SỞ CÔNG THƯƠNG THANH HÓA
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THƯƠNG MẠI DU LỊCH
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
NGHIỆP VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ
HÓA LỎNG (LPG)
Thanh Hóa, năm 2016
CHUYÊN ĐỀ 1: Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh LPG
đến môi trường, sức khỏe con người và biện pháp quản lý
1. Khái niệm, đặc tính kỹ thuật, tính chất vật lý của khí dầu mỏ hóa lỏng
1.1. Khái niệm chung về khí dầu mỏ hoá lỏng
Khí dầu mỏ hoá lỏng hay Khí hoá lỏng (tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas; viết
tắt là LPG) được chế biến từ dầu mỏ, khí đồng hành hoặc khí tự nhiên là khí hoặc hỗn
hợp khí có thành phần chủ yếu là hyđrôcacbon no dạng prafin, công thức tổng quát:
CnH2n+2 như: Propane (C3H8), Butane (C4H10)... có thể tồn tại vết Ethane (C2H6),
Pentane (C5H12), Ethylene (C2H4), Butadiene 1,3 (C4H6).
LGP thương mại là propane (C3) hoặc butane (C4) hoặc hỗn hợp Propane và
Butane (tỷ lệ thường là 30:70, 40:60 hoặc 50:50 thể tích tùy theo mục đích sử
dụng), trong đó chỉ có hỗn hợp Propane và Butane là thích hợp cho việc chế biến
thành sản phẩm khí đốt gia dụng vì chúng có áp suất hơi bão hoà và nhiệt độ bay
hơi thích hợp trong điều kiện cụ thể.
Propane (R290) và Butane (R600) là những môi chất lạnh tự nhiên, không phá
hủy tầng ôzôn và cũng không gây hiệu ứng nhà kính. Về mặt sinh thái học, chúng
không gây ô nhiễm môi trường, nhưng có nhược điểm là nguy cơ cháy nổ cao, khi
đó hậu quả của cháy nổ lại gây ô nhiễm môi trường. Hỗn hợp R600a/R290 được
coi là môi chất lạnh tương lai.
Khí hoá lỏng gồm 3 loại tùy thuộc vào công dụng của nó: Khí hoá lỏng dân
dụng, khí hoá lỏng được nén ở áp suất cao (200kg/cm2) dùng trong giao thông vận
tải, khí nhiên liệu hyđrôcacbon.
1.2. Một số đặc tính kỹ thuật và tính chất vật lý của LPG thương mại
* Trạng thái tồn tại: Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường, LPG tồn tại ở
trạng thái hơi. LPG có tỷ số giãn nở lớn, 1 đơn vị thể tích khí gas lỏng tạo 250 đơn
vị thể tích hơi, vì vậy để thuận tiện và kinh tế trong tồn chứa, vận chuyển, LPG
được lỏng bằng cách nén vào các bình chứa chịu áp lực ở nhiệt độ thường hoặc
lạnh hoá lỏng để tồn chứa ở áp suất thấp. Đặc trưng lớn nhất của LPG là chúng
được tồn chứa ở trạng thái bão hoà, tồn tại cả dạng lỏng và dạng hơi.
Khi chuyển từ pha lỏng sang pha hơi, LPG sẽ thu nhiệt. Năng lượng cần thiết
này lấy từ bản thân LPG và môi trường xung quanh, vì vậy nhiệt độ LPG trong
bình chứa giảm xuống. Đặc biệt khi quá trình hoá hơi xảy ra, do giảm áp đến áp
suất khí quyển, LPG làm lạnh không khí, bình chứa nên hiện tượng tạo sương xảy
ra khi nhiệt độ đạt đến nhiệt độ điểm sương. Ngược lại, khi hơi LPG ngưng tụ
chuyển sang pha lỏng, LPG tỏa nhiệt làm tăng nhiệt độ LPG và thiết bị công nghệ
tồn chứa dẫn tới tăng áp suất LPG.
* Tính cháy, nổ: Đặc trưng nguy hiểm cháy, nổ là nhiệt độ tự bốc cháy và
khoảng cháy, nổ. Giới hạn và thông số cháy, nổ của LPG trong không khí:
- Giới hạn cháy nổ: Giới hạn cháy nổ của hơi gas trong hỗn hợp không khí –
gas hay trong hỗn hợp oxygen – gas là phần trăm về thể tích gas tự bắt cháy, nổ.
3
Giới hạn cháy nổ của hỗn hợp gas trong không khí là khoảng 1,8 + 10%, là một
khoảng khá hẹp so với nhiều khí nguy hại khác.
- Nhiệt trị: LPG có nhiệt cháy cao, trong khoảng 11.300 – 12.000 Kcal/kg,
tương đương nhiệt trị của 1,5 – 2 kg than củi, 1,3 lít dầu hỏa hoặc 1,5 lít xăng.
- Nhiệt độ tự bắt cháy: LPG là loại nhiên liệu dễ cháy khi kết hợp với không khí
tạo thành hỗn hợp cháy nổ. Nhiệt độ cháy của LPG rất cao, từ 1900oC - 1950oC,
có khả năng đốt cháy và nung nóng chảy hầu hết các chất cháy dẫn đến làm phá
hủy thiết bị, cơ sở vật chất.
- Vận tốc bay hơi, vận tốc ngọn lửa: Vận tốc bay hơi của ngọn lửa hỗn hợp
LPG - không khí ở áp suất khí quyển trong ống dẫn đường kính 30,4 cm đạt vận
tốc 216 cm/s nên khi xảy ra cháy, ngọn lửa sẽ lan nhanh, rộng và mãnh liệt, gây
khó khăn cho chữa cháy và gây thiệt hại lớn.
* Tính giãn nở: LPG có hệ số giãn nở thể tích rất lớn, ở nhiệt độ lớn hơn 0oC
trong môi trường không khí bình thường với áp suất bằng áp suất khí quyển, LPG
bị biến đổi từ thể lỏng thành thể hơi theo tỉ lệ thể tích 1 lít LPG thể lỏng hoá thành
khoảng 250 lít ở thể hơi do vậy trong các bồn chứa LPG không bao giờ được nạp
đầy mà chỉ được phép từ 80 – 85% dung tích toàn bình để có không gian cho LPG
lỏng giãn nở khi nhiệt độ tăng.
* Độ nhớt: Ở 200C độ nhớt của LPG là 0,3 cSt. Do có độ nhớt rất thấp nên
LPG có tính linh động cao, rất dễ rò rỉ.
* Đặc tính ăn mòn: LPG tinh khiết không ăn mòn kim loại.
* Nhiệt độ sôi: Ở áp suất khí quyển, Propane sôi ở nhiệt độ ts=-42oC, Butan sôi
ở nhiệt độ ts=-0,5oC. Vì vậy, tại nhiệt độ và áp suất thường LPG hoá hơi rất mạnh,
rất dễ thoát ra ngoài môi trường khi thiết bị chứa không kín hoặc bị rò rỉ.
* Tỷ trọng:
- Tỷ trọng của LPG thể lỏng: Ở điều kiện nhiệt độ 15oC và áp suất 760 mmHg,
tỷ trọng của Butane bằng 0,575 và của Propane bằng 0,51. Như vậy, ở thể lỏng tỷ
trọng LPG xấp xỉ bằng một nửa tỷ trọng của nước.
- Tỷ trọng của LPG thể hơi: Ở điều kiện nhiệt độ 15oC và áp suất 760 mmHg,
tỷ trọng của Butane bằng 2,01 và của Propane bằng 1,52. Như vậy tỷ trọng của
LPG gấp 2 lần không khí. Do đó, nếu thoát ra ngoài hơi của LPG sẽ lan truyền
dưới mặt đất ở nơi trũng, rãnh nước, hố gas. Tuy nhiên, hơi của LPG phân tán
ngay khi có gió.
* Áp suất hơi bão hoà: Áp suất hơi bão hoà của Propane và Butane phụ thuộc
vào nhiệt độ bão hoà của nó. Do vậy, áp suất hơi bão hoà của LPG phụ thuộc vào
nhiệt độ bên ngoài của thiết bị và tỷ lệ thành phần Butane: Propane. Ở cùng điều
kiện nhiệt độ, khi thay đổi thành phần hỗn hợp, áp suất hơi bão hoà cũng thay đổi.
Ở 15oC, áp suất hơi của Propane là 6.5 bar, của Butane là 0.8 bar.
4
* Màu sắc, mùi vị: LPG ở trạng thái nguyên chất không có màu, không có mùi,
nên thường được pha thêm chất tạo mùi mercaptan để tạo mùi đặc trưng dễ phát
hiện được hơi LPG khi có rò rỉ.
* Độc tính: LPG không phải là chất có độc tính cao đối với con người và môi
trường. Tuy nhiên, do hơi LPG nặng hơn không khí, nếu rò rỉ trong không gian
kín, LPG sẽ chiếm chỗ của không khí, gây ngạt cho người và sinh vật. LPG có thể
bị rò rỉ từ đường ống, van, chỗ nối hoặc do nổ, vỡ thiết bị, đường ống. Do nhiệt độ
bay hơi ở áp suất khí quyển khá thấp, nên nếu bị rò rỉ ra môi trường, LPG sẽ nhanh
chóng hoá hơi, gây bỏng lạnh, đồng thời tạo hỗn hợp nổ với không khí.
Trường hợp đặc biệt nguy hiểm là hiện tượng nổ hơi do chất lỏng giãn nở sôi
(BLEVE). Do LPG trong thiết bị ở dạng lỏng, nếu bị gia nhiệt từ bên ngoài (ánh
nắng mặt trời, ngọn lửa, các nguồn nhiệt khác…), nhiệt độ LPG trong bình tăng tới
nhiệt độ sôi, LPG sẽ bay hơi, làm tăng áp suất, dẫn tới sự cố nổ thiết bị nếu không
có các thiết bị bảo vệ. Khi nổ thiết bị chứa LPG, có thể gây hiệu ứng “Domino”, nổ
thiết bị chứa LPG, phá hủy máy móc, thiết bị, nhà cửa, công trình xung quanh.
2. Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tới môi
trường (không khí, nước, đất...)
LPG là một chất nguy hiểm, rất dễ bắt lửa gây cháy, nổ trong quá trình bảo
quản, vận chuyển và tồn chứa. Do LPG nặng hơn không khí và nhẹ hơn nước nên
tuy không gây độc nhưng khi bị rò rỉ ra ngoài môi trường dễ tích tụ lại ở những
chỗ thấp, nếu để lâu trong phòng kín nó có thể choán hết thể tích không khí và gây
ngạt thở, nếu có nguồn lửa, nó sẽ gây cháy nổ. Sự thận trọng nghiêm chỉnh thực
hiện các quy trình quy phạm trong vận chuyển và bảo quản là một yêu cầu cần
thiết để tránh những rò rỉ thất thoát LPG ra môi trường. Thiết bị dùng trong kho dự
trữ và quá trình sản xuất LPG cần được thiết lập theo quy trình thích hợp như chất
liệu, tường chắn, có thiết bị đo nồng độ LPG, van an toàn, van giảm áp, hệ thống
thoát nước, hệ thống ngắt van khẩn cấp, hệ thống báo cháy. Nguồn lửa phải được
kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt, v.v...
2.1. Những tác động tới môi trường do sự cố rò rỉ
Thông thường trong các trường hợp xảy ra rò rỉ LPG nhỏ và lượng khí thoát ra
ngoài ít thì quá trình phát tán sẽ làm giảm nhanh chóng nồng độ của đám mây khí
xuống dưới hạn cháy trước khi gặp nguồn cháy hoặc xảy ra rò rỉ nhưng không có
tác nhân gây cháy nổ thì sẽ không dẫn tới sự cố cháy nổ. Khi đó, lượng khí rò rỉ ra
ngoài sẽ chỉ ảnh hưởng tới môi trường và con người xung quanh.
Thành phần chủ yếu của LPG là hyđrôcacbon, đây chính là những chất gây ô
nhiễm không khí. Các hyđrôcacbon ở nồng độ cao sẽ làm giảm khả năng hấp thu
ôxy của thực vật và tạo phản ứng quang hoá làm mất đi nguyên tắc cơ bản về loài,
sự tàn phá môi trường tự nhiên rộng. Khi LPG có mặt với nồng độ cao trong không
khí sẽ làm giảm nồng độ ôxy trong không khí xuống dưới ngưỡng có thể hô hấp,
gây tử vong cho người và động vật. Khí hyđrôcacbon thoát ra ngoài có thể do các
nguyên nhân như xả khí trong trường hợp giảm áp sự cố, rò rỉ khí đường ống, van và
các chỗ nối hoặc do vỡ đường ống.
5
* Đối với rò rỉ đường ống dưới nước:
Khí hyđrôcacbon rò rỉ từ đường ống dẫn khí dưới nước sẽ làm xáo trộn trầm
tích đáy, gây đục nước, làm tăng hàm lượng hyđrô trong nước, cản trở sự hô hấp
và phát triển của các loài sinh vật sống dưới nước do sự tạo váng trên bề mặt,
nhưng chủ yếu gây ảnh hưởng cục bộ trong một thời gian ngắn đối với sinh vật đáy
và sinh vật nổi do khí thoát ra sẽ nhanh chóng bay hơi và phát tán.
2.2. Tác động tới môi trường do cháy, nổ
- Sự cố nổ thiết bị chứa LPG gây tác động cơ học, tác động do quá áp, bức xạ
nhiệt đối với thiết bị, công trình, tạo khói gây ô nhiễm môi trường.
- Hậu quả của sự cố cháy nổ là để lại một lượng lớn các chất ô nhiễm không khí
như NOx, COx, SOx, peroxit hữu cơ, gốc tự do hữu cơ, bụi cácbon… trong môi
trường khu vực xảy ra đám cháy. Sự cố cháy cũng sẽ tạo ra bức xạ nhiệt quá giới
hạn chịu đựng của con người và sinh vật xung quanh, nếu không được cứu chữa kịp
thời có thể phát triển lan rộng.
- Trong trường hợp vỡ đường ống đi qua khu rừng ngập mặn, rừng tràm vào
mùa khô… đám cháy có thể lan vào những khu vực này gây ra những vụ cháy
rừng ảnh hưởng trực tiếp đến cây rừng và các loài sinh vật dẫn đến sự di cư của
các loài sinh vật sống trong rừng làm mất cân bằng sinh thái.
- Trong trường hợp vỡ đường ống khí dưới nước, khí thoát ra vào môi trường
nước sẽ gây các tác động như:
+ Làm tăng hàm lượng mêtan trong nước từ 10 – 100 lần so với ban đầu.
+ Thay đổi đặc tính hoá học của nước như làm giảm hàm lượng ôxy hoà tan…
+ Gây xáo trộn trầm tích, có thể gây chết các động vật đáy, động vật nổi, cá và
các loài sinh vật nước khác…
3. Một số biện pháp giảm thiểu, phòng chống ô nhiễm môi trường phát
sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
3.1. Kiểm soát khí thải
3.1.1. Giảm thiểu tác động của khí giao thông
Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào sân đỗ... sẽ phát sinh nhiều
loại khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí và có thể ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe con người. Do đó, đơn vị kinh doanh cần có những biện pháp nhằm đảm bảo
môi trường không khí khu vực xung quanh thấp hơn QCVN 05:2009/BTNMT:
- Khu vực sân đỗ xe được thiết kế thông thoáng
- Xây dựng nội quy bãi đỗ, quản lý chặt các phương tiện giao thông ra vào bãi
đỗ để giảm thiểu thời gian nổ máy xe trong sân đỗ.
3.1.2. Giảm thiểu tác động của bụi trong quá trình vận chuyển hàng ra vào
xưởng
- Thường xuyên vệ sinh xưởng bằng máy hút bụi.
6
- Bố trí các quạt để thông thoáng nhà xưởng
3.1.3. Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn và độ rung
- Hạn chế lượng xe ra vào trong ngày.
- Các xe ra vào lưu nhập xưởng theo đúng thời điểm, không hoạt động vào ban
đêm, đảm bảo độ ồn đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5949-1998 (Âm học - Tiếng
ồn khu công cộng và dân cư).
3.2. Kiểm soát ô nhiễm nước
3.2.1. Kiểm soát ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Nguyên tắc kiểm soát nước thải sinh hoạt: Vấn đề kiểm soát ô nhiễm nước thải
bao gồm việc kiểm soát và xử lý nước thải sinh hoạt. Đơn vị cần áp dụng các biện
pháp khống chế chủ yếu như sau:
- Mạng lưới thoát nước mưa được thiết kế với các hố ga nhằm loại bỏ các cặn
bẩn trước khi dẫn vào hệ thống thoát nước mưa của khu vực.
- Nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ được dẫn ra hệ thống thoát
nước thải của khu vực.
- Tất cả nước thải sinh hoạt phát sinh đều được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn
QCVN 14:2008 (loại B) trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
- Vị trí lắp đặt lắp đặt thuận tiện nhất, tránh gây mất vẻ mỹ quan đô thị.
- Vị trí cửa xả nước thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố được đặt
ở vị trí thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát theo Điều 82 Luật Bảo vệ môi
trường 2005.
- Tiết kiệm tối đa diện tích và chi phí xây dựng cũng như chi phí vận hành.
Đối với nước thải sinh hoạt, quá trình xử lý thường chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I:
Làm sạch cơ học, loại bỏ cặn lắng, làm trong nước thải.
- Giai đoạn II: Loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh.
- Giai đoạn III: Loại bỏ các chất dinh dưỡng gồm nitơ và phốt pho.
Thực tế cho thấy, đối với các công trình làm sạch nước thải quy mô nhỏ giai
đoạn II thường kết hợp chung với giai đoạn I. Để làm sạch nước thải sinh hoạt có
thể dùng bể tự hoại hoặc bể phân hủy 3 ngăn với tác dụng lắng, phân hủy và lên
men cặn lắng, loại bỏ các vi sinh gây bệnh. Ưu điểm chủ yếu của bể tự hoại hoặc
bể phân hủy 3 ngăn là cấu tạo khá đơn giản, quản lý dễ dàng, thuận tiện và hiệu
suất lắng tương đối cao.
3.2.2. Kiểm soát nước mưa chảy tràn
- Thường xuyên thu dọn các chất rơi vãi trong khi hoạt động, các chất này có
khả năng bị cuốn theo nước mưa làm ô nhiễm nguồn nước.
- Xây dựng hệ thống cống rãnh và các hố gas nhằm thu gom và xử lý sơ bộ
nguồn nước mưa chảy tràn.
7
3.3. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải
3.3.1. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt
- Khi dự án đi vào hoạt động, lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được thu gom
và chứa trong các thùng chứa có nắp đậy kín, tập trung về một nơi quy định.
- Bố trí thùng rác ở những nơi hợp lý đảm bảo tính đẹp mắt và dễ tìm, tiện tay…
Các thùng rác được đặt ở khu vực tập trung, dọc theo các lối đi… trong nhà ăn.
- Vị trí trung chuyển biệt lập có tường bao, mái che để đảm bảo điều kiện vệ
sinh và nước mưa không chảy tràn qua.
- Chất thải sinh hoạt sẽ được định kỳ thu gom, lưu giữ và hợp đồng với Công ty
dịch vụ môi trường đô thị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Đặt các bẫy rác trong hố thu nước rửa chén đĩa từ nhà ăn, vì sẽ có một lượng
chất thải rắn là thực phẩm và thức ăn thừa bị rửa trôi trong quá trình làm sạch thực
phẩm.
- Rác thải sinh hoạt nhà xưởng sẽ được thu gom và tập kết về đúng nơi quy định.
- Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và vận chuyển theo lịch trình 01
lần/ngày, tránh tình trạng ứ đọng làm thoát mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường.
3.3.2. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn từ hoạt động sản xuất
Chất thải rắn của đơn vị kinh doanh chủ yếu là các bình lưu thải bỏ do không
đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật an toàn sau một thời gian sử dụng. Tổng số lượng
bình này sẽ được thu gom và bán cho các vựa thu mua sắt thép.
3.3.3. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh của đơn vị kinh doanh như bóng đèn huỳnh quang
hư phải được lưu trữ vào khu vực riêng biệt và hợp đồng với đơn vị có chức năng
thu gom vận chuyển đi.
3.4. Giảm thiểu các tác động khác
Để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn lao động cho nhân viên làm việc tại
xưởng, cơ sở đầu tư kinh doanh cần thực hiện các biện pháp sau:
- Trang bị đồ bảo hộ lao động đầy đủ khi cần thiết theo đúng quy định của Bộ
Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó khi có tai nạn xảy ra.
- Xây dựng và áp dụng nghiêm ngặt chương trình bảo hộ lao động, đồng
thời, huấn luyện và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của công nhân viên.
- Trang bị đầy đủ các trang phục cần thiết về an toàn lao động và hạn chế
những tác hại cho nhân viên.
- Giáo dục ý thức nghề nghiệp, an toàn lao động cho các nhân viên.
- Các khu vực chiết nạp, đặt bồn phải thông thoáng.
8
- Hệ thống chiếu sáng phải hoạt động tốt để đạt được các quy định về chiếu sáng
cho nhân viên làm việc, tránh được các vấn đề sơ suất đáng tiếc trong khi làm việc.
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ 03 tháng/lần cho nhân viên.
- Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ trong
trường hợp khẩn cấp khi xảy ra sự cố cần được chỉ thị rõ ràng (ví dụ địa chỉ liên hệ
cứu hỏa...)./.
4. Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tới sức khỏe
con người, cộng đồng dân cư
4.1. Những ảnh hưởng do sự cố rò rỉ LPG
a) Các ảnh hưởng của LPG lên hệ hô hấp:
- Ở nồng độ thấp dưới 0,1% khí LPG không phải là chất độc hại.
- Ở nồng độ dưới 1% khí LPG không gây ra triệu chứng đặc biệt nào.
- Nồng độ LPG cho phép làm việc lâu dài là 0,25%.
- Nồng độ khí LPG trên 1% có thể gây ra choáng nhẹ sau vài phút, tuy nhiên
không gây kích thích rõ rệt lên mũi và họng. Nồng độ LPG quá cao có thể chiếm chỗ
của ôxy trong không khí và gây ngạt. Sự thiếu ôxy bắt đầu xảy ra khi nồng độ ôxy
thấp hơn 18%. Các triệu chứng khi thiếu ôxy thường gặp: Từ 12 - 16%: Thở gấp; Từ
10 - 14%: Cảm giác mệt mỏi bất thường, rối loạn cảm xúc; Từ 6 - 10%: Nôn ói và
mất khả năng tự chủ; Dưới 6%: Co giật và suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong.
b) Các ảnh hưởng của LPG lên da:
- LPG thể khí không có ảnh hưởng lên da.
- LPG lỏng phun ra dưới áp suất có thể gây hiện tượng bỏng lạnh. Nếu bỏng
nhẹ có thể gây tê cóng, đau nhói như kim châm và ngứa ở vùng da bị bỏng. Nếu
bỏng nặng sẽ có cảm giác cháy rát, da bị bợt trắng hoặc có màu vàng. Vùng da bị
bỏng bị phồng rộp và có thể bị hoại thư.
c) Các ảnh hưởng của LPG lên mắt:
- LPG ở dạng hơi không gây cay mắt.
- LPG lỏng bắn vào mắt có thể gây đóng băng tại mắt và gây mù.
d) Các ảnh hưởng khác:
Hiện nay, chưa có ghi nhận về các ảnh hưởng khác, cụ thể LPG không gây ung
thư, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và không ảnh hưởng đến thai nhi.
4.2. Những ảnh hưởng do cháy LPG sau vụ nổ
a) Tác động nhiệt (Bức xạ nhiệt và nhiệt đối lưu)
Mức độ thiệt hại gây ra bởi bức xạ nhiệt liên quan tới cường độ bức xạ nhiệt
gây ra bởi sự cố và thời gian tiếp xúc. Hầu hết các loại quần áo đều bị nóng lên và
bắt lửa ở nhiệt độ cao gây bỏng. Điều này cũng có thể gây tử vong ở tỷ lệ trung
bình là 50%.
9
- Bức xạ nhiệt và cường độ <5 KW/m2 sẽ không gây tác động đối với con người
khi có các hoạt động phòng tránh thông thường.
- Bức xạ nhiệt lớn hơn 37,5 KW/m 2 sẽ gây chết người ngay, tuy nhiên ngưỡng
này khá cao và ít khi đạt tới (trừ trường hợp xảy ra thảm họa lớn) (Bảng 1).
Bảng 1. Các tác động của bức xạ nhiệt tới con người
Mức độ bức xạ
nhiệt (KW/m2)
Ảnh hưởng
37,5
Gây tử vong ngay lập tức
20
Mất khả năng thoát ra ngoài, dẫn tới tử vong trừ khi
được ứng cứu nhanh chóng từ bên ngoài
12,5
Bị bỏng nặng trong vòng 20 giây và di chuyển được
đến khu vực an toàn theo bản năng
4,7
Chịu đựng được 15 – 20 giây, gây thiệt hại sau 30 giây
tiếp xúc
2,1
1,2
Có thể chịu đựng được khoảng 1 phút
Tương tự như ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời lúc
trưa hè
b) Tác động của khói
Khói gồm các khí độc như CO (thành phần chính), NO x, SOx và phụ thuộc vào
các vật liệu cháy, dẫn đến giảm lượng ôxy, tầm nhìn… CO thường là nguyên nhân
chính gây chết người khi xảy ra cháy, tác hại chủ yếu của CO đối với cơ thể là nó
ngăn cản Hemoglobin vận chuyển ôxy lên não theo phản ứng: O 2Hb + CO
COHb + O2.
Do đó, khi cơ thể bị nhiễm CO nó sẽ tác động lên hệ thống thần kinh và dẫn tới
các rối loạn hô hấp tế bào, các rối loạn trương lực cơ và các rối loạn tim mạch
nghiêm trọng, nó có thể gây nhiễm độc cấp tính hoặc nhiễm độc mãn tính. Khi
nhiễm độc cấp tính sẽ có hiện tượng bị buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi có thể dẫn tới
co giật. Khi nhiễm độc mạn tính có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, suy nhược,
khó thở, dễ cáu gắt, buồn ngủ khi lao động…
Các tác động của CO 2 lên cơ thể con người có 2 mức: CO 2 là khí không màu,
không mùi và có vị chua nhẹ, tồn tại trong không khí nồng độ 0,03% - 0,06%.
CO2 sẽ gây tác động độc hại khi nồng độ lớn hơn 3%; Nồng độ 5% CO 2 trong
không khí sẽ gây thở gấp và đau đầu. Sau khi đã hấp thụ vào trong máu, CO 2 sẽ
tác động nhanh lên não làm tăng nhịp thở để đưa ôxy nhiều hơn vào phổi. CO 2 ở
nồng độ thấp kích thích trung tâm hô hấp làm tăng nhịp hô hấp, nó được máu
đem đến phổi và được thải ra theo hơi thở.
Khi CO2 trong không khí tăng cao dẫn tới sự tăng cường hô hấp, kích thích não
trung tâm vận động mạnh, làm giảm cảm giác, đôi khi dẫn tới hôn mê và cũng có
thể gây tử vong. CO2 cũng làm tăng dự trữ kiềm và làm giảm độ pH trong máu.
10
Người tiếp xúc với không khí có nồng độ CO 2 tới 10% có thể bị bất tỉnh và có thể
bị tử vong do thiếu ôxy. Người bị mắc kẹt trong khu vực bị cháy không thể nhận
biết được nồng độ CO2 trong không khí ở giới hạn gây ngạt cho đến khi bị ngất đi
và không thể thoát ra được. Hàm lượng CO 2 trong không khí và các hậu quả kèm
theo khi cháy được tóm tắt trong Bảng 2.
Bảng 2. Tác động của khí CO2
Nồng độ CO2
Các hậu quả
trong không khí
(%)
0,15
Có thể gây thở gấp
0,3 – 0,6
Không thể làm việc
3–6
Có thể gây nguy hiểm đến tính
mạng
8 – 10
Nhức đầu, rối loạn thị giác, ngạt thở
10 – 30
Ngạt thở ngay, tim đập yếu
35
Tử vong
NOx cũng kết hợp với Hemoglobin tạo thành Methemoglobin làm cho Hb
không vận chuyển được ôxy để hô hấp cho cơ thể gây ra ngạt cho cơ thể, nó cũng
tác dụng với hơi nước của không khí ẩm chứa trong các vùng trên và dưới của bộ
máy hô hấp, tác hại trên bề mặt phổi và gây ra các tổn thương ở phổi. Khi nhiễm
độc NOx con người sẽ bị kích thích mắt, rối loạn tiêu hoá, viêm phê quản, tổn
thương răng, có thể dẫn đến tử vong..
c) Tác động của nhiệt độ
Do ảnh hưởng bởi việc tăng nhiệt độ không khí xung quanh, nhiệt độ cơ thể
tăng lên cao hơn mức bình thường sẽ dẫn đến nhanh chóng làm suy kiệt cơ thể, khi
nhiệt độ cơ thể tăng tới 40oC, có thể dẫn tới mất ý thức.
d) Hạn chế tầm nhìn
Lượng khói phát sinh từ sự cố cháy nổ sẽ có thể làm giảm tầm nhìn dẫn tới làm
giảm đáng kể tốc độ thoát hiểm và có các ảnh hưởng tương đương như ảnh hưởng
của bức xạ nhiệt ở cường độ 5 KW/m2 với lượng khói chiếm 15% thể tích không
khí, sẽ gây khó khăn cho việc tìm đến đường thoát hiểm do ảnh hưởng của độ độc
và tầm nhìn. Nó cũng có những ảnh hưởng đến con người tương tự như bức xạ
nhiệt ở cường độ 12,5 KW/m2.
e) Hư hỏng thiết bị
Người ta đã xác định được vùng nguy hiểm khi xảy ra sự cố cháy các bồn chứa
LPG do tác động của việc tăng quá áp suất như thể hiện ở Bảng 3.
Bảng 3. Ảnh hưởng của áp suất bồn chứa LPG khi xảy ra cháy nổ
11
Mức
độ
Ảnh hưởng
(bar)
0,35
Gây thiệt hại nghiêm trọng tới nhà xưởng và thiết bị công nghệ
Gây sụp đổ công trình bằng gạch, mức gây tử vong 100% cho những
0,21 người bên trong công trình và 30% cho những người ở bên ngoài công
trình
0,1
0,05
0,02
Gây thiệt hại nhà xưởng và thiết bị có thể sửa chữa được; mức độ gây tử
vong 30% cho những người ở bên ngoài công trình
Gây vỡ các kính cửa sổ gây thương thương tích cho người
Vỡ 10% kinh cửa sổ; có khả năng gây thương vong do các mảnh kính
văng
5. Những bệnh thường gặp trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, biện
pháp phòng chống
a) Nếu có người bị choáng khi làm việc trong môi trường LPG:
- Người vào cấp cứu phải mang đầy đủ mặt nạ phòng độc.
- Nhanh chóng đưa người bị nạn ra nơi thoáng khí.
- Thực hiện thao tác hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân bị ngừng thở.
- Thông báo ngay cho nhân viên y tế.
b) Nếu bị LPG lỏng phun vào da:
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra ngoài, dùng nước đổ nhẹ lên vùng da bị bỏng
cho đến khi hết LPG.
- Cấm làm nóng, lau hay phun khí nóng lên vùng da bị bỏng.
- Nhẹ nhàng gỡ (hoặc cắt) bỏ quần áo và quấn nhẹ quanh vùng bị bỏng bằng
băng vải tiệt trùng.
- Đưa người bị nạn đến trạm y tế gần nhất.
c) Nếu bị LPG lỏng phun vào mắt:
- Nhanh chóng đưa người bị nạn ra ngoài, dùng nước đổ nhẹ lên mắt cho đến
khi hết LPG.
- Cấm làm nóng, lau mắt.
- Băng cả hai mắt bằng băng vải tiệt trùng.
- Đưa người bị nạn đến trạm y tế gần nhất.
12
Chuyên đề 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT, TRÁCH NHIỆM,
NGHĨA VỤ BVMT CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂNNKINH DOANH LPG
I. Khái quát chung các văn bản pháp luật về BVMT có liên quan đến LPG
1.1. Luật và Nghị định
- Luật số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 về Bảo vệ môi trường: Luật này quy
định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo
vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân trong bảo vệ môi trường.
- Luật Hoá chất số 06/2007/QH12, ngày 21/11/2007.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 1993 số
10/2008/QH12 ngày 3/6/2008.
- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ về hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Hoá chất;
- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và
kinh doanh có điều kiện.
- Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11/2/2011 của Chính phủ về an toàn công
trình dầu khí trên đất liền.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 107/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí
dầu mỏ hoá lỏng (LPG).
- Nghị định số 97/2013/NĐ-CP ngày 27/08/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu
mỏ hoá lỏng.
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ
sinh lao động”.
Ngoài ra, còn có một số đạo luật, pháp lệnh quy định cụ thể việc xử lý vi phạm
pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Trong đó có Bộ luật
Dân sự 2005, Bộ Luật Hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008); Một số đạo luật,
pháp lệnh có nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề tài chính trong bảo vệ môi
trường là: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003; Luật Ngân sách nhà nước 2002;
Pháp lệnh Phí và lệ phí 2001; Luật Thuế tài nguyên 2009...
1.2. Một số văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật bảo vệ môi trường có
liên quan đến kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
13
- Thông tư số 11/2010/TT-BCT ngày 29/3/2010 của Bộ Công Thương ban hành
quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.
- Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá
lỏng.
- Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010 của Bộ Công An quy định về
cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm.
- Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương quy
định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng.
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường, cam kết bảo vệ môi trường...
1.3. Quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2002/QH10 ngày 04/10/2001.
- Nghị định số 10-CP ngày 17/02/1993 của Chính phủ quy định về bảo vệ an
toàn các công trình xăng dầu.
- Nghị định số 47/1999/NĐ-CP ngày 5/7/1999 của Chính phủ sửa đổi quy định
về bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu, ban hành kèm theo Nghị định 10/CP
năm 1993.
- Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 1/02/2011 của Chính phủ về an toàn các
công trình xăng dầu khí trên đất liền.
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Nghị định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14/6/2012 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
- Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/03/2004 của Bộ Công an hướng dẫn
thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Thông tư liên tịch số 15/2001/TTLT-BTM-BCA ngày 10/05/2001 của Bộ
Thương mại, Bộ Công an Quy định việc trang bị và quản lý các phương tiện chữa
cháy trong các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ...
1.4. Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia
A
Ký hiệu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QC KTQG)
QCVN
1
05:2009/BTNMT
QC KTQG về chất lượng không khí xung quanh.
QCVN
2
06:2009/BTNMT
QC KTQG về một số chất độc hại trong không khí
xung quanh.
14
QCVN
3
04:2013/BCT
B
Ký hiệu
QC KTQG về an toàn chai chứa LPG bằng thép.
Tiêu chuẩn quốc gia
Xác định độ ổn định nhiệt của polyetylen (PE) sử
dụng trong ống và phụ tùng dùng để dẫn khí đốt.
1
TCVN 7615:2007
2
Chai chứa khí. Chai thép hàn nạp lại và vận chuyển
TCVN 7763:2007 được dùng cho khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG). Thiết kế
và kết cấu.
3
Chai chứa khí. Chai thép hàn nạp lại được dùng
TCVN 7832:2007 cho khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG). Kiểm tra định kỳ và
thử nghiệm.
4
TCVN 6223:2011
Tiêu chuẩn Việt Nam về cửa hàng khí dầu mỏ hoá
lỏng.
II. Các nội dung BVMT của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
khí dầu mỏ hóa lỏng
2.1. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 30/12/2013, thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của
Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Từ Điều 50 đến Điều 53 của Nghị định quy định rõ thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; của Công an nhân dân;
của Thanh tra chuyên ngành và của các lực lượng khác. Mức xử phạt tăng dần từ:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm.
2.2. Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11/2/2011 của Chính phủ về an toàn
công trình dầu khí trên đất liền
Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11/2/2011 của Chính phủ về an toàn công
trình dầu khí trên đất liền, kể cả các đảo, phạm vi cảng biển, sông, ngòi nhưng
không bao gồm các công trình dầu khí ngoài khơi để đảm bảo an toàn cho con
người, xã hội, môi trường và tài sản.
15
Ngoài ra nghị định này cũng quy định rõ các biện pháp bảo vệ các công trình
dầu khí, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến công tác phòng chống cháy nổ, các biện
pháp kỹ thuật tăng cường an toàn đối với các công trình dầu khí:
Điều 24. Các biện pháp kỹ thuật tăng cường an toàn đối với các công trình
dầu khí
Tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng cường để nâng cao
mức độ an toàn đối với các công trình dầu khí bao gồm:
1. Đối với kho: Áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu phát thải hơi
DM&SPDM (xuất nhập kín; sử dụng mái phao; sơn phản nhiệt thành bể; áp dụng
hệ thống thu hồi hơi) và kiểm soát nước thải nhiễm xăng dầu; sử dụng tường ngăn
cháy, hào chống lan dầu tràn và chống cháy lan; áp dụng các thiết bị quan sát bảo
vệ kho, cảnh báo cháy tự động và hệ thống chữa cháy có hiệu quả; xây dựng hàng
rào phụ tạo thành vùng đệm và đường tuần tra xung quanh kho và các biện pháp
khác.
2. Đối với cảng: Lắp đặt hệ thống phao và đèn báo ban đêm; trang bị phương
tiện và có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu; trang bị và áp dụng hệ thống định vị,
hướng dẫn tàu cập cảng tự động; hệ thống chữa cháy tự động và các biện pháp đảm
bảo an toàn khác.
3. Đối với đường ống: Tăng độ dày thành ống; tăng độ sâu chôn ống; tăng
cường lớp phủ trên ống, bọc bê tông hay các hệ thống tự động, hệ thống van chặn,
tăng cường thiết bị an toàn và các biện pháp đảm bảo an toàn khác.
2.3. Nghị định số 107/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh
doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
Điều 6. Chương 1 quy định:
- Cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) phải thường xuyên tuân thủ các
quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; an ninh, trật tự; an toàn lao
động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và đo lường, chất lượng trong quá trình
hoạt động kinh doanh.
- Thương nhân kinh doanh LPG phải tổ chức kiểm tra định kỳ cơ sở kinh doanh
LPG thuộc mình quản lý tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn, phòng
cháy và chữa cháy; an ninh, trật tự; an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi
trường và đo lường, chất lượng.
- Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh LPG, kinh doanh dịch vụ
LPG, kể cả người điều khiển phương tiện vận chuyển LPG phải được đào tạo, huấn
luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động,
bảo vệ môi trường, bảo quản, đo lường, chất lượng LPG được cấp Giấy chứng
nhận theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, cảng
xuất nhập, giao nhận LPG
16
1. Thực hiện đúng cam kết hợp đồng với khách hàng; chịu trách nhiệm về
khối lượng, chất lượng LPG và bảo đảm an toàn trong thời gian bảo quản LPG
tại kho của thương nhân.
2. Tuân thủ các điều kiện quy định phòng cháy và chữa cháy; an ninh, trật tự,
an toàn lao động và môi trường trong quá trình thực hiện dịch vụ.
Điều 44. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển LPG
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký kinh doanh
dịch vụ vận chuyển LPG.
2. Có phương tiện vận chuyển LPG thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp
đồng liên doanh, liên kết góp vốn, đáp ứng đủ điều kiện quy định và có đủ hồ sơ và
giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật: Giấy phép vận chuyển hàng nguy
hiểm, Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị đo kiểm và an toàn, Giấy đăng kiểm về
tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ môi trường, còn hiệu lực thi hành.
Điều 55. Quản lý đo lường, chất lượng LPG
1. Tổ chức và cá nhân kinh doanh LPG chỉ được phép lưu thông tiêu thụ các
loại LPG có chất lượng phù hợp với quy chuẩn hiện hành; cấm nhập khẩu, lưu
thông tiêu thụ các loại LPG không bảo đảm chất lượng gây tác hại đến môi trường
và sức khỏe con người.
2.4. Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định cụ thể về:
- Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường.
- Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cấu trúc và nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá
môi trường chiến lược; báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ
môi trường.
- Trách nhiệm của chủ dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi báo cáo đánh
giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo
vệ môi trường được phê duyệt.
- Mẫu hồ sơ quy định đối với dự án đầu tư, đối với phương án sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư…
2.5. Thông tư số 11/2010/TT-BCT ngày 29/3/2010 của Bộ Công Thương
ban hành quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
17
Thông tư số 11/2010/TT-BCT ngày 29/3/2010 của Bộ Công Thương ban hành
Quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng và công văn số 4292/BCT-TTTN
ngày 04/5/2010 của Bộ Công Thương về việc đính chính văn bản của Quy chế đại lý
kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng quy định và định nghĩa một số vấn đề sau:
* Đối tượng áp dụng:
Quy chế này áp dụng đối với tất cả thương nhân kinh doanh LPG trên địa bàn
tỉnh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày
26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.
* Quy định về đại lý:
- Tại mỗi cửa hàng bán LPG thuộc tổng đại lý, đại lý chỉ bán LPG cho tối đa 03
(ba) thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc/và tổng đại lý (nếu tổng đại lý
giao LPG cho đại lý) theo hợp đồng đại lý đã ký với thương nhân kinh doanh LPG
đầu mối, hoặc tổng đại lý.
- Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối và tổng đại lý:
+ Được quyền bán LPG trực tiếp cho khách hàng tiêu thụ trực tiếp (hộ sản xuất
công nghiệp, thủ công, dịch vụ) tại cơ sở kinh doanh của chính thương nhân.
+ Phải thiết lập hệ thống đại lý để bán LPG cho người tiêu dùng và chỉ bán
LPG dưới hình thức đại lý.
* Hệ thống đại lý:
- Đối với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối: định kỳ hàng năm phải đăng
ký hệ thống đại lý của mình với Sở Công Thương nơi có đại lý của thương nhân
hoạt động trên địa bàn tỉnh.
- Đối với Tổng đại lý, đại lý: phải thiết lập hệ thống trực thuộc, định kỳ hàng năm
đăng ký hệ thống này với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối và Sở Công Thương
nơi có cơ sở kinh doanh thuộc hệ thống của mình hoạt động trên địa bàn tỉnh. Các cơ
sở kinh doanh LPG bán lẻ cho người tiêu dùng không phải thực hiện báo cáo theo quy
định này.
* Giá bán LPG:
Các cơ sở kinh doanh LPG thuộc tổng đại lý và đại lý phải bán đúng giá quy
định, niêm yết giá bán, bán đúng giá niêm yết, treo biển hiệu theo quy định của
thương nhân kinh doanh LPG đầu mối mà mình làm đại lý.
* Trách nhiệm của bên giao đại lý:
- Hướng dẫn tổng đại lý, đại lý ghi biển hiệu theo thống nhất trong hệ thống đại
lý thuộc mình quản lý; cung cấp hoá đơn, chứng từ có liên quan, thanh toán (trả)
hoa hồng cho đại lý theo thỏa thuận, cam kết đã ghi trong hợp đồng đại lý.
- Phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương quản lý các Tổng đại lý, đại
lý tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh LPG; bảo đảm ổn định thị
trường, chống gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu
dùng và quyền lợi hợp pháp của thương nhân kinh doanh LPG làm đại lý.
18
* Trách nhiệm của bên đại lý:
Không được bán cao hơn giá bán do bên giao đại lý quy định; tuân tủ các quy định
của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, đo lường, chất lượng LPG, môi trường; chịu
sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của bên giao đại lý và cơ quan chức năng có thẩm
quyền. Các cơ sở kinh doanh LPG thuộc Tổng đại lý và đại lý: biển hiệu phải ghi rõ:
“Đại lý kinh doanh LPG”, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đại lý, tên của
thương nhân kinh doanh LPG đầu mối mà mình nhận làm đại lý.
* Một số hành vi vi phạm chủ yếu trong kinh doanh LPG:
Các cơ sở kinh doanh LPG có hành vi vi phạm một trong các hành vi sau đây,
tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định pháp luật:
- Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG, hoặc Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG đã hết thời hạn hiệu lực thi hành.
- Mua, bán khí dầu mỏ hoá lỏng không có hợp đồng đại lý hoặc không phù hợp
với hợp đồng đại lý.
- Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối, tổng đại lý (bên giao đại lý) không
thiết lập hệ thống đại lý theo quy định.
- Sản phẩm LPG chai bán tại cửa hàng không phù hợp với hợp đồng đại lý đã
ký với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý; LPG trong chai
không đủ khối lượng, không đảm bảo chất lượng LPG đã cam kết trong hợp đồng
đại lý.
- Không treo biển hiệu tại nơi bán LPG; không niêm yết giá bán tại nơi bán; bán
sai giá niêm yết; hoặc niêm yết giá bán cao hơn giá bán của bên giao đại lý quy
định.
- Không tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy, an toàn môi
trường, đo lường, chất lượng.
- Làm giả nhãn hiệu hoặc nhãn hàng hoá LPG chai.
2.6. Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và
Công nghệ hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh LPG
Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN hướng dẫn về quản lý chất lượng, đo lường
đối với khí dầu mỏ hoá lỏng trong hoạt động kinh doanh; trình tự thủ tục cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, chế biến khí dầu mỏ hoá lỏng, Giấy xác nhận
chất lượng khí dầu mỏ hoá lỏng sản xuất lần đầu và tổ chức thực hiện; Thông tư áp
dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng, bao
gồm một, một số hoặc tất cả các hoạt động: xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, chế
biến, tồn chứa, nạp, cấp, phân phối và vận chuyển khí dầu mỏ hoá lỏng trên thị
trường Việt Nam. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp: Tạm nhập,
tái xuất hoặc vận chuyển quá cảnh khí dầu mỏ hoá lỏng; Nhập khẩu, sản xuất, chế
biến khí dầu mỏ hoá lỏng chuyên dùng cho nhu cầu riêng của thương nhân, không
kinh doanh và không đưa vào lưu thông trên thị trường.
19
* Về quản lý chất lượng LPG trong hoạt động kinh doanh tại các Điều 4, 5, 6,
7 quy định: Cán bộ, nhân viên trực tiếp liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng
trong xuất, nhập khẩu, sản xuất, chế biến LPG, hoạt động cấp, nạp LPG phải được
đào tạo và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ quản
lý chất lượng LPG trong kinh doanh.
* Đối với xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, chế biến và phân phối LPG: Cán
bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đo lường phải được đào tạo và cấp
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ quản lý đo lường khí
dầu mỏ hoá lỏng trong kinh doanh.
* Đối với cửa hàng bán LPG phải thực hiện các quy định về quản lý đo lường
sau:
1. Có sẵn cân với cấp chính xác, phạm vi đo phù hợp với mức cân và sẵn sàng
thực hiện phép đo đối chứng khi được yêu cầu. Các phương tiện đo này phải bảo
đảm các yêu cầu sau đây:
a) Đã được kiểm định và còn trong thời hạn giá trị của chứng chỉ kiểm định
(dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định);
b) Được đặt tại vị trí thuận tiện để người mua LPG có thể kiểm tra kết quả đo.
2. Cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đo lường phải được đào tạo
và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ quản lý đo
lường trong kinh doanh LPG.
2.7. Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương
quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng, áp dụng đối
với cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
2.8. Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Ngày 27/8/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2013/NĐ-CP quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ
hoá lỏng. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm về hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí;
b) Hành vi vi phạm quy định về an toàn, an ninh và môi trường trong lĩnh vực
dầu khí;
c) Hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo, cung cấp thông tin và các quy
định khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực dầu khí;
d) Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu;
đ) Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu;
e) Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (sau
đây khí dầu mỏ hoá lỏng gọi tắt là LPG);
g) Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh LPG; vi
phạm quy định về chai LPG và LPG chai;
20
h) Hành vi vi phạm quy định về nạp, cấp LPG;
i) Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, sửa chữa, kiểm định chai LPG.
Đối tượng áp dụng là cá nhân, tổ chức Việt Nam thực hiện hành vi vi phạm
hành chính quy định tại Nghị định này; Cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện
hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam;
Những người có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng
biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành
chính quy định tại Nghị định này; Cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến việc xử
phạt vi phạm hành chính.
Về áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính, mức phạt tiền đối với các
hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, kể cả các
trường hợp quy định chủ thể thực hiện hành vi vi phạm đó là tổ chức; Trường hợp
tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thì mức phạt tiền đối
với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Sau đây là một số quy định
cụ thể:
* Hành vi vi phạm quy định về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu,
nhập khẩu LPG khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu LPG.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân xuất
khẩu, nhập khẩu LPG có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không có đủ số lượng tối thiểu chai LPG các loại theo quy định thuộc sở hữu
của thương nhân; Chai LPG không phù hợp với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ
theo quy định;
+ Có kho tiếp nhận LPG nhập khẩu từ tàu hoặc từ phương tiện vận chuyển khác
nhưng dung tích bồn chứa không đạt mức tối thiểu theo quy định;
+ Tổng đại lý, đại lý trong hệ thống phân phối LPG không đáp ứng đủ điều kiện
kinh doanh theo quy định.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân xuất
khẩu, nhập khẩu LPG có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không có trạm nạp LPG vào chai theo quy định; Hệ thống phân phối LPG
không có cửa hàng hoặc trạm nạp LPG vào ôtô hoặc trạm cấp LPG theo quy định;
+ Không có hoặc không có đủ số lượng tổng đại lý, đại lý kinh doanh LPG theo
quy định;
+ Không có cầu cảng hoặc có cầu cảng nhưng không đúng quy định; Không có
kho tiếp nhận LPG nhập khẩu từ tàu hoặc từ phương tiện vận chuyển khác;
+ Trạm nạp LPG vào chai chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp
LPG vào chai quy định.
* Hành vi vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, chế biến LPG
21
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân sản
xuất, chế biến LPG có hành vi sản xuất, chế biến LPG khi Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp không đăng ký sản xuất, chế biến LPG.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân sản
xuất, chế biến LPG có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Cơ sở sản xuất, chế biến LPG không theo đúng quy hoạch hoặc không được
cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;
+ Có kho chứa LPG nhưng không theo quy hoạch hoặc không bảo đảm quy
chuẩn kỹ thuật hiện hành; Có kho chứa LPG nhưng tổng sức chứa thấp hơn mức
tối thiểu quy định;
+ Có phòng thử nghiệm nhưng không đủ năng lực để kiểm tra chất lượng LPG
theo quy định.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân sản
xuất, chế biến LPG một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG;
+ Không có phòng thử nghiệm để kiểm tra chất lượng LPG theo quy định;
+ Không có kho chứa LPG.
* Hành vi vi phạm quy định về điều kiện thương nhân phân phối LPG cấp
I
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phân phối
LPG khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh LPG.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
+ Có kho LPG nhưng tổng sức chứa thấp hơn mức tối thiểu quy định;
+ Có kho LPG nhưng xây dựng không theo quy hoạch hoặc không bảo đảm quy
chuẩn kỹ thuật hiện hành;
+ Có kho LPG nhưng không thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo quy định;
+ Có chai LPG nhưng không đủ số lượng tối thiểu theo quy định; Chai LPG
không phù hợp với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ theo quy định;
+ Cửa hàng bán LPG chai, tổng đại lý, đại lý LPG thuộc hệ thống không đáp
ứng đủ điều kiện theo quy định;
+ Trạm cấp LPG, trạm nạp LPG vào ô tô không đáp ứng đủ điều kiện theo quy
định.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
+ Không có hệ thống phân phối LPG theo quy định; Có hệ thống phân phối
LPG nhưng không có cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp
22
LPG vào ô tô hoặc không đủ số lượng tổng đại lý, đại lý kinh doanh LPG tối thiểu
theo quy định;
+ Không có kho chứa LPG;
+ Không có trạm nạp LPG vào chai; Có trạm nạp LPG vào chai nhưng không
có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai.
* Hành vi vi phạm quy định về điều kiện tổng đại lý kinh doanh LPG
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
+ Không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký hộ kinh doanh; Kinh doanh LPG khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không đăng ký đại lý kinh
doanh LPG;
+ Có kho chứa chai LPG và LPG chai nhưng xây dựng không theo quy chuẩn
kỹ thuật hoặc không đạt sức chứa tối thiểu theo quy định;
+ Hệ thống phân phối LPG không có cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm nạp
LPG vào ô tô theo quy định; Hệ thống phân phối LPG không đủ số lượng đại lý tối
thiểu hoặc có đại lý không đủ điều kiện kinh doanh theo quy định;
+ Không có hợp đồng đại lý với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối theo
quy định.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây: Không có kho chứa chai LPG và LPG chai; Không có hệ thống
phân phối LPG.
* Hành vi vi phạm quy định về điều kiện đại lý kinh doanh LPG
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
+ Không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký hộ kinh doanh; Kinh doanh LPG khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không đăng ký đại lý kinh
doanh LPG;
+ Có cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm nạp LPG vào ô tô nhưng không đủ điều
kiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
+ Không có cửa hàng bán LPG chai;
+ Không có hợp đồng đại lý với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc
tổng đại lý theo quy định.
* Hành vi vi phạm quy định về điều kiện cửa hàng bán LPG chai
23
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
+ Không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký hộ kinh doanh; Kinh doanh LPG khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh không đăng ký bán LPG
chai;
+ Không đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
+ Kinh doanh LPG khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
LPG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG đã hết thời hạn hiệu lực hoặc
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG đã bị tước, bị thu hồi;
+ Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
LPG; Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG bị tẩy xóa, sửa chữa
hoặc giả mạo;
+ Không có hợp đồng mua LPG chai với đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương
nhân kinh doanh LPG đầu mối theo quy định;
+ Địa điểm cửa hàng bán LPG chai không đúng với địa điểm ghi trong Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục
kinh doanh LPG khi đã bị đình chỉ hoạt động kinh doanh LPG.
* Hành vi vi phạm quy định về điều kiện trạm nạp LPG vào chai
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
+ Nạp LPG vào chai khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng
ký nạp LPG vào chai;
+ Trạm nạp LPG vào chai không đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy theo
quy định.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
+ Hàng rào bảo vệ xung quanh trạm nạp không đảm bảo thông thoáng hoặc
không tuân thủ khoảng cách an toàn theo quy định;
+ Không có đầy đủ quy trình nạp LPG vào chai, xe bồn, vận hành máy, thiết bị
trong trạm, xử lý sự cố và các quy định về an toàn.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
+ Địa điểm trạm nạp LPG vào chai không phù hợp với quy hoạch hoặc không
đúng với địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp;
24
+ Dự án, thiết kế trạm nạp LPG vào chai không được cấp có thẩm quyền phê
duyệt cho phép đầu tư xây dựng.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
+ Trạm nạp, thiết bị nạp, hệ thống ống dẫn, bồn chứa và thiết bị phụ trợ không
tuân thủ các quy định về an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật;
+ Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động
của trạm nạp không được kiểm định và đăng ký theo quy định.
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
+ Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào
chai; Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai bị tẩy xóa, sửa
chữa hoặc giả mạo;
+ Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai hoặc sử dụng
Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai đã hết thời hạn hiệu lực.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
+ Tiếp tục hoạt động nạp LPG vào chai khi đã bị tước, quyền sử dụng Giấy
chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ
điều kiện nạp LPG vào chai;
+ Tiếp tục hoạt động nạp LPG vào chai khi đã bị buộc đình chỉ hoạt động của
trạm nạp LPG vào chai.
* Hành vi vi phạm quy định về điều kiện trạm nạp LPG vào ô tô
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đủ
điều kiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
+ Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào
ô tô; Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô bị tẩy xóa, sửa chữa
hoặc giả mạo;
+ Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô hoặc Giấy chứng
nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô đã hết thời hạn hiệu lực.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây:
+ Không kiểm định, hiệu chỉnh thiết bị đo lường theo quy định; Không kiểm
định và đăng ký thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn nạp LPG vào ô tô theo
quy định.
25