Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

nguyên lí cơ bản chủ nghĩa mác leenin về tiền công và vận dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.12 KB, 7 trang )

Tiền công, tiền lương luôn là vấn đề cấp thiết đối với người lao động. Một chế định tiền
lương thích hợp sẽ tạo ra động lực lớn kích thích người lao động hăng say sáng tạo và
cống hiến nhiều hơn cho xã hội, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Lý luận về
tiền công của C. Mác không chỉ vạch rõ bản chất của tiền công dưới chủ nghĩa tư bản đã bị
che đậy mà còn có giá trị thực tiễn quan trọng. Chính vì thế, em xin chọn đề bài: “Lý luận
tiền công của C. Mác và sự vận dụng lý luận này ở Việt Nam hiện nay” cho bài tập lớn
học kì.
NỘI DUNG
II. Lý luận tiền công của C. Mác
1. Bản chất của tiền công
Người công nhân bán sức lao động cho nhà tư bản trong một thời gian nào đó, sản xuất ra
một số lượng hàng hóa hoặc thực hiện một dịch vụ nào đó cho nhà tư bản thì nhận được
một số tiền nhất định, gọi là tiền công. Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là giá
trị hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá trị hay giá cả của
lao động.
Hình thức biểu hiện đó lại gây ra sự nhầm lẫn do những thực tế sau đây :
Thứ nhất, đặc điểm của hàng hoá sức lao động là không bao giờ tách khỏi người bán, nó
chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho
nhà tư bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.
Thứ hai, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có tiền sinh
sống, do đó bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động. Còn đối với nhà tư
bản bỏ tiền ra là để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động.
Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm
sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động.
Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động
tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không
được trả công, do đó tiền công che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
2. Các hình thức cơ bản của tiền công
Tiền công có hai hình thức cơ bản là tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản
phẩm.
Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó tỉ lệ thuận với thời


gian lao động của công nhân. Tiền công tính theo thời gian thường áp dụng đối với các
công việc khó tính được số lượng sản phẩm cụ thể do đó phải căn cứ vào độ dài ngày lao
động, cường độ lao động, trình độ lành nghề để trả công. Giá cả của một giờ lao động là
thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian.
Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó tỷ lệ thuận với số
lượng sản phẩm hay chi tiết sản phẩm mà công nhân đã chế tạo ra tùy theo số lượng công
việc đã hoàn thành. Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định. Đơn giá tiền


công được xác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của công nhân trong một
ngày với số lượng sản phẩm trung bình mà một công nhân sản xuất ra trong một ngày, do
đó về thực chất, đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một
sản phẩm. Vì thế tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hoá của tiền công tính
theo thời gian.
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm mới chỉ là biểu hiện của tiền
công danh nghĩa, do đó chúng ta cần phân biệt tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của
mình cho nhà tư bản. Còn Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng
hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của
mình.
Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm xuống tuỳ
theo sự biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường. Trong
một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu
dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống hay tăng
lên. Như vậy, tiền công thực tế tỷ lệ thuận với tiền công danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với giá
cả hàng hóa, dịch vụ và phụ thuộc vào các khoản thuế mà công nhân phải đóng cho nhà
nước.
II. Vận dụng lý luận tiền công của C. Mác ở Việt Nam hiện nay
Ở nước ta hiện nay việc nhận thức đúng đắn bản chất tiền công, các hình thức tiền công

để áp dụng và quản lý lao động trong các doanh nghiệp là vấn đề quan trọng. Bởi vì tiền
công là đòn bẩy kinh tế quan trọng kích thích các nhân tố tích cực trong mỗi con người.
Việc phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của người lao động,
tạo thành động lực quan trọng của việc phát triển kinh tế. Hơn nữa lý luận tiền công có tầm
quan trọng đặc biệt trong việc xác định mức công của người lao động trong các hợp đồng
xuất khẩu lao động tại chỗ hoặc xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Đồng thời nó còn là cơ
sở kinh tế cho việc điều chỉnh các vấn đề về quan hệ lao động của nhà nước.
1.Thực trạng tiền công của người lao động Việt Nam hiện nay
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta đạt được nhiều thành tựu
trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Thực tế, mức lương tối thiểu vùng cao nhất hiện nay là 2,7 triệu đồng (vùng I) và thấp nhất
là 1,9 triệu đồng (vùng IV) (xem thêm PHỤ LỤC 1), đến năm 2015, mức lương tối thiểu
vùng sẽ được tăng lên tương ứng 3,1 triệu đồng (vùng I) và 2,2 triệu đồng (vùng IV); tuy
nhên với mức lương này theo các nghiên cứu thì chỉ mới đáp ứng được 75% mức sống tối
thiểu. Khi tiền lương không đủ trang trải cuộc sống, sức khỏe không bảo đảm, công nhân
khó hoàn thành định mức công việc trong 8h quy định. Về lâu dài, sẽ tạo ra lớp người
nghèo mới ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh xã hội.


Có thể thấy chính sách tiền lương của nhà nước còn chậm đổi mới so với sự phát triển
chung của tình hình kinh tế - xã hội. Những hạn chế của chính sách tiền lương thể hiện ở
một số điểm sau:
Về mức lương tối thiểu: Theo số liệu của Bộ nội vụ, từ tháng 1/2003 đến nay đã 9 lần điều
chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung, từ 210 nghìn đồng lên 1.150 nghìn đồng/ tháng. Tính
từ năm 2013, lương đã tăng 447,8%; cao hơn chỉ số giá tiêu dùng CPI do Tổng cục Thống
kê công bố là 186,8%. Tuy nhiên, mức lương 1.150.000 đồng/tháng chỉ đạt 50% bình quân
mức lương tối thiểu vùng năm 2014 của khu vực Doanh nghiệp. Nếu căn cứ thực tế mức
sống, mức lương tối thiểu này không đủ để người lao động có thể sống được trong một
tháng, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh khi lạm phát ngày
càng đẩy giá cả tiêu dùng leo thang chóng mặt. Mức lương tối thiểu thấp không bảo đảm

tái sản xuất giản đơn sức lao động của bản thân người lao động. Ở khối doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, có nhiều thiệt thòi cho các lao động khi phía nước ngoài sẽ không chấp
nhận trả cao so với mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định.
Về thời gian và mức độ điều chỉnh tiền lương danh nghĩa: Ở nước ta, trong những năm gần
đây, tỷ lệ lạm phát hằng năm khá cao, vì thế, về nguyên tắc, để tiền lương thực tế của
người lao động không bị giảm cần phải điều chỉnh tăng mức lương danh nghĩa ít nhất
ngang bằng với tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh lương chưa được
thực hiện kịp thời, không theo kịp với đà tăng giá.
Về hệ số phụ cấp: Tiền lương có một chức năng cực kỳ quan trọng là điều tiết quan hệ
cung - cầu về sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Hệ số phụ cấp trong chính sách
tiền lương ở nước ta hiện nay mới chỉ có loại phụ cấp tham gia điều tiết cung - cầu sức lao
động theo vùng là phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đắt đỏ. Sự chênh lệch mức
lương giữa lao động giản đơn và lao động phức tạp chưa đủ để khuyến khích nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, thậm chí còn có tình trạng “chảy máu chất xám”.
Về tỷ lệ tiền lương trong thu nhập: Tiền lương chỉ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự
hoạt động tích cực của người lao động khi nó chiếm phần lớn trong thu nhập của họ. Với
chính sách tiền lương hiện hành, tiền lương của cán bộ công nhân, viên chức hiện nay chỉ
chiếm phần nhỏ trong tổng thu nhập của người hưởng lương (khoảng 30%- 50%), làm cho
tiền lương không phản ánh đúng thang giá trị lao động, ảnh hưởng lớn tới quan hệ tiền
lương trên thực tế.
2. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của thực trạng tiền công của người lao động
Việt Nam hiện nay
Hiện trạng bất cập trong chế độ tiền công, tiền lương ở nước ta hiện nay bắt nguồn từ
nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là nhận thức chưa đầy đủ về tính chất hàng hóa của
sức lao động cũng như về bản chất của tiền lương. Mặc dù khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường, chúng ta đã có những thay đổi lớn trong nhận thức nhưng trên thực tế, việc cải
cách tiền lương không đồng bộ với việc đổi mới các lĩnh vực có liên quan nên kết quả
không cao. Cải cách hành chính trong khu vực nhà nước diễn ra chậm, đặc biệt việc tinh



giảm biên chế còn thiếu cương quyết. Tiền lương chưa thực sự được coi là đầu tư cho
người lao động, đầu tư cho nguồn nhân lực mà chỉ coi đó là một khoản chi cho tiêu dùng cá
nhân. Khi tiến hành cải cách tiền lương chưa có cơ chế để tạo nguồn mà chỉ nặng về cân
đối ngân sách. Vì thế khi xây dựng mức lương tối thiểu, nhà nước dường như bị ràng buộc
bởi sự eo hẹp của ngân sách nên thường đưa ra những mức giá tư liệu sinh hoạt thấp xa
so với mức thực tế. Trong quá trình thực hiện chính sách, chưa kết hợp được việc cải cách
hành chính và đổi mới phương thức hoạt động, cơ chế trả lương cho các ngành sự nghiệp.
Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong hoạch định và thực hiện chính sách còn
hạn chế. Công tác quản lý tiền lương và thu nhập cũng còn nhiều bất cập.
3. Một số phương hướng nâng cao tiền công, cải thiện đời sống người lao động
Để đảm bảo cho người lao động có cuộc sống ổn định ngoài những nhu cầu về vật chất
còn cần có nhu cầu về tinh thần. Nếu người lao động dùng tiền công của mình để tiêu
dùng, nhưng giá cả vật phẩm tiêu dùng tăng lên thì mức sống của họ sẽ hạ xuống. Để khắc
phục điều này cần phải tăng tiền công thực tế cho người lao động theo một số phương
hướng sau:
Thứ nhất: tăng tiền công danh nghĩa. Mặc dù tiền công danh nghĩa không phản ánh đúng
mức sống của người lao động nhưng muốn tăng tiền công thực tế trước tiên cần tăng tiền
công danh nghĩa. Bởi lẽ trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ
nguyên nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên thì tiền công thực tế sẽ giảm
xuống.
Thứ hai: Điều hoà cung- cầu để ổn định giá cả thị trường. Nếu như cung bằng cầu thì giá
cả mới ở mức hợp lí, người tiêu dùng có thể chấp nhận dễ dàng và người sản xuất sẽ tái
sản xuất nhanh.
Thứ ba: Chống lạm phát để giữ cho mức giá cả ổn định, để tiền công danh nghĩa vẫn có
thể mua được nhiều hàng hoá tiêu dùng. Khi lạm phát xuất hiện, giá tư liệu tiêu dùng sẽ
tăng lên, nếu mức công không tăng thì họ không thể mua được tư liệu tiêu dùng, không
đảm bảo được đời sống của chính mình.
Thứ tư: Thực hiện các chính sách thuế phù hợp với thu nhập người lao động. Hiện nay nhà
nước ta đã có từng mức thuế rõ ràng với thu nhâp người dân (xem thêm PHỤ LỤC 2) và
cũng đưa ra những đối tượng miễn giảm thuế. Đó là đối tượng nộp thuế bị thiên tai, tai nạn

làm thiệt hại đến tài sản và đời sống thì có mức xét miễn giảm, giảm thuế tương ứng với
mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thế phải nộp.
Tuy nhiên trong thời gian dài để ổn định, nâng cao đời sống người lao động bên cạnh các
biện pháp tăng tiền công thực tế trên, cần thực hiện các biện pháp tích cực khác có giá trị
lâu dài như: phát triển sản xuất hàng hóa, tăng năng suất lao động xã hội. Bởi khi sản xuất
được càng nhiều hàng hóa thì tiền công mà người lao động được nhận sẽ mua được nhiều
loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho họ; còn khi năng suất lao động xã hội tăng


thì thời gian lao động xã hội cần thiết giảm đi và giá trị hàng hóa theo đó cũng giảm xuống
phù hợp với mức tiêu dùng của người lao động hơn.
KẾT LUẬN
Thực tế trên cho thấy, lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác không chỉ đúng trong chủ
nghĩa tư bản mà nó còn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay. Vì thế, nghiên cứu và vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động và tiền
công của C. Mác vào thực tiễn nhất là việc cải cách chính sách tiền lương ở nước ta hiện
nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra sự đồng bộ trong đổi mới các chính
sách kinh tế - xã hội, để sự phát triển của đất nước ta thực sự do con người và vì con
người.

1.
2.
3.
4.

1.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC-LÊNIN, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2014.

Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN, Nxb. Chính
trị quốc gia, năm 2004.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Đề cương BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC
MÁC-LÊNIN, HÀ NỘI 2001.
ThS. Nguyễn Thị Mai Lan, Đại học Luật Hà Nội, Bài viết “Lý luận hàng hóa sức lao
động và tiền công của C. Mác - cơ sở quan trọng để cải cách chính sách tiền lương”
/>Bài viết “Chính sách tiền lương tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội
nhập”.


/>1.
Tiểu luận “ Lý luận tiền công của C. Mác và thực trạng tiền công của người lao động
trong một số doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”
/>1.
Tiểu luận “ Bản chất tiền lương trong chủ nghĩa tư bản và biện pháp tăng tiền lương
thực tế”
/>PHỤ LỤC 1
Lương cơ bản là mức lương do người sử dụng lao động đặt ra, là cơ sở để tính tiền công,
tiền lương thực lĩnh của người lao động trong chính doanh nghiệp đó.
Trong doanh nghiệp thực tế thì lương cơ bản là lương để đóng bảo hiểm, không tính các
khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
Lương cơ bản không được thấp hơn lương tối thiểu vùng, mà mức lương tối thiểu
vùng hiện nay là:
Đây là mức lương tối thiểu được quy định tại Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức
lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày
1/1/2014.
Chú ý: đối với lao động đã qua học nghề thì phải được cộng thêm 7% lương tối thiểu nữa.
Vậy, mức lương cơ bản hiện nay là theo mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị
định 182/2013/NĐ-CP
Ví dụ như ở Hà Nội: Mức lương cơ bản đối với khu vực Hà Nội cho người lao động đã

qua đào tạo học nghề là:
2.700.000 + 7% X 2.700.000 = 2.889.000
PHỤ LỤC 2
Theo quy định, thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu đánh vào những người
có thu nhập cao, bao gồm công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở
nước ngoài có thu nhập, cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư
không thời hạn ở Việt Nam có thu nhập và người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam.
BIỂU THUẾ LŨY TIẾN TỪNG PHẦN


lương tối thiểu vùng

Nguồn : />
biểu thuế lũy tiến từng phần

Nguồn : />


×