Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

giải quyết việc cho lao động nông thôn cho tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.57 KB, 7 trang )

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ, NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Tài liệu dành cho Báo cáo viên)
I.

Thực trạng chất lượng lao động *

Thực trạng, chất lượng và phát triển nguồn nhân lực hiện có là một trong
những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia, của địa phương, của quá trình sản
xuất, nhất là trong quá trình CNH-HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công
lại lao động xã hội. Nguồn lao động tốt, chất lượng cao là tiền đề vững chắc, là
nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế và sự hưng thịnh của mỗi quốc gia.
Có nhiều khái niệm về chất lượng lao động (nguồn nhân lực), các yếu tố cấu
thành lên chỉ số này
Quảng Ninh là tỉnh có dân số không cao so với bình quân chung của cả
nước, theo điều tra dân số thời điểm 1/4/2009, dân số Quảng Ninh là 1.146.600
người đứng thứ 30/63 tỉnh thành trong toàn quốc, đứng thứ 6 trong vùng đồng
bằng sông Hồng.
Năm 2012, dân số trung bình của Quảng Ninh khoảng 1.190.000 người;
lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế gần 673 ngàn người, lao động
trong tuổi lao động chiếm khoảng 92% so với LLLĐ. Lực lao động trẻ và tập
trung nhiều hơn ở khu vực đô thị, đồng bằng (76%). Đây là nguồn lực quan
trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong đó, số lao động có việc
làm khoảng gần 650 ngàn người; cơ cấu lao động có sự chuyển dịch đáng kể và
phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiện tại, cơ cấu lao động
nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 41,88%, công nghiệp - xây dựng: 28,07%,
thương mại - dịch vụ: 30,02%.
Để đạt được kết quả như trên và các mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 và
2020; trong những năm qua, Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng


cao chất lượng nhân lực: tiến hành các chương trình phổ cập giáo dục; tăng
cường ngân sách nhà nước để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên,
giảng viên; xây dựng cơ chế gắn kết cơ sở dạy nghề với người sử dụng lao động,
khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo. Các cơ sở đào tạo đã chú ý
đến nhu cầu của người học, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và tích cực
chuyển hướng đào tạo theo nhu cầu của thị trường. Vì vậy chất lượng lao động
có sự nâng lên đáng kể về trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và sự chuyển
biến tích cực về cơ cấu. Theo điều tra đánh giá của Phòng thương mại Việt Nam
(VCCI), trong các tiêu chí cấu thành lên chỉ số PCI** của các địa phương trong
cả nước thỉ tiêu chí về đào tạo nguồn nhân lực của Quảng Ninh được đánh giá
cao, năm 2011 đứng đầu cả nước đạt 5,80 điểm, năm 2012 đứng vị trí thứ 2 sau
Hà Nội.
,.

1


Năm 2005, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong
lực lượng lao động của Quảng Ninh (70,35%). Tuy nhiên, khác hẳn so với cả
nước tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm xuống rõ rệt, đến năm 2011, tỷ lệ này
là 49%, thấp hơn nhiều so với cả nước (khoảng 70%). Năm 2012 tỷ lệ lao động
qua đào tạo là 55%, trong đó qua đào tạo nghề là 43,9%.
Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 55% trong tổng số lực
lượng lao động của tỉnh và mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 3,5%. Trong
nhóm lao động đã qua đào tạo, đào tạo nghề đã đạt được những thành tựu đáng
kể chiếm 43,9% số lao động đã qua đào tạo, với số lượng tăng gấp 3 lần trong
khoảng thời gian từ 2005-2011. Tỷ lệ lao động có trình độ cao (từ đại học trở
lên) có mức tăng trưởng hàng năm cao thứ hai trong nhóm lao động đã qua đào
tạo nghề chiếm tỷ trọng 11% trong tổng số lao động đã qua đào tạo tại thời điểm
năm 2011. Đây là nhóm lao động có vai trò quyết định đến phát triển kinh tế của

tỉnh, đặc biệt là trong một số nhóm ngành kinh tế đòi hỏi có nhu cầu chất lượng
nguồn nhân lực. Nếu tính đến cả nhóm có trình độ cao đẳng, tỷ trọng lực lượng
lao động có trình độ cao chiếm khoảng 15% trong tổng lực lượng lao động của
tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70-75%, trong đó
qua đào tạo nghề là 55%, năm 2020 tương ứng là 90% và 70% (theo Đề án phát
triển nhanh và bền vững của Tỉnh ủy). Nhu cầu lao động năm 2015 của tỉnh trên
700 ngàn người và năm 2020 từ 800 đến 900 ngàn tùy theo dự báo phát triển của
nền kinh tế. Như vậy tỉnh Quảng Ninh phải nhập khẩu lao động.
Trong những năm gần đây, Quảng Ninh đã có những cố gắng trong công
tác tạo việc làm mới cho người lao động. Đi đôi với việc đẩy mạnh sản xuất để
giải quyết việc làm, tỉnh đã chú trọng thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ
trực tiếp cho người lao động tự tìm kiếm việc làm và giải quyết việc làm. Một
trong các kênh giúp người lao động kết nối được thông tin với người sử dụng lao
động là qua các sàn giao dịch việc làm. Đây là một hoạt động tích cực làm
chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành, của nhân dân về trách nhiệm và
các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động.
Tần suất hoạt động sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Giới thiệu việc
làm Quảng Ninh hiện nay đang là 4 phiên/tháng, được tổ chức vào ngày mồng
10 và 25 hằng tháng tại Hạ Long, Uông Bí và Móng Cái. Qua phân tích kết quả
cụ thể của các sàn giao dịch việc làm trong năm 2012 cho thấy một thực trạng
là:
- Doanh nghiệp đăng ký tham gia giao dịch việc làm qua sàn là 813 lượt
đơn vị, có 21 lượt doanh nghiệp nhà nước (2,6%), 14 lượt doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (1,7%), còn lại là doanh nghiệp dân doanh (95,7%).
- Tổng số vị trí lao động cần tuyển là 16.326; số lao động đăng ký tìm
việc làm tại các sàn là 6.073 người, chiếm 37% so với nhu cầu cần tuyển.
- Tổng số lao động trúng sơ tuyển tại sàn giao dịch việc làm là 2.936,
chiếm 48,6% so với số lao động dự tuyển và 18% so với nhu cầu cần tuyển.
Như vậy với các nhu cầu được công khai tại sàn giao dịch việc làm,
nguồn lao động đáp ứng nhu cầu ở mức rất thấp. Kết quả phân tích trên tuy chưa

phản ánh đầy đủ mối quan hệ cung cầu lao động song cũng cho thấy dấu hiệu
thiếu nguồn lao động, những bất cập về chất lượng lao động: thể lực, tác phong 2


kỷ luật làm việc, trình độ nghề nghiệp. Thiếu CNKT, đặc biệt ở trình độ cao,
thiếu lao động ở các ngành dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng, du lịch...),
thiếu các kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật khai thác, xây dựng, tự động hóa... cán bộ
có kinh nghiệm quản lý điều hành các khách sạn lớn, đầu bếp có tay nghề cao...
thừa cử nhân quản trị kinh doanh, luật, trung cấp kế toán, du lịch đào tạo ở trình
độ sơ, trung cấp, cao đẳng...
Sự bất hợp lý này gây nên tình trạng ngành thì thiếu, ngành thì thừa cán
bộ, nhiều học sinh, sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, nhiều người
phải làm trái ngành, trái nghề, thậm chí phải làm những công việc đòi hỏi tay
nghề và chuyên môn thấp hơn rất nhiều. Thực trạng này gây nên sự lãng phí lớn
cho cả Nhà nước và người học, trong khi tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị vẫn
ở mức 5,3% (2011). Theo thống kê cả nước cho thấy 70% sinh viên tốt nghiệp
đại học không làm đúng ngành nghề mình đã học, hiện có những khu công
nghiệp ở Đà Nẵng có hàng nghìn cử nhân, tốt nghiệp đại học nhưng lại làm vị trí
của công nhân. Vậy là cung và cầu chưa gặp nhau, việc định hướng nghề nghiệp
cho học sinh phổ thông chưa tốt nên học sinh chỉ chọn nghề theo cảm tính, theo
dư luận xã hội, đám đông...gây ra vấn đề “thừa thầy, thiếu thợ”. Đây là vấn đề
nóng hiện nay trong thị trường lao động cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh
nói riêng, mâu thuẫn trong quan hệ cung, cầu lao động. Mâu thuẫn này xuất phát
từ 03 phía:
1. Các cơ sở đào tạo: đào tạo những gì mình có khả năng: do yếu tố lịch
sử của thời bao cấp, do hạn chế về năng lực đào tạo (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật
chất, chương trình giáo trình), nguồn lực xã hội dành cho đào tạo còn thiếu, cơ
sở đào tạo chưa năng động, hiện đang hoạt động để tồn tại, về mặt nào đó cơ sở
đào tạo cũng là đơn vị phải tính toán cân bằng thu chi như doanh nghiệp nên họ
cũng phải đào tạo nghề nào mà có nhiều người học.

2. Người học học theo trào lưu chung: chưa có định hướng, hướng nghiệp
đầy đủ từ phía gia đình, xã hội, trường phổ thông và bản thân người học, theo
quan niệm xã hội: xong phổ thông là phải học đại học, học để làm quan chứ
không phải làm việc, lao động….
3. Doanh nghiệp lại có nhu cầu nhân lực riêng: ngoài những doanh nghiệp
lớn như ngành than, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có kế hoạch và
dự báo về nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, hoặc nếu có thì còn đại cương
chung chung chứ chưa cụ thể: cần bao nhiêu người, ngành nghề gì, cần lúc nào,
chế độ trả lương cho người lao động….
4. Mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp – cơ sở đào tạo và người học
hiện chưa có hoặc có nhưng chưa hiệu quả, trừ ngành than (hiện ngành than đã
có quy hoạch nguồn nhân lực đến năm 2015, trả kinh phí đào tạo, hợp đồng bố
trí việc làm sau đào tạo)
Nói một cách khác sản phẩm của cơ sở đào tạo (cung) chưa phù hợp với
đòi hỏi nhân lực của doanh nghiệp (cầu)- cung chưa gặp cầu. Từ đó dẫn đến
tình trạng hiện nay như ý kiến đã nêu.
Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp
với cơ cấu lao động trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 37%, công
3


nghiệp - xây dựng: 27% và dịch vụ - thương mại: 36%; đến năm 2020 phấn đấu
trở thành tỉnh dịch vụ công nghiệp theo hướng hiện đại, cơ cấu lao động trong
các nhóm ngành kinh tế sẽ tương ứng là 25%, 25% và 50%. Để đạt được mục
tiêu trên, yêu cầu cấp thiết cần quy hoạch nguồn nhân lực và dự báo, định hướng
cơ cấu nghề đào tạo, đầu tư chăm sóc sức khỏe người lao động, yêu cầu cải tiến,
đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất
cho đào tạo...trên cơ sở nhu cầu sử dụng. Hiện nay tỉnh đang tiến hành quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, quy
hoạch ngành, địa phương giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030.

Tỉnh ủy chuẩn bị ban hành Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực và cải cách
hành chính.
II. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong công tác đào tạo nghề, nâng cao
chất lượng lao động trên địa bàn Quảng Ninh
Để nâng cao chất lượng lao động đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ từ
chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ trẻ em chất lượng giáo dục phổ thông, giáo
dục nghề nghiệp. Cơ cấu lao động 1 kỹ sư – 4 trung cấp và 10 công nhân kỹ
thuật liệu còn thích hợp không hay phải là bao nhiêu, xu thế phát triển của kinh
tế xã hội, các ngành lĩnh vực, công tác dự báo (Quảng Ninh năm 2015: tỉnh đạt
tiêu chí tỉnh công nghiệp với cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – Dịch vụ - Nông
nghiệp. Năm 2020: tỉnh đạt tiêu chí tỉnh công nghiệp hiện đại với cơ cấu kinh
tế: Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp với mức GDP bình quân đầu người
gấp 2,5-3 lần bình quân cả nước).
Trong phạm vi thời gian hôm nay chúng tôi chỉ nêu giải pháp về đào tạo
nghề để nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn.
1. Nhiệm vụ
Giáo dục nghề nghiệp có hai hệ thống:
a. Giáo dục chuyên nghiệp: Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp do ngành Giáo dục và Đào tạo quản lý. Hiện trên địa bàn
Quảng Ninh có 10 trường chuyên nghiệp gồm 01 đại học, 06 trường cao đẳng,
02 trường trung học CN và 01 trường năng khiếu thể dục thể thao. Nhiệm vụ
đào tạo lao động bậc đại học, cao đẳng và trung cấp
b. Đào tạo nghề : Hệ thống trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung
tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác do ngành Lao động – Thương binh và
Xã hội Quảng Ninh. Dạy nghề có ba cấp trình độ: cao đẳng, trung cấp và sơ cấp
nghề. Số các cơ sở dạy nghề trên toàn tỉnh hiện nay trên 40 cơ sở: 05 Trường
nghề gồm 2 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung cấp nghề (trong đó có 1
trường tư thục);
- 07 Trường chuyên nghiệp có dạy nghề gồm 1 trường đại học, 5 trường
cao đẳng chuyên nghiệp, 1 trường trung cấp chuyên nghiệp vừa đào tạo chuyên

nghiệp vừa tham gia dạy nghề;
- 08 trung tâm dạy nghề (trong đó có 5 trung tâm dạy nghề tư thục);
- 07 trung tâm, đơn vị sự nghiệp khác (trung tâm giới thiệu việc làm,
trung tâm khoa học kỹ thuật giống thuỷ sản vv...) có tham gia dạy nghề.
4


- Hơn 10 cơ sở khác của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có đăng ký
hoạt động dạy nghề.
- Nếu tính các cơ sở dạy nghề đang xây dựng và sẽ đăng ký hoạt động dạy
nghề thì số CSDN của tỉnh sẽ là 52 (Trường CĐN Việt – Hàn QN, 02 trung tâm
DN Vân Đồn, Đông Triều; 05 Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX cấp huyện).
- Hằng năm, hệ thống tuyển sinh trên 40 ngàn người, năm 2012 là khoảng
47 ngàn, trong đó hệ chuyên nghiệp khoảng 13 ngàn và dạy nghề là 34 ngàn. Số
nghề đào tạo trên 90 nghề.
- Trong 13.000 tuyển sinh hằng năm vào các hệ đào tạo chuyên nghiệp
chủ yếu tập trung ở các nhóm ngành nghề kỹ thuật, sư phạm, kinh tế (kế toán tài
chính, quản trị doanh nghiệp…). Ngoài đào tạo chính quy tại trường, hiện nay
còn có 25 trường Đại học, cao đẳng có liên kết đào tạo tại Quảng Ninh với số
lượng trên 23.000 người, ngành nghề đào tạo chủ yếu là nhóm ngành kinh tế
(theo số liệu của Sở Giáo dục – Đào tạo). Qua đây cho thấy có hiện tượng “
thừa thày, thiếu thợ” và đào tạo quá nhiều cử nhân nhóm ngành kinh tế.
- Trong số 34.000 người được tuyển sinh học nghề năm 2012 trong đó có
23% học trình độ trung cấp và cao đẳng nghề (thời gian đào tạo trên 01 năm trở
lên), theo cơ cấu ngành nghề: ngành khai thác mỏ chiếm 21.4%; Nhóm nghề
vận hành các thiết bị, phương tiện cơ giới chiếm 41,78%; Nhóm nghề điện - sửa
chữa 5,45%; Nhóm nghề Xây dựng 2,16%; Nhóm nghề Nông- Lâm - Ngư
nghiệp 7,44%; Nhóm nghề thủ công nghiệp 2,39%; Nhóm nghề Du lịch - dịch
vụ 3,82%; Nhóm nghề Công nghệ thông tin 4,77%; nhóm nghề khác : 11,05%.
Riêng dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2012 đạt 5.078 người chiếm

14,7%.
- Đánh giá: cơ bản đáp ứng về số lượng lao động cho nhu cầu xã hội như
cho ngành than, vận tải. Tuy vậy thực tế, chất lượng đào tạo ở một số ngành còn
thấp, nhất là về kỹ năng nghề nghiệp và thái độ, tác phong, ứng xử của người
tốt nghiệp. Người tốt nghiệp khi vào doanh nghiệp còn cần đào tạo bổ sung
hoặc đào tạo lại. Qua tính toán cho thấy, khả năng đào tạo của các trường đáp
ứng cơ bản nhu cầu lao động. Tuy nhiên với ngành nghề đặc thù, chất lượng
cao hoặc trình độ cao cần có hợp tác với các cơ sở ngoài tỉnh và nước ngoài.
2. Giải pháp
1- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề:
- Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2012-2020,
định hướng đến 2030 theo hướng xã hội hóa và củng cố nâng cao năng lực cơ sở
dạy nghề để nâng cao chất lượng dạy nghề.
- Có chính sách hỗ trợ người học nghề, chính sách đãi ngộ, thu hút giáo
viên dạy nghề.
- Hình thành Quỹ hỗ trợ học nghề theo Luật Dạy nghề
5


- Phân luồng học sinh cơ sở, quy định tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học
cơ sở vào học nghề theo hướng khoảng 15% học sinh tốt nghiệp THCS vào học
nghề.
2- Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề:
- Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các nghề trọng điểm cấp quốc gia, khu
vực* về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề vào năm 2014, các nghề
khác đạt chuẩn vào năm 2015. Cử giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề tham gia
các lớp bồi dưỡng ở trong và ngoài nước.
- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề ở cấp tỉnh và cấp huyện.
Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề cho cán bộ làm công tác văn - xã ở cấp
xã.

3- Phát triển chương trình và giáo trình trên cơ sở các chương trình khung
do Bộ Lao động TBXH ban hành, trọng tâm là các nghề trọng điểm; chương
trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn.
4- Đẩy mạnh tiến độ xây dựng Trường Cao đẳng nghề Việt-Hàn, Trung
tâm dạy nghề Vân Đồn, Đông Triều, Cẩm Phả. Tăng cường cơ sở vật chất và
thiết bị dạy nghề cho các nghề trọng điểm cấp quốc gia và khu vực của các
trường đạt chuẩn thiết bị dạy nghề theo quy định. Các cơ sở dạy nghề phải đảm
bảo đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề tối thiểu cho các nghề đào tạo.
5- Kiểm soát, đảm bảo chất lượng dạy nghề: thực hiện kiểm định cơ sở
dạy nghề và chương trình dạy nghề; đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề
6- Gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động, dạy nghề theo địa chỉ
và sự tham gia của doanh nghiệp, trọng tâm là ngành than, ngành du lịch dịch vụ
7- Nâng cao nhận thức về phát triển dạy nghề
8- Đẩy mạnh hợp tác về dạy nghề: hợp tác với các cơ sở dạy nghề ngoài
tỉnh và quốc tế để phát triển dạy nghề (những nghề mà tỉnh chưa có hoặc trình
độ đào tạo thấp) và nâng cao trình độ đào tạo nghề.
9. Tăng nguốn lực đầu tư cho dạy nghề lên khoảng 12-13% tổng chi từ
ngân sách cho giáo dục đào tạo. Riêng năm 2012 đã chi trên 500 tỷ cho lĩnh vực
dạy nghề. Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nguồn lực cho phát triển dạy nghề, có
chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, thuế với các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
10. Có chính sách yêu cầu doanh nghiệp phải tuyển người đã qua đào tạo
từ trình độ sơ cấp nghề trở lên. Khi có dự án đầu tư phải có phần phương án, kế
hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực (số lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ, kinh phí
đào tạo, dự kiến nguồn tuyển).
11. Làm tốt công tác dự báo nguồn nhân lực: các doanh nghiệp khi thành
lập phải có phương án nhân lực, có kế hoạch nhân lực, dự báo nhu cầu nhân lực.
Các thông tin phải được tổng hợp và gửi đến cơ quan quản lý và từng cơ sở đào
tạo.
- Phối hợp tốt giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo từ việc
tuyển sinh, xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng chương trình giáo trình, tạo điều

kiện cho người học được thực hành tại doanh nghiệp.
6


- Doanh nghiệp cần đóng góp vào quỹ hỗ trợ học nghề theo luật Dạy nghề
2006.
- Định kỳ tổ chức gặp gỡ trao đổi thông tin giữa ba nhà: Nhà doanh
nghiệp – Nhà quản lý – Nhà trường do Hiệp hội và Cơ quan quản lý tổ chức
thực hiện./.

7



×