Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và bước đầu đánh giá tác dụng chống viêm in vitro của một loài ABRUS SP ở thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC LOAN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ BƯỚC ĐẦU
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM
IN VITRO CỦA MỘT LOÀI ABRUS SP.
Ở THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC LOAN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ BƯỚC ĐẦU
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM
IN VITRO CỦA MỘT LOÀI ABRUS SP.


Ở THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60 72 04 06
Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đỗ Thị Hà
TS. Hà Vân Oanh

HÀ NỘI 2016

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các Thầy Cô giáo, các nhà khoa học của
Trường Đại học Dược Hà Nội và Viện Dược liệu, cùng đồng nghiệp, gia đình và
bạn bè.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Thị
Hà và TS. Hà Vân Oanh, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo tận
tình và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi
cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới TS. Trần Thị Hiền, Khoa Y, Đại học Lund, Thụy
Điển đã giúp đỡ tôi trong quá trình thử tác dụng sinh học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ khoa Hóa Thực vật – Viện
Dược liệu và các thầy cô Bộ môn Dược liệu, Thực vật, Dược học cổ truyền –
Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá
trình thực hiện nghiên cứu này.

Nghiên cứu này được Quỹ nghiên cứu khoa học cơ bản-Viện Dược liệu tài
trợ (đề tài mã số VDL- ĐTCS.04 /2015-2016). Tôi cũng xin cảm ơn Trung tâm
các phương pháp phổ ứng dụng-Viện Hoá học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam đã giúp đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR và TS.
Nguyễn Tiến Đạt đã giúp đo phổ khối của các hợp chất tinh khiết.
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau
đại học, thư viện Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành luận văn này.
Lời sau cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình và
bạn bè đã khích lệ, động viên và chia sẻ giúp tôi đạt được những kết quả ngày
hôm nay.
Hà Nội, Ngày 4 tháng 5 năm 2016
Nguyễn Thị Ngọc Loan

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………..ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ……………………………vi
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………...viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH …………………………………………….....ix
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................2
1.1. Vị trí phân loại của chi Abrus.......................................................................2
1.2. Chi Abrus.......................................................................................................2
1.2.1. Đặc điểm thực vật……………………………………………………….....2
1.2.2. Phân bố………………………………………………………………….....2
1.3. Cam thảo dây …………………………………………………….................4
1.3.1. Đặc điểm thực vật.........................................................................................4

1.3.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố......................................................................4
1.3.3. Thành phần hóa học ………………………………………….....................4
1.3.3.1. Những nghiên cứu nước ngoài………………………………………......4
1.3.3.2. Những nghiên cứu trong nước……………………………………….......8
1.3.4. Tác dụng sinh học……………………………………………………….....8
1.3.4.1. Tác dụng chống viêm………………………………………………….....9
1.3.4.2. Tác dụng kháng khuẩn…………………………………………………...9
1.3.4.3. Tác dụng chống oxy hoá……………………………………………......10
1.3.5. Bộ phận dùng……………………………………………………………..10
1.3.6. Tính vị, công năng ………………………………….................................11
1.3.7. Độc tính…………………………………………………………………..11
1.4. Tổng quan về viêm và cơ chế chống viêm liên quan đến ức chế enzym
COX-2.................................................................................................................13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………..15
2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu…………………………………………….....15
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu………………………………………………......15

iii


2.1.2. Hóa chất, dung môi ……………………………………………………..15
2.1.3. Dụng cụ và thiết bị…………………………………………………….....16
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………....17
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật…………………………………………....17
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học……………………………………….....17
2.2.2.1. Phương pháp định tính các nhóm chất hữu cơ………………………....17
2.2.2.2. Chiết xuất, phân lập và nhận dạng các hợp chất từ một loài Abrus sp.
ở Thanh Hoá…………………………………………………………………….21
2.2.2.4. Nghiên cứu tác dụng chống viêm in vitro………………………………….22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………….24

3.1. Thực vật……………………………………………………………………24
3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái thực vật và giám định tên khoa học loài Abrus
sp…………………………………………………………………………………………..24
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu cây cam thảo dây……………………………………...26
3.1.2.1. Vi phẫu thân cam thảo dây …………………………………………….26
3.1.2.2. Vi phẫu lá cam thảo dây ……………………………………………….26
3.1.3. Đặc điểm bột dược liệu…………………………………………………...27
3.1.3.1. Bột thân…………………………………………………………………27
3.1.3.2. Bột lá……………………………………………………………………28
3.2. Hóa học…………………………………………………………………….28
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ trong thân cam thảo dây ……………...28
3.2.2. Chiết xuất, phân lập các hợp chất thân cam thảo dây…………………….29
3.2.2.1. Chiết xuất……………………………………………………………….29
3.2.2.2. Phân lập.………………………………………………………………..30
3.2.3. Xác định cấu trúc các hợp chất thân cam thảo dây……………………….35
3.2.3.1. Hợp chất AP1 ……………………………….........................................35
3.2.3.2. Hợp chất AP3 ……………………………….........................................36
3.3.2.3. Hợp chất AP4 ………………………………………….........................37
3.3.2.4. Hợp chất AP5..........................................................................................39

iv


3.3. Tác dụng chống viêm in vitro thân cam thảo dây……………………….41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..................................................................................44
4.1. Về thực vật……………………………………………………………….....44
4.2. Về thành phần hóa học……………………………………………………..44
4.2.1. Định tính.....................................................................................................44
4.2.3. Phân lập các hợp chất…………………………………………………….45
4.3. Tác dụng chống viêm in vitro……………………………………………....46

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………....48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AP

Abrus precatorius

APCI

Atmospheric pressure chemical ionization

APH

Cao phân đoạn n-hexan thân cam thảo dây

APE96

Cao chiết cồn 96% thân cam thảo dây

APE

Cao phân đoạn ethyl acetat thân cam thảo dây

APW


Cao phân đoạn nước thân cam thảo dây

AP1

3- methoxylonchocarpin

AP3

4- hydroxylonchocarpin

AP4

Lonchocarpin

AP5

2′,4′-dihydroxy-3′-(3-methylbut-2-enyl)chalcon

13

C-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13 (13C nuclear magnetic
resonance)

CDCl3

Deuterated cloroform

COX-2


Cyclooxygenase-2

DMSO

Dimethyl sulfoxid

EtOH

Ethanol

GAE

Đương lượng acid gallic

1

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H nuclear magnetic

H-NMR

resonance)
HPLC

High performance liquid chromatography

Hx

n-hexan


LD50

Lethal dose 50 (Liều gây chết 50% )

LPS

Lipopolysaccharid

MCF7

Tế bào ung thư vú

MS

Phổ khối (Mass spectrometry)

MeOH

Methanol

NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear magnetic resource)

vi


NSAIDS

Thuốc chống viêm không steroid


PGE2

Prostaglandin E2

PBS

Huyết thanh bò

SKC

Sắc ký cột

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

STT

Số thứ tự

TLTK

Tài liệu tham khảo

TT

Thuốc thử

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Abrus…………………………………...3
Bảng 1.2. Thành phần hoá học …………………………………………………..5
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong thân cam thảo dây bằng
phản ứng hóa học………………………………………………………………..28
Bảng 3.2. Phổ 1D-NMR của hợp chất AP1…………………………………......35
Bảng 3.3. Dữ liệu 1D-NMR của hợp chất AP3 ............... .....................................36
Bảng 3.4. Dữ liệu 1D-NMR của hợp chất AP4 .................................................... 38
Bảng 3.5. Dữ liệu 1D-NMR của hợp chất AP5 .................................................... 39
Bảng 3.6. Các hợp chất tinh khiết phân lập được từ thân cam thảo dây ............... 40
Bảng 3.7. Tác dụng ức chế COX-2 của cao cồn 96% và 03 cao phân đoạn ......... 42

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số hợp chất triterpenoid phân lập từ cam thảo dây

……………………………………………………………………........................6
Hình 1.3. Cấu trúc hóa học một số hợp chất flavonoid phân lập từ cam thảo dây

…………………………………………………………………………................7
Hình 1.4. Cấu trúc hóa học một số alkaloid phân lập từ cam thảo dây………......7
Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của abrin...................................................................12
Hình 3.1. Cây cam thảo dây chụp ở Thanh Hóa...................................................23
Hình 3.2. Mẫu cam thảo dây thu tại ở Thanh Hóa................................................25
Hình 3.3. Hạt và lá cam thảo dây thu tại ở Thanh Hóa.........................................25
Hình 3.4. Vi phẫu thân cam thảo dây…………………………………………...25

Hình 3.5. Vi phẫu lá cam thảo dây……………………………………………....27
Hình 3.6. Đặc điểm bột thân cam thảo dây……………………………………...27
Hình 3.7. Đặc điểm bột lá cây cam thảo dây…………………………................28
Hình 3.8. Sơ đồ chiết xuất thân cam thảo dây…………………………………..29
Hình 3.9. Sắc ký đồ cao phân đoạn n-hexan thân cam thảo dây……………......31
Hình 3.10. Hình ảnh các chất AP1, AP3, AP4, AP5............................................33
Hình 3.11. Sắc ký đồ các chất AP1, AP3, AP4, AP5...........................................33
Hình 3.12. Sơ đồ phân lập các chất trong phân đoạn n-hexan thân cam thảo
dây.........................................................................................................................34
Hình 3.13. Hình ảnh so sánh tác dụng ức chế enzym COX-2 của mẫu đối chứng
chuẩn, mẫu đối chứng dương và mẫu thử.............................................................42

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của cha ông ta, cùng với sự
phát triển không ngừng của khoa học và kĩ thuật, chúng ta ngày càng có nhiều cơ
hội để có thể khám phá, tiếp cận và tìm ra nhiều các tác dụng dược lý mới và thành
phần hóa học của cây cỏ Việt Nam.
Ở Việt Nam, chi Abrus có các loài: Kê cốt thảo (Abrus pulchellus Wall. ex
Thw. subsp. cantoniensis (Hance) Verdc), cườm thảo mềm (Abrus mollis Hance),
cam thảo dây (Abrus precatorius Linn), cườm thảo chồi, dây cam thảo chồi (Abrus
pulchellus Wall. ex Thwaites. subsp. pulchellus) [5], [6]. Các cây thuộc chi Abrus
thường có vị ngọt, tính mát, nhạt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau. Kê cốt
thảo dùng toàn cây để điều trị viêm gan cấp và mạn tính, viêm nhiễm đường tiết
niệu, đái ra máu; phong thấp đau nhức xương khớp. Rễ của cườm thảo chồi, dây
cam thảo chồi dùng trị cảm mạo, viêm gan thể hoàng đản. Cam thảo dây dùng điều
hòa các vị thuốc khác, chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.
Cườm thảo mềm dùng thay thế cam thảo dây nhưng tác dụng không mạnh bằng, rễ

dùng trị cảm mạo, viêm gan thể hoàng đản [2], [5], [4], [11].
Các cây thuộc chi Abrus có rất nhiều công dụng chữa bệnh nhưng hiện nay
vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học, tác dụng
dược lý của chi này. Hơn nữa, các cây thuộc chi Abrus có khả năng sinh trưởng và
phát triển dễ dàng ở nước ta. Đặc biệt, tác dụng nổi bật của chi Abrus là tác dụng
theo hướng chống viêm..
Xuất phát từ cơ sở này, chúng tôi đã xây dựng đề tài “Nghiên cứu đặc điểm
thực vật, thành phần hóa học và bước đầu đánh giá tác dụng chống viêm in vitro
của một loài Abrus sp. ở Thanh Hóa” được thực hiện với các mục tiêu:
- Nghiên cứu đặc điểm thực vật, đặc điểm vi học và giám định tên khoa học.
- Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 3-5 chất.
- Thử tác dụng ức chế enzym COX-2 trên in vitro của cao chiết tổng và cao chiết
phân đoạn.

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.Vị trí phân loại của chi Abrus
Theo hệ thống phân loại về nghành Ngọc Lan (Magnoliophyta) của tác giả
A.Takhtajan, chi Abrus có vị trí phân loại như sau:
Giới Thực vật: Plantae
Ngành Ngọc lan Magnoliophyta
Lớp Ngọc Lan: Magnoliopsida
Phân lớp Hoa hồng: Rosidae
Bộ Đậu: Fabales
Họ Đậu: Fabaceae
Phân họ Đậu: Faboideae
Chi: Abrus [1], [16].

1.2. Chi Abrus
1.2.1. Đặc điểm thực vật
Abrus L., Họ Đậu- Fabaceae có tên thường gọi là cam thảo dây, cườm thảo,
chi chi.
Cây bụi hay cây bụi thấp leo, cuốn. Lá kép lông chim chẵn, lá chét nhiều,
mọc đối. Cụm hoa thành chùy dày đặc; hoa nhỏ, hầu như không có cuống. Lá bắc
và lá bắc con ngắn. Đài gần như cụt, với răng ngắn. Tràng màu trắng, vàng hồng
hay đỏ; cánh cờ hình trứng tới tròn có móng rộng và ngắn, không có phần phụ. Nhị
9, dính thành ống chẻ ở đỉnh. Bầu không cuống, nhiều noãn, vòi ngắn, cong; đầu
nhụy hình đầu. Quả đậu thuôn dẹt, có vách, mở; hạt hình cầu hay bầu dục, dẹt, có
khi đỏ hay đen, bóng [5], [6].
1.2.2. Phân bố
Theo tác giả Võ Văn Chi, Anant Solanki và cộng sự, chi Abrus có khoảng
13-18 loài trên thế giới, phần lớn là dây leo. Chi Abrus có nguồn gốc ở Ấn Độ, từ
dãy Himalaya xuống phía nam Ấn Độ và Sri Lanka, nhưng bây giờ phát triển trong

2


tất cả các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới, phổ biến nhất ở Florida và Hawaii, châu
Phi, Nam Mỹ và phương Tây Ấn Độ [2], [4], [17].
Bảng 1.1: Danh sách các loài thuộc chi Abrus
STT

Tên khoa học

Tên Việt Nam Phân bố

1


Abrus aureus

Madagascar

2

Abrus baladensis

Somalia

3

Abrus bottae

Saudi Arabia,
Yemen

4

Abrus canescens

Châu Phi

5

Abrus diversifoliatus

Madagascar

6


Abrus fruticulosus

Ấn Độ

7

Abrus gawenensis

Somalia

8

Abrus laevigatus

Lào

9

A. madagascariensis

Madagascar

10

Abrus parvifolius

Madagascar

11


Abrus precatorius

Cam thảo dây

Ấn Độ, Việt Nam,
Trung Quốc

12

Abrus pulchellus Wall. ex Thw. Kê cốt thảo
subsp.

cantoniensis

(Hance)

Trung Quốc, Thái
Lan, Việt Nam.

Verdc
13

Abrus pulchellus

Wall. ex Cườm

Thwaites. subsp. pulchellus

thảo Việt


Nam,

chồi, dây cam Lan,
thảo chồi

Trung

Quốc….

14

Abrus sambiranensis

Madagascar

15

Abrus schimperi

Châu Phi

16

Abrus somalensis

Somali

17


Abrus mollis

3

Thái

Cườm thảo

Việt Nam, Trung

mềm

Quốc.


Tuy nhiên, tham khảo tài liệu [96] công bố về các loài thuộc chi, tính cả các
loài có tên khoa học đã được thông qua và chưa được thông qua chính thức, trên thế
giới có khoảng 77 loài như liệt kê trong phụ lục 1.
1.3. Cam thảo dây
Tên khoa học: Abrus precatorius L.
Tên khác: tương tư tử, tương tư đậu, tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi,
ang krang, angkreng (Cămpuchia).
1.3.1. Đặc điểm thực vật
Dây leo, thường xanh. Thân cành mỏng, có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim
chẵn, mọc so le, dài 5-10 cm, mang 8-15 đôi lá chét to dần về phía ngọn, hình bầu
dục, thuôn, đầu tù có mũi nhọn ngắn, gốc tròn, mặt trên xanh lục, mặt dưới xám
nhạt, hai mặt đều có lông. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùm, dài 3-6
cm,; hoa màu hồng, xếp rất sít nhau. Qủa loại đậu, hơi dày, có lông nhỏ, hai đầu hơi
vát, 3- 7 hạt, hạt hình trứng có vỏ cứng, màu đỏ chói, trơn bóng, một đốm đen ở
quanh rốn hạt [2], [5], [6].

1.3.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố
Cam thảo dây là loài cây liên nhiệt đới, mọc trên các đồi cỏ, đất trồng, rừng còi,
rừng thưa mọc hoang trong rừng thưa vùng núi thấp đến trung du và miền núi đến
độ cao 1500 m [5], [6].
Cam thảo dây phân bố ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Dương,
Hưng Yên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Cà Mau. Ngoài ra, cam thảo dây cũng được trồng ở
nhiều nơi [2], [5], [6].
1.3.3. Thành phần hóa học
1.3.3.1. Những nghiên cứu nước ngoài
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều công bố về thành phần hóa học cam
thảo dây. Các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu thành phần hóa học của rễ,
thân, lá, hạt cam thảo dây. Thành phần hoá học chính của cam thảo dây gồm các

4


nhóm triterpenoid, flavonoid, alcaloid. Mỗi bộ phận của cam thảo dây Abrus
precatorius có thành phần hoá học khác nhau được trình bày ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Thành phần hoá học của cam thảo dây
STT Bộ phận dùng
1

Rễ

Thành phần hoá học
Abrol (1), abrasion (2), precool (3), precasin (4),
isoflavonoid (5), abruquinon A (6), B (7), C (8), O (9), E
(10), F (11) và G (12), glycyrrhizin (13) và acid oleanolic
(14) [16].


2 Hạt

- Acid amin thiết yếu như serin, alanin, valin, cholin và
methyl ester.
- Abrin (15), abralin (16), abrasion (17), abricin (18), acid
abrusgenic

(19),

acid

abrusgenic-methyl-ester

(20),

abruslacton (21), acid abrussic (22), anthocyanin (23),
campesterol (24), cycloartenol (25), delphinidin (26), acid
gallic (27), hypaphorin, N, N-dimethyl-tryptophan (28), N,
N-dimethyltryptophan-metho-cation-methyl-ester (29), Pcoumaroyl alloyl gluco delphinidin (30), hypaphorin (31),
picatorin (32), acid olygalacturonic (33), precatorin (34) và
protein trigonellin (35) [74].
- Abrus-saponin I và II (36), abrisapogenol (37), β-amyrin
(38), squalen (39), abridin (40), cycloartenol (41),
campesterol (42), cholesterol (43),

-sitosterol (44),

protein-abrin I (45), II (46) và III (47), flavonoid
precatorin I, II, III (48-50), và anthocyanin-abrectorin (51),

dimethoxycentaureidin-rutinosid (52), và xyloglucosyldelophinidin (53) [59], [95].
3

Phần trên mặt - Abrusalacton A (54), acid abrusgenic (55) và methyl
đất

abrusgenat 2' (56), abrusosid A (57), B (58), C (59), O (60)
và E (61), carbohydrat-galactose (62), arabinose (63),

5


xylose (64). Hợp chất nitơ precatorin (65), trigonellin (66),
cholin (67) [59], [95].
Nhóm triterpenoid
Năm 2012, nhóm tác giả Trung Quốc đã phân lập từ lá và thân của cam thảo
dây thu hái tại đảo Hải Nam, Trung Quốc một saponin triterpenoid mới có tên 3-Oβ-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyl subprogenin D (68), và 6 hợp chất
triterpenoid: subprogenin D (69), acid abrusgenic (70), acid triptotriterpenic B (71),
abruslacton A (72), abrusogenin (73) và abrusosid C (74). Cấu trúc của các hợp chất
được xác định dựa trên các dữ liệu phổ 1D, 2D NMR và MS đồng thời so sánh với
các dữ liệu phổ đã được công bố [88].
Năm 2012, 3 hợp chất triterpenoid mới được phân lập từ cao methanol của
lá cam thảo dây gồm: (20S, 22S)-3-β, 22-dihydroxycucurbita-5, acid 24-dien-26,29dioic

δ-lacton

(75),

dihydroxyolean-12-en-29-


3-O-(6'-methyl-β-D-glucuronopyranosyl)-3-β,
methyl

ester

(76)



22

β-

3-O-β-D-

glucuronopyranosylsophoradiol methyl ester (77) [20], [35].

68. R = β-D-glu2-β-D-glu
69. R = H

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học một số hợp chất triterpenoid phân lập từ cam thảo
dây
Nhóm flavonoid
Theo cuốn Những Cây thuốc và Động vật làm thuốc Việt Nam của Đỗ Huy
Bích và cộng sự, rễ cam thảo dây có các chất flavonoid: abruquinon A (8),

6


abruquinon B (7, 8-methoxya-bruquinon A), abruquinon C (8) [4]. Lá và thân còn

có flavonoid: luteolin (78), abrectorin (79), orientin (80), isoorientin (81), vitexin
(82), taxifolin -3-glucosid (83) [2]. Năm 2014, Yoshie Hata và cộng sự đã phân lập
được 5 flavonoid từ dịch chiết cây cam thảo dây gồm: abruquinon A (6),
abruquinon D (84), abruquinon J (85), abruquinon K (86), abruquinon L (87) [88].

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số hợp chất flavonoid phân lập từ cam thảo
dây
Nhóm alcaloid
Theo cuốn Cây thuốc và Động vật làm thuốc Việt Nam, lá và thân, rễ cam
thảo dây có hypaphorin (88), trigonellin (89). Hạt cam thảo dây có abrin (15),
abralin (16), N-dimethyl tryptophan methyl este (29)…. [2], [6].

Hình 1.3. Cấu trúc hóa học một số alcaloid phân lập từ cam thảo dây

7


1.3.3.2. Những nghiên cứu trong nước
Hiện nay, Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của chi
Abrus, mới chỉ có 2 nghiên cứu mới được công bố về thành phần hóa học của hạt
cam thảo dây.
Năm 2013, Phạm Thị Cẩm Lai đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học
của dịch chiết hạt cam thảo dây Quế Sơn – Đà Nẵng và bằng phương pháp GC-MS
đã xác định thành phần hóa hoc của dịch chiết cảm thảo dây: dịch chiết n-hexan
gồm hydrocarbon mạch dài, hydrocarbon thơm; dịch chiết ethyl acetat gồm acid
hữu cơ, ester, terpen, steroid; dịch chiết chloroform gồm lacton, ether, ancol, ester
của acid béo; dịch chiết methanol gồm alkaloid, phenol, flavonoid, ester, acid hữu
cơ. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả có đề nghị: mặc dù hạt cam thảo dây có
chứa một số chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người như abrin, m-xylen,
p- xylen, acid adipic, reten, acid palmitic ethyl ester, tuy nhiên nó vẫn có một số

hợp chất ứng dụng trong y học như squalen, tocopherol, campesterol,
butyrolacton… nên vẫn cần nghiên cứu phương pháp chiết tách các hợp chất tiềm
năng đồng thời thử hoạt tính sinh học của các chất tách được để có cái nhìn tổng
thể về hóa thực vật cũng như hoạt tính sinh học của hạt cam thảo dây, góp phần làm
tăng giá trị sử dụng cũng như chữa bệnh của hạt cam thảo dây trong các bài thuốc
dân gian [10].
Năm 2012, Mạc Thị Phước Hải đã nghiên cứu thành phần hóa học của
dịch chiết ethanol của hạt cam thảo dây và xác định có 15 hợp chất. Trong đó có 4
hợp chất đã xác định được cấu trúc chiếm 9,26% gồm 3-metyl quinol, γ- tocopherol,
stigmasterol, γ- sitosterol [7].
1.3.4.Tác dụng sinh học
Theo các công bố trên thế giới, cam thảo dây có tác dụng điều trị sốt rét [52],
miễn dịch [72], [73], [84], kháng vi khuẩn, kháng nấm, gây độc khối u [21], [82],
[68], giảm đau, chống viêm [38], [83], chống co thắt [75], điều trị tiểu đường
[59,60], hỗ trợ cải thiện trí nhớ [89], chống đau nửa đầu [71], tim mạch [27], chống
dị ứng [65], bao gồm cả điều trị viêm, loét, vết thương, vết trầy xước cổ họng và lở

8


loét. Cam thảo dây là thảo dược có tiềm năng trong nghiên cứu phát triển thành
thuốc điều trị bệnh trong tương lai.
1.3.4.1. Tác dụng chống viêm
Năm 2000, Panneerselvam K đã dùng dầu ba đậu gây phản ứng viêm trên tai
chuột để đánh giá tác dụng chống viêm tại chỗ của lá cam thảo dây. Lá cam thảo
dây có tác dụng chống viêm mạnh và giảm đáng kể phản ứng viêm gây phù tai
chuột bởi dầu ba đậu (67.10  2 %) so với acid acetylsalicylic (71,1  2%). Kết quả
này chứng minh việc sự phù hợp đối với sử dụng cây cam thảo dây điều trị bệnh
viêm nhiễm trong nhân dân. Cần tiếp tục nghiên cứu thêm về độc tính cũng như
phân lập các thành phần hoạt chất của cây cam thảo dây để sử dụng điều trị trong

tương lai [15], [66].
Năm 2013, tác giả Khadse sàng lọc sơ bộ tác dụng chống viêm in vitro cao
phân đoạn methanol: nước (9: 1) và cao phân đoạn methanol: nước (1: 9) liều 400
mg/kg thể hiện tác dụng chống viêm trên mô hình chuột gây viêm bằng caragennan
so sánh với indomethacin (P < 0,01) [45].
Năm 2007, M. Sudaroli và cộng sự so sánh tác dụng chống viêm hạt A.
precatorius đỏ (APR) và A. precatorius trắng (APW) trên mô hình gây viêm đa
khớp thực nghiệm ở chuột. Mô hình tiến hành theo phương pháp của Newbould B.B
(1963). Kết quả nghiên cứu cho thấy APW (250 mg/kg) ức chế viêm khớp đáng kể
(p < 0,001) làm giảm đau trong viêm khớp dạng thấp phụ thuộc vào liều, độc tính
thấp hơn APR và ức chế đáng kể phát triển bệnh viêm khớp qua phân tích hình ảnh
X quang. Tác dụng chống viêm của APW tương đương với indomethacin (10
mg/kg/ngày) [54]. Từ những kết quả trên, có thể kết luận APW có tác dụng chống
viêm mạnh và giảm bớt mức độ của phản ứng viêm, do đó APW có thể được lựa
chọn để điều trị lâu dài bệnh viêm mãn tính như loét dạ dày. Tuy nhiên cơ chế tác
dụng của cam thảo dây chưa rõ ràng, cần được nghiên cứu thêm để làm sáng tỏ cơ
chế chính xác của các cao chiết cam thảo dây [57].
1.3.4.2. Tác dụng kháng khuẩn

9


Cao chiết n-hexan, cloroform, methanol hạt cam thảo dây có tác dụng kháng
10 chủng vi khuẩn: Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Micrococus luteus,
Lactobacillus

fermentum,

Streptococcus


thermophilus,

Klebsilla

pneumonia,

Streptococcus

mitis,

Staphylococcus

aureus,

Streptococcus

mutans,

Pseudomonas aeruginosa bằng mô hình khuếch tán trên đĩa thạch. Hoạt tính kháng
khuẩn của các cao chiết đã được so sánh với streptomycin (10 μg/đĩa). Cao chiết
hexan và cloroform thử nghiệm với nồng độ 500, 250, 100, 75, 50, 35, 25 và 12
µg/ml; cao chiết methanol được thử ở nồng độ từ 500µg/ml đến 4µg/ml. Kết quả
cho thấy, cao chiết methanol kháng khuẩn mạnh hơn so với cao chiết hexan và
cloroform. Nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học chứng minh tác dụng kháng
khuẩn dùng trong y học cổ truyền của cam thảo dây. Kết quả này có thể là tiền đề
cho các định hướng nghiên cứu phát triển thành thuốc từ cam thảo dây để điều trị
nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng đa kháng thuốc của các vi khuẩn [13], [12], [22],
[32], [69], [70], [90].
1.3.4.3. Tác dụng chống oxy hoá
Các chất chống oxy hóa có nguồn gốc thực vật đặc biệt là polyphenol và

flavonoid gần đây đã thu hút sự chú ý bởi các tác dụng chống ung thư, đái tháo
đường, kháng khuẩn, bảo vệ thần kinh và bảo vệ tim mạch, chống lão hóa…[41],
[53], [75], [77]. Hàm lượng phenolic tổng số trong cao chiết lá cam thảo dây được
định lượng theo phương pháp Folin-Ciocalteu. Hàm lượng phenolic tổng số khác
nhau khi chiết xuất lá cam thảo dây bằng các dung môi khác nhau. Các kết quả chỉ
ra rằng cao chiết nước lá cam thảo dây có hàm lượng phenolic là 25,48 ± 0,62 mg
GAE/g tính theo dược liệu khô tuyệt đối. Cao chiết ethanol và n-hexan có giá trị
thấp hơn so với cao chiết nước; lần lượt là 7,44 ± 0,10 mg GAE/g và 1,65 ± 0,22
mg GAE/g tính theo dược liệu khô tuyệt đối. Cao chiết nước lá cam thảo dây cũng
chứa lượng đáng kể các hợp chất flavonoid. Hàm lượng flavonoid tổng số tính theo
quercetin của cao nước và cao ethylacetat lần lượt là 6,20 ± 0,41 và 17,16 ± 1,04
mg/g tính theo dược liệu khô tuyệt đối.
1.3.5. Bộ phận dùng

10


Cam thảo dây có bộ phận dùng là thân, rễ và lá; thu hái tốt nhất vào lúc mới
ra hoa, thái ngắn, phơi khô. Hạt chín, phơi khô, đôi khi cũng được dùng [2], [4], [5],
[6].
1.3.6. Tính vị, công năng
Trong y học cổ truyên, cam thảo dây điều trị bệnh uốn ván, ngăn ngừa bệnh
dại. Nó được sử dụng trong một số thuốc cổ truyền điều trị các vết trầy xước và vết
lở và các vết thương do chó, mèo và chuột, và cũng được sử dụng với các thành
phần khác để điều trị bệnh bạch biến. Lá chữa bệnh sốt, ho và cảm lạnh. Cam thảo
dây có tác dụng kháng mủ. Cam thảo dây được nghiền với vôi dùng trị mụn, nhọt và
áp-xe. Lá cây sắc với nước uống chữa ho và cảm cúm [25], [28], [61]. Rễ điều trị
vàng da và mật. Rễ chữa đau bụng, khối u, phá thai [47], [95]. Rễ dùng chữa rắn
cắn [92]. Rễ tươi chiết nóng với nước uống chữa sốt rét và chống co giật [14]. Thân
sắc với nước uống trị viêm phế quản và viêm gan siêu vi [30]. Hạt cam thảo dây

nghiền thành bột và uống một thìa cà phê một lần một ngày trong hai ngày tẩy giun
[47], [95]. Trong y học, cam thảo dây được sử dụng trong điều trị gãy xương [74],
[67], [94]. Hạt dùng diệt côn trùng [46], có hoạt tính kháng khuẩn [42], [62], [79].
Cam thảo dây là thuốc giảm đau, kháng khuẩn, lợi tiểu, nôn, đờm, chất làm mềm,
giải nhiệt, nhuận tràng, thuốc tẩy, chất làm lành, thuốc an thần, thuốc giun, giải độc
và được sử dụng trong các bệnh khác nhau để chữa bệnh đau đầu, bị rắn cắn, ung
thư, lạnh, đau bụng, viêm kết mạc, co giật, ho, tiêu chảy, sốt, viêm dạ dày, bệnh lậu,
bệnh vàng da, sốt rét, viêm mắt, bệnh thấp khớp, tiểu đường và viêm thận mãn tính
[2], [5], [6], [24], [29], [36].
1.3.7. Độc tính
Theo tài liệu công bố, hạt cam thảo dây có abrin là thành phần gây độc tính.
Abrin (15) là một indol alkaloid có độc tính cao dạng bột màu trắng vàng, công thức
phân tử C12H14N2O2 [5], [6], [8].

11


Hình 1.4. Cấu trúc hóa học của abrin
Độc tính trên người
Cơ chế
Abrin ức chế tổng hợp protein của tế bào bằng cách gắn một chuỗi
carbohydrat trên bề mặt tế bào và phản ứng với một tiểu đơn vị ribosome. Nếu
không có các protein này, các tế bào không thể tồn tại. Điều này là có hại cho cơ
thể con người và có thể dẫn đến tử vong. Với LD50 ước tính cho con người > 300
mg thể hiện liều gây độc mạnh [7]. LD50 của cam thảo dây trắng và đỏ được xác
định lần lượt là 6400 mg/kg và 2500 mg/kg, không gây tử vong sau 72 h [57].
Liều ngộ độc
Với liều 0.5 mg abrin đã gây tử vong cho người trưởng thành. Mức độ
nghiêm trọng của ngộ độc abrin tùy thuộc vào cách thức tiếp xúc [7], [10].
Triệu chứng:

Nếu đem hạt giã nhỏ, hòa với nước uống sẽ bị ngộ độc với triệu chứng biếng
ăn, ăn mất ngon, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, huyết áp hạ, mất thăng bằng cơ thể, chân
tay run rẩy, nôn mửa, tiêu chảy. Thời kỳ tiền ngộ độc kéo dài ít nhất vài giờ trước
khi xuất hiện triệu chứng ngộ độc. Nước ngâm hạt cam thảo dây bôi vào chỗ da bị
xước sẽ gây loét tại chỗ, nhỏ vào mắt sẽ gây phù tấy kết mạc dẫn đến hỏng giác
mạc. Hạt cam thảo dây được một số dân tộc vùng Tây Ấn Độ dùng đầu độc [7],
[10].
Điều trị khi bị ngộ độc abrin
Khi bị ngộ độc hạt cam thảo dây có các triệu chứng như nôn mửa, viêm dạ
dày, tiểu trường, co giật, xuất huyết nhiều, giảm huyết áp, dùng 50-60 g cam thảo
bắc sắc uống, hoặc hòa thêm bột đậu xanh nghiền sống, uống càng nhiều càng [6].
Sử dụng thuốc bismuth trisilicat giảm mức độ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Nếu
12


nôn hoặc tiêu chảy nặng, bù nước và điện giải. Nếu xuất huyết xảy ra, cần phải
truyền máu [6], [7], [10].
1.4. Tổng quan về viêm và cơ chế chống viêm liên quan đến ức chế enzym
COX-2
Định nghĩa viêm: Viêm là một đáp ứng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch trước
sự tấn công của một tác nhân bên ngoài (vi sinh vật, tác nhân hóa, lý) hoặc của tác
nhân bên trong (hoại tử do thiếu máu cục bộ, bệnh tự miễn). Đây là một đáp ứng
miễn dịch tự nhiên. Quá trình viêm thường kèm theo các triệu chứng sưng, nóng, đỏ
và đau, do các mạch máu giãn nở, đưa nhiều máu đến nơi tổn thương. Các bạch cầu
cũng theo mạch máu xâm nhập vào mô, tiết các chất prostaglandin, cytokin nhằm
tiêu diệt hoặc trung hòa các tác nhân gây tổn thương. Viêm có thể được phân ra
thành viêm cấp tính hoặc mãn tính. Viêm cấp tính là phản ứng ban đầu của cơ thể
đối với tác nhân kích thích có hại và có thể đạt được bởi sự chuyển động tăng của
huyết tương và bạch cầu đến các mô tổn thương. Một chuỗi các hoạt động sinh hóa
truyền đi và chuyển thành đáp ứng viêm, liên quan đến hệ thống mạch máu, hệ

thống miễn dịch, và các tế bào khác nhau trong các mô bị thương. Viêm kéo dài,
được gọi là viêm mãn tính được đặc trưng bởi sự phá hủy đồng thời bên trong tế
bào và ngăn cản quá trình chữa lành các mô bị tổn thương [93].
Cơ chế thuốc chống viêm: Hiện nay, thuốc chống viêm điển hình có 2 nhóm là
thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) và thuốc chống viêm steroid
(glucocorticoid). Glucocorticoid ức chế phospholipase A2 thông qua kích thích tổng
hợp lipocortin làm giảm tổng hợp acid arachidonic, do đó làm giảm tổng hợp
leucotrien và prostaglandin vì vậy ức chế phản ứng viêm. NSAIDS gắn vào vị trí
hoạt động dành cho acid arachidonic trên COX gây ức chế enzym COX làm cho
acid arachadonic không chuyển hoá thành prostaglandin-chất trung gian hoá học
gây viêm nên NSAIDS ức chế phản ứng viêm. Các thuốc này có nhiều tác dụng
không mong muốn, gây viêm loét đường tiêu hóa, ảnh hưởng quá trình đông máu,
xốp xương…gây nguy hiểm cho các bệnh nhân đặc biệt là các bệnh nhân viêm mạn
tính.

13


Ức chế COX-2 và bệnh ung thư: Thuốc NSAIDS ức chế chọn lọc COX-2 đang
được quan tâm sử dụng do hạn chế tác dụng không mong muốn trên vì COX-2 là
một hình thức cảm ứng được gây ra bởi gen gây ung thư, yếu tố tăng trưởng, các
cytokin, nội độc tố hoặc este phorbol [19], [39], [40], trong khi đó COX-1 có chức
năng như một gen quản gia và được cấu thành trong hầu hết các mô của con người.
Sự biểu hiện quá mức của COX-2 đã được chứng minh là có liên quan đến viêm
mãn tính, các vấn đề của hệ mạch và ung thư [39], [40], [85]. Gần đây theo nhiều
tài liệu công bố, bệnh viêm mãn tính có liên quan đến bệnh ung thư. Sự biểu hiện
quá mức của COX-2 không thể phát hiện được ở đại tràng bình thường nhưng tăng
đến 40% ở các bệnh nhân bị ung thư khác và 85% ở ung thư đại trực tràng. Sự tăng
quá mức enzym COX-2 cảnh báo tuổi thọ ngắn đối với bệnh nhân ung thư đại trực
tràng. Phát hiện này cho thấy các thuốc ức chế đặc hiệu trên COX-2 vừa có tác dụng

giảm đau chống viêm và giảm nhiều các tác dụng không mong muốn như viêm loét
đường tiêu hóa, ảnh hưởng quá trình đông máu, xốp xương…, trong tương lai,
chúng có thể phát triển thành thuốc ngăn ngừa điều trị ung thư [31].
Cho đến nay, cơ chế chống viêm của cam thảo dây vẫn chưa được rõ ràng
[15], [33], [48]. Năm 2007, M. Sudaroli và cộng sự đã làm sáng tỏ hơn cơ chế
chống viêm của hạt cam thảo dây: hạt cam thảo dây dây ức chế chọn lọc con đường
COX-2 hoặc LOX (Lipoxygenase) và ức chế giải phóng yếu tố trung gian gây viêm
leukotrien từ acid arachidonic [57]. Để làm sáng tỏ hơn nữa cơ chế chống viêm của
cam thảo dây, và theo một số tài liệu công bố về mô hình thử nghiệm trên COX-2
[56], nhóm nghiên cứu chọn mô hình thử nghiệm trên đích tác dụng COX-2 và đã
đánh giá sự ảnh hưởng của cao chiết tổng, cao phân đoạn và trên sự ức chế COX-2
ở tế bào ung thư vú MCF7gây kích thích viêm bởi lipopolysaccarid.

14


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu là thân loài Abrus sp. thu tại Trung tâm
nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ - phố Thành Trọng, phường Quảng Thành,
thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Nguyên liệu sau khi thu hái được tách riêng
lá, thân. Thân cây được rửa sạch, thái mỏng sau đó sấy ở 50°C tới khô, bảo quản
trong túi PE và bao bì kín.
2.1.2. Hóa chất, dung môi
+ Hóa chất nghiên cứu thực vật:
Hóa chất dùng trong tẩy nhuộm vi phẫu: javen, acid acetic, xanh methylen,
đỏ son phèn và nước cất.


+ Hóa chất nghiên cứu thành phần hóa học:
-

Dung môi, hóa chất dùng để định tính (EtOH 80%, nước cất, Pb(CH3COO)2

30%, Pb(CH3COO)2 10%, thuốc thử ninhydrin 3%, thuốc thử Fehling A và Fehling
B, thuốc thử Lugol, thuốc thử natri nitroprussiat 0,5%, Na2SO4 khan, tinh thể
Na2CO3, bột magie kim loại, (CH3CO)2O, dung dịch gelatin 1%, CHCl3, HCl đặc,
amoniac đặc, dung dịch FeCl3 5%, dung dịch NaOH 5%) đạt tiêu chuẩn Dược điển
Việt Nam IV.
-

Dung môi hóa chất dùng để chiết xuất và phân lập (EtOH 96%, n-hexan

(Hx), ethyl acetat (EtOAc), đạt tiêu chuẩn công nghiệp. Ngoài ra, các dung môi như
ethanol, n-hexan, ethyl acetat, acetonitril dùng trong sắc ký lớp mỏng và sắc ký lỏng
hiệu năng cao đều đạt tiêu chuẩn của hóa chất phân tích.
-

Silica gel sử dụng trong tách chiết là loại Merck cỡ hạt 63−200 μm. Bản

mỏng tráng sẵn DC-Alufolien cũng sử dụng của công ty Merck loại số 60 F254 và
RP-18 F254. Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm
hoặc dùng thuốc thử là dung dịch vanilin, dung dịch H2SO4 10 % trong EtOH 96%
hơ nóng để phát hiện vết chất.

15



×