Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Hoi ky cua GS nguyen dinh cong DHXD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.8 KB, 80 trang )

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG

Hà nội- 2008

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG

SUY NGHĨ, NHẬN THỨC
VÀ CÔNG VIỆC
SUY NGHĨ,NHẬN THỨC
VÀ CÔNG VIỆC
HỐI KÝ CỦA MỘT CHỦ NHIỆM KHOA

1


Nhìn lại cuộc đời, thấy mình thuộc loại “thường thường
bậc trung”, thành công và thất bại đều trải qua,khôn ngoan
và dại dột đều có cả,vinh quang và tủi nhục cũng từng nếm,
nhưng mọi thứ cũng chỉ vừa đủ đếm trên đầu ngón tay và
cũng chỉ ở mức độ le lói như một ngọn đèn dầu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG-2008

Vài lời phi lộ
Năm nay (2008) tôi đã ở vào tuổi “cổ lai hy” (72),
muốn ghi chép một số suy nghĩ và việc làm, mong để lại
vài kỷ niệm cho những người thân,con cháu,bạn bè,học trò
và đồng nghiệp

Khi viết hồi ký tôi cũng không tránh khỏi lẽ thường tình
là “tốt đẹp phô ra,xấu xa đậy lại”.Vì thế chủ yếu tôi viết về


những suy nghĩ, những việc làm mà tôi thấy là được,là hay
mặc dầu có thể có những chỗ ngược với cách nghĩ, cách
làm của nhiều người khác.Tôi hy vọng chinh những cái đó
mới có thể để lại kỷ niệm,để lại dấu ấn cho con cháu và bạn
bè tham khảo, phán xét .Tôi không dám chối bỏ những ý
nghĩ và việc làm sai trái, những thất bại mắc phải nhưng
những điều ấy chỉ dành để chiêm nghiệm và tu tỉnh
Một số việc trong hồi ký có liên quan đến người
khác.Phần lớn được nêu đúng tên thật,có một vài trường
hợp vì sự tế nhị mà chỉ viết tắt hoặc có chệch đi chút
ít.Những tình tiết nêu ra là dựa vào ghi chép và trí nhớ.Mà
trí nhớ lại có thể khác nhau.Nếu bạn nào thấy có chỗ khác
đi so với trí nhớ hoặc ghi chép của mình thì xin được trao
đổi, giúp tôi đính chính, sửa chữa để đạt được tính chân
thực cao hơn
Hồi ký được chia ra thành vài tập mỏng.Tâp này thuộc
thời kỳ 4 năm tôi làm chủ nhiệm khoa, lúc có nhiều việc
đáng được phán xét và những chuyện kể ra có thể giúp vui
cho mọi người trong những lúc rảnh rỗi

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

2


Hồi ký được viết thành những đề mục, những câu
chuyện không theo một sự sắp xếp chặt chẽ nào cả mà như
là một tập chuyện kể, có xen một chút tiểu luận
Trong Kinh Thánh có câu “khởi thủy là Lời” còn trong
tác phẩm Phaoxtơ của Gớt lại có câu “khởi thủy là hành

động”.Theo thiển ý của tôi thì mọi việc (trừ những việc đã
thành thóí quen) nên được bắt đầu bằng sự suy nghĩ và
nhận thức đúng đắn. Vì vậy tôi đặt tên cho tập này là : suy
nghĩ, nhận thức và công việc

1-

ỨNG CỬ CHỦ NHIỆM KHOA

Từ 1986 trở về trước tôi không hề có ý nghĩ có ngày
mình sẽ làm chủ nhiệm khoa vì lý do: Tôi chỉ mong ước trở
thành một thầy giáo giỏi chuyên môn và có năng lực sư
phạm.Tôi lại tự biết mình có một ít tính cách không làm
vừa lòng vài người lãnh đạo cấp trên nên khó được đề bạt.
Trong thời gian làm trưởng bộ môn (1980-1986) tôi đã
rất tận tâm, làm cho bộ môn đạt nhiều thành tích tốt,vì thế
năm 1984 bộ môn được thưởng huân chương lao động.
Dần dần ,từ chỗ chiêm nghiệm cuộc sống và đọc sách
báo tôi phát hiện ra nhiều vấn đề bất cập trong việc quản lý
và lãnh đạo của khoa,của trường,của nền giáo dục và xã
hội.Tôi ước mơ và hy vọng được góp phần cải thiện một số
các bất cập đó.Tôi lại cảm nhận có một hạt giống về quản
lý và lãnh đạo đang nẩy mầm trong tiềm năng và cứ lớn
dần lên.Tôi bắt đầu tích lũy kiến thức và rèn luyện khả
năng, hy vọng sẽ có lúc cấp trên biết đến và sử dụng. Tôi
biết rằng có ý đồ, có tư tưởng tốt đẹp, có thể mang lại lợi
ích lớn cho tập thể mà không có cương vị xứng đáng thì
khó thực thi được vì phải trình bày qua nhiều cấp mà chưa
chắc được chấp nhận và nhiều khi còn bị lợi dụng.Có năng
lực, có phẩm chất là điều kiện cần,còn phải có thêm điều

kiện đủ là cương vị nữa thì mới có thể thực hiện tốt được.
Dịp may đến.Đó là việc dân chủ bầu hiệu trưởng và chủ
nhiệm khoa.Trong lần bầu hiệu trưởng (1992) khoa Xây
dựng có 2 người được giới thiệu với số phiếu cao là anh
Ngô Thế Phong và tôi. Anh Phong đã sớm rút lui,tôi chấp
3


nhận với hy vọng rất mong manh vì trong 5 người ứng
cử,nói về năng lực và phẩm chất chưa biết ai hơn ai, nhưng
về học vị, tuổi đảng,chức vụ hiện tại tôi ở vị trí thấp nhất (
tôi đã thôi giữ chức trưởng bộ môn từ 1986 để đi làm
chuyên gia và hiện là một phó giáo sư bình thường,vừa mới
vào đảng được vài năm) .Thế mà trong 5 ứng cử viên tôi
đạt số phiếu cao thứ hai,sau anh Nguyễn Văn Chọn.Để
chuẩn bị bầu, mỗi ứng cử viên phải viết, công bố một bản
đề cương và trả lời các câu hỏi công khai tại cuộc họp cử tri
diễn ra trong 1 ngày. Theo một số ý kiến của bạn bè, sở dĩ
tôi đạt số phiếu khá cao là nhờ bản đề cương và các câu trả
lời được đánh giá tốt.Ngoài ra trong nhiều năm tôi là cán
bộ công đoàn trường, là trưởng ban đại diện cán bộ, công
nhân viên chức và hoạt động có nhiều thành tích. Nhiều
người cứ tưởng anh Chọn sẽ dùng tôi làm phó, giúp việc,
nhưng điều ấy đã không xẩy ra (việc này sẽ có tường thuật
sau ).Năm 1993 tôi ứng cử chủ nhiệm khoa và may mắn
được đắc cử.
Tôi nói may mắn là vì lần này phải tranh cử với anh
Đoàn Định Kiến.Về học vị, học hàm, tuổi đảng và kinh
nghiệm công tác anh Kiến và tôi xấp xỉ nhau, anh Kiến có
lợi thế hơn là đương làm chủ nhiệm khoa khóa vừa rồi và

được chi bộ giới thiệu, còn tôi là ứng cử viên tự do (ứng cử
trượt chức hiệu trưởng ,không biết có được lợi thế gì không
hay lại là yếu thế)

Trước bầu cử mấy ngày anh Phạm Huyễn gặp tôi, anh
nói : Mình mới về trường được vài năm trong lúc anh đi
làm chuyên gia,mình chưa hiểu anh lắm nhưng nghe nhiều
người nhận xét là anh nói nhiều mà làm được ít.Tôi trả lời :
Nhận xét đó là đúng nhưng thiếu phân tích nguyên
nhân.Trong các hội nghị hoặc đại hội ( đảng bộ,công
đoàn,công chức ) tôi thường có nhiều ý kiến,chứng tỏ có
nhiều suy nghĩ đến công việc chung, nhưng làm được ít vì
không có cương vị thích hợp.Những việc làm được thì tôi
đã làm và không cần phải nói. Tôi không phải loại người
chỉ biết nói suông, tôi biết nói và biết làm, những công việc
trong phạm vi trách nhiệm tôi đã làm rất tốt, còn những
việc ngoài phạm vi thì chỉ có thể góp ý kiến mà thôi.Anh
Huyễn cho là tôi nói có lý, chấp nhận được.
Anh chị em cán bộ trong khoa đã bầu cho tôi có lẽ là
muốn có đổi mới và thấy được phần nào tôi là người có
năng lực và nhiệt tình.Tôi biết tình trạng chất lượng của
nền giáo dục như một chiếc xe chở nặng đang tụt dốc, chất
lượng đào tạo của khoa cũng đang như vậy, sức lực và
cương vị của mình lại có hạn, làm sao có thể chuyển biến
được.Có cố hết sức, may lắm ban đầu cũng chỉ có thể làm
chậm lại tốc độ của sự tụt dốc,sau đó mới tìm cách đẩy
lên.Làm được bao nhiêu tốt bấy nhiêu và phải làm tốt hơn
mức bình thường.Với ý nghĩ và quyết tâm như vậy tôi nhận
nhiệm vụ làm chủ nhiệm khoa


Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

4


2- CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC
( trình bày tại cuộc bầu chủ nhiệm khoa ngày 7 tháng 3
năm 1993)
Kính thưa các đồng chí và các bạn
Suy nghĩ của tôi về công việc của chủ nhiệm khoa là
tìm mọi cách có hiệu quả nhằm củng cố và phát triển khoa
cho xứng đáng với vị trí trong trường và trong xã hội.Muốn
vậy cần tập trung vào hai hướng chính
Một là làm tốt công tác đào tạo và khoa học để nâng cao
vai trò và uy tín của khoa, của các bộ môn
Hai là chăm lo đến đời sống mọi mặt của cán bộ, tạo
điều kiện cho mọi người phát huy được năng lực trong các
hoạt động khác nhau
( giảng dạy,nghiên cứu, nâng cao trình độ,lao động sản
xuất…) , có được cuộc sống ổn định và phát triển
Tôi xin phép ít đề cập đến những việc làm cụ thể vì
khoa chỉ là cấp trung gian, khó chủ động trong việc lập kế
hoạch, hơn nữa chúng ta đang ở trong thời kỳ có nhiều thay
đổi, không nên cứng nhắc trong các chỉ tiêu và kế
hoạch.Tôi xin trình bày chủ yếu về vấn đề sẽ làm như thế
nào và xử lý các mối quan hệ như thế nào.
Về cách làm việc: tôi đề lên hàng đầu việc quan tâm đến
hiệu quả và chất lượng mọi hoạt động,tìm mọi cách phát

huy trí tuệ tập thể, kết hợp được tinh thần dám nghĩ,dám

làm,dám chịu trách nhiệm với việc phát huy dân chủ,tôn
trọng quyền tự quyết của mọi người. Chống lại các việc
làm chỉ vì hình thức,sự áp đặt,sự gian dối và sự bình quân.
Về các mối quan hệ.Tôi nghĩ, để làm được việc tốt,
ngoài tinh thần và năng lực còn cần có các mối quan hệ
tốt.Với ban chủ nhiệm khoa tôi xin đề ra các mối quan hệ
sau:
1-Quan hệ với cấp trường-Khoa có trách nhiệm thực
hiện các chủ
trương, quyết định của trường.Đó là một
mặt.Tuy vậy mỗi khoa có đặc thù riêng,nếu chấp hành một
cách cứng nhắc thì hiệu quả sẽ không cao,vì vậy khoa còn
có nghĩa vụ phản ảnh cho trường tình hình và đặc điểm
trong từng thời kỳ để tạo cho trường lảnh đạo được sát
đúng hơn,đóng góp cho trường các biện pháp và sáng kiến
.Việc này đòi hỏi kết hợp tính tổ chức với bản lĩnh và sự
mềm dẻo cần thiết.
2-Quan hệ với chi ủy, chi bộ-Tôn trọng, đề cao,bảo
đảm sự lảnh đạo của Đảng trong mọi hoạt động.Mặt khác
không bị động chờ đợi nghị quyết mà chủ động,sáng tạo đề
xuất những vấn đề mới và trao đổi,thông qua chi ủy
3- Quan hệ với công đoàn-Phối hợp chặt chẽ với công
đoàn trong những công việc liên quan đến cán bộ, tạo điều
kiện để công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ,bảo
vệ quyền lợi cho đoàn viên
5


4-Quan hệ với các bộ môn và cán bộ trong khoa-Đây là
quan hệ quan trọng và đa dạng nhất.Để có được quan hệ

tốt tôi có suy nghĩ như sau:Lấy sự tôn trọng lẫn nhau làm
xuất phát điểm, lấy quyền lợi chính đáng của mọi người,sự
kết hợp giữa quyền lợi cá nhân và tập thể làm mục tiêu,lấy
việc mở rộng dân chủ,tôn trọng quyền tự quyết,phát huy trí
tuệ và năng lực của mọi người làm phương châm.Tạo cho
các bộ môn có nhiều chủ động trong công việc.Đề cao vai
trò của Hội đồng khoa học đặc biêt là vai trò tư vấn.Tạo cơ
hội,điều kiện cho mọi cán bộ phát huy năng lực,sở
trường,khuyến khich góp ý kiến vào công việc chung,đặc
biệt là những ý kiến phản biện,vạch ra những sai lầm hoặc
thiếu sót của ban chủ nhiệm khoa,tôn trọng nguyện vọng
của từng cán bộ,đồng thời đòi hỏi mọi người hoàn thành
trách nhiệm và nghĩa vụ một cách xứng đáng.Tìm mọi
cách bổ sung và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng
công việc ngày càng tăng.
5-Quan hệ với sinh viên –Vấn đề cốt lõi là làm sao cho
sinh viên học tập tốt,đạt hiệu quả và chất lượng.Đó vừa là
nghĩa vụ,vừa là lương tâm của chúng ta.Đối với sinh viên
cần kết hợp một bên là tình yêu thương,tôn trọng,một bên
là kỷ cương,nghiêm minh trong đánh giá và xử lý.Hết sức
chú ý bảo đảm công bằng trong đánh giá và xử lý, tránh
mọi oan sai có thể xẩy ra.Tìm cách giúp đỡ những sinh
viên gặp khó khăn.Động viên và hỗ trợ các phong trào
lành mạnh của sinh viên và đoàn thanh niên

6-Quan hệ đối ngoại-Đối ngoại là quan trọng nhưng phải
xuất phát từ đối nội và phục vụ cho đối nội.Khuyến khích
và tạo điều kiện,cơ hội cho mọi cán bộ phát huy vai trò và
quan hệ
ra bên ngoài,mở rộng và nâng cao uy tín của

cá nhân và tập thể
Trên đây là một số dự kiến.Nếu được tập thể tín nhiệm
bầu làm chủ nhiệm khoa tôi sẽ xin hết sức cố gắng,dành
nhiều tâm trí và sức lực cho công việc lãnh đạo và quản lý
để bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của
khoa,xứng đáng lòng tin cậy của mọi người
3 LỜI PHÁT BIỂU NHẬN NHIÊM VỤ
CHỦ NHIỆM KHOA
Kính thưa các đồng chí
Cho phép tôi nêu một hình ảnh.Chúng tôi được giao
nhiệm vụ quản lý công việc của khoa Xây dựng như là
trông coi một ngôi nhà nhiều tầng có nền móng ổn định,có
kết cấu vững chắc,hoàn thiện khá chu đáo,trang bi tương
đối đầy đủ.Nhiệm vụ của chúng tôi và của toàn thể chúng
ta là giữ gìn để không xuống cấp,tu bổ và mở rộng để vừa
nâng cao giá trị ngôi nhà vừa tạo cho cư dân của nó được
dễ chịu hơn,đươc phát triển mọi mặt.

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

6


Có được một khoa Xây dựng của Trường ĐHXD như
ngày nay là nhờ công sức của rất nhiều người,trong đó phải
kể đến sự đóng góp của các đồng chí đã lảnh đạo và quản
lý khoa ở những thời kỳ trước đây.Chúng ta chân thành
,quý mến và kính trọng nhắc đến các vị như Đỗ Quốc
Sam,Lê Đỗ Chương,Nguyễn Văn Đạt, Ngô Thế Phong,
Nguyễn Mạnh Yên, Đoàn Định Kiến,Ngô Văn

Quỳ,Nguyễn Văn Triệu,Trần Ngọc Bảo, Lê Văn Hồ,
Nguyễn Văn Tấn,Nguyễn Duy Ngụ, Nguyễn Xuân Liên ,
Phạm Văn Tư.

Khi lựa chọn để giao nhiệm vụ các đồng chí đã trao đổi,
phân tích những ưu và nhược điểm của chúng tôi.Chúng tôi
sẽ rất biết ơn khi các đồng chi giúp chúng tôi phát huy ưu
điểm, khắc phục nhược điểm, khi các đồng chí mách bảo
cho những ý hay,việc tốt, khi các đ/c cổ vũ và ủng hộ
những chủ trương và việc làm có hiệu quả. Được như thế là
rất tốt,nhưng sẽ còn tốt hơn,còn quý hơn khi các đ/c thẳng
thắn và chân tình chỉ cho chúng tôi thấy được các thiếu
sót,ngăn ngừa những sai lầm,vạch ra được mặt trái của sự
việc.

Trong những năm gần đây hoạt động của Trung tâm
nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xây dựng đã có những đóng
góp cho khoa, chúng ta ghi nhận công sức đó .

Chúng tôi nhận nhiệm vụ trong tình hình mới,trong buổi
đầu của cơ chế thị trường với mọi điều hay và dở của
nó.Công việc có nhiều,trước mắt ,ngoài việc điều hành tốt
công việc hàng ngày chúng tôi dự kiến sẽ đổi mới một số
vấn đề về làm đồ án tốt nghiệp,về chương trình và kế hoạch
đào tạo,điều hòa mối quan hệ giữa lao động sản xuất và
giảng dạy sao cho mỗi người phát huy được tốt nhất năng
lực và cải thiện được đời sống.

Trường và khoa chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn
phát triển khác nhau với những đặc điểm riêng nhưng có

một nét chung rất đáng quý là đa số cán bộ trong khoa đoàn
kết, thân ái, hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều đồng chí quản
lý khoa làm việc với nhiệt tình và trách nhiệm cao.Nhận
nhiệm vụ hôm nay,chúng tôi xin theo gương tốt của các
đồng chí.
Trong quá trình chuẩn bị bầu cử, cán bộ khoa chúng ta
đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc quan tâm,
bàn bạc những vấn đề chung của khoa.Chúng ta mong tinh
thần đó càng phát triển.

Phương châm của chúng tôi là lấy hiệu quả làm thước
đo,lấy đề cao dân chủ và phát huy trí tuệ làm biện pháp cho
mọi công việc.
Nhận nhiệm vụ và vinh dự làm lảnh đạo và quản lý
khoa,chúng tôi xin hứa sẽ làm việc với tinh thần trách
nhiệm và nhiệt tình cao. Chúng tôi cũng nhận thức rất rõ
rằng, muốn có được thành công chúng tôi rất cần sự ủng hộ
của Ban giám hiệu và các cấp quản lý của trường,rất cần sự
7


lảnh đạo và nhất trí của chi bộ ,rất cần sự nổ lực và sự ủng
hộ của toàn thể cán bộ trong khoa.Chúng tôi hy vọng có
được các ủng hộ đó để có thể làm tốt nhiệm vụ.
Xin cám ơn các đ/c đã tín nhiệm và giao mhiệm vụ cho
chúng tôi. Xin kính chúc sức khỏe, thắng lợi,vạn sự như ý

4-KHOA VÀ TRUNG TÂM LĐSX
Hồi ấy trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xây
dựng của khoa đang làm được nhiều việc,có đóng góp đáng

kể cho trường. Thường thì các trung tâm của các khoa do
chủ nhiệm khoa kiêm làm giám đốc.Thời anh Đoàn Định
Kiến làm chủ nhiệm khoa,anh cũng làm giám đốc,anh Trần
Nhật Thành làm phó.Khi tôi nhận chức chủ nhiệm
khoa,ban giám hiệu có gợi ý tôi làm luôn giám đốc trung
tâm và báo để ra quyết định.Thế nhưng tôi đã đề nghị cứ để
anh Kiến và anh Thành tiếp tục phụ trách trung tâm vì các
anh đang điều hành tốt còn tôi muốn tập trung sức lực cho

công tác đào tạo,mặc dù tôi biết như thế là đã bỏ qua một
cơ hội tốt để làm lao động sản xuất.
Về việc thành lập các trung tâm LĐSX trong trường
thực ra tôi có đóng góp chút ít.Hồi những năm trước 1986
mọi hoạt động LĐSX phải qua phòng Quản lý NCKH và
phòng Tài vụ.Cũng đã có một số việc làm có hiệu quả
nhưng không ít trường hợp bị gây khó dễ, bị làm phiền
hà.Tôi cũng đã có làm một vài việc và cũng đã gặp các trở
ngại, đến mức phải to tiếng ở phòng tài vụ.
Tôi suy nghĩ,cố tìm ra một mô hình có hiệu quả,đó là
việc thành lập ra các đơn vị LĐSX chịu sự giám sát của
trường,có nghĩa vụ đối với trường nhưng được tự chủ về tài
chính và tổ chức cũng như việc ký các hợp đồng.Tôi đem ý
đó bàn với anh Trần Đức Dục ở khoa Kinh tế.Anh Dục
cũng có những ý kiến tương tự.Chúng tôi đã bàn bạc,thống
nhất các quan điểm và biện pháp,sau đó anh Dục đã phát
biểu tại Đại hội Đảng bộ vào tháng 3 năm 1986 (hồi đó tôi
chưa phải là đảng viên chính thức nên chưa được dự đại
hội).Ý kiến đề xuất của chúng tôi được Đại hội hoan
nghênh,cho đó là một hướng đi có triển vọng.Đặc biệt dự
đại hội hôm ấy có thứ trưởng Hoàng Xuân Tùy và vụ

trưởng Nguyễn Xuân Đặng.Anh Tùy và anh Đặng rất khen
ngợi.Trong lúc anh Dục phát biểu ở hội trường nói rõ đó là
ý kiến của anh và tôi thì tôi thập thò ở bên ngoài để nghe
ngóng các phản ứng. Đến giờ giải lao tôi mới được gặp anh
Tùy và các anh khác để trình bày rõ hơn .Băn khoăn của

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

8


nhiều đại biểu hôm đó là liệu đã có những người đù khả
năng đứng ra thành lập và điều hành đơn vị như vậy
chưa.Tôi đã chủ động gặp anh Tùy,anh Đặng và các anh
trong ban giám hiệu xin được làm thí điểm một đơn vị như
vậy.Thế nhưng hồi đó tôi chưa có được thành tích và sự tín
nhiệm cần thiết nên nguyện vọng không được chấp
nhận.Đơn vị đầu tiên của trường theo mô hình đề xuất có lẽ
là Xí nghiệp LĐSX do anh Nguyễn Mạnh Ỵên làm giám
đốc,sau đó chuyển sang anh Trần Văn Huyền.
Thực ra để thành lập và điều hành được có hiệu quả các
trung tâm như sau này cần có công sức rất nhiều người,tôi
chỉ dám tự nhận là một trong những người gieo hạt giống ý
tưởng đầu tiên .Tôi cũng đoán rằng sở dĩ Bộ cho thành lập
nhiều trung tâm trong các trường có lẽ một phần là do anh
Tùy đã thấy được cái hay trong ý kiến của chúng tôi
Không được thực thi ý đồ về LĐSX tôi đành xin đi làm
chuyên gia ở Châu
Phi . Kết thúc chuyên gia trở về
(1989), thấy các trung tâm hoạt động có hiệu quả tôi rất vui

vì tư tưởng của mình,đề xuất của mình đã được chấp nhận
(mặc dù không ai biết và không ai công nhận quyền tác
giả).
Khi nhận chức chủ nhiệm khoa, một dịp may để tôi
kiêm làm giám đốc trung tâm nhưng tôi đã không
làm.Không phải là tôi không đủ sức làm một lúc hai,ba việc
mà tôi nghĩ cứ để anh Kiến và anh Thành làm ở trung tâm

,còn tôi tập trung cho công tác đào tạo thì sẽ tốt hơn cho
công việc chung.
5-CẢI TIẾN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trước năm 1993 đồ án tốt nghiệp của ngành xây dựng
thường gồm ba phần:kiến trúc,kết cấu,thi công,do ba thầy
hướng dẫn,thầy kiến trúc ra đề.Mỗi sinh viên phải thể hỉện
từ 14 đên 16 bản vẽ,có sv còn vẽ đến 18-20 bản hoặc hơn
nữa,trong đó có 5-6 bản kiến trúc với 1-2 bản phối
cảnh.Mọi bản vẽ đều được thể hiện bằng tay.Số đông sinh
viên không thể tự mình vẽ được hết mà phải thuê,mượn.
Hầu như toàn bộ các bản phối cảnh đều phải nhờ đến các
kiến trúc sư hoặc sinh viên kiến trúc.Tôi thấy cách làm như
vậy có nhiều chỗ bất hợp lý,không phản ảnh đúng thực
chất,gây lảng phí lớn.Tôi đem ý kiến trao đổi với nhiều cán
bộ trong khoa,tìm cách cải tiến nhằm làm cho đồ án đạt
hiệu quả cao hơn,thực chất hơn.Tôi cũng đã đến các trường
có đào tạo ngành xây dựng từ Hà nội đến thành phố
HCM,tìm hiểu và trao đổi về chương trình và kế hoạch đào
tạo thì thấy rằng mọi nơi vẫn làm đồ án tốt nghiệp như
thế,thậm chi có nơi còn nặng nề hơn.Tôi đề nghị cùng nhau
cải tiến thì nhận được sự khuyến khích là làm trước đi,các
nơi sẽ theo sau.


9


Hội đồng khoa học đã thảo luận và thống nhất cách làm
mới là mỗi đồ án do 2 thầy hướng dẫn,đầu đề do thầy kết
cấu hoặc thi công chịu trách nhiệm,phần kiến trúc chỉ
chiếm 10%, không vẽ phối cảnh.Hạn chế số bản vẽ không
quá 13,ai cần và có điều kiện vẽ nhiều hơn phải thông qua
chủ nhiệm khoa mới được thực hiện.Đã có lần ban chủ
nhiệm khoa đã thí điểm rút thời gian làm đồ án xuống còn
12 tuần.Kết quả chấp nhận được nhưng nhiều khoa khác
không đồng tình nên không tiếp tục.
Việc cải tiến làm đồ án như trên cũng chỉ có tác dụng
tích cực trong vài năm.Càng ngày do sự phát triển của công
nghệ thông tin mà cách làm cũ không phù hợp, rất khó
ngăn ngừa và phát hiện gian lận.Tôi lại suy nghĩ để tiếp tục
cải tiến nhưng chưa kịp làm thì đã hết nhiệm kỳ và về
hưu.Tôi có bàn giao các ý đồ cho các đ/c kế nhiệm nhưng
cũng chưa triển khai được.Thế mới biết cái quán tính nó
mạnh biết chừng nào.
Tôi còn nhận thấy mỗi lần bảo vệ đồ án,kinh phí trường
cấp rất hạn hẹp,chỉ đủ phục vụ nước chè.Thế nhưng thường
thấy trên bàn hội đồng nước ngọt và thuốc lá ba số 5.Hỏi ra
mới biết các lớp trưởng bắt sinh viên đóng góp để phục vụ
hội đồng.Với sinh viên khá giả thì sự đóng góp đó không
khó khăn gì nhưng với sinh viên nghèo đó là một khoản
đáng kể.Tôi để ý thấy các thầy cũng chỉ dùng một ít nước
và thuốc, phần lớn còn lại cuối mỗi buổi một số ít sinh viên
chia nhau,buổi sau lại đem ra toàn đồ mới.Thế là vừa lảng


phí vừa làm cho các thầy mang tiếng.Tôi đã hội ý ban chủ
nhiệm và ra quyết định cho các lớp không được thu tiền của
sinh viên để phục vụ hội đồng.Chỉ được đặt trên bàn các
loại nước uống thông thường, không được đặt thuốc lá.Việc
này đã nhận được sự hoan nghênh của sinh viên,sự ủng hộ
của nhiều thầy
Cứ mỗi lần tổ chức bảo vệ đồ án tốt nghiệp là khoa lại
phải chuẩn bị để hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội
đồng và danh sách các ủy viên.Việc đó mang nặng tính
hình thức và nhiều khi gây ra sự khó khăn,trở ngại cho
khoa,đặc biệt là khi phải thay đổi, bổ sung các thành viên
hội đồng.Tôi đã mạnh dạn trình bày với hiệu trưởng và xin
phép đề xuất một vài cải tiến.Hiệu trưởng chỉ cần ra quyết
định chung là tổ chức đợt bảo vệ đồ án , ủy quyền cho chủ
nhiệm khoa trong việc thành lập và quyết định danh sách
các thành viên hội đồng.Sau khi làm vá rút kinh nghiệm tôi
đem việc này nói với các chủ nhiệm khoa khác,đề nghị
hưởng ứng để thành cách làm mới.Tiếc rằng tôi không
thuyết phục được các vị và tôi chỉ thực hiện được việc này
trong 2 năm,khi tôi về hưu thì mọi việc lại quay về như
cũ.Thay đổi một việc đã thành thói quen là quá khó.
6 – PHÁT BẰNG TỐT NGHIỆP
Từ 1993 trở về trước sinh viên tốt nghiệp xong chỉ nhận
được một giấy chứng nhận để đi kiếm việc mà chưa được

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

10



nhận bằng.Sau một vài năm, lẻ tẻ từng người mang giấy
giới thiệu về nhận bằng ở phòng quản lý sinh viên.Cũng có
năm trường làm lễ phát bằng nhưng chỉ phát đại diện cho
mỗi khoa vài người.Tôi thấy làm như vậy không hay,bàn
với các anh trong ban chủ nhiệm tìm càch phát bằng ngay
cho toàn thể sinh viên đã được công nhận.Khi cả trường
chưa thể làm được thì khoa ta đi đầu trong việc này.Ý kiến
được ban giám hiệu tán thành,được nhiều cán bộ ủng hộ.
Chúng tôi bàn với phòng quản lý sinh viên mới biết là hiện
không có đủ phôi bằng.Tự tôi phải lấy giấy giới thiệu và
nhờ người quen ở bộ mới kiếm về được đủ phôi bằng, nhờ
cô Miều phòng QLSV chuẩn bị giúp.Kết quả là năm 1993
,lần đầu tiên trong trường khoa Xây dựng tổ chức phát bằng
cho toàn thể sinh viên tốt nghiệp.Không những thế khoa
còn có phần thưởng và quà lưu niệm cho một số sinh
viên.Tôi lại đem chuyện này mách với các khoa khác,được
nhiều khoa hưởng ứng và đề nghị mở rộng cho toàn
trường.Từ năm 1995 trường đã tổ chức phát bằng chung
ngay sau khi s/v bảo vệ đồ án tốt nghiệp.
Hôm phát bằng toàn trường(1995) phòng QLSV lo tổ
chức,hiệu phó Nguyễn Như Khải trao bằng tận tay cho từng
người.Do thiếu kinh nghiệm tổ chức nên xẩy ra lộn
xộn,mất trật tự,làm cho anh Khải quá vất vả.Phát bằng lần
lượt theo từng khoa.Khoa Xây dựng đông nhất nên được
phát cuối cùng.Đến lượt khoa Xây dựng ,tôi xin phép các
anh trong ban tổ chức điều hành thay vì thấy các anh đã

mệt rồi.Chỉ cần một vài và cải tiến nhỏ tôi đã lập lại trật tự
và làm cho việc phát bằng tiến hành một cách thuận

lợi,nhanh chóng.Sau buổi ấy anh Khải cứ cám ơn tôi,nói
rằng nếu không có tôi giúp đỡ hôm ấy thì không biết anh có
đủ sức kết thúc công việc hay không.Những năm sau này
cách làm của khoa Xây dựng đã được áp dụng có hiệu quả.
7-QUYỀN ĐƯỢC ĐÓNG DẤU
Không biết từ đâu, có một thông lệ ở các trường đại học
là các chủ nhiệm khoa không được phép thừa ủy nhiệm
hoặc thừa lệnh hiệu trưởng ký một số giấy tờ,trong khi đó
thì phó phòng hành chính lại có quyền đó.Thế là có nhiều
giấy tờ xác nhận hoặc giới thiệu cho sinh viên,chủ nhiêm
khoa phải ký rồi đưa cho phòng hành chính xác nhận chữ
ký .Việc làm này là cồng kềnh và không hợp lý.Không lẽ
chủ nhiệm khoa lại có tư cách kém phó phòng hành
chính.Tôi đã bỏ công tìm hiểu xem thông lệ trên từ đâu
ra,dựa trên điều luật nào,do Bộ hay Chính phủ quy
định.Không tìm thấy.Tôi đem chuyện này trao đổi với hiệu
trưởng Nguyễn Văn Chọn và đề nghị anh Chọn cho phép
văn thư đóng dấu lên những giấy tờ liên quan đến sinh viên
mà tôi đã ký,không cần qua phòng hành chính.Anh Chọn
đồng ý và dặn tôi phải hết sức thận trọng và không được

11


nói rộng rãi chuyện này ra ngoài.Tôi đã lấy danh dự hứa
với anh.
Thế là nhờ quyền này tôi đã giúp đỡ cho sinh viên được
nhiều việc . Những giấy tờ hàng ngày sinh viên khoa Xây
dựng không phải mất công chầu chực ở phòng hành chính
để xin xác nhận chữ ký của chủ nhiệm khoa.Sinh viên tốt

nghiệp thường cần nhiều bản sao bảng điểm và bằng .Nhiều
sinh viên phải đến phòng công chứng.Tôi rất sung sướng
khi tìm được một quy định là chủ nhiệm khoa có quyền xác
nhận các bản sao nói trên.Thế là tôi thông báo cho sinh
viên biết và mỗi năm tôi đã ký xác nhận hàng ngàn bản sao
như thế.Việc này có làm cho cô văn thư vất vả thêm nhưng
cô ấy cũng rất vui lòng vì đã giúp đỡ được sinh viên.Tất
nhiên ký và xác nhận bản sao là miễn phí cho sinh
viên.Việc này làm cho sinh viên vô cùng phấn khởi.Rút
kinh nghiệm một số lần trước,tôi đã không nói cho các
khoa khác biết chuyện này.
8- CẤP TIỀN CHO LIÊN CHI ĐOÀN
Trước đây khi chưa làm quản lý khoa tôi có nhận thấy
thỉnh thoảng cán bộ liên chi đoàn thanh niên lên gặp chủ
nhiệm khoa xin tiền cho các hoạt động.Mỗi lần như vậy cán
bộ đoàn phải trả lời nhiều câu hỏi (mà tôi cảm thấy phần
nào có tính căn vặn và không cần thiết) và chỉ nhận được

một khoản ít hơn số lượng dự trù.Tôi thấy cách làm như
vậy có chỗ chưa hay và thông cảm với sự vất vả của cán bộ
đoàn.Sau khi nhận nhiệm vụ được ít lâu tôi bàn với các anh
trong ban chủ nhiệm là nên mời cán bộ đoàn thanh
niên,trao đổi xem hàng năm có những hoạt động gì,cần
khoa hỗ trợ bao nhiêu thì khoa sẽ cấp luôn một lần,giữ để
tiêu dần.Cán bộ đoàn hội ý và xin một triệu rưỡi đến 2 triệu
.Ban chủ nhiệm khoa cũng hội ý và thống nhất cấp hai
triệu.Thật là một bất ngờ đối với các cán bộ đoàn.Tôi chỉ
căn dặn cần sử dụng đồng tiền cho hợp lý và cuối năm báo
cho khoa biết các khoản đã chi để có cơ sở xin cấp cho năm
sau.


9-HỌC BỔNG VINATA VÀ HB TRẦN NHẬT
THÀNH
Hồi còn đi học tôi là một sinh viên quá nghèo.Ngoài học
bổng 22 đồng mỗi tháng hầu như không còn một sự trợ cấp
nào từ gia đình hoặc từ một nguồn khác.Để có thêm tiền
chi tiêu tôi phải kiếm việc làm mặc dù có lúc phải bỏ vài
buổi học.Vì thế tôi rất thông cảm với sinh viên nghèo và
vẫn muốn tìm cách giúp đỡ.
Việc đầu tiên tôi bàn với đoàn thanh niên và hội sinh
viên tổ chức cho số sinh viên nghèo đi lao động trong các

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

12


dịp nghỉ hè, nghỉ tết. Tôi đã tự đến các công ty,công
trường,dùng quan hệ quen biết của mình để tìm kiếm công
việc và giới thiệu s/v đến làm.Tuy vậy việc này cũng chỉ
được vài đợt, kết quả không như mong muốn.
Khi tiếp cán bộ của các công ty đến tuyển s/v tốt nghiệp
tôi thường bàn với họ việc cấp học bổng cho sinh viên.Kết
quả có công ty Vinata nhận lời.Tôi ký với họ một hợp đồng
trách nhiệm.Hàng tháng họ cấp 12 suất học bổng trong 3
năm liền,khoa có trách nhiệm lựa chọn s/v để cấp và mỗi
năm giao cho họ từ 6 đến 8 s/v tốt nghiệp theo yêu
cầu.Chúng tôi gọi là học bổng Vinata.Việc làm này có kết
quả tốt,giúp cho một số s/v yên tâm học tập.
Ban chủ nhiệm khoa cũng lại bàn bạc với liên chi đoàn

lập một quỹ học bổng giúp s/v nghèo.Tiền là do khoa và
liên chi đoàn vận động các nhà hảo tâm.Danh sách s/v được
cấp không cố định mà do liên chi đoàn xét đề nghị theo
từng tháng,BCN khoa duyệt số lượng và mức.Mỗi tháng
thường cấp được khoảng 10 suất.Thầy giáo Trần Nhật
Thành là người ủng hộ nhiều nhất, hàng tháng thầy đóng
toàn bộ số lương ở trường cho quỹ này,vì thế chúng tôi gọi
là học bổng Trần Nhật Thành.
10- QUẢN LÝ LỚP KV

Mở các lớp cử tuyển,gọi tắt là KV (khu vực) là một chủ
trương của Nhà nước nhằm đào tạo cán bộ cho các vùng
núi và hải đảo.Sinh viên vào trường không phải thi mà
được địa phương xét tuyển theo chỉ tiêu,trường chỉ biết tiếp
nhận và đào tạo.
Quản lý và giảng dạy các lớp KV là việc làm vất vả nên
không khoa nào muốn nhận.Đã có lúc tôi bàn với ban giám
hiệu thành lập riêng một bộ phận chuyên trách KV nhưng
không được tán thành . Nhà trường đành lần lượt giao cho
mỗi khoa quản lý một vài lớp, riêng khoa Xây dựng được
miễn vì số s/v đã quá đông.Trong một lần họp tôi nghe các
chủ nhiệm khoa khác phàn nàn về KV, tôi cho rằng các anh
ấy chưa biết cách quản lý.Thế là các anh quay lại tấn công
tôi, cho tôi là không trực tiếp làm nên không biết và chỉ nói
suông, thử nhận một vài lớp xem sao.
Trước đó tôi đã có suy nghĩ và vài lần trao đổi với anh
Đỗ Hửu Nghĩa về biện pháp có hiệu quả trong việc quản lý
và giảng dạy KV.Tôi cũng muốn thực thi các ý kiến đó nên
đã nhận lời phụ trách vài lớp.Sau đó mới kịp bàn với các
anh Viên,anh Thành trong ban chủ nhiệm .May là khi nghe

tôi trình bày các anh đã nhất trí và quyết tâm làm tốt.Vào
quãng đầu năm 1994 chúng tôi bắt đầu nhận lớp KV7.
Việc đón s/v mới và tổ chức tuần sinh hoạt đầu khóa
thường chỉ do phòng QLSV phụ trách.Lần đón KV 7 tôi
yêu cầu được phối hợp ngay từ đầu.Mấy ngày trước đó
chúng tôi đã hội ý ban chủ nhiệm bàn các công việc cần
13


thiết.Chúng tôi muốn ngay từ đầu tạo cho sinh viên sự an
tâm,lòng phấn khởi và tin cậy,có quyết tâm học tập và tu
dưỡng,có tình yêu nghề và yêu trường.Muốn vậy phải làm
thật tốt việc đón tiếp và tổ chức tuần sinh hoạt đầu khóa
cũng như việc giảng dạy các môn học.
Trước ngày đón tiếp tôi đã nhờ anh Chúc (trợ lý của
khoa)xuống ký túc xá xem xét chỗ ở dành cho KV7,sau đó
tôi lại trực tiếp đến kiểm tra và bàn với ban quản lý KTX
một số vấn đề.Tôi hình dung và tìm hiểu những khó khăn
và lo lắng mà các s/v mới sẽ gặp phải để có biện pháp giúp
họ tránh lo sợ,có được cảm giác an toàn,tự tin.Hôm đón
tiếp tôi đã nhờ liên chi đoàn cử một số sinh viên các lớp
trên túc trực ở nơi đón tiếp để dẫn đường cho các bạn mới
đến về KTX,cũng như chuyện trò thân mật với họ,giúp họ
ổn định chỗ ăn ở,hướng dẫn những điều cần thiết.Các s/v
dẫn đường này chủ yếu được chọn trong số đã được khoa
cấp học bổng và hôm đó khoa cũng chi thêm một khoản bồi
dưỡng nho nhỏ. Việc này có lẽ là mở đầu cho phong trào
sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi sau này(tôi biết là
liên chi đoàn đã báo cáo thành tích này lên cấp trên,từ đó
đoàn các trường rút kinh nghiệm,lập ra các đội tình

nguyện).Tối hôm đó tôi đến KTX thăm hỏi và chúc mừng.
Để động viên,chúng tôi bàn nhau tổ chức cho sinh viên
một ngày tham quan Hà nội và đặc biệt là viếng lăng Bác
Hồ.Tôi chịu trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng và xin
kinh phí, đ/c Thành lấy giấy giới thiệu lên gặp ban quản lý

lăng xin cho một đoàn con em các dân tộc vào viếng
Bác,đ/c Sơn tạm ứng tiền,thuê xe,tôi trực tiếp dẫn đoàn đi
các nơi vừa làm công tác tư tưởng vừa làm hướng dẫn du
lịch.Khi vào lăng,đoàn sắp thành hai hàng, có hai cảnh vệ
cầm vòng hoa ghi dòng chữ “đoàn con em các dân tộc
viếng Bác”.Sau khi vào lăng viếng Bác và thăm nhà sàn,tôi
tập trung đoàn trong vườn và nói : Nhờ công ơn của Bác
các anh chị em được về Hà nội học tâp để trở thành các nhà
xây dựng tương lai,thầy muốn nhân dịp này chúng ta hứa
với Bác sẽ cố gắng,chăm chỉ học tập và tu dưỡng để xứng
đáng với lòng mong ước và tin cậy của gia đình,của nhân
dân.Một bạn nào sẽ thay mặt các bạn nói lên lời hứa
này.Các sinh viên rất cảm động,nhìn nhau.Biết rằng trong
hoàn cảnh này khó có được một người dám tự đứng ra,tôi
nhìn lướt qua các khuôn mặt và chỉ định một em,bảo thay
mặt các bạn nói lên lời hứa chân thành,xuất phát tự đáy
lòng.Không khí thật trang nghiêm và cảm động.Tôi đoán
rằng tối hôm đó sẽ có nhiều em viết thư cho gia đình kể
chuyện này và nó trở thành một kỷ niệm khó quên.Tôi nghĩ
cách làm công tác tư tưởng như vậy có tác dụng hơn là việc
tập trung ở hội trường để thuyết giảng đạo lý.
Để việc giảng dạy có hiệu quả,tránh lảng phí và đặc biệt
là tránh cho sinh viên chán nản vì không tiếp thu kịp bài
học tôi cho rằng kế hoạch và nội dung các môn học phải

được xuất phát từ trình độ thực tế của sinh viên.Để biết
được trình độ tôi đã tự ra đề và chấm các bài kiểm tra toán

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

14


và tiếng Việt.Kết quả cho biết trong lớp có khoảng 5,6 em
trung bình,còn lại là kém vá có vài em quá kém.Sau thời
gian đầu động viên tinh thần để có được sự phấn khởi và
lòng quyết tâm,tôi chỉ ra con đường khó khăn,gian khổ của
việc học đại học,tôi huấn luyện phương pháp học và tìm
cách cho học lại một số vấn đề của toán sơ cấp để có kiến
thức cơ bản cấn thiết.Tôi tìm thầy có thể làm việc đó.Nhiều
người giới thiệu anh Đinh Văn Nghiệp.Tôi đã gặp anh,đề
nghị anh giúp và bàn với anh chương trình cũng như cách
dạy cho có hiệu quả.
Tôi đã nghiên cứu, bàn bạc lập ra một chương trình và
kế hoạch tạm được xem là phù hợp để thực hiện.Với những
môn học khó tôi thường găp gỡ,trao đổi với thầy phụ trách,
bàn cách dạy sao cho có được kết quả mong muốn.Cũng
may là đối với các lớp KV khoa có quyền rộng rãi hơn
trong việc lập kế hoạch và điều hành.Kết quả KV7 được
đánh giá là lớp khá nhất trong khối KV.
Tôi đem chuyện quản lý KV7 trình bày với ban giám
hiệu và các chủ nhiệm khoa khác, mong tìm thấy sự đồng
tình, nhưng các anh đều cho là tôi đã làm nhiều việc không
cần thiết và ở trường này ngoài tôi ra không ai làm được
như vậy.Vì thế mô hình KV7 như khoa Xây dựng đã làm

có lẽ chỉ xẩy ra một lần rồi thôi.
Gần đây gặp lại một số s/v cũ của KV7 (ra trường gần
10 năm), thấy họ làm được việc và rất nhớ đến khoa, đến
trường,tôi rất mừng

11- CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH
Nhiều người nhận thấy chương trình ngành xây dựng là
quá nặng nhưng rất khó rút bớt mà càng ngày càng cần
thêm vào các môn học mới làm cho càng nặng thêm.Từ
trước tôi đã suy nghĩ nhiều về việc cải tiến chương
trình,bây giờ làm chủ nhiệm khoa ,có điều kiện để thực
hiện ý tưởng.Tuy vậy một mình tôi không thể làm được mà
phải có sự tán thành của hội đồng khoa học,có sự ủng hộ
của đông đảo cán bộ.Cần phải giải thích,vận động,thuyết
phục,thảo luận .Ai cũng đồng ý cần cải tiến và việc đầu tiên
là rút bớt số giờ các môn học hiện hành.Tuy vậy không có
bộ môn nào tự giác rút bớt, có môn còn đòi tăng thêm,chỉ
nên rút các môn khác .Thật khó lắm thay.Đầu tiên tôi vận
động rút môn kết cấu bêtông được 15 tiết,vận động bỏ đồ
án kết cấu gỗ và rút bớt giờ nhưng không nhận được sự
nhất trí hoàn toàn,tôi đành theo ý kiến đa số của HĐKH
quyết định cắt bỏ đồ án gỗ.May mà bộ môn vui vẽ chấp
nhận,không có phản ứng gì.Năm sau tôi lại cắt tiếp giờ của
môn kết cấu gỗ và cuối cùng nhập vào với môn gạch đá
thành môn “kết cấu gạch đá và gỗ”.Cắt giờ của môn thi
công khó hơn nhiều vì gặp phải sự phản ứng.Có cán bộ của
bộ môn nói nhiều lần,ở nhiều nơi đại ý như sau “ Có
15



những ông chủ nhiệm khoa chẳng hiểu biết gì về chuyên
môn,chỉ cậy quyền để cắt bớt giờ của môn này,môn khác
một cách tùy tiện,không có một chút cơ sở khoa học
nào”.Tôi thừa biết là ám chỉ tôi nhưng đành làm thinh vì
thấy quá khó để giải thích,thuyết phục.Phải nói tôi đã bỏ
nhiều công sức để cải tiến chương trình,đã cùng anh
Nguyễn Lê Ninh làm đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này
nhưng kết quả không được như mong muốn,lực cản là khá
mạnh và phần lớn lại ở trong HĐKH kể cả trong một số
giáo sư.Dù sao thì cũng đã có một số cải tiến.. Sau này có
dịp tôi đã đưa một số ý kiến giúp ngành xây dựng ở Đại
học Vinh làm kế hoạch đào tạo .
Tôi thường đọc các chuyện lịch sử và thấy rằng phần
lớn các nhà cải cách bị thất bại là do họ chưa biết hoặc
chưa thể biến ý đồ cải cách thành nhận thức,tình cảm và
nhu cầu của cấp trên và của số đông.Các cải cách khi mang
lại lợi ích cho một số này sẽ mang lại bất lợi cho số
khác,phải tìm cách dung hòa các lợi ích là việc làm quá
khó,vượt qua được sự chống đối cũng quá khó.
Không thành công lắm trong việc cải tiến chương trình
tôi xoay sang việc tìm cách hoàn thiện bộ giáo trình các
môn học Thực ra đây là việc của các thầy,các bộ môn.Tôi
chỉ làm nhiệm vụ động viên,thúc dục,tạo điều kiện và hỗ
trợ.Do sự mách bảo của anh Nguyễn Lê Ninh tôi có được
khoản hỗ trợ 100 triệu đồng từ trên Bộ Giáo dục để làm

việc này.Kết quả cũng chỉ ở mức được Vụ đại học nghiệm
thu và chấp nhận.
12- LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
Việc liên kết đào tạo bây giờ đã thành phổ biến nhưng

vào năm 1994 là còn rất mới. Khoa Xây dựng là nơi thí
điểm đầu tiên trong số các khoa .Thực ra ý đồ về liên kết
không phải do chúng tôi đề xuất mà do Viện cơ học ứng
dụng thành phố HCM của anh Nguyễn Xuân Hùng. Hai
bên đã bàn bạc,ký hợp đồng về nguyên tắc và lập đề cương
hợp tác vào tháng 11 năm 1994.Tôi phải lên Bộ xin phép
và làm các thủ tục.May nhờ được người quen giúp đỡ nên
cũng giải quyết được nhanh chóng.Tôi lại phải soạn ra quy
chế,đem thảo luận và thông qua ở cả hai bên,sau đó tiến
hành tuyển sinh.Anh Nguyễn Quang Viên đã trực tiếp vào
thành phố để chỉ đạo việc tuyển sinh. Các môn thi và đề thi
do chúng tôi quyết định.Ban đầu tôi có ý định dùng hình
thức liên kết này để thực hiện một số ý đồ về cải tiến việc
đào tạo để rút kinh nghiệm,tuy vậy cũng chỉ thực hiện
được tý chút vì gặp phải quá nhiều khó khăn.Tôi có vào
công tác và dạy lớp này vài lần.Qua khảo sát thêm tình
hình thấy rằng không thể mở rộng,không thể phát triển tốt
được nếu vẫn muốn bảo đảm chất lượng và hiệu quả.Đến
năm 1997,theo yêu cầu của trường chúng tôi chuyển lớp

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

16


này sang cho anh Nguyễn Huy Thanh (lúc đó là khoa tại
chức) quản lý.Tôi xem việc liên kết như vậy là không đến
nỗi thất bại nhưng cũng không thành công như mong đợi.

13


ĐÀO TẠO BẰNG HAI VÀ SONG BẰNG

Bằng hai là khi người học đã có một bằng đại học ,nay
muốn học chuyên ngành khác để được nhận thêm một bằng
nữa.Song bằng là khi người học đang theo học một ngành
nào đó muốn học song song thêm một ngành khác.Từ 1994
đã có chủ trương của Bộ về đào tạo bằng hai và song bằng
nhưng chưa có nơi nào thực hiện. Có lẽ khoa Xây dựng là
đơn vị đầu tiên tổ chức làm thí điểm việc này.Sau khi bàn
bạc thống nhất trong HĐKH,chúng tôi trình bày và xin
phép ban giám hiệu.Lại phải chạy các thủ tục cần thiết ở
trên Bộ,biên soạn điều lệ,lập chương trình chuẩn, quy định
các tiêu chuẩn tuyển sinh và thông báo tuyển sinh.Sau nửa
tháng chúng tôi nhận được gần một trăm đơn.Chúng tôi
không tổ chức thi nhưng yêu cầu mọi người phải qua một
đợt kiểm tra trình độ gồm các môn toán,vẽ kỹ thuật và sức
bền vật liệu.Ra đề,coi thi,chấm bài đều do ban chủ nhiệm

khoa đảm trách.Môn vẽ và sức bền chỉ hỏi những điều rất
cơ bản,môn toán chủ yếu là toán sơ cấp.Thế mà hơn một
phần ba các kỹ sư (đã có bằng) không làm được.Chúng tôi
phân loại.Người nào trượt cả 3 môn hoặc chỉ trượt 2 môn
nhưng đều dưới 2 điểm thì không nhận,ngoài ra ai trượt
môn nào thì bắt buộc phải học bổ túc môn đó mặc dù họ đã
học,đã thi và có điểm trên trung bình ở đại học.Tôi dạy
toán, đ/cThành dạy sức bền, đ/c Viên dạy vẽ.Việc dạy vẽ
và sức bền không có chuyện gì xẩy ra.Riêng việc dạy toán
có gặp phải sự thắc mắc của vài người, may mà giải thích
được (chuyện này xin kể sau).

Để tổ chức các lớp học phải xét kỹ từng hồ sơ,quyết
định các môn học cho từng người.Rồi thu tiền,mở lớp ,mời
thầy,theo dõi ,tổ chức thi,làm đồ án,xử lý,các thủ tục tài
chính…,nói chung là khá vất vả.Việc đào tạo bằng hai diễn
ra thuận lợi,có kết quả tốt.Ban đầu trường còn để cho khoa
quàn lý,vài năm sau khi mọi việc đã vào nề nếp trường thu
về để giao cho phòng đào tạo quản (lúc đó tôi đã về hưu)
Sau khi tạm ổn các lớp bằng hai chúng tôi xúc tiến đào
tạo song bằng cho sinh viên đang học các ngành khác trong
trường.Cũng lại phải làm quy chế,xét duyệt như đối với
bằng hai và có phần chặt chẽ hơn.Các môn học của song
bằng thường không mở lớp riêng mà gửi s/v vào học ở các
lớp chính khóa.Như vậy khoa quản một lúc bốn hệ đào
tạo,không những quản về chuyên môn mà quản cả tài
chính.Điều này có làm cho một số người băn khoăn,nghi
17


ngờ.May mà mọi việc làm và thu chi của khoa rất minh
bạch, công khai,đúng thủ tục pháp lý nên không có chuyện
gì rắc rối xẩy ra.
Cho đến nay (2008) việc đào tạo bằng hai và song bằng
đã diễn ra được 14 năm ,cũng mang lại lợi ích cho một số
người và cũng đang phát triển nhưng có lẽ ít ai biết
được,nhớ được những người đầu tiên đã vượt qua nhiều vất
vả để tạo lập ra nó.
14- TÌM CÁCH THÁO GỠ
Bạn đã bao giờ bị xử lý oan sai chưa.Nếu chưa bị thì
thật là may mắn.Hồi còn bé tôi đã từng bị một số lần,mỗi
lần như vậy đều để lại nỗi uất hận.Đến nay thì tôi đã quên

hết rồi chứ trước đây mỗi lần nhớ lại là một lần đau xót. Vì
thế khi đã là người lớn, tôi cố tránh không gây ra oan sai
cho người khác (đặc biệt là cho trẻ con và sinh viên) .
Vào khoảng đầu năm 1994 anh Nguyễn Tấn Quý cho
biết nhà trường nhận được công văn của UBND một huyện
yêu cầu trả s/v Võ về địa phương vì khai gian lý lịch ,gia
đình và bản thân có những hành động mờ ám.Võ là s/v lớp
KV7 do khoa Xây dựng đang quản lý.Có lẽ chỉ cần tôi
đồng ý thì nhà trường sẽ làm thủ tục trả sinh viên về địa
phương.Tôi bàn với anh Quý là hãy thong thả để tôi điều
tra xem sao,may ra có thể tránh được oan sai.Trước hết tôi

nghiên cứu hồ sơ,thấy tất cả đều rõ ràng và hợp lệ.Quyết
định cử đi học là của UBND tỉnh,hồ sơ đã qua các cấp xã
và huyện.Tôi gọi s/v Võ lên gặp,nói cho biết sự việc và yêu
cầu trình bày thật trung thực để tôi có thể tìm cách giúp đỡ
nếu được.Sau khi nghe Võ kể chuyện tôi phán đoán nguyên
nhân,có thể chỉ là do mâu thuẩn và thù ghét cá nhân mà
thôi, tôi bày cho Võ một vài mẹo để gỡ.Tôi bàn với anh
Quý làm công văn trả lời cho UBND huyện là nếu có đủ
chứng cứ s/v man khai lý lịch thì chúng tôi sẵn sàng, nhanh
chóng cho thôi học và trả về địa phương, nhưng vì s/v do
tỉnh cử đi nên bây giờ muốn chúng tôi trả về thì cũng cần
có yêu cầu chính thức của tỉnh,đề nghị huyện làm việc với
tỉnh trước.
Chúng tôi bàn với nhau nếu không có công văn của tỉnh
thì chứng tỏ sự phán đoán của tôi là đúng và ta cứ lờ đi là
xong.Nếu có công văn của tỉnh chúng ta sẽ tính sau.Kết quả
không có công văn nào của tỉnh,s/v Võ học hành khá,là một
cán bộ tốt của lớp và của phong trào sinh viên, hiện tại là

phó giám đốc một công ty xây dựng ở Quảng Nam,Đà
Nẵng.
15 – GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Dịp dân chủ bầu hiệu trưởng năm 1992 có một câu hỏi
cho các ứng cử viên như sau : nếu có sự mâu thuẩn và kiện

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

18


tụng giữa s/v và giáo viên thì hiệu trưởng sẽ bênh vực
ai?Câu trả lời được mọi người lựa chọn là không bênh vực
“ai” cả,mà tìm cách bảo vệ chân lý, giữ được công
bằng.Trong nhiệm kỳ chủ nhiệm khoa tôi đã gặp một số
trường hợp như vậy.
Sinh viên Tuân là cán bộ lớp.Một hôm cậu ta có việc gì
đó với giáo vụ nên tranh thủ giờ nghỉ giải lao xuống văn
phòng khoa.Không may khi vào lớp trể mất mấy phút.Mà
là giờ của thầy Nguyễn,một thầy giáo trong khoa, nổi tiếng
vì thỉnh thoảng có những việc khác người.Trước đấy có lần
thầy đã tuyên bố không chấp nhận s/v vào lớp chậm,thầy là
người vào lớp cuối cùng,thầy đã vào rồi thì s/v nào đến
chậm không được vào nữa.Thế mà hôm ấy không biết sao
Tuân lại vi phạm,cậu ta xin phép thầy để vào học.Thầy đã
không cho mà còn mắng . Tuân thanh minh là cậu ta được
giáo vụ khoa gọi lên giải quyết công việc của lớp chứ
không phải cố ý đến chậm.Thế là thầy nổi nóng quát
rằng:anh dám cãi à !anh định đem khoa ra để dọa tôi à! Thế
thì tôi sẽ không cho anh học tiếp môn này nữa,không cho

thi nữa.Sinh viên Tuân tái mặt,run sợ,chẳng biết nói sao
,vội lên gặp tôi : thầy ơi, xin thầy cứu em với.Sau khi nghe
trình bày sự việc tôi hỏi cậu ta định nhờ tôi cứu theo kiểu
nào. Tuân xin được học môn này với một lớp khác.Tôi
khuyên thử đến gặp riêng thầy,xin lỗi và xin thầy học tiếp
xem sao.Tuân cho biết: không được đâu thầy ơi, trong sinh
viên đồn đại là thầy Nguyễn này ghê lắm,đã nói gì là như

đinh đóng cột, không thay đổi.Tôi động viên để s/v an tâm
trở về học tiếp và nói rằng tôi sẽ cố gắng thuyết phục thầy
Nguyễn giúp.
Tôi nghĩ thầy Nguyễn dọa s/v như thế là quá đáng, nếu
chỉ vì muốn trình bày lý do (thầy cho là cãi lại) mà bị đình
chỉ học là không đúng quy chế,vi phạm quyền dân chủ.Tôi
rất muốn giúp thầy nhận ra thực chất sự việc và hòa giải.
Lần thứ nhất gặp thầy,tôi hỏi để nghe kể lại sự việc.Tôi
đồng ý với thầy cần giữ nghiêm túc kỷ cương nhưng góp ý
là không cho s/v học tiếp là hơi quá,thôi để tôi bảo s/v
gặp,xin lỗi thầy và thầy cho qua.Thế nhưng thầy không
chấp nhận.Tiễn thầy tôi xin thầy suy nghĩ thêm và hẹn hôm
sau trao đổi tiếp.Tôi biết thầy Nguyễn thực chất là tốt,rất
coi trọng nguyên tắc vì vậy phải kết hợp cả tình và lý mới
được .Hôm sau tôi đưa cho thầy xem quy chế về xử lý kỷ
luật sinh viên,nói rằng giữ kỷ cương là đúng nhưng kỷ luật
s/v phải theo quy chế,nếu làm sai,s/v không những có
quyền khiếu nại lên trường,lên bộ mà còn có thể đưa ra báo
chí,công luận.Tôi khuyên thầy bớt tự ái mà dẹp chuyện
này đi chứ để chuyện này to ra thì uy tín cả của thầy và của
khoa đều bị sứt mẻ.Các anh Thành, anh Viên trong BCN
khoa cũng khuyên can thêm. Thế là lần này nhân vật nổi

tiếng vui vẻ nghe theo lẽ phải.
CAN THIÊP VÀO CHUYỆN THI
19


Tôi rất quan tâm đến kỷ cương trong việc tổ chức thi
môn học, nghĩ rằng giữ nghiêm kỷ luật thi là một trong
những biện pháp có hiệu quả đảm bảo chất lượng.Mỗi kỳ
thi khoa đều lập bảng theo dõi các môn thi,phân công
người đi kiểm tra, giám sát, nếu có gì vướng mắc cần kịp
thời xử lý.Đã hai lần tôi phải can thiệp, xử lý.
Lấn thứ nhất là một bộ môn trong khoa.Khi tôi đến kiểm
tra thấy lớp có trên 50 s/v ngồi chen chúc trong một phòng
2 gian, ba người ngồi một bàn. Đây là một sự vi phạm nội
quy.Tôi hỏi các thầy coi thi tại sao lại như vậy. Các thầy
bảo nơi thi do phòng đào tạo sắp xếp,các thầy không có
quyền đổi.Tôi cho đó là sự chấp hành quá máy móc,tại sao
không xin đổi sang phòng khác trong lúc xung quanh còn
nhiều phòng trống.Trao đi đổi lại vài điều, các thầy không
chịu nhận khuyết điểm và không chịu khắc phục sai sót.Tôi
hơi bị tự ái và cũng muốn thực thi quyền lực nên đã lập
biên bản vi phạm kỷ luật thi và quyết định đình chỉ.Bộ môn
có trách nhiệm tổ chức thi lại vào lúc khác.Sinh viên bị giải
tán trong sự ngơ ngác.Việc này có nhiều cán bộ trong khoa
biết,một số anh lớn tuổi phê phán tôi là thiếu suy xét,quá
hung hăng.Ban đầu tôi cũng thấy mình làm thế là đúng để
giữ kỷ cương nhưng sau nghĩ lại cũng thấy hơi quá đáng,kể
ra nếu thật bình tĩnh sẽ tìm ra cách khác hay hơn. Sau này
khi đã về hưu tôi đã gặp các thầy coi thi hôm đó thành thật
xin lỗi .


Lần thứ hai là môn ngoài khoa.Giữa học kỳ tôi nhận
được đơn của tập thể lớp xin đổi giáo viên vì thầy giáo ấy
vừa thiếu trách nhiệm vừa dạy rất khó hiểu.Tôi đã trao đổi
với trưởng bộ môn xem có cách gì khắc phục không.Bộ
môn cho biết việc đổi thầy là quá khó khăn.Bộ môn sẽ khắc
phục bằng cách trước kỳ thi sẽ cử một thầy khác đến phụ
đạo vài buổi.Không hiểu sao vị thầy kia biết được chuyện
và dọa “sẽ cho biết tay”.Câu chuyện rồi cũng qua đi, cả
khoa và bộ môn đều quên mất chuyện thầy phụ đạo.
Hôm vừa thi xong môn học cán bộ lớp hớt hãi đến tìm tôi
và kêu than:Chết chúng em rồi thầy ơi,hôm nay thi môn
học,đề thi toàn đánh đố và nhiều chỗ không được học,các
bạn giỏi trong lớp cũng nói chưa chắc đạt được trung
bình,còn đa số thì đã cầm chắc là trượt, thầy xem có cách gì
cứu các em không.Sau khi hỏi han cặn kẽ, đặc biệt là hỏi
các sinh viên khá, giỏi, tôi viết văn bản cho bộ môn yêu cầu
niêm phong toàn bộ đề thi và bài làm,đề nghị kiểm tra,đánh
giá việc giảng dạy và ra đề thi.Nếu phát hiện thấy có
chuyện trù úm sinh viên thì hủy toàn bộ kết quả thi,bộ môn
tổ chức phụ đạo và thi lại.Bộ môn đã làm theo đề nghị của
khoa,kết quả là khá tốt.Đúng là chủ nhiệm khoa đã cứu một
bàn thua trông thấy cho một lớp sinh viên K38.

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

20


17 CHO SINH VIÊN BẢO VỆ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trong việc xét cho s/v bảo vệ đồ án tốt nghiệp có một
luật bất thành văn là hễ có một thầy hướng dẫn nào đó
không ký bản vẽ là s/v không được bảo vệ, nghĩa là bị đánh
trượt.Lúc chưa làm chủ nhiệm khoa tôi đã chứng kiến
nhiều trường hợp như vậy,trong đó không ít bị xử lý oan
sai.Tôi tự nhắc nhủ là không để xẩy ra oan sai vì vậy khi
gặp trường hợp như thế tôi đã hết sức thận trọng. Trước
hết tôi tìm đọc các quy chế,quy định của Bộ,của trường về
làm và chấm đồ án thấy rằng không có một điều nào như
thế cả.Các khoa và bộ môn chỉ làm theo thói quen do một
người có uy tín nào đó đã đề ra trước đây.Tôi suy nghĩ là
người đó có thể mới căn cứ vào một vài trường hợp cụ thể
mà chưa xét tới sự tổng quát.Tôi lại tìm được một quy định
trong quy chế là khi có tranh chấp giữa thầy và trò về
chuyên môn thì chủ nhiệm khoa có quyền phân xử.
Năm 1995 gặp trường hợp đầu tiên.Hai s/v không được
thầy hướng dẫn phụ ký.Sau khi tìm hiểu kỹ càng từ cả thầy
và trò, đặc biệt là trao đổi với thầy hướng dẫn chính, tôi
thấy lỗi của s/v có thể tha thứ được nên đã thuyết phục để
thầy ký.Tuy vậy chỉ có một thấy đồng ý ký,nói là nể lời chủ
nhiệm khoa, còn một thầy vẫn không ký,bảo là tùy khoa xử

lý.Tôi đã hội ý ban chủ nhiệm .Các anh Viên và Thành
cũng hơi do dự, không ủng hộ,cũng không phản đối, nói
rằng chủ nhiệm khoa thấy đúng thì tự quyết định và tự chịu
trách nhiệm.Thế là tôi đã cho sinh viên bảo vệ đồng thời
lưu ý hội đồng về tình huống thầy hướng dẫn phụ không ký
bản vẽ.
Sau việc này tôi nhận được hai luồng dư luận trái ngược
nhau.Một bên cho tôi làm thế là đúng, tránh oan sai cho

s/v.Một bên phản đối, cho là tôi lợi dụng chức quyền, coi
thường các thầy,bênh s/v một cách vô lối.
Năm 1996 gặp trường hợp gay cấn hơn là thầy hướng
dẫn chính không ký . Tôi xem thì thấy đồ án thiết kế
hăngga máy bay do thầy Phạm hướng dẫn.Đồ án được thể
hiện rất tốt cả phần thuyết minh và bản vẽ.Đặc biệt toàn bộ
bản vẽ đều được thể hiện bằng máy tính.Bây giờ vẽ máy là
chuyện thường nhưng năm 1996 s/v chưa mấy ai làm
được.Tôi gọi s/v hỏi lý do,cậu ta tường trình như sau : Thời
gian đầu em có gặp thầy một số lần xin hướng dẫn,thầy đưa
ra phương án bảo em thực hiện.Nhưng em tìm thấy phương
án khác mà em cho là hay hơn,em thích hơn.Em trình bày
với thầy và xin làm theo p/a mới nhưng thầy không đồng
ý.Thầy còn bảo nếu làm theo p/a cũ thì thầy hướng dẫn còn
muốn theo p/a mới thì kệ em,tự mà làm lấy.Em nghĩ tự
mình có thể độc lập làm được đồ án nên không đến gặp
thầy nũa.Đến khi nộp đồ án thầy không ký với lý do không
hướng dẫn nên không ký.
21


Tôi lại gặp thầy Phạm.Thầy cũng trình bày đúng như
thế.Tôi nghĩ thầm: ta đang gặp một s/v hoặc là giỏi,có bản
lĩnh,hoặc là có thủ đoạn gian dối. Tôi tìm hiểu qua các
nguồn thông tin từ cán bộ lớp ,đoàn thanh niên thì thấy
nghiêng nhiều về ý thứ nhất, trong lúc một vài thầy lại
nghiêng về ý thứ hai, đặc biệt nghi ngờ các bản vẽ,cho rằng
s/v thuê mượn chứ không tự vẽ.Tôi thấy việc kiểm tra này
quá dễ. Tôi bảo s/v chở máy từ nhà đến,đặt tại văn phòng
khoa,mời một số thầy thành thạo autocad đến kiểm tra thực

tế việc s/v thao tác trên máy.Kết quả kiểm tra rất tốt.Hỏi ra
mới biết s/v đã chủ yếu tự học được autocad ở nhà.Tự tôi
lại kiểm tra một số nội dung của đồ án,thấy s/v nắm khá
vững.Tôi nghĩ thật là tuyệt vời,nếu có nhiều s/v như
vậy,không cần thầy hướng dẫn vẫn làm được đồ án thì đỡ
cho thầy biết mấy.Tôi công nhận thầy Phạm không ký cũng
là đúng, nhưng bộ môn vẫn nên sơ khảo và khoa sẽ cho s/v
bảo vệ.Khi gỡ được các thủ tục này thì các hội đồng đã
làm việc xong và giải tán.Lại phải thành lập một hội đồng
đặc biệt,các ủy viên do bộ môn đề cử để chấm.Tôi nhờ anh
Viên theo dõi việc này.Bảo vệ xong anh Viên cho tôi biết
đúng là s/v giỏi thật.Trong lúc khoa đang giải quyết sự việc
thì phần lớn s/v khóa 36 hồi hộp theo dõi.Khi đã có kết quả
nhiều người reo mừng và cho là khoa đã làm được một việc
hiếm thấy.
Gần đây tôi gặp một s/v cũ tại văn phòng khoa,sau khi
chào , cậu ta hỏi : thầy có nhớ em không.Tôi trả lời theo

phép lịch sự là có nhớ qua loa,thực tình tôi chẳng nhớ tên
cậu ta,chỉ loáng thoáng nhớ mặt đã gặp đâu đó.Cậu ta nói:
chắc thầy quên em rồi,em là Trường,thằng Trường khóa 36
mà thầy đã đặc cách cho bảo vệ đồ án tốt nghiệp đề tài
hăngga.Đến lúc đó tôi mới thật nhớ ra.
Một trường hợp đặc biệt là s/v con em trong trường,làm
xong đồ án ,đã được các thầy ký rồi,chuẩn bị bảo vệ thì
phát bệnh tâm thần nên phải dừng lại.Đến khi bệnh thuyên
giảm gia đình xin khoa cho bảo vệ,may ra nhờ việc đó mà
chữa được lành bệnh.Tôi băn khoăn mãi.Cuối cùng tôi
đồng ý với điều kiện gia đình xin được giấy xác nhận của y
tế đã khỏi bệnh.Cũng may việc này được sự nhất trí của

ban chủ nhiệm.Thế là tôi lập hội đồng cho bảo vệ . Việc
này cũng gây ra hai luồng dư luận khác nhau.Một phía cho
sự giải quyết của khoa như vậy là có tình và không sai về
lý.Một vài người cho là khoa bất chấp cả lẽ phải, cho một
người bị tâm thần bảo vệ tốt nghiệp và cấp bằng là quá
đáng.
18 -

CÓ LẼ ĐANG BỊ THỬ THÁCH

Trong số sinh viên tôi có tín nhiệm và thân thiện với cậu
Vũ,là phó bí thư liên chi đoàn,vừa là chủ tịch Hội sinh
viên. Thầy trò thường tâm sự,bàn bạc với nhau nhiều
việc.Nhiều cán bộ trong khoa biết chuyện đó.Một hôm Vũ

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

22


gặp tôi trình bày việc như sau:Lớp thi một môn trong
khoa.Các thầy coi thi tuy có nhắc nhủ không được quay
cóp nhưng thực tế lại để cho s/v quay thoải mái,từ chỗ ban
đầu còn lén lút đến công khai,rõ ràng các thầy thấy cả mà
không làm gì.Khoảng giữa buổi em thấy có chỗ nhớ không
được chắc chắn nên giở vở ra xem,nghĩ rằng các thầy chỉ
nhắc cho có chuyện thế thôi.Không ngờ em vừa xem được
vài giòng thì bị bắt,bị lập biên bản,bị hủy bài thi.Thế là học
kỳ này….,thầy xem có cách gí giúp em gỡ chuyện này
không.

Tôi đoán ý đồ các thầy và nói cho Vũ biết: Có lẽ các
thầy không ghét gì cậu đâu mà đang muốn thử thách tớ đấy
thôi, qua một số việc làm của tớ một số thầy tưởng nhầm là
tớ thích bênh vực s/v, lại thấy tớ có quan hệ thân thiết với
cậu nên tạo ra tình huống để thử thách, xem trong trường
hợp này tớ sẽ can thiệp thế nào.
Thầy trò trao đổi và đoán có lẽ thế thật, nếu như vậy mà
tôi có ý kiến gì thì sẽ không hay.Thôi thì hãy xem đây là
một bài học cuộc sống, phải trả học phí, rút kinh nghiệm để
học khôn, lo mà học cho tử tế để thi lại.
Sau khi Vũ tốt nghiệp, trường muốn giữ lại nhưng phát
hiện thấy trong quá trình học có 1 lần vi phạm kỷ luật thi
nên thôi.Trong khi học đại học Vũ chưa biết tiếng Pháp,vừa
làm vừa học thêm và hiện đang làm luận văn tiến sĩ ở Pháp
.

19- SUÝT BỊ THANH TRA TÀI CHÍNH
Trên chuyến tàu Hải phòng người bán bánh giò bóc
bánh đưa cho tôi và nói rằng của bác ngồi ở kia mời.Theo
tay chỉ tôi nhận ra QH,thầy giáo trong khoa và là sinh viên
cũ của khoa.Trong thời gian QH làm ngiên cứu sinh ở
Đông Âu tôi có đến chơi,đó là dịp tôi đang làm chuyên gia
ở Angiêri,được nghỉ đông,đi lang thang một số nước.QH
đã đón tiếp nhiệt tình,chu đáo theo tình nghĩa thầy trò.
Ăn bánh xong tôi đến ngồi chuyện trò.QH tâm sự:hồi
mới ở nước ngoài về, thấy thầy làm chủ nhiệm khoa em có
ý lo,không biết hồi đón thầy ở Đông Âu có gì sơ suất
không, nếu thầy để ý và bây giờ có điều kiện để trách mắng
thì nguy.Tôi cười xòa mà nói rằng tớ đâu phải là loại người
như vậy.QH nói tiếp: càng tiếp xúc nhiều mới thấy rõ thầy

là người tử tế,thế mà có lúc em đã suýt xúc phạm.Ấy là
thời làm công đoàn,có vài người đã gặp em,tỏ ý nghi ngờ
chủ nhiệm khoa trong vấn đề tài chính,đề nghị công đoàn
phối hợp thanh tra nhân dân tiến hành kiểm tra.Chúng em
đã họp,trao đổi vài lần nhưng không thấy có biểu hiện gì rõ
ràng nên không dám phạm thượng.Tôi nói may quá.Nếu có
thanh tra thì chẳng tìm ra gì ngoài việc BCN khoa đã rất
minh bạch và chặt chẽ về tài chính.May cho cả tớ và các
cậu vì bị thanh tra thì trước hết tớ mang tiếng,đến khi thanh
23


tra không có gì thì các cậu mang tiếng.May mà tỉnh táo
tránh được một vài ý kiến có tính chất ly gián.Ly gián là
một mưu kế hiểm nhưng chỉ những cao thủ mới dùng được
thành công và cũng chỉ có một số ít đại nhân mới tránh
khỏi.
Có một lúc lóe lên ý nghĩ hỏi xem những người nào đã
có các ý trên nhưng lập tức xóa bỏ ngay vì thấy rằng hỏi
như thế sẽ mang lại cái hại nhiều hơn cái được .
Nhiều người thấy tôi thỉnh thoảng nói năng bổ bã và làm
những việc ít người dám làm cứ tưởng tôi thích làm việc
theo ý đồ cá nhân,độc đoán,vô nguyên tắc.Thật ra tôi tự
nhủ là với mọi việc công trước hết phải tuân thủ đúng các
luật lệ,các quy chế.Vì thế mà tôi đã nghiên cứu rất kỹ,thuộc
lòng các điều khoản có liên quan đến công việc.Tôi thường
nhắc nhỡ:Đã đưa đến trước cửa công,ngoài thì là lý song
song là tình.Làm việc công phải đưa lý lên trên hết.Riêng
chuyện tài chính tôi càng thận trọng.Quỹ của khoa chúng
tôi giao cô Khanh giữ,thu chi,chứng từ,sổ sách minh

bạch.Thu chi của bằng hai và song bằng giao đ/c Thành
quản lý,đ/c Viên kiểm tra.Thanh toán khoản 100 triệu đề tài
của Bộ cấp tôi và anh Súy phòng tài vụ đã rà soát tất cả
chứng từ, tất cả đều hợp lệ .
Dù sao tránh được việc bị thanh tra cũng là một điều
may mắn

20

ĐI HỌC ĐỂ VỀ DẠY LẠI CAO HỌC

Từ 1992 việc đào tạo cao học được mở rộng.Trong
chương trình phần cứng do Bộ quy định có môn “phương
pháp luận nghiên cứu khoa học” và môn “lý luận dạy đại
học”.Đây là những môn trường ta không có thầy,phải mời
ngoài.Tôi thấy đây là hai môn rất hay nên đã theo học một
số buổi,càng học tôi càng thích thú.Tôi cũng thấy việc mời
thầy ngoài làm cho trường bị động và hiệu quả không
cao.Tôi quyết tâm đi học,nắm vững hai môn này để có thể
dạy được,giúp trường giải quyết khó khăn,giúp học viên
học tập có hiệu quả hơn.Tôi đem ý đồ bàn với anh Lâm
Quang Cường,chủ nhiệm khoa sau đại học và hiệu trưởng
Nguyễn Văn Chọn.Được các anh tán thành và cổ vũ tôi lập
một dự án thực hiện trong hai năm.Trong lúc vẫn làm đầy
đủ mọi công việc bình thường,tôi tranh thủ đi khắp các
trường từ Bắc chí Nam có người dạy hai môn trên để học
hỏi ,trao đổi,thu thập chương trình,tài liệu. Tôi làm báo cáo
gửi lên Bộ và xin đăng ký dạy các môn này tại trường.Bộ
đã đồng ý và ra quyết định công nhận, kiểu như là cấp giấy
phép hành nghề .

Từ đó tôi dạy hai môn trên ở trường và dần dần các nơi
khác biết đến nên cũng mời dạy.Tôi đã dạy ở các trường
đại học Thủy lợi, Kiến trúc,Lâm nghiệp,Thương mại,Y

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

24


khoa Hà nội,cục Khí tượng thủy văn.Dạy ở đâu tôi đều bỏ
công tìm hiểu chuyên môn và khoa học của ngành đó để có
được những thí dụ và vận dụng thực tế,làm cho bài giảng
sinh động và người học thích thú.
Thực ra nhận dạy hai môn này tôi cũng có ý định kiếm
thêm cái cần câu cơm.Tôi chọn làm một việc nhu cầu đang
nhiều mà nguồn cung thì ít.Trong lúc các thầy khác kiếm
việc làm thêm bằng thiết kế hoặc thi công,tôi làm thêm
bằng dạy học.Càng dạy tôi càng thích thú ,càng say sưa vì
phát hiện ra nhiều điều bổ ích.Nhiều học viên nhận xét nội
dung và phương pháp dạy của tôi thật tuyệt vời, môn học
thật sự có giá trị.Thế nhưng tôi hành nghề có hiệu quả chỉ
trong vài năm, sau đó nhiều trường yêu cầu bỏ môn học
này vì họ không tìm được thầy dạy có chất lượng.Thế là Bộ
đồng ý cho các trường tùy ý sắp xếp.Từ chỗ hai môn có
thời lượng 2x45=90 tiết,trường ta giữ lại 25 tiết cho PP
luận NCKH đại cương và 20 tiết cho PPNCKH chuyên
ngành. Gần đây lại bỏ luôn phần đại cương và chỉ giữ lại
phần chuyên ngành.Thế là công lao kiếm được chiếc
cần,chỉ câu được vài vụ nay đành gác lại.Tuy vậy cứ theo
Bật Tử Tiện thì học và dạy hai môn này tôi đã không mất gì

mà được rất nhiều thứ.Cái được nhất là đã đem phương
pháp,đạo lý và nhiệt tình truyền cho hàng ngàn người,để lại
trong lòng họ những kỷ niệm tốt đẹp về một người thầy yêu
nghề và yêu người.

21

CÁC CUỘC KHẨU CHIẾN

Viết là “ khẩu chiến” cho có vẻ quan trọng, thực ra chỉ
là những trao đổi nhằm tự bảo vệ ý kiến hoặc việc làm khi
bị người khác hiểu nhầm .
Thứ nhất là với ban giám hiệu. Tôi đã nhiều lần dựa vào
quy chế và quyền hạn mà giải quyết cho s/v một số việc mà
không xin phép BGH, trong lúc các chủ nhiệm khác không
làm như vậy.Việc này làm cho có sự vênh ở các khoa, chủ
yếu là quyền lợi của s/v khi bị lưu ban.Cũng một quyền đó
mà ở khoa Xây dựng s/v được hưởng còn các khoa khác thì
không.Một vài phụ huynh s/v ở các khoa phản ảnh và khiếu
nại lên BGH. Ông hiệu phó phụ trách đào tạo cho là tôi làm
liều, làm sai nên mời lên hỏi cho ra nhẽ.Tôi trình bày chính
các khoa khác làm chưa đúng quy chế chứ không phải tôi
làm sai . Tôi làm như vậy là đã dựa vào những điều sau đây
của quy chế.Thế là tôi đọc vanh vách nội dung các điều
đó.Hơi bị đuối lý, hiệu phó nói : Vẫn biết quy chế là thế
nhưng khoa làm việc gì cũng nên báo cáo và xin ý kiến của
BGH để cho công việc được tiến hành tốt hơn.
Chẳng biết từ đâu, trong lúc chúng tôi đang trao đổi thấy
xuất hiện cả hiệu trưởng và bí thư đảng ủy,chắc các anh lo
chúng tôi có việc gì đó cãi nhau.

Tôi nói:tôi làm việc trước hết là theo đúng quy chế và
những quy định bằng văn bản của trường,nếu tôi làm sai
25


×