Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Gia tăng chi tiêu của du khách quốc tế đến khánh hòa pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

DƯƠNG THỊ THANH HUYỀN

GIA TĂNG CHI TIÊU CỦA DU KHÁCH QUỐC TẾ
ĐẾN KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

DƯƠNG THỊ THANH HUYỀN

GIA TĂNG CHI TIÊU CỦA DU KHÁCH QUỐC TẾ
ĐẾN KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành
Mã số
Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập hội đồng
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:

Quản trị kinh doanh
60340102


Số 1410 / QĐ-ĐHNT ngày 26/12/2014
1080/QĐ – ĐHNTN ngày 19/11/2015
Ngày10/12/2015

TS. ĐỖ THỊ THANH VINH
THS. NINH THỊ KIM ANH
Chủ tịch hội đồng:
TS. HỒ HUY TỰU
Khoa Sau đại học:

Khánh Hòa - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đề tài luận văn thạc sĩ: “Gia tăng chi tiêu của du khách quốc tế
đến Khánh Hòa” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc
nghiêm túc của tôi.
Các số liệu trong luận văn là trung thực, nội dung trích dẫn đều được chỉ rõ
nguồn gốc. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.

Khánh Hòa, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Dương Thị Thanh Huyền

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin kính gửi lời cám ơn chân thành tới Ban giám hiệu, quý Thầy Cô trường
Đại học Nha Trang đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ cho tôi trong
suốt thời gian theo học tại trường.
Xin trân trọng cám ơn Tiến sĩ Đỗ Thị Thanh Vinh, ThS. Ninh Thị Kim Anh là
các cán bộ hướng dẫn khoa học đã tận tình và chu đáo giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các quý lãnh đạo tại Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa
đã cung cấp những thông tin quý báu; bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã hỗ trợ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ về thời gian, vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn
thành luận văn này.
Chân thành cám ơn quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã góp ý những
thiếu sót không thể tránh khỏi trong luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Khánh Hòa, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Dương Thị Thanh Huyền

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN...........................................................................................x
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

CHƯƠNG 1...............................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH .....................................10
1.1. Một số khái niệm.............................................................................................10
1.1.1. Du lịch......................................................................................................10
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch, phân loại khách du lịch.................................11
1.1.3. Chi tiêu của khách hàng ............................................................................14
1.2. Chi tiêu khách du lịch......................................................................................15
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................15
1.2.2. Nội dung chi tiêu khách du lịch.................................................................15
1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chi tiêu của khách du lịch..........................16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của khách du lịch quốc tế ..........................17
1.3.1. Nhu cầu du lịch.........................................................................................20
1.3.2. Cung sản phẩm du lịch và tổ chức khai thác sản phẩm du lịch đặc thù ......21
1.3.3. Tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội................................................................22
1.3.3.1. Tâm lý cá nhân ...................................................................................22
1.3.3.2. Tâm lý xã hội .....................................................................................24
1.4. Kinh nghiệm trong nước, trên thế giới nhằm gia tăng chi tiêu của khách du lịch
quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Khánh Hòa.....................................................25
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực ............................................25
1.4.2. Kinh nghiệm của các địa phương khu vực Duyên hải Trung Bộ và Tây
Nguyên trong thực hiện các giải pháp “nâng cao tính liên kết trong phát triển, chất
lượng và sản phẩm du lịch’’................................................................................29
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Khánh Hòa........................................................30

iii


CHƯƠNG 2...............................................................................................................32
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN
KHÁNH HÒA ...........................................................................................................32

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa
...............................................................................................................................32
2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................32
2.1.2. Lợi thế so sánh trong khu vực và cả nước .................................................32
2.2. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2014 .......36
2.2.1. Những kết quả đạt được.............................................................................36
2.2.2. Tồn tại hạn chế .........................................................................................38
2.3. Thực trạng phát triển hoạt động du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2014 .....39
2.3.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh doanh du lịch ..............39
2.3.2. Thực trạng tổ chức không gian du lịch. .....................................................40
2.3.3. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch ..........................................................42
2.3.4. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch............................................................45
2.3.5. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch ......................................47
2.4. Thực trạng khai thác thị trường khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa giai đoạn
2011 – 2014 ...........................................................................................................48
2.4.1. Tình hình phát triển thị trường khách du lịch quốc tế ................................48
2.4.2. Tình hình phát triển loại hình du lịch phục vụ khách du lịch quốc tế .........49
2.4.3. Hiệu quả và mức độ đóng góp cho nền kinh tế từ khai thác hoạt động du
lịch quốc tế. ........................................................................................................51
2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa tác động đến mức
chi tiêu của khách du lịch quốc tế...........................................................................53
2.5.1. Kết quả đạt được.......................................................................................53
2.5.2. Những tồn tại, hạn chế tác động đến mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế
...........................................................................................................................53
CHƯƠNG 3...............................................................................................................55
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI
KHÁNH HÒA ...........................................................................................................55
3.1. Phương pháp điều tra chi tiêu khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa...............55
3.1.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................55


iv


3.1.2. Thiết kế bản câu hỏi..................................................................................55
3.1.3. Phương pháp chọn mẫu.............................................................................56
3.1.4. Tổ chức điều tra khảo sát ..........................................................................56
3.2 Kết quả nghiên cứu...........................................................................................56
3.2.1. Mô tả mẫu.................................................................................................56
3.2.2. Thống kê mô tả chi tiêu khách du lịch quốc tế...........................................59
3.2.3. Các nhân tố có tác động đến chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Khánh
Hòa.....................................................................................................................66
CHƯƠNG 4...............................................................................................................75
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG CHI TIÊU CỦA KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN
KHÁNH HÒA ...........................................................................................................75
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020 .............75
4.1.1. Chủ trương, định hướng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Khánh Hòa.....75
4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa và gia tăng chi tiêu khách
du lịch quốc tế trong thời gian đến năm 2020 .....................................................76
4.1.2.1. Mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 ...........................................76
4.1.2.2. Yêu cầu gia tăng chi tiêu và định hướng cơ cấu chi tiêu của khách du
lịch quốc tế vào năm 2020:..............................................................................77
4.2. Các giải pháp đề xuất ......................................................................................78
4.2.1. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến mới, góp
phần nâng cao sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững của du lịch Khánh Hòa 78
4.2.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ - du lịch.........80
4.2.3. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, tìm kiếm và mở rộng thị trường
khách du lịch có mức chi tiêu cao .......................................................................82
4.2.4. Mở rộng hợp tác liên kết vùng, tìm kiếm và mở rộng sản phẩm kích thích
nhu cầu chi tiêu của khách du lịch ......................................................................83
4.2.5. Phát triển hạ tầng dịch vụ - du lịch và cơ sở hạ tầng phụ trợ......................84

4.2.6. Đào tạo nhân lực chất lượng cao trong hoạt động du lịch ..........................87
4.2.7. Nâng cao ý thức cộng đồng tham gia phục vụ khách du lịch .....................88
4.3. Một số kiến nghị..............................................................................................88
4.3.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương .........................................88
4.3.2. Đối với Chính quyền địa phương ..............................................................89

v


4.3.3. Đối với Sở Văn hóa thể thao và du lịch Khánh Hòa ..................................89
4.3.4. Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch ........................................................90
4.4. Hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................................90
4.4.1. Hạn chế của đề tài.....................................................................................90
4.4.2. Đề xuất hướng nghiên cứu mới .................................................................91
KẾT LUẬN ...............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................94
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………..

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (The Japan International Cooperation
Agency)


SPSS

Phần mềm xử lý số liệu thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội
(Statistical Package for Social Sciences)
.

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh các chỉ tiêu kinh tế năm 2013 của Khánh Hòa với các thành phố
trực thuộc trung ương ................................................................................................35
Bảng 2.2. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế năm 2013 của Khánh Hòa với các tỉnh
Duyên hải Nam Trung bộ...........................................................................................35
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động du lịch Khánh Hòa giai đoạn năm 2011-2014 ...............40
Bảng 2.4. Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa phân theo hạng cơ sở ...............43
Bảng 2.5. Doanh thu du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2014.................................51
Bảng 2.6. Doanh thu du lịch chia theo các khoản thu .................................................51
Bảng 2.7. Tốc độ tăng, cơ cấu GDP Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2014.....................52
Bảng 3.1. Chi tiêu của khách du lịch quốc tế theo cách sắp xếp chuyến đi .................60
Bảng 3.2. Chi tiêu của khách du lịch quốc tế phân theo thị trường .............................61
Bảng 3.3. Chi tiêu khách du lịch theo mục đích chuyến đi .........................................63
Bảng 3.4. Chi tiêu khách du lịch quốc tế theo đặc điểm cá nhân ................................65
Bảng 3.5. Chi tiêu khách du lịch quốc tế theo loại hình cơ sở lưu trú .........................66
Bảng 4.1: Dự báo cơ cấu chi tiêu của 01 khách du lịch quốc tế ..................................77
đến Nha Trang - Khánh Hoà đến 2020.......................................................................77

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng.........18
Hình 2.1. Cơ cấu lao động trong một số nghề đặc thù của ngành Du lịch Khánh Hòa
(năm 2012) ................................................................................................................45
Hình 2.2. Cơ cấu khách quốc tế đến Khánh Hòa chia theo quốc tịch..........................48
Hình 3.1: Tỷ trọng khách du lịch quốc tế theo mục đích chuyến đi ............................56
Hình 3.2: Tỷ trọng khách du lịch Quốc tế theo nhóm tuổi ..........................................57
Hình 3.3 : Tỷ trọng khách du lịch quốc tế theo nghề nghiệp.......................................57
Hình 3.4: Cơ cấu khách du lịch quốc tế theo quốc tịch...............................................58
Hình 3.5 : Tần suất và tỷ trọng khách du lịch quốc tế theo hoại hình cơ sở lưu trú .....59
Hình 3.6: Chi tiêu trung bình 1 ngày khác và 1 lượt khách theo quốc tịch..................62
Hình 3.7. Đánh giá của du khách về giá cả các dịch vụ du lịch tại Khánh Hòa...........67
Hình 3.8: Nguồn tham khảo cho quyết định du lịch tại Khánh Hòa............................71
Hình 3.9: các tiêu chí lựa chọn đi du lịch tại Khánh Hòa............................................71

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Khánh Hòa - Nha Trang đã từ lâu được biết đến là một trong những trung tâm
du lịch biển của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được trong
những năm qua, hoạt động du lịch Khánh Hòa vẫn còn một số mặt tồn tại như hoạt
động xúc tiến, quảng bá chưa có tính chuyên nghiệp cao; công tác quản lý; môi trường
du lịch vẫn còn nhiều vấn đề bất cập; nguồn nhân lực du lịch còn thiếu; cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch vẫn chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng kinh tế;
thiếu các loại hình dịch vụ du lịch mới, thiếu các khu vui chơi giải trí, các trung tâm
mua sắm quy mô lớn, hiện đại… đã hạn chế đến mức chi tiêu bình quân của du khách,
cũng như việc kéo dài ngày nghỉ của du khách tại địa phương. Một nghiên cứu tìm ra

giải pháp nhằm kích thích hành vi tiêu dùng, gia tăng chi tiêu của khách du lịch, đặc
biệt là khách du lịch quốc tế sẽ góp phần tăng doanh thu du lịch, đóng góp vào việc
tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu chi tiêu của khách du lịch quốc tế
đến với Khánh Hòa và các nhân tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu này, tác giả đề xuất các
giải pháp nhằm từng bước thực hiện kế hoạch gia tăng chi tiêu của khách du lịch đến
năm 2020. Mục tiêu cụ thể: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của Khánh Hòa và
tình hình chi tiêu của khách du lịch quốc tế trong thời gian qua cũng như tác động từ
việc gia tăng mức chi tiêu của khách du lịch vào kết quả tăng trưởng hoạt động dịch vụ
- du lịch của tỉnh; khảo sát, điều tra nhu cầu và mức chi tiêu của khách quốc tế tại
Khánh Hòa; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu; đề xuất những giải pháp
chủ yếu gia tăng chi tiêu của du khách đến năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp định tính và
định lượng. Phương pháp định tính như thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh; tiếp
cận hệ thống; tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm làm rõ các đặc điểm chi tiêu của du
khách quốc tế, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu, những mối quan hệ
mang tính chất quyết định đến mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế, từ đó, đề xuất
các giải pháp. Phương pháp định lượng được sử dụng ở thu thập số liệu sơ cấp bằng
cách điều tra chọn mẫu thuận tiện theo bản câu hỏi từ dòng khách du lịch quốc tế đang
đi tham quan du lịch tại Khánh Hòa nhằm xác định mức chi tiêu bình quân hiện nay
của du khách, làm cơ sở dự đoán mức chi tiêu có thể đạt được đến năm 2020.
x


Kết quả nghiên cứu đạt được: (1) Nghiên cứu đã làm rõ bức tranh tổng hợp về
vấn đề chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Khánh Hòa. Dựa trên các nguồn thông tin
thứ cấp, tác giả đã phân tích những tiềm năng, thực trạng ngành du lịch Khánh Hòa
thời gian qua; (2) Nghiên cứu cũng đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu của
du khách quốc tế như nhu cầu du lịch; vấn đề cung sản phẩm du lịch và tổ chức khai
thác sản phẩm du lịch đặc thù; tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội. Đồng thời, nghiên cứu

cũng đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chi tiêu của du khách như doanh thu du
lịch; chi tiêu bình quân 1 lượt khách; chi tiêu bình quân 1 ngày khách; cơ cấu chi tiêu;
sự tăng giảm trong chi tiêu và trong cơ cấu chi tiêu; (3) nghiên cứu đưa ra mức chi tiêu
bình quân 1 lượt khách, bình quân 1 ngày khách theo một số tiêu chí phân loại khách
du lịch. Từ đó, phân tích, đánh giá đặc điểm chi tiêu và đưa ra các yếu tố hạn chế cũng
như kích thích chi tiêu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề xuất mức chi tiêu có thể đạt
được đến năm 2020; (4) Nghiên cứu đưa ra một số đề xuất với chính phủ, chính quyền
địa phương, Sở văn hóa, thể thao và du lịch Khánh Hòa và các cơ sở kinh doanh du
lịch nhằm kích thích chi tiêu của du khách. Đối với chính phủ, chính quyền địa
phương các giải pháp về chính sách được chú ý hơn cả. Đối với cơ sở kinh doanh du
lịch, các giải pháp đề xuất sẽ liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực, quảng bá và
phát triển sản phẩm du lịch.
Từ khóa: chi tiêu, du lịch, du khách, Khánh Hòa.

xi



MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Khánh Hòa - Nha Trang đã từ lâu được biết đến là một trong những trung tâm du
lịch biển của cả nước. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên cho phát triển du lịch, đặc biệt
là loại hình du lịch biển đảo, cùng với nỗ lực của chính quyền và doanh nghiệp, sự
hưởng ứng tích cực, sự thân thiện của người dân đã tạo cho Khánh Hòa sức hấp dẫn
mới lôi cuốn du khách trong và ngoài nước chủ động tìm đến tham quan, trải nghiệm
và vui chơi, nghỉ dưỡng, từng bước đưa ngành dịch vụ du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh. Phương hướng, mục tiêu xuyên suốt trong Chương trình Phát triển du
lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2015 định hướng đến năm 2020 đã xác định
“Phát triển ngành Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, qua đó sẽ đóng góp tích cực
vào sự phát triển bền vững về kinh tế của tỉnh; tăng cường đầu tư về chiều sâu, đa

dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch ngang tầm
quốc tế, thu hút nhiều lượng khách quốc tế có mức chi tiêu cao; tạo thêm nhiều công
ăn việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
bảo vệ cảnh quan môi trường, đảm bảo tốt giữa phát triển kinh tế và củng cố quốc
phòng, giữ gìn và bảo vệ an ninh quốc gia”. Theo số liệu thống kê về du lịch trong
những năm qua, ngành du lịch Khánh Hòa đã đạt được nhiều kết quả to lớn như: Các
chỉ tiêu về du lịch đều đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 16%; tính đến cuối
năm 2014, số lượt khách lưu trú đạt trên 3,6 triệu lượt người với trên 8,1 triệu ngày
khách, trong đó khách quốc tế trên 830 nghìn lượt người với 2,5 triệu ngày khách. Hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều đã có du khách đến với Nha Trang – Khánh Hòa, đặc
biệt là các nước như: Mỹ, Úc, Pháp, Anh, Đức, Nhật, Hàn Quốc và Nga là những thị
trường khách sang trọng, có khả năng chi tiêu cao.
Theo số liệu thống kê năm 2014, toàn tỉnh có 556 cơ sở lưu trú với hơn 14 nghìn
phòng, trong đó có 8 khách sạn 5 sao, 9 khách sạn 4 sao, 40 khách sạn 3 sao. Môi
trường hoạt động du lịch đã có nhiều tiến bộ, thu hút được nhiều dự án lớn phát triển
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của các nhà đầu tư trong và ngoài nước,
nhiều hoạt động sự kiện, lễ hội văn hóa du lịch ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế đã
được tổ chức tại Nha Trang, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh Nha Trang - Khánh
Hòa rộng rãi trong và ngoài nước.

1


Theo nghiên cứu đánh giá thị trường khách du lịch đến Khánh Hòa năm 2010 do
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa thực hiện vào tháng 12 năm 2010 cho
thấy mức chi tiêu bình quân một ngày của một khách quốc tế tại Khánh Hòa là khoảng
98,8 USD, trong đó: chi cho thuê phòng là 23,9 USD; chi ăn uống là 12,5USD; mua
quà lưu niệm 12,8USD; chi phí mua sắm 12,8 USD; chi phí đi lại 7,2USD; chi phí
tham quan 4,2USD; chi dịch vụ văn hóa, y tế 2,2 USD và chi khác 3,3 USD (nguồn:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa). Còn theo kết quả điều tra chi tiêu của

khách du lịch do Tổng cục Thống kê thực hiện vào các năm 2005, 2006, 2009, 2011 và
2013 thì mức chi tiêu bình quân một ngày của một khách quốc tế tại Khánh Hòa là xấp
xỉ 100 USD/người/ngày, thấp hơn mức chi tiêu bình quân của cả nước. Trong đó chủ
yếu là chi cho thuê phòng, chi ăn uống, chi đi lại; các khoản chi thăm quan, chi mua
hàng hóa, chi vui chơi giải trí, chi cho y tế vẫn còn thấp, chỉ chiếm dưới 10% cho mỗi
khoản chi. Cụ thể, kết quả điều tra chi tiêu năm 2013, chi tiêu của khách quốc tế tại
Khánh Hòa chỉ đạt 86,2 USD/người/ngày. So với các tỉnh, thành phố được chọn điều
tra thì mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế tại Khánh Hòa thấp hơn các địa
phương như Hà Nội (114,9 USD), Hải Phòng (111,9 USD), Quảng Ninh (160,1 USD),
Đà Nẵng (147,7 USD), thành phố Hồ Chí Minh (144,4 USD)… do đây là các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung Ương hoặc có các cửa khẩu nên mức chi tiêu cao, hàng
hóa đa dạng, phong phú; đối với các tỉnh lân cận thì khách quốc tế chi tiêu tại Khánh
Hòa thấp hơn Lâm Đồng (94,9 USD), Bình Thuận (126,1 USD)… do chi thuê phòng,
chi mua hàng hóa, chi vui chơi giải trí còn thấp.
Như vậy, bên cạnh những thành quả đã đạt được, hoạt động du lịch Khánh Hòa
hiện nay vẫn còn một số mặt tồn tại, yếu kém đã hạn chế đến mức chi tiêu bình quân
của du khách trong mua sắm sản phẩm hàng hoá, tiêu dùng dịch vụ, cũng như việc kéo
dài ngày nghỉ của du khách tại địa phương.
Nhận thấy sự cần thiết của việc kích thích hành vi tiêu dùng, gia tăng chi tiêu của
khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế sẽ góp phần tăng doanh thu du lịch,
đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu: “Gia tăng chi tiêu của du khách quốc tế đến Khánh Hòa” làm luận văn thạc sỹ
cho mình với mong muốn nghiên cứu sẽ phần nào đóng góp vào việc hoạch định chính
sách phát triển hoạt động du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung

Nghiên cứu chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến với Nha Trang – Khánh Hòa
và các nhân tố có ảnh hưởng đến mức chi tiêu này, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
từng bước thúc đẩy gia tăng chi tiêu của khách du lịch đến năm 2020.
 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của Khánh Hòa và tình hình thu hút
khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa trong thời gian qua.
- Nghiên cứu nhu cầu và mức chi tiêu của khách quốc tế tại Khánh Hòa.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến
Khánh Hòa.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm gia tăng chi tiêu của khách du lịch quốc
tế đến Khánh Hòa đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Khánh
Hòa cũng như các giải pháp gia tăng chi tiêu của khách.
 Phạm vi nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu là khách du lịch quốc tế đã và đang tham gia du lịch ở
Nha Trang - Khánh Hòa. Những du khách này đã sử dụng các dịch vụ du lịch ở Nha
Trang.
Các dữ liệu thống kê về thực trạng du lịch của Khánh Hòa và chi tiêu bình
quân của khách được thu thập cho giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014.
Việc điều tra khảo sát về chi tiêu của khách quốc tế được thực hiện trong
khoảng thời gian từ 01/7/2015 đến 15/8/2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
(1) Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh
Dựa trên các số liệu điều tra chi tiêu của khách du lịch được tiến hành theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ dòng khách du lịch quốc tế đang đi tham quan
du lịch tại Việt Nam và Khánh Hòa của Cục Thống kê Khánh Hòa trong khoảng thời
gian từ tháng 7 đến tháng 9 của các năm 2009, 2011 và 2013, tiến hành so sánh để

3


phân tích đánh giá làm rõ đặc điểm chi tiêu của khách du lịch đến Việt Nam và Khánh
Hòa; các khoản chi tiêu và các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu của khách du lịch
khi đến Việt Nam và Khánh Hòa.
(2)Phương pháp tiếp cận hệ thống
Việc phân tích đánh giá thực trạng được thực hiện thông qua tiếp cận hệ thống tổ
chức, quản lý du lịch; hệ thống kinh doanh du lịch; hệ thống giáo dục đào tạo du lịch.
(3)Phương pháp điều tra khảo sát
Điều tra khảo sát bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện theo bản câu hỏi từ
dòng khách du lịch quốc tế đang đi tham quan du lịch tại Khánh Hòa. Các bản câu hỏi
được dịch sang 2 thứ tiếng vốn được du khách sử dụng phổ biến tại Khánh Hòa là
tiếng Anh và tiếng Nga.
(4) Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, tư vấn
Trao đổi, tham khảo ý kiến chuyên gia là những nhà quản lý ở Sở VHTT&DL,
các ban ngành có liên quan, các doanh nghiệp du lịch để hiệu chỉnh bản câu hỏi điều
tra, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế, đề
xuất các giải pháp.
5. Tình hình nghiên cứu
5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
- Mok và Iverson (2009), “Expenditure-based segmentation and visitor profiling
at The Quays in Salford”, UK, đăng tại tạp chí Tourism Economics. Bài viết đã phân
tích các yếu tố về số tiền chi tiêu bị ảnh hưởng bởi các đặc tính của một chuyến đi và
tiện ích của nó. Mức chi tiêu của du lịch được giải thích bởi các yếu tố khách quan của
bất kỳ chuyến đi (tức là nơi xuất xứ hoặc nước cư trú, nhận thức của người tiêu dùng,
sự lựa chọn của các điểm đến, số lượng đồng hành trên chuyến đi, thời gian của
chuyến đi, chế độ du lịch, và loại hình nhà ở) cũng như do yếu tố chủ quan của chuyến
đi, chẳng hạn như động lực đi du lịch. Các tác giả Mok & Iverson đã nghiên cứu và
chia sẻ thông tin liên quan đến bao nhiêu và ở đâu du khách tiêu tiền của họ; sự khác

biệt trong chi tiêu du lịch bị ảnh hưởng bởi thời gian của một chuyến đi và số người
đồng hành. Ngoài ra, họ cũng đề xuất xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu và đặc điểm
chung của một chuyến đi (thời gian của chuyến đi, loại nhà ở,…) và các lý do cho việc
đi lại. Phát hiện của họ cho thấy rằng những người du khách có khác nhau mục đích
(như cho một hội nghị hoặc cho một kỳ nghỉ bãi biển) và các loại khác nhau của khách
4


hàng (bao gồm cả khách đi theo nhóm so với các tour du lịch cá nhân) có các mô hình
khác nhau của chi tiêu. Tuy nhiên, họ đã không chia chi tiêu vào các mục cụ thể (hoặc
mức độ), chẳng hạn như nhà ở, giao thông, thực phẩm và nước giải khát… mà họ đã
phân tích tổng chi tiêu liên quan đến đặc điểm của một chuyến đi, qua đó cho thấy có
sự khác biệt giữa chi tiêu tổng thể và loại chi phí cho khách du lịch.
Mok và Iverson phân loại chi tiêu của ba nhóm chi tiêu: mạnh (heavy), trung
bình (medium) và nhẹ (Light). Ba mức chi được cấu tạo như sau: "Chi phí trả trước"
như: vé máy bay, khách sạn, ăn uống, vận chuyển sân bay và giao thông vận tải; "Chi
cục bộ", bao gồm: các bữa ăn, các tour du lịch trong nước, mua sắm, giao thông vận
tải, và giải trí, mà không được trả trước; và "tổng chi phí trung bình."
- Đề án nghiên cứu của Bak, S. (2007) với chủ đề "Văn hóa nội địa và quốc tế
trong phát triển các di sản văn hóa: Những cơ hội và thách thức cho du lịch văn hóa
bền vững". Báo cáo nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị quốc tế UNESCOEIIHCAP từ ngày 11-13, tháng 12 năm 2007 tại Bangkok, Thailand. Trong nghiên
cứu của mình, tác giả đã nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến khía cạnh du lịch văn
hóa, đến vai trò của các nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các địa điểm du lịch
đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm phục vụ du khách (nội
địa và quốc tế). Đồng thời đóng góp vào sự phong phú của các sản phẩm và dịch vụ tại
một điểm đến nhất định. Bên cạnh đó, việc phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
truyền thống sẽ góp phần cũng cố và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống tại
điểm đến du lịch.
- Anastasia Soldatova (2010), “ Consumption expenditure of Russian tourists in
Imatra”. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu khách du lịch Nga chi tiêu như thế nào khi đến

Imatra. Nghiên cứu sẽ tạo ra các thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp tìm hiểu mô hình
tiêu thụ của khách Nga, loại hàng hóa nào được tiêu thụ, số tiền khách du lịch chi tiêu
và các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng chi tiêu. Nghiên cứu đã thực hiện điều tra
khảo sát 128 khách du lịch Nga tại Imatra vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng
11/2010. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết khách du lịch Nga ở Inmatra chi tiêu cho
thực phẩm và đồ uống; quán cà phê và nhà hàng; quần áo, giày dép và phụ kiện; và các
hoạt động. Số tiền chi tiêu phụ thuộc vào thu nhập, thời gian lưu trú, giới tính, giáo
dục, số lần đến Imatra, và mục đích của chuyến đi.

5


5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, vấn đề nghiên cứu về chi tiêu của khách du lịch quốc tế trên quy mô cả
nước, cũng như trên địa bàn một tỉnh chưa được đề cập nghiên cứu một cách đầy đủ và
chuyên sâu, mà chỉ được đề cập một phần trong những công trình nghiên cứu, các báo
cáo về quản lý hoạt động du lịch tiêu biểu như sau:
- Kết quả “Điều tra chi tiêu của khách du lịch” (2003, 2005, 2006, 2009, 2011,
2013) của Tổng cục Thống kê. Các cuộc điều tra chi tiêu của khách du lịch được tiến
hành theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ dòng khách du lịch quốc tế và trong
nước đang nghỉ tại các cơ sở lưu trú trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9
năm điều tra trên địa bàn 30 tỉnh/thành phố đối với khách trong nước và 14 tỉnh/thành
phố đối với khách quốc tế. Mục đích các cuộc điều tra chi tiêu của khách du lịch nhằm
thu thập thông tin về tổng mức chi tiêu và những khoản chi tiêu chủ yếu của khách du
lịch như: chi đi lại, chi ăn uống, chi lưu trú, chi tham quan, chi cho các dịch vụ văn
hoá, vui chơi giải trí, chi cho y tế bảo vệ sức khoẻ, chi mua hàng hoá, quà tặng, quà
lưu niệm... cùng một số nhận xét, đánh giá của khách du lịch quốc tế đối với cảnh
quan thiên nhiên, môi trường, điều kiện vật chất, dịch vụ và thái độ mến khách của
người Việt Nam.
- Đề án của JICA (2003) với chủ đề “Nghiên cứu tổng thể về phát triển du lịch

cho khu vực Miền Trung Việt Nam”. Trên cơ sở nghiên cứu khu vực các tỉnh ven biển
từ Huế đến Bình Thuận, JICA khuyến nghị cho Việt Nam một số vấn đề gồm: Không
gian phát triển hợp lý, đồng bộ trên cơ sở lấy du lịch nghỉ dưỡng biển làm trọng tâm
phát triển; Phát triển tiện nghi về: Giao thông, đặc biệt là nâng cấp đường hàng không;
vệ sinh ở các khu đô thị; các tiện nghi du lịch như: Trung tâm thông tin du lịch, tiện
nghi nghỉ ngơi, không gian cho khách, hệ thống điểm đến tham quan vui chơi… để hỗ
trợ phát triển du lịch; Những yếu tố chủ chốt để phát triển sản phẩm du lịch; khuyến
nghị phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch nông thôn và du lịch làng quê.
- Hội thảo của Ban Điều phối vùng Duyên hải Miền Trung tổ chức tại Khánh
Hòa (2013) với chủ đề “Phát triển sản phẩm Du lịch vùng duyên hải Miền Trung”.
Các chuyên gia trong nước và quốc tế đã thực hiện nghiên cứu, để xuất một số vấn đề
quan trọng về sản phẩm du lịch đặc thù vùng duyên hải miền Trung, quan điểm định
hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển đến năm 2020.

6


Đặc biệt, chuẩn bị cho kỳ hội thảo này, Ban Điều phối vùng Duyên hải Miền
Trung đã thực hiện khảo sát ngẫu nhiên 358 khách nội địa và 372 khách quốc tế đến
với các điểm du lịch trong vùng duyên hải Miền Trung, nghiên cứu nhằm nắm bắt đặc
điểm, hành vi và nhu cầu của du khách khi du lịch đến vùng duyên hải Miền Trung;
xác định các điểm đến mà du khách ưa thích, lựa chọn khi tham quan du lịch tại vùng
duyên hải Miền Trung để từ đó cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ du khách của
các điểm du lịch này.
- Báo cáo nghiên cứu khoa học (năm 2007) về “Xây dựng sản phẩm du lịch Việt
Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế”. Từ thông tin rà soát và đánh giá thực
trạng sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại theo hai tiêu chí là: Cấu thành sản phẩm
chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch, tác giả Đỗ Cẩm Thơ thuộc
Viện nghiên cứu và phát triển du lịch Việt Nam đã thực hiện phân tích và đánh giá hệ
thống sản phẩm du lịch của các nước cạnh tranh trong khu vực như: Thái Lan,

Malaysia, Singapo, Trung Quốc, Inđônexia; Nghiên cứu phân tích đặc thù và thế mạnh
cho sản phẩm du lịch Việt Nam với các nội dung: Đánh giá một cách có hệ thống các
sản phẩm du lịch Việt Nam, so sánh, xác định sản phẩm du lịch Việt Nam với các sản
phẩm cạnh tranh, tập trung 3 nhóm: Sản phẩm du lịch biển đảo; Sản phẩm du lịch văn
hoá; Sản phẩm du lịch sinh thái; Phân tích kết quả nghiên cứu cạnh tranh với các đối
thủ quốc tế; Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ phía cung - cầu của thị
trường du lịch Việt Nam; Tìm hiểu một số đặc điểm và nhu cầu thị trường khách quốc
tế đối với sản phẩm du lịch Việt Nam… Qua đó, đề xuất biện pháp chủ yếu góp phần
tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại, cũng như đề xuất
xây dựng sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho giai đoạn đến.
- Nghiên cứu khoa học của TS. Nguyễn Mạnh Ty và nhóm tác giả thuộc Trường
cao đẳng Du lịch Hà Nội (2007) về “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh loại hình du
lịch chữa bệnh tại Việt Nam”. Từ thông tin khảo sát, đánh giá thực trạng các loại hình
du lịch chữa bệnh tại Việt Nam và hiệu quả khai thác loại hình du lịch này. Qua đó,
nhóm tác giả nghiên cứu đề tài đã đưa ra hệ thống các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hơn nữa hiệu quả khai thác loại hình du lịch chữa bệnh, góp phần đẩy mạnh loại hình
này trong thời gian tới như: đầu tư thỏa đáng cho các cơ sở khám chữa bệnh, tạo cơ sở
vật chất đồng bộ đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách; hình thành các chương trình
du lịch chữa bệnh hợp tác tổ chức mô hình phát triển loại hình du lịch chữa bệnh hiệu
7


quả; lựa chọn tài nguyên có khả năng chữa bệnh phục vụ loại hình du lịch chữa bệnh;
mô hình hoàn chỉnh cơ sở nước khoáng phục vụ loại hình du lịch chữa bệnh.
- Đề tài khoa học của nhóm tác giả thuộc Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh
Hòa (2014) (chủ nhiệm đề tài bà Phan Thanh Trúc – Phó giám đốc Sở) với chủ đề
“Thực trạng phát triển các nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch trên địa
bàn tỉnh khánh hòa”. Trên cơ sở hệ thống các cơ sở lý luận liên quan đến phát triển
các nghề, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch. Đề tài thực hiện khảo sát
thực tế, đánh giá hiện trạng các nghề, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch

trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, qua đó nghiên cứu đề xuất mô hình điểm đến về sản xuất
thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch cho tỉnh Khánh Hòa và đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển các nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2012-2020.
Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu vấn đề gia tăng chi tiêu của khách du lịch trên
cơ sở tham khảo định hướng phát triển du lịch của Việt Nam “Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; của tỉnh Khánh Hòa “Quy
hoạch tổng thể phát triển Du lịch Khánh Hòa đến 2010, định hướng đến 2020”…
6. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa về khoa học
Từ góc độ quản lý nhà nước về hoạt động du lịch Khánh Hòa, có thể xem đây là
lần đầu tiên vấn đề chi tiêu của khách du lịch quốc tế được xem xét một cách chuyên
sâu và toàn diện. Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về chi tiêu của
khách du lịch.
Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau về gia tăng
chi tiêu của du khách quốc tế khi đi du lịch tại các vùng địa lý khác.
 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo tốt cho địa phương, các chủ thể tham gia
để đánh giá, dự báo khả năng nâng mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Khánh
Hòa giai đoạn từ đây đến năm 2020, tạo tiền đề phát triển bền vững du lịch ở Khánh
Hoà.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; kết cấu
của luận văn được chia thành 4 chương :
8


Chương 1: Cơ sở lý luận về chi tiêu của khách du lịch.
Nội dung của chương này đưa ra cơ sở lý thuyết về du lịch, khách du lịch, chi
tiêu khách du lịch, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chi tiêu khách du lịch, các yếu tố ảnh

hưởng đến chi tiêu của du khách quốc tế. Đồng thời, từ kinh nghiệm của các nước trên
thế giới, trong khu vực và các tỉnh, thành phố rút ra bài học kinh nghiệm cho Khánh
Hòa trong việc kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch và khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa.
Nội dung của chương nhằm phân tích điều kiện tự nhiên của Khánh Hòa cho phát
triển du lịch, các tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch, thực trạng khai thác tài
nguyên du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù của Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2014. Từ
đó rút ra những thành tựu cũng như những tồn tại và nguyên nhân hạn chế của du lịch
Khánh Hòa.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa.
Nội dung chính của chương là trình bày việc thu thập số liệu sơ cấp điều tra chi
tiêu đối với khách quốc tế đang du lịch tại Khánh Hòa; sử dụng chương trình SPSS 20
xử lý dữ liệu, thống kê mô tả, phân tích kết quả điều tra và đưa ra các yếu tố hạn chế
và kích thích chi tiêu của du khách.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm gia tăng chi tiêu của khách quốc tế đến Khánh Hòa
giai đoạn từ đây đến năm 2020.
Dựa trên thực trạng du lịch tại chương 2 và kết quả nghiên cứu chi tiêu của khách
quốc tế ở chương 3, chương cuối này sẽ đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp
phần gia tăng chi tiêu của du khách quốc tế tại Khánh Hòa. Đồng thời, những hạn chế
cũng như hướng phát triển của đề tài cũng được đề cập.

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ
ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy

nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống
nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có
một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du
lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa. Tuy nhiên, nhìn chung có một số cách tiếp cận về du
lịch phổ biến như sau:
Thứ nhất, theo cách tiếp cận xem du lịch là một hiện tượng xã hội.
Theo Glusman (1930) thì “du lịch là sự khắc phục về mặt không gian văn hóa
của con người hướng tới một điểm nhất định nhưng không phải là nơi ở thường xuyên
của họ”.
Dưới con mắt của Guer Freuler (1941) thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ
này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi
phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát
triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Thứ hai, coi du lịch là quá trình hoạt động của con người trong xã hội.
Theo Hienziker và Kraff (1942) “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện
tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những
nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”.
Theo Phó tiến sĩ Trần Nhạn trong cuốn Du lịch và kinh doanh du lịch, xuất bản
năm 1996: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một
nơi khác với mục đích là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc,
độc đáo, khác lạ với quê hương không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng
tiền”.
Thứ ba, coi du lịch là một ngành kinh tế thì theo các nhà kinh tế, du lịch
không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động
kinh tế.

10


Năm 1963, Hội nghị Liên hợp quốc cho rằng: “Du lịch là tổng hợp các mối quan

hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của các
cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục
đích hòa bình”.
Luật du lịch (2005) đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định”.
Dưới góc độ nghiên cứu Thống kê, du lịch cần được hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất
nhằm phục vụ cho quá trình Thống kê du lịch. Vì vậy, Hội nghị quốc tế về Thống kê
du lịch ở Ottawa – Cananda ngày 24-28/6/1991 đã thống nhất khái niệm về du lịch
như sau: “Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một môi trường ngoài môi
trường thường xuyên trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các
tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các
hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
Qua khái niệm trên có thể thấy hoạt động du lịch bao gồm ba nội dung sau:
Về mặt không gian: du lịch bao gồm các chuyến đi của con người ra khỏi môi
trường thường xuyên của mình. Môi trường thường xuyên được hiểu là phạm vi không
gian của nơi cư trú hoặc những chuyến đi có tính chất thường xuyên như đi làm việc ở
cơ quan, đi chợ hàng ngày…
Về mặt thời gian: được tính vào hoạt động du lịch khi về mặt thời gian không quá
dài vượt ra phạm vi được qui định. Thời gian này ít nhất là một ngày đêm, nhiều nhất
không quá 6 tháng nếu đi du lịch trong nước và không quá một năm nếu đi du lịch
nước ngoài. Tuy nhiên, việc quy định thời gian là khó khăn, mỗi nước có một cách quy
định khác nhau.
Về mục đích chuyến đi: đi du lịch không nhằm mục đích kiếm tiền tại địa phương
đến thăm, có nghĩa tại đó họ tiêu dùng sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu ngắm
cảnh, nghỉ ngơi, giải trí… thì được coi là khách du lịch. Những trường hợp di cư để
làm việc tạm thời tại địa phương đến sẽ không được coi là đi du lịch và khi đó, mục
đích của họ là để kiếm tiền.
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch, phân loại khách du lịch

 Khách du lịch
11


×