Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nêu những yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh, phân tích yếu tố bên ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.5 KB, 12 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
“Nêu những yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh, phân tích yếu tố bên
ngoài (chỉ trong môi trường vi mô, liên hệ thực tế)”
Học viên:...........................................................................................................
Lớp:...................................................................................................................
PHẦN I – MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do nghiên cứu đề tài
Môi trường kinh doanh không còn là một khái niệm mới lạ, mà đã xuất hiện
từ khá sớm cùng với sự xuất hiện của môn kinh tế học.Môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại là tập hợp những điều kiện,những yếu tố, bên ngoài và
bên trong có ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Nhưng trong khuôn khổ của đề tài em chỉ xin trình bày một phần
trong môi trường kinh doanh đó là môi trường vi mô, cụ thể hơn, đó là các yếu tố
ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.
Điều tất nhiên là các doanh nghiệp thương mại chỉ hoạt động trong môi
trường kinh doanh nhất định.Các doanh nghiệp ngày càng hiểu rõ mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đến kết quả và hiệu quả kinh
doanh.Trong đó các yếu tố của môi trường vi mô có ảnh hưởng rất lớn đến sự
thành công của các doanh nghiệp thương mại. Hiện nay môi trường vi mô đã được
tổng kết thành một hệ thống lý thuyết toàn diện.
Mặc dù đây là một đề tài không mới mẻ và còn có phần cổ điển, khô khan
song việc nghiên cứu về nó (môi trường kinh doanh nói chung và môi trường vi
mô nói riêng) không bao giờ là thừa. Qua việc nghiên cứu,tìm hiểu về nó ta có
được cái nhìn tổng quát hơn,bổ xung thêm vào các lý thuyết của các nhà nghiên

1


cứu trước những yếu tố thời đại ,những điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp, của
ngành của nền kinh tế đẻ tìm được những cơ hội kinh doanh từ môi trường đó.
Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng của môi trường vi mô đối với hoạt động


kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. Trong quá trình thực hiện tiểu luận
không thể tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót, mong được sự nhận xét và đánh
giá của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn.
1.2.
1.3.
-

Câu hỏi nghiên cứu
Môi trường vi mô là gì?
Các yếu tố bên ngoài (vi mô) ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh?
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh
Hiểu rõ được tầm quan trọng của môi trường vi mô cũng như các yếu tố bên
ngoài ảnh hưởng đển môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

PHẦN II – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.1.Phương pháp thu thập số liệu
.Phương pháp quan sát: thu thập dữ liệu sơ cấp về khách hàng, về các đối thủ
cạnh tranh bằng cách sử dụng người hoặc máy móc để ghi lại các hiện tượng, hành
vi của khách hàng, của nhân viên công ty, và của các đối thủ cạnh tranh.....Phương
pháp thu thập dữ liệu bàn giấy: thu thập các dữ liệu sẵn có bên trong và bên ngoài
công ty.
1.2.Phương pháp phân tích
Trong bài Tiểu luận này, em chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phân
tích và tổng hợp: tiếp cận thực tế, thu thập thông tin, số liệu trên sách báo, internet;
so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá. Đồng thời vận dụng lĩnh vực chuyên ngành
Kinh tế học đưa ra những giải pháp thiết thực nhất, khả quan nhất.
PHẦN III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN
3.1.


Lý luận chung về chuyên đề nghiên cứu
2


3.1.1. Khái niệm, nội dung, yếu tố tác động
Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân
doanh nghiệp và những khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức là những người
cung ứng, những người môi giới marketing, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh
và công chúng trực tiếp.
Các yếu tố bên ngoài chi phối tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
bao gồm: trung gian marketing, khách hàng, công chúng, đối thủ cạnh tranh, người
cung ứng
 Trung gian Marketing.
Những người môi giới Marketing là những công ty hỗ trợ cho công ty đi lên,
tiêu thụ và phổ biến hàng hóa của công ty trong giới khách hàng. Ở đây gồm có
những người môi giới thương mại, các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa,
các tổ chức dịch vụ Marketing và các tổ chức tài chính tín dụng.
 Đối thủ cạnh tranh
Mọi công ty đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Từ đó công ty sẽ
phải đưa ra chiến lược cạnh tranh, về bán hàng, về thị trường, về giá cả nhưng vẫn
đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Việc phân loại cạnh tranh sẽ khiến cho các nhà
nghiên cứu marketing có cách nhìn khái quát về sản phẩm của mình,cạnh tranh với
các sản phẩm cạnh tranh khác.
- Cạnh tranh do mức cấp thiết của nhu cầu
- Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm
- Cạnh tranh trong cung loại sản phẩm
- Cạnh tranh giữa các thương hiệu

3



 Khách hàng
Công ty cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình.Khách hàng
chính là thị trường. Nhìn chung có năm dạng thị trường khách hàng. Tất cả những
thị trường này được trình bày dưới đây là những định nghĩa ngắn gọn về chúng.
1. Thị trường người tiêu dùng: những người và hộ dân mua hàng hoá và dịch
vụ để sử dụng cho cá nhân.
2. Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử
dụng chúng trong quá trình sản xuất.
3. Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó
bán lại kiếm lời.
4. Thị trường của các cơ quan Nhà nước: những tổ chức mua hàng và dịch vụ
để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng
hoá và dịch vụ đó cho những người cần đến nó.
5. Thị trường quốc tế: những người mua hàng ở ngoài nước bao gồm những
người tiêu dung, sản xuất bán trung gian và các cơ quan Nhà nước ở ngoài
nước.
 Những người cung ứng
Những người cung ứng là những công ty kinh doanh và những người cá thể
cung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh và các nguồn vật tư cần thiết để sản
xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định. Ví dụ, để sản xuất xe đạp,
công ty này phải mua thép, nhôm, vỏ xe, líp, đệm và các vật tư khác. Ngoài ra,
công ty còn phải mua sức lao động, thiết bị, nhiên liệu, điện năng, máy tính… cần
thiết để cho nó hoạt động.

4


Những sự kiện xảy ra trong môi trường “người cung ứng” có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động marketing của công ty. Những người quản trị phải chú

ý theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng, bởi vì việc tăng giá các vật tư mua về có
thể buộc phải nâng giá xe đạp. Thiếu một chủng loại vật tư nào đó, bãi công và
những sự kiện khác có thể làm rối loạn về cung ứng và lịch gửi xe đạp cho khách
đặt hàng. Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ và trong kế
hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng đối với công ty.
 Công chúng trực tiếp
Trong thành phần môi trường marketing có nhiều công chúng trực tiếp khác
nhau của công ty. Công chúng trực tiếp là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự
hay có thể sẽ quan tâm đến những tổ chức có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới
những mục tiêu đề ra của nó. Công chúng trực tiếp có thể hoặc là hỗ trợ hoặc là
chống lại nỗ lực của công ty nhằm phục vụ thị trường. Công chúng tích cực là
nhóm quan tâm đến công ty với thái độ thiện chí (ví dụ những nhà hảo tâm).
Công chúng tìm kiếm là nhóm mà công ty đang tìm kiếm sự quan tâm của
họ, nhưng không phải bao giờ cũng tìm được (ví dụ các phương tiện thông tin đại
chúng). Công chúng không mong muốn là nhóm mà công ty cố gắng thu hút sự
chú ý của họ, nhưng buộc phải để ý đến họ nếu họ xuất hiện (Ví dụ nhóm người
tiêu dùng tẩy chay).
3.1.2. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước
Kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn
cầu có nhiều biến động mạnh: Thị trường hàng hóa quốc tế, đặc biệt là dầu
thô giảm giá liên tục và giảm ở mức sâu trong những tháng qua, chủ yếu do nguồn
cung tăng, tác động tích cực tới tăng trưởng của các nước nhập khẩu dầu nhưng

5


đối với các nước xuất khẩu dầu, tăng trưởng bị ảnh hưởng do doanh thu xuất khẩu
giảm. Bên cạnh đó, mối quan ngại lớn nhất trong thời gian qua là sự bất ổn của thị
trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khiến phần lớn các quốc gia châu Á phải đối mặt
với áp lực phá giá tiền tệ để bảo đảm năng lực cạnh tranh tại các thị trường xuất

khẩu. Ngoài ra, thị trường tiền tệ và cổ phiếu tại các nền kinh tế mới nổi đang chịu
nhiều áp lực do các dòng vốn đầu tư giảm đáng kể.
Ở trong nước, giá dầu thế giới giảm mạnh đã khiến giá dầu trong nước
giảm, tác động trực tiếp đến nền kinh tế và ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, xem
xét ở khía cạnh tích cực thì giá dầu giảm là cơ hội để hoạt động sản xuất kinh
doanh và dịch vụ trong nước giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, thúc
đẩy tiêu dùng xã hội. Xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ sự giảm giá đồng Nhân dân tệ và các đồng tiền của nhiều nước khác
trên thế giới.
Trước diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã chỉ đạo quyết
liệt các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách, nhất
là chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản
xuất kinh doanh, duy trì mức tăng trưởng hợp lý.
3.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3.2.1. Thực trạng các yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh tại siêu thị
Hapro Mart Sài Đồng – Long Biên
 Nhà cung ứng
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, quyết định nguồn hàng là
hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Chỉ trên cơ sở chiến lược Marketing của đơn vị cung ứng nguồn hàng có
hiệu quả thì nỗ lực bán hàng của siêu thị Hapro Mart mới thành công. Nắm bắt
6


được tầm quan trọng của việc chon nguồn hàng, siêu thị chủ trương hợp tác làm ăn
với các đơn vị có nguồn hàng đã có tên tuổi trên thị trường. Đó là Doanh nghiệp
Unilever, Doanh nghiệp sữa Việt Nam (Vinamilk), Doanh nghiệp bia Hà Nội,
Doanh nghiệp Vifon-Accecook.
Việc tìm kiếm tạo nguồn hàng trong thời gian đầu gặp khó khăn do siêu thị
chưa có uy tín trên thị trường, cạnh tranh gay gắt trong việc giành nguồn hàng từ

các đơn vị khác. Để giải quyết, siêu thị đã linh động tìm hiểu biện pháp như nhờ sự
ủng hộ và tác động của các cấp lãnh đạo, chấp nhận hy sinh một số quyền lợi với
mục tiêu là có hàng để bán. Hiện nay, do đã có uy tín nên việc tìm nguồn hàng
cũng dễ dàng hơn, có những đơn vị chủ động đặt vấn đề mời siêu thị Hapro tham
gia và kênh phân phối của họ với tư cách là nhà đại lý bao tiêu hoặc đại lý hoa
hồng.
- Nguồn hàng nhận làm đại lý cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đây
là nguồn hàng chủ yếu của siêu thị
- Nguồn hàng tự sản xuất bao gồm các thực phẩm chế biến sẵn, dịch vụ ăn
uống. Đây là nguồn hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động kinh doanh
của Hapro Mart.
 Trung gian marketing:
Hiện nay các trung gian chủ yếu của Siêu thị Hapro Mart Sài Đồng bao gồm:
- Các đại lí làm công tác phân phối hàng hóa
- Đội xe vận chuyển hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đặc biệt, hàng
năm, siêu thị còn tổ chức các chương trình đem hàng giá rẻ về các làng, các
vùng miền núi xa xôi để cung cấp cho người dân những mặt hàng phù hợp với
người dân ở đó.

7


- Hệ thống ngân hàng trên thị bàn thành phố, các quỹ tín dụng có chức năng hỗ
trợ thanh toán khi giao dịch với khách hàng, cung cấp tài chính để có thể tăng
cường, mở rộng quy mô kinh doanh.
 Đối thủ cạnh tranh:
So với các siêu thị khác thì Hapro được thành lập ở Hà Nội sớm nhất, do đó
sự am hiểu về tập quán tiêu dùng là một lợi thế của siêu thị. Đối thủ cạnh tranh chủ
yếu là là các của hàng tạp hóa quy mô nhỏ và các chợ… Hiện nay với sự ra đời của
nhiều siêu thị mới trên địa bàn như Coop-Mart, Big C, siêu thị Xanh… sẽ không

tránh khỏi việc bị san sẻ thị phần tuy nhiên trong thời gian này, siêu thị chỉ có các
đối thủ cạnh tranh chính hiện nay như:
o Siêu thị Coop-Mart: Đây là siêu thị bán lẻ có quy mô và kinh nghiệm trên
thị trường Đà Nẵng, Hà Nội… Năm 2008, với sự xuất hiện của siêu thị này làm
cho thị phần của Hapro Mart bị thu hẹp, mất khách hàng…do hiệu ứng mới của nó.
Đây cũng là mối đe dọa cho Hapro mart nên cần có chiến lược giữ chân khách
hàng, đặc biệt là khách hàng thân quen.
o Siêu thị Big C: Đây là siêu thị có quy mô lớn, là thương hiệu của tập đoàn
Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Châu Âu với hơn 9000 cửa
hàng tại nhiều nước trên thế giới và 190000 nhân viên. Big C là siêu thị có tiềm lực
tài chính mạnh với 50000 mặt hàng khác nhau từ thực phẩm tươi sống đến tạp hóa,
nội thất…với giá rẻ phù hợp với thu nhập của người dân Hà Nội. Đây được coi là
đối thủ cạnh tranh rất mạnh trên thị trường bán lẻ.
 Công chúng:
Công chúng là bất kì nhóm nào có quan tâm thực sự hay sẽ quan tâm đến
doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của
doanh nghiệp. Công chúng bao gồm:
8


o Giới tài chính: có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn vốn của doanh
nghiệp bào gồm các ngân hàng, Doanh nghiệp tài chính, Doanh nghiệp bảo hiểm.
o Giới truyền thông: Đây là cơ quan báo chí, truyền hình, truyền thanh. Các
thông tin về doanh nghiệp của giới truyền thông là hết sức quan trọng, có ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hình ảnh siêu thị trước người tiêu dùng. Hapro
làm khá tốt trong việc đưa hình ảnh của mình tới với công chúng như qua kênh
truyền hình địa phương, qua website, qua báo chí và các phương tiện khác.
o Công chúng rộng rãi: siêu thị cần theo dõi chặt chẽ thái độ quần chúng rộng
rãi đối với sản phầm, dịch vụ cũng như hoạt động của doanh nghiệp vì những điều
này ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của siêu thị.

o Công chúng nội bộ: bao gồm toàn bộ cán bộ công nhân viên trong siêu thị.
Siêu thị thường xuyên tổ chức các hoạt động, các chương trình để tăng thêm sự gắn
kết của các nhân viên, từ đó tạo ra môi trường làm việc thân thiện và hiệu quả.
o Các tổ chức xã hội: bao gồm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi
trường… Có mối quan hệ tốt với nhóm này thì sẽ tạo ra hình ảnh tốt đẹp cho sản
phẩm và danh tiếng siêu thị.
 Khách hàng:
Do đặc trưng của hàng hóa siêu thị Hapro Mart là những mặt hàng nhu yếu
phẩm, các mặt hàng phục vụ đời sống của người dân nên khách hàng của siêu thị
ngày càng nhiều và đã trở thành những khách hàng thân thiết của siêu thị trong
nhiều năm qua. Mặc dù, hiện nay đã xuất hiện nhiều siêu thị có quy mô lớn khác
đe dọa đến thị phần của Hapro Mart nhưng nhờ vào những nỗ lực trong việc ổn
định giá cả, an toàn chất lượng thực phẩm được đặt lên hàng đầu cùng với uy tín đã
được định hình trong lòng khách hàng TP Hà Nội nên Hapro Mart đã dần thu hút

9


khách hàng về phía mình. Có thể phân loại khách hàng của siêu thị Hapro Mart
như sau:
- Khách hàng người tiêu dùng: Đây là những khách hàng quan trọng và
thường xuyên nhất của siêu thị.
- Khách hàng là trung gian phân phối: bao gồm các bán buôn, bán lẻ mua
hàng tại siêu thị với mục đích bán lại để kiếm lời.
- Khách hàng là cơ quan nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận: bao gồm các
cơ quan đoàn thể, các đơn vị kinh doanh. Đây là những khách hàng mua với khối
lượng lớn nhưng không thường xuyên.
3.2.2. Những kết quả đạt được
Đây là môi trường rất tốt cung cấp nguồn lao động dồi dào và có năng lực.
Thu nhập bình quân đầu người đang có xu hướng tăng lên, việc tiêu dùng của

người dân đang có xu hướng tăng theo. Cùng với du nhập của nền văn hóa toàn
cầu, nhiều người dân đang chuyển dần qua các hình thức mua sắm văn minh và
hiện đại hơn. Hapro Mart đã định hình được trong lòng người dân khu vực Sài
Đồng nên dễ dàng triển khai các hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu, mở rộng
quy mô…
3.2.3. Những hạn chế còn tồn tại
Với xu thế toàn cầu hóa cùng với việc thị trường bán lẻ ngày càng được
quan tâm đầu tư, ngày càng có nhiều siêu thị có mặt tại Hà Nội. Hầu hết các siêu
thị này đều có quy mô lớn, đội ngũ công nhân viên được đào tạo bài bản, nằm ở vị
trí thuận lợi cho việc giao thương, cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm…
Đây thật sự là một thách thức lớn trên con đường khẳng định thương hiệu của
Hapro mart trong lòng người dân thành phố.

10


Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, kéo theo sự suy thoái kinh tế Việt
Nam, cùng với việc giá xăng dầu tăng liên tục, giá vàng và USD thay đổi liên tục
đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mở rộng, đầu tư, và các chiến lược kinh doanh
của siêu thị trong việc tiếp cận những thị trường mới, phát triển hơn nữa những thị
trường cũ.
Ảnh hưởng từ thói quen mua sắm của người dân Việt cũng như người dân
Hà Nội: phương thức mua sắm ở các chợ truyền thống, các cửa hàng bán nhỏ lẻ
vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thói quen mua sắm của người dân. Do đó rất khó
khăn cho việc mở rộng kinh doanh.
3.3.

Bài học rút ra sau nghiên cứu
Hệ thống siêu thị Hapro Mart đã hình thành và phát triển từ nhiều năm nay


trên địa bàn Hà Nội, siêu thị đã khẳng định thương hiệu và xây dựng lòng tin trong
lòng người dân khu vực Sài Đồng. Bên cạnh những thuận lợi mà Hapro Mart có
được trong những năm qua, Hapro Mart đang phải đối mặt những khó khăn, thách
thức rất lớn ở hiện tại và tương lai, nhất là việc mở rộng các hệ thống bán lẻ mà
các công ty lớn đầu tư vào thị trường Hà Nội. Để khắc phục được những khó khăn
trên, Hapro Mart cần có những chiến lược, giải pháp thiết thực để khẳng định lòng
tin cũng như thương hiệu đã được xây dựng trong những năm qua.

PHẦN IV – KẾT LUẬN

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế học Quản lý, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ
Hà Nội
2. Website: diendanquantri.com, nhipcaudautu.com, quantri.vn
3. GS.TS Nguyễn Thành Độ – PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền – “Giáo trình
Quản trị kinh doanh” – NXB ĐH Kinh tế quốc dân
4. PTS Lê Đăng Doanh – Th.S Nguyễn Thị Kim Dung – PTS Trần Hữu Hân –
“Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước” – NXB Lao
động, Hà Nội
5. GS.TS Phạm Vũ Luận – “Quản trị doanh nghiệp thương mại” – NXB Quốc
gia, Hà Nội – 2012.

12




×