Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Phát triển công nghiệp nhẹ tại việt nam tạo việc làm và sự thịnh vượng trong một nền kinh tế thu nhập trung bình các xu hướng phát triển phát triển kinh tế tư nhâ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.56 MB, 162 trang )

Phát triển công nghiệp nhẹ tại
Việt Nam
Tạo việc làm và thịnh vượnq trona một nền
kinh tế thu nhập trung bình
Đinh Trường Hinh
với sự tham gia của Deepak Mishra, Lê Duy Bình,
Phạm Minh Đức, và Phạm Thị Thu Hằng

NGÂN HÀNG T H É GIỜ I


C ÁC XU H Ư Ớ N G P H Á T T R I Ể N
Phát triển kinh tê tư nhân

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam
Tạo việc làm và sự thinh vượng trong một nền kinh tế
thu nhập trung bình
Đinh Trường Hinh
với sự tham qia của Deepak Mishra, Lê Duy Bình, Phạm Minh Đức, và
Phạm Thị Thu Hằng

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI


© 2013 The International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank
1818 H Street NW
Washington, DC 20433
Telephone: 202-473-1000
Internet:
Bản quyền được bảo hộ.
1 2 3 4 16 151413


Không một nội dung nào trong tài liệu xác lập, hay được coi như là hạn chẽ hoặc từ bó , các đặc quyên
hoặc miên trừ của Ngân hàng Thế giới, và mọi đặc quyền, miễn trừ đó đều được bào luư cụ thể.
Đây là sàn phẩm cùa nhân viên Ngân hàng Thế giới với sự đóng góp từ bên ngoài. Lưu ý rằng Ngân
hàng Thế giới không nhất thiết sở hữu từng phần trong sán phẩm này. Do dó Ngân hàng Thế giới không
đám báo răng việc sử dụng nội dung cuốn sách không vi phạm bản quyền của các bên thứ ba. Người sử
dụng là người duy nhất chịu rủi ro nếu bị khiếu nại liên quan tới việc sử dụng như vậy.
Những phát hiện, diễn giài và kết luận trình bày trong cuốn sách này không nhất thiết phản ánh quan
điếm của Ngân hàng Thế giới, Ban Giám đốc Ngân hàng hay những chính phủ mà Ngân hàng đại diện.
Ngân hàng Thẽ giới không đảm bào sự chính xác của số liệu trong cuốn sách này. Các đường biên, màu
sắc, tên gọi và các thông tin khác ghi trên bất cứ bản dồ nào trong cuốn sách này không thê’ hiện bất cứ
sự phán xét nào của Ngân hàng Thế giới về hiện trạng pháp lý của bất cứ vùng lãnh thô' nào hay là sự
xác nhận hay chấp nhận nhũng đường biên đó.
Không một nội dung nào trong tài liệu xác lập, hay được coi như là hạn chẽhoặc từ bò, các đặc quyền
hoặc miễn trừ của Ngân hàng Thẽ giới, và mọi đặc quyền, miễn trừ đó đều được bảo lưu cụ thể.
Quỳên hạn và giấy phép

Tài liệu này được xuất bán theo giấy phép nguồn mờ quyền sáng tạo chung 3.0 (CC BY 3.0) htlp://creativecommons.org/licenses/by/3.0. Theo giấy phép Quyền sáng tạo chung này, mọi đối tượng được sao
chép, phổ biến, truyền tái, chinh sửa tài liệu này, kế cả cho mục đích thương mại, với nhũng điều kiện
sau:
Dần chiếu tác giá - Yêu cầu dần chiêu tài liệu như sau: Dinh, Hinh T. 2013. Phát triển cóng nghiệp nhẹ tại
Việt Nam: Tạo việc làm và thịnh vượng trong một nền kinh tẽ thu nhập trung bình. Các xu thẽ trong
phát triển. Washington, DC: Ngân hàng Thế giới. doi:10.1596/978-l-4648-0034-4. Giấy phép: Quyên
Sáng tạo Chung c c BY 3.0
Bán dịch này không phải là bán dịch chinh thức của Ngân hàng Thế giói. Ngân hàng Thế giới không chịu
trách nhiệm về bất kỳ nội dung hay sai sót nào của bản dịch.
Mọi thắc mắc vẽ quvền hạn, giấy phép, đề nghị gửi đến Phòng Xuất bán, Ngân hàng Thế giói, 1818 H,
Street NW, Oa-sinh-tcm, DC 20433, Hoa Kỳ; fax: 202-522-2625; e-mail: pubrights«!>worldbank.org.
ISBN (paper): 978-1-4648-0034-4
ISBN (electronic): 978-1-4648-0035-1
DOI: 10.1596/978-1-4648-0034-4

Anh bin: © Glow Images / Getty Images. Sừ dụng vói sự cho phép cúa Glow Images / Getty Images.
Thiêt kẽbìa: Debra Naylor, Naylor Design, Inc.
Số liệu dâu mục ấn phâm của Thư viện Quốc hội đã được yêu cầu.

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • />

Muc luc

Lời nói đáu
Lời cảm ơn
Vê tác giả
Vé các cộng tác viên
Bảng ký hiệu chữ viêì tắt

Chương 1

Chương 2

Chương 3

xi
XV

xvii
xix
xxi

Giới thiệu
Trọng tâm theo ngành vàquốc gia của nghiên cứu
Phưcmg pháp luận

Chú thích
Tài liệu tham khảo

1
1
2
2
2

Tăng trưởng công nghiệp trong bối cảnh phát triển chung
Tăng trưởng và chuyên dịch cơ cấu
Tác động kinh tế của khủng hoàng tài chính toàn cầu
Thâm hụt thương mại
Hình thái sản xuât, thâm hụt thương mại và giá trị
gia tăng thấp

3
3
8
9
9

Chú thích

13

Tài liệu tham khảo

13


Cơ cấu ngành công nghiệp và các vấn đê chuyên ngành
Bối cảnh quốc tế cùa ngành công nghiệp chế tạo:
Trung Quốc và Việt Nam
Nhũng hạn chế cản trở chính đối với ngành
công nghiệp nhẹ
Chú thích
Tài liệu tham khảo

15

Tăng cường ngành công nghiệp nhẹ
Tiềm năng của Việt Nam
Trở ngại chính: Khuyết khoảng giữa
Can thiệp chính sách
Kết luận

37
37
38
40
52

Phát triền công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • />
16
23
35
35


vi


Mục lục

Chú thích
Tài liệu tham khảo

53
54

Ngành may mặc
Mô tả ngành
Tiềm năng
Những trờ ngại chính đối với năng lực cạnh tranh
Khuyến nghị chính sách
Phụ lục 4A. Chuyển từ sản xuất theo phưong thức
CMT sang phương thức FOB trong sản xuất áo
sơ mi Polo
Chú thích
Tài liệu tham khảo

57
57
61
62
67

Chương 5

Ngành da
Ngành da

Tiềm năng
Những trờ ngại chính đối với năng lực cạnh tranh
Khuyến nghị chính sách
Chú thích
Tài liệu tham khảo

73
73
77
78
80
82
82

Chương 6

Ngành đô gỗ
Mô tả ngành
Tiềm năng
Nhũng trớ ngại chính đối với năng lực cạnh tranh
Khuyến nghị chính sách
Chú thích
Tài liệu tham khảo

83
83
85
85
89
90

90

Chương 7

Ngành kim khí
Mô tả ngành
Tiềm năng
Những trờ ngại chính đối với năng lực cạnh tranh
Khuyến nghị chính sách
Chú thích
Tài liệu tham khảo

91
91
93
95
95
96
96

Chương 8

Ngành kinh doanh nông nghiệp
Mô tả ngành
Tiềm năng
Nhũng trờ ngại chính đối với năng lực cạnh tranh
Khuyến nghị chính sách
Tài liệu tham khảo

97

97
102
102
108
103

Chưong 4

69
70
72

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam ■ />

vi

Mục lục

Tống họp, cải cách và khuyến nghị chính sách
Tiềm năng phát triển công nghiệp nhẹ của Việt Nam
Trờ ngại chính đối với năng lực cạnh tranh
Hạn chế cản trớ thể chế về vấn đề tay nghề công nhân
Khuyến nghị chính sách đối với ngành công nghiệp nhẹ
Các yếu tố đảm bảo thành công
Phụ lục 9A. Hành động chính sách và cơ cấu hỗ trợ
Chú thích
Tài liệu tham khảo

111


Phương pháp phân tích so sánh theo chuỗi giá trị
Tài liệu tham khảo

135
137

Việt Nam có thể có khả năng cạnh tranh trong ngành da
bằng cách sử dụng da cừu nhập khẩu tù' Êtiôpia hay không?

73

Chương 9

Phụ lục A

111
111
113
119
119
123
133
133

Hộp
5.1

Hình
1.1
1.2

1.3
1.4
1.5
1.6
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3.1

Năm ngành xuất khẩu đứng đầu, một số nước châu Á,
5
giai đoạn 1980-1985 và 2005-2009
Ti trọng thâm dụng công nghệ trong tống kim ngạch xuất khẩu,
Trung Quốc và Việt Nam, giai đoạn 2000-2011
6
Chuỗi giá trị sản xuất của sàn phẩm iPhone sản xuất tại
Trung Quốc
7
Thâm hụt thương mại ở một số nước châu Á, giai đoạn 1990-2010 10
Tỷ lệ cán cân thưong mại so với GDP, Trung Quốc và
Việt Nam, giai đoạn 1985-2010
11
Thay đổi trong ti giá thực hiệu dụng, nhân dân tệ
Trung Quốc và đồng Việt Nam, giai đoạn 2000-2010
12
Chi số giá trị gia tăng của công nghiệp chế tạo, theo các
khu vực cùa thế giới, giai đoạn 1990-2010
16

Tăng trường năng suất của Trung Quốc và Việt Nam,
giai đoạn 2000-2010
19
Năng suất lao động và tiền công tăng ờ Trung Quốc,
giai đoạn 1979-2007
22
Số năm đi học cúa công nhân sản xuất mới tuyển,
Trung Quốc, Êtiôpia và Việt Nam,2010
27
Phân bố các doanh nghiệp chế tạo theo qui mô ở Việt Nam,
năm 2000 và 2011
28
Người mua nước ngoài và nhà sản xuất trong nước
kết nối với nhau như thế nào ờ Trung Quốc
45

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam ■ />

Mục lục

4.1
4.2
4.3

5.1
5.2
6.1
6.2
7.1
8.1

8.2
8.3
8.4
9A.1
9A.2
9A.3
9A.4
9A.5
9A.6
9A.7
9A.8
9A.9

Bảng
1.1

Nhũng nước xuất khẩu đồ may mặc hàng đầu trên toàn
thế giới, năm 2009
58
Chi phí để sản xuất một chiếc áo sơ mi Polo ở Việt Nam
so với chi phí ớ Trung Quốc,2010
63
Chi phí sản xuất chính và các khoản mục cấu thành
lợi nhuận trong sản xuất áo sơ mi Polo ờ Trung Quốc và
Việt Nam,2010
66
Những nước xuất khẩu giày dép mũi da hàng đầu trên thế giới,
năm 2009
74
Chi phí sản xuất một đôi giày da Loaíer ờ Việt Nam so với

chi phí ở Trung Quốc,2010
76
Những nước xuất khẩu hàng đầu về đồ gỗ gia dụng, chiếu
sáng, nhà khung và các cấu kiện trên thế giới năm 2009
84
Các khoản chi phí sản xuất chính và lợi nhuận trong sản xuất
ghế tựa gỗ ở Trung Quốc và Việt Nam,2010
87
Nhũng nước xuất khẩu hàng đâu về sắt hoặc sàn phẩm thép
trên toàn thế giói năm 2009
92
Những nước xuất khẩu hàng đầu về lúa mì hoặc sản phẩm
bột Meslin trên toàn thế giới năm 2009
99
Các nước xuất khẩu hàng đầu về sản phẩm sữa trên
thế giới năm 2009
101
Các khoản mục chi phí sản xuất chính và lợi nhuận trong
sản xuất lúa mì cùa Trung Quốc và Việt Nam,2010
104
Các khoản mục chi phí sản xuất chính và lợi nhuận trong
chăn nuôi lấy sữa ở Trung Quốc và Việt Nam,2010
106
Thị trường từ bông đến may mặc và cấu trúc hỗ trợ
thể chế ở Trung Quốc,2010
127
Thị trường từ bông đến may mặc và cấu trúc hỗ trợ
thê’ chế ờ Việt Nam,2010
128
Thị trường giày dép và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở

Trung Quốc,2010
128
Thị trường giày dép và cấu trúc hỗ trợ thể chế ờ Việt Nam,2010 129
Thị trường đồ gỗ và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Trung Quốc,2010 129
Thị trường đồ gỗ và cấu trúc hỗ trợ thể chế ớ Việt Nam,2010
130
Qui trình chế biến gỗ ở Việt Nam,2010
131
Thị trường sản phẩm kim khí và cấu trúc hỗ trợ thế chế
ở Trung Quốc,2010
132
Thị trường từ quặng sắt đến thép và cấu trúc hỗ trợ
thể chế ở Việt Nam,2010
133

Cơ cấu ngành trong tăng trường GDP, Việt Nam,
giai đoạn 2000-2010

4

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • />

Mục lục

2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6

2.7
2.8
2.9
3.1
4.1
4.2
4.3
4.4
4A 1
5.1
5.2
B5.1.1
6.1
6.2
6.3
6.4

ix

Mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngoài dầu thô
của Trung.Quốc, giai đoạn 1980-1984 và 2004-2008
Nguồn gốc ttg GDP cùa Trung Quốc và Việt Nam,
giai đoạn 1990-2008
Tiền công tháng trung bình trong một số tiểu ngành
ở Trung Quốc, Êtiôpia và Việt Nam,2010
Xếp hạng điều kiện kinh doanh và năng lực cạnh tranh
toàn cầu của Trung Quốc và Việt Nam, năm 2013
Lực lượng lao động phân theo loại hình công việc, Trung Quốc,
Êtiôpia và Việt Nam, giai đoạn 2009/10-2010/11
Qui mô doanh nghiệp, tính theo số lao động, trong 5 ngành

ờ Việt Nam, năm 2011
Số lượng doanh nghiệp, theo loại hình doanh nghiệp,
ờ Việt Nam năm 2000 và 2011
Các chi số về qui mô doanh nghiệp, theo thành phân kinh tế,
pr Việt Nam, giai đoạn 2005-2011
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, theo thành phần kinh tế,
Việt Nam giai đoạn 2007-2012
Năng suất lao động trong ngành công nghiệp nhẹ
ở Trung Quốc, Êtiôpia và Việt Nam, 2010
Chi phí sản xuất so sánh cho một chiếc áo sơ mi Polo theo
phưomg pháp CMT ờ Trung Quốc và Việt Nam, 2010
Môi trường chính sách và điều tiết ngành may mặc
ở Trung Quốc và Việt Nam,2010
Phân tách cơ cấu chi phí sản xuất áo sơ mi Polo
ờ Trung Quốc và Việt Nam,2010
So sánh các biến số chi phí sản xuất chính của áo sơ mi Polo,
Trung Quốc và Việt Nam, 2010
Chuyên từ sàn xuất CMT sang sán xuất theo FOB trong
sàn xuất áo sơ mi Polo
Chi phí sản xuất theo phương thức CMT đối với giày
da cừu Loafer ờ Trung Quốc vá Việt Nam
So sánh các biến số chính trong sản xuất giày da Loafer
ờ Trung Quốc và Việt nam
Bàng B5.1.1. Hai ước tính chi phí sán xuất sử dụng đâu
vào nhập khẩu cho giày Loafer da cừu ở Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến gô ờ Trung Quốc và
Việt Nam năm 2009
Giá một mét khối gỗ thông xẻ ớ Trung Quốc, Êtiôpia
và Việt Nam,2010
So sánh các biến số sản xuất chính của ghế tựa gô ờ

Trung Quốc và Việt Nam,2010
So sánh chi phí sản xuất ghê'tựa gỗ ờ Trung Quốc và
Việt Nam,2010

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • />
18
19
20
21
26
29
30
31
32
38
59
60
64
65
70
75
77
79
84
86
86
87


Mục lục


X

7.1
7.2
8.1
8.2
8.3
8.4
8.5
9.1
9A.1
A.l
A.2

Ngành kim khí ớ Trung Quốc và Việt Nam năm 2009
93
So sánh biến số sản xuất chính cho nút chai ở Trung Quốc
và Việt Nam,2010
94
Ngành kinh doanh nông nghiệp ớ Trung Quốc
và Việt Nam,2010
98
So sánh đầu vào nguyên liệu thô để sản xuất bột mìn ở
Trung Quốc và Việt Nam năm 2010
99
Ngành công nghiệp sữa ở Trung Quốc và Việt Nam,2010
100
Chi phí sản xuất sữa trung bình ớ một số nước,2010
101

So sánh các biến số sản xuât chính trong chăn nuôi lấy sữa
ở Trung Quốc và Việt Nam,2010
103
Trở ngại đối với ngành công nghiệp nhẹ, sắp xếp theo tầm quan
trọng, qui mô doanh nghiệp và tính chất ngành ở Việt Nam 112
Gói hành động chính sách toàn diện cho Việt Nam
123
Tiêu chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm được nghiên cứu
136
Số cuộc phỏng vấn được tiến hành trong nghiên cứu ờ
Trung Quốc và Việt Nam
136

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • />

Lời nói đẩu

Việt Nam đang ở giữa ngã ba đường. Mặc dù cải cách kinh tế trong 25 năm
qua đã giúp Việt Nam giảm nghèo nhanh và đua đâ't nước từ một nước thu
nhập thâp trở thành nước có thu nhập trung bình thấp nhưng động lực cải
cách không còn đú đê’ duy trì tốc độ tăng trường nhanh và tạo việc làm. Mô
hình tăng trường hiện nay chủ yếu dựa vào khu vực nhà nước và chú trọng
vào mặt lượng hon là mặt châ't để mang lại phát triển kinh tế dựa trên nguồn
lao động giá rẻ và lắp ráp hàng xuât khẩu. Tăng trưởng kinh tếđã chậm lại kê’
từ khi có cuộc khùng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-09, và tính bị dễ
tổn thưong của nền kinh tế vĩ mô đã trở nên rất rõ ràng. Mô hình tăng trướng
cũ đã hết tác dụng.
Quan điểm đưa ra trong cuốn sách Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam
này là nếu muốn đưa nền kinh tế trở lại con đường tăng trướng kinh tế nhanh
và tạo công ăn việc làm có chất lượng thì đòi hói phải có sự chuyên đối cơ cấu

nhằm rút bớt lao động từ khu vực nông nghiệp năng suất thấp và đơn thuần
lắp ráp các mặt hàng nhập khẩu sang các hoạt động tạo năng suất cao. Việt
Nam cần giải quyết những vấn đề căn bản trong ngành công nghiệp chế tạo
vốn đang bị che giấu bới thành tích tăng trường trong quá khứ. Xử lý được
những vấn đề này sẽ giúp Việt Nam vươn lên trong chuôi giá trị gia tăng và
tránh được bấy thu nhập trung bình ma nhiêu nền kinh tề thu nhập trung bình
khác, kê cả một số nền kinh tế Đông Á, đã mắc phải. Tăng năng suất bằng cách
nâng cao chất lượng lực lượng lao động, thay đổi cơ cấu ngành thông qua việc
giảm dần ảnh hưởng của các doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào các hoạt động cung úng nguyên phụ liệu và hỗ trợ các
doanh nghiệp tư nhân trong nước hội nhập với nền kinh tế quốc gia và toàn
cầu thông qua việc thành lập các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, và các
công ty thương mại là một bước tiến theo hướng đó.
Áp dụng hàng loạt các kỹ thuật phân tích định tính và định lượng, cuốn
Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam đã xác định những trớ ngại chính cản trở
sự tăng trướng cúa ngành công nghiệp chế tạo ớ Việt Nam và đánh giá sự
khác biệt trong kết quả hoạt động ở cấp doanh nghiệp giữa Trung Quốc và
Việt Nam. Cuốn sách cho thấy có sự tương phản giữa các doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp được sự hô trợ của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các
doanh nghiệp thuộc sờ hữu nhà nước và doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư
thường không liên kết với các doanh nghiệp nhỏ trong nước thông qua các
Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • 596/978-1-4648-0034-4

xi


X ĩĩ

Lời nói đẩu


mối liên hệ ngược chiêu và xuôi chiều để sử dụng các đầu vào hoặc sản phẩm
trung gian sản xuất trong nirớc. Sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ nội
địa chù yếu nhờ vào số đông các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vi mô,
chứ không phải nhờ vào sự phát triển của các doanh nghiệp qui mô vừa và
lớn. Sản phẩm cuối cùng chứa ít giá trị gia tăng; công nghệ và kiến thức
chuyên môn ít được chia sẻ; và nền kinh tế không thê’ vưoa lên nâ'c thang
chuyển đổi cơ cấu cao hon. Chính cơ cấu sản xuất này là một trong những lý
do khiến quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng cúa Việt Nam trong ba thập
kỷ vừa qua chưa mang lại một cán cân thương mại có lọi cho Việt Nam.
Các giải pháp chính sách nhằm giải quyết vấn đê về năng lực cạnh tranh ờ
Việt Nam cần đề cập đến cơ cấu ngành công nghiệp nhẹ đã bàn đến ờ trên, và
nâng cao giá trị gia tăng cúa ngành. Đê làm được điều đó, cân hỗ trợ mở rộng
các doanh nghiệp nhỏ trong nước, đồng thời giúp các doanh nghiệp này đạt
được năng suất lao động cao hơn thông qua hội nhập thương mại. Điêu này
đòi hỏi phải nâng cao kỹ năng của người lao động và công nghệ cũng như chất
lượng và tính đa dạng của sản phẩm để có thê’ cạnh tranh đivợc với hàng nhập
khẩu. Vê mặt này, các chính sách nhằm giám bớt vai trò của khu vực nhà
nước, thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại, khuyến khích hình thành cụm
doanh nghiệp và gia công, mở rộng việc kết nối mạng lưới quốc tế và xã hội
đêu rất quan trọng. Để nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa, Việt Nam cần
gắn kết chuôi cung ứng các hoạt động gia công bằng cách đầu tư vào sàn xuất
hàng hóa thượng nguồn - như nông sản chế biên, dệt may, đồ gô - những
ngành mà Việt Nam đã có lợi thế so sánh và đã giành được thị phần nhất định.
Tuy nhiên, khác với các hoạt động hạ nguồn, sản xuất các loại nguyên liệu thô
và hàng hóa trung gian này đều là những ngành sử dụng nhiều vốn và công
nghệ, yêu cầu lao động có kỹ năng. Thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài vào
những ngành này và cải cách hệ thống giáo dục, dạy nghề là cách tốt nhất để
đạt mục đích đó. Vì thế, cần rà soát lại toàn diện các biện pháp khuyến khích
đầu tư trực tiếp nước ngoài để huớng trọng tâm vào sản xuất thượng nguồn
và thu hút vốn, kiến thức kỹ thuật, đồng thời cải thiện kỹ năng lao động và kỹ

năng kinh doanh.
Cuốn sách dựa trên các phân tích về chuỗi giá trị trong năm ngành công
nghiệp trọng điểm của nên công nghiệp nhẹ Việt Nam: kinh doanh nông
nghiệp, đồ da, chế biến gô và đồ gô, kim khi và dệt may. Dựa trên những phân
tích này, báo cáo Phát triển côn>Ị nghiệp nhẹ tại Việt Nam đề xuất các giải pháp
chính sách cụ thê’ để giúp các nhà hoạch định chính sách nhận diện, xác định
lĩnh vực ưu tiên và giải quyết nhũng trớ ngại nghiêm trọng nhất trong nhũng
ngành công nghiệp nhẹ điển hình này.
Cuốn sách Phát triển côn<ị nghiệp nhẹ tại Việt Nam áp dụng một số phương
pháp sáng tạo. Thứ nhất, nó so sánh mức chi phí giữa Trung Quốc và Việt
Nam đến cấp ngành và cấp sản phẩm. Thứ hai, cuốn sách sử dụng rất nhiều
kỹ thuật phân tích định tính và định lượng, cũng nhu tiếp cận có trọng tâm,
đê’ xác định những trờ ngại chính, cụ thê’trong các ngành công nghiệp nhẹ có
triển vọng nhất và đánh giá sự khác biệt về kết quả hoạt động của các doanh
nghiệp ở hai quốc gia này. Thứ ba, nó đề xuất các biện pháp dựa trên thị
Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • />

Lời nói đẩu

trường và một số biện pháp can thiệp mang tính chọn lọc của chính phủ đê
tháo gỡ những trờ ngại đó. Thứ tư, nó nêu bật mối quan hệ tưong tác lẫn nhau
giữa các trờ ngại và giải pháp. Ví dụ, giải quyết vấn đề về dầu vào cho ngành
chê'tạo đòi hỏi phải hành động trong lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục và cơ sớ
hạ tầng. Hy vọng cuốn sách này sẽ khích lệ các nhà hoạch định chính sách, các
doanh nhân và người lao động ở Việt Nam tư duy một cách sáng tạo đê tận
dụng cơ hội trong ngành công nghiệp chế tạo và qua đó góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.

Victoria Kvvakvva
Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam

Nyân hàng Thê'giới

Phát triển còng nghiệp nhe tại Việt Nam • />


Lời cảm ơn

Cuốn sách này do nhóm nghiên cứu gồm Đinh Trường Hinh (Trưởng nhóm),
Deepak K. Mishra, Lê Duy Binh, Phạm Minh Đức và Phạm Thị Thu Hằng thực
hiện. Các thông tin đầu vào chính phục vụ phân tích so sánh chuỗi giá trị do
Global Development Solutions, LLC of Reston, Virginia cung cấp, dưới sự chỉ
đạo của Yasuo Konishi và Glen Surabian. Kathleen Fitzgerald, Eleonora
Mavroeidi, Phạm Đỗ Chí, và Phạm Ngọc Thạch đã có nhũng đóng góp lớn
cho công trình nghiên cứu. Cuốn sách là một phân trong dự án về Ngành công
nghiệp nhẹ châu Phi của Ngân hàng Thế giới do nhóm nòng cốt gồm Đinh
Trường Hình (Trưởng nhóm), Vincent Palmade (Đồng trưởng nhóm),
Vandana Chandra, Francés Cossar, Tugba Gurcanlar, Ali Zafar, Eleonora
Mavroeidi, Kathleen Fitzgerald, và Gabriela Calderón Motta thực hiện. Báo
cáo đã nhận được những góp ý quý báu từ Victoria Kwakwa (Giám đốc quốc
gia tại Việt Nam), Sameer Goyal (Chuyên gia cao cấp lĩnh vực Tài chính),
Habib Nasser Rab (Kinh tế gia cao cấp), Thái Văn cẩn (nguyên chuyên gia của
Quỹ Tiền tệ quốc tê), Phạm Văn Thuyết (nguyên chuyên gia của Ngân hàng
Thế giới), và các đại biểu tham gia Hội thao thúc đẩy thương mại, tạo giá trị
và năng lực cạnh tranh tổ chức tại Hà Nội tháng 12 năm 2012. Đặc biệt, chúng
tôi muốn gửi lời cám cm đến Trần Minh Thu (Chuyên viên cao cấp, Vụ công
nghiệp nhẹ, Bộ Công Thưcmg) và Đặng Kim Dung (Tổng thư ký Hiệp hội Dệt
may Việt Nam) vì những ý kiến dóng góp quý giá của họ. Nghiên cứu này
được thực hiện với sự hỗ trợ và hướng dẫn của các nhà quản lý cao cấp sau
đây cùa Ngân hàng Thế giói: Kaushik Basu (Phó Chủ tịch cấp cao và chuyên
gia kinh tế trường), Justin Yifu Lin (nguyên Phó Chủ tịch cấp cao và chuyên

gia kinh tế trưởng), Axel van Trotsenburg (Phó Chú tịch phụ trách khu vực
Đông Á - Thái Bình Dưong), Victoria Kwakwa (Giám đốc quốc gia tại Việt
Nam), Sudhir Shetty (Giám đốc bộ phận Giảm nghèo và Quản lý kinh tê), Zia
Qureshi (Giám đốc Vụ Vận hành và Chiến lược, Kinh tế học phát triển), Gaiv
Tata (Giám đốc Vụ Tài chính và Phát triển khu vực tư nhân châu Phi), Marilou
Uy (Cố vấn cấp cao, Đặc phái viên và nguyên Giám đốc Vụ Tài chính và Phát
triển khu vực tư nhân châu Phi), và Tune Tahsin Uyanik (Giám đốc, Vụ Tài
chính và Phát triển khu vực tư nhân Đông Á - Thái Bình Dưomg). Chúng tôi
xin cảm on các đồng nghiệp sau đây đã thường xuyên động viên và hỗ trợ
chúng tôi: Đinh Trường Hãn, Alphonsus J. Marcelis, Célestin Monga, Nguyễn
Minh Hà, David Rosenblatt, Geremie Sawadogo, Trần Kim Chi, Dipankar
Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • />
XV


xvi

Lời cảm ơn

Megh Bhanot, Aban Daruwala, SaidaDoumbia Gall, Nancy Lim, Lê Thị Khánh
Linh, và Melanie Brah Marie Melindji.
Nhóm tác giả xin cảm on nhiêu người đã tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ chúng
tôi trong suốt thời gian chuẩn bị cuốn sách này. Đặc biệt, chúng tôi xin cảm om
những người đã hào phóng dành thời gian cho các cuộc thào luận và cuộc
phỏng vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin cảm om những cán bộ Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam sau đây đã giúp thu xếp các cuộc phòng vấn:
Đoàn Thúy Nga, Đoàn Thị Quyên, Đặng Thanh Tùng, và Phạm Đình Vũ.
Báo cáo này được hiệu đính bỏ'i một nhóm chuyên gia đứng đầu là Bruce
Ross-Larson, Meta deCoquereaumont, và Robert Zimmermann. Chúng tôi xin
chân thành cám om sự hỗ trợ tài chính của Chương trình Đối tác Ngân hàng

Thế giới - Hà Lan và Quỹ Chính sách và Phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản.

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • />

vể tác giả

Đinh Trường Hinh là Chuyên gia kinh tế chính, Văn phòng Phó chủ tịch và
Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thê'giới. Trước đây, ông từng làm việc
ớ khu vực Châu Phi (1998-2008), Khu tổ họp Tài chính, NHTG (1991-98), và
phụ trách Khu vực Trung Đông tại NHTG (1979-91). Ông tốt nghiệp hạng ưu
môn kinh tế học và toán học tại trường Tổng họp bang New York, và nhận
bằng Thạc sĩ kinh tế, Thạc sĩ kỹ sư công nghiệp và bằng Tiến sĩ kinh tế tại
trường Tổng hợp Pittsburgh (1978). Nghiên cứu của ông tập trung vào các lĩnh
vực tài chính công, tài chính quốc tế, công nghiệp hóa, và phát triển kinh tế.
Các tác phẩm gần đây nhất của ông gồm Công nghiệp nhẹ Châu Phi (2012), Công
nghiệp nhẹ Zambia (2013), Công nghiệp nhẹ Tanzania (2013), và Các câu chuyện k ể
từ mặt trận phát triển kinh tc (2013).

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • />
x v ii



1 f ạ'

/

A

.


^

• A

Ve các cộng tác vien

Deepak Mishra là chuyên gia kinh tế chính tại Trụ sở chính Ngân hàng Thế
giới, Washington DC, phụ trách chính sách kinh tế khu vực Đông Á -T h ái Bình
Dưong. Ông đã từng là chuyên gia kinh tế chính của Ngân hàng Thế giới tại
Việt Nam, làm việc tại Hà Nội từ 2010 đến 2013. Ông được trao bằng Thạc sĩ
kinh tế tại Truông Kinh tế Delhi và bằng Tiến sĩ kinh tê tại trưòng Tông họp
Maryland. Trước khi vào làm việc tại Ngân hàng Thế giới ông đã tùng làm việc
tại Hội đồng Dự trữ Liên bang, Tata Motors, và trường Tổng hợp Maryland.
Lê Duy Bình là chuyên gia kinh tế tại Economica Việt Nam, một hãng tư vấn
và nghiên cứu chuyên về kinh tế phát triển. Trong khoảng thời gian 2000-09
ông là CỐ vân cao cấp cho Deutsche Gesellschaft für Internationale
Zusammenarbeit về doanh nghiệp và phát triển kinh tế tư nhân. Trước đó ông
làm việc cho Ngân hàng Họp tác Quốc tế Nhật bản, Dại học Kinh tế Quốc dân,
và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ông nghiên cứu về phát triển doanh
nghiệp, kinh tế tư nhân, tài chính, cho vay phát triển, và quản trị.
Phạm Minh Đức có 18 năm kinh nghiệm tại Ngân hàng Thếgiới, với các nước
Việt Nam, Cam-pu-chia, Miến điện và Phi-líp-pin. Ong tham gia nghiên cứu,
phổi họp đoi thoại chính sách với các chinh phu, viết báo cáo vẻ đièu chinh cơ
cấu, tự do hóa thưong mại và năng lực cạnh tranh, và quàn lý nguồn thu. Gần
đây ông tập trung vào phát triển thưcrng mại, chính sách và quản lý thuế. Ông
có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại trường Tổng họp Illinois tại
Champaign-Urbana.
Phạm Thị Thu Hằng là Tổng thư ký Phòng Thưong mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI). Trước đây bà là giám đốc Trung tâm Xúc tiến Doanh nghiệp nhỏ

và vừa và Giám đốc Hội Phát triển Doanh nghiệp thuộc VCCI. Bà đã quan lý
các dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ công nghiệp, chuỗi cung
ứng và nữ doanh nhân tại VCCI trong sự cộng tác với Ngân hàng Phát triển
Châu Á, Chương trình Phát triển Liên Họp Quốc, Cơ quan Phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ, Ngân hàng Thế giới, và nhiều tổ chức khác. Bà đỗ Tiến sĩ kinh tế
(1990) tại trưòng Đại học Quốc gia Mat-cơ-va và là thành viên Hội đồng Tư
vấn Doanh nghiệp Nhỏ và vừa ASEAN. Từ năm 2006 đến 2012 bà là Tổng biên
tập Báo cáo Thường niên Doanh nghiệp Việt Nam.
Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http:// dx.doi.org/l0.1596/978-1-4648-0034-4

xix



Bảng ký hiệu chữ viết tắt

CMT

Gia công công nghiệp (Cut - make - trim)

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOB

Giá giao ở mạn tàu

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

TCDN

Tổng cục Dạy nghề (Việt Nam)

GDĐT

Giáo dục và đào tạo (Việt Nam)

LĐTBXH

Lao động, Thương binh và Xã hội (Việt Nam)

ĐKHC

Đặc khu hành chính (Trung Quốc)

DNN&V

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

TPP

Đối tác xuyên Thái Bình Duong (Trans-Pacific Partnership)


TVET

Giáo dục và đào tạo nghê kỹ thuật

Vinatex

Tập đoàn Dệt may quốc gia Việt Nam

Tất cả các đơn vị tiền tệ Đô-la trong cuốn sách này đều là Đô-la Mỹ ($), trừ phi
có chú thích khác. Khi sử dụng các đon vị tiền tệ khác, việc quy đổi sang đồng
Đồ-la My dựa vào ti giấ trung bình cua nẵm dược nghiên cưu (dòng rh trong
[cơ sở dữ liệu] Thống kê tài chính quốc tế, Quỹ Tiên tệ quốc tế, Washington,
DC, />Ghi chú về các tên riêng trong tiếng Việt: ơ Việt Nam và nhiều nước châu Á
khác, trong cuộc sống hàng ngày, họ của một người đêu được viết trước tên
riêng của người đó. Chúng tôi áp dụng cách gọi tên này ở đây đối với các đối
tượng người Việt Nam được phỏng vấn và các tác giả sống và làm việc chủ yếu
ờ Việt Nam cũng như những đối tượng khác không có tên gọi theo lối phương
Tây. Những cá nhân này được nêu trong danh sách ờ phần phụ lục mà không
dùng dấu phảy giữa họ và tên riêng (ví dụ, Lê Duy Binh, họ trước tên sau và
không có dấu phảy). Nhũng cá nhân khác có cách gọi tên theo trật tự phương
Tây và những người được biết đến bời cách gọi này sẽ được nêu tên theo thông
lệ đó trong bài (ví dụ, Đinh Trường Hinh với Đinh là họ). Tên cùa các cá nhân
đó được nêu trong danh sách ở phần phụ lục có thêm dấu phảy ở giữa ((ví dụ,
Dinh, Hình T.).

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • />
XXI




Giới thiêu

Cuốn sách này nhằm trả lời nhũng câu hỏi sau đây:
• Những rào cản trói buộc mà ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam đang gặp
phải là gì?
• Các doanh nghiệp đã đối phó vói những rào cản đó như thế nào?
• Những cải cách chính sách thực tế nào có thể giúp các doanh nghiệp vượt
qua các rào cản và bước nhảy vọt nào có thể đưa Việt Nam trờ thành một
hên kinh tế hiện đại?
Cuốn sách này tìm hiểu những vân đ'ê đó theo các cấp độ quốc gia, ngành
và sản phẩm.

Tập trung nghiên cứu cấp ngành và quốc gia
Cuốn sách này tập trung nghiên cứu năm ngành công nghiệp nhẹ được coi là hạt
nhân của npành công nghiệp Việt Nam' chê biên thực phàm và dồ uống (kinh
doanh nông nghiệp), đồ da, chế biến gỗ và đồ gỗ, kim khí và may mặc.
Vì Trung Quốc là nước cạnh tranh cao nhất thế giới trong ngành công
nghiệp nhẹ và là một đối thủ cạnh tranh quyết liệt trong nhiều thị trường nội
địa trên khắp thế giói nên chúng tôi chọn nước này làm mốc so sánh cho
nghiên cứu sâu vê cơ cấu chi phí sản xuất ờ Việt Nam. Trung Quốc là quốc gia
so sánh phù hợp vì khi nước này nổi lên trên thị trưòng toàn cầu, Trung Quốc
đã phải thích nghi để có thể cạnh tranh được về sản phẩm chế tạo, vốn đang
bị thống trị bời các quốc gia và vùng lãnh thổ khác (Đặc khu hành chính
(ĐKHC) Hồng Công, Trung Quốc; Hàn Quốc; Xingapo; và Đài Loan, Trung
Quốc). Trung Quốc đã chuyển đổi thành công từ nhũng hàng hóa rẻ, sử dụng
nhiều lao động sang các hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn. Nước này cũng
phái đối mặt với những hạn chế càn trở trong môi trường đâu tu tưong tự như
Việt Nam hiện nay.

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • -4648-0034-4


1


2

Giới thiệu

Phương pháp luận
Nghiên cứu này sử dụng năm công cụ phân tích được áp dụng trong giai đoạn
2010-2011 và được đăng tải trực tuyến:
• Nghiên cứu mới dựa trên Điều tra doanh nghiệp của Ngân hàng Thếgiới.1
• Phỏng vấn định tính do nhóm nghiên cứu tiến hành với khoảng 130 doanh
nghiệp chính thức và phi chính thức ỏ nhiều qui mô khác nhau tại Trung
Quốc và Việt Nam. Các cuộc phỏng vấn này đêu dựa trên một bảng hỏi do
giáo sư John Sutton, Trường Kinh tế Luân đôn thiết kế.
• Phỏng vấn định lượng do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và
Đại học Oxford tiến hành với khoảng 600 doanh nghiệp chính thức và phi
chính thức ở nhiêu qui mô khác nhau tại Trung Quốc và Việt Nam. Các cuộc
phỏng vấn đều dựa trên bàng hỏi do các giáo sư Marcel Fafchamps và
Simon Quinn (2012), Đại học Oxford thiết kế.
• Phòng vấn sâu với khoảng 140 doanh nghiệp chính thức qui mô vừa do
công ty tư vấn Global Development Solutions tiến hành đê’ phân tích so
sánh chi tiết về chuỗi giá trị (GDS 2011).
• Nghiên cúu của Kaizen về tác động của đào tạo quản lý đến chù các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) (Ngân hàng Thế giới, 2011). Hoạt động đào
tạo cho khoảng 250 doanh nhân ờ Việt Nam do các nhà nghiên cứu Nhật
Bàn thuộc Quỹ nghiên cứu cao cấp về Phát triển quốc tế và Viện Sau Đại học
quốc gia về nghiên cứu chính sách triển khai.
Phân tích từ chuơng 4 đến chưong 8 được hỗ trợ bời năm nguồn dữ liệu

này, còn phân tích từ chuông 1 đến chương 3 dựa trên các dữ liệu quốc gia và
quốc tế.

Chú thích
1. Xem Điều tra doanh nghiệp (cơ sớ dữ liệu), Công ty Tài chính quốc tế và Ngân
hàng thế giới, Washington, DC, .

Tài liệu tham khảo
Fafchamps, Marcel, and Simon Quinn. 2012. "Results of Sample Surveys of Firms."
In Performance o f Manufacturing Firms in Africa: An Empirical Analysis, -edited by
Hinh T. Dinh and George R. G. Clarke, 139-211. Washington, DC: World Bank.
CDS (Global Development Solutions). 2011. The Value Chain and Feasibility Analysis;
Domestic Resource Cost Analysis. Vol. 2 of Light Manufacturing in Africa: Targeted
Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank.
/>World Bank. 2011. Kaizen for Managerial Skills Improvement in Small and Medium
Enterprises: An Impact Evaluation Study. Vol. 4 of Light Manufacturing in Africa:
Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC:
World Bank. />
Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • />

CHƯƠNG 1

Tăng trưởng công nghiệp trong
bôi cảnh phát triển chung

Chương này điểm lại xu thế phát triển kinh tế của Việt Nam trong 25 năm qua
và tìm hiểu những thách thức chính mà Việt Nam gặp phải trong thập kỷ tới.
Chương sẽ đánh giá lại những tiến bộ và thất bại kể từ khi chính sách Đôì mới
được thực hiện năm 1986, trong đó có cả những vấn đề kinh tế vĩ mô nảy sinh
từ năm 2008.1 Chương này cũng phân tích căn nguyên của những thách thức

chính sách gần đây và truy nguyên chúng từ góc độ hên tảng kinh tế vi mô
yếu kém của ngành ngành công nghiệp - đó cũng là trọng tâm của cuốn sách.

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
Trong chưa đầy 25 năm, cải cách kinh tế đã đưa Việt Nam từ một trong nhũng
nước có mức thu nhập thấp nhất thế giới thành một nước có thu nhập trung
bình nhóm dưới. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã

đạt 1 407 Đô-la, tăng từ m ức 437 Đô-la năm l q86, trong khi tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) tăng trung bình 7% một năm trong cùng kỳ (Ngâri hàng Thế giới,
2012). Sự tăng trưởng nhanh chóng này diễn ra sau cuộc cài cách Đổi Mới năm
1986, một chính sách đã chuyên đổi Việt Nam từ một hên kinh tế kếhoạch hóa
tập trung sang hên kinh tế định hướng thị hường và hội nhập ngày càng sâu
vào hên kinh tế thế giới. Quyền sử dụng đất đã được cho phép; hệ thống thuế
quan đã được sắp xếp lại; việc thành lập các doanh nghiệp tư nhân được ủng
hộ, cùng với việc dỡ bỏ hầu hết các loại hạn ngạch. Những cuộc cải cách tiếp
theo còn cố gắng mở cửa thương mại hơn nữa, bằng cách giảm dần mức thuế
quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, và điều
này đã làm cho xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Với việc gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam trở thành nơi xuất phát và là
điểm đến của những dòng thương mại lớn và là nước tiếp nhận lượng đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) rất lớn, tương đương với 20% GDP năm 2011. Sau
khi gia nhập WTO, cam kết FDI thuần đối với Việt Nam đã vượt tổng mức cam
kết của Inđônêxia, Philípin và Thái Lan cộng lại (Ngân hàng Thê' giới, 2012).

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • />
3


4


Tãng trưỏng công nghiệp trong bối cảnh phát triển chung

Nghèo đói giảm nhanh, từ 58% dân số năm 1993 xuống còn 11% năm 2010
(UNIDO và Bộ KH&ĐT, 2012).
Tuy nhiên, kể từ năm 2008, Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức
lớn trong việc khôi phục cân đối kinh tế vĩ mô và duy trì mức tăng trưởng cao.
Trong giai đoạn 2008-2011, tăng trướng kinh tế cùa Việt Nam giảm từ mức
8,1% một năm trong 5 năm trước đó xuống còn 6,1% một năm. Hội nhập toàn
cầu đã khiến rìên kinh tế bất ổn nhiều hon, và Việt Nam đã trở nên dễ bị tổn
thương hơn trước những biến động về sản lượng của các đối tác thương mại
chính khi nhũng nước này rơi vào cuộc suy trầm lớn. Chính phủ Việt Nam đã
đối phó với tình hình đó bằng một gói kích cầu. Nhờ đó tạm thời đã hỗ trợ
được tăng trường, nhưng không giải quyết được căn bản mục tiêu khôi phục
sự ốn định vĩ mô trong dài hạn.
Kết quả phân tích chi tiết cho thấy nên kinh tê' đã có sự chuyển dịch cơ cấu
trong giai đoạn 2000-2010, mặc dù không lớn (bảng 1.1). Cơ cấu sản lượng
quốc gia năm 2010 cho thấy Việt Nam đang dịch chuyển dần ra khỏi ngành
nông nghiệp. Theo giá hiện hành, ti trọng công nghiệp theo nghĩa rộng, tức là
bao gồm cả khai khoáng, chế tạo, điện năng, và xây dựng, đã tăng một chút
trong giai đoạn này, từ 37,8% lên 40,5% GDP, trong khi tỉ trọng của ngành
công nghiệp chế tạo trong GDP cũng chỉ tăng nhẹ. Phân tích tỉ trọng dựa trên
giá danh nghĩa có thể che lấp qui mô chuyển dịch cơ cấu thực sự vì giá sản
phẩm chế tạo có xu hướng tăng chậm hơn giá dịch vụ. Quả thực, nếu tính theo
giá cố định thì tỉ trọng của ngành chế tạo đã tăng từ 20 lên 25% trong giai đoạn
đó.
So với Trung Quốc và các nước châu Á khác, rổ hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam chưa mờ rộng được sang các sản phẩm có công nghệ trung bình và
công nghệ cao trong giai đoạn 1980-2009, tuy một số sản phẩm công nghệ
thấp đã nổi lên (hình 1.1).

Nhìn vào xuất khẩu của Việt Nam cho thấy mức độ sử dụng công nghệ của
đa số sản phẩm còn thấp (hình 1.2, đồ thị a). Ti trọng hàng hóa công nghệ cao
có tăng nhưng với tốc độ chậm, phần lớn hàng xuất khẩu gần như không sử
dụng chút công nghệ nào. Trong khi đó, Trung Quốc lại chuyển đổi thành
công hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của mình sang hàng hóa sử dụng nhiều
công nghệ (hình 1.2, đồ thị b).
Bảng 1.1. Cơ cấu ngành trong tăng trưởng GDP, Việt Nam, giai đoạn 2000-2010
Phàn trăm
Tóc độ tàng trưởng
Ngành

2000-11

Ti trọng GDP
2000-02

2008-11

2008-■11, giá cố định

Nông nghiệp

3.6

23.6

21.4

17.7


Cóng nghiệp

8.9

37.8

40.5

43.4

10.2

19.6

19.8

25.0

Dịch vụ

7.2

38.6

38.1

38.8

Tổng số


7.1

100

100

100

Chế tạo sản xuất

Nguốrt: Ngân hầngThế giới, 2012.
Ghi chú: Các giá trị đéu tính theo giá hiện hành, trừ khi có ghi chú khác.

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • />

×