Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo bào ngư vành tai (haliotis asinina linnaeus, 1758) tại nha trang đinh thị hải yến; ngô anh tuấn GVHD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

------ *&* ------

ĐINH THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
NHÂN TẠO BÀO NGƯ VÀNH TAI (Haliotis asinina
Linnaeus, 1758) TẠI NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nha Trang, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

------ *&* ------

ĐINH THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
NHÂN TẠO BÀO NGƯ VÀNH TAI (Haliotis asinina
Linnaeus, 1758) TẠI NHA TRANG
CHUYÊN NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 60 62 03 01

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGÔ ANH TUẤN

Nha Trang, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là công trình
nghiên cứu của tôi cùng với sự cho phép sử dụng chung số liệu của nhóm tác giả thực
hiện nhiệm vụ kỹ thuật “Khai thác và phát triển nguồn gen bào ngư vành tai (Haliotis
asinina) tại Khánh Hòa” thuộc chương trình bảo tồn nguồn gen cây, con thuốc cấp
Nhà nước do Chi nhánh Ven biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga chủ trì, những số liệu
này là trung thực, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người thực hiện

Đinh Thị Hải Yến


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đã được thực hiện với sự giúp đỡ của nhóm thực hiện nhiệm vụ
kỹ thuật cấp Nhà nước “Khai thác và phát triển nguồn gen bào ngư vành tai (Haliotis
asinina) tại Khánh Hòa” do Chi nhánh Ven biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga chủ
trì, tôi xin chân thành cảm ơn đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của
thầy giáo hướng dẫn TS. Ngô Anh Tuấn đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng
đề cương, triển khai thực hiện các nội dung và hoàn thiện bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ nghiên cứu thuộc phòng Sinh Thái, Chi
nhánh Ven biển, TTNĐ Việt Nga đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa
học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến viện Nuôi trồng Thủy sản, khoa Sau đại học,
Trường Đại học Nha Trang, cùng quý thấy cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời

gian qua.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành
khoa học.
Người thực hiện

Đinh Thị Hải Yến


i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1.1. Đặc điểm sinh học, sinh sản của bào ngư vành tai (Haliotis asinina) ..................... 3
1.1.1. Hệ thống phân loại.................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo ngoài của bào ngư vành tai (Haliotis asinina) ..........3
1.1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo trong của bào ngư vành tai (Haliotis asinina) ...........5
1.1.3.1. Hệ thần kinh .......................................................................................................5
1.1.4. Đặc điểm phân bố ..................................................................................................6
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng. ........................................................................................... 7
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................................ 7
1.1.7. Đặc điểm sinh học, sinh sản của bào ngư vành tai ................................................7
1.2. Tình hình nghiên cứu kĩ thuật sản xuất giống bào ngư trong và ngoài nước. ........11
1.2.1. Trên thế giới ........................................................................................................11
1.2.2. Nghiên cứu bào ngư ở Việt Nam .........................................................................14
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 16
2.1. Đối tượng, địa điềm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 16
2.1. 1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................ 16
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: .......................................................................................... 16
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:.......................................................................................... 16

2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu:............................................................................16
2.3. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................... 17


ii

2.3.1. Hệ thống trại sản xuất. ......................................................................................... 17
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm ...............................................................................21
2.4.1. Ảnh hưởng của mật độ ương đến sự sinh trưởng của ấu trùng bám ................... 21
2.4.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của con giống bào ngư vành tai
.......................................................................................................................................22
2.5. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu, xử lý số liệu ......................................23
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................23
2.5.2. Xác định các chỉ tiêu về kích thước và khối lượng .............................................23
2.5.3. Xác định các chỉ tiêu về sinh sản của bào ngư. ................................................... 23
2.5.4 Xác định các thông số môi trường.......................................................................24
2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê sinh học dựa trên phần
mềm SPSS 15.0. ............................................................................................................24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................25
3.1. Kỹ thuật tuyển chọn và vận chuyển Bào ngư vành tai bố mẹ. ............................... 25
3.1.1. Kỹ thuật tuyển chọn Bào ngư vành tai bố mẹ. .................................................... 25
3.1.2. Kỹ thuật vận chuyển bào ngư bố mẹ ...................................................................26
3.2. Kỹ thuật nuôi vỗ Bào ngư bố mẹ thành thục sinh dục. ..........................................27
3.3. Các phương pháp kích thích bào ngư vành tai sinh sản nhân tạo và ấp nở trứng. .29
3.3.1. Kích thích sinh sản .............................................................................................. 29
3.3.2. Thu và ấp nở trứng .............................................................................................. 30
3.3.3. Quá trình phát triển phôi và biến thái của ấu trùng .............................................31
3.5. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng đến con giống 0,5 cm ...............................................32



iii
3.5.1. Ương nuôi ấu trùng giai đoạn sống trôi nổi ........................................................ 32
3.5.2. Ương nuôi ấu thể bám ......................................................................................... 33
3.5.3. Kết quả ương nuôi ấu trùng bánh xe đến ấu trùng bám ......................................34
3.5.2. Ương nuôi ấu thể bám đến giai đoạn bào ngư giống ..........................................34
3.6. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng của ấu trùng bám đến con
giống. ............................................................................................................................. 36
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 44


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bào ngư vành tai (Haliotis asinina Linnaeus, 1758) ......................................3
Hình 1.2 Bản đồ phân bố của bào ngư vành tai trên thế giới .........................................6
Hình 1.3: Hình thái cấu tạo tuyến sinh dục bào ngư ....................................................... 8
Hình 1.4: Tiêu bản tuyến sinh dục đực............................................................................9
Hình 1.5: Tiêu bản tuyến sinh dục cái. ..........................................................................10
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài ..................................................16
Hình 2.2: Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống ..........22
Hình 2.3: Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống .......................... 23
Hình 3.1: Tuyến sinh dục thành thục của bào ngư vành tai ..........................................25
Hình 3.2: Vận chuyển bào ngư ...................................................................................... 26
Hình 3.3: Nuôi vỗ bào ngư bố mẹ thành thục sinh dục .................................................29
Hình 3.4: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng ............................................................ 32
Hình 3.5: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng ....................................37
Hình 3.6: Đồ thị ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống ấu trùng ......................... 38
Hình 3.7: Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng ............................................39
Hình 3.8: Đồ thị ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống ................................................40



v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Sản lượng khai thác bào ngư ở một số nước trên thế giới từ năm 19841991[18]......................................................................................................................... 13
Bảng 3.1: Kết quả lựa chọn và sinh sản của bào ngư vành tai ......................................26
Bảng 3.2. Kết quả vận chuyển bào ngư vành tai bố mẹ thành thục. ............................. 27
Bảng 3.3. Kết quả nuôi vỗ bào ngư vành tai bố mẹ thành thục. ...................................28
Bảng 3.5: Kết quả ấp nở trứng của bào ngư vành tai ................................................... 30
Bảng 3.6: Tỷ lệ sống ương nuôi ấu trùng từ giai đoạn ấu trùng bánh xe ...................... 34
Bảng 3.7: Tỷ lệ sống ương nuôi ấu trùng từ giai đoạn ấu trùng bám ............................ 35
Bảng 3.8: Tốc độ tăng trưởng ương nuôi ấu trùng từ ấu trùng bám đến con giống ......35
Bảng 3.9: Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương đến tăng trưởng ...............36
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của bào ngư giống giai
đoạn từ 0,1 – 0,5 cm ......................................................................................................39


1
MỞ ĐẦU
Bào ngư vành tai (Haliotis asinina) là loài động vật thân mềm có giá trị dinh
dưỡng, giá trị y dược và giá trị xuất khẩu cao. Thịt bào ngư thơm ngon, độ đạm cao
(22-24%) là thức ăn được ưa chuộng ở các nước, lãnh thổ như Nhật Bản, Đài Loan,
Hồng Kông, Trung Quốc...[1]. Theo sách Dược tính chỉ nam “thịt bào ngư khí ôn, vị
lành, không độc, thông lợi đường ruột, tiêu độc ứ bĩ, chữa được bệnh huyết khô ở phụ
nữ”. Vỏ Bào ngư vành tai có tầng xà cừ mầu sắc óng ánh được sử dụng làm đồ trang
sức, khảm trong mỹ nghệ tranh sơn mài; làm nguyên liệu trong nuôi cấy ngọc trai.
Ngoài ra vỏ bào ngư còn được sử dụng để làm thuốc. Theo Tuệ Tĩnh trong cuốn Nam
dược thần hiệu thì vỏ bào ngư có vị mặn, tính bình, không độc, chữa đái buốt, di tinh,
nóng âm ỉ, chữa đau mắt. Ngoài thịt và vỏ ra, phủ tạng bào ngư còn được chế biến sản

xuất ra keo phẫu thuật dùng trong y học.
Hiện nay, nguồn bào ngư vành tai xuất khẩu chủ yếu khai thác từ tự nhiên nên
nguồn lợi ngày càng cạn kiệt. Tiến hành sinh sản nhân tạo là một giải pháp phổ biến
nhất hiện nay trong bảo tồn và phát triển nguồn lợi trong tự nhiên, đồng thời từng bước
phát triển nghề sản xuất giống bào ngư để giảm áp lực khai thác, tăng cường mặt hàng
xuất khẩu, tạo thêm đối tượng nuôi cho nghề sản xuất giống thủy sản.
Ở nước ta hiện nay, tuy đã có nhiều nghiên cứu về quy trình sản xuất giống bào ngư
như Viện nghiên cứu Thủy sản III, Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng nhưng kết quả
còn nhiều hạn chế do tỉ lệ sống của ấu trùng đến giai đoạn bào ngư giống còn thấp,
quy trình chưa ổn định, chưa đi vào thực tiễn sản xuất.
Từ thực tế trên, cùng với hoàn thành khóa học, được sự đồng ý của trường Đại học
Nha Trang, khoa Nuôi trồng Thủy sản, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản
xuất giống nhân tạo Bào ngư vành tai (Haliotis asinina Linnaeus, 1758) tại Nha
Trang” với mục tiêu và nội dung như sau:
 Mục tiêu nghiên cứu:
Hoàn thiện từng bước về kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo bào ngư vành tai
(Haliotis asinina) nhằm áp dụng vào thực tế sản xuất giống tại Nha Trang, Khánh Hòa
đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.
 Nội dung nghiên cứu:


2
1. Tuyển chọn và vận chuyển bào ngư vành tai bố mẹ.
2. Kích thích sinh sản và ấp nở trứng.
3. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng đến con giống 0,5 cm
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Tìm ra các biện pháp kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo bào ngư vành tai nhằm góp
phần nâng cao, hoàn thiện quy trình sản xuất giống bào ngư vành tai áp dụng vào thực
tế sản xuất. Tạo ra con giống chất lượng cao, bền vững, giá thành phù hợp phục vụ nhu
cầu nuôi thương phẩm, chuyển đổi đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và cải thiện môi

trường nuôi.
- Quy trình có thể được ứng dụng rộng rãi cho các hộ sản xuất giống động vật thân
mềm, nhằm tăng đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, mang lại công ăn việc làm, xóa
đói giảm nghèo cho người dân vùng biển đồng thời bảo tồn và phát triển được nguồn
lợi bào ngư vành tai đang bị suy giảm.


3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm sinh học, sinh sản của bào ngư vành tai (Haliotis asinina)
1.1.1. Hệ thống phân loại
Theo hệ thống phân loại của các nhà phân loại trên thế giới như K.W Cox [15],
W.O.Cernohosky [14], Bào ngư thuộc:
Ngành: Động vật thân mềm (Mollusca)
Lớp: Chân bụng (Gastropoda)
Phân lớp: Mang trước (Prosobranchia)
Bộ: Chân bụng nguyên thủy (Archaeogastropoda)
Họ: Bào ngư (Haliotidae)
Giống: Bào ngư (Haliotis)
Loài: Bào ngư Vành tai (Haliotis asinina Linnaeus, 1758) [1], [6], [14]

Hình 1.1: Bào ngư vành tai (Haliotis asinina Linnaeus, 1758)
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo ngoài của bào ngư vành tai (Haliotis asinina).
Người đặt nền móng cho nghiên cứu về hình thái và giải phẫu Bào Ngư là D. R.
Croft [15]. Trong hàng loạt các nghiên cứu của ông từ năm 1929 đến năm 1955 liên
quan đến hình thái giải phẫu và sự phát triển các cơ quan bên trong của Bào Ngư, công
trình nghiên cứu về hình thái phát triển các giai đoạn từ trứng thụ tinh đến ấu thể bám
của loài H.Tuberculata được xem là cơ bản nhất về hình thái giải phẫu và chu kì sống
của Bào Ngư



4
Nghiên cứu của T. Ino [25] về hình thái giải phẫu Bào Ngư Nhật Bản H. Discus,
của FAO [32] về Bào Ngư ổ Triều Tiên và I. D. Mgaya về loài H. Tubeculata là những
nghiên cứu gần đây liên quan đến hình thái giải phẫu các loài Bào Ngư. Theo đó, Bào
Ngư cấu tạo từ hai phần: phần vỏ cứng và phần thân mềm cơ thể. Vỏ của Bào ngư có
dạng hình tròn bầu dục và hình dạng tai, ở mép trái trên vỏ có một dãy lỗ hô hấp kín
và hở. hầu hết các lỗ bị lấp kín trong quá trình phát triển. Số lượng lỗ hở hô hấp tùy
theo loài
Phần thân mềm cơ thể bao gồm đầu, chân nang và nội tạng. đầu rất phát triển, đối
xứng hai bên và có một đôi xúc tu chân nằm ở mặt bụng của Bào Ngư, là cơ quan
dùng để bò và có cấu tạo từ các mô cơ. Chân đối xứng hai bên và có mặt đáy rộng giúp
cho Bào Ngư bám chặt vào đá và các giá bám khác. Phần dưới của chân có các thùy
bên chân (Epipode).
Tài liệu của Ngô Anh Tuấn, 2012 [11] thì hình thái cấu tạo ngoài của bào ngư là:
1.1.2.1. Hình dạng của vỏ
Vỏ có dạng hình vành tai, mỏng, mặt ngoài láng nhẵn, có màu xanh lá cây
thẫm. Chiều rộng của vỏ bằng 2/3 chiều dài, chiều cao của vỏ bằng ¼ chiều dài. Phần
thân rất phát triển chiếm toàn bộ cơ thể, tầng tháp vỏ thấp, đỉnh vỏ tù, vị trí đỉnh vỏ
nằm sát mép ngoài vỏ. Bắt đầu từ tầng xoắn ốc thứ 2 tình từ đỉnh vỏ có khoảng 30 u
nhô chạy đến mép vỏ. Số lượng lỗ hở hô hấp trên vỏ từ 5-8 lỗ (thường 6 lỗ), có hình
bầu dục rõ nét, không nhô lên khỏi vỏ, những lỗ này tương ứng với lỗ hô hấp của
màng áo (lỗ hô hấp), đường kính lỗ hở hô hấp từ 1,1-3,6 mm. Mặt trong của vỏ tầng
ngọc trai óng ánh kim loại bạc, trơn bóng, mép trong miệng vỏ mỏng, hẹp bằng 16%
chiều rộng vỏ.
1.1.2.2. Đầu
Đầu bào ngư nằm ở phía trước cơ thể, đối xứng hai bên, đầu tương đối phát
triển. Hai bên đầu có một đôi xúc tu, một đôi mắt có cuống dài. Giữa hai xúc tu có
màng da gọi là lá đầu. Mặt bụng của đầu là phiến môi hình đĩa rất phát triển, giữa
phiến môi là miệng.

1.1.2.3. Màng áo
Màng áo nằm ở mặt lưng của cơ thể có dạng hình túi bao trùm toàn bộ nội tạng.
Giữa màng áo và nang nội tạng là xoang màng áo, trong xoang màng áo có một đôi


5
mang hình lông chim và cơ quan kiểm tra chất nước (osphradium). Trên màng áo có
xúc tu và tế bào sắc tố làm nhiệm vụ cảm giác. Trên màng áo có các lỗ thông với nhau
bên ngoài tương ứng với các lỗ trên vỏ (lỗ hô hấp). Màng áo tiết ra một vỏ che đậy mặt
lưng cơ thể bào ngư.
1.1.2.4. Chân
Chân bào ngư rất phát triển nằm ở mặt bụng cơ thể, có diện rộng thích nghi với
sống bò lê và bám đá. Chân chia làm 2 phần chân trên và chân dưới. Đáy chân dưới
vừa vặn với miệng vỏ. Xung quanh mép của chân trên có nhiều xúc tu và gờ cảm giác.
Ở mặt lưng phần sau chân là tuyến chân. Phần lưng của chân gắn liền với vỏ, xung
quanh chân gắn với màng áo.
1.1.2.5. Hệ thống cơ
Cơ trục vỏ: Gắn phần thân mềm với vỏ, cơ rất lớn.
Cơ vòng nằm xung quanh mép màng áo.
Cơ phóng xạ chạy dọc trên màng áo, cơ co duỗi chân.
1.1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo trong của bào ngư vành tai (Haliotis asinina)[11]
1.1.3.1. Hệ thần kinh
Trung khu hệ thống thần kinh chưa tập trung, các hạch thần kinh thô, kéo dài và dẹp.
1.1.3.2. Hệ hô hấp
Gồm một đôi mang nằm trong xoang màng áo, vị trí của mang nằm ở phía trước tâm
thất, mang dạng lông chim. Mang trái phát triển hơn mang phải. Động mạch vào mang
ở mặt lưng của mang. Tĩnh mạch ra mang ở mặt bụng của mang. Gốc của hai động
mạch vào mang kết hợp thành xoang máu gốc mang, xoang máu thông với thận bởi
tĩnh mạch ra thận.
1.1.3.3. Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn hở, tim nằm trong xoang tim bao gồm một tâm thất và hai tâm nhĩ, giữa
tâm thất và tâm nhĩ có van ngăn cách không cho máu từ tâm thất đến tâm nhĩ. Tâm
thất bị trực tràng xuyên qua.
Xoang máu: Nối liền động mạch và tĩnh mạch có 3 xoang máu lớn: xoang máu đầu,
chân và gốc mang.
1.1.3.4. Hệ tiêu hóa


6
Miệng nằm ở mặt bụng phía trước của đầu, miệng đơn giản. Bào ngư là loài ăn thực
vật cho nên các ống tiêu hóa dài: chiều dài gấp 3 lần chiều dài của thân.
1.1.3.5. Hệ bài tiết
Bao gồm thận, tuyến xoang bao tim, tế bào ở xoang máu.
1.1.3.6. Hệ sinh dục
Bào ngư thuộc dạng đơn tính, không có cơ quan giao hợp, không có tuyến sinh dục
phụ, nên nhìn hình dạng bên ngoài rất khó phân biệt được đực, cái. Cơ quan sinh dục
bao quanh gan và kéo dài về phía trước ôm lấy cơ trục vỏ.
Cấu tạo của tuyến sinh dục bao gồm 3 phần:
+ Túi sinh dục: (Túi ollic): là các túi nằm rải rác trên tuyến sinh dục, từ túi này có thể
sản sinh ra tinh trùng (đối với con đực), hoặc trứng (đối với con cái).
+ Ống sinh dục: (Genital canal): có dạng hình cành cây phân bố khắp trên tuyến sinh
dục, đến mùa sinh sản hệ thống ống này rất phát triển. Cấu tạo của ống bên trong chứa
các tế bào sinh dục đa phần chưa thành thục, mặt trong thành ống có nhiều tiêm mao
có tác dụng vận chuyển các tế bào sinh dục.
+ Ống dẫn sản phẩm sinh dục (Gonoduct): là nơi chứa các tế bào sinh dục đã thành
thục, tận cùng của ống là lỗ sinh dục, đưa đến xoang màng áo và đưa ra ngoài.
Nghiên cứu về cấu tạo hình thái ngoài, trong của bào ngư đã được tác giả Ngô
Anh Tuấn đưa ra khá rõ nét giúp cho quá trình lựa chọn, theo dõi quá trình phát triển
để hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm bào ngư vành tai.
1.1.4. Đặc điểm phân bố

Phân bố về địa lý: Bào ngư phân bố khá rộng ở các vùng biển như Ấn Độ Tây, Thái Bình Dương. Chúng phân bố nhiều ở vùng biển ven các hòn đảo Thái Bình
Dương , phía Nam Nhật Bản và phía Bắc Úc [33] .
Ở Việt Nam bào ngư phân bố ở: vịnh Hạ Long, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Cô
Tô, Khánh Hòa (hòn Nội, hòn Trà Là, hòn Tầm, hòn Tre Lớn, vịnh Vân Phong), quần
đảo Trường Sa, Côn Đảo, đảo Phú Quốc, hòn Thơm, hòn Vang, hòn Mây Rút, mũi
Ông Đội, mũi Đất Đỏ, đảo Thổ Chu [3].


7

Hình 1.2 Bản đồ phân bố của bào ngư vành tai trên thế giới
Phân bố về sinh thái: Bào ngư thích sống ở vùng biển cạn, môi trường nước xáo động
mạnh và hàm lượng oxy hòa tan cao. Bào ngư thường sống ở đáy các rạn san hô có độ
sâu khoảng 10 m [7],[8]. Bào ngư thích nghi trong khoảng nhiệt độ từ 10-35oC và độ
mặn từ 25-35%o. Bào ngư sợ ánh sáng nên chúng thường ẩn nấp trong các hốc đá vào
ban ngày và ban đêm thì bò ra để tìm mồi.
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng.
Bào ngư là loài ăn thực vật. Thức ăn của bào ngư thay đổi theo giai đoạn phát triển.
Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống thì ấu trùng của bào ngư sống trôi nổi. Chúng
dường như không ăn trong giai đoạn ấu trùng. Khi kết thúc giai đoạn ấu trùng phù du
chúng chuyển sang sống bám. Ấu trùng bám dùng lưỡi sừng để cạp các tảo san hô
(coralline) hoặc lớp chất nhầy trên bề mặt đá (slime) lấy thức ăn [6]. Chất nhầy trên
mặt đá bao gồm các tảo đơn bào và vi khuẩn tạo thành. Giai đoạn trưởng thành thức ăn
của bào ngư là rong biển (seaweed). Bào ngư thích ăn rong đỏ (red algae), rong nâu
(brown algae) và rong lục (green algae)... Bào ngư bắt mồi tích cực về đêm, đặc biệt là
lúc mặt trời sắp lặn và sắp mọc.
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng
Bào ngư sinh trưởng tương đối chậm, bào ngư vành tai (Haliotis asinina) đạt 3,5cm
sau 6 tháng; 5,5cm trong 1 năm và 7,5 cm trong 3 năm. Bào ngư Nhật Bản (H. Discus
hannai) đạt 3 cm trong năm đầu; 5,5 cm; 7,5 cm và 9,5 cm cho năm thứ 2, 3 và năm

thứ 4. Bào ngư sinh trưởng đều, không thay đổi tỉ lệ hình học theo thời gian. Các yếu
tố di truyền, môi trường, thức ăn... ảnh hưởng đến sinh trưởng của bào ngư.
1.1.7. Đặc điểm sinh học, sinh sản của bào ngư vành tai


8

1.1.7.1. Hình thái cấu tạo của tuyến sinh dục [9]
Bào Ngư là động vật đơn tính và quá trình thụ tinh xảy ra ở môi trường nước biển.
Tuyến sinh dục con đực và con cái của loài bào ngư vành tai có hình dạng như chiếc
sừng trâu cụt, bao quanh tuyến gan và ôm lấy 1/3 cơ trục vỏ. Tuyến sinh dục khi thành
thục căng đầy, mẩy, sệ và có màu vàng kem ở con đực, màu xanh lá cây đậm ở con
cái.

Tuyến sinh dục đực

Tuyến sinh dục cái

Hình 1.3: Hình thái cấu tạo tuyến sinh dục bào ngư
1.1.7.2. Các giai đoạn của tuyến sinh dục.
Quá trình phát triển tuyến sinh dục bào ngư vành tai chia thành 4 giai đoạn, được
mô tả như sau:
Giai đoạn I: Tuyến sinh dục rất nhỏ, màu sắc thường lẫn lộn với gan. Mắt thường
không phân biệt được đực cái. Tuyến sinh dục của con cái chứa các noãn bào nhỏ,
hình tròn, nhân lớn, rõ, có kích thước dao động từ 3- 50m. Tuyến sinh dục của con
đực chứa các tinh nguyên bào.
Giai đoạn II: Tế bào sinh dục đang phát triển. Bằng mắt thường có thể phân biệt
được con đực, con cái qua màu sắc. Tuyến sinh dục của con cái có màu xanh lá cây
nhạt, còn con đực có màu hơi vàng. Noãn bào có dạng quả lê, cuống dài, nhân lớn rõ,
kích thước dao động từ 50- 100m. Tinh tử bắt đầu hoạt hóa.

Giai đoạn III: Giai đoạn thành thục. Tuyến sinh dục của con cái có màu xanh lá
cây đậm, căng phồng, mập ôm lấy 1/3 cơ trục vỏ. Đầu tiên, tế bào trứng có hình đa
giác méo mó, sau đó tròn, nhân bé lại, mờ, nằm lệch về một bên. Màng keo dày bao


9
quanh trứng. Đường kính trứng trung bình dao động từ 180- 190 m. Tuyến sinh dục
của con đực có màu vàng kem. Tinh trùng chứa đầy xoang và hoạt động mạnh.
Giai đoạn IV: Giai đoạn đẻ xong. Tuyến sinh dục co lại, mềm xẹp, nhăn nheo và
rỗng. Qua lát cắt mô bào có thể thấy trong buồng trứng còn sót lại một số noãn bào ở
giai đoạn thành thục, chứng tỏ bào ngư đẻ phân đợt.

b

a

50µm
c

d

Hình 1.4: Tiêu bản tuyến sinh dục đực
(a: giai đoạn I, b: giai đoạn II, c: giai đoạn III, d: giai đoạn IV)

e

f


10


h

g

Hình 1.5: Tiêu bản tuyến sinh dục cái.
(e: giai đoạn I; f: giai đoạn II; g: giai đoạn III; h: giai đoạn IV)
1.1.7.3. Tuổi và mùa vụ, phương thức sinh sản [11]
+ Tuổi thành thục: Bào ngư 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục.
+ Mùa vụ sinh sản: Mùa vụ sinh sản của bào ngư liên quan chặt chẽ đến các môi
trường nơi sinh sống. Nhiệt độ, chu kỳ ánh sáng và sự phong phú của nguồn thức ăn là
các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến mùa vụ của bào ngư. Bào ngư vành tai sinh sản
quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào 2 vụ chính: Vụ xuân hè tháng 4 đến tháng 5
Vụ Thu đông tháng 10 đến tháng 11
+ Phương thức sinh sản:
Noãn sinh: Trứng và tinh trùng thành thục sẽ theo thận phải qua lỗ bài tiết ra
ngoài. Bào ngư phóng tinh và đẻ trứng qua các lỗ hô hấp ở trên vỏ. Sự phóng tinh của
con đực như làn khói thuốc lá màu trắng đục, con cái đẻ trứng có màu xanh nhạt. Bào
ngư đẻ trứng rời, không tạo thành noãn quần như một số động vật chân bụng khác.
Trứng và tinh trùng thụ tinh ngoài, quá trình phát triển phôi cũng diễn ra trong môi
trường nước.
Trứng bào ngư có dạng hình cầu đường kính của trứng khoảng 180µm, xung
quanh có màng bao có độ dày từ 40-50µm, những trứng không có màng bao ngoài là
những trứng chưa thành thục. Tinh trùng rất nhỏ hình búp sen.
1.1.7.4. Sức sinh sản
Theo nghiên cứu của Lê Đức Minh, 2000. Bào ngư vành tai ở vùng biển Nha
Trang có sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 730.000- 1.370.000 trứng/cá thể cái, trung
bình 982.062 trứng. Sức sinh sản tương đối của bào ngư vành tai dao động 11.01422.717 trứng, trung bình 15.895 trứng/g thân mềm.



11
1.2. Tình hình nghiên cứu kĩ thuật sản xuất giống bào ngư trong và ngoài nước.
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Kĩ thuật sản xuất giống.
Có thể nói, các nhà khoa học Nhật Bản là những người đầu tiên nghiên cứu cơ
bản về kĩ thuật sản xuất giống bào ngư.
S.A.Murayma [26] đã kích thích bào ngư H.discus hannai sinh sản bằng cách
nâng nhiệt độ và pH nước, ương nuôi ấu trùng trong 6 tuần lễ, đạt chiều dài vỏ 1mm.
T.Ino [22] thành công trong sản xuất giống 2 loài bào ngư khác là H.discus
hannai và H.sieboldii và ương nuôi được bào ngư tới 1 tháng tuổi, kích thước đạt
2mm.
Theo H.Kan-no [22] có 4 vấn đề cơ bản cần phải lưu ý trong nghiên cứu sản xuất
giống bào ngư: Thứ nhất, cần chủ động nguồn bố mẹ bào ngư cho sinh sản bằng cách
nuôi phát dục trong bể xi măng. Thứ 2, nghiên cứu kĩ thuật thụ tinh, đảm bảo một số
lượng tối ưu các hợp tử có khả năng sống cao. Thứ 3, phải cung cấp lượng thức ăn đầy
đủ và đúng kích cỡ để nâng cao tỉ lệ sống của ấu thể bám và bào ngư con. Thứ 4, cần
hiểu biết sâu về tập tính của ấu thể bám, điều kiện môi trường đáy và cung cấp giá bám
phù hợp để ấu thể bám.
Theo K.O.Harn [21], kĩ thuật sản xuất giống bào ngư trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn nuôi phát dục bào ngư bố mẹ trong điều kiện nhân tạo, giai đoạn kích
thích bào ngư sinh sản, ương nuôi ấu trùng nổi và ương nuôi ấu thể bám.
A.C.Giese [19], N.Uki và S.Kikuchi [32] đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình thành thục sinh dục của bào ngư bố mẹ. Theo ý kiến của các tác giả, để bào
ngư bố mẹ thành thục sinh dục, có khả năng sinh sản, điều quan trọng là xác định được
điều kiện môi trường và các yếu tố dinh dưỡng, chu kì chiếu sáng và nhiệt độ nước. Số
lượng và chất lượng thức ăn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và thành
thục sinh dục của bào ngư bố mẹ.
Trong điều kiện nuôi nhốt, bào ngư có thể sinh sản nếu được kích thích phù hợp.
Một số phương pháp kích thích bào ngư sinh sản nhân tạo như sau: [17]
 Phương pháp kích thích khô

Vớt bào ngư ra khỏi nước biển, phơi khô trong vòng một giờ và đưa vào lại nước
biển, bào ngư sẽ sinh sản sau đó. Phương pháp này không mang hiệu quả vì khi tiếp


12
nhận kích thích, bào ngư thường phóng tinh và đẻ một lượng lớn trứng chưa thành thục
sinh dục [13],[20].
 Phương pháp sốc nhiệt:
Nguyên tăc chung của phương pháp là cho cá thể đực và cái thành thục sinh dục
vào bể đẻ, từ từ tăng và giảm nhiệt độ nước biển 4- 50C trong vòng vài giờ thì bào ngư
sẽ sinh sản sau đó. Theo một số tác giả như J.G.Carlisle [13], D.E.Morse [24],
K.O.Harn [21], R.Fallu [17], phương pháp này cũng giống như phương pháp kích thích
khô, không mang lại hiệu quả cao. Khi nhận được kích thích, bào ngư bố mẹ thường
phóng ra các giao tử chưa thành thục sinh dục và không cùng một thời gian, cho nên sự
thụ tinh thường không đạt hiệu quả cao.
 Phương pháp kích thích bằng đèn cực tím và H2O2:
Kích thích bào ngư đẻ bằng chiếu đèn cực tím vào nguồn nước trước khi chảy vào
bể đẻ là phương pháp làm cho bào ngư đẻ nhanh và có hiệu quả cao. Vì vậy, nhiều
nước trên thế giới đang ứng dụng phương pháp này cho bào ngư sinh sản nhân tạo.
Theo ý kiến của T.Seki [30], E.E.Ebert và J.L.Houk [16], đây là phương pháp “sạch”
và tin cậy để sản xuất giống bào ngư đại trà.
Sử dụng hóa chất H2O2 là phương pháp kích thích bào ngư sinh sản đơn giản,
không tốn kém và có hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này đang có nhiều ý kiến trái
ngược nhau. J.B.Pena [28] cho rằng H2O2 cùng với đệm Tris kích thích bào ngư
H.discus sinh sản rất ít so với phương pháp chiếu tia cực tím. Y.Tanaka [31],
D.E.Morse [23] lại cho rằng phương pháp kích thích sinh sản bằng H2O2 đơn giản và
độ tin cậy cao hơn phương pháp chiếu tia cực tím.
G.A.Moss [25] đã ứng dụng 2 phương pháp trên để kích thích bào ngư H.iris ở
Niu Dilan sinh sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp kích thích sinh sản bằng
H2O2 cùng với đệm Tris hiệu quả hơn phương pháp chiếu tia cực tím, 43% con đực

phóng tinh và 15% con cái đẻ trứng. Trong khi đó, phương pháp chiếu tia cực tím chỉ
kích thích được 4% con đực phóng tinh và con cái không đẻ. Trên cơ sở đó, ông
khuyến cáo nên dùng H2O2 kích thích bào ngư sinh sản ở Niu Dilân.
Đối với bào ngư vành tai H.asinina ở vùng biển nhiệt đới, phương pháp kích thích
sinh sản bằng chiếu tia cực tím vào nguồn nước trước khi chảy vào bể đẻ không mang
lại kết quả [29];[12]. Theo các tác giả trên, bào ngư ở vùng biển nhiệt đới luôn nhận


13
được một lượng ánh sáng cực tím nhiều hơn bào ngư ở vùng biển ôn đới do sự phân bố
bức xạ mặt trời trên mặt đất không đồng đều nhau.
Tóm lại, phương pháp kích thích bào ngư sinh sản nhân tạo đã được nghiên cứu
phát triển nhiều trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau về việc áp dụng cho các loài bào ngư để nâng cao hiệu quả sinh sản.
1.2.1.2. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi bào ngư
Nghề khai thác bào ngư tự nhiên đã có cách đây từ 5370 đến 7400 năm ở các bộ
lạc người da đỏ [27]. Đến đầu những năm 1850 khi người Trung Quốc đặt chân lên
Châu Mỹ, nghề khai thác bào ngư ở vùng biển California của Mỹ bắt đầu phát triển.
Đến năm 1879, ngành công nghiệp khai thác bào ngư ở Mỹ đã cho sản lượng 2000 tấn/
năm. Đến cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nghề lặn bắt bào ngư bắt đầu phát triển ở
California trên cơ sở kĩ thuật lặn bắt của Nhật Bản [15]. Thống kê mới đây về tình hình
khai thác bào ngư trên thế giới cho thấy: Chi Lê, Australia, Nhật Bản, Mêxico và Niu
Dilan là những nước có sản lượng khai thác cao nhất [18].
Bảng 1. Sản lượng khai thác bào ngư ở một số nước trên thế giới
từ năm 1984- 1991[18].
Nước

Nhật Bản

Sản lượng bào ngư (tấn )

1984

1985

1986

1987

1988

1989

1990

1991

3.900

4.580

4.510

4.190

3.900

3.570

3.350


3.066

624

573

Nam Phi

683

Mêxico

1.070

1.130

1.300

1.500

1.190

1.190

3.655

2.849

Niu Dilan


1.600

890

830

700

270

320

1.228

1.294

330

265

177

344

376

Mỹ

500


Triều Tiên

319

Chi Lê

18.360 11.100

6.370

21.230 11.180

Philipin

67

61

63

Canada

60

50

40

Ô Man


60

116

49

5.163

5.195

Australia

7.800

7.000

7.100

6.700

6.800

5.500

Tổng cộng 32.730 24.700 20.110 36.006 24.140 11.300 14.856 13.682
Nhìn chung, sản lượng đánh bắt bào ngư trên thế giới giảm rất nhanh trong vòng


14
8 năm. Tổng sản lượng đánh bắt bào ngư trên thế giới vào năm 1984 là 32.730 tấn, đến

năm 1991 chỉ còn 13.682 tấn, giảm 42% ( Bảng 1). Sản lượng đánh bắt bào ngư giảm
sút đáng kể là do nguồn lợi bào ngư tự nhiên bị khai thác quá mức và việc thực thi
chậm chạp luật bảo vệ nguồn lợi như hạn chế mùa vụ đánh bắt, kích cỡ được phép khai
thác v.v… làm cho quần thể bào ngư ngày càng cạn kiệt.
Trước những nguy cơ nguồn lợi bào ngư tự nhiên ngày càng cạn kiệt thì biện
pháp bảo vệ nguồn lợi đặt ra là cần nghiên cứu hoàn thiện kĩ thuật sản xuất giống, mặt
khác cần xúc tiến các nghiên cứu về phương pháp khai thác, quản lí, bảo vệ, phục hồi
và phát triển nguồn lợi bào ngư.
1.2.2. Nghiên cứu bào ngư ở Việt Nam
Có thể nói nghiên cứu bào ngư ở Việt Nam cho đến năm 1991 chủ yếu nêu lên
danh mục thành phần loài, mô tả hình thái cấu trúc và sinh thái phân bố [1],[2]. Từ
năm 1992 đến nay, có một số nghiên cứu về đặc điểm thành phần loài, sinh học sinh
sản tự nhiên, sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm bào ngư.
1.2.2.1. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và thử nghiệm sản xuất giống
Trước năm 1991, nghiên cứu bào ngư chủ yếu về thành phân loài, mô tả hình thái
cấu tạo và phân bố (Nguyễn Chính,1996). Từ năm 1992 đến nay, ngoài nghiên cứu về
đặc điểm thành phần loài, còn có các nghiên cứu về sinh học sinh sản tự nhiên, sinh
sản nhân tạo, sản xuất giống ở quy mô phòng thí nghiệm (Nguyễn Văn Chung,1996;
Hà Đức Thắng, 1996; Lê Đức Minh,1998,1999,2000,2001) [2],[5],[7],[10]. Kết quả
nghiên cứu ban đầu về sinh sản nhân tạo, thử nghiêm sản xuất giống các loài bào ngư
chín lỗ, bào ngư bầu dục và bào ngư vành tai cho thấy bào ngư bố mẹ có thể nuôi
thành thục sinh dục trong điều kiện nhân tạo ở bể xi măng và kích thích sinh sản bằng
phương pháp cho nguồn nước đã chiếu tia cực tím vào bể đẻ, tăng giảm nhiệt độ nước
kết hợp với chiếu tia cực tim (đối với bào ngư chín lỗ và bào ngư bầu dục) (Hà Đức
Thắng, 1996; Nguyễn Văn Chung, 1996) thay đổi chu kỳ chiếu sáng ngày và đêm (đối
với bào ngư vành tai) (Lê Đức Minh,1999). Kết quả nghiên cứu quá trình phát triển
phôi và biến thái của ấu trùng cho thấy sau 5-7 giờ đối với bào ngư vành tai, 10-13 giờ
đối với bào ngư bầu dục, 10-12 giờ đối với bào ngư chín lỗ trứng thụ tinh nở thành ấu
trùng Trochophore và sau 1,5 đến 2 tháng cho bào ngư con. Các loài tảo Silic sống đáy
như Navicula, Nitzschia, rong câu chỉ vàng Gracilaria asiatica là những thức ăn thích



15
hợp để nuôi ấu thể bám spat, bào ngư con và nuôi lớn (Hà Đức Thăng 1996, Nguyễn
Văn Chung 1996, Lê Đức Minh 1999)
Tóm lại kĩ thuật sản xuất sản xuất giống bào ngư đã thành công trên quy mô
thí nghiệm ở Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III. Tuy nhiên, để mở rộng việc sản
xuất giống đạt hiệu quả kinh tế nhằm phổ biến ứng dụng cho người dân về công nghệ
sản xuất giống cần được hoàn thiện để ổn định các chỉ tiêu kĩ thuật trong quy trình sản
xuất giống, phát triển nghề nuôi bào ngư lên quy mô sản xuất hàng hóa trong những
năm tới.


16
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điềm và thời gian nghiên cứu
2.1. 1. Đối tượng nghiên cứu:
Bào ngư vành tai Haliotis asinina Linnaeus, 1758
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu:
Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo được tiến hành tại trại sản xuất giống
Ba Làng, Đồng Đế, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 7 năm 2014
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu:
Kỹ thuật sản xuất giống bào ngư vành tai

(Haliotis asinina Linnaeus, 1758)

Kích thích sinh sản và ấp
nở trứng


Tuyển chọn và vận
chuyển bào ngư bố mẹ

Tuyển
chọn

Vận chuyển

Vận
chuyển
khô

Tình
trạng
sức
khỏe

Kích
thước

Khối
lượng

Ấp nở trứng

Kích thích sinh sản

Vận
chuyển

nước

Màu
sắc
TSD

Tia
cực
tím

Hiện
tượng
phóng tinh
và đẻ
trứng

Tia cực
tím kết
hợp sốc
nhiệt

Tỷ lệ
sinh sản
của bào
ngư

Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng đến
con giống 0,5 cm

Tỷ lệ

thụ
tinh

Mật
độ
ương

Tỷ lệ
nở

Thức
ăn và
chế độ
cho ăn

Phát
triển
phôi

Quản
lý chất
lượng
nước

Nuôi
cấy
tảo

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài


Các GĐ PT
của ấu trùng
và hậu ấu
trùng

Sinh trưởng
và TLS của
ấu trùng và
con giống


×