bộ của Chi Cục Kiểm Lâm và Đội Dự án Huyện đã đóng góp vào
việc thu thập dữ liệu tại thực địa.
Cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị trực thuộc Sở Thủy sản (từ 2008 là Chi cục Khai
thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản), Phòng Kinh tế và Chi Cục Kiểm Lâm đã đóng góp thời gian và
thông tin giá trị cho nghiên cứu này.
Đóng góp của ông Hồng Thanh Nhẫn như phiên dịch viên và cung cấp thông tin đã giúp đở rất nhiều
cho các tác giả của nghiên cứu này.
Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến các hộ gia đình và các trại tôm thương mại về sự kiên nhẫn và trợ
giúp cho việc hoàn thành nghiên cứu này.

xi


Tên viết tắt
Sở NN&PTNN

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

STN&MT

Sở Tài nguyên và Môi trường

CCKL

Chi cục Kiểm lâm

TBVR


Tổ bảo vệ rừng

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ KHCN&MT

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

RIA

Viện nghiên cứu thủy sản

VASEP

Hiệp hội xuất khẩu và chế biến hải sản

WB

Ngân hàng thế giới

xii



Chữ viết tắt
&



v.v.

vân vân

spp./sp.

loài

%

phần trăm

ha

hec-ta

kg

kí lô

km

cây số

km²


cây số vuông

m

mét (thước)

đồng

đồng Việt Nam (16.000 đồng = 1 đô la Mỹ) (22.000 đồng = 1 Euro)

ppt

phần ngàn (parts per thousands)

ppm

phần triệu (parts per million)

xiii


1

Giới thiệu

Các khu vực ven biển có thể được xem như các khu vực tiếp giáp giữa mặt nước và vùng đất biến
đổi dần và theo mùa, hỗ trợ các phương kế sinh sống khác nhau liên quan đến tài nguyên thiên nhiên,
như canh tác nông nghiệp và thủy sản nước ngọt và nước lợ. Các sinh kế này phụ thuộc vào môi
trường ven biển và tương tác lẫn nhau trong môi trường đó.

Vùng ven biển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có một hệ sinh thái ven bờ đặc trưng, đó là hệ sinh
thái rừng ngập mặn – là nơi mà các hệ thống sông ngòi lớn tích tụ phù sa và độ mặn thì được điều
hòa bởi nguốn nước ngọt lớn từ thượng lưu. Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng ở vùng ven biển.
Chúng có chức năng tự nhiên là chống xói mòn do sóng biển và gió. Rừng ngập mặn là một hệ sinh
thái độc đáo, tạo ra môi trường sinh sản thích hợp cho các loài cá và giáp xác nước lợ và nước mặn.
Sự biến đổi chính trong ba thập niên vừa qua ở các vùng ven biển châu Á chính là sự phát triển của
hoạt động nuôi tôm; sản lượng tôm đã gia tăng mỗi năm 17% trong khoảng thời gian từ năm 1970
đến 2000. Sự gia tăng này dẫn đến sự suy thoái các khu rừng ngập mặn và ruộng lúa ven biển. Ở
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vựa lúa của Việt Nam, ruộng lúa đã biến thành ao tôm. Chỉ
trong vòng 2 năm (2000-2002), diện tích ruộng lúa đã giảm 170.000 ha, trong khi diện tích nuôi tôm
tăng 160.000 ha (Vo Thi Thanh Loc 2003). Lợi nhuận cao từ nuôi tôm đã kích thích sự phát triển của
hình thức nuôi tôm công nghiệp. Ao tôm công nghiệp đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường
xung quanh, sử dụng nguồn nguyên liệu lớn và trong nhiều trường hợp được đặt tại nơi trước đây là
rừng ngập mặn.
Ở Việt Nam, rừng ngập mặn đã giảm từ 117.745 ha năm 1983 còn 51.492 ha năm 1995 (Hong & San
1993 và Phuong & Hai 1998, theo Jonhston et al. 2000). Sự phát triển nuôi tôm không phải là nguyên
nhân duy nhất liên quan đến sự phá hủy rừng ngập mặn và khai thác lâm sản (gỗ, củi, v.v.) trên khắp
thế giới. Áp lực dân số cũng là tác nhân quan trọng trong vấn đề này (Hossain 2001).
Dù sao, có những mâu thuẩn tồn tại giữa người nuôi tôm và người sử dụng tài nguyên từ rừng ngập
mặn. Rừng ngập mặn và bãi bồi – hiện được sử dụng làm ao tôm, đem lại nguồn lợi sinh sống cho
nhiều người sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Sự suy thoái môi trường do nuôi tôm đã làm giảm
sản lượng tài nguyên thiên nhiên, như: tôm giống (tôm bột) và cua con (cua giống) tự nhiên đã bị
giảm sút khi nuôi trồng thủy sản phát triển (Alauddin et al. 1998; Paez Osuna 2001; Primavera 2006).
Sự hủy diệt rừng ngập mặn để chuyển thành hơn 60.000 ha diện tích nuôi tôm trong năm 1997 đã
gây ảnh hưởng bất lợi cho cuộc sống của 24.000 hộ ở Việt Nam (Luttrell 2002).
Kinh nghiệm từ các nước châu Á khác, như Thái Lan hay Bangladesh – nơi mà môi trường bị hủy
hoại nặng nề do nuôi tôm (Lebel et al. 2002, Hossain et al. 2001), cho thấy rõ nhu cầu cấp bách về
việc quản lí tổng hợp vùng ven biển. Ở Việt Nam, rừng ngập mặn đã chịu ảnh hưởng của việc mở
rộng diện tích nuôi tôm và các nhân tố khác do thiếu qui định pháp luật và các kế hoạch phát triển (de
Graaf et al. 1999). Từ năm 1953 đến 1995, diện tích rừng ngập mặn tại ĐBSCL đã giảm từ 190.812

ha còn 29.543 ha (Minh et al. 1998, trích trong Minh et al. 2001). Phần lớn rừng ngập mặn ở ĐBSCL
đã bị biến thành ao tôm kể từ thập niên 1990, trong đó có một tỉ lệ lớn những người nuôi tôm không
phải là dân địa phương đến phá rừng làm ao tôm.
Tôm sú (Penaeus monodon) là loài được nuôi chủ yếu. Năm 2003, có khoảng 460.000 ha diện tích
nuôi tôm sú đem lại sản lượng khoảng 223.000 tấn (Phuong et al. 2004). Khu vực nuôi tôm chủ yếu là
ĐBSCL – chiếm 80-85% tổng diện tích nuôi tôm cả nước. Năm 2005, giá trị xuất khẩu từ ngành thủy
sản đạt 2,65 tỉ USD, trong đó 1,3 tỉ USD là từ ngành tôm (Bộ Thủy sản 2005). Tuy nhiên, ngành tôm
không ổn định và bỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh; trung bình 20-25% người nuôi tôm ở Việt Nam bị thất
bại mỗi năm (Sinh 2004). Ở ĐBSCL, hơn 60% hộ nuôi tôm thiếu nợ vay, trung bình hơn 20 triệu
đồng/khoản nợ.

14


Sự phát triển nuôi tôm đã làm thay đổi nền kinh tế và sinh thái của vùng ven biển; nhờ đó mà vùng
ven biển trở nên quan trọng về mặt kinh tế. Sự phát triển kinh tế ở vùng ven biển nhanh và thiếu qui
hoạch trong khi sinh kế của người dân phải thích nghi với môi trường sinh thái và kinh tế xã hội mới.
Tỉnh Sóc Trăng là một trong những tỉnh ven biển của ĐBSCL có sự phát triển nuôi tôm mạnh mẽ và
rừng ngập mặn chỉu ảnh hưởng từ sự phát triển kinh tế. Trong bối cảnh này, GTZ và UBND tỉnh Sóc
Trăng đã ký thỏa thuận hợp tác nhằm thực hiện dự án về quản lí vùng ven biển vì mục tiêu phát triển
bền vững.
1.1

Mục tiêu dự án

Dự án “Quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tại tỉnh Sóc Trăng” sẽ cung cấp các giải
pháp thử nghiệm để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và quản lí nguồn tài nguyên thiên
nhiên bền vững. Dự án cũng sẽ triển khai các chiến lược có thể tăng tính thích nghi của rừng ngập
mặn bằng việc nâng cao tính chịu đựng của chúng đối với sự biến đổi khí hậu.
Mục tiêu tổng thể của dự án là đảm bảo tính bền vững về kinh tế và sinh thái của vùng ven biển cho

những người nghèo trong các cộng đồng địa phương. Mục tiêu của giai đoạn đầu (2007-2010) là hỗ
trợ việc đồng quản lí vùng ven biển giữa những người sử dụng nguồn tài nguyên (người dân địa
phương, những người nuôi tôm) và chính quyền địa phương các cấp.
Dự án hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng và Chi cục kiểm lâm (CCKL) thông qua việc phát triển
các mô hình đồng quản lí các vùng ven biển bền vững, quản lí việc phục hồi rừng ngập mặn để thích
ứng tốt hơn với các biến đổi khí hậu, cũng như xây dựng một khuôn khổ chính sách có thể điều tiết
để bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho các dịch vụ môi trường tạo ra bởi các vùng đất ngập nước
ven biển. Để bảo vệ và quản lí vành đai rừng ngập mặn hiệu quả, dự án sẽ áp dụng Phương Pháp Hệ
Sinh Thái, một chiến lược để quản lí tổng hợp đất, nước và nguồn tài nguyên sinh vật nhằm hỗ trợ
bảo tồn và sử dụng bền vững một cách hợp lí. Giai đoạn đầu của dự án sẽ tập trung phát triển cơ chế
đồng quản lí cho công tác bảo vệ và quản lí bền vững vùng ven biển.
Một trong những mục tiêu dự án là tạo ra một hệ thống chia sẻ quyền lợi cho nhiều thành phần nhờ
nâng cao công tác bảo vệ rừng ngập mặn. Mục tiêu đạt được thông qua cải thiện công tác qui hoạch
tổng hợp sử dụng đất và thử nghiệm cách tiếp cận đồng quản lí có sự tham gia của các nhóm mục
tiêu của dự án, như những người dân địa phương sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và người
nuôi tôm.
1.2

Mục tiêu của nghiên cứu

Nhằm làm rõ các thành phần liên quan khác nhau trong vùng dự án và các nhân tố tác động đến việc
quản lí vùng ven biển, nghiên cứu cơ sở này đã được tiến hành.
Mục tiêu khảo sát là làm rõ mối quan hệ qua lại giữa các thành phần liên quan ở vùng ven biển và xác
định các nhân tố quyết định sự thay đổi về sử dụng đất ở vùng ven biển. Sinh kế của người dân được
mô tả theo các tiêu chí (nhóm) giàu nghèo do người dân tự xác định cùng với các ước đoán mang
tính số lượng về tài sản và thu nhập từ các hoạt động khác nhau.
Vùng ven biển có môi trường đa dạng và phức tạp. Trong vùng dự án, sự đa dạng về môi trường kinh
tế xã hội và tự nhiên sẽ được mô tả và phân tích nhằm giúp hiểu rõ hơn về hiện trạng. Hơn nữa,
nghiên cứu muốn tìm hiểu tầm quan trọng của tài nguyên rừng ngập mặn đối với các hộ không có đất
đai và nghèo về khía cạnh đem lại thu nhập và sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Phân tích này sẽ

cung cấp thông tin giúp phát triển và thực hiện các hợp phần của dự án quản lí tổng hợp vùng ven
biển.

15


Báo cáo này gồm 6 chương, trong đó bao gồm mô tả vùng dự án và xem xét khuôn khổ pháp lí trong
vấn đề quản lí vùng ven biển có các thành phần liên quan khác nhau. Kết quả của khảo sát cơ bản
cho thấy các chiến lược sinh sống khác nhau trong vùng dự án. Một phần riêng trong báo cáo sẽ nói
về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phân tích các thành phần liên quan. Trong phần kết luận,
các đề nghị cũng được nêu ra cho dự án.

16


2

Giới thiệu khu vực nghiên cứu

Các cấp hành chính ở Việt Nam bao gồm cấp tỉnh, dưới tỉnh là huyện. Mỗi huyện gồm các xã và mỗi
xã được chia thành ấp. Ấp được coi là đơn vị cơ bản. Tỉnh Sóc Trăng bao gồm 8 huyện và một thành
phố. Vùng ven biển với 3 huyện Vĩnh Châu, Long Phú và Cù Lao Dung là một phần trong khu vực
nghiên cứu. Tổng chiều dài bờ biển là 72 km với các điều kiện môi trường khác nhau. Khu vực dự án
2
bao gồm 11 xã, tổng diện tích 1.153 km và hơn 10.000 ha bãi bồi chủ yếu ở huyện Cù Lao Dung và
Vĩnh Châu (Hình 1). Tổng dân số của vùng dự án khoảng 188.567 người (gồm 38.149 hộ), trong đó
32% được coi là hộ nghèo (Niên giám thông kê của tỉnh 2005; Niên giám thống kê các huyện 2005).

Hình 1: Khu vực dự án – vùng ven biển Sóc Trăng
2.1


Đặc điểm dân số

Trong khu vực dự án, đặc điểm dân số thay đổi: tỉ lệ nghèo cao ở huyện Vĩnh Châu, nhất là phần phía
tây của huyện (Vĩnh Tân, Lại Hòa) với hơn 35% hộ nghèo (<150,000 đồng/người/tháng– tiêu chuẩn
2005).

17


Bảng 1: Đặc điểm dân số và thành phần dân tộc ở các huyện thuộc vùng dự án (2005)
Dân số

Hộ

Hộ nghèo
(%)

Cù Lao Dung

63.928

13526

An Thạnh Nam

6577

An Thạnh Ba


Nhóm dân tộc (% hộ)
Kinh

Hoa

Khmer

27,3

94

0,1

6

1.513

34,5

77,4*

0,1*

22,4*

10357

2.197

21


94,4*

0*

5,5*

Long Phú

186.125

39.233

26,7

64

33

3

Trung Bình

25.152

5145

23,3

64


30

2

Lịch Hội Thượng

21.527

4216

26,9%

49

38

13

Vĩnh Châu

149.752

30.642

34,4

30

18


52

Vĩnh Hải

19.014

3.819

22,1

25,5

27,5

47

Xã Vĩnh Châu

20.530

4.156

34,8

4

23

73


Thị trấn Vĩnh
Châu

15.850

3.058

14,6

38

42

20

Vĩnh Phước

21.535

4.423

44,5

18

17

65


Vĩnh Tân

14.018

2.845

56,1

29,5

6,5

64

Lạc Hòa

14.091

2.747

37,1

17

30

53

Lại Hòa


19.916

4.030

38,3

20

12

69

Ghi chú: * dữ liệu 2004
Hộ được coi là nghèo khi có thu nhập ít hơn 150,000 đồng/tháng/người trong năm 2005.
Khu vực dự án cũng như từng huyện có thành phần dân tộc đặc trưng (Bảng 1). Trong khi huyện
Long Phú và Cù Lao Dung chủ yếu bao gồm người Kinh, ở huyện Vĩnh Châu người Khmer chiếm
phần lớn (52%). Ở một số xã, tỉ lệ người Khmer đến hơn 60%. Sự khác nhau về thành phần dân tộc
và tỉ lệ hộ nghèo là những chỉ thị cho sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chiến lược sinh kế. Mật độ
2
2
dân số cũng khác nhau giữa các huyện: 411 người/km ở Long Phú, 316 người/km ở Vĩnh Châu và
2
242 người/km ở Cù Lao Dung.
2.2

Đa dạng về môi trường

Vùng ven biển có môi trường đặc biệt, với nước mặn xâm nhập trong mùa khô (Phụ lục 1). Nước từ
Biển Đông xâm nhập sâu vào đất liền nhờ chế độ bán nhật triều rất mạnh (biên độ triều: 3,32 đến
3,67m, thấp nhất vào tháng Sáu và tháng Bảy (Bảng 2). Kỳ nước cường diễn ra vào lúc giữa (trăng

tròn) và đầu tháng (trăng non) và kỳ nước kém diễn ra vào thời gian còn lại. Cho nên, độ mặn của
nước thay đổi theo mùa và biên độ triều. Độ mặn cao nhất ghi nhận được tại Mỏ Ó (huyện Long Phú)
vào tháng Sáu (31 ppt) và sau đó giảm dần đến tháng 12. Giai đoạn có nước ngọt là tháng 10 và 11.
Lượng mưa hàng năm là 1.558 mm tại thị trấn Vĩnh Châu (Huyện Vĩnh Châu) và 1.597 mm tại Mỏ Ó
(huyện Long Phú). Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 (< 100 mm/tháng) và mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 10 (chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm). Trong mùa khô, gió thổi theo hướng đông
bắc và chuyển theo hướng tây nam vào mùa mưa, với vận tốc tối đa là 10.3 to 13.8 m/giây.
Các kiểu thổ nhưỡng trong vùng chịu ảnh hưởng chính bởi yếu tố mặn (có một giai đoạn mặn trong
năm). Các kiểu đất chính trong vùng là Fluvisol (FAO), được coi là hình thành từ phù sa gần đây. Kiểu

18


thionic fluvisol có một lớp sulphur cách mặt đất < 125 cm. So với tỉnh Bạc Liêu, các bất lợi như đất
phèn không có nhiều.
Với diện tích 26.059 ha, huyện Cù Lao Dung là cù lao lớn nhất trong tỉnh, bao quanh bởi hai nhánh
sông Cửu Long là Trần Đề và Định An. Dòng chảy của sông chứa nhiều phù sa tạo ra sự tích tụ lớn
ven bờ của cù lao ở bờ biển, tiến ra biển đến 100 m mỗi năm. Chế độ bán nhật triều ảnh hưởng lớn
đến sự sử dụng đất và do đó đến hoạt động nông nghiệp tại Cù Lao Dung nói riêng và các khu vực
ven biển khác của tỉnh nói chung. Trong mùa mưa, cù lao bị ảnh hưởng mạnh bởi nước ngọt từ sông
Cửu Long. Do đó, hệ thống thủy lợi và đê bao được coi là yếu tố quyết định sự ổn định của hoạt động
nông nghiệp.
Bảng 2: Tính chất môi trường của khu vực dự án
Long Phú

Vĩnh Châu

Cù Lao Dung

Giai đoạn mặn (> 5

ppt)

Tháng 12 –8

Giai đoạn nước ngọt

Tháng 10-11

Chiều rộng của đai
rừng và diện tích (ha)

50 - 600 m

Tốc độ và hướng gió
(m/giây): TP Sóc Trăng

Tháng 10-4: 9,4 -11,6 m/giây : hướng Đông/Đông Bắc

Biên độ triều

3,32 - 3,67 m

Kiểu thỗ nhưỡng chính

- Gleyi và salic
fluvisol;

Quanh năm (vùng ven
biển)
0 - 300 m ở phía tây


Tháng 12 –8

Tháng 10-11
170 m – 1,2 km

1,6 – 2,2 km ở phía đông

Tháng 5-9: 10,8 – 13,8 m/giây: hướng Tây/Tây Nam
- Gleyi và salic fluvisol và
salic arenosol (phía tây);
- Orthi Thionic fluvisols
(phía đông)

3,32 – 3,67 m
Gleyi Salic Fluvisols
Endo-proto- Thionic
fluvisols

Bãi sình và bãi cát

Bãi sình (diện tích
nhỏ)

Bãi sình và bãi cát

Bãi sình và bãi cát
(~4.000 ha)

Xói mòn/bồi tụ


Bồi tụ ít

- Bồi tụ phía đông;

Bồi tụ

- Xói mòn phía tây.
Ở Long Phú, giai đoạn có nước ngọt tương tự như phía nam Cù Lao Dung với 2 tháng trong năm
(tháng 10 và11) và độ mặn trung bình cao hơn 10 ppt từ tháng 1 đến tháng 7. Huyện Long Phú và Cù
Lao Dung có rừng ngập mặn gồm chủ yếu là loài bần (Sonneratia sp.) trong khi rừng ngập mặn ở
huyện Vĩnh Châu gồm chủ yếu mắm và đước (Avicennia sp. và Rhizophora sp.). Vùng ven biển của
huyện Vĩnh Châu không bị ảnh hưởng của nước ngọt từ sông Cửu Long; sự xâm nhập mặn diễn ra
quanh năm với độ mặn hơn 30 ppt ghi nhận bởi người nuôi tôm trong mùa khô (tháng 3 và 4). Huyện
Vĩnh Châu có thể chia thành hai khu vực sinh thái nông nghiệp chính: phía đông là khu vực bồi tụ
tương tự như Cù Lao Dung với đai rừng ngập mặn rộng hơn 1 km, có vùng bãi sình và bãi cát bồi tụ;
phía tây chịu tác động của sóng và gió, làm xói lỡ bờ biển, rừng ngập mặn kém phát triển với đai từ 0
đến 300 m, không có bãi cát.

19


2.3

Sử dụng đất, chất lượng nước và quản lí rừng

2.3.1

Sử dụng đất và qui hoạch sử dụng đất
2


84% diện tích đất sử dụng trong tỉnh (toàn tỉnh 3.310 km ) là trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và
lâm nghiệp (Hình 2). Trong đó, 79% là cho nông nghiệp (73% là diện tích lúa), thủy sản chiếm 16% và
lâm nghiệp 4.4% trong năm 2005 (Niên giám thông của tỉnh 2006). Đóng góp của nông nghiệp và lâm
nghiệp vào tổng GDP của tỉnh tăng từ 40% (năm 2000) lên 48% (năm 2010); con số tương tự cho
ngành thủy sản là từ 15% lên 27%.

Hình 2: Bản đồ sử dụng đất của Tỉnh Sóc Trăng (2005) (nguồn: STN&MT)
Trong toàn tỉnh, xu hướng chính trong 10 năm qua là sự chuyển đổi sang nuôi tôm với diện tích nuôi
trồng thủy sản tăng từ 7.802 ha trong năm 1995 lên 51.706 ha trong năm 2006, trong đó có 32% nuôi
tôm công nghiệp và bán công nghiệp. Sản lượng tôm của các huyện ven biển tăng từ 9.999 tấn trong
năm 2000 lên 37.705 tấn trong năm 2005, chiếm 88% sản lượng toàn tỉnh năm 2005 (42.837 tấn).
Đánh bắt xa bờ ổn định từ năm 2000 đến 2005, chỉ chiếm 4% sản lượng của tỉnh (2.132 tấn năm
2005) mặt dù tăng số lượng tàu đánh bắt (+51%). Tổng giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản đạt 286
triệu USD trong năm 2004. Kết quả này cho thấy tầm quan trọng của ngành nuôi tôm và nuôi thủy sản
trong nền kinh tế của tỉnh.
Từ cuối những năm 1990, nuôi tôm - được hỗ trợ về kỹ thuật và vốn từ chính phủ, đã được phát triển
ở các huyện ven biển. Tại các huyện ven biển thuộc vùng dự án (Cù Lao Dung, Long Phú và Vĩnh
Châu), xu hướng sử dụng đất là dành cho nuôi tôm và do đó diện tích trồng lúa đã giảm đi (Bảng 3)

20


Bảng 3: Biến động diện tích nuôi trồng thủy sản và trồng lúa ở 3 huyện ven biển (2000 – 2005)
Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha)

Diện tích lúa (ha)

Cù Lao
Dung


Long
Phú

Vĩnh
Châu

Cù Lao
Dung

Long Phú

Vĩnh Châu

2000

-

3.726

13.084

-

53.439

22.000

2002


913

4.741

18.369

442

56.836

9.200

2003

844

5.794

25.317

46

61.658

9.274

2004

1.489


4.890

26.616

348

51.055

3.465

2005

1.399

4.701

28.080

125

48.025

2.585

Nuôi tôm được phát triển theo hai qui mô. Các nông dân tại chỗ chuyển ruộng lúa và diện tích nuôi
thủy sản nước lợ để nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp. Trong khi đó, các trại tôm có tính chất
thương mại cao được thành lập ven biển do nguồn tài chính lớn của các nhà đầu tư từ nơi khác. Sự
phát triển các trại tôm này đã tác động mạnh mẽ lên vùng ven biển với hệ quả là rừng ngập mặn bị
chặt bỏ và sự tích tụ đất đai cho các trại tôm.
Kế hoạch trước đây của tỉnh (2005-2010) là nhắm đến sự gia tăng từ 45.000 lên 60.000 ha (+33%)

diện tích nuôi tôm (trong 80.000 ha nuôi trồng thủy sản). Nuôi tôm quảng canh (thả lang) sẽ được
chuyển thành nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp với diện tích từ 18.000 ha lên 26.000 ha
(+44%). Tuy nhiên, sau khi công bố mục tiêu này trong năm 2005, vào năm 2007 tỉnh đã quyết định
đánh giá lại mục tiêu với việc điều chỉnh giảm nuôi công nghiệp nhưng hiện chưa biết các mục tiêu
mới được điều chỉnh ra sao.
Trong khu vực dự án, tôm là sản phẩm chính. Tuy nhiên, một số xã có đặc trưng riêng. Mía được
trồng trên diện tích lớn ở huyện Cù Lao Dung (637 ha ở xã An Thạnh Nam và 1.200 ha ở xã An
Thạnh Ba), hành tím và lúa ở huyện Vĩnh Châu (xã Vĩnh Châu và Vĩnh Hải, với 1.180 và 511 ha) và
muối và artemia (483 ha năm 2005) ở xã Vĩnh Phước, Vĩnh Tân và Lại Hòa.
2.3.2

Chất lượng nước

Trước đây, tỉnh có kế hoạch (năm 1995) nhằm bảo vệ đất khỏi sự xâm nhập của nước lợ và phát triển
cây lúa. Với định hướng mới của chính quyền địa phương nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản từ năm
1
2000 (Quyết định số 9 NQ/CP ), cơ sở hạ tầng quản lí nước đã được thiết lập nhằm cải thiện việc lấy
nước lợ vào trong đất liền. Kênh mương và cống được xây dựng ở các xã ven biển. Huyện Cù Lao
Dung, Long Phú và phía bắc huyện Vĩnh Châu tiếp cận được nước lợ từ sông Trần Đề và Mỹ Thanh.
Huyện Vĩnh Châu có điều kiện sinh thái nông nghiệp đặc biệt, với đất gò cao thích hợp cho cây hoa
màu và lúa đã làm cho huyện có hai vùng có chất lượng nước khác nhau: nước mặn xâm nhập vào
vùng ven biển và nước lợ từ sông Mỹ Thanh xâm nhập vào vùng phía bắc của huyện. Các xã ven
biển của huyện Vĩnh Châu không tiếp cận được nước lợ trong mùa khô và dựa vào nước biển có độ
mặn cao (> 30 ppt). Ngoài ra, trong mùa khô mực nước thấp cùng với sự bồi tụ đã ngăn cản nước
mặn xâm nhập vào kênh mương.
2.3.3

Diện tích rừng và hiện trạng pháp lí

Các dãy rừng ngập mặn của tỉnh Sóc Trăng có điều kiện khác nhau về thành phần loài, sở hữu đất và

chiều rộng của đai rừng ngập mặn (Bảng 4).

1

Quyết định số 9 NQ/CP năm 2000: Chính phủ cho phép chuyển đổi ruộng lúa không hiệu quả để làm
ao tôm.

21


Tình trạng pháp lí của rừng theo định nghĩa của quyết định 116/1999 của Thủ tướng Chính phủ gồm
Rừng phòng hộ xung yếu, vùng đệm và vùng kinh tế. Giới hạn quản lí các vùng này xin xem Chương
4. Rừng phòng hộ xung yếu nằm trực tiếp ngay bờ biển, không cho phép dân cư sinh sống và là nơi
thực hiện việc phục hồi rừng. Vùng đệm cho phép các hoạt động kinh tế khác nhau, các hình thức
sinh sống và bảo tồn, kể cả việc phục hồi rừng cho sản xuất lâm ngư kết hợp. Diện tích mỗi vùng
được trình bày trong Bảng 5.
Bảng 4: Diện tích rừng (ha), loài cây, tình trạng pháp lí và các thành phần liên quan
Diện
tích
2000
(ha)

Diện
tích
2006
(ha)

Chiều
rộng
của đai

rừng

Cù Lao
Dung

1.021

1.383

Long Phú

489

Vĩnh Châu

1.206

Tình trạng pháp lí

Các thành
phần liên
quan đến
quản lí rừng

Loài cây chính

100 1.200 m

Rừng phòng hộ
xung yếu


- CCKL
- Biên phòng

Bần
(Sonneratia)

774

0 - 600
m

Rừng phòng hộ
xung yếu

- CCKL
- TBVR

Bần
(Sonneratia)

2.702

0 - 300
mở
phía tây
1,6 tới
2,2 km
ở phía
đông


- Rừng phòng hộ
xung yếu
- Vùng đệm: Quyền
sử dụng đất giao
cho Sở Công An, cơ
quan Đảng của
huyện và tỉnh.
Đất cho trại tôm và
hộ cá nhân mướn

- CCKL
- TBVR
- Sở Công An
- Trại tôm
thương mại
- Cơ quan
Đảng của
huyện và tỉnh

Mắm (Avicenia)
Đước
(Rhizophora)
Bần
(Sonneratia)

Ghi chú: CCKL: Chi cục kiểm lâm; TBVR: tổ bảo vệ rừng
Bảng 5: Phân vùng đất và nước ở các huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng
Vùng (ha)
Huyện


Rừng phòng
hộ xung yếu

Vùng đệm

Vùng kinh tế

Vĩnh Châu

1.642

2.887

28.378

Long Phú

762

1.072

12.955

Cù Lao Dung

1.302

385


7.272

(dữ liệu trích bởi Kuchelmeister 2005)
2.3.4

Chương trình phục hồi rừng

Từ tháng 6/2000 đến 9/2006, Ngân hàng thế giới (WB) thực hiện dự án “Bảo vệ và phát triển đất ngập
nước ven biển” ở phía nam Việt Nam. Dự án bao gồm 470 km bờ biển, trong đó có 72 km thuộc tỉnh
Sóc Trăng. Mục đích của dự án là: “tái lập đất ngập nước và hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển dọc
ĐBSCL và bảo vệ bền vững các chức năng bảo vệ môi trường nước và bờ biển của chúng” (World
Bank 1999). Mục tiêu tổng quát của dự án là thiết lập một vành đai bảo vệ ven biển nhằm chống xói
mòn, bão và lụt.
Dự án đã tài trợ việc thành lập các tổ bảo vệ rừng (TBVR) ở huyện Long Phú và Vĩnh Châu. TBVR
dựa trên sự tham gia của nười dân địa phương trong tuần tra rừng phòng hộ xung yếu để giảm thiểu
khả năng sử dụng bất hợp pháp tài nguyên thiên nhiên. TBVR được thành lập và quản lí bởi CCKL
(xem mục 4.2.1.5). Dự án WB cũng tài trợ một chương trình phục hồi rừng trong giai đoạn 2000 –

22


2006, với 1.076 ha rừng ngập mặn được trồng ở các huyện ven biển Long Phú, Vĩnh Châu và Cù
Lao Dung, làm tăng tổng diện tích rừng phòng hộ xung yếu của toàn tỉnh lên 3.241 ha..
Dự án WB cũng gia cố và xây dựng đê nhằm bảo vệ các vùng đất trong nội địa. Ở hầu hết các xã, hệ
thống đê (nằm song song với bờ biển) đã thay đổi ranh giới của rừng phòng hộ xung yếu (phía ngoài
đê, về phía phía biển) và vùng đệm (nằm phía trong đê).
Trong dự án WB, có chương trình tái định cư các hộ dân vốn sống trong rừng phòng hộ xung yếu,
chủ yếu ở huyện Vĩnh Châu (> 215 hộ). Trước đây, nhà nước cũng đã có chương trình tái định cư
cho 250 hộ ở huyện Vĩnh Châu sau cơn bão Linda.
Trước dự án WB, công tác trồng rừng đã được thực hiện trong tỉnh, với kinh phí từ các nguồn khac

nhau: ngân sách tỉnh, chương trình quốc gia 237 và 661 (sau này gọi là Chương trình 5 triệu ha rừng)
và dự án Miliev. Tổng diện tích rừng được trồng trong tỉnh là 1.882 ha trong 3 huyện ven biển (72%
diện tích trồng rừng là ở huyện Vĩnh Châu và 28% ở huyện Cù Lao Dung và Long Phú). Các chương
trình trồng rừng được quản lí bởi CCKL và được thực hiện thông qua các hợp đồng với người dân địa
phương.

23


×