Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tiếp cận bài thi đánh giá năng lực ĐHQH hà nội môn vật lý đề số 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.44 KB, 2 trang )

Tiếp Cận Bài Thi Đánh Giá Năng Lực ĐHQG HN

Môn Vật Lí

ĐỀ SỐ 2
GIÁO VIÊN: ĐỖ NGỌC HÀ

Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10–34 J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10–19 C; tốc độ ánh
sáng trong chân không c = 3.108 m/s; gia tốc trọng trường g = 10 m/s2.
Câu 1: Hai điện tích q1 = 5.10-9 C, q2 = - 5.10-9 C đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân không.
Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện
tích là:
A. 18000 V/m.
B. 36000 V/m.
C. 1800 V/m.
D. 0.
Câu 2: Dòng điện thẳng có cường độ I = 5 A đặt trong không khí. Tại điểm N trong không khí có
cảm ứng từ 10-6 T. Tính khoảng cách từ N đến dòng điện.
A. 1 m.
B. 0,5 m.
C. π m.
D. 5 cm.
Câu 3: Một thanh AB có chiều dài 20 cm đặt trên 2 ray thẳng đứng không ma sát trong từ trường đều

B vuông góc với mặt phẳng chứa 2 ray, B = 0,04 T. Dòng qua AB là 10 A. Biết thanh nằm cân bằng,
khối lượng của thanh là
A. 17 cm.
B. 8,5 cm.
C. 40 g.
D. 7 cm.
-27


Câu 4: Một chùm hạt có khối lượng m = 6,67.10 kg và điện tích q = 3,2.10-19 C. Hạt có vận tốc ban
đầu không đáng kể được tăng tốc bởi hiệu điện thế U = 5.106 V. Sau khi được tăng tốc thì chùm hạt
bay vào trong từ trường đều có B = 0,05 T. Phương bay của chùm hạt vuông góc với đường sức từ,
Lực Lorenzt tác dụng lên chùm hạt khi vào trong từ trường
A. 6.10-13 N.
B. 5.10-13 N.
C. 5.10-13 N.
D. 3,5.10-13 N.
Câu 5: Treo con lắc đơn vào trần một ôtô tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8m/s2. Khi ôtô đứng
yên thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 2 s. Nếu ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều trên
đường nằm ngang với gia tốc 2 m/s2 thì chu kì dao động điều hòa của con lắc xấp xỉ bằng
A. 1,98 s.
B. 2,00 s.
C. 1,82 s.
D. 2,02 s.
Câu 6: Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động

này có phương trình lần lượt là x1 = 3cos10t (cm) và x2 = 4sin(10t  ) (cm). Gia tốc của vật có độ
2
lớn cực đại bằng
A. 7 m/s2.
B. 1 m/s2.
C. 0,7 m/s2.
D. 5 m/s2.
Câu 7: Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng
với phương trình là uA= uB= acos50πt (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,5
m/s. Trên đoạn thẳng AB, số điểm có biên độ dao động cực đại và số điểm đứng yên lần lượt là
A. 9 và 8.
B. 7 và 8.
C. 7 và 6.

D. 9 và 10
Câu 8: Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai
vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3 s thì người đó nghe thấy tiếng hòn
đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s2 . Độ sâu
ước lượng của giếng là
A. 39 m.
B. 43 m.
C. 41 m.
D. 45 m
Câu 9: Đặt điện áp u = U0cosωt (U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều nối tiếp gồm
điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung điều chỉnh được. Khi dung kháng là 100 Ω thì
công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại là 100 W. Khi dung kháng là 200 Ω thì điện áp hiệu
dụng giữa hai đầu tụ điện là 100 2 V. Giá trị của điện trở thuần là
A. 100 Ω.
B. 150 Ω.
C. 160 Ω.
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

D. 120 Ω.
- Trang | 1 -


Môn Vật Lí

Tiếp Cận Bài Thi Đánh Giá Năng Lực ĐHQG HN

Câu 10: Mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có
độ tự cảm 4 mH và tụ điện có điện dung 9 nF. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng), hiệu
điện thế cực đại giữa hai bản cực của tụ điện bằng 5 V. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 3 V
thì cường độ dòng điện trong cuộn cảm bằng

A. 9 mA.
B. 12 mA.
C. 3 mA.
D. 6 mA.
Câu 11: Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi và
một tụ điện có thể thay đổi điện dung. Khi tụ điện có điện dung C1, mạch thu được sóng điện từ có bước
sóng 100 m; khi tụ điện có điện dung C2, mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 1 km. Tỉ số

C2

C1

A. 10.
B. 1000.
C. 100.
D. 0,1.
Câu 12: Ba ánh sáng đơn sắc tím, vàng, đỏ truyền trong nước với tốc độ lần lượt là vt, vv, vđ. Hệ thức
đúng là
A. vđ > vv > vt.
B. vđ < vv < vt.
C. vđ < vt < vv.
D. vđ = vv = vt.
Câu 13: Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với bước sóng 0,55 μm . Khi dùng ánh
sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang?
A. 0,45 μm.
B. 0,35 μm.
C. 0,50 μm.
D. 0,60 μm.
Câu 14: Hạt nhân


35
17

Cl có

A. 35 nơtron.
B. 35 nuclôn.
C. 17 nơtron.
D. 18 prôtôn.
Câu 15: Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng,
cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động


A. cùng pha.
B. ngược pha.
C. lệch pha
.
D. lệch pha
.
2
4
---------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN
01. B

02. A

03. C


04. D

05. A

06. A

07. C

08. C

09. A

10. D

11. C

12. A

13. D

14. B

15. A

Giáo viên: Đỗ Ngọc Hà

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -




×