Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng Pháp Luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.55 KB, 5 trang )

PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1. Khái niệm Luật dân sự
Luật dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam gồm tổng thể các
quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân phát sinh
giữa các cá nhân hoặc giữa cá nhân với tổ chức trong quá trình sinh hoạt, phân phối lưu
thông, tiêu dùng.
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự
Là những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh trong quá trình sản xuất, phân
phối, lưu thông, tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa nhằm thoả mãn các nhu cầu hàng ngày
của các thành viên trong xã hội.
3. Phương pháp điều chỉnh: là phương pháp thỏa thuận, bình đẳng và quyền tự định
đoạt của các chủ thể.trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
4. Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự
Là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó các bên
tham gia độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia được pháp luật bảo đảm thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chế.
Đặc điểm:
- Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự độc lập với nhau về tổ chức và tài sản,
được phép tự định đoạt nhưng không được trái pháp luật.
- Các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng nhau
- Các biện pháp cưỡng chế đa dạng, không chỉ do pháp luật quy định mà mỗi bên có
thể tự yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc bên kia phải thực hiện các
nghĩa vụ của mình.
Các biện pháp cưỡng chế trong quan hệ pháp luật dân sự chủ yếu mang tính chất tài
sản.
5. Quyền sở hữu
a) Khái niệm quyền sở hữu: Quyền sở hữu là tổng hợp các QPPL điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất và
tư liệu tiêu dùng. Quyền sở hữu bao gồm các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản của
mình. Đó là: Quyền chiếm hữu; Quyền sử dụng, Quyền định đoạt.
Chủ sở hữu có thể là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có đầy đủ 03 quyền năng


trên. Tài sản sở hữu có thể là động sản, bất động sản, các giấy tờ có gía bằng tiền và các
quyền tài sản.
b) Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu:
+ Các căn cứ xác lập quyền sở hữu: Do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh hợp
pháp; Thu hoa lợi, lợi tức; Được chuyển giao quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc quyết định
1


của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Vật tạo thành do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; Thừa
kế tài sản.; Chiếm hữu đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bỏ quên, chôn dấu…. theo quy
định của pháp luật .
+ Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu: Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho
người khác; Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu; Tài sản bị tiêu hủy; Tài sản bị trưng mua;
Tài sản bị tịch thu; Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu; Vật bị đánh rơi,
bị thất lạc, bị bỏ quên mà người khác đã xác lập quyền sở hữu do pháp luật quy định.
6. Giao dịch dân sự
a, Khái niệm và các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng dân sự của cá nhân, pháp nhân, các chủ
thể khác làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
Hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể
nhằm làm phát sinh quan hệ dân sự mà không cần ý chí của các chủ thể khác. Chẳng hạn
việc lập di chúc để lại tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác không cần sự đồng ý
của người thừa kế theo di chúc.
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ dân sự.
Các điều kiện một giao dịch dân sự được pháp luật thừa nhận có hiệu lực pháp lý khi
đảm bảo các điều kiện sau:
* Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
Đối với cá nhân: Người từ đủ 18 tuổi trở lên có khả năng nhận thức và điều chỉnh
hành vi của mình có quyền tự mình tham gia mọi giao dịch dân sự. Người đủ 6 tuổi đến

chưa đủ 18 tuổi có quyền tự mình tham gia giao dịch dân sự nhỏ phục vụ nhu cầu hàng ngày.
Chẳng hạn, A là học sinh (13 tuổi) mua đồ dùng học tập có thể nhận thức được giá cả, chất
lượng,... đối với những giao dịch dân sự có giá trị lớn thì phải thông qua người đại diện theo
pháp luật mới coi là hợp pháp, nếu không thì giao dịch dân sự có thể bị coi là vô hiệu. Đối
với người mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự (người bị Tòa án
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự do bị bệnh tâm thần hoặc người dưới 6 tuổi) pháp luật
không cho phép họ tự mình tham gia giao dịch dân sự mà phải thông qua người đại diện theo
pháp luật.
Đối với các chủ thể khác như pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thì phải bảo đảm tư
cách chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự. Khi tham gia giao dịch dân sự các chủ thể này
thông qua người đại diện (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền).
* Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật,
trái đạo đức xã hội
* Người tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
Trong trường hợp thiếu sự tự nguyện thì trái với bản chất của giao dịch dân sự và
giao dịch dân sự có thể bị coi là vô hiệu trong trường hợp sau: Giao dịch dân sự giả tạo; giao
dịch dân sự được xác lập do nhầm lẫn; giao dịch dân sự được xác lập do bị lừa dối, đe dọa.
* Hình thức của giao dịch dân sự phải phù hợp với quy định của pháp luật
b, Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý
Bộ luật dân sự thì phân thành các loại giao dịch dân sự vô hiệu như sau: Giao dịch
dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; Giao dịch dân sự vô
hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức; Giao dịch dân sự vô hiệu do thiếu sự tự
2


nguyện của các chủ thể tham gia; Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập thực hiện.
* Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Về nguyên tắc giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
các bên từ thời điểm giao dịch dân sự được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu các bên

khôi phục lại tình trạng ban đầu nghĩa là phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi
phải bồi thường thiệt hại.
7. Quyền thừa kế:
a) Khái niệm quyền thừa kế: Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản (gọi là di sản) của
người chết (gọi là người để lại di sản) cho người, tổ chức khác (gọi là người thừa kế) theo di
chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài
sản chung với người khác, quyền về tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại tài sản chết.
Cá nhân thừa kế là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn
sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Tổ chức thừa kế: là tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểu mở thừa kế.
b) Các hình thức thừa kế
* Thừa kế theo di chúc: Là việc chuyển dịch di sản của người chết cho người còn
sống hoặc tổ chức theo sự định đoạt của người này lúc còn sống.
Hình thức di chúc: Di chúc có thể lập thành văn bản hoặc di chúc miệng.
* Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là trường hợp chuyển dịch di sản cho các thừa kế là cá nhân
theo quy định của pháp luật.
Áp dụng khi tài sản hoặc phần tài sản không có di chúc, di chúc không hợp pháp,
những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại
di sản; tổ chức, cơ quan được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế; những người được chỉ định thừa kế theo di chúc mà từ chối hưởng di sản
hoặc không có quyền hưởng di sản.
Những người được thừa kế gọi là diện thừa kế. Diện thừa kế được xếp vào các hàng
thừa kế theo thứ tự 1, 2, 3. Những người trong cùng một hàng được hưởng phần thừa kế
bằng nhau. Những người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng khi không còn ai ở hàng thừa
kế trước.

* Hàng và diện thừa kế:

- Hàng thứ 1: vợ, chồng, cha ruột, mẹ ruột, cha nuôi, mẹ nuôi, con ruột, con nuôi của
người chết.
3


- Hàng thứ 2: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người chết.
- Hàng thứ 3: cụ nội, cụ ngoại, cụ ngoại của người hết, bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì
ruột, cậu ruột, và cháu ruột của người chết.
* Thừa kế thế vị: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di
sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
Nếu cháu cũng chết trước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc
mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
7. Trình tự, thủ tục xét xử và giải quyết các vụ kiện dân sự:
Vụ án dân sự phát sinh tại tòa án khi có cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Toà án bảo
vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác đang bị tranh chấp hay vi
phạm.
* Trình tự, thủ tục:
a/ Tòa án thụ lý vụ án: là việc Tòa án nhân dân chấp nhận đơn khởi kiện và tài liệu,
chứng cứ kèm theo của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Sau khi nghiên cứu đơn khởi kiện, nếu
thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mình thì ghi vào sổ thụ lý để giải quyết,
Thẩm phán phải thông báo ngay cho nguyên đơn để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm
ứng án phí dân sự (trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí).
b/ Giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử:
* Giai đoạn hòa giải: Là một thủ tục bắt buộc trong hầu hết các vụ án dân sự do Tòa án
tiến hành. Mục đích: là giúp cho đương sự tự nguyên thỏa thuận với nhau về cách giải quyết
tranh chấp theo nguyên tắc tự định đoạt, với sự phân tích, hướng dẫn hợp lý, hợp tình và
đúng pháp luật của Tòa án. Nếu ở giai đoạn này mà hòa giải thành công thì không phải đưa
vụ án ra xét xử, nếu như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức của cá nhân, cơ quan, tổ
chức trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
* Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.

Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án nhân dân phải mở phiên tòa sơ
thẩm. Yêu cầu của việc xét xử là xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, trên
cơ sở đó vận dụng đúng pháp luật nội dung để giải quyết chính xác quyền và nghĩa vụ của
đương sự trong vụ án.
* Xét xử phúc thẩm:
Là việc Tòa án nhân dân cấp trên (tòa án cấp tỉnh), trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án
và quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp dưới xét xử chưa có hiệu lực pháp luật khi
có kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định của pháp luật, mục đích là nhằm sửa chữa
những sai lầm của Tòa án cấp dưới trong các bản án, quyết định của Toà án cấp dưới chưa
có hiệu lực pháp luật.
* Giám đốc thẩm và tái thẩm:

4


+ Thủ tục Giám đốc thẩm: được tiến hành đối với các bản án, quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải
quyết vụ án.
+ Thủ tục Tái thẩm: được tiến hành đối với những bản án, quyết định của tòa án đã có
hiệu lực pháp luật nếu phát hiện thấy tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của
bản án, quyết định của Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết
định đó.
* Thi hành án dân sự:
Là giai đoạn cuối cùng của tố tụng dân sự. Chỉ khi bản án, quyết định của Tòa án nhân
dân được thi hành xong thì quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm
phạm hay bị tranh chấp mới được bảo vệ trên thực tế, thủ tục thi hành án dân sự được quy
định tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

---------------------


5



×