Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tượng nữ thần tự do di sản văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.53 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
I.

Mở đầu

II.

Nội dung

II.1. Nguồn gốc, ý tưởng thiết kế
II.1.1. Nguồn gốc
II.1.2. Ý tưởng thiết kế
II.2. Quá trình xây dựng và cấu trúc công trình
II.2.1. Quá trình xây dựng
a.

Xây tượng tại Pháp

b.

Vận động quyên góp quỹ, sự chỉ trích và xây dựng tại Hoa Kỳ.

II.2.2. Cấu trúc công trình
II.3. Những điểm có thể bạn chưa biết xung quanh bức tượng
II.4. Giá trị
III.

Kết luận


I.



Mở đầu

Được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và được tuyên bố là kiệt tác
tinh thần của nhân loại, Tượng Nữ Thần tự do của nước Mỹ là địa điểm du lịch mà
bất cứ du khách nào cũng muốn đến thăm. Đây chính là Bức tượng đẹp biểu tượng
cho nước Mỹ với hơn 50 bang lớn nhỏ. Thế nhưng, ít ai biết rằng tượng được đúc ở
Pháp và là món quà chứa chan tình hữu nghị giữa hai nước Pháp – Mỹ. Chính nhân
dân Pháp đã gửi tặng xứ sở Cờ Hoa nhân ngày độc lập của Hoa Kỳ.
Bức tượng Nữ Thần Tự Do là một món quà thiện chí của nhân dân Pháp
tặng cho nhân dân Hoa Kỳ và được đặt trên một hòn đảo nằm trong hải cảng New
York, hoàn thành vào năm 1886. Tượng Nữ Thần Tự Do là một nữ đại sứ của tình
huynh đệ giữa hai quốc gia Pháp và Hoa Kỳ, với nước Pháp chủ trương "Tự Do,
Bình Đẳng, Huynh Đệ" (Liberté, Égalité, Fraternité), kết hợp với lòng trông đợi
của người Mỹ về "Đời Sống, Tự Do và việc theo đuổi Hạnh Phúc" (Life, Liberty
and the Pursuit of Happiness).


II.

Nội dung

II.1. Nguồn gốc, ý tưởng thiết kế
II.1.1. Nguồn gốc
Dự án Tượng Nữ thần Tự do là do chính
gia kiêm giáo sư luật học người Pháp,
Édouard René de Laboulaye gợi ý vào
giữa năm 1865. Trong một buổi nói
chuyện sau giờ ăn tối ở tư gia gần
Versailles, Laboulaye, một người nhất

mực ủng hộ phe liên bang trong Nội chiến
Hoa Kỳ, đã phát biểu rằng "nếu một tượng
đài cần được dựng lên tại Hoa Kỳ để làm
đài kỷ niệm đánh dấu nền độc lập của họ,
thiết nghĩ lẽ tự nhiên duy nhất là nếu nó
được xây dựng bằng sự hợp lực - một việc
làm chung của cả hai quốc gia chúng ta.

trị

tôi

II.1.2. Ý tưởng thiết kế
Ý tưởng xây dựng một đài kỷ niệm thuộc về ông Laboulaye nhưng cỡ lớn
của đài kỷ niệm đó lại do ảnh hưởng của kiến trúc Ai Cập. Năm 1856, ông
Bartholdi qua thăm viếng miền đất của các Vua Pharaohs. Mức độ cổ xưa của các
Kim Tự Tháp, tầm vóc vô cùng lớn lao của các lăng mộ đó đã ám ảnh nhà điêu
khắc người Pháp này và ông Bartholdi đã phải bình luận rằng các công trình vĩ đại
đó đã làm cho người ta quên đi hiện tại và bị ám ảnh bởi tương lai không giới hạn.
Ông Bartholdi trở lại du lịch Ai Cập vào năm 1869, khi người Pháp khánh
thành Kênh Đào Suez. Việc thực hiện công trình kênh đào này là do ý muốn hiện
đại hóa đất nước của vị Phó Vương Ismail Pasha và hai năm về trước, khi Phó
Vương ghé qua Paris, ông Bartholdi đã có cơ hội đề nghị với Phó Vương nên xây
dựng một bức tượng của một nữ nông dân Ai Cập (fellah) tay cầm một ngọn đuốc


giơ cao. Đề tài của bức tượng là "Tiến Bộ" (Progress) hay "Ai Cập mang ánh sáng
tới châu Á". Bức tượng như vậy vừa là một biểu tượng của việc hiện đại hóa đất
nước Ai Cập của Phó Vương, vừa được dùng làm một hải đăng đứng bên bờ kênh
đào mới.

Trong hai năm làm việc có khi không liên tục, nhà điêu khắc Bartholdi đã
hoàn thành được bản vẽ cuối cùng và một bức tượng nhỏ mô tả về kỷ vật dành cho
buổi lễ năm 1869, nhưng vị Phó Vương vào lúc này không còn lưu tâm tới bức
tượng hải đăng đó nữa và vì vậy, Bartholdi đã nhớ lại đề nghị của ông Laboulaye
khi trước mà quan tâm trở về dự án của châu Mỹ.
(Bản quyền thiết kế của Frédéric Bartholdi)

II.2. Quá trình xây dựng và cấu trúc công trình
II.2.1. Quá trình xây dựng
a. Xây dựng tại Pháp
Khi về Pháp năm 1877, Bartholdi tập trung vào việc hoàn tất phần đầu của
pho tượng. Công đoạn này sau được ra mắt tại Hội chợ Thế giới Paris năm 1878.
Nhiều mô hình nhỏ hơn được đem bán để hỗ
trợ việc gây quỹ. Dân chúng cũng có thể mua
vé vào xem công đoạn xây tượng đang diễn ra
tại xưởng Gaget, Gauthier & Co. Ngoài ra
chính phủ Pháp cho mở một cuộc xổ số; giải
thưởng có một cái đĩa bằng bạc và một mô
hình tượng bằng đất nung. Tính đến cuối năm
1879 thì đã quyên góp được khoảng 250.000
franc Pháp.
Viollet-le-Duc có công trong việc cấu
tạo đầu và tay tượng nhưng ông ngã bệnh năm
1879 rồi mất. Là người then chốt trong giai
đoạn này, Viollet-le-Duc lại không để văn bản nào về cách ráp phần da vỏ đồng
bên ngoài vào lõi tượng bằng nề bên trong. Phải đến năm sau Bartholdi mới tìm
được người tiếp sức với nhiều sáng kiến: nhà xây cất và thiết kế Gustave Eiffel.


Eiffel cùng với kỹ sư xây cất Maurice Koechlin quyết định bỏ không dùng lõi

gạch; thay vào đó sẽ dùng giàn tháp cao bằng sắt. Eiffel cũng không dùng giàn
cứng chắc vì áp suất sẽ đè lên vỏ ngoài, dần gây ra rạn nứt. Chủ ý của Eiffel là
muốn pho tượng di dịch ít nhiều vì vị trí ở cửa biển đôi khi sẽ có gió lớn. Ngoài ra
vào những ngày hè oi bức, tượng cần co giãn. Ông giải quyết hai nhu cầu trên bằng
cách nối vỏ tượng ngoài vào giàn tháp trong bằng một khung giáp (armature).
Khung này dùng mảnh sắt tạo từ những khuyên sắt nhỏ nối vỏ ngoài với sườn
trong một cách kiên cố. Trong tiến trình thi công, mỗi mảnh bằng khuyên sắt phải
được gia công riêng. Để ngăn ngừa cơ nguy vỏ bằng đồng làm soi mòn giàn tháp
trong, Eiffel cho bọc lớp vỏ đồng bằng chất amiăng có trộn sơn cánh kiến. Việc
thay đổi cấu trúc từ lõi bằng nề sang giàn tháp sắt đã cho phép Bartholdi sử đổi
cách ráp tượng. Trước kia ông có ý định ráp vỏ tượng tại nơi dựng tượng khi
khung nề hoàn tất như Viollet-le-Duc thiết kế; tuy nhiên với giàn tháp sắt Bartholdi
chọn cho ráp tượng tại Pháp, sau đó tháo ra rồi chuyển đến Hoa Kỳ để ráp lại tại
đảo Bedloe.
Thiết kế của Eiffel đã làm cho bức tượng này trở thành một trong số những
mẫu công trình xây dựng đầu tiên sử dụng kỹ thuật xây vách treo mà theo đó phần
bên ngoài của công trình không phải là phần chịu tải, thay vào đó phần ngoài được
một khung sườn phía bên trong nâng đỡ. Ông gắn thêm hai cầu thang hình xoáy ốc
bên trong để khách tham quan dễ dàng di chuyển lên điểm quan sát nằm trên chiếc
mũ miện hơn. Lối vào ban công quan sát nằm quanh ngọn đuốc cũng được thiết kế
nhưng vì chỗ cánh tay hẹp nên chỉ có thể đặt được duy nhất 1 cái thang đơn độc
dài 40 ft (12 mét). Khi sườn tháp được từ từ xây cao lên, Eiffel và Bartholdi cùng
điều hợp công việc của họ một cách cẩn thận sao cho các đốt vỏ tượng ăn khớp
hoàn toàn vào khung cấu trúc chống đỡ.
Trong một hành động mang tính chất biểu tượng, Đại sứ Mỹ tại Pháp là Levi
P. Morton đã đóng cây đinh tán đầu tiên vào vỏ tượng để kìm giữ tấm đồng vào
ngón chân to của bức tượng. Tuy nhiên, vỏ tượng không được thi công theo đúng
chiều thứ tự từ thấp đến cao; công việc lắp ráp vỏ tượng được tiến hành cùng lúc
trên nhiều đoạn tượng khác nhau theo cách thường hay làm cho khách tham quan
lẫn lộn. Một số công đoạn được những nhà thầu thi công — một số những ngón tay

được làm đúng theo chi tiết của Bartholdi là do hãng làm kim loại đồng ở thị trấn
Montauban miền Nam nước Pháp phụ trách. Vào năm 1882, bức tượng đã được
hoàn chỉnh lên đến phần ngực, đây là một sự kiện mà Barthodi ăn mừng bằng cách


mời các phóng viên đến dự một buổi ăn trưa được tổ chức trên một bục nền xây
bên trong bức tượng. Năm 1883, Laboulaye qua đời. Ferdinand de Lesseps, người
xây kênh đào Suez lên kế nhiệm ông làm chủ tịch ủy ban Pháp. Bức tượng hoàn
chỉnh được chính thức trao cho Đại sứ Morton trong một buổi lễ tại Paris ngày 4
tháng 7 năm 1884, vàTử tước de Lesseps (1805-1894) thông báo rằng chính phủ
Pháp đồng ý trả tiền cho việc chuyên chở bức tượng tới Thành phố New York. Bức
tượng vẫn được để nằm yên tại Paris, chờ đợi phần bệ tượng đang được hoàn
thành; đến tháng giêng năm 1885, việc gì đến đã đến, bức tượng được tháo rời và
đóng thùng sẵn sàng cho chuyến vượt đại dương.

b. Vận động quyên góp, sự chỉ trích và xây dựng tại Hoa Kì
Ủy ban tại Hoa Kỳ đối mặt với những khó khăn to lớn trong việc tìm nguồn
quỹ cho bức tượng. Nỗi lo sợ năm 1873 đã tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài
nhiều. Từng có sự chỉ trích cả về bức tượng của Bartholdi và việc món quà tặng
của người Pháp lại phải bắt người Mỹ bỏ tiền ra xây bệ tượng. Trong những năm
sau Nội chiến Hoa Kỳ, đa số người Mỹ ưa chuộng các tác phẩm nghệ thuật hiện
thực mô tả những vị anh hùng và các sự kiện xảy ra trong lịch sử quốc gia hơn là
những tác phẩm có tính chất biểu tượng như tượng Nữ thần Tự do. Cũng có ý kiến
rằng người Mỹ nên tự thiết kế những công trình công cộng của Mỹ thập niên. Dự
án tượng Nữ thần Tự do không phải là dự án duy nhất đối mặt với khó khăn khi
tìm nguồn quỹ.


(Bệ tượng của Richard Morris Hunt đang được xây dựng vào tháng sáu năm
1885)

Nền móng cho bức tượng được đặt bên trong đồn Wood, một căn cứ lục
quân bị bỏ hoang nằm trên Đảo Bedloe, được xây dựng giữa năm 1807 và 1811.
Từ năm 1823, đồn này ít khi được sử dụng, tuy trong thời Nội chiến Hoa Kỳ, nó
được dùng làm nơi tuyển mộ binh sĩ. Vành đai bảo vệ của căn cứ này có hình ngôi
sao 11 cánh. Nền móng và bệ tượng được chỉnh sao cho bức tượng quay mặt về
hướng Đông Nam để chào đón tàu thuyền từ Đại Tây Dương đi vào trong bến
cảng. Năm 1881, ủy ban New York ủy nhiệm Richard Morris Hunt thiết kế bệ
tượng.


(Hình lập thể cánh tay phải và ngọn đuốc của Tượng Nữ thần Tự do, Triển lãm
100 năm (1876) của Hoa Kỳ.)
Cuộc vận động gây quỹ cho bức tượng bắt đầu từ năm 1882. Ủy ban Hoa Kỳ
tổ chức một số lớn các sự kiện gây quỹ. Một cuộc đấu giá nghệ thuật và bản thảo
viết tay đã được tổ chức như một phần của công cuộc vận động gây quỹ. Thi
sĩ Emma Lazarus được kêu cầu góp phần đầu tiên. Ban đầu bà từ chối và nói rằng
bà không thể làm một bài thơ về một bức tượng. Vào lúc đó, bà cũng đang tham
gia vào công cuộc giúp đỡ người tị nạn đến Thành phố New York sau khi họ vượt
thoát khỏi các cuộc náo loạn bài Do Thái tại Đông Âu. Những người tị nạn này
buộc phải sống trong những điều kiện mà bà Lazarus giàu có chưa từng trải qua.
Bà tìm thấy một cách để bày tỏ sự thông cảm của bà đối với những người tị nạn
qua những từ ngữ diễn tả về bức tượng. Kết quả là bài thơ “The New Colossus”
theo thể điệu “sonnet” ra đời, trong đó có những câu nổi bật như:
“Hãy cho tôi nỗi mệt mỏi và đáng thương của bạn
Đoàn người các bạn túm tụm nhau khao khát hít thở tự do”…
Được xác định là có một không hai về Tượng Nữ thần Tự do. Bài thơ này
được khắc trên một tấm bia đặt trong viện bảo tàng nằm dưới nền móng bức tượng.
Nhưng ngay cả với những nỗ lực trên, cuộc vận động gây quỹ vẫn tụt lùi ở phía
sau. Grover Cleveland, thống đốc New York, phủ quyết một đạo luật cho phép tài
trợ 50.000 đô la cho dự án vào năm 1884. Một cố gắng vào năm sau đó để xin



Quốc hội Hoa Kỳ cung cấp 100.000 đô là đủ để hoàn thành dự án cũng thất bại khi
các dân biểu thuộc đảng Dân chủ không đồng ý chi trả. Với vỏn vẹn 3.000 đô la
trong ngân hàng, Ủy ban New York đã đình chỉ công việc xây bệ tượng. Đang lúc
dự án gặp bế tắc thì các nhóm người từ những thành phố khác của Mỹ trong đó
có Boston và Philadelphia đề nghị trả toàn bộ chi phí dựng tượng để đổi lấy việc
dời vị trí dựng tượng sang thành phố của họ. Joseph Pulitzer, chủ bút nhật
báo World của Thành phố New York, thông báo một chiến dịch gây quỹ 100.000
đô la (tương đương khoảng 2,3 triệu đô la ngày nay). Pulitzer tuyên bố là sẽ in tên
của từng người đóng góp, không cần biết là họ đóng góp nhiều hay ít. Chiến dịch
gây quỹ này đập vào mắt người New York, đặc biệt là khi Pulitzer bắt đầu cho in
ra những dòng chữ mà ông nhận được từ những người đóng góp.
Khi các cuộc quyên góp rầm rộ lên thì ủy ban bắt tay vào công việc trở lại để
xây bệ tượng. Tháng 6, người New York tỏ ra hăng say nhiệt tình đối với bức
tượng khi chiếc tàu Pháp Isère đến, mang theo những thùng hàng có chứa những
mảnh rời của bức tượng. Cho dù cuộc vận động gây quỹ thành công nhưng bệ
tượng vẫn chưa được hoàn thành cho đến tháng 4 năm 1886. Ngay sau đó, công
việc lắp ráp tượng bắt đầu được tiến hành. Khung sườn sắt của Eiffel được mắc kết
nối vào các thanh thép hình chữ I nằm bên trong bệ tượng bằng bê tông cốt thép và
được lắp ráp lại. Ngay sau khi hoàn thành, các khúc đoạn của vỏ tượng được gắn
vào một cách cẩn thận. Vì chiều rộng của bệ tượng nên không thể nào dựng
các giàn giáo. Các công nhân phải đu đưa trên những sợi dây thừng được cột chặt
vào khung giáp để gắn các phân đoạn của vỏ tượng. Tuy nhiên, không có ai thiệt
mạng trong suốt những ngày lắp ráp tượng. Bartholdi trước đó có dự tính sẽ đặt
những chiếc đèn pha trên ban công của ngọn đuốc để thắp sáng ngọn đuốc; một
tuần trước lễ khánh thành, Công binh Lục quân Hoa Kỳ phủ quyết đề nghị này vì
sợ rằng các hoa tiêu tàu bè đi qua bức tượng sẽ bị chói mắt. Thay vào đó, Bartholdi
cắt những lỗ nhỏ trong ngọn đuốc (ngọn đuốc được bọc bằng vàng lá) và đặt những
ngọn đèn bên trong. Một máy phát điện được gắn trên đảo để thắp sáng ngọn đuốc

và cũng để dùng cho những nhu cầu khác về điện. Sau khi vỏ tượng được lắp ráp
hoàn toàn, kiến trúc sư nổi tiếng về cảnh quan là Frederick Law Olmstead, người
vẽ thiết kế cho Công viên Trung Tâm của Thành phố New York và Công viên
Prospect của thành phố Brooklyn, trông coi việc dọn dẹp Đảo Bedloe để chuẩn bị
cho lễ khánh thành tượng.


II.2.2. Cấu trúc công trình

- Ngày ráp đầu tiên 12/07/1886
- Thời gian cấu trúc tượng : 3 tháng 15 ngày.
- Tượng cao : 46,05 m, bề dầy của thân tượng : 8 m.
- Chiều cao của đế bằng bê tông : 46,94 m.
- Chiều cao từ mặt đất lên đến ngọn đuốc : 92,99 m.
- Đầu tượng cao : 6,26 m.
- Từ cằm lên đỉnh đầu : 5,26 m, bề dầy của đầu : 3,05 m.
- Chiều dài của bàn tay : 5.00 m.
- Chiều dài tấm bảng cầm tay : 7,19 m, chiều ngang : 4,14 m, bề dầy : 0,61 m.
- Ngón tay trỏ dài : 2,44 m.
- Khoảng cách giữa hai mắt : 0,76 m.
- Chiều dài của mũi : 1,48 m .
- Chiều dài của tay phải : 12,08 m, bề dầy tay : 3,66 m.
- Số người có thể chứa trong đầu tượng : 40 người.
- Trọng lượng tổng hợp : 200t (80 t đồng và 120 t thép), bề dầy của những
tấm đồng bọc : 2,37 mm.


II.3. Những điểm có thể bạn chưa biết xung quanh bức tượng
- Tự do chiếu sáng thế giới
Ngày 28 tháng 10 năm 1886, đã có

một cuộc diễn hành quan trọng trên đường
phố New York và tại hải cảng, một hạm đội
lớn các tầu thuyền đủ loại, màu sắc rực rỡ,
đang chờ đón giờ phút khánh thành bức
tượng Nữ Thần Tự Do. Buổi lễ được chủ tọa
bởi Tổng Thống Hoa Kỳ Grover Cleveland và trên hòn đảo, bức tượng được che
phủ bằng lá cờ Pháp ba màu. Sau khi bài diễn văn cuối cùng chấm dứt, nhà điêu
khắc Bartholdi đã bấm nút một cơ phận điều khiển, tấm màn che phủ bức tượng
được kéo xuống: hôm nay là ngày tưởng nhớ tới Tự Do, Công Lý, lòng Ái Quốc,
tình Huynh Đệ và mọi người cùng hồi tưởng đến những người đã hy sinh vì Tự
Do. Các con tầu biển trong hải cảng New York đã kéo vang còi tầu, đồng thời các
cỗ đại bác trên bờ và trên tầu đã bắn 21 phát súng chào mừng. Ngọn đuốc trên tay
Nữ Thần Tự Do đã tỏa sáng, dù rằng ánh sáng lúc đó còn rất yếu ớt.
Tổng Thống Hoa Kỳ Cleveland hôm đó trong bài diễn văn, đã xác định ý
tưởng chính trị đã liên kết 2 dân tộc Mỹ và Pháp, đó là: hình thức chính quyền
Cộng Hòa thì rất cần thiết cho nền Tự Do tồn tại và "một làn sóng ánh sáng sẽ
xuyên thủng màn đêm của sự ngu dốt và áp bức của con người, cho tới khi nào Tự
Do chiếu sáng Thế Giới".
Ánh sáng từ bức tượng Tự Do đã được coi là quan trọng kể từ khi bức
tượng được phác họa và như vậy, bức tượng sẽ hoạt động như một ngọn hải đăng,
cho nên bức tượng Nữ Thần Tự Do đã được Cơ Quan Hải Đăng Hoa Kỳ (the
Lighthouse Board) phụ trách việc trông nom.
Khi ông Bartholdi vẽ kiểu bức tượng, đèn điện chưa được phát minh. Nhà
điêu khắc đã cho rằng cũng nên có ánh sáng tỏa ra từ vương niệm trên đầu bức
tượng nhưng rồi kỹ thuật về điện lực đã làm thay đổi dự tính. Một tháng trước
ngày khánh thành và với sự đồng ý của nhà điêu khắc Bartholdi, ngọn đuốc được
thắp sáng bằng điện lực, nhưng ánh sáng tỏa ra vẫn còn quá yếu.


Năm 1902, việc quản trị bức tượng Tự Do được chuyển qua cho Bộ Chiến

Tranh (the War Department) và vấn đề chiếu sáng của ngọn Nhà điêu khắc lừng
danh Gutzon Borglumđuốc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Năm 1916, tờ báo
Thế Giới New York (the New York World) lại kêu gọi việc gây quỹ để cải tiến
hình ảnh của Bức Tượng Tự Do về ban đêm và một lần nữa, dân chúng Hoa Kỳ đã
đóng góp 30,000 mỹ kim nhờ đó bức tượng được chiếu sáng chan hòa, với
1,200,000 lumen từ 246 ngọn đèn pha. Nhà điêu khắc lừng danh Gutzon Borglum
cũng trông coi việc lấy đi khoảng 600 miếng đồng từ ngọn đuốc và thay vào bằng
các miếng kính có màu vàng hổ phách. Kết quả là ngọn đuốc đã phát ra ánh sáng
250,000 lumen, cộng với 95,000 lumen của các ngọn đèn khác, gây nên vẻ chập
chờn của ngọn lửa đang cháy. Trong buổi lễ khánh thành hệ thống chiếu sáng mới
này có Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson và Đại Sứ Pháp Jules Jusserand,
đồng thời trên bầu trời, nữ phi công Ruth Law đã bay vòng quanh bức tượng, kéo
theo đuôi máy bay hàng chữ lớn "Tự Do".
Năm 1931, một hệ thống chiếu sáng thứ hai được dùng tới, sửa chữa các
khuyết điểm của hệ thống cũ với cường độ 2 triệu lumen ánh sáng. Khánh thành
buổi lễ này là cô Jose Laval, ái nữ của Thủ Tướng Pháp. Đứng trên từng lầu thứ
102 của tòa nhà Empire State Building, cô Laval đã truyền đi một tín hiệu vô tuyến
tới một máy bay đang lượn trên bức tượng Nữ Thần Tự Do và từ máy bay đó, tín
hiệu đã làm bật sáng toàn thể bức tượng và khu vực.
Theo quyết định của Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1877, bức tượng Nữ Thần Tự
Do được quản trị bởi Cơ Quan Hải Đăng, rồi tới năm 1902, do Bộ Chiến Tranh
phụ trách. Từ ngày 15-10-1924, bức tượng này trở thành một đài kỷ niệm quốc gia
(a national monument). Tới năm 1933, Cơ Quan Công Viên Quốc Gia (the
National Park Service) lo quản trị bức tượng Tự Do và đã cố gắng làm thay đổi
phong cảnh chung quanh bức tượng cho thích hợp với các lý tưởng về tự do và đa
dạng của người Mỹ. Các cơ sở quân sự trước kia của Bộ Chiến Tranh đã phải dọn
đi nơi khác vào năm 1937, dành chỗ thích đáng để làm tôn lên vẻ đẹp và tư cách
của bức tượng, nhưng Thế Chiến II đã xẩy ra, khiến cho các chỉnh trang khu vực
quanh bức tượng bị chậm lại cho tới đầu thập niên 1950.
Ngày 3-10-1956, đảo Bedloe được đổi tên thành "Đảo Tự Do" (Liberty

Island) và từ nay, toàn thể hòn đảo này được dành cho đài kỷ niệm nổi danh nhất
của Hoa Kỳ, tức là bức tượng Nữ Thần Tự Do. Trong 13 năm trường, bức tượng


này, cao 152 feet (46 mét) và nặng 225 tấn, đứng trên cái bệ cao 150 feet, đã là một
kiến trúc cao nhất, vượt hơn tòa nhà Western Union Telegraph xây dựng năm 1873
với chiều cao 230 feet, hơn Giáo Đường Trinity xây năm 1848 cao 246 feet. Tòa
nhà Tribune (Tribune Building) và các tháp Cầu Brooklyn (the Brooklyn Bridge
Towers) đều thấp hơn bức tượng Tự Do 23 feet. Năm 1899, tòa nhà St. Paul cao
310 feet đã vượt hơn bức tượng Nữ Thần Tự Do về chiều cao và trở nên kiến trúc
nhiều tầng cao nhất thế giới.
Từ năm 1956, hòn đảo Ellis ở gần đó được sát nhập vào Đài Kỷ Niệm
Quốc Gia "Tượng Nữ Thần Tự Do" (the Statue of Liberty National Monument).
Đảo Ellis này trong các năm từ 1892 tới 1954 đã là cửa khẩu nhập cảnh của 16
triệu người di cư vào Hoa Kỳ từ châu Âu và vùng Cận Đông với mức độ cao nhất
là 5,000 người một ngày vào năm 1907. Đã có nhiều nhân vật danh tiếng sang Hoa
Kỳ tìm nơi nương náu như các ông Samuel Gompers (1850-1924), lãnh tụ Tổ Chức
Lao Động Quốc Tế, từ nước Anh; Albert Einstein (1879-1955), nhà bác học vĩ đại,
từ nước Đức; David Sarnoff (1891-1971), nhà tiền phong về máy truyền thanh và
máy truyền hình, từ nước Nga; Bary Fitzgerald (1888-1961), nhà diễn kịch xuất
sắc, từ nước Aùi Nhĩ Lan…

Là một biểu tượng của Hoa Kỳ, bức tượng Nữ Thần Tự Do với cánh tay
phải cầm ngọn đuốc giơ lên cao, hứa hẹn sự tự do và một đời sống tốt lành hơn cho
các kẻ bị áp bức. Những người di dân tới Hoa Kỳ đã có các nguồn gốc từ hơn 40


sắc dân và quốc gia khác nhau, khiến cho Hoa Kỳ trở thành "mảnh đất của các di
dân". Trong bài thơ có tên là "Bức Tượng Vĩ Đại Mới" (the New Colossus) của nữ
thi sĩ Emma Lazarus, khắc trên bệ của bức tượng Nữ Thần Tự Do, đã có câu: "Hãy

cho tôi các kẻ mệt nhọc, các kẻ nghèo khó, các đám đông ước vọng được hít thở tự
do…. Hãy gửi đến cho tôi những kẻ vô gia cư, những người bị chìm đắm vì bão tố.
Tôi giơ cao ngọn đèn bên cạnh cánh cửa vàng".
Bức tượng Nữ Thần Tự Do là hình ảnh của lý tưởng Tự Do và Bình Đẳng.
Những kẻ hiện đang bị đàn áp tại nhiều nơi trên trái đất đã ghi khắc hình ảnh này
trong trái tim của họ.
- Lai lịch của bức tượng nữ thần Tự Do
Nhắc đến Tượng Nữ Thần Tự Do chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay tới Hoa Kỳ và
thành phố hàng đầu thế giới New York. Nhưng mấy ai biết quê hương sinh ra biểu
tượng của nước Mỹ này lại Pháp.
Cha đẻ của bức tượng Nữ Thần Liberty là nhà điêu khắc tài ba người Pháp
có tên là Auguste Bartholdi, với cảm hứng từ hình ảnh một cô gái trẻ dũng cảm tay
giơ cao bó đuốc đang rực cháy , không sợ súng đạn quân thù hay chông gai trước
mặt, hô vang ” tiến lên ” xông về phía quân thù vào năm 1851, vào thời điểm cuộc
đảo chính nhằm lật đổ nền đệ nhị của Napoléon III đang đến thời kỳ cam go, quyết
liệt nhất.
Có một chi tiết thú vị trong thời gian nhà điêu khắc Bartholdi phôi thai ra tác
phẩm để đời này của mình là cô Jeanne là người phụ nữ mà Bartholdi đề nghị làm
người mẫu cho bức tượng sau khi gặp cô trong một buổi dạ tiệc và ấn tượng về sự
đoan trang, xinh đẹp của quý cô này sau này lại chính là vợ của nhà điêu khắc tài
ba này. Trong quá trình làm việc thật lý thú là hai người họ đã nảy sinh tình cảm
với nhau và thế là đám cưới. Nhưng một điều còn thú vị hơn nữa là hình thể nữ
thần Bartholdi lấy từ người vợ của mình còn khuôn mặt thì ông lại mượn từ mẹ
ông. Năm 1869 bản phác thảo hoàn thành, năm 1974 bắt đầu thi công tại Pháp và
sau 9 năm thì nó mới hoàn thành. Ngày 4/7/1884 lễ kỹ niệm bức tượng hoàn thành
được diễn ra tại Paris, ngày 6/7/1884 chính phủ Pháp tận tay trao món quà này cho
đại sứ Hoa Kỳ.


Bệ đặt tượng Nữ Thần được khởi công ngày 5/8/1874. Sau đó người ta phải

tháo tượng ra làm nhiều phần mới có thể vận chuyển được. Tượng được ddosngs
trong 214 thùng chỏ hàng dưới sự hộ thống của chiến hạm Mỹ đưa về New York
tháng 6/1885. G.Eiffel người gần như được xem là cha đẻ của tháp Eiffel ông
chính là người đã thiết kế ra giá đỡ trong pho tượng, nó hết sức tinh vi vf phức tạp.
Mọi chi phí lắp đặt này đều do nhân dân Mỹ quyên góp.
4 tháng sau đó tức là vào tháng 10 chính xác là 18/10/1886 , tàu chở tượng
cập cảng New York người ta chào đón bức tượng một cách long trọng nhất, sau khi
tấm bạt che bức tượng được kéo xuống đích thân thủ tướng Hoa Kỳ Cleveland đã
phát biểu: “… Hôm nay là ngày tưởng nhớ tới Tự Do ,Công lý , Lòng Ái Quốc ,
tình Huynh Đệ và mọi người cùng hồi tưởng đến những người đã hy sinh vì TỰ
DO”.
Tháng 3/ 1945 Nhật đảo chính Pháp. Ngày 1/8/1945 tượng bị hạ bệ.Thời
điểm này các thợ rèn người Ngũ Xá đang có ý định đúc một tượng A Di Đà lớn
nhất Việt Nam thời bấy giờ là 15 tấn vì không có nguyên liệu nên khi thấy nữ thần
nằm lăn lốc dưới đất họ đã mang về sử dụng.

Bức tượng bà đầm xòe là tên người dân Hà Nội thường gọi một bản sao của tượng
Nữ thần Tự do được đặt tại Hà Nội.
Tại Việt Nam từng có tượng Nữ thần Tự do. Nhà điêu khác Bartholdi đã làm
một bức tượng đồng cao khoảng 3m để triển lãm và bức tượng này được mang đến
Việt Nam trưng bày trong một hội chợ, tổ chức tại khu đất phố Tràng Thi, nay là
Thư viện quốc gia. Sau hội chợ, tượng hồi đó gọi là Tượng Bà đầm xoè được đặt


tại một địa điểm đẹp thuộc vườn hoa trung tâm trên một bệ đá khá cao ở Bờ Hồ
(nay thuộc Khu vực Uỷ ban nhân dân Hà Nội, ngay cửa nhà 12 Lê Lai thẳng ra ).
Đến ngày 17/1890, Pháp chuyển tượng Nữ thần đến vườn hoa Neyret (nay là vườn
hoa Cửa Nam) và thay thế băng tượng toàn quyền Pháp Paul Bert.

II.4. Giá trị

Bức tượng mang tính lịch sử – văn hóa này đã vượt qua khuôn khổ của một
quốc gia và trở thành di sản văn hóa của Thế giới.
Tượng Nữ thần Tự Do biểu tượng cho sự tự do và ước mơ của người dân
Mỹ. Mọi người đều yêu mến bức tượng này vì các giá trị văn hóa, kiến trúc tuyệt
vời của nó. Bức tượng cao sừng sững trên hòn đảo Tự Do nhỏ bé là món quà thể
hiện tình hữu nghị giữa hai nước Pháp - Mỹ.
Chiều cao tính từ phần chân tượng đến đỉnh ngọn đuốc bên trên là 151 feet,
tương đương 50 met. Nếu tính luôn cả chiều cao của phần bệ tượng thì chỏm ngọn
đuốc cao hơn mặt đất đến 93 met. Tượng nặng 229 tấn, phần lưng rộng 10.6 met.
Trên vương miện của tượng có 25 khung cửa sổ. Chúng là biểu tượng cho những
viên đá quí được tìm thấy trên Trái đất.
Ngoài ra, bảy đường tia sáng trên vương miện là đại diện cho ánh sáng soi
rọi 7 đại dương và 7 châu lục trên Thế giới. Bức tượng được tạo dựng vào cuối thế
kỷ XIX và là một tặng phẩm của nước Pháp dành cho nhân dân Mỹ để thể hiện
tình hữu nghị.
Tên đầy đủ của bức tượng là Tự Do soi sáng Thế giới. Bức tượng được làm
bằng nguyên liệu chính là đồng có màu nâu đỏ, nhưng trải qua hơn 200 năm, thời
gian đã biến màu nâu đỏ thành màu xanh như hiện tại.
Bên trong bức tượng có một cầu thang xoắn ốc giúp du khách có thể tham
quan phần đầu của tượng. Độ cao của nó tương đương với việc leo lên tòa nhà 12
tầng.
Bên trong cánh tay cầm đuốc cũng có một cầu thang bằng thép 42 bậc, nối
liền từ đỉnh đầu cầu thang xoắn ốc ở phần đầu bức tượng lên đến ngọn đuốc. Chiều
dài cánh tay phải của tượng Nữ thần Tự Do là 12.8 met.


Ngọn đuốc được mạ vàng, tượng trưng cho ngọn lửa luôn được thắp sáng –
ngọn lửa của niềm hy vọng. Lượng điện năng dùng để thắp sáng ngọn đuốc là
16.250 watt trong một ngày.
Bức tượng Nữ Thần Tự Do được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa

Thế giới vào năm 1984.
Vào năm 1886, việc dựng tượng đã xong và toàn bộ công trình hoàn tất sau
20 năm, tính từ thời điểm nó vừa được khởi xướng trên đất Pháp.
Tay trái của bức tượng nắm chặt Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ – một
văn bản chính trị được tuyên bố vào ngày 4/7/1776 đề cập việc 13 thuộc địa Bắc
Mỹ không còn lệ thuộc vào nước Anh.
Bản tuyên ngôn nêu cao quyền được sống tự do và bình đẳng. Nó mang một
ý nghĩa rất gần gũi với biểu tượng của Nữ Thần Tự Do.
Trên chân của bức tượng có xiềng sắt, hàm ý cho quá trình lật đổ sự cai trị
của của các thế lực tàn bạo. Đó là cuộc đấu tranh gian khổ để đạt được sự tự do,
độc lập.
Bắt nguồn từ ý tưởng xây dựng một tượng đài để mừng sự tự do sau khi
cuộc chiến giải phóng nô lệ ở Mỹ kết thúc, bức tượng đã truyền đạt một cách trọn
vẹn ý nghĩa ban đầu của nó và hơn thế nữa, tượng Nữ thần Tự Do đã trở thành
nguồn cảm hứng cho nhiều tầng lớp xã hội, từ văn nghệ sĩ cho đến các chính trị
gia.

III. Kết luận
Nữ Thần Tự Do – một công trình kì vĩ , một quà tặng vô cùng ý nghĩa của Pháp
dành cho Mỹ. Đây là món quà tặng thể hiện tình hữu nghị, thân thiết và gắn kết
giữa Pháp và Mỹ. Tượng biểu trưng cho sự tự do với hình ảnh ngọn đuốt soi sáng
và với những người di dân đến nước Mỹ họ xem đây là hình ảnh giúp cho người
dân thoát khỏi sự nghèo khổ.Trải qua bao thăng trầm do biến đổi khí hậu hơn trăm
năm tương vẫn đứng giữa vùng đảo rộng lớn và như một ngọn hải đăng soi sáng
chỉ hướng cho các con tàu. Và đã được UNÉCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới, đây cũng là điểm đến du lịch hấp dẫn nếu như một lần ghe thăm nước Mỹ
rộng lớn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

/> /> /> /> />Sách Những di sản nổi tiếng thế giới – Trần Mạnh Thường, NXB Văn hóa
thông tin Hà Nội 2000.


DANH SÁCH NHÓM 5:
Võ Trần Mỹ Hương
Trần Thị Trúc Phương
Huỳnh Thị Trang



×