Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

GT nuôi chim bồ câu sinh sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.15 MB, 91 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

NUÔI CHIM BỒ CÂU SINH SẢN
MÃ SỐ: MĐ 05
NGHỀ: NUÔI CHIM CÚT, CHIM BỒ CÂU
THƯƠNG PHẨM
Trình độ: Sơ cấp nghề


2

Hà nội: 2013


3
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về dạy và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05


4
LỜI GIỚI THIỆU
Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp đa
sản phẩm của nước ta trong thời gian tới, những người tham gia vào hoạt động
chăn nuôi cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần
thiết. Trường đại học Nông Lâm Bắc Giang được Bộ Nông Nghiệp & Phát triển


Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề
“Nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm”.
Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương
pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề
được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun,
mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ
với nhau, nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học.
Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi
công việc được trình bày dưới dạng một bài học.
Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học
là lao động nông thôn đủ sức khỏe có nhu cầu đào tạo nhưng không có điều
kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập
trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời
gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh của học viên.
Tài liệu này được viết theo từng mô đun của chương trình đào tạo sơ cấp
nghề, nghề nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm và được dùng làm giáo
trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử
dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong
hệ thống dạy nghề Việt Nam
Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo phương pháp
DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy
chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự
đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tập thể tác giả
Nguyễn Đức Dương
Nguyễn Đình Nguyên
Nguyễn Thị Hương Giang



5
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

LỜI GIỚI THIỆU...................................................................................................4
BÀI 1.........................................................................................................................9
CHUẨN BỊ CHUỒNG TRẠI, DỤNG CỤ, TRANG THIẾT BỊ .............................9
CHĂN NUÔI ...........................................................................................................9
A. Nội dung:.......................................................................................................9
3. Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi .............................................................17
3.1. Chuẩn bị hệ thống chiếu sáng...............................................................17
Nuôi chim bồ câu sinh sản tập trung theo hướng công nghiệp, chuồng
trại phải thiết kế thoáng (thông thoáng tự nhiên) đảm bảo cung cấp đủ
ánh sáng cho chim. Tuy nhiên ở miền Bắc ban ngày về mùa đông ánh sáng
ngắn, có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm với cường
độ 4-5w/m2 nền chuồng , thời gian 3- 4h ngày............................................17
............................................................................................................................17
............................................................................................................................17
Hình1.23 Lắp thêm bóng đèn chiếu sáng về mùa đông ở miền Bắc........17
Hình 1.24. lợi dụng ánh sáng tự nhiên trong chăn nuôi chim bồ câu sinh
sản.....................................................................................................................17
3.2. Chuẩn bị hệ thống thông gió, làm mát................................................18
Đối với khí hậu như ở nước ta, hệ thống thông gió, làm mát trong
chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản, tốt nhất lợi dụng thông thoáng tự
nhiên, kết hợp dùng quạt vào những ngày nóng bức. Khi xây chuồng nuôi
phần tường xung quanh xây gạch lên cao khoảng 0,6 mét (phần diện tích
còn lại dùng lưới để bao bọc – ngoài có rèm che để che kín khi mưa

bão)....................................................................................................................18
............................................................................................................................18
............................................................................................................................18
Hình 1.25. Thông gió kiểu thông thoáng tự nhiên........................................18
Hình 1.26. Quạt hút gió gắn vào đầu hồi chuồng nuôi...............................18
3.3. Chuẩn bị rèm che ..................................................................................18
Rèm che được may bằng vải bạt hoặc vải sợi nilon tráng nhựa, tác
dụng che kín chuồng trại khi mưa, gió. Diện tích rèm che bằng diện tích
thoáng của chuồng cộng với 5% (phần dư ra để tăng diện tích che phủ).
Thiết kế chủ động che kín hoặc mở ra mỗi khi thời tiết thay đổi và phải
quét dọn sạch sẽ, phun thuốc khử trùng trước khi chăn nuôi.....................18
............................................................................................................................18
............................................................................................................................18
Hình 1.26 Rèm che vải tráng nhựa chịu nước..............................................18
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:...............................................................19
I. Câu hỏi........................................................................................................19
II. Bài tập thực hành......................................................................................19


6
Bài 1: Thực hành chuẩn bị chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản.................19
Bài 2: Thực hành chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi chim bồ câu sinh sản...........20
Bài 3: Thực hành chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi chim bồ câu sinh sản.
................................................................................................................................20
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Chuẩn bị được hệ thống chiếu
sáng, hệ thống thông gió làm mát, rèm che trong chăn nuôi chim bồ câu
sinh sản đúng yêu cầu kỹ thuật......................................................................21
C. Ghi nhớ:.......................................................................................................21
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:...............................................................29
I. Câu hỏi........................................................................................................29

II. Bài tập thực hành......................................................................................30
Bài tập 1: Nhận biết thức ăn cho chim bồ câu sinh sản. Mẫu thức ăn
thực tế...................................................................................................................30
Bài tập 2: Thực hành lựa chọn thức ăn nuôi chim bồ câu sinh sản..............30
Bài tập 3: Tính lượng thức ăn dự trữ cho chim bồ câu sinh sản...............31
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Tính đủ, tính đúng lượng thức
ăn cho đàn chim bồ câu sinh sản theo yêu cầu kỹ thuật.............................32
C. Ghi nhớ:.......................................................................................................32
I. Câu hỏi........................................................................................................39
II. Bài tập thực hành......................................................................................39
Bài thực hành 1: Xác định nguồn nước uống cho chim bồ câu sinh sản.39
Bài thực hành 2: Kiểm tra chất lượng nước uồng cho chim câu sinh sản...40
Bài tập 3: Vệ sinh nguồn nước và tính lượng nước theo nhu cầu cho chim
bồ câu sinh sản.....................................................................................................41
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được công việc vệ
sinh và tính đúng, đủ nguồn nước cho đàn chim bồ câu sinh sản theo yêu
cầu kỹ thuật......................................................................................................41
C. Ghi nhớ:.......................................................................................................41
I. Câu hỏi........................................................................................................48
II. Bài tập thực hành......................................................................................48
Bài tập 1: Xác định tiêu chuẩn chọn chim bồ câu sinh sản. Bỏ...............48
Bài tập 2: Chọn giống chim câu sinh sản.....................................................49
Bài tập 3: Nhận giống chim bồ câu (thao tác ghép đôi)..............................49
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được công việc nhân
giống chim bồ câu sinh sản theo yêu cầu kỹ thuật......................................50
C. Ghi nhớ:.......................................................................................................50
I. Câu hỏi........................................................................................................54
II. Bài tập thực hành......................................................................................54
Bài tập 1: Xác định nhu cầu và khẩu phần ăn cho chim bồ câu sinh sản.
................................................................................................................................54

Bài tập 2: Cho chim bồ câu sinh sản ăn và theo dõi điều chỉnh khẩu phần
ăn ..........................................................................................................................55
Bài tập 3: Cho chim bồ câu uống nước .......................................................56


7
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được công việc cho
chim bồ câu sinh sản uống nước đúng kỹ thuật...........................................56
C. Ghi nhớ:.......................................................................................................56
I. Câu hỏi........................................................................................................62
II. Bài tập thực hành......................................................................................63
Bài tập 1: Xác định mật độ nuôi, tiểu khí hậu chuồng nuôi và kiểm tra
trạng thái sức khỏe đàn chim bồ câu sinh sản................................................63
Bài tập 2: Kiểm tra khối lượng cơ thể, ghép cặp đôi và ...........................63
kiểm tra ấp nở chim bồ câu sinh sản (riêng một bài)......................................64
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được công việc chăm
sóc chim non và vệ sinh chăn nuôi chim bồ câu sinh sản đúng kỹ thuật...65
C. Ghi nhớ:.......................................................................................................65
I. Câu hỏi........................................................................................................80
II. Bài tập thực hành......................................................................................80
Bài tập 1: Nhận biết nguyên nhân, biểu hiện, phòng và trị bệnh cúm gia
cầm ở chim bồ câu sinh sản................................................................................80
Bài tập 2: Nhận biết nguyên nhân, biểu hiện, phòng và trị bệnh Nui cát
xơn, bệnh thương hàn ở chim bồ câu sinh sản.................................................81
Bài tập 3: Nhận biết nguyên nhân, biểu hiện và phòng bệnh tụ huyết trùng
ở chim bồ câu sinh sản........................................................................................82
C. Ghi nhớ:.......................................................................................................84
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN.................................................................85
..........................................................................................................................85
I. Vị trí, tinh

́ chât́ cuả mô đun..................................................................85
II. Mục tiêu.................................................................................................85
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành....................................86
VI. Tài liệu tham khảo................................................................................89


8
MÔ ĐUN: NUÔI CHIM BỒ CÂU SINH SẢN
Mã mô đun: MĐ 05
Giới thiệu mô đun
Mô đun nuôi chim bồ câu sinh sản là mô đun chuyên ngành trong chương
trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm. Học
xong mô đun này người học có khả năng thực hiện được các công việc về:
Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi, chuẩn bị thức ăn, nước
uống, chuẩn bị con giống. Nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho chim
bồ câu sinh sản. Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích
công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với
nhau và được bố trí thành một bài học. Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun
được thiết kế 80 giờ, trong đó lý thuyết 16 giờ, thực hành 60 giờ, kiểm tra 4
giờ. Phần lý thuyết của mô đun gồm 7 bài học sau:
- Bài 1: Chuẩn bị chuồng trai, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi
- Bài 2: Chuẩn bị thức ăn
- Bài 3: Chuẩn bị nước uống
- Bài 4: Chuẩn bị con giống
- Bài 5: Nuôi dưỡng chim bồ câu sinh sản
- Bài 6: Chăm sóc chim bồ câu sinh sản
- Bài 7: Phòng, trị bệnh cho chim bồ câu sinh sản
Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở
nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về: Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ,
trang thiết bị chăn nuôi. Chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị nước uống. Nuôi dưỡng,

chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim bồ câu sinh sản.
Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giữa
lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố trí
75 – 85 %. Vì vậy để học tốt mô đun người học cần chú ý thực hiện các nội
dung sau:
- Tham gia học tập tất cả các mô đun có trong chương trình đào tạo.
- Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun, chú ý
những bài thực hành. Vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng
nghề cho người học
- Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp và đảm
bảo an toàn cho người, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe
cho cộng đồng.
Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện theo Quy chế
thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành
kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội


9
BÀI 1
CHUẨN BỊ CHUỒNG TRẠI, DỤNG CỤ, TRANG THIẾT BỊ
CHĂN NUÔI
Mục tiêu:
Học xong bài học này người học có khả năng
- Mô tả được nội dung các công việc về: chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang
thiết bị chăn nuôi, chuẩn bị thức ăn, nước uống, con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và
phòng trị bệnh cho chim bồ câu sinh sản.
- Tổ chức nuôi chim bồ câu sinh sản đúng kỹ thuật và hiệu quả.
- Thực hiện đúng quy trình chăn nuôi, phòng trị bệnh, đảm bảo an toàn dịch
bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

A. Nội dung:
1. Chuẩn bị chuồng nuôi trại chim bồ câu sinh sản.
1.1. Chọn địa điểm xây chuồng nuôi
Chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản phải được đặt ở địa điểm:
- Cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, có đủ nguồn nước chất lượng tốt cho
chim uống và vệ sinh chuồng trại.
- Đủ diện tích đất để trồng cây bóng mát và sân chơi
- Đủ diện tích đất để mở rộng quy mô chăn nuôi nếu cần.
- Thuận lợi giao thông, tiếp cận thị trường và đảm bảo an ninh.
- Thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
- Xa khu dân cư, các khu công nghiệp, chợ, trường học, trang trại chăn
nuôi các vật nuôi khác... để hạn chế lây lan mầm bệnh, ô nhiễm môi trường.
- Chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản nên đặt ở yên tĩnh, tránh tiếng ồn,
tránh người và súc vật đi lại.

Hình 1.1:Vị trí được chọn để xây dựng trại chăn nuôi chim câu sinh sản


10
1.2. Xác định kiểu, hướng, kích thước các chiều và diện tích chuồng nuôi
+ Kiểu chuồng nuôi
Tùy theo phương thức và quy mô đàn mà người chăn nuôi có thể chọn các
kiểu chuồng nuôi sau:
- Nuôi theo hướng tập trung công nghiệp quy mô lớn từ 100 đến 500 cặp thì
chọn chuồng nuôi hai mái, ngăn làm nhiều gian. Mỗi gian có kích thước dài 6m
rộng 5 mét và cao 5,5 mét (cả mái), có thể bố trí được 6 dãy lồng nhiều tầng và
đường đi theo chiều dọc của chuồng. Không xây tường mà bưng kín bằng lưới
mắt cáo có rèm che để tạo thông thoáng tự nhiên

Hình 1.2. Kiểu chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản nhiều tầng lồng

- Nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, có thể thiết kế chuồng nuôi gồm
nhiều ô nhỏ kích thước cao 40 cm, rộng 60cm, dài 50 cm, mỗi ô mở hai cửa
tròn, đường kính 15 cm, có thể làm nhiều tầng để lợi dụng diên tích mặt bằng,
một ô chuồng cho một cặp chim. Chuồng nuôi phải được che kín có mái che,
thoáng mát

Hình 1.3. Chuồng nuôi chim bồ câu nhỏ lẻ hộ gia đình
+ Hướng chuồng


11
Chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản nên xây dựng theo hai hướng sau :
- Hướng nam
- Hướng đông nam
+ Diện tích nuôi
- Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh
sản.
- Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng.
- Chim hậu bị (sau khi tách mẹ đến khi đẻ) mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản
(10-14 con/m2).

Hình 1.4 Nuôi chim bồ câu sinh sản
nhốt lồng

Hình 1.5 Nuôi chim bồ câu sinh sản
nhốt nền

1.3. Lựa chọn vật liệu xây dựng chuồng trại nuôi chim câu sinh sản
- Chuồng nuôi chim tập trung theo hướng công nghiệp, nên lựa chọn nhưng
vật liệu cứng, chắc, độ bến cao như: Gạch nung, xi măng, tre gỗ để làm mái,

tấm lợp hoặc ngói lợp, cũng có thể dùng rạ, cỏ gianh, lá dừa, lá cọ….

Hình 1.6. Chuồng chim xây bằng vật
liệu cứng

Hình 1.7. Chuồng chim xây dựng
bằng tre, lứa, lợp bằng lá cọ


12
- Nuôi chim bồ câu theo phương thức thả tự nhiên, chuồng được xây dựng đơn
giảm nên chọn vật liệu tại chỗ như tre, lứa, gỗ, chẻ mỏng ghép thành phên

Hình 1.8 Chuồng nuôi chim tận dụng vật liệu sãn có tại địa phương
1.4. Thực hiện vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi
Trước khi đưa chim bồ câu sinh sản vào nuôi ta phải tiến hành vệ sinh tiêu
độc chuồng nuôi như sau:
- Quét dọn thu gom rác thải trong và ngoài chuồng nuôi
- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh
- Rửa sạch nền chuồng bằng nước vôi trong, khi nền chuồng khô tiến hành rắc
vôi bột, sau 2 đến 3 ngày quét và thu gom vôi bột.
- Phun thuốc khử trùng nền chuồng, tường, mái, rèm che bằng dung dịch
Crezin 1 % , si cholor –T, Iodophor, RTDTCO1….
- Cửa ra vào chuồng trại phải có hố khử trùng (vôi bột hoặc thuốc sát trùng) để
sát trùng dụng cụ, phương tiện vận chuyển và người ra vào khu chăn nuôi

Hình 1.9. Phun thuốc khử trùng chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản


13

1.5. Xây dựng nội quy vệ sinh, phòng dịch đối với chuồng trại
Xây dựng nội quy vệ sinh phòng dịch đối với trại chăn nuôi là rất cần thiết
nhằm hướng dẫn vệ sinh phòng dịch khi ra, vào khu chăn nuôi. Bảng nội quy
phải gắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thực hiện và được đặt ở cổng ra, vào. Ví dụ:
Bảng nội quy ra vào trại chăn nuôi chim bồ câu sinh sản sau:
NỘI QUY RA VÀO KHU CHĂN NUÔI
1. Người không có nhiệm vụ không được vào khu
chăn nuôi
2. Yêu cầu mọi người xuống, giắt xe, qua hố khử
trùng khi ra, vào cổng khu chăn nuôi
3. Cấm mang vũ khí, vật liệu cháy nổ, gia súc, gia
cầm và sản phẩm giết mổ gia súc gia cầm bệnh ra,
vào khu chăn nuôi. Trường hợp đặc biệt phải được
sự đồng ý của Ban quản lý trại
4. Cấm chăn thả gia súc, gia cầm đi lại tự do trong
khuân viên trại chăn nuôi
5. Phương tiện vận chuyển khi ra vào khu chăn
nuôi bắt buộc phải qua hố khử trùng và được phun
thuốc khử trùng.
6. Cán bộ kỹ thuật, công nhân chăn nuôi phải vệ
sinh, khử trùng, mặc bảo hộ lao động trước khi vào
chuồng nuôi
7. Khách đến làm việc, tham quan phải liên hệ với
ban quản lý trại và chỉ được vào trại khi đã vệ sinh,
sát trùng và mặc quần áo, đội mũ, đi ủng bảo hộ
theo yêu cầu của cán bộ kỹ thuật thú y.
8. Yêu cầu mọi người chấp hành nghiêm túc nội quy
trên.
Hà nội, ngày 29 tháng 10 năm 2013
BAN QUẢN LÝ TRẠI CHĂN NUÔI X

2. Chuẩn bị dụng cụ dụng cụ chăn nuôi chim bồ câu sinh sản
2.1. Chuẩn bị lồng nuôi chim
- Lồng nuôi chim được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như sắt, tre, gỗ chẻ
mỏng ghép lại sao cho chim không ra ngoài được, đồng thời ngăn được chuột,


14
mèo ….Kích thước lồng nuôi, cao: 50cm x sâu: 50cm x rộng: 50cm cho một
cặp chim.
- Quét, rửa sạch, phum thuốc khử trùng, số lượng đủ theo quy mô đàn

Hình 1.10. Lồng chim làm bằng tre

Hình 1.11. Lồng chim làm bằng sắt

2.2. Chuẩn bị máng ăn, máng uống
+ Chuẩn bị máng ăn
Máng ăn gồm nhiều loại: máng dài,
máng tròn, làm bằng nhựa, gỗ, uống
bương hoặc kim loại…kích thước
không cố định tùy theo nuôi nhốt
nền hay nhốt lồng. Thí dụ:
- Nuôi nhốt lồng, kích thước của
máng ăn là dài: 15cm x rộng: 5cm x
sâu: 5-10cm. Rửa sạch, phơi khô
trước khi nuôi
Hình 1.12 máng ăn dài đối với nuôi lồng

Hình 1.14 Máng ăn tròn kiểu P50


Hình 1.15. Máng ăn dài nuôi nền


15
+ Chuẩn bị máng uống
- Máng uồng gồm nhiều
loại, máng tự động, máng
nhựa kiểu Galon, hoặc tự
tạo như: xoong, nồi, ống
tre bương, cốc nhựa ….
- Trước khi đưa vào
chăn nuôi phải rửa sạch,
phơi khô
- Số lượng 15 - 20 con/
máng (nếu nuôi nhốt

Hình 1.16. Máng uồng nhựa kiểu Galon

Hình 1.17. Máng uống động cho chim bồ câu sinh sản

Hình 1.18. Ví trí máng ăn, máng uống trong chăn nuôi chim bồ câu sinh sản
2.3. Chuẩn bị dụng cụ tắm cát cho chim bồ câu sinh sản


16
- Cát tắm cho chim bồ câu sinh
sản phải nhỏ, mịn, phơi khô và
đổ vào một ô vuông (xếp gạch
nằm), kích thước 100cm x
100cm x 10 cm hoặc đổ vào

khay nhựa, khay tôn kích thước
50cm x 50cm x 10cm, đặt ở cuối
gian chuồng nuôi
- Tốt nhất dùng cát vàng hoặc
cát biển
Hình 1.19. Cát tắm cho chim bồ câu
2.4. Chuẩn bị ổ đẻ cho chim
- Mỗi cặp chim bồ câu phải chuẩn bị một ổ đẻ. Ổ đẻ có thể làm bằng nhựa, tre,

Hình1.20. Ổ đẻ vuông và hình tròn chất liệu nhựa

Hình 1.21. Ổ đẻ cho chim bồ câu bằng gỗ và tre đan


17
lứa đan, bìa cát tông, gỗ, hoặc bện bằng rơm rạ hình tròn hoặc hình vuông, kích
thước 25 cm x 25cm x 10 cm, trong lót một lượt rơm rạ mềm. Trước khi đưa
vào sử dụng phải rửa sạch, phơi khô, phun thuốc khử trùng.
2.5. Chuẩn bị dụng cụ thú y
Những dụng cụ thú y thường dùng trong chăn nuôi chim cút sinh sản gồm:
- Nhiệt kế 42 oC, ống nghe, bơm tiêm nhựa các loại, kim tiêm, panh, kẹp, bộ
đồ mổ tiểu gia súc, nồi hấp vô trùng tự động dung tích 20 lit, xoong, bếp điện
- Số lượng các dụng cụ tùy thuộc vào quy mô đàn. Dụng cụ được vệ sinh vô
trùng trước khi sử dụng
2.6. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh
(không có trong chương trình)
- Chổi quét có cán, xẻng, cuốc, vòi
phun nước.
- Xe đẩy vận chuyển phân, rác…
- Hầm khí Bioga, được xây dựng

bằng gạch hoặc bằng nhựa cứng,
dung tích tùy thuộc quy mô đàn. Tuy
nhiên dung tích 6 – 8m3/ 500 chim
- Bình bơm thuốc thủ công, hoặc
Hình 1.22. Xây dựng hầm bioga
động cơ.
3. Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi
3.1. Chuẩn bị hệ thống chiếu sáng
Nuôi chim bồ câu sinh sản tập trung theo hướng công nghiệp, chuồng trại
phải thiết kế thoáng (thông thoáng tự nhiên) đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho
chim. Tuy nhiên ở miền Bắc ban ngày về mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp
bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng
, thời gian 3- 4h ngày.

Hình1.23 Lắp thêm bóng đèn chiếu

Hình 1.24. lợi dụng ánh sáng tự nhiên


18
sáng về mùa đông ở miền Bắc
trong chăn nuôi chim bồ câu sinh sản
3.2. Chuẩn bị hệ thống thông gió, làm mát
Đối với khí hậu như ở nước ta, hệ thống thông gió, làm mát trong chuồng
nuôi chim bồ câu sinh sản, tốt nhất lợi dụng thông thoáng tự nhiên, kết hợp
dùng quạt vào những ngày nóng bức. Khi xây chuồng nuôi phần tường xung
quanh xây gạch lên cao khoảng 0,6 mét (phần diện tích còn lại dùng lưới để
bao bọc – ngoài có rèm che để che kín khi mưa bão)

Hình 1.25. Thông gió kiểu thông

thoáng tự nhiên

Hình 1.26. Quạt hút gió gắn vào đầu
hồi chuồng nuôi

3.3. Chuẩn bị rèm che

Rèm che được may bằng vải bạt hoặc vải sợi nilon tráng nhựa, tác dụng che
kín chuồng trại khi mưa, gió. Diện tích rèm che bằng diện tích thoáng của
chuồng cộng với 5% (phần dư ra để tăng diện tích che phủ). Thiết kế chủ động
che kín hoặc mở ra mỗi khi thời tiết thay đổi và phải quét dọn sạch sẽ, phun
thuốc khử trùng trước khi chăn nuôi.

Hình 1.26 Rèm che vải tráng nhựa chịu nước


19
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
I. Câu hỏi
1, Mô tả vị trí, hướng, kiểu chuồng, kích thước và diện tích chuồng nuôi
chim bồ câu sinh sản
2, Mô tả các loại dụng cụ dùng để nuôi chim bồ câu sinh sản theo hướng tập
trung công nghiệp.
3. Mô tả trang thiết bị dùng trong chăn nuôi chim bồ câu sinh sản quy mô lớn
II. Bài tập thực hành
Bài 1: Thực hành chuẩn bị chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản.
+ Mục đích:
Thực hiện được việc chọn vị trí, kiểu chuồng và diện tích cần thiết đối với
chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản .
+ Nội dung

- Xác định vị trí chuồng nuôi qua mô hình, tranh ảnh, hình vẽ và tham quan cơ
sở chăn nuôi chim bồ câu sinh sản.
- Chọn được kiểu, hướng chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản và tính diện tích
chuồng nuôi theo quy mô đàn.
+ Nguồn lực:
- Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về chuồng nuôi chim bồ câu sinh
sản, số lượng 06 bộ
- Trại chăn nuôi chim bồ câu, số lượng 01.
- Băng hình về trại chăn nuôi chim bồ câu sinh sản, số lượng 01.
- Máy vi tính sách tay, Projecter, số lượng mỗi loại 01..
+ Cách thức tổ chức:
- Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về vị trí, hướng, diện tích
chuổng trại chăn nuôi chim bồ câu sinh sản qua tranh ảnh, mô hình, băng hình
và trang trại chăn nuôi ngoài thực tế.
- Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi
nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về vị trí, hướng, diện tích
chuổng trại và tham quan cơ sở chăn nuôi chim bồ câu sinh sản. Giáo viên giải
đáp những thắc mắc của học viên.
+ Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền
vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án.
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Chọn được vị trí, hướng, kiểu và diện
tích chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản theo yêu yêu cầu kỹ thuật


20
Bài 2: Thực hành chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi chim bồ câu sinh sản.
+ Mục đích:
Chuẩn bị được các loại máng ăn, máng uống, cát tắm, ổ đẻ, dụng cụ thú y và
dụng cụ vệ sinh trong chăn nuôi chim bồ câu sinh sản. Cơ sở chăn nuôi

+ Nội dung
- Nhận biết được máng ăn, máng uống, ổ đẻ, dụng cụ thú y, dụng cụ vệ sinh
trong chăn nuôi chim bồ câu sinh sản qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và
tham quan trang trại nuôi chim bồ câu sinh sản.
- Chuẩn bị được các dụng cụ chăn nuôi chim bồ câu sinh sản theo yêu cầu kỹ
thuật
+ Nguồn lực:
- Tranh ảnh, mô hình, bản vẽ các loại máng ăn, máng uống, ổ đẻ, dụng cụ thú y
dụng cụ vệ sinh trong chăn nuôi chim bồ câu sinh sản. Số lượng mỗi loại 06 bộ
- Trại chăn nuôi chim bồ câu sinh sản tập trung và nhỏ lẻ, số lượng 02.
- Băng hình về cơ sở chăn nuôi chim bồ câu sinh sản, số lượng 01.
- Máy vi tính sách tay, Projecter, số lượng mỗi lợi 01..
+ Cách thức tổ chức:
- Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về các loại máng ăn, máng
uống, vị trí bố trí máng ăn, máng uống trong chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản
qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trang trại chăn nuôi chim bồ câu. Cấu tạo,
tác dụng và vận hành các dụng cụ vệ sinh dùng trong chăn nuôi chim bồ câu
sinh sản.
- Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi
nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về về các loại máng ăn, máng
uống, vị trí bố trí máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh trong chuồng nuôi chim
bồ câu sinh sản và tham quan cơ sở chăn nuôi. Giáo viên giải đáp những thắc
mắc của học viên.
+ Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền
vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án.
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Chuẩn bị được máng ăn, máng uống, ổ
đẻ, dụng cụ thú y, dụng cụ vệ sinh dùng trong chăn nuôi chim bồ câu sinh sản
đúng yêu cầu kỹ thuật.
Bài 3: Thực hành chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi chim bồ câu sinh sản.

+ Mục đích:


21
Chuẩn bị được hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông gió làm mát, rèm che
trong chăn nuôi chim bồ câu sinh sản.
+ Nội dung
- Nhận biết được hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông gió làm mát, rèm che
qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và tham quan trang trại nuôi chim bồ câu
sinh sản.
- Chuẩn bị được hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông gió làm mát, rèm che
theo yêu cầu kỹ thuật
+ Nguồn lực:
- Tranh ảnh, mô hình, bản vẽ hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông gió làm mát,
rèm che trong chăn nuôi chim bồ câu sinh sản. Số lượng mỗi loại 06 bộ
- Trại chăn nuôi chim bồ câu sinh sản tập trung và nhỏ lẻ, số lượng 02.
- Băng hình về cơ sở chăn nuôi chim bồ câu sinh sản, số lượng 01.
- Máy vi tính sách tay, Projecter, số lượng mỗi lợi 01..
+ Cách thức tổ chức:
- Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về hệ thống chiếu sáng,
hệ thống thông gió làm mát, rèm che trong chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản
qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trang trại chăn nuôi chim bồ câu.
- Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi
nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về hệ thồng chiếu sáng, thông
gió làm mát vị trí bố trí máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh trong chuồng
nuôi chim bồ câu sinh sản và tham quan cơ sở chăn nuôi. Giáo viên giải đáp
những thắc mắc của học viên.
+ Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền
vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án.

+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Chuẩn bị được hệ thống chiếu sáng, hệ
thống thông gió làm mát, rèm che trong chăn nuôi chim bồ câu sinh sản đúng
yêu cầu kỹ thuật.
C. Ghi nhớ:
- Chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản thông thoáng nhưng phải bịt kín bằng lưới
mắt cáo, tránh mèo, chuột, rắn để bảo vệ sinh non.
- Có thể tận dụng nguyên vật liệu sãn có để làm máng ăn, máng uống, giảm
đầu tư trong chăn nuôi chim bồ câu sinh sản


22
BÀI 2
CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO CHIM BỒ CÂU SINH SẢN
Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng
- Mô tả được nội dung các bước công việc về nhận biết các loại thức ăn,
lựa chọn, tính lượng thức ăn và bao gói, bảo quản thức ăn cho chim bồ câu
sinh sản.
- Chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại, chất lượng thức ăn cho chim bồ câu
sinh sản theo yêu cầu kỹ thuật.
A. Nội dung
1. Nhận biết các loại thức ăn cho chim bồ câu sinh sản
1.1. Nhận biết thức ăn tinh
Thức ăn tinh là loại thưc ăn giàu tinh bột bao gồm các hạt ngũ cốc và sản
phẩm phụ của hạt ngũ cốc.
+ Ngô
Ngô là loại thức ăn chính cung cấp năng lượng cho chim bồ câu sinh sản và
là loại dễ trồng, dễ chế biến và bảo quản. Ngô có nhiều giống, màu sắc hạt khác
nhau tùy theo giống như: Vàng, đỏ, trắng. Ngô là thức ăn tinh chứa nhiều
(nghèo) Lyzin


Hình 2.1. Hạt ngô vàng

Hình 2.2. Cây ngô giai đoạn trỗ


23
+ Hạt thóc: Là thức ăn cho chim bồ câu sinh sản. Thành phần của thóc
gồm chất đạm thô 8,2%, xơ thô 9,2%, khoáng 6,5%, còn lại là tinh bột. Vỏ trấu
chứa hàm lượng xơ cao 40%, vì vậy nên cho chim bồ câu sinh ăn với tỷ lệ thích
hợp trong khẩu phần.

Hình 2.3. Hạt thóc khô
+ Cám gạo
- Cám gạo là phụ phẩm chính của ngành xay xát gạo.
- Thành phần dinh dưỡng có trong cám gạo:
Đạm thô 12 – 14%, chất béo 14 – 18%. Chất béo trong cám gạo rất dễ bị oxy
hóa do đó cám gạo rất khó bảo quản và dự trữ. Trong cám có nhiều vitamin B1

Hình 2.4. Cám gạo sản phẩm phụ của ngành xay xát lúa


24
+ Bột sắn: Là loại thức ăn phổ biến ở miền múi, nó cung cấp nhiều năng
lượng, tuy nhiên trong sắn có chất độc vì vậy cần phải xử lý trước khi cho chim
bồ câu sinh sản ăn

Hình 2.5.Lát sắn củ phơi khô

Hình 2.6. Bột sắn


1.2. Nhận biết thức ăn đạm
Thức ăn đạm hay còn gọi là thức ăn giàu đạm. Thức ăn giàu đạm gồm: thức
ăn giầu đạm thực vật và động vật.
+ Thức ăn giàu đạm thực vật
- Đậu tương
Hạt đậu tương chứa chất đạm cao từ 30 – 38%. Trong hạt đậu tương sống có
chứa các chất kháng men tiêu hóa chất đạm. Do đó khi sử dụng đậu tương làm
thức ăn cho chim, đỗ tương cần được giang để tăng tiêu hóa chất đạm.

Hình 2.7 Quả đậu tương (đậu nành)
+ Đậu xanh

Hình 2.8. Hạt đậu tương


25
Đậu xanh là thức ăn giầu đạm, dễ trồng, không cần chế biến, dễ bảo quản và
là thức ăn được chim bồ câu sinh sản ưa thích, nhất là giai đoạn nuôi con

Hình 2.9. Cây, quả đậu xanh
Hình 2.10 Hạt đậu xanh
+ Khô dầu
Khô dầu là phụ phẩm của các loại hạt có dầu sau khi đã ép lấy dầu như: Khô
dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu dừa, khô dầu hạt hướng dương...
Đặc điểm của các loại khô dầu là hàm lượng dậm cao, khó bảo quản, dễ bị
mốc, nấm mốc của các loại khô dầu thường sản sinh ra độc tố nấm mốc gây ngộ
độc cho chim.

Hình 2.11 Khô dầu lạc chưa nghiền


Hình 2.12 Bột khô dầu đậu tương


×