Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Di sản văn hóa thế giới Cố cung Bắc Kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.65 KB, 13 trang )

Mục lục
A. Mở đầu: ...............................................................................................................2
B. Nội dung:..............................................................................................................3
I. Khái quát chung:..................................................................................................3
1. Lịch sử hình thành...............................................................................................3
2. Kiến trúc................................................................................................................5
II. Đặc điểm Cố Cung Bắc Kinh:............................................................................5
1. Cửa Cố Cung Bắc Kinh:......................................................................................5
1.1. Cửa Ngọ Môn.....................................................................................................5
1.2. Cửa Thái Hòa.....................................................................................................6
2. Bố cục Cố Cung Bắc Kinh:..................................................................................7
2.1. Ngoại triều Tam Điện:......................................................................................7
2.1.1. Thái Hòa Điện.................................................................................................7
2.1.2. Trung Hòa Điện..............................................................................................8
2.1.3. Bảo Hòa Điện..................................................................................................8
2.2. Nội đình Tam cung:...........................................................................................9
2.2.1. Càn Thanh Cung............................................................................................9
2.2.2. Giao Thái Điện..............................................................................................10
2.2.3. Khôn Ninh Cung...........................................................................................11
2.2.4. Ngự Hoa Viên................................................................................................11
III. Gía trị văn hóa – du lịch:.................................................................................12
3.1. Giá trị văn hóa..................................................................................................12
3.2. Giá trị du lịch....................................................................................................13
C. Tổng kết:.............................................................................................................14

A.Mở đầu
Cố Cung còn có tên gọi khác là Cố Cung Minh – Thanh hay Tử Cấm Thành,
Cố Cung Bắc Kinh được UNESCO đưa vào “Danh mục Di sản thế giới” năm 1987.
Theo Uỷ ban Di sản thế giới: “Tử Cấm Thành là trung tâm quyền lực tối cao của
Trung Quốc trên 5 thế kỷ, là quần thể kiến trúc lớn, được cấu thành bởi sự hài hoà
giữa không gian vườn và hàng ngàn gian/phòng, cùng những vật dụng sinh hoạt và


sản phẩm thủ công - mỹ nghệ. Đây là bằng chứng lịch sử vô giá, phản ánh về văn
1


minh Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh. Năm 1987, Cố Cung Bắc Kinh được đưa
vào “Danh mục Di sản thế giới”, Cố Cung Thẩm Dương là một hạng mục mở rộng,
được bổ sung vào khu di sản. Hiện tại, tên gọi của di sản là Cố Cung Minh - Thanh
(Cố Cung Bắc Kinh và Cố Cung Thẩm Dương)

B. Nội dung:
I. Khái quát chung:
1. Lịch sử hình thành:
Năm 1403, Chu Đệ – vua Minh Thành Tổ (niên hiệu Vĩnh Lạc) – đời vua thứ
hai nhà Minh, dời đô từ Kim Lăng (sau đổi thành Nam Kinh) về Bắc Bình (là kinh
đô cũ của nhà Nguyên, sau đổi thành Bắc Kinh). Năm 1404, Chu Đệ ra lệnh xây
dựng Cố Cung. Nguyễn An – một KTS tài ba người Việt Nam – đã được chỉ định
2


thiết kế, chỉ huy và xây dựng công trình vĩ đại này trong vòng 16 năm (hoàn
thành năm 1420). Trong đó có 13 năm chuẩn bị, tính toán thông số để thiết kế công
trình, tập kết nguyên vật liệu và nhân công… quá trình xây dựng và lắp ráp hoàn
thiện chỉ có 3 năm.
Theo sách sử ghi chép lại, trong thời gian xây dựng Cố Cung, triều Minh từng
huy động hàng trăm nghìn thợ các loại và hàng triệu phu xây dựng, nguyên vật liệu
chở từ khắp các nơi trong cả nước đến, kể cả từ tỉnh Vân Nam cách Bắc Kinh hằng
mấy nghìn km.
Năm 1421 (một năm sau khi hoàn thành xây dựng), Cố Cung có hỏa hoạn lớn,
ba điện lớn là Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân (đến đời Thanh đổi tên là Thái
Hòa, Trung Hòa, Bảo Hòa) và hai cung Càn Thanh, Khôn Ninh bị cháy rụi. Năm

1437 vua Minh giao cho bộ công xây dựng lại. Viên công bộ thị lang là Thái Tín xin
18 vạn dân phu biết nghề “và tốn phí về vật liệu không biết bao nhiêu mà kể”. Năm
1440 vua Minh Anh Tông (niên hiệu Chính Thống) giao cho Nguyễn An 7 vạn thợ
để trùng tu ba điện và hai cung này. Sách Chính Thống thực lục ghi:“Ngày 10 tháng
2 năm Chính Thống thứ sáu (năm 1441) hai cung ba điện xây dựng hoàn thành”.
Như vậy, Nguyễn An đã trùng tu hai cung ba điện chỉ trong vòng hơn một năm. Vua
ban thưởng cho ông 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấm lụa và 1 vạn quan tiền.
Về sau, thợ kiến trúc các đời vua kế vị đã phải vắt óc suy nghĩ phương pháp phòng
chống hỏa hoạn. Trong Cố Cung có những dãy nhà, bên ngoài trông như nhà gỗ,
nhưng toàn bộ bên trong đều do những phiến đá tạo thành, đây là tường phòng hỏa
do các kiến trúc sư dày công thiết kế. Trong các khuôn viên của Cố Cung, tổng cộng
đặt 308 chiếc vạc lớn, bên trong vạc quanh năm đều chứa đầy nước dùng để phòng
hỏa. Đến mùa đông, họ cho người đốt lửa ở dưới đáy vạc để giữ cho nước ấm không
bị đóng băng.
Tháng tư năm 1442, vua Anh Tông giao cho đội quân xây dựng của Nguyễn
An gồm 7 vạn quan binh, thợ thủ công tiếp tục xây:
+ Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công.
3


+ Phủ Tôn Nhân, Hồng Lô Tự, Khâm Thiên Giám, Viện Thái Y, Viện Hàn Lâm và
Quốc Học (Quốc Tử Giám, tức Thư viện Thủ đô Bắc Kinh ngày nay).
Như vậy, các công trình ở Bắc Kinh do Nguyễn An chỉ huy xây dựng bao
gồm: thành trì Tử Cấm Thành và chín cửa thành lầu; hai cung, ba điện; năm phủ, và
sáu bộ.
Các vua nhà Minh đều xem Nguyễn An như một “kỳ nhân”, thưởng cho nhiều
vàng bạc và vóc nhiễu quý.
Tại Mỹ, trong tập 7 của bộ sách lịch sử Trung Quốc của Đại học Cambridge
(The Cambridge History of China), viết về triều đại nhà Minh (The Ming Dynasty
(1368-1644), Part I) đã kể rõ vai trò của kiến trúc sư trưởng Nguyễn An (Juan An)

trong việc xây dựng cung điện nhà Minh ở Bắc Kinh như sau:
“… Công trình xây dựng kinh thành Bắc Kinh đòi hỏi động viên một lực lượng đông
đảo thợ giỏi về thủ công và lao động, thường được lấy từ những đơn vị quân binh
hoặc những tội phạm bất trị bị kết án khổ sai, cũng như việc trưng dụng vật liệu xây
cất từ khắp nơi trong nước, kể cả những nơi xa xôi như An Nam vừa mới được sát
nhập. Số lượng nhân công không biết đích xác, nhưng ước lượng phải lên tới hàng
trăm nghìn người. Kiến trúc sư trưởng là một thái giám người An Nam tên là
Nguyễn An (mất năm 1453), ông này cũng còn đóng vai trò quan trọng trong công
trình tái thiết Bắc Kinh sau đó dưới thời vua Anh Tông.”
2. Kiến trúc
Cố Cung xưa kia gọi là Tử Cấm Thành. Chữ “Tử” có nghĩa là “màu tím”, lấy
ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở
của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào.
Bố cục của Cố Cung được xây dựng trên 1 khu đất rộng hình chữ nhật, diện
tích khoảng 720.000m2. Cố Cung gồm có 5 triều đình, 17 điện, trong đó có 8 dinh
cơ và khoảng 9.000 phòng. Xung quanh có tường thành cao 10m bao bọc, ven ngoài
tường có hào nước rộng 52m. Bốn góc thành có 4 tháp canh, 4 mặt thành có 4 cửa ra
4


vào đối diện nhau: Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn. Cố
Cung được xây dựng nghiêm khắc theo trật tự lễ giáo, quy phạm chính trị và tinh
thần luân lý của các vương triều phong kiến Trung Quốc. Bố cục chỉnh thể cũng như
quy mô, hình dáng, màu sắc trang trí và trưng bày của Cố Cung v,v... hết thảy đều
thể hiện quyền vua tối cao và đẳng cấp nghiêm ngặt. Các kiến trúc quan trọng của
Cố Cung đều nằm trên 1 đường trục Nam - Bắc ở chính giữa. Hai bên là các kiến
trúc phụ đối xứng nhau. Cố cung được chia làm 2 phần: Ngoại đình Tam Điện &
Nội Đình Tam Cung.

II. Đặc điểm Cố Cung Bắc Kinh:

1. Cửa Cố Cung Bắc Kinh:
Cố Cung Bắc Kinh có quy mô to lớn, phong cách đẹp mắt, kiến trúc hoành
tráng, bày biện sang trọng đều thuộc loại hiếm có trên thế giới. Bốn góc thành có 4
tháp canh, 4 mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn (Ngũ Phượng lầu),
Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn. Cung được xây dựng nghiêm khắc
theo trật tự lễ giáo, quy phạm chính trị và tinh thần luân lý của các vương triều
phong kiến Trung Quốc.
1.1. Cửa Ngọ Môn:
Cửa Ngọ Môn là cửa chính để vào Cố Cung nằm ở phía Nam trên trục chính.
Ngọ Môn được xây dựng theo kiểu hình chữ U, phía dưới là khối tường thành dày
và cao, có trổ 5 cửa vòm. Bên trên xây 1 toà điện lớn 9 gian ngay mặt chính, 4 góc
hình chữ U xây 4 điện vuông. Năm toà điện này đều 2 tầng, mái được nối với nhau
bằng hành lang cửa sổ có mái che. Ngọ Môn còn có tên là Ngũ Phượng Lầu. . Khi
vào cửa Ngọ Môn, trước mặt là 1 quảng trường có con sông Kim Thuỷ chảy ngang
qua hình dây cung. Chính giữa có 5 chiếc cầu bằng đá trắng lớn, hai bên cầu và hai
bên sông đều có lan can bằng đá trắng. Đối diện với Ngọ Môn là Thái Hoà Môn
cũng thuộc quần thể kiến trúc Tiền Tam điện. . Quần thể này được xây dựng trên đài
cao 6m, gần giống như hình chữ Thổ. Đài chia làm 3 tầng, mỗi tầng đều có lan can
bằng đá trắng bao quanh, 4 mặt đều xây bậc lên xuống, chính giữa mỗi bậc đều có 1
5


tảng đá lớn hình chữ nhật, bên trên khắc hình rồng mây rất tinh tế.
1.2.Cửa Thái Hoà:
Đây là cửa lớn của 3 điện lớn ở Tử Cấm Thành, đằng trước có 7 gian dựng
trên 1 nền đá cao. Ở 2 bên phía trước có con sư tử đồng ngồi ở bệ đá. Sư tử vốn ở
Châu Phi, đến đời nhà Hán, quốc vương Sri Lanca dùng sư tử làm vật tiến cống
Hoàng đế nhà Hán. Từ đó, sư tử du nhập vào Trung Quốc. Sư tử là loài vật có sức
mạnh, lại rất hung dữ, khiến nhiều loài thú rừng khác phải khiếp sợ, vẫn được mệnh
danh là Chúa Sơn lâm. Cách bố trí để 2 con sư tử trước cửa nhằm làm tôn thêm vẻ

uy nghiêm của kiến trúc và sức mạnh của Thiên triều. . Trước Thiên An Môn và
trước cửa các kiến trúc quan trọng khác của Tử Cấm Thành đều có đặt sư tử đá và
cách bài trí theo 1 kiểu cách nhất định: bên trái cửa có con sư tử đực đạp chân lên
quả cầu, phía phải là sư tử mẹ đang vui đùa với sư tử con. Vua Thuận Trị nhà Thanh
lần đầu tiên vào quan nội, khi tiến vào Tử Cấm Thành đã cho cử hành nghi lễ ban
chiếu chỉ đầu tiên của nhà vua tại cửa Thái Hoà. … Kiến trúc của Cố Cung còn
nhiều thứ để nghiên cứu. Các cung điện trong Cố Cung đồ sộ, lầu các trùng điệp,
tương truyền có tổng cộng 9.999 gian. Người thời xưa cho rằng, nhà ở của Thiên Đế,
tức vua trời trên thiên cung, có 10 nghìn gian, nhà vua là con của Thiên Đế, phải hạn
chế bản thân, không được vượt quá Thiên Đế, cho nên số lượng các gian nhà trong
Cố Cung ít hơn Thiên cung một gian. Cụm kiến trúc Cố Cung đồ sộ, đã tập kết toàn
bộ trí tuệ của người thiết kế và sức lao động vượt bậc của người dân. Lớn là kết cấu
của cả cụm kiến trúc, nhỏ là những chi tiết trang trí các loại trên mái nhà, cửa ra vào,
tường vách… tất cả đều do trí tưởng tượng phong phú, kỳ diệu, phi thường của con
người tạo ra. Vì là Hoàng cung nên Cố Cung còn lưu trữ rất nhiều văn vật quý hiếm.
Theo thống kê, có tới hơn hàng triệu văn vật còn lưu giữ, chiếm một phần sáu tổng
số văn vật của cả Trung Quốc, trong đó có rất nhiều quốc báu có một không hai.
Những năm 80 của thế kỷ trước, chính phủ Trung Quốc đã cho xây hơn 100 gian
nhà kho ngầm, phần lớn văn vật được cất giữ ở bên dưới “địa cung” này.
2. Bố cục Cố Cung Bắc Kinh:

6


Cố Cung Bắc Kinh được chia làm 2 phần: Ngoại đình Tam Điện & Nội Đình
Tam Cung.
2.1. Ngoại Triều Tam Điện:
Từ Ngọ Môn đến hết Điện Bảo Hòa gọi là Ngoại Triều trong đó có ba ngôi điện
lớn thu hút tầm mắt của mọi người nhất, đó là điện Thái Hoà, điện Trung Hòa và
điện Bảo Hoà, là những ngôi điện chính của các nhà vua thi hành quyền lực thống trị

và ̉ tổ chức các nghi lễ long trọng. Khi vào cửa Ngọ Môn, trước mặt là một quảng
trường có con sông Kim Thuỷ chảy ngang qua hình dây cung. Chính giữa có 5 chiếc
cầu bằng đá trắng lớn, hai bên cầu và hai bên sông đều có lan can bằng đá trắng. Đây
là một nhánh cùa sông Hòa Thanh có tác dụng tạo nguồn nước để chữa cháy vì tất cả
các kiến trúc trong Hoàng Cung đều làm bằng gỗ. Đây cũng là cửa chính dẫn vào
Thái Hòa Điện.
2.1.1. Thái Hòa Điện:
Đây là nơi các Hoàng Đế của 2 triều Minh, Thanh tiến hành các nghi lễ quan
trọng như: Lễ Đăng Quang, lễ xuất chinh, Sinh nhật, Năm mới, Đông chí hoặc ban
bố tên trạng nguyên trong các kỳ thi tiến sỹ. Thái Hòa Điện là ngôi điện quan trọng
nhất trong Tử Cấm Thành, được xây dựng đầu tiên vào năm 1420. Dưới triều vua
Khang Hy thì được xây dựng lại như hình dáng hiện nay.
Thái Hòa Điện là công trình quan trọng bậc nhất nên toàn bộ mái lợp bằng
ngói lưu ly màu vàng. Khi mặt trời rọi xuống, từ mái điện phản chiếu lên ánh hào
quang sáng chói. Toàn bộ tường và cửa sổ màu đỏ dưới nền màu trắng trông thật rực
rỡ. Trên nóc điện, ở 2 phía có đắp 2 đầu rồng cao 3m và dọc theo nóc điện có đắp 1
loạt những con vật nhỏ dáng vẻ như đang di động. Các cửa ra vào và cửa sổ đều có
những mảng hoa văn Long, Phụng, Thiên Mã, Hải Mã, Toan Nghê (giống sư tử
thường dùng trang trí ở lư hương), Ấp Ngư, Hải Trãi, Đấu Ngưu và Hàng Thập với
tác dụng là có khả năng xua đuổi tà ma đem lại hạnh phúc bình an. Số lượng thú
nhiều hay ít sẽ chứng tỏ đẳng cấp quan trọng của toàn nhà. Người ta sẽ trừ đi dần số
thú từ dưới lên trên. Trên trần điện có treo 1 tấm kính lớn gọi là “Hiên Viên Kính”
7


trên đó người ta dung thủy ngân để vẽ hình 8 cặp lưỡng long tranh châu và 1 con
rồng lớn ở giữa. Theo tục truyền, tổ tiên người Hoa là ông Hoàng Đế mang họ Viên
Hiên, ông cũng là người chế tạo ra kính bằng đồng và la bàn. Do đó Hiên Viên Kính
được xem là biểu tượng cho ngôi vị hoàng đế chính thống. Những kẻ soát đoạt ngôi
vị hoặc không phải con cháu của hoàng đế khi ngồi vào ngai vàng bên dưới sẽ bị

Hiên Viên Kính rơi xuống giết chết.
2.1.2. Trung Hòa Điện:
Được xây dựng vào nằm 1420, sau đó xây lại vào năm 1627, gồm 5 gian.
Năm 1645 đổi tên thành Trung Hòa Điện. Đây là điện nhỏ nhất trong ngoại triều tam
điện. Điện Trung Hoà là nơi để vua chuẩn bị trước khi tới điện Thái Hoà ngự triều,
vào các dịp lễ Thần Nông, Thổ Địa, Thần Đất, Thần Gạo, Thế Miếu, kiểm tra nông
cụ, hạt giống khi Xã Tắt Đàn, vua phải đến đây để tập đọc và xem xét lại các bài văn
tế trước khi tiến hành tế lễ. Đây cũng là nơi Vua thay đổi y phục và nghỉ ngơi trước
và sau khi Vua lâm triều ở điện Thái Hòa.
2.1.3. Bảo Hòa Điện:
Được xây dựng năm 1420, lúc đầu có tên là Thanh Ninh Cung, sau Hoàng Đế
Thuận Trị đổi tên thành Bảo Hòa Điện. Về cấu trúc giống điện Thái Hòa, nhưng quy
mô nhỏ hơn. Đây là nơi tổ chức yến tiệc, đêm giao thừa và đêm rầm tháng giêng để
thiết đãi các vương công đại thần người Mông cổ, Tân cương. Từ cuối triều Vua Can
Long nơi này được dành riêng cho cuộc thi Điện Thí để lựa chọn ra Trang Nguyên,
Bảng Nhã, Thám Hoa. Còn Bảo Hòa Điện cũng là nơi tổ chức lễ cưới cho Vua
Thuận Trị và là nơi ở của Vua Thuận Trị và Khang Hi trong thời gian nội cung đang
sửa chữa.
2.2. Nội Đình Tam Cung:
Từ Càn Thanh Môn đến hết Khôn Ninh Cung gọi là nội đình bao gồm: Càn
Thanh Cung, Khôn Ninh Cung, Giao Thái Điện, hai bên còn có Đông Lục Cung và
Tây Lục Cung. Khu vực nội đình chính là nơi sinh hoạt của nhà Vua và hoàng gia.
Càng Thanh môn Phía sau 3 Điện lớn thuộc ngoại triều, thì Càn Thanh Môn là ranh
8


giới ngăn chia Ngoại đình và Nội đình. Đây là cổng chính dẫn và Càn Thanh Cung
được xây dựng vào năm 1420. Nhưng Sau đó bị cháy, được xây dựng lại vào năm
1655. Trong suốt triều đại Nhà Thanh, mỗi khi các vị Hoàng Đế thiết triều và giải
quyết công việc của đất nước với các quan đại thần đều phải đi qua cổng này. Trên

bức tường ở 2 bên Càn Thanh Môn có 2 cửa nhỏ là Nhật Tinh Môn và Nguyệt Hoa
Môn tượng trưng cho 2 vầng nhật nguyệt soi sang hoàng cung.
2.2.1. Càng Thanh Cung:
Được xây dựng vào năm 1420 và sau đó xây dựng lại vào năm 1798. Từ triệu
đại nhà Minh đến triều Vua Khang Hy nhà Thanh. Đây là nơi các vị Vua sinh sống
và giải quyết việc triều chính. Sau khi Vua Ung Chính lên ngôi, nơi này được dung
để tổ chúc các đại lễ, tiếp kiến quần thần và sứ thần nước ngoài và dời về sống tại
điện Dưỡng Tâm. Đây là cung điện lớn nhất trong nội cung, vào năm 1922 đám cưới
của vị Hoàng đế Phỗ Nghi được tổ chức tại đây. Phía trước Càn Thanh Cung có 2
tượng sư tử cụp tai và nhắm mắt, ý khuyên Vua khi vào khu vực nội đình thì định
gác việc triều chính lại, không nghe theo lời hậu cung mà thay đổi những quyết của
mình. Có một đặc điểm cần chú ý là trước Thiên An Môn và trước cửa hầu hết các
kiến trúc quan trọng trong Tử Cấm Thành đều có đặt một đôi sư tử theo cách bày trí
nhất định: Sư tử đực chân trái đạp trên quả cầu bên trái cửa và sư tử cái với sư tử con
quân quýt dưới chân bên phải. Sư tử vôn gốc ở Châu Phi, Trung Quốc không có sư
tử, thế thì hình tượng sư tử xuất phát từ đâu? Vào đời nhà Hán có 1 lần quốc vương
Sri Lanca dùng sư tử làm vật tiến cống Hoàng Đế, từ đó sư tử được truyền sang
Trung Quốc. Với vóc dáng oai vệ và dũng mãnh, sư tử nhanh chóng được chọn trong
bày trí nhằm tôn vẽ uy nghiêm của kiến trúc và sức mạnh của Thiên Triều.
Càng Thanh Cung Bên trong điện có treo tấm bảng với dòng chữ Chánh Đại
Quang Minh đặt ngay phía trên ngai vàng do vua Thuận Trị viết nhằm răn đe và
nhắc nhỡ con cháu không được là chuyện bất chính, tranh ngôi đoạt báu. Dưới triều
Vua Ung Chính thì đây là nơi được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt, vốn có nhiều con
nên để tránh việc kết bè lập đảng giữa các hoàng đế để tranh giành ngôi vua, ông đã
đưa ra biện pháp là khi chọn ra người kế vị sẽ viết tên vị Vua tương lai trên chiếu
9


chỉ. Vua giữ một nửa, còn một nửa bỏ vào trong 1 cái hộp và cho cất lên trên xà nhà
sau lưng tấm bảng. Sau khi Vua băng hà, chiếc hộp sẽ được lấy xuống để đối chiếu

và công bố người con nào được chọn nối ngôi. Việc truyền ngôi này kéo dài được 4
đời vua: Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong. Các đời vua sau đều do Từ
Hy Thái Hậu chỉ định.

2.2.2. Giao Thái Điện:
Giao Thái Điện là 1 gian điện nhỏ năm giữa Càn Thanh Cung và Khôn Ninh
Cung, được xây năm 1420. Trong bát Quái Đồ thì quẻ Càn tượng trưng cho Trời,
quẻ Khôn tượng trưng cho đất. Trời và Đất hòa hợp với nhau thì gọi là Giao Thái để
sinh ra vạn vật.
Giao Thái Điên là nơi tổ chức lễ sinh nhật cho Hoàng Hậu, đây cũng là nơi
dành cho Hoàng Hậu tiếp khách. Giữa Điện có treo 1 tấm bảng lớn với 2 chữ “Vô
Vi” do vua Khang Hy viết – Theo Lão Tử - Vô Vi là sống thuận theo lẽ tự nhiên,
con người không nên can thiệp vào. Vua Khang Hy viết như thế cốt ý nhắc nhở các
bà Hoàng Hậu phải biết vị trí của mình, những việc triều chính cái gì cũng không
biết cả, không nên can thiệp vào.
Vào năm 1748 Vua Càn Long đã quyết định cho giữ tại đây 25 chiếc Ấn,
tượng trưng cho quyền lực của nhà Vua. Càn Thanh Cung tượng trưng cho Trời,
Khôn Ninh Cung tượng trưng cho Đất và giao hòa giữa Trời và Đất là Giao Thái
Điện.
2.2.3. Khôn Ninh Cung:
Được xây dựng vào năm 1420 và được xây dựng lại vào năm 1655. Dưới triệu
đại nhà Minh nơi đây được sử dụng làm tẩm cung “phòng ngủ” của Hoàng Hậu. Bốn
phòng phía Tây là nơi thờ các vị Thần của đạo Lạt Ma Mãn Châu. Cuối đời Minh su
khi kinh thành bị Lý Tự Thành chiếm đóng khi Vua Sùng Trinh tự vẫn tại Môi Sơn
thì Hoàng Hậu cung đã tự sát tại nơi này. Đến đời nhà Thanh sau khi vua Ung Chính
10


dời về Dưỡng Tâm Điện sinh sống thì Hoàng Hậu cũng dời sang Thuận Thể Đường.
Khôn Ninh Cung được dùng làm nơi tổ chức lễ cưới, các vị vua Khang Hy,

Đông Trị, Quang Tự đều tổ chức lễ cưới tại đây. Chỉ riêng đám cưới của Vua Đông
Trị đã tốn kém đến 10 triệu lạng bạc. Gian phía Tây được dùng làm nơi tế Thần.
Gian phía Đông có 1 gian phòng 10m2 có tên gọi “Đông Noãn Các” Dùng làm
phòng tân hôn cho nhà vua. Toàn gian phòng được sơn màu đỏ có trang trì chữ Song
hỷ. Trong phòng có đặt 1 chiếc giường Long Phụng. Theo phong tục của Mãn
Thanh.
2.2.4. Ngự hoa viên:
Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự hoa viên mà trong các sách Việt
Nam thường gọi là Vườn Thượng Uyển. Đó là vườn hoa trong Cung đình. Ngự hoa
viên có diện tích rộng chừng 11.000m2, có đình, đài, lầu. Khôn Ninh Cung Về thực
vật, ngoài các cây vốn sinh trưởng ở miền Bắc Trung Quốc, ở đây còn tuỳ theo thời
tiết từng mùa trồng xen vào những bồn hoa, cây cảnh phương Nam và từ khắp nơi
trong nước gửi về tiến vua những mẫu hình đá quý, những hòn non bộ được trưng
bày trong vườn làm cho Ngự hoa viên có 1 cảnh sắc hoà đồng với thiên nhiên, hoàn
toàn khác biệt với cảnh nguy nga tráng lệ của quần thể các cung điện phía trước.
Trong vườn có hơn 20 tòa kiến trúc lớn nhỏ bao gồm các cung điện, lầu các,
đình đài được sắp xếp theo thứ bậc, chính phụ, phải trái, đối xứng với bố cục chặt
chẽ, uyển chuyển, thanh tú theo 3 tuyến lấy Khâm An điện ở chính giữa làm chủ thể.
Đây là công trình xây dựng lớn nhất của vườn Thượng Uyển có 5 gian, mái kép uy
nghi nhưng thơ mộng, hơn hẳn các cung điện khác vì nó ẩn mình dưới tán rừng cổ
thụ. Cảnh vật bên trong được tạo dáng theo ẩn ý biến hóa bên trong và bất biến bên
ngoài, hình thành phong cách riêng biệt, hòa hợp với thiên nhiên khác hẳn với vẻ
nguy nga tráng lệ của các lâu đài của các cung điện phía trước.
Ngoài ra, hai bên tả hữu còn vô số cung điện, lầu các tầng tầng lớp lớp có trật
tự, chiếm phần lớn diện tích xây dựng của Cố Cung. Nổi tiếng nhất trong hang loạt
công trình của đế vương đó là cụm 72 phi tần tam cung lục diện bao gồm Hậu Tam
11


cung ở giữa, 2 bên là Đông Lục cung và Tây Lục cung cộng với gần 60 cung điện

khác tất cả là 72 tòa lâu đài nơi sinh sống của hoàng hậu, phi tần, hoàng tử, hoàng
tôn và hàng ngàn cung nữ được chia theo tám đẳng cấp.
III: ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA, DU LỊCH:
3.1. Văn hóa:
Cố Cung còn tàng trữ rất nhiều văn vật quý hiếm, theo thống kê, có tới hơn
hàng triệu văn vật còn lưu giữ, chiếm một phần sáu tổng số văn vật của cả nước
Trung Quốc, trong đó có rất nhiều quốc báu duy nhất có một không hai. Các nhà
kiến trúc trong và ngoài nước công nhận rằng, ̣ thiết kế và kiến trúc của Cố Cung
Bắc Kinh là một kiệt tác không gì sánh nổi, nó là tiêu chí của truyền thống văn hóa
lâu đời Trung Quốc, thể hiện thành tựu xuất sắc về kiến trúc của các thợ Trung Quốc
cách đây hơn 500 năm.
Kỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc cung điện của quần thể kiến trúc này đã đạt
đến thành tựu đỉnh cao trong dạng thức kiến trúc cung đình cổ đại ở Trung Quốc và
có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với kiến trúc cung đình Trung Quốc trong suốt 300
năm dưới triều Thanh. Kiến trúc tôn giáo trong cung, đặc biệt là những ngôi chùa
gắn với Hoàng gia, đã kế thừa và phát huy được những nét tinh hoa của văn hoá
Trung Quốc, phản ánh sinh động về quá trình giao lưu, hội nhập của các nền kiến
trúc Mãn, Hán, Mông, Tạng trong suốt 14 thế kỷ. Đồng thời, còn lưu giữ được hàng
triệu di vật, gồm những bộ sưu tập của Hoàng gia, dụng cụ sinh hoạt của Hoàng gia
và nhiều tư liệu khác, như sách, thư pháp, tranh, bản đồ, mẫu vật… phản ánh về văn
hoá cung đình và pháp luật, thể chế chính sách thời Minh - Thanh (Trung Quốc).
Những di vật quý báu này cùng với quần thể kiến trúc cung điện cấu thành giá trị nổi
bật của di sản.
3.2. Du lịch:
Nền du lịch của Trung Quốc ngày một phát triển, Du khách đến Trung Quốc
không ai có thể bỏ lỡ cơ hôi được tham quan một địa điểm hấp dẫn này, Cố Cung
ngày càng thu hút du khách đến tham quan, ước tính hằng năm gần 10 triệu lượt
12



người.. Phải nói nền du lịch của Trung Quốc phát triền cho đến ngày nay là nhờ
không nhỏ vào những điểm tham quan đầy giá trị lịch sử và văn hóa này, trong đó,
Cố Cung cũng góp một phần khá quan trọng và Cố Cung cũng góp phần không kém
cho sự phát triển của điện ảnh Trung Quốc.

C.Tổng kết:

13



×