Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập hình sự đề 3 đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.26 KB, 9 trang )

MỤC LỤC:
A.MỞ BÀI
B.NỘI DUNG
I.TÌNH HUỐNG
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
C. KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


MỞ BÀI
Trong cuộc sống, bộ luật hình sự được áo dụng rất nhiều lần, từ những tội nhỏ
A.

như trộm tài sản đế những tội lớn như giết người. CÁc quy phạm pháp luạt của
Luật Hình Sự đều quy định rất nghiêm và cụ thể từng khung hình phạt cho từng
loại tội phạm và mức độ nguy hiểm. Hôm nay em xin trình bày về tội phạm cố
ý giết người thông qua một tình huống cụ thể được nêu trong đề 3, Đề bài tập
học kì môn Luật Hình Sự.
B.
I.

NỘI DUNG

TÌNH HUỐNG


Thắng (22 tuổi, trú tại Khoái Châu, Hưng Yên) là tài xế xe tải, có xích mích với
phụ xe là Toán (37 tuổi, cùng quê). Ngày 26/10/2011, khi xe đến địa phận Thanh Hóa
thì Thắng và Toàn cãi nhau gay gắt. Thắng đuổi Toán xuống xe, Toán đuổi theo và
bám vào cửa xe ( bên phía Thắng đang cầm lái). Thắng xô cửa xe làm Toán ngã xuống
đường. Toán bị xe cán ngang qua người.
Chạy thêm chừng 300m, Thắng bỏ xe chạy trốn. Toán bị dập nát hai chân và
chết. Tôi phạm mà Thắng đã thực hiệm được quy định tại khoản 2 điều 93 Bộ Luật
Hình Sự.
a)

Cấu thành tội phạm ở khoản 2 điều 93 là cấu thành tội phạm cơ bản, tăng nặng hay

b)
c)

giảm nhẹ? Tại sao?
Lỗi của Thắng trong trường hợp này là gì? Tại sao?
Phát biểu sau đây về vụ án là đúng hay sai? Nêu Thắng không bỏ trốn mà đến ngay cơ

d)

quan công an gần nhất để khai báo thì coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Giả sử Thắng đã phạm tội cố ý gây thương tích, bị phạt tù 2 năm cho hưởng án treo
và thời gian thử thách là 4 năm. Sau khi chấp hành 3 năm thử thách, Thắng phạm tôi
giết người nêu trên và bị phạt tù 10 năm, tổng hình phạt của Thắng là bao nhiêu năm
tù?
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu 1:

2



Cấu thành tôi phạm ở khoản 2 điều 93 Bộ Luật Hình Sự 2005 là cấu thành tội
phạm giảm nhẹ.
Khoản 2 điều 93 Bộ Luật Hình Sự 2005 quy định:
“Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.”
Xét về mặt định nghĩa, ta thấy:
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại
tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.
Phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm
phản ánh thì cấu thành tội phạm phân thành:
+ Cấu thành tội phạm cơ bản: là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác.
+ Cấu thành tội phạm tăng nặng: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định
tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội
tăng lên một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường).
+ Cấu thành tội phạm giảm nhẹ: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định
tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội
giảm xuống một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường).
Trong trường hợp này, tội phạm được quy định ở khoản 2 điều 93 là cố ý giết
người, đó là hành vi cố ý tược đoạt tính mạng của người khác trái pháp luật.
Xét chung điều 93, không mô tả các dấu hiệu của tội giết người, nhưng về mặt lý
luận thì từ định nghĩa trên có thể thấy cấu thành tội phạm cơ bản của tội này cũng chỉ
đơn giản là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.
Tức là chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác
thì đã đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, mà cụ thể là cấu thành tội phạm cơ bản.
Hơn thế nữa, khoản 1 điều 93, bộ Luật Hình Sự không chỉ mô tả hành vi tước
đoạt tính mạng của người khác mà còn có các dấu hiệu như giết nhiều người, giết phụ
nữ mà biết là có thai, giết trẻ em...... Đây chính là những dấu hiệu phản ánh mực độ
của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể. Những tình tiết đó làm tăng

nặng trách nhiệm hình sự một cách đáng kể so với khoản 2 của điều luật.
Hơn thế nữa, nếu giết người không thuộc một trong những trường hợp ở khoản
1 điều 93, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 93
3


Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm tù. Khoản 2 không
quy định thêm về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nào mà đơn giản chỉ là dung phương
pháp loại trừ để xác định tội phạm. Có thể thấy, đây là trường hợp giết người thông
thường, không có các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ, định khung tăng nặng hay
giảm nhẹ. Lẽ ra phải quy định cấu thành tội phạm cơ bản trước nhưng do kỹ thuật và
truyền thống lập pháp nên đối với tội giết người nhà làm luật xây dựng cấu thành tăng
nặng trước, sau đó mới đến cấu thành cơ bản.
Như vậy có thể khẳng định lại một lần nữa, khoản 1 điều 93 chính là cấu thành
tôi phạm tăng nặng và do đó, khoản 2 chính là cấu thành tội phạm cơ bản.
Câu 2:
Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc
vô ý.
Lỗi của Thắng trong trường hợp này là lỗi cố ý gián tiếp.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Bộ Luật Dân Sự, lỗi cố ý gián tiếp được định
nghĩa là:
“ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý
thức để mặc cho hậu quả xảy ra ”.
Tức là khi xét xem lỗi đó có phải lỗi có ý gián tiếp hay không ta phải dựa vào hai
đặc điểm: có nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không? Có mong
muốn hậu quả xảy ra hay không? Có ý thức để mặc hậu quả xảy ra hay không? Đây
chính là các điểm chính để phân biieetjlooix cố ý gián tiếp với các lỗi khác.
Xét dấu hiệu về mặt lý trí, người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho

xã hội của hành vi của mình, thấy trước hành vi đó có thể gây ra hậu quả nguy hiểm
cho xã hội.
Thắng là một tài xế lái xe tải, hiển nhiên biết được rằng rơi từ trên cửa xe xuống
nhất định sẽ gây nguy hiểm cho Toán vì cửa xe tải ở cao hơn các cửa xe khác, Hơn
nữa xe đang lưu thông trên đường, việc đẩy cửa cho Toàn rơi khỏi xe là vô cùng nguy
hiểm, khả năng bị tai nạn là rất cao. Nhưng không giống như lỗi cố ý trực tiếp, Thắng
không chắc chắn rằng Toán sẽ chết khi rơi xuống, hậu quả chết người có thể xảy ra
4


hoặc cũng có thể không xảy ra. Như vậy, Thắng nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của
hành vi xô mạnh cửa xe nơi Toán bám vào và ý thức được hành vi đó có thể gây nên
cái chết cho Toán.
Xét về dấu hiệu ý chí, người phạm tội không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho
xã hội xảy ra. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà người phạm tội đã thấy trước không
phù hợp với mục đích của họ. Người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội là nhằm mục đích khác. Chính vì để thực hiện mục đích này mà người phạm tội
dù không mong muốn hậu quả nguy hiểm mà họ có thể thấy trước nhưng đã có ý thức
để mặc đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội đó xảy ra. Đối với người có lỗi cố ý
gián tiếp thì dù hậu quả có xảy ra hay không đều không có ý nghĩa gì, không xảy ra
cũng được và xảy ra cũng chấp nhận.
Xét trong tình huống này, không có căn cứ để nói Thắng mong muốn giết chết
Toán. Mục đích của Thắng chỉ là đẩy Toán xuống khỏi xe, không cho Toán đi cùng
mình nữa. Như vậy, việc Toán chết không nằm trong chủ ý của Thắng. Nhưng vì
đang mâu thuẫn gay gắt, Thắng không quan tâm đến sống chết của Toán, dù biết
rằng có thể hành vi của mình gây nguy hiểm cho tính mang của người khác nhưng
vẫn để mặc nó xảy ra và lựa chọn hành động đẩy cửa xe. Trong lúc nóng giận, tính
mạng Toán không còn là điều đáng bận tâm, Toán không chết cũng được, chết cũng
chấp nhận.
Có ý kiến cho rằng đây là lỗi vô ý do quá tự tin vì Thắng tin là hậu quả sẽ không

xảy ra.
Không giống với lỗi vô ý do quá tự tin, Thắng không hề cân nhắc hay tin tưởng
rằng Toán sau khi ngã xuống sẽ không sao bởi trên thực tế, không có căn cứ để tin
tưởng vào điều đó. Rõ ràng, thái độ của Thắng là bỏ mặc sự sống chết của Toán sau
khi rơi xuống khỏi xe.
Có thể nói, hậu quả Toán bị dập nát hai chân, bị xe đè qua người và chết là hậu
quả mà anh Thắng có thể dự đoán được khi anh thực hiện hành vi nguy hiểm của
mình, dù để mặc hậu quả xảy ra nhưng hậu quả đó nằm ngoài mong muốn và mục
đích của anh Thắng.
5


Qua phân tích trên, có thể khẳng định lại một lần nữa lỗi của anh Thắng là lỗi
cố ý gián tiếp.
Câu 3:
“Nếu Thắng không bỏ trốn mà đến ngay cơ quan công an gần nhất để khai báo
thì sẽ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.”
Phát biểu này sai. Nếu Thắng không bỏ trốn mà đến ngay cơ quan công an gần
nhất để khai báo thì sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm o khoản
1: “ người phạm tội tự thú ” khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định tại Điều 19 BLHS:
“ Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm
đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Ngay trong điều luật đã ghi rõ “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự
mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản”. Điều kiện này
đòi hỏi người phạm tội đang còn điều kiện thực hiện tội phạm như công cụ, phương
tiện phạm tội có hiệu nghiệm, người phạm tội không bị phát hiện hoặc điều kiện thuận
lợi khác để thực hiện tội phạm trót lọt. Trong trường hợp này, Thắng hoàn toàn có đủ
điều kiện thực hiện tội phạm, không bị ai ngăn cản, phát hiện hay bất cứ can thiệp
nào về mặt khách quan vào hành vi của Thắng. Như vậy, vấn đề ở đây là Thắng có tự

nguyện trong việc chấm dứt việc phạm tội không?
Trên thực tế, việc chấm dứt tội phạm phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội
hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành.
Chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành là những trường hợp
người phạm tội mới tìm kiếm, sửa soạn công cụ phương tiện hoặc chưa thực hiện hết
các hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm, do vậy hậu quả của
tội phạm chưa xảy ra cho xã hội. Trong lúc này người phạm tội không tiếp tục thực
hiện tội phạm nữa, là điều kiện tiên quyết của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Thế nhưng ở trong trường hợp này, Thắng đã thực hiện xong hành vi đẩy cửa xe
làm Toán rơi xuống đường, tức là đã cố ý gián tiếp xâm phạm tính mạng Toán và hậu
quả đã xảy ra: Toán xe cán ngang người, nát chân và tử vong. Nếu trong trường hợp,
Thắng có ý định nhưng kiềm chế bản thân không đẩy của xe, hậu quả chưa xảy ra thì
có thể xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
6


Ở giả định này, sau khi thực hiện xong hành vi đẩy của xe và Toán đã bị tai nạn
tử vong, Thắng mới đến ngay cơ quan công an gần nhất để khai báo. Hơn thế nữa,
Thắng cũng không có bất cứ hành động cứu giúp nào mà để mặc Toán chết. Như vậy,
không thể nói Thắng mong muốn ngăn chặn hậu quả đáng tiếc xảy ra .
Tại điều 19 quy định “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn
trách nhiệm hình sự về tội định phạm” Trên thực tế, hành động của Thắng mang tính
chất đầu thú chứ không nhằm chấm dứt việc phạm tội. Và như vậy, về mặt pháp lí
Thắng sẽ vẫn chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý giết người quy định ở khoản 2 điều
93 Bộ Luật Hình Sự, nhưng có thêm tình tiết giảm nhẹ.
Kết luận lại:
Tội phạm của Thắng đã hoàn thành, hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra,
Thắng cũng không có ý thức ngăn chặn hậu quả ấy hay dừng việc phạm tội giữa
chừng. Có nghĩa là Thắng gây nguy hiểm cho xã hội và sẽ phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm đã làm. Như vậy, khẳng định lại, Thắng không bỏ trốn mà đến ngay

cơ quan công an gần nhất để khai báo không được coi là tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội mà là một tình tiết giảm nhẹ.
Câu 4:
Ở giả thiết nêu trên: Thắng đã phạm tội cố ý gây thương tích, bị phạt tù 2 năm
cho hưởng án treo và thời gian thử thách là 4 năm. Sau khi chấp hành 3 năm thử
thách, Thắng phạm tôi giết người nêu trên. Điều kiện thử thách của án treo là nghĩa vụ
luật định mà người được hưởng án treo phải thực hiện trong thời gian thử thách. Như
vậy, Thắng đã vi phạm vào điều kiện thử thách có tính răn đe nên phải chịu những hậu
quả pháp lí bất lợi của mình.
Hậu quả pháp lí bất lợi này được quy định tại khoản 5 điều 60 BLHS:
“Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách,
thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp
với hình phạt của bản án mới theo quy định tại điều 51 của Bộ luật này.”
Như vậy, đối chiếu theo quy định trên, Thắng buộc phải chấp hành hình phạt 2
năm tù cho tội cố ý gây thương tích và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.
Hình phạt lúc này đặt ra đối với Thắng sẽ là tổng hợp hình phạt của nhiều bản
án được quy định tại khoản 2 điều 51 BLHS:
7


“ Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới,
Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa
chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại điều 50
của Bộ luật này.”
Trong tình huống này, Toàn quyết định tuyên Thắng 10 năm tù cho tội cố ý giết
người. Dựa vào hai điều luật trên đây, hình phạt của Thắng sẽ là hình phạt chung
được quy định tại điều 50. Cụ thể, Thắng đã phạm hai tội khác nhau nên căn cứ vào
mục b khoản 2 điều 50 Bộ Luật Hình Sự quy định:
“Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất
cả các hình phạt đã tuyên.”

Như vậy,sau khi tổng hợp các hình phạt cuối cùng của nhiều bản án thì hình phạt
đối với Thắng sẽ là 10 năm tù của bản án mới đã tuyên cho tội giết người và cộng với
2 năm tù của bản án trước đó cho tội cố ý gây thương tích. Tổng hợp bản án là 12 năm
tù đối với Thắng.
Như vậy, Quyết định cuối cùng của Tòa án sẽ là tuyên Thắng 12 năm tù.
KẾT LUẬN:
Câu 1: Khoản 2 điều 93 Bộ Luật Hình Sự là cấu thành tội phạm căn bản.
Câu 2: Lỗi của Thắng là lỗi cố ý gián tiếp.
Câu 3: Thắng không bỏ trốn mà đến ngay cơ quan công an gần nhất để khai báo
không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội mà là một tình tiết giảm
nhẹ.
Câu 4: Quyết định cuối cùng của Tòa án sẽ là tuyên Thắng 12 năm tù
Đây chỉ là một trường hợp trong vô số trường hợp áp dụng Bộ Luật Hình Sự trong
cuộc sống. Việc quy định rõ ràng các khung hình phạt không chỉ góp nhần thực thi
nghiêm và đúng pháp luật mà còn đảm bảo tính nhân văn trong đó. Bộ Luật Hình Sự
đươc xây dựng và phát triển rất sớm, ngày càng được hoàn thiện và đi sâu vào thực tế
đời sống thường ngày.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập I – Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND,
năm 2007.
2.

BLHS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – NXB Chính trị Quốc

gia năm 2000.

3.

BLHS năm 1999 và toàn bộ các văn bản hướng dẫn thi hành án đến năm 2005 ,

NXB tư pháp 2005.
4.

Từ điển pháp luật hình sự - PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa và PGS.TS Lê Thị Sơn,

NXB tư pháp 2006.
5.

Luận án thạc sỹ học – Đôc Đức Hồng Hà (Trường Đại học Luật Hà Nội) năm

2006. Tội giết người trong luật hình sự và đấu tranh phòng chống tội này.
6.

/>
dut-viec-pham-toi-trach-nhiem-hinh-su-doi-voi-nguoi-tu-y-nua-chung-cham-dut-viecpham-toi-ra-sao-.aspx
7.

/>
9



×