Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.03 KB, 39 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

OB
OO
K.C
OM

…………

CHUYÊN ĐỀ MÔN :

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn
SVTH : Võ Thị Phương Huyền

KI L

Lớp

: ĐHQT2A

MSSV : 06301160

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2010



LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH

OB
OO
K.C
OM

QUỐC TẾ .................................................................................................................. 5
1.

Tổng quan về quản trị kinh doanh quốc tế.................................................. 5

1.1.

Khái niệm........................................................................................................ 5

1.2.

Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế: ................................................. 5

1.3.

Kinh doanh quốc tế hình thành trên các cơ sở: .......................................... 5

1.4.

Đặc trưng của kinh doanh quốc tế: .............................................................. 5


1.5.

Cơ cấu của hoạt động kinh doanh quốc tế................................................... 6

2.

Cơ sở lý luận đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................... 6

2.1.

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài........................................................ 6

2.2.

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam........................... 6

2.3.

Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ........... 8

2.4.

Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI ............................................. 10

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO

KI L

VIỆT NAM .............................................................................................................. 12
1.


Thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam ............................................... 12

1.1.

Báo cáo dòng vốn FDI qua các năm 1988-2009......................................... 12

1.2.

Phân tích tình hình vốn FDI vào Việt Nam 2009 ...................................... 15

1.3.

Thực trạng thu hút vốn FDI trong 2009 .................................................... 19

2.

Dự kiến thu hút vốn đầu tư trực tiếp năm 2010........................................ 25

2


Mục tiêu......................................................................................................... 25

2.2.

Định hướng ................................................................................................... 26

3.


Nhóm các giải pháp...................................................................................... 27

3.1.

Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách:................................................. 27

3.2.

Nhóm giải pháp về quy hoạch: ................................................................... 27

3.3.

Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: ............................................... 28

3.4.

Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................ 29

3.5.

Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước: ....................................................... 29

3.6.

Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư............................................................. 29

3.7.

Một số giải pháp khác .................................................................................. 30


OB
OO
K.C
OM

2.1.

CHƯƠNG III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC ........................................ 31
1.

Nhận xét ........................................................................................................ 31

2.

Đánh giá ........................................................................................................ 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 34

KI L

PHỤ LỤC. BẢNG BÁO CÁO FDI NĂM 2009 .................................................... 35

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế “toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế” đang phát triển mạnh
mẽ, hoạt động kinh doanh quốc tế cũng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và có

OB

OO
K.C
OM

ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia trong nên kinh tế toàn cầu. Mỗi
quốc gia đều tìm cách thâm nhập vào thị trường nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế
so sánh để mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế. Hơn nữa, kinh doanh
quốc tế là một lĩnh vực rộng lớn, đa dạng và rất phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề
như con người, văn hóa, phong tục tập quán, địa lý, luật pháp,… do vậy kinh doanh
quốc tế là một hoạt động rất nhạy cảm đối với mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh
toàn cầu hóa như hiện nay.

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, sự thành công ít hay nhiều trong kinh doanh
quốc tế phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp về môi
truờng kinh doanh quốc tế và chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Chính vì vậy, tôi chọn môn quản trị kinh doanh quốc tế làm chuyên đề nhằm
tìm hiểu thêm và nâng cao kiến thức và chuẩn bị một nền tảng cho tương lai. Cụ thể
hơn, chuyên đề huy động vốn FDI vào Việt Nam nhằm tiềm hiểu những thực trạng
và đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược mà nhà nước đã đề ra
“công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở

KI L

thành một nước phát triển”.

4


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH
DOANH QUỐC TẾ

Tổng quan về quản trị kinh doanh quốc tế

1.1.

Khái niệm

OB
OO
K.C
OM

1.

Kinh doanh quốc tế được hiểu là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh
được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của các
doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.

Kinh doanh quốc tế ra đời từ rất sớm cùng với quá trình giao lưu, trao đổi
buôn bán giữa các quốc gia và hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển
với quy mô rộng lớn do nhu cầu giao lưu kinh tế giữa các quốc gia ngày càng lớn.
1.2.

Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế:

Kinh doanh quốc tế giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thỏa mãn
nhu cầu và lợi ích của họ về trao đổi sản phẩm, về vốn đầu tư, về công nghệ tiên
tiến. Bên cạnh đó, kinh doanh quốc tế còn giúp cho các doanh nghiệp mở rộng các
hoạt động kinh doanh quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học và chuyển giao
công nghệ, giúp cho các nước có nền kinh tế kém phát triển có cơ hội cải tiến lại cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


1.4.

Kinh doanh quốc tế hình thành trên các cơ sở:
-

Nhu cầu về mở rộng phạm vi thị trường kinh doanh

-

Nhu cầu tìm kiếm các nguồn lực nước ngoài

-

Nhu cầu về việc mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.

KI L

1.3.

Đặc trưng của kinh doanh quốc tế:
Thứ nhất, kinh doanh quốc tế là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nước,

còn kinh doanh trong nước là hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia
và giữa các tế bào kinh tế của quốc gia đó.
Thứ hai, kinh doanh quốc tế được thực hiện ở nước ngoài, vì vậy các doanh
nghiệp hoạt động trong môi trường này thường gặp phải nhiều rủi ro hơn là kinh
doanh nội địa.

5



Thứ ba, kinh doanh quốc tế buộc phải diễn ra trong môi trường kinh doanh
mới và xa lạ, do đó các doanh nghiệp phải thích ứng để hoạt động có hiệu quả.
Thứ tư, kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận

OB
OO
K.C
OM

bằng cách mở rộng phạm vi thị trường. Điều này khó có thể đạt được nếu doanh
nghiệp chỉ thực hiện kinh doanh trong nước.
1.5.

Cơ cấu của hoạt động kinh doanh quốc tế

Các hình thức kinh doanh quốc tế chủ yếu bao gồm nhiều hình thức khác
nhau. Đó là:
-

Thương mại hàng hóa

-

Thương mại dịch vụ

-

Đầu tư nước ngoài


-

Tài chính, tiền tệ quốc tế

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế:
-

Điều kiện phát triển kinh tế

-

Sự phát triển của khoa học và công nghệ

-

Điều kiện chính trị, xã hội và quân sự

-

Sự hình thành các liên minh kinh tế

2.

Cơ sở lý luận đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài


Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình thức di chuyển vốn quốc
tế. Trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành

KI L

hoạt động sử dụng vốn.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu:

2.2.

-

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

-

Doanh nghiệp liên doanh

-

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

2.2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractial business co-operation)

6



Là văn bản được ký giữa hai hay nhiều bên (gọi tắt là các bên hợp tác kinh
doanh) để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động ở các nước nhận đầu tư
trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà nó

OB
OO
K.C
OM

không thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc bất cứ một pháp nhân nào. Đặc điểm
của loại hình này là không cho ra đời một công ty hay một doanh nghiệp mới. Nội
dung chính là phản ánh quyền lợi trách nhiệm của các bên với nhau, không cần đề
cập đến số vốn của các bên.

2.2.2. Doanh nghiệp liên doanh (Joint-Venture Company/Enterprise – JVC)
Là doanh nghiệp được thành lập giữa một bên là Việt Nam với một hoặc
nhiều bên nước ngoài trên cơ sở ký kết hợp đồng liên doanh (Joint Venture
Contract) và tiến hành hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực của kinh tế quốc dân
Việt Nam. Đặc điểm của loại hình này là thành lập doanh nghiệp mới (pháp nhân
mới) và hoạt động trên nguyên tắc độc lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
Phần góp vốn của bên phía nước ngoài không hạn chế mức tối đa, nhưng tối thiểu
lớn hơn hoặc bằng 30% vốn pháp định. Phân chia lợi nhuận, rủi ro của JVC theo tỷ
lệ góp vốn thuộc vốn pháp định.

2.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% capital foreign enterprise)
Là doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân người nước
ngoài thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh,
được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.

Transfer)


KI L

2.2.4. Hợp đồng xây dựng – khai thác – chuyển giao (Build – Operate –

Là hình thức đầu tư được thực hiên trên cơ sở văn bản giữa chủ đầu tư với
nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng các công trình hạ tầng
như: cầu đường, sân bay, bến cảng, nhà máy…
Đặc điểm của loại hình này là các chủ đầu tư xây dựng công trình trong thời
gian đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. Sau đó giao toàn bộ công trình
cho Chính phủ Việt Nam mà không thu bất kỳ một khoảng tiền nào.
2.2.5. Khu chế xuất (Export Processing Zone)
7


Khu vực ngăn cách nội địa bằng hàng rào tự nhiên hoặc hàng rào nhân tạo và
hoạt động theo quy chế riêng. Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu để chế biến hàng
hóa xuất khẩu. Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, ưu đãi khác về thuế. Khu chế

OB
OO
K.C
OM

xuất không có dân cư sinh sống.
2.2.6. Khu công nghiệp tập trung (Central Industrial Zone)

Là khu công nghiệp do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới, địa lý
xác định chuyên sản xuất công nghiệp, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp,
không có dân cư sinh sống. Khu tập trung các nhà sản xuất trong , ngoài nước sản

xuất hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Bao gồm có thể cả khu chế xuất và
doanh nghiệp chế xuất.
2.3.

Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

2.3.1. Đối với nước chủ đầu tư

Trong xu thế toàn cầu hóa hội nhập, vai trò cùa đầu tư quốc tế ngày càng
quan trong không những đối với các nước đang phát triển mà ngay cả các nước tư
bản phát triển, vai trò của đầu tư quốc tế cũng hết sức quan trong.

Đa số các nước chủ đầu tư là nước công nghiêp phát triển, tỷ suất lợi nhuận
đang có xu hướng giảm xuống kèm theo hiện tượng thừa tương đối vốn. Bằng hình
thức đầu tư quốc tế, chủ đầu tư mong muốn giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm nhằm tăng thu lợi nhuận. Đầu tư quốc tế khắc phục được tình trạng lão hóa
sản phầm. Thông qua đầu tư quốc tế, chủ đầu tư di chuyển sản phẩm công nghiệp
như máy móc, thiết bị… đang ở tình trạng lão hóa sang các nước đang phát triển -

KI L

các nước nhận đầu tư. Mặt khác, đầu tư quốc tế còn giúp chủ đầu tư xây dựng thị
trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng bằng cách khai thác nguyên
liệu dồi dào tại các nước nhận đầu tư, giúp các nước chủ đầu tư bành trứơng sức
mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế.
2.3.2. Đối với nước nhận đầu tư
Đối với các nước phát triển

Đầu tư quốc tế giải quyết những khó khăn về kinh tế - xã hội như khó khăn
về vốn, thất nghiệp, lạm phát.

8


Đầu tư quốc tế đối với các nước nhận đầu tư còn có ý nghĩa quan trọng ở chỗ
nó cứu nguy cho các xí nghiệp có nguy cơ bị phá sản do các chủ đầu tư nước ngoài
mua lại những xí nghiệp đó.

OB
OO
K.C
OM

Đầu tư nước ngoài giúp các nước nhận đầu tư tăng ngân sách dưới các hình
thức thuế.

Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại,
giúp các nhà doanh nghiệp trong nước học tập kinh nghiệm nước ngoài.
Đối với các nước chậm và đang phát triển

Đầu tư quốc tế giải quyết vấn đề thiếu vốn để thực hiện công cuộc hiện đại
hóa và công nghiệp hóa đất nước. Do thiếu vốn nên việc tích lũy nội bộ thấp, từ đó
hạn chế quy mô đầu tư và đổi mới kỹ thuật mất cân đối trong xuất nhập khẩu, cán
cân thanh toán thiếu hụt. Như vậy thu hút vốn đầu tư giải quyết khó khăn về tích lũy
vốn. Việc trả nợ nước ngoài có thề lấy từ nguồn thu của công ty liên doanh (trả nợ
ODA). Có vốn mới có thể khai khác tốt tiềm năng của đất nước.

Tiếp thu được công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và chuyển giao công
nghệ. Khi đầu tư vào một nứơc nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nứơc đó
vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy mọc, thiết bị, nguyên vật
liệu… (công nghệ cứng) và cận thị trường…(công nghệ mềm). Thông qua hoạt động

đầu tư trực tiếp nước ngoài, quá trình chuyển giao công nghệ đựơc thực hiện nhanh
chóng và thuận tiện cho cả bên đầu tư cũng như bên nhận đầu tư.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nứơc ngoài, các

KI L

nứơc đang phát triển muốn sử dụng nó để thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đẩu là
đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là điểm nút để các nứơc đang phát triển
thoát ra khỏicái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Thực tiễn và kinh nghiệm của
nhiểu nứơc cho thấy quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên
ngoài, tranh thủ và phát huy tác dụng của các nhân tố bên ngoài, biến nó thành các
nhân tố bên trong thì quốc gia đó tạo ra được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các
quốc gia khác.

9


Hình thành các ngành sản xuất mới phù hợp, đưa nền kinh tế tham gia vào
phân công lao động quốc tế một cách có lợi nhất.
2.4.

Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI

OB
OO
K.C
OM

Sau nhiều lần nghiên cứu phân tích, dánh giá lợi hại cửa nước nhận đầu tư và

của người bỏ vốn đầu tư. Hội đồng kinh tế Brazin – Mỹ đã rút được 12 nhân tố có ý
nghĩa quyết định cho việc lựa chọn một vùng hay một nước nào đó để đầu tư. 12
nhân tố này có thể được chia thành:
2.4.1. Các chính sách:

Chính sách tiền tệ ổn định và mức độ rủi ro tiền tệ ở nước tiếp nhận đầu tư.
Yếu tố đầu tiên ở đây là góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các nhà đầu tư.
Tỷ giá đồng tiền bị nâng cao hay hạ thấp đều ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất
nhập khẩu.

Chính sách thương nghiệp. Yếu tố này có ý nghĩa đặc biệt đối với vấn đề đầu
tư trong lĩnh vực làm hàng xuất khẩu. Mức thuế quan cũng ảnh hưởng tới giá hàng
xuất khẩu. Hạn mức (quota) xuất nhập khẩu thấp và các hàng rào thương mại khác
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như có thể không kích thích hấp dẫn tới các nhà
đầu tư nước ngoài. Chính yếu tố này làm phức tạp thêm cho thủ tục xuất khẩu và bị
xếp vào hàng rào xuất khẩu khác.

Chính sách thuế và ưu đãi. Chính sách ưu đãi thường được áp dụng để thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài.

Chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách này ổn định thì sẽ góp phần tạo điều

KI L

kiện thuận lợi cho hoạt động cũa các nhà đẩu tư bản xứ lẫn nước ngoài. Nếu không
có những biện pháp tích cực chống lạm phát thì có thể các nhà đâu tư thích bỏ vốn
vào nước này. Nếu giá cả tăng nhanh ngoài dự kiến thì khó có thể tiên định được kết
quả hoạt động kinh doanh.
2.4.2. Luật đầu tư


Yếu tố này có thể làm hạn chế hay cản trở hoạt động của các công ty nước
ngoài trên thị trường bản địa. (Luật này thường bảo vệ lợi ích của các nhà bản xứ).

10


Nhiều nước mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo các điều kiện giống như cho
các nhà đầu tư bản xứ.
2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng khác

OB
OO
K.C
OM

Yếu tố hàng đầu là đặc điểm của thị trường bản địa (quy mô, dung lượng của
thị trường sức mua của dân cư bản xứ và khả năng mở rộng quy mô đầu tư).
Đặc điểm của thị trường nhân lực. Công nhân lao động là mối quan tâm hàng
đầu ở đây, đặc biệt đối với những nhà đầu tư nước ngoài muốn bỏ vốn vào các lĩnh
vực cần nhiều lao động, có khối lượng sản xuất lớn. Trình độ nghề nghiệp và học
vấn của các công nhân đầu đàn (có tiềm năng và triển vọng) có ý nghĩa nhất định.
Khả năng hồi hương vốn đầu tư. Vốn và lợi nhuận được tự do qua biên giới
(hồi hương) là tiền đề quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.ở một số nước
mang ngoại tệ nước ngoài phải xin giấy phép của ngân hàng trung ương khá rườm
rà.

Bảo vệ quyền sở hữu. Quyền này gồm cả quyền của người phát minh sáng
chế, quyền tác gỉa, kể cả nhãn hiệu hàng hóa và bí mật thương nghiệp vv... Đây là
yếu tố đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với những người muốn đầu tư vào các ngành hàm
lượng khoa học cao và phát triển năng động (như sản xuất máy tính, phương tiện

liên lạc, vv....) ở một số nước, lĩnh vực này được kiểm tra, giám sát khá lỏng lẻo,
phổ biến là sử dụng không hợp pháp các công nghệ ấy của nước ngoài. Chính vì lý
do này mà một số nước bị các nhà đầu tư loại khỏi danh sách các nước có khả năng
nhận vốn đầu tư.

KI L

Điều chỉnh hoạt động đầu tư của các công ty đầu tư nước ngoài. Luật lệ cứng
nhắc cũng tăng chi phí của các công ty đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư rất thích
có sự tự do trong môi trường hoạt động và do vậy họ rất quan tâm đến một đạo luật
mềm dẻo giểp cho họ ứng phó linh hoạt, có hiệu quả với những diễn biến của thị
trường. Ví dụ có những nước cấm sa thải công nhân là không phù hợp với lợi ích
của công ty nước ngoài. Chính sách lãi suất ngân hàng và chính sách biệt đãi đối với
một số khu vực cũng có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư ở một số nước.

11


Ổn định chính trị ở nước muốn nhận đầu tư và trong khu vực này. Đây là yếu
không thể xem thường mỗi khi bỏ vốn đầu tư vì rủi ro chính trị có thể gây thiệt hại
lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

OB
OO
K.C
OM

Cơ sở hạ tầng phát triển. Nếu các yếu tố nói trên đều thuận lợi nhung chỉ một
khâu nào đó trong kết cấu hạ tầng (giao thông liên lạc, điện nước) bị thiếu hay bị
yếu kém thì cũng ảnh hưởng và làm giảm sự hấp hẫn của các nhà đầu tư.


CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN
FDI VÀO VIỆT NAM

1. Thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam

1.1. Báo cáo dòng vốn FDI qua các năm 1988-2009

0.00
19

88

19

89

19

90

19

91

19

92

19


93

19

94

19

95

19

96

19

97

19

98

19

99

20

00


20

01

20

02

20

03

20

04

20

05

21,482.10

71,725.88
21,347.86
10,200.00

5,300.00

2,084.00


1,512.80

1,557.70

2,503.00

3,765.60

2,900.00

2,156.00

1,322.30

839.00

371.80

10,000.00

582.50

20,000.00

KI L

30,000.00

2,012.40


40,000.00

1,568.00

50,000.00

3,897.00

60,000.00

4,649.10

70,000.00

6,530.80

80,000.00

8,497.30

FDI Registered Capital 1988-2009 (mil $.US)

20

06

20

07


20

08

20

09

Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ.
Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 1,322 triệu USD. Tuy nhiên,
12


con số FDI đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn
đăng ký lên đến 8,5 tỷ USD. Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do nhiều nguyên
nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang

OB
OO
K.C
OM

trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác.
Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi hàng loại các yếu tố tích
cực khác như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao.
Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài đóng góp vào
việc gia tăng của FDI. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi
trong những năm 80 và đầu những năm 90. Trong các thị trường này, Đông Nam Á
là một điểm chính nhận FDI. Năm 1990, các nước Đông Nam Á thu hút 36% tổng

dòng FDI đến các nước đang phát triển. Thứ hai là dòng vốn nước ngoài vào các nền
kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi mà họ cho rằng đang có các cơ
hội kinh doanh mới và thu lợi nhuận. Thứ ba, là các nước mạnh trong vùng (cụ thể
là Malaysia, Singapo, Thái-lan,…) đã bắt đầu xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế
đang trong thời kỳ quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố
này.

Trong khoảng thời gian 1991-1996, FDI đóng một vai trò quan trọng trong
việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những
đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.

Trong giai đoạn 1997-1999, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của
nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999,

KI L

một phần là do khủng hoảng tài chính châu Á. Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt
Nam đều từ khu vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc
gia của mình. Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư
này đã buộc phải huỷ hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài. Cuộc khủng
hoảng cũng buộc các nhà đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu mở rộng sang châu Á.
Cuộc khủng hoảng cũng đã dẫn đến việc đồng tiền của các nước Đông Nam Á bị
mất giá. Việt Nam, do vậy, cũng trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án tập trung
vào xuất khẩu. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến
13


về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng. Các bức rào cản cho việc kinh doanh
cũng trở nên rõ ràng hơn.
Giai đoạn 2000-2004: Khoảng thời gian này, giá trị vốn FDI đăng kí có dấu


OB
OO
K.C
OM

hiệu hồi phục sau khủng hoảng tài chính, tuy nhiên vẫn còn rất thấp, chưa đạt đến
hai phần ba so với năm 1996.

Giai đoạn 2005-2008: Đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của dòng vốn FDI vào
Việt Nam, dòng vốn FDI liên tục lập các kỉ lục mới.

Khởi đầu là năm 2005, Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 5,3
tỷ USD, một kỷ lục cao trong tám năm qua. Trong con số tổng cộng, gần 4 tỷ USD
đến từ 771 vừa được cấp phép dự án FDI và phần còn lại từ đầu tư bổ sung tiêm vào
các dự án hiện có. Đây là năm thành công của các công ty nước ngoài tại Việt Nam
với doanh thu cao nhất đạt 20 tỷ USD kể từ cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997
và đã đóng góp 1,3 tỷ VND vào ngân sách nhà nước. Thời điểm này, chính phủ cũng
đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình, tạo ra các chính sách ưu
đãi nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và cố gắng thực hiện đầy đủ các cam
kết với cộng đồng quốc tế.

Năm 2006, đầu tư trực tiếp của nước ngoài tiếp tục phát triển, tính chung cả
vốn cấp mới và tăng vốn đạt 10,2 tỷ USD. Trong tổng vốn đăng ký thuộc các dự án
đầu tư nước ngoài, công nghiệp và xây dựng chiếm 68,4%; dịch vụ chiếm 30%;
nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 1,6%. Có 43 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư nước
ngoài mới cấp phép trong năm 2006, trong đó có 12 tỉnh, thành phố có số vốn đăng

KI L


ký từ 100 triệu USD trở lên. Có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ được cấp giấy phép
đầu tư vào Việt Nam trong năm 2006.
Năm 2007, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 21,3 tỷ USD, vượt
56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD.
Năm 2008, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tiếp tục đạt kết
quả cao. Tổng số dự án cấp phép trong năm là 1557 dự án với tổng vốn đăng ký 66,5
tỷ USD, giảm 24,2% về số dự án nhưng gấp 3,2 lần về vốn đăng ký so với năm
2007. Bình quân vốn đăng ký của một dự án năm nay đạt 46 triệu USD, tăng 33,5
14


triệu USD so với mức bình quân 12,5 triệu USD/dự án của năm 2007. Trong tổng số
dự án được cấp phép mới trong năm 2008, các dự án thực hiện theo hình thức 100%
vốn nước ngoài chiếm 78% về số dự án và 54,2% về vốn đăng ký. Nếu tính cả 5,2 tỷ

OB
OO
K.C
OM

USD vốn đăng ký tăng thêm của 397 dự án được cấp phép từ các năm trước thì năm
2008 cả nước đã thu hút được 71,7 tỷ USD vốn đăng ký, gấp gần hơn 3 lần năm
2007, đạt mức cao nhất từ trước tới nay.

Năm 2009, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2009 đạt thấp do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.

1.2. Phân tích tình hình vốn FDI vào Việt Nam 2009
TT


Chỉ tiêu

1

Vốn thực hiện

2

Vốn đăng ký

2.1.

Cấp mới

2.2.

Tăng thêm

3

Số dự án

3.1.

Cấp mới

3.2.

Tăng vốn


4

Xuất khẩu
Kể cả dầu thô

4.2.

Không kể dầu thô

5

Năm 2008

Nhập khẩu

Năm 2009

So cùng kỳ

triệu USD

11,500

10,000

87.0%

triệu USD

71,726


21,482

30.0%

triệu USD

66,500

16,345

24.6%

triệu USD

5,226

5,137

98.3%

dự án

1,557

839

53.9%

lượt dự án


397

215

54.2%

triệu USD

34,523

29,904

86.6%

triệu USD

24,166

23,694

98.0%

27,882

24,873

89.2%

KI L


4.1.

Đơn vị tính

triệu USD

Tính đến ngày 15/12/2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 21,5 tỷ USD, giảm
70% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: vốn đăng ký dự án được cấp phép mới;
vốn đăng ký bổ sung của 215 dự án được cấp phép từ các năm trước; vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đều giảm so với năm 2008.
Tình hình hoạt động:

15


Trong năm 2009, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân
được 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008.
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) năm 2009 đạt 29,9 tỷ USD,

OB
OO
K.C
OM

bằng 86,6 % so với năm 2008 và chiếm 52,7 % tổng xuất khẩu cả nước. Nếu không
tính dầu thô, khu vực ĐTNN xuất khẩu 23,6 tỷ USD, chiếm 41,7 % tổng xuất khẩu
và bằng 98 % so với năm 2008.

Nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2009 đạt 24,8 tỷ USD, bằng 89,2 % so

với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Trong năm 2009, khu vực
ĐTNN xuất siêu 5,03 tỷ USD.

Tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) năm 2009: Theo các báo cáo
nhận được đến 15/12/2009, trong năm 2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp
GCNĐT với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6 % so với năm 2008
nhưng đây là cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng
thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008.

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước
ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008.
Theo lĩnh vực đầu tư:

Ngành

Vốn đăng

án

ký cấp

cấp

mới (triệu

mới

USD)


KI L

TT

Số dự

Số lượt
dự án

tăng vốn

Vốn đăng

Vốn đăng ký

ký tăng

cấp mới và

thêm (triệu

tăng thêm

USD)

(triệu USD)

1

Dvụ lưu trú và ăn uống


32

4,982.6

8

3,811.7

8,794.2

2

KD bất động sản

39

7,372.4

4

236.1

7,608.5

3

CN chế biến,chế tạo

245


2,220.0

131

749.3

2,969.2

4

Xây dựng

74

388.3

11

99.2

487.4

5

Khai khoáng

6

397.0


0

0.0

397.0

6

Nghệ thuật và giải trí

12

291.8

0

0.0

291.8

7

Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa

115

191.7

14


46.5

238.2

8

Vận tải kho bãi

26

109.8

5

74.8

184.6

16


9
10

SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa
HĐ chuyên môn, KHCN

16


129.0

1

27.9

156.9

148

89.0

7

10.9

99.9

Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của
các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có

OB
OO
K.C
OM

32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn
tăng thêm là 3,8 tỷ USD.

Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà

đầu tư nước ngoài với 7,4 tỷ USD vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới,
chiếm 45,1% tổng vốn đăng ký mới. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được
cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án
Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty
TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần
lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba
trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới
và 749 triệu USD vốn tăng thêm.
Theo hình thức đầu tư:

FDI 2009 - PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

9.72%

1.87% 2.61%

KI L

100% vốn nước ngoài
Liên doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Cổ phần

85.80%

Lượng vốn đầu tư thông qua doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn
đến 84% số vốn đối với các dự án cấp mới.


17


Theo đối tác đầu tư:

Đối tác

1

Hoa Kỳ

2

Cayman Islands

3

Samoa

4

Hàn Quốc

5

Đài Loan

6

BritishVirginIslands


7

Hồng Kông

8

Singapore

9

Nhật Bản

10

Vốn đăng ký

Số lượt

Vốn đăng ký

án cấp

cấp mới

dự án

tăng thêm

mới


(triệu USD)

tăng vốn

(triệu USD)

OB
OO
K.C
OM

TT

Số dự

Liên bang Nga

Vốn đăng ký
cấp mới và
tăng thêm
(triệu USD)

43

5,948.2

12

3,854.9


9,803.1

3

2,016.5

1

2.4

2,018.9

3

1,700.6

1

0.8

1,701.4

204

1,597.7

43

63.3


1,661.0

53

1,355.7

22

57.3

1,413.1

33

1,074.2

9

33.7

1,107.9

39

742.2

10

155.7


897.9

98

469.1

23

250.2

719.3

77

138.3

39

234.4

372.7

3

345.7

1

0.0


345.7

Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt
Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ
USD chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với
tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%, đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng
ký 1,7 tỷ USD chiếm 7,9%; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký,
chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Trong đó, có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án được cấp phép mới, một

KI L

số nhà đầu tư lớn là: Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký mới là 5,9 tỷ USD chiếm 36,4%
tổng vốn đăng ký mới; Đảo Cay-man 2 tỷ USD, chiếm 12,3%; Sa-moa 1,7 tỷ USD,
chiếm 10,4%; Hàn Quốc 1,6 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 9,8%.
Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký tăng thêm năm 2009,
Hoa Kỳ dẫn đầu với 3,9 tỷ USD, chiếm 75% tổng vốn đăng ký tăng thêm.
Theo địa bàn đầu tư:
TT

Địa phương

Số dự án Vốn đăng ký Số lượt dự Vốn đăng ký Vốn đăng ký cấp
cấp mới cấp mới (triệu

18

án tăng


tăng thêm

mới và tăng thêm


USD)

2 Quảng Nam
3 Bình Dương
4 Đồng Nai
6 Phú Yên
7 TP Hồ Chí Minh
8 Hà Nội
9 Dầu khí
10 Ninh Bình

(triệu USD)

(triệu USD)

12

2,857.5

5

3,879.6

6,737.1


1

4,150.0

1

24.6

4,174.6

OB
OO
K.C
OM

1 Bà Rịa-Vũng Tàu

vốn

95

2,152.8

50

349.3

2,502.1


16

2,299.9

10

68.3

2,368.2

1

1,680.0

1

50.0

1,730.0

318

984.4

70

401.2

1,385.6


219

413.9

43

242.9

656.7

4

395.8

0

0.0

395.8

3

190.5

1

1.6

192.1


Trong năm 2009, Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN
nhất với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, chiếm 31,4%. Tiếp theo là
Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt
là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD.

Cả nước có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư nước
ngoài được cấp phép mới, trong đó Quảng Nam có vốn đăng ký dẫn đầu với 4,2 tỷ
USD, chiếm 25,4% tổng vốn đăng ký mới; Bà Rịa-Vũng Tàu 2,9 tỷ USD, chiếm
17,5%; Đồng Nai 2,3 tỷ USD, chiếm 14,1%; Bình Dương 2,2 tỷ USD, chiếm 13,2%;
Phú Yên 1,7 tỷ USD, chiếm 10,3%.

1.3. Thực trạng thu hút vốn FDI trong 2009
1.3.1. Các dự án đăng ký vốn lớn nhất

KI L

Trong 10 dự án có vốn đăng ký lớn nhất đầu tư vào Việt Nam trong năm
2009, số lượng đã nghiêng hẳn về bất động sản và dịch vụ lưu trú ăn uống. Cụ thể,
có đến 6 dự án thuộc lĩnh vực bất động sản; 2 dự án lĩnh vực dịch vụ lưu trú ăn
uống; 1 dự án công nghiệp chế biến; 1 dự án khai khoáng.
So sánh tỷ trọng về vốn, trong khoảng 12,7 tỷ USD tổng vốn đăng ký của 10
dự án lớn nhất, bất động sản chiếm vị trí số 1 với 6,48 tỷ USD. Tiếp đến, lĩnh lực
lưu trú ăn uống đứng thứ hai với 4,65 tỷ USD. Công nghiệp chế biến tiếp theo với
1,248 tỷ USD và cuối cùng là khai khoáng với 328,2 triệu USD.
19


Theo đó, các dự án đều tập trung ở các địa bàn phía Nam, Nam Trung bộ và
Trung bộ. Trong 10 dự án này, Bà Rịa - Vũng Tàu có 3 dự án; Đồng Nai 2 dự án;
các tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Bình Dương và Tp.HCM mỗi nơi có một dự án.


OB
OO
K.C
OM

Cụ thể, sắp xếp thứ tự các dự án theo số vốn đăng ký giảm dần:
- Dự án khu du lịch sinh thái bãi biển Rồng (vốn đăng ký: 4,15 tỷ USD) do
hai Công ty TANO Capital, LLC và Global C&D, INC (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư,
được xây dựng trên diện tích 400 ha tại xã Điện Dương (Điện Bàn - Quảng Nam).
Khu du lịch sinh thái bãi biển Rồng là tổ hợp du lịch với 9 khách sạn cao cấp
hơn 15.000 phòng; trung tâm hội nghị quốc tế 10.000 chỗ ngồi; trung tâm thương
mại quốc tế và khu văn phòng, nhà ở công vụ, khu căn hộ, biệt thự cao cấp... đồng
thời kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài.

- Dự án thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya do Công ty Berjaya Land
Berhad’s - Công ty con của tập đoàn Berjaya (Malaysia), làm chủ đầu tư.
Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 600 hécta tại trung tâm thành phố
Nhơn Trạch, gồm các khu nhà ở cao từ 18-45 tầng, các công trình dịch vụ, phân khu
chức năng như các công trình hành chính, công trình văn hóa…

Đây là dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài lớn tại Đồng Nai với tổng vốn 2 tỷ
USD.

- Dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại tỉnh Bình Dương (vốn đăng ký
1,7 tỷ USD) do Công ty TNHH thiết kế và xây dựng Phú Thăng Long, liên danh của
Smart Dragon Development LTD (Samoa) và Tuster Development LTD

KI L


(Seychelles) làm chủ đầu tư.

Công ty Phú Thăng Long sẽ xây dựng 90.000 căn hộ cho người có thu nhập
trung bình và thấp tại Bình Dương. Dự án đầu tiên gồm 7.839 căn hộ trên diện tích
đất 29 ha tại xã Thới Hòa (huyện Bến Cát).
- Dự án thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa (vốn đăng ký1,68 tỷ USD) do
Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư,
tổng diện tích khoảng 1.347,8 ha thuộc thành phố Tuy Hòa và một phần huyện Đông
Hòa và Tây Hòa.
20


Dự án bao gồm khu trung tâm thành phố có diện tích khoảng 394 ha; khu
công viên văn hóa giải trí diện tích khoảng 753,8 ha; khu du lịch Vực Phun diện tích
khoảng 200 ha.

OB
OO
K.C
OM

- Dự án nhà máy thép (tổng vốn đăng ký 1,148 tỷ USD) do Công ty cổ
phần China Steel Sumikin Việt Nam, liên doanh của Tập đoàn China Steel (Đài
Loan), Sumitomo Metal Industries và Sumitomo Corporation (Nhật Bản), làm chủ
đầu tư.

Nhà máy thép có diện tích 109 ha tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 (Bà Rịa Vũng Tàu), có công suất 1,6 triệu tấn/năm, sản xuất sản phẩm thép cao cấp phục vụ
công nghiệp đóng tàu, chế tạo máy, sản xuất ôtô xe máy, điện, điện tử…
- Dự án khu đô thị mới Tóc Tiên (vốn đăng ký 600 triệu USD) do Công ty
TNHH Phát triển đô thị Charm (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư. Mục tiêu dự án là đầu

tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu đô thị tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Dự án đầu tư xây dựng vườn thú hoang dã Safari và khu du lịch nghỉ
dưỡng Bình Châu do Công ty cổ phần đầu tư vườn thú hoang dã và khu nghỉ
dưỡng Bình Châu - Việt Nam (Hồng Kông) làm chủ đầu tư. Mục tiêu dự án là đầu
tư vườn thú hoang dã, kinh doanh khu du lịch, khách sạn… Dự án có tổng số vốn
đầu tư là 500 triệu USD

- Hợp đồng về khảo sát địa chất và khai thác dầu khí các lô số từ 129 đến
132 (vốn điều lệ 328,2 triệu USD) do Công ty Gazprom-Zarubejneftegaz (Liên bang
Nga) làm chủ đầu tư.

KI L

Có hiệu lực trong 30 năm, với khả năng gia hạn thêm 5 năm, Hợp đồng quy
định khảo sát địa chất và khai thác nhiên liệu khí ở khu vực dầu khí Nam Côn Sơn
với diện tích 28,4 nghìn km2.

- Dự án khu phức hợp 9A2 (Khu đô thị mới Nam Tp.HCM) (vốn đăng ký
trên 294 triệu USD) do Công ty TNHH Việt Liên LUKS (British Virgin Islands) làm
chủ đầu tư, có tổng diện tích 19,4 ha. Dự án nằm tại xã Bình Hưng huyện Bình
Chánh, bao gồm nhà ở và khu thương mại dịch vụ, dự kiến hoàn thành trong 4 năm
và sau khi đưa vào hoạt động sẽ có khoảng 4.000 dân sinh sống.
21


- Dự án khu đô thị Phú Hội (vốn đăng ký của dự án 205,7 triệu USD) do
Công ty TNHH Khu đô thị Phú Hội, liên danh của Công ty Cổ phần Licogi 16 (góp
70% vốn bằng quyền sử dụng đất) và Vinaland Eastern Limited (22,5%), Vinaland

OB

OO
K.C
OM

Heritage Limited (7,5%) làm chủ đầu tư.
Dự án có mục tiêu đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu dân cư
tương đương với cấp đô thị loại II tại xã Long Tân và xã Phú Hội (Nhơn Trạch Đồng Nai) để bán và cho thuê. Tổng diện tích đất 839.900 m2.
1.3.2. Một số khó khăn thách thức trong năm 2009
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế

Mục tiêu tăng trưởng năm 2009 của nước ta là 6,5%. Các nước trong khu vực
tuy cũng bị ảnh hưởng trong khó khăn của kinh tế toàn cầu nhưng có chỉ số lạm phát
thấp hơn Việt Nam và hệ số tín nhiệm quốc gia cao hơn và ổn định hơn, cạnh tranh
khu vực tăng lên, do vậy, dòng vốn FDI đăng ký cũng như vốn FDI thực hiện tại
Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút FDI giữa các nước và các khu vực
Xét trong thế cạnh tranh giữa các quốc gia nhằm thu hút đầu tư nước ngoài,
Việt Nam vẫn còn những điểm yếu cố hữu mà khó có thể giải quyết sớm được. Cụ
thể, kết cấu hạ tầng của nước ta nhất là khả năng cung cấp điện, cấp thoát nước, giao
thông đường bộ, hàng hải… đã quá tải sẽ khó phát triển kịp trong thời gian ngắn để
đáp ứng một lượng lớn vốn FDI được triển khai thực hiện tại Việt Nam. Hạ tầng yếu

FDI.

KI L

kém cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Về hệ thống pháp luật


Chồng chéo về luật pháp dẫn tới lúng túng trong việc triển khai thực hiện,
khiến nhà đầu tư phải chờ đợi dài hơn quy định để có được Giấy chứng nhận đầu tư.
Việc siết lại các ưu đãi theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), như
chính sách thuế ưu đãi doanh nghiệp – một trong những ưu đãi chủ yếu với các nhà
đầu tư nước ngoài – áp dụng từ đầu năm 2009 đã thu hẹp đáng kể diện doanh nghiệp
được hỗ trợ.
22


Không những thế, cải cách thủ thục hành chính và công tác chống tham
nhũng tuy đã tiến hành tích cực nhưng còn rất nhiều vấn đề cần được xử lý để đáp
ứng yêu cầu đề ra.

OB
OO
K.C
OM

Phân cấp đầu tư
Nhằm tăng cường tính tự chủ, năng động của địa phương, giảm thiểu đầu mối
trong xét duyệt dự án và cấp phép đầu tư, vài năm gần đây, việc phân cấp quản lý
đầu tư cho các địa phương được đẩy mạnh, tuy nhiên, sau đó nhiều vấn đề đã nảy
sinh. Đã xuất hiện sự cạnh tranh giữa các địa phương, “chèo kéo” dự án về cho
mình.

Giáo sư kinh tế James Riedel, Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ), trong một
cuộc hội thảo vào cuối năm 2009 đã từng ví đây là cách thức thu hút FDI theo kiểu
“ăn xin của hàng xóm”.


Việc cạnh tranh giữa các tỉnh dẫn tới tình trạng giấy phép được cấp quá dễ
dãi, ưu tiên đối với các dự án quy mô vốn lớn mà không xem xét thực chất nhu cầu
của dự án về đất đai, tài nguyên, cơ sở hạ tầng…

Việc phân cấp cũng dẫn tới phá vỡ quy hoạch, mà 24 nhà máy thép thuộc
diện ngoài quy hoạch là một điển hình. Thậm chí sau khi Thủ tướng đã ra chỉ đạo
tạm ngừng cấp phép các dự án thép vào tháng 4/2009, chỉ sau đó không lâu, hai dự
án thép “tỷ đô” vẫn tiếp tục được phê duyệt.
FDI chưa tạo sự lan tỏa trong nền kinh tế

Trong khi có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang ưu tiên cho nhà đầu tư

KI L

nước ngoài hơn nhà đầu tư trong nước, khu vực FDI chưa tạo được tác động lan
truyền trong nền kinh tế.

Sự thất bại của chiến lược nội địa hóa ngành ôtô đã được báo chí mổ xẻ nhiều
trong năm 2009 là một ví dụ cho thấy vai trò còn mờ nhạt của khu vực kinh tế này.
Hai năm sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
nhìn trên cơ cấu đầu tư FDI, lĩnh vực công nghiệp chế biến chỉ đứng thứ ba, sau lưu
trú ăn uống và bất động sản.

23


Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, vốn FDI vào
Việt Nam còn chủ yếu tập trung vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ,
giá trị gia tăng thấp, yếu khả năng mở hướng phát triển công nghệ cao.


OB
OO
K.C
OM

Vấn đề lao động cho doanh nghiệp FDI
Tháng 9/2009, hội nghị xúc tiến đầu tư lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực lần
đầu tiên được tổ chức tại Hà Tĩnh. Công tác xúc tiến đầu tư năm nay có một nội
dung trọng tâm đặt vào lĩnh vực đào tạo nhân lực cho các dự án FDI.
Lý do vì trong vòng 3 năm trở lại đây, đã có 70 dự án với tổng vốn 32,5 tỷ
USD đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng của Hà Tĩnh. Nếu tính cả các dự án đầu tư
vào Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo và một loạt các khu công nghiệp khác như Gia
Lách, Hạ Vàng, Thạch Khê…, con số còn lớn hơn nữa.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Lê Văn Chất thừa nhận: “Khi các dự
án lớn được triển khai thì nhu cầu lao động chưa đáp ứng được, chất lượng nguồn
nhân lực rất thấp”.

Theo tính toán của tỉnh Hà Tĩnh, mỗi năm các dự án tại đây cần trên 20 nghìn
lao động được đào tạo có tay nghề kỹ thuật và trình độ chuyên môn. Chỉ tính riêng
các dự án trọng điểm, nhu cầu sử dụng lao động đến năm 2015 được dự báo cần
khoảng 119 nghìn người.

Trong lúc đó, từ 2001-2008, Hà Tĩnh chỉ dạy nghề dài hạn được cho 26 nghìn
lượt người. Một con số quá khiêm tốn nếu so với nhu cầu thực tế của các doanh
nghiệp.

KI L

Thu hồi nhiều giấy phép đã cấp


Câu chuyện dự án khu công nghiệp lọc hóa dầu trị giá 11 tỉ USD do Công ty
SP Chemicals (SPC) của Singapore là chủ đầu tư, xin rút lui đã được đề cập trong
năm 2009. Tuy nhiên, đó không phải là trường hợp cá biệt.
Cùng lý do không thu xếp được tài chính, trong năm 2009 nhiều chủ dự án đã
có đơn xin rút, hoặc tạm dừng đầu tư, đặc biệt là các siêu dự án mới được cấp giấy
chứng nhận đầu tư trong vài năm trở lại đây.

24


Được dư luận quan tâm nhất trong năm qua là các trường hợp dự án Khách
sạn Lotus trên đường Phạm Hùng (Hà Nội) do Riviera Corporation của Nhật Bản
làm chủ đầu; dự án tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê Hanoi City

OB
OO
K.C
OM

Complex cao 65 tầng trên đường Đào Tấn (Hà Nội) do Tập đoàn Coralis
(Luxembourg) đầu tư; dự án công viên phần mềm lớn nhất Việt Nam tại Thủ Thiêm
(Tp.HCM)... đều thuộc diện dự án chậm triển khai, hoặc bị rút giấy chứng nhận đầu
tư.

Theo số liệu công bố chính thức của một số địa phương, tỉnh Bắc Ninh có 7
dự án FDI bị rút giấy phép; Quảng Nam có 5; Kiên Giang có 3; Lâm Đồng thu hồi
giấy phép một dự án 600 triệu USD, Đà Nẵng thu hồi giấy phép sân golf Bà Nà…
2.


Dự kiến thu hút vốn đầu tư trực tiếp năm 2010.

2.1.

Mục tiêu

Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, Chính phủ tiếp tục tập
trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng
trưởng kinh tế khoảng 6,5-7% năm 2010, huy động vốn đầu tư toàn xã hội khoảng
39,6% GDP. Chủ trương đối với khu vực ĐTNN là tiếp tục thu hút và đẩy nhanh
tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã cam kết, có định hướng thu hút vào các vùng
một cách hợp lý, vào các lĩnh vực ưu tiên. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu về ĐTNN
như sau:

- Về thu hút vốn đầu tư vào (bao gồm cả tăng vốn mở rộng sản xuất) đạt từ
22-25 tỷ USD, tăng 10% so với ước thực hiện 2009 với trọng tâm là thu hút các dự

KI L

án sử dụng công nghệ cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh.
Trong đó, vốn đăng ký mới dự kiến khoảng 19 tỷ USD và vốn tăng thêm dự kiến
khoảng 3 tỷ USD.

- Vốn thực hiện năm 2010 dự kiến sẽ tăng hơn năm 2009 do dòng vốn đăng
ký của các năm trước đều ở mức cao và trong điều kiện nền kinh tế thế giới có xu
hướng phục hồi. Dự kiến vốn thực hiện sẽ đạt ở mức 10-11 tỷ USD, tăng 10% so với
ước thực hiện năm 2009, trong đó, vốn của phía nước ngoài dự kiến là 8-9 tỷ USD,
tăng 12,5% so với ước thực hiện năm 2009.
25



×