Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Cơ điện tử tự thiết kế lắp ráp 25 mạch điện thông minh chuyên về tự động hóa ngôi nhà trần thế san, trần khánh thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.13 MB, 166 trang )

TRẦN THẾ SAN - TRẦN K H Á N H TH ÀN H

C ơ ĐIỆN TỬ
Tự Thiết K ế - Lắp Ráp

iick Diệi ThiigMÉ
CHUYÊN VỀ T ự ĐỘNG HÓA NGÔI NHÀ
DANH M Ụ C VẬT Tư - LINH KIỆN
HƯỚNG DẨN TỪNG BƯỚC - MINH HỌA
X Â Y D ự N G THÀNH M Ạ C H ĐIỆN Đ Ặ C BIỆT

©

TEMP

©

ENT

©

ZONE 1

©

ZONE 2

o

LIG H TS


THƯ VIỆN ĐH NHA - RANG

Î81

1s

m o m

1000026592

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


TRÀN THẾ SAN - TRAN KHANH THANH

C ơ ĐIỆN TỬ

CHUYÊN VỀ T ự ĐỘNG HÓA NGÔI NHÀ

' 't\r cư ị

•' f ‘ ( Ị
li'lijljU U M l

lỉt b

f

Ỉ«UH . H r t i i u


NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỶ THUẬT


ơi nổl
Tòa nhà thông minh dà xuất hiện tụ cuối thế ki) XX hoặc đầu ttỉâ kỷ XXI,
nhưng đó thường 1(1 trụ sở cún các tập đoàn kinh tế, công tỵ ân quốc gia,
hoặc cùn các tỉ) phú như Bill Gntc. Ngôi nhà với hệ thống tự động hóa có lẽ
chí là ước mơ dối với nhiều người. Nluíng với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học và công nghệ, đặc hiệt là công nghệ thông tin, tòn nhà thông
minh dần dần trở thành hiện thực. Tùy theo khả năng, mọi người đều có
thể có ngồi nhà với mức độ tự dộng hóa vừa phai. Trong tương lai gần, hệ
thông tự dộng hóa trong ngôi nhà sè trở thanh bình thường, có thế'được coi
là chuẩn mực cho cuộc sống.
Bạn không nên nghĩ tự dộng hóa là diều xa vời, ngoài tầm với của
những người bình thường. Trái lại, bạn hoàn toàn có thể trở thành chủ
nhàn cún-ngôi nhà với hẹ thống tự dộng hóa. Chi phí cho hệ thống này
thực ra chí vai chục đen vài ỉrăm triệu dồng, tùy theo khả năng tài chính
và nhu cầu của bạn. Mục đích của cuốn sách này là giúp bạn biến ước mơ
dó thành hiệu thực, chí ít cũng giới thiệu các hộ thống tự dộng hóa trong
tầm tay cua bạn.
Các hệ. thông tự dộng hỏa ngôi nhà dược trình bày bao gồm:
• Tự dộng mở/tắt đèn và diều chỉnh ánh sáng.
• Tự dộng chiếu sáng cống nhà.
• Tự dộng điều khiến hệ thông diều hòa không khí.
• Các hệ thống diều khiển bằng giọng nói.
• Hệ thông caméra giám sát.
• Hẹ thông phát hiện người đen gần nhà.
• Điều khiển âm nhạc và hiệu ứng âm thanh ở mọi nơi trong nhà.
• Hệ thống tưới vườn tự dộng.
5




• Hệ

Hệthống
thống

ci'ín

an

toànkhông dùng khóa.

trin/ềnhìnhkhông dậy.

• ...

Críe hẹ thống này được điều khiển từ ’máy tính với críe phần mềm
chuyên dùng, thậm chí hạn có the điều khiển qua kết nối Internet hoặc chỉ
cần ra lệnh bằng giọng nói. Có thể bạn không tin, nhưng tất ca críe điều đó
đều dễ dàng trở thành hiện thực. Từng hệ thống trong cuốn sách này sẽ
nêu rõ trang thiết bị cần dùng, críe phần mềm, hướng dẫn thực hiện theo
từng bước cụ thể. Bạn không cần có kiến thức chuyên sâu về cợ diện tử,
công nghẹ thông tin hoặc lập trình, chỉ cần sự dam mê, tính sảng tạo, kiên
nhẵn, và một chút khéo tay. Cụốn sách cũng rất hữu ích cho những người
ham liiểu biết nhưng không dư da về tài chính.
Bạn có thể tự tạo ruột hẹ thống hoặc chọn críe hệ thống thích hợp cho
mình, vỉủì với túi tiền, nhưng cần nhớ críe hệ thống này có tính mở, nghĩa
là bạn hoàn, toàn có thể chinh sửa, cai tiến tùy theo tính sríng tạo của bạn.



thiêu
Nếu quan tâm đến tự động hóa
ngôi nhà, hẳn bạn đã nghe về ngôi
nhà củá Bill Gates. Ông chủ Công
ty phần mềm Microsoft sống trong
ngôi nhà hoàn toàn tự động, trang
bị nhiều tiện nghi, từ sàn nhà
được sưởi ấm, các màn hình nghệ
thuật ảo thay đối hình ảnh hiên
thị,..., cho đến các khu vực kiểm
soát vi khí hậu cá nhân.
Ngôi nhà của Bill Gates là bức
tranh tự động hóa hiện đại. Định
nghĩa về tự động hóa ngôi nhà chỉ
đơn giản là sử dụng công nghệ để
làm cho cuộc sống tiện nghi hơn.
Điều cơ bản là sử dụng công nghệ
- mạng điện, môđun máy tính, và
chương trình phần mềm - đê điều
khiển các đèn chiếu sáng, trang
thiết bị, môi trường, audio, video,...,
và hàng chục tính năng khác. Tất
nhiên, các hệ thống này hoạt động
hầu như không cần sự can thiệp
của bạn.
Ngôi nhà của Bill Gates được
giám sát và quản lý từ Trại
Redmond của Microsoft. Nhưng

bạn không có công ty phần mềm
để điều khiển ngôi nhà của mình,
bạn cũng không có hàng tỷ đô-la
như Bill Gates để có thế tự động
hóa ngôi nhà. Toàn bộ những điều

cần thiết trong cuốn sách này chỉ
là vài nhà cung cấp, một số dụng
cụ, tính kiên nhẫn, sự khéo tay, và
thực hiện theo các hướng dẫn.
Vậy tự động hóa ngôi nhà thực
chất là gì? Máy tính và mạch điện
sẽ thực hiện điều đó. Nhiều người
cho rằng phải là chuyên gia phần
mềm hoặc kỹ sư điện tử mới có thể
tự động hóa ngôi nhà, nhưng thực
tế không hẳn như thế. Các hệ
thống tự động hóa,ngôi nhà cần từ
30 giây đến vài tháng để hoàn tất.
Hầu hết các hệ thống được trình
bày trong cuốn sách này chỉ cần
vài ngày.
Các hệ thống đó cũng không
yêu cầu kiến thức chuyên sâu về
kiến trúc hoặc mạch điện, nhưng
một vài hệ thống đòi hỏi tính
chuyên nghiệp. Chúng làm tăng
tính tích hợp cho ngôi nhà, hoặc
tích hợp vài hệ thống tự động hóa
thành một hệ thống.


Mạch điện
Mạch điện- tự động hóa ngôi nhà
có thế có vài kiểu khác nhau. Ví
dụ, có thể bổ sung sự tự động hóa
ngôi nhà ngay trong giai đoạn xây
dựng mới. Đây có lẽ là phương án
7


đơn giản nhất để bổ sung sự tự
động hóa cho không gian sống của
gia đình bạn, vì nhà thầu xây dựng
có thể quy hoạch và bô trí mạng
điện, kể cả lập cấu hình các ứng
dụng tự động hóa và công nghệ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng
đang xây nhà mới. Đôi với những
người đã có nhà, họ có thể bổ sung
sự tự động hóa vào sơ đồ mạng
điện hiện hữu, bằng cách nối các
thiết bị tự động hóa và công nghệ
vào hệ thống điện. Điều này không
khó như nhiều người vẫn nghĩ,
bạn chỉ cần vài dụng cụ đơn giản.
Quyết định bổ sung sự tự động
hóa cho ngôi nhà đang xây dựng
hoặc ngôi nhà hiện hữu là điều
tương đối dễ dàng. Nhưng quyết
định thứ hai có vẻ khó hơn, đó là

lựa chọn giữa mạng có dây hay
mạng không dây.
Không phải mọi hệ thống tự
động hóa đều không dây. Nhưng
mọi thứ liên quan đến audio và
video đều có thể là loại không dây.
Ngoài ra, một số hệ thống tự động
hóa dựa trên máy tính cũng có thể
là loại không dây. Cả hai kiểu
mạng này đều có các ưu và nhược
điểm riêng. Nếu chọn nối dây cho
tất cả các hệ thống tự động hóa
trong nhà, bạn có thế sẽ nhận thấy
hệ thống điện hiện hữu quá cũ,
thậm chí cần thay mới, đặc biệt
khi ngôi nhà đó đã trên 20 năm.
8

Xây dựng mạng không dây
tương đối dễ dàng và nhanh chóng
tích hợp hệ thống tự động vào ngôi
nhà của bạn, nhưng không phải tất
cả đều là hoa hồng. Khi chọn hệ
thống không dây, bạn sẽ gặp nguy
cơ bộ hành trình không dây hoặc
điểm truy nhập bị hư. Khi điều đó
xảy ra, bạn không thệ điều khiển
hệ thống tự động hóa trong nhà.

Máy tính

Để sử dụng mạng không dây bạn
phải có máy tính. Quả vậy, nhiều
hệ thống tự động hóa được điều
khiển bằng máy tính. Bill Gates có
đủ các khả năng tự động hóa bằng
máy tính cho toàn ‘bộ hệ thống
được giám sát từ Trại Redmond
của Microsoft.
Bạn không phải là Bill Gates,
nhưng bạn có máy tính đế điều
khiển hệ thống tự động hóa. Máy
tính của bạn nên sử dụng hệ điều
hành Windows XP hoặc Windows
Vista.
Hệ điều hành cập nhật sẽ bảo
đảm máy tính của bạn có thế điều
khiến hầu hết các hệ thống tự
động hóa, kể cả các tùy chọn cao
cấp.

Truy nhập từ xá
Vấn đề cuối cùng bạn cần xem xét
khi xây dựng hệ thống tự động hóa


cho ngôi nhà là lập kê hoạch truy
nhập hệ thống đó sau khi hoàn
tất. Bạn có vài tùy chọn:
• Truy nhập dựa trên Internet:


Kiểu truy nhập từ xa này sử
dụng Internet, nghĩa là các hệ
thống tự động hóa của bạn phải
được nối với bộ hành trình,
hoặc thiết bị khác cho phép
bạn truy nhập các hệ thống
điều khiển của mình thông qua
Internet. Điều này rất thích
hợp đối với một số tính năng
tự động hóa, nhưng không thê
áp dụng cho vài tính năng
khác.
• Truy nhập điều khiển từ xa: Truy

nhập thông qua các bộ điều
khiển từ xa tương đối quen
thuộc đối với nhiều người. Bạn
có thể chọn bộ điều khiển hồng
ngoại, tương tự bộ điều khiển
tivi, hoặc tần số radio cho các
khoảng cách lớn. Tần số radio
thường được dùng đê đóng, mở
cửa.

Thiết lập mạng
Thiết lập mạng có nghĩa là nối kết
mọi tính năng tự động hóa vào một
mạng điếu khiển chung. Nhưng,
trừ khi bạn là Bill Gates, điều này
tương đối khó thực hiện. Nhiều

người có lẽ chi muốn nối mạng các
hệ thống audio và video, phần giải
trí trong hệ thống tự động hóa,
còn các chức năng khác thường
không quá quan trọng. Tuy nhiên,
sự thiết lập mạng thực ra không
quá khó, chỉ có một sô tính năng
đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao.

Dụng cụ
Mỗi hệ thống tự động hóa trong
cuốn sách này đều có những yêu
cầu riêng, và có các đặc tính khác
nhau, nhưng chỉ cần một ít công cụ
thông dụng. Các công cụ chính bao
gồm:
• Bộ cây vặn vít đầu dẹp và đầu
chữ thập.
• Kềm cắưtuốt dây điện.

• Điều khiển tự động: Bạn có thê

xác lập các tính năng điều
khiến hoàn toàn tự động. Ví
dụ, bạn có thể xác lập hệ thống
chiếu sáng, hệ thống cung cấp
nhiệt, điều hòa nhiệt độ,... đê
tăng hoặc giảm vào nhừng thời
điểm xác định trong ngày.


• Các loại kềm có cán cách điện.
• Bộ kiểm tra mạch điện.
Đây chí là các công cụ cơ bản,
phần đầu của từng hệ thống tự
động hóa đều liệt kê các công cụ
và trang thiết bị cần dùng.

9


CHIỀU SÁNG NỘI THAT

Danh mục trang thiết bị
• Bộ kiểm tra mạch điện.
• Cây vặn vít đầu dẹp.
• Cây vặn vít đầu chữ thập.
• Kềm.
• Kềm cắưtuốt’dây điện.
• Các đai ốc nối dây.
• Môđun' đèn ZWave.
• Công tắc điều khiển độ sáng
ZWave.
• Bộ điều khiên từ xa ZWave.

10

Điều khiển chiếu sáng
Trong tự động hóa ngôi nhà, tự
động hóa sự chiếu sáng là một
trong các hệ thống đơn giản nhất

và dễ thực hiện nhất. Đây cũng là
hệ thống tự động hóa thuận tiện
nhất mà bạn có thế thực hiện.
Trong những ngôi nhà cũ, các công
tắc đền và bộ điều khiến thường ở
vị trí không mấy thuận tiện. Nếu
có thề điều khiến các đèn này từ
xa, bạn sẽ không phải rời khỏi
chiếc ghế êm ái chỉ để tắt đèn.
Với một số hệ thống chiếu
sáng, tự động hóa điều khiển các
đèn chỉ đơn giản là cắm môđun


vào tường, nối với đèn, và lập cấu
hình điều khiển từ xa. Tất nhiên,
tự động hóa chiếu sáng có thể
phức tạp hơn nhiều, nhưng các hệ
thống tinh vi thường được dùng
cho những ngôi nhà mới xây, do
phải đi dây âm tường, điều này
tương đối khó (nhưng vẫn có thể)
thực hiện tròng ngôi nhà h.iện hữu.
Khi tiến hành tự động hóa
chiếu sáng nội thất, bạn có vài tùy
chọn từ các bộ điều khiển đơn giản
với chi phí thấp cho đến các bộ
điều khiển tinh vi và thông minh.
Nói chung, có ba kiểu hệ thống
điều khiển chiếu sáng:

• Hệ thông kiến trúc: Đây là hệ

thống điều .khiển chiếu sáng
vận hành các đèn trong toàn
bộ ngôi nhà của bạn. Các kiểu
hệ thống này đòi hỏi mạng cáp
điện áp thấp chạy qua toàn bộ
ngôi nhà, do đó, thường chỉ áp
dụng cho các ngôi nhà mới xậy
dựng. Các hệ thống điều khiến
kiến trúc có thể được sử dụng
trong ngôi nhà hiện hữu, nhimg
phải lắp đặt lại hệ thống dây.
Nói chung, hệ thống điều khiển
này tương đối đắt tiền, nhưng
đa năng, có thể điều khiển cả
audio, video, và nhiều tính
năng tự động hóa khác.
• Hệ thống được điều khiển từ
đường dây tải điện: Các hệ thống

điều khiển kiểu này sử dụng
mạng điện hiện hữu trong nhà,

có thể chỉ đơn giản là các công
tắc làm mờ bóng đèn, hoặc
phức tạp, chẳng hạn các hệ
thống mạng chiếu sáng được
điều khiển bằng bàn phím
trong từng phòng. Đây là kiểu

điều khiển chiếu sầng được sử
dụng trong phần này.
• Hệ thông được điều khiển bằng
tần sô" radio: Sự khác biệt giữa

hệ thống điều khiển từ đường
dây tải điện và điều khiên bằng
tần số radio chính là phương
thức điều khiển. Hệ thống điều
khiển bằng tần số radio sử
dụng sóng radio để điều khiển
chiếu sáng.
Một trong những phương pháp
nhanh nhất (và dễ nhất) để tự
động hóa chiếu sáng là sử dụng hệ
thống được thiết kê chuyên biệt
cho mục đích này. Hệ thống 3 là
hệ thống X-10 toàn phần, nhưng
trước khi xây dựng hệ thống đó,
bạn nên bắt đầu với vài mạch đơn
giản, chẳng hạn hệ thống Insteon
SvvitchLink và hệ thống ZWave
của Sylvania.
Chúng ta sẽ tập trung vào hệ
thống ZWave, mọi hệ thống tự
động hóa chiếu sáng đều hoạt động
theo cùng một nguyên lý. Chúng
đều có các công tắc trên tường và
các môđun, cùng với một số linh
kiện khác, chẳng hạn bàn phím,

bộ điều khiển từ xa,...
11


C hú ý
Hệ thống ZWave không tương thích
với hệ thống X-10, do đó, nếu dự
định lắp hệ thống X-10, bạn cân
nghiên cứu c ó c tùy chọn chiếu
sáng trong hệ thống đó trưỏc khi
bắt đầu lắp dặt hệ thống ZWave.

Thuật ngữ
Trước khi nghiên cứu chi tiết về
lắp đặt các bộ phận của hệ thống
ZWave, bạn cần biết vài thuật ngữ
chuyên môn.

điểm cho trước. Các bộ điều
khiển này đặc biệt hữu dụng
nếu bạn có ý định đi xa trong
vài ngày.

Trang thiết bị
Trước khi xem các chỉ dẫn lắp đặt,
bạn cần biết về ZWave và các bộ
điều khiến, công tắc, môđun cắm,...
(Hình 1-1, Hình 1-2, Hình 1-3).

Nhóm: tập hợp các đèn bạn muốn


điều khiển cùng một lúc. Ví dụ,
nếu bạn muốn xác lập để tất cả
các đèn trong một phòng đều
được bật sáng bằng nút nhấn,
các đèn đó phải được xếp chung
. vào một nhóm.
Cảnh quan: kịch bản chiếu sáng

chuyên biệt bạn có thế tạo ra
với một nút nhấn. Chắng hạn,
khi trở về nhà vào mỗi buổi
chiều, bạn muốn tấ t cả các đèn
bàn trong phòng khách đều
sáng hoàn toàn. Nhưng sau đó,
khi ngồi xem tivi, bạn muốn
các đèn này mờ bớt: Đây là các
cảnh quan chiếu sáng hạn có
. thể xác lập trong phòng bất kỳ.

Hình 1-1. Công tắc làrr mờ
ánh sáng.

Làm mô: giảm độ sáng của một

đèn hoặc nhóm đèn.
Bộ thời chuẩn: bộ này được xác lập

để mở hoặc tắt đèn vào thời
12


Hình 1-2. Môdun đèn Z/Vave


sung thêm đèn cho nhóm hoặc xác
lập cảnh quan (sẽ được trình bày
chi tiết trong phần Lập trình điều
khiến từ xa).
Lắp đặt công tắc làm mờ

Hình 1-3. Bộ điều khiển từ xa
ZWave

Ba bộ phận này được bán riêng
rẽ. Trong hầu hết các trường hợp,
bộ làm mờ cũng được bán riêng.

Hướng dẫn lắp đặt
C hú ý
Luôn luôn tắ t điện nguồn tại cầu
dao trước khi làm việc với điện. Sau
khi tắ t điện, bạn hãy kiểm tra ổ
cổm bàng bộ kiểm tra mạch điện,
sử dụng c á c trang thiết bị an toàn
và tuân thủ c á c q uy định về an
toàn diện.________________________

Đối với lắp đặt này bạn cần có bộ
kiểm tra mạch điện, cây vặn vít
đầu dẹp, cây vặn vít đầu chữ thập,

bút chì và giấy để vẽ lại mạch
điện.
1. Bắt đầu bằng cách tắ t điện
nguồn đến công tắc này. Nếu
tất cả các mạch điện của bạn
đều được ghi nhãn, việc tắt
điện nguồn là rất đơn giản, chỉ
cần chọn đúng cầu dao và kéo
về vị trí tắt. Tuy nhiên, không
phải mọi hệ thống điện nhà
đều được sắp xếp hợp lý, các bộ
ngắt mạch hoặc cầu dao trong
tủ điện có thể không có nhãn.

Lắp đặt các mõđun đèn

Lắp các môđun đèn cho hệ thống
ZWave đơn giản chỉ là cắm môđun
vào ổ cắm trên tường và cắm đèn
vào môđun đó. Sau khi cắm đèn
vào môđun, có một nút trên môđun
được dùng để mở/tắt đèn. Bạn cũng
có thế làm mờ đèn bằng cách giữ
nút này trong vài giây.
Nút này còn được dùng để bổ

Hình 1-4. Sử dụng bộ dò tìm mạch
để xác định các mạch điện.
13



Trong trường hợp đó, bạn cần
sử dụng bộ dò tìm mạch (Hình
1-4), hoặc lần lượt ngắt từng
cầu dao cho đến khi tìm được
đúng cầu dao cần ngắt mạch. '
2. Tháo hai vít ra khỏi tấm nắp
công tắc, cẩn thận tháo nắp
này ra khỏi tường. Công tắc
đèn bên trong hộp điện sẽ xuất
hiện (Hình 1-5).
Trước khi tiếp tục, bạn cần
kiểm tra các dây điện nối với
công tắc đé biết chắc không có
dòng diện đi qua. Dù bạn đã
tắ t điện, nhưng vẫn có khả
năng các dây điện nối kết
không chuẩn, do đó, có thể có
dòng điện đi qua các dây này.
Luôn luôn kiểm tra các dây điện
trước khi bắt đầu làm việc.

3. Cẩn thận tháo công tắc ra khói
hộp điện bằng cách tháo các
vít còn lại. Kéo cồng tắc ra
khỏi hộp điện, tháo cầc dây
điện, ghi lại vị trí các đầu dây
và các mối nối tương ứng. Nói
chung, dây đen thường là dây
dương, dẫn điện từ công tắc

đến nguồn. Dây trắng là dây
trung hòa. Dây xanh hoặc dây
trần thường là dây mát.
Ngoài các dây này, có thể có
dây đỏ nối với công tắc, nếu
công tắc này được mắc nối tiếp
với công tắc khác trong cùng
một ổ điện. Dây đỏ cũng là dây
dương.
4. Nối công tắc làm mờ ZWave
bằng cách nối các dây điện vào
công tắc đó theo các hướng dẫn
của nhà sản xuất (Hình 1-6).
Công tắc này thường có các vít
hoặc các dây nối vào mạch
điện hiện hữu. Bạn cần nối dây
đen với đen, trắng với trắng,
xanh với xanh.
Nếu có các đầu dây dư, bạn

Hình 1-5. Tháo tấm nắp công tắc

Hình 1-6. Nối dây cho công tắc

trên tường.

làm mờ ZWave.

14



phải che kín các đầu dây này
bằng đai ốc nối dây. Không
đưựe đê lại các đầu (dây trần. Các
đầu dây trần dễ dẫn đến nguy
cơ ngắn mạch.
Sau khi lắp công tắc làm mờ,
bạn cần lắp lại ổ điện trên
tường theo thứ tự ngược lại với
quy trình tháo.
Sau khi hoàn tất, bạn đóng cầu
dao và kiểm tra công tắc làm mờ.
Nhấn phần trên của công tắc, đèn
sẽ sáng, nhấn phần dưới, đèn tắt.
Nếu muôn làm sáng hoặc làm mò'
các đền, bạn hãy nhấn và giữ phần
trên hoặc phần dưới của công tắc
cho đến khi ánh sáng đạt mức
mong muốn.
Lập cấu hình điểu khiển từ xa

Sau khi lắp xong các môđun và
công tắc, bạn có thể lập trình cho
bộ điều khiển từ xa. Bộ này có thế
có các xác lập thời giờ và ngày
tháng. Bạn hãy thực hiện các xác
lập này theo hướng dẫn của nhà
sản xuất.
Thiết lập mạng


Sẽ không thành vấn đề, nếu bạn
có một hoặc vài môđun đèn và
công tắc, việc thiết lập mạng đế
điều khiển các đèn tương đối dễ
dàng. Về cơ bản, mạng này cho
phép bạn gán các môđun cho bộ
điều khiển. Mọi môđun đều phải

được gán cho bộ điều khiển chính
trước khi bạn lập trình hoặc điều
khiến chúng từ xa.
1. Trên bộ điều khiến chính, bạn
nhấn và nhả nút INCLUDE.
Đèn INCL bắt đầu nhấp nháy,
bộ điều khiển sẽ gộp các
môđun và công tắc bạn muốn
điều khiển.
2. Trong khi đèn INCL đang
nhấp nháy, bạn hãy nhấn và
nhả nút PROGRAM trên
môđun hoặc công tắc cần điều
khiên. Khi nối kết được thực
hiện giữa môđun hoặc công tắc
và bộ điều khiển, đèn INCL
ngừng nhấp
nháy,
chữ
SUCCESSFUL sẽ hiển thị trên
bộ điều khiến trong khoảng
hai giây.

3. Nếu chữ NOT SUCCESSFUL
xuất hiện, bạn hãy thử nối lại
bộ điều khiển với môđun hoặc
công tắc. Khi thành công, bạn
hãy chuyển sang môđun hoặc
công tắc kê tiếp. Bạn có thể có
hơn 50 thiết bị hoặc công tắc
trên một bộ điều khiển (số
lượng chính xốc tùy theo hệ
thống), sự nối kết phải hoàn
tất cho từng thiết bị hoặc công
tắc mà bạn muốn điều khiển.
Tạo cảnh quan chiếu sáng

Sau khi thiết lập mạng điều khiển,
bạn có thể xác lập từng đèn theo
15


cảnh quan và mức chiếu sáng
mong muốn. Điều này đòi hỏi bạn
phải phối hợp từng công tắc hoặc
môđun với một kênh, sau đó thiết
lập mức chiếu sáng theo yêu cầu.

này vào bảng điện. Đôi khi do nôn
nóng thử nghiệm kết quả công việc
của mình, bạn có thể đã quên vài
chi tiết. Không có dòng điện, công
tắc chắc chắn sẽ không hoạt động.


1. Trên bộ điều khiến từ xa, bạn
hãy đồng thời nhấn và giữ cả
hai nút kênh On và Off cho đến
khi chữ LEARN xuất hiện, rồi
mới nhả các nút này.

Nếu bạn đã lắp mạch vào bảng
điện, nguyên nhân có lẽ là đấu
dây không đúng. Bạn hãy ngắt
điện, tháo tấm nắp, kiểm tra kỹ
mạch và các dây điện theo chỉ dẫn
của nhà sản xuất.

2. Nhấn và giữ nút INCLUDE
trên bộ điều khiến. Khi INCL Sau khi cắm vào
xuất hiện trên màn hình, bạn dền không sáng.
hãy nhấn nút PROGRAM trên
Bạn đã cắm đèn vào môđun đó
côngtắc hoặc môdun bạn muốn
chưa? Đèn phải .nối kết với môđun
lập trình đồng thời điều chỉnh
để có điện. Nếu đã nối đèn với
mức chiếu sáng theo yêu cầu,
môđun và đèn vẫn không sáng,
sau đó mới nhả nút INCLUDE.
bạn hãy kiểm tra công tắc điện
Hệ thống ZWave còn có nhiều nguồn. Có thể bạn đã ngắt công
đặc tính khác, nhưng bạn chỉ nên tắc này khi nối đèn với môđun.
khởi đầu với các tính năng đơn

Nếu mạch vẫn hoạt động,
giảri. Hệ thống này tương đối dễ
nguyên nhân cỏ lẽ do ố cắm trên
sử dụng, ngoài chiếu sáng bạn còn
tường, hoặc chính bộ điểu khiển bị
có thế điều khiển các thiết bị khác,
hư. Trước hết, bạn hãy kiểm tra ổ
chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn
cắm, sau đó hãy đối bộ điều khiển
của nhà sản xuất.
hoặc môđun khác.

Xử lý sự cô
Phần này sẽ nêu một số vấn đề
thường gặp trong và sau khi lắp
hệ thống điều khiển chiếu sáng
Sau khi lắp công tắc mới đèn
không sáng.
Có lẽ bạn quên lắp lại mạch
16

Nhấn
nút INCLUDE trển bộ điểu
khiển, nhưng bộ này không nhận
biết môđun hoặc công tắc.
Đèn INCL vẫn nhấp nháy khi
bạn nhấn nút PROGRAM trên
môđun hoặc công tắc? Nếu không
nhấp nháy, bạn hãy làm lại, nhấn
nút Program trong khi đèn INCL

đang nhấp nháy.


Chọn công tắc
Có vài điều cần xem xét khi chọn
công tắc để tự động hóa hệ thống
chiếu sáng. Ví dụ, bạn cần công
tắc điện áp thấp hay công tắc kiểu
tiếp điểm? Loại nào là thích hợp,
công tắc tạm thời, công tắc hai
chiều, hay công tắc làm mờ?
Tất cả các yếu tô này đều tùy
thuộc vào điều kiện cụ thể của bạn,
nhưng cũng có vài hướng dẫn
chung. Trước hết, bạn cần biết các
loại công tắc thông dụng.
• Công tắc điện áp thấp: Loại này

còn được gọi là cảm biến
digital, làm giảm điện áp đi
đến thiết bị hoặc bộ điều khiên.

hai trạng thái, On hoặc OfT,
không có trạng thái trung gian.
Công tắc bật rất hữu ích khi
bạn cần đóng/ngắt điện cho
thiết bị vào thời điểm bất kỳ.
Hầu hết các công tắc hiện hữu
trong nhà của bạn đều thuộc
loại này.

• Công tắc làm mờ: Đây là loại

điện áp thấp, cho phép bạn
điều chỉnh thiết bị được điều
khiển bằng chính công tắc đó.
Chúng được sử dụng cho đèn
chiếu sáng và các quạt điện.
Loại này còn được dùng với bộ
điều khiển xa đế điều khiển
mức độ sáng thông qua tín hiệu
hồng ngoại.
• Công tắc tạm thời: Loại công tắc

• Công tắc tiếp điểm: Đây là loại

công tắc đèn thông dụng trong
hệ thống điện nhà. Chúng vận
hành bàng cách đóng/ngắt nối
kết đến mạch điện.
Hai loại công tắc này thường
do nhà sản xuất thiết kế. Ví dụ,
công tắc làm mờ là loại điện áp
thấp. Cường độ dòng điện đi qua
công tắc này được xác định bằng
điện áp cho phép tại công tắc. Các
công tắc hai chiều, thông dụng
trong hệ thống điện nhà, thường
là công tắc tiếp điểm.
Sử dụng công tắc
• Công tắc bật: Loại này chỉ có


này gây ra một hoạt động hoặc
chuyển sang trạng thái khác,
sau đó tự động trở về trạng
thái trước khi được kích hoạt.
Ví dụ, chuông cửa sử dụng loại
công tắc này. Khi bạn nhấn
nút chuông cửa, công tắc được
kích hoạt, nhưng khi nhả nút,
công tắc sẽ dừng hoạt động.
Trong hầu hết các trường hợp
đều có tài liệu chi tiết về từng loại
công tắc, bạn cần xác định loại
công tắc đáp ứng các yêu cầu cua
mình. Ví dụ, bạn nên chọn công
tắc làm mờ để điều khiến mức
chiếu sáng, công tắc tạm thời cho
cửa garage xe hơi.
17


Các công tắc đèn tièu chuấn,
thuộc loại tiếp điểm, có thể dùng
cho thiết bị bất kỳ chỉ đòi hòi đóng
và ngắt.
Còn một điều bạn cần xem xét
khi lắp đặt công tắc mới, đó là tấm
nắp công tắc. Có hai vấn đề cần
chú ý khi thay tấm nắp. Thứ nhất
là kích cờ. Khi kéo công tắc cũ ra

khỏi tường, bạn có thế thấy lỗ khe
ở phía sau bị tấm nắp che khuất.
Nếu là trường hợp này, bạn
cần chọn tấm nắp đúng kích cỡ đủ
đế che lỗ khe đó. Có thế có vành
sơn bao quanh tấm nắp cũ hoặc có
thể bạn muốn lắp thêm vài công

18

tắc trên cùng tấm nắp đó, vì vậy,
bạn sẽ cần tấm nắp lớn hơn. Tất
nhiên, ở đây còn có hệ sô không
gian, và trong một sô trường hợp,
sẽ không đủ chỗ cho tấm nắp công
tắc lớn.
Bạn cần đo cẩn thận trước khi
chọn mua tấm nắp mới.
Vấn đề thứ hai là màu sắc của
tấm nắp. Hai màu tiêu chuẩn là
trắng và vàng ngà. Tìm công tắc
có các màu này không khó, nhưng
trên thị trường còn có các màu
khác. Bạn nên chọn màu phù hợp
với màu sơn trên tường nhà.


CHIỀU SÁNG NGOẠI THẤT

Trang thiết bị cẩn dùng

• Bộ đèn cảm biến chuyển động.
• Cây vặn vít.
• Các đai ốc nối dây điện.
• Băng keo để dán nhãn.
• Bộ kiểm tra mạch.

Lắp đặt bộ đèn cảm biến
chuyển dộng ngoại thất
Bộ đèn cảm biến chuyển động là
một trong các thiết bị rất hữu ích
trong hệ thống tự động hóa ngôi
nhà, không chỉ làm cho cuộc sống
thú vị hơn, mà còn giúp bạn tiết
kiệm điện và chi phí. Loại đèn
19


này hoạt động theo nguyên tắc
cảm biến chùm tia hồng ngoại.
Khi có người đi qua chùm hồng
ngoại, chùm này bị gián đoạn, các
đèn sẽ bật sáng. Nếu chùm hồng
ngoại không bị che chắn trong
khoảng thời gian xác định, thường
là 1 - 5 phút, các đèn sẽ mờ dần và
tắt hẳn.
Điều này đặc biệt hữu ích khi
bạn trở về nhà vào buổi tối và
quên bật đèn cửa ngoài. Các đèn
cảm biến chuyển động sẽ tự động

bật sáng khi bạn đi vào khoảng
không gian được xác định trước,
và tắt khi không còn hoạt động
nào trong vùng cảm biến.
Vấn đề an toàn của các đèn
này cũng rất thuận tiện. Không
cần phải lo lắng khi có ai đó đi vào
hoặc đi xung quanh ngôi nhà của
bạn. Các đèn này được kích hoạt
bằng chuyển động, do đó, nếu có
người đi vào vùng cảm biến, đèn
sẽ tự động bật sáng. Kẻ xâm nhập
thường ẩn mình trong bóng tối, họ
sẽ bị bất ngờ khi đèn đột nhiên
bật sáng.
Các đèn cảm biến chuyển động
có nhiều loại, từ loại X-10 cho
phép tích hợp với hệ thống X-10
cho đến các bộ phức hợp (Hình
2-1). Thậm chí bạn có thể lắp bộ
cảm biến chuyển động bằng vít,
hoặc sử dụng đèn cảm biến chuyển
dộng vận hành bằng pin m ặt trời.
20

Hình 2-1. Bộ đèn cảm biến
chuyển động.

Để lắp đèn cảm biến chuyển
động ngoại thất, trước hết bạn cần

chọn loại thích hợp. Các môđun
này thường được bán ở siêu thị
điện máy hoặc siêu thị nội ngoại
thất. Các bước lắp đặt bao gồm:
1. Ngắt cầu dao dẫn điện đến bộ
đèn cũ.
2. Cẩn thận tháo bộ đèn cũ, tháo
các vít ở đế, nhẹ nhàng gỡ bộ
đèn cũ ra ngoài.
3. Sử dụng bộ kiểm tra mạch để
bảo đảm không có điện chạy
qua các dây dẫn.
4. Cẩn thận tháo các dây điện ra
khỏi các nối kết điện, tháo các
đai ốc nối dây (Hình 2-2). Khi

Hình 2-2. Tháo các đai ốc nối dây
để tháo bộ đèn cũ.


tháo nồi kết của bộ đèn cũ, bạn
cần đánh dấu và ghi lại từng
dây theo chức năng. Bạn nên
vẽ lại sơ đồ điện đế dễ dàng
lắp lại khi cần thiết.
5. Loại bỏ bộ đèn cũ.
6. Lắp bộ đèn mới bằng cách nối
lại các dây theo hướng dẫn của
nhà sản xuất. Sơ đồ đơn giản
của đèn cảm biến chuyển động

được nêu trên Hình 2-3.

đó xác lập mức độ nhạy là
“medium”.
2 Cấp lại điện cho mạch bằng
cách đưa cầu dao về vị trí On.
3. Cấp điện nguồn cho bộ đèn,
đèn sẽ sáng. Nếu không có
chuyến động trong vùng cảm
biến, đèn sáng khoảng 30 giây
sau đó tự động tắt. Chuyển
động bất kỳ trong vùng này sẽ
làm đèn bật sáng.
4. Nếu bạn có vùng cảm biến có
thê điều chỉnh, bạn hãy điều
chỉnh lại bộ cảm biến để giám
sát khu vực mong muốn.

Hình 2-3. Sơ đồ bộ đèn cảm biến
chuyển động.

7. Khi nối kết bộ đèn mới bạn
cần bảo đảm các dây nối đúng
chức năng, nóng với nóng, mát
với mát,...
8. Lắp tấm nắp mới vào vị trí,
chỉnh thẳng các lỗ vít, siết các
vít mới vào đúng vị trí.
Sau khi lắp bộ đèn mới, bạn
cần kiểm tra và điều chỉnh độ nhạy

của bộ cảm biến chuyển động.
1. ớ mặt dưới của bộ đèn có nút
với chữ "Test", bạn hãy đẩy
nút này tới vị trí kiểm tra, sau

5. Bảo đảm đèn không giao cắt
với các bộ cảm biến, nên để
đèn cách xa bộ cảm biến ít
nhất là 15 mm.
6. Điều chỉnh độ nhạy để đèn
sáng theo yêu cầu, và kiểm tra
xác lập này bằng cách đi qua
vùng cảm biến tại điểm cách
xa bộ cảm biến nhất (Hình
2-4). Vùng này thay đổi tùy
theo thiết kế của đèn cảm biến
chuyến động. Sơ đồ trên Hình
Độ cun
ga láp (íu

Hình 2-4. Vùng cảm biến
chuyển động.
21


2-4 chỉ giúp bạn hình dung
vùng cảm biến theo các xác lập
độ nhạy.
7. Sau khi xác lập vùng cảm biến
và độ nhạy, bạn hãy đẩy nút từ

vị trí Test trở về vị trí hoạt
động. Đèn sẽ sáng khi cảm
biến có sự chuyển động và tắt
khoảng vài giây sau khi không
còn sự chuyển động.
Nếu muốn thay đổi độ nhạy
hoặc vùng cảm biến, bạn hãy thực
hiện các bước sau:
1. Cẩn thận dịch chuyển các cảm
biến để bao quát vùng mong
muốn. Nếu không có ai trong
vùng đó, xác lập sẽ đúng nếu
đèn không sáng.
2. Nếu không thể ngăn chặn bộ
cảm biến nhận biết các chuyển
động không mong muốn, bạn
có thể dùng băng dán màu đen
che phần thấu kính cảm biến
chuyển động.

Xử lý sự cồ
□ Đèn được lắp xong nhưng sáng
liên tục.

Nếu đã lắp bộ đèn, nhưng
dường như đèn không thể tắt, bạn
hãy kiểm tra vùng cảm biến hoặc
độ nhạy đã xác lập. Nếu cần, bạn
hãy dùng băng dán màu đen che
các phần của bộ cảm biến đế tránh

22

cảm biến các chuyến động không
mong muốn.
□ Đèn đưực lắp xong nhưng không
sáng.

Nếu đã lắp bộ đèn, nhưng
không được kích hoạt bằng chuyến
động, có lẽ bạn lắp sai. Bạn hãy
thử tháo các nối kết và nối lại theo
hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu
đèn vẫn không hoạt động, có thể
đèn bị hư. Bạn cần đổi bộ đèn mới.
□ Đèn chớp nháy hầu như liên tục.

Vấn đề có thể là không đủ
chuyển động hoặc chuyển động
không đủ đều đặn để đèn sáng.
Bạn cần cài đặt lại độ nhạy và/
hoặc thời gian sáng của đèn. Nếu
vẫn không giải quyết được vấn đề,
bạn có thể thay đèn cảm biến
chuyển động bằng đèn thời chuẩn,
sáng và tắ t theo những khoảng
thời gian xác định.

Cảm biến giám sát
và tính an toàn
Chiếu sáng tự động ngoài trời là

rất thú vị và hữu ích. Khi bạn quên
bật đèn cổng ra vào trước khi rời
khỏi nhà (và đến tối mới trở về),
bạn sẽ không phải lo lắng làm sao
tra chìa khóa vào ổ khóa cổng.
Chiếu sáng tự động ngoại thất
còn làm tăng tính an toàn cho ngôi
nhà của bạn.


Bạn có thế thiết lập chiếu sáng
ngoại th ất hoàn toàn tự động khi
có ai đó đi qua vùng cảm biến. Nếu
có người xâm nhập vào khuôn viên
nhà bạn khi trời tối, đèn sẽ tự
động bật sáng, đii để gây bất ngờ
cho kẻ xâm nhập. Kẻ trộm thường
hoạt động trong bóng tối, chúng
không muốn bị phát hiện.
Ngoài hệ thống chiếu sáng
ngoại thất, ở đây còn có các cảm
biến an toàn khác, bạn có thế nối
với hệ thống tự động hóa ngôi nhà
để tăng tính an toàn. Ví dụ, thay
vì nối các cảm biến chuyến động
với đèn, bạn có thế nối chúng với
còi báo động phát ra tiếng chó sủa
hoặc âm thanh khác.
Bạn cũng có thể xác lập các
cảm biến hoạt động khi có tiếng

kính vỡ, có khói hoặc khí c o
trong không khí...
Bạn có thế tự lắp đặt các cảm
biến này hoặc nhờ công ty bảo vệ
chuyên nghiệp thực hiện. Nếu
chọn công ty bảo vệ, họ có thế
giám sát hệ thông báo động cho
ngôi nhà của bạn. Hệ thống báo
động được giám sát sẽ làm tăng rõ
rệt tính an toàn cho ngôi nhà cua
bạn.
Nếu tự lắp đặt các cảm biến,
lập trình và giám sát chúng thông
qua máy tính, bạn sẽ có nhiều lựa
chọn. Các cảm biến thông dụng
bao gồm:

• Cảm hiến từ tính: Loại cảm biến
nay thường dùng cho cửa đi và
cứa sổ, vận hành theo nguyên
tắc tiếp điểm từ tính. Khi các
tiếp điểm đóng, báo động được
cài đặt, khi tiếp điểm hở, còi
báo động sẽ phát ra âm thanh.
Trong hầu hết các trường hợp,
đâv là các cảm biến an toàn
nối dây, ngoài ra còn có các
cảm biến không dây. Các bộ
này nối với thiết bị giám sát
trung tâm.

• Cảm biến sàn nhà: Loại cảm

biến này có thể phát ra chùm
hồng ngoại hoặc được điều
khiển bằng trọng lực. Cảm
biến hồng ngoại được bố trí
trên mặt sàn và khi chùm tia
bị gián đoạn, còi báo động sẽ
phát ra âm thanh. Cảm biến
trọng lực thường được đặt bên
dưới thảm trải sàn, khi tải
trọng lực trên cảm biến thay
đổi, cảm biến sẽ được kích
hoạt. Ngôi nhà của Bill Gates
sử dụng cảm biến sàn để giám
sát vị trí của khách. Thông tin
này được dùng để theo dõi và
tạo tiện nghi tối đa cho các vị
khách.
• Cảm biến kính: Loại cảm biến

này được dùng để phát hiện
kính vỡ. Nếu ai đó xâm nhập
vào nhà qua kính cửa sổ, kính
bị vỡ sẽ kích hoạt còi báo động.

23


Cảm biến kính được dùng ở

cửa sổ, cửa ra vào,...
• Cảm biến chuyển động: Loại

cảm biến này phát hiện chuyển
động trong khu vực cho trước,
có thể lập trình để nhận biết
các chuyển động nhỏ của động
vật hoặc chuyển động lớn của
con người. Tín hiệu được gởi đi
khi cảm biến được kích hoạt.
Tín hiệu đó sẽ kích hoạt các
thiết bị báo động bằng âm
thanh, ánh sáng,...
• Cảm biến xe: Cảm biến xe giám

sát thời điểm xe hơi đi vào khu
vực cho trước. Bạn có thể dùng
cảm biến này đế điều khiển
cổng nhà, hoặc thông báo khi
có xe hơi đến trước cổng nhà
bạn.
• Cảm biến môi trường: Trong

một sô vùng thường xảy ra lũ
lụt, gió mạnh, hoặc nhiệt độ
cao. Các cảm biến nước, gió, và
nhiệt độ, được gọi là cảm biến
môi trường, có thể giám sát các
điều kiện môi trường và được
lập trình để cảnh báo khi xuất

hiện điều kiện bất thường.
• Cảm biến điện: Được dùng đế

giám sát nguồn điện đi vào tòa
nhà. Trong hầu hết các trường
hợp, loại cảm biến này chỉ được
sử dụng ở những nơi thật sự
cần thiết (trung tâm dữ liệu,
bệnh viện, công an,...). Tuy
24

nhiên, khi được lắp vào ngồi
nhà của bạn và nôi kết với
chương trình giám sát, cảm
biến này sẽ gởi thông báo qua
điện thoại, e-mail,... cho biết
nhà của bạn đang bị cắt điện.
• Cảm biến khói và khí CO: Các

cảm biến này giám sát chất
lượng không khí và cảnh báo
ngay khi phát hiện khói hoặc
khí CO. Nếu bạn theo dõi qua
Internet với phần mềm quản
lý, bạn sẽ được cảnh báo qua
điện thoại hoặc e-mail.
Lắp đặt hệ thống giám sát,
cảnh báo cho ngôi nhà là công việc
thú vị và rất có ích, nhưng đòi hỏi
kiến thức chuyên môn. Bạn nên

dành thời gian nghiên cứu các cảm
biến, mạng, và hệ thống quản lý
trước khi tiến hành lắp hệ thống.
Bạn có thể dễ dàng tìm được các
tài liệu cần thiết trên Internet.

Kết luận
Chiếu sáng bằng cảm biến chuyên
động thường được sử dụng phía
ngoài ngôi nhà, nhưng cũng có thế
lắp bên trong nội thất. Chúng đặc
biệt hữu dụng trong các phòng
không được sử dụng thường xuyên.
Ví dụ, đèn cảm biến chuyến động
hoạt động rất tốt trong các buồng
vệ sinh, cầu thang, sân thượng...,
tùy theo kết cấu ngôi nhà của bạn.


Hệ thống chiếu sáng bằng cảm
biến chuyển động tương đối dễ lắp
đặt. Tùy theo kiểu hệ thống, bạn
có thể tích hợp chúng với hệ thống
điều khiển chiếu sáng chung cho
cả ngôi nhà.

Thông tin này chỉ có tính tổng
quát. Từ đây, bạn có thể hình dung
các khả năng điều khiến chiếu
sáng bên trong và bên ngoài ngôi

nhà của mình.

25


Tự ĐỘNG HÓA TOÀN BỘ NGÔI NHÀ:
l_ẮP ĐẶT HỆ THÔNG X-10

Trang thiết bị cẩn dùng
• Home Control Assistant 6.1
Plus.
• X-10 Lamp Module.

Khi tìm kiếm trang thiết bị tự
động hóa ngôi nhà, có lẽ bạn đã
nghe nói đến X-10. Đây là một
trong các thiết bị thông dụng nhất,
giá thành thấp và dễ lắp đặt. Hơn
nữa, các bộ phận thường là xách
tay, nghĩa là bạn có thể tự động
hóa ngôi nhà dù bạn sống trong
căn hộ hay nhà thuê. Khi chuyển
chỗ ở, bạn chỉ cần tháo chúng ra
và đem đến nơi ở mới.
X-10 là hệ thống truyền thông
cho phép bạn điều khiến các đèn,
thiết bị điện tử trong ngôi nhà của
bạn thông qua mạng điện hiện
26


hữu. Thiết lập lại mạng điện là
không cần thiết, do đó, bạn sẽ tiết
kiệm cả thời gian và tiền bạc. Đây
là cơ sở của thiết kế các bộ phận
có thể “nói chuyện” với nhau (ví
dụ, bộ điều khiển từ xa có thể
truyền thông với các công tắc đèn
hoặc thiết bị thông qua X-10).
Đế điều khiển các đèn và trang
thiết bị, hệ thống X-10 sử dụng
các lệnh được gởi qua bộ điều
khiển ở xa hoặc môđun lắp trên
tường. Công tắc hoặc bộ nhận được
thiết kê để nhận các lệnh này.
Có vài bộ phận trong hệ thống
X-10, dù trong nhiều trường hợp
bạn chỉ có một thiết bị, ví dụ, đèn
hoặc công tắc, hoặc tập hợp các bộ
nhận được điều khiển chỉ bằng
một bộ điều khiến. Bộ điều khiến
đó có thế là điều khiển từ xa, điện
thoại, hoặc máy tính.


Các bộ phận chính của X-10
bao gồm:
• Bộ điều khiến không dây: Đây là

thiết bị gởi lệnh đế điều khiển
các môđun nhận. Có nhiều loại

bộ điều khiến khả dụng, từ bộ
truyền phát đa năng và bộ thời
chuẩn đến các giao diện máy
tính và bộ trả lời điện thoại.
• Bộ nhận: Hệ thống X-10 truyền

thông bằng tín hiệu tần sô
radio (FM). Bộ thu sẽ chuyển
tín hiệu FM thành tín hiệu
X-10 để các môđun và bộ điều
khiển không dây có thế truyền
thông.
• Môđun nhận X-10: Đây là các

môđun điều khiển đèn và mọi
trang thiết bị trong toàn bộ
ngôi nhà. Loại môđun nhận
thông dụng nhất trong hệ
thống X-10 là kiểu cắm, công
tắc, và micro. Các môđun nhận
lệnh từ bộ điều khiến thông
qua công nghệ RF.

chương trinh máy tính để quản lý
nhiều môđun. Chương trình này
cung cấp trung tâm điều khiển, từ
đó bạn có thể quản lý hầu như mọi
thứ, từ địa chỉ (hoặc vị trí) của
môđun cho đến các lệnh bất kỳ
điều khiển theo thời gian thực. Và

khi kết hợp giao diện máy tính với
ứng dụng mạng từ xa (Internet),
bạn có thê kiểm soát và điều khiển
ngôi nhà của mình từ vị trí bất kỳ
trên thế giới.
Phần kê tiếp sẽ trình bày
phương pháp lắp đặt và kích hoạt
Home Control Assistant (HCA)
6.1 Plus do công ty Advanced
Quonset Technology thiết kế. HCA
là phần mềm thông dụng, bạn có
thể xem trên SmartHome.com.
Cài đặt phần mềm

HCA là gói phần mềm hoàn chỉnh,
công việc đầu tiên là cài đặt vào
máy tính của bạn.
C hú ý

Lắp dặt
giao diện máy tính X-10
Điều đầu tiên khi tiến hành tự
động hóa là bố trí các môđun X-10
trong toàn bộ ngói nhà. Bạn có
thể bắt đầu từ vài môđun, sau đó
mở rộng dần theo nhu cầu và khả
năng tài chính của mình. Nhưng
bạn còn phải có khả năng cài đặt

Phần này giả thiết bạn đà biết sử

dụng máy tính thành thạo, kể cà
cỏi đột phần mém.______________

Sau khi cài đặt phần mềm, bạn
có thế tiên hành thiết kê mới cho
ngôi nhà, thực chất là kế hoạch tự
động hóa ngôi nhà. Chương trình
phải được cài đặt với biếu tượng
(icon) trên taskbar trong khi Setup.
27


×