Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

GT nuôi chim cút sinh sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 76 trang )

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

NUÔI CHIM CÚT SINH SẢN
MÃ SỐ: MĐ 03
NGHỀ NUÔI CHIM CÚT, CHIM BỒ CÂU
THƯƠNG PHẨM
Trình độ: Sơ cấp nghề

HÀ NỘI - 2013


2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ03


3

LỜI GIỚI THIỆU
Để đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp của nước
ta, người chăn nuôi tham gia vào hoạt động chăn nuôi chim cút, chim bồ câu


thương phẩm cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp cần thiết. Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề,
nghề nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm.
Chương trình đào tạo nghề Nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm được
xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu của người học và được thiết kế theo cấu trúc của
sơ đồ DACUM. Kết cấu của chương trình gồm 6 mô đun, mỗi mô đun gồm nhiều
công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau nhằm hướng tới
hình thành những năng lực thực hiện của người học. Vì vậy, những kiến thức lý
thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày
dưới dạng một bài học.
Chương trình được sử dụng cho các khóa đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng
học là nông dân và những người có nhu cầu học tập nhưng không có điều kiện đến
các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn,
họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy, việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại
cộng đồng, hình thức gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên.
Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự nuôi chim cút sinh sản, làm việc tại các
doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án
liên quan đến nuôi chim cút sinh sản.
Mô đun nuôi chim cút sinh sản gồm có 7 bài học, các bài học được sắp xếp
theo trật tự logic, khoa học nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ
năng, thái độ nghề nghiệp về nuôi chim cút sinh sản.
Tài liệu này được dùng làm giáo trình cho học viên trong khóa học sơ cấp
nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để thành
giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề.
Việc xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề dùng cho lao động nông
thôn ở nước ta còn rất mới mẻ. Vì vậy, chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu
sót. Tập thể tác giả mong muốn nhận được nhiều sự đóng góp của các bạn đồng
nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tham gia biên soạn
1. Nguyễn Văn Lưu – Chủ biên
2. Nguyễn Đức Dương
3. Nguyễn Đình Nguyên
4. Đoàn Phương Thúy


4

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

LỜI GIỚI THIỆU...........................................................................................................................3
MỤC LỤC......................................................................................................................................4
MÔ ĐUN: NUÔI CHIM CÚT SINH SẢN....................................................................................8
Bài 1: Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi................................................10
A. Nội dung:.........................................................................................................................10
1.2. Xác định kiểu, hướng, kích thước các chiều và diện tích chuồng nuôi........................11
1.3. Lựa chọn vật liệu xây dựng chuồng nuôi chim.............................................................12
1.4. Thực hiện vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi........................................................................13
1.5. Xây dựng nội quy vệ sinh phòng dịch đối vơi chuồng, trại...........................................14
2. Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi chim cút sinh sản.................................................................14
2.1. Chuẩn bị lồng nuôi chim................................................................................................14
2.2. Chuẩn bị máng ăn, máng uống......................................................................................15
2.3. Chuẩn bị đệm lót chuồng...............................................................................................18
2.4. Chuẩn bị dụng cụ tắm cát..............................................................................................18
2.5. Chuẩn bị khay đựng trứng.............................................................................................19
2.6. Chuẩn bị dụng cụ thú y..................................................................................................19

3. Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi chim cút sinh sản.........................................................20
3.1. Chuẩn bị hệ thống chiếu sáng........................................................................................20
3.2. Chuẩn bị hệ thống thông gió..........................................................................................20
3.3. Chuẩn bị hệ thống làm mát............................................................................................20
3.4. Chuẩn bị rèm che...........................................................................................................22
B. Câu hỏi và bài tập thực hành...........................................................................................22
1. Câu hỏi..............................................................................................................................22
2. Bài tập thực hành..............................................................................................................22
2.1. Thực hành nhận biết chuồng nuôi chim cút sinh sản.....................................................22
2.2. Thực hành nhận biết dụng cụ, trang thiết bị nuôi chim cút sinh sản.............................23
C. Ghi nhớ:...........................................................................................................................24
Bài 2: Chuẩn bị thức ăn cho chim cút sinh sản.........................................................................25
A. Nội dung:.........................................................................................................................25
1. Nhận biết các loại thức ăn cho chim cút sinh sản tham khảo...........................................25
2. Lựa chọn thức ăn nuôi chim cút sinh sản.........................................................................29
3. Tính lượng thức ăn nuôi chim cút sinh sản.......................................................................31
4. Bao gói, bảo quản thức ăn................................................................................................32
4.1. Bao gói thức ăn..............................................................................................................32
4.2. Bảo quản thức ăn...........................................................................................................32
B. Câu hỏi và bài tập thực hành............................................................................................32
1. Câu hỏi..............................................................................................................................32
2. Bài tập thực hành..............................................................................................................32
2.1. Nhận biết các loại thức ăn cho chim cút sinh sản..........................................................32
2.2. Thực hành lựa chọn (phối trộn), bao gói và bảo quản thức ăn nuôi chim cút sinh sản. 33
C. Ghi nhớ.............................................................................................................................34
Bài 3: Chuẩn bị nước uống cho chim cút sinh sản...............................................................35
A. Nội dung:.........................................................................................................................35
1. Xác định nguồn nước uống cho chim cút sinh sản...........................................................35
2. Kiểm tra chất lượng nước.................................................................................................35



5
2.1. Kiểm tra độ trong của nước...........................................................................................35
2.2. Kiểm tra màu sắc của nước............................................................................................35
2.3. Kiểm tra mùi của nước..................................................................................................35
2.4. Kiểm tra vị của nước......................................................................................................35
2.5. Kiểm tra nhiệt độ của nước............................................................................................36
3. Dự trữ và vệ sinh nguồn nước uống cho chim cút sinh sản..............................................36
3.1. Dữ trữ nguồn nước uống cho chim................................................................................36
3.2. Vệ sinh nguồn nước cho chim.......................................................................................37
B. Câu hỏi và bài tập thực hành............................................................................................37
1. Câu hỏi..............................................................................................................................37
2. Bài tập thực hành..............................................................................................................38
2.1. Thực hành kiểm tra chất lượng nguồn nước nuôi chim cút sinh sản.............................38
2.2. Thực hành dự trữ và vệ sinh nguồn nước cho chim cút sinh sản...................................38
C. Ghi nhớ.............................................................................................................................39
Bài 4: Chuẩn bị con giống chim cút sinh sản.......................................................................39
A. Nội dung:.........................................................................................................................40
1. Nhận biết được điểm các giống chim cút (tham khảo).....................................................40
1.1. Giống chim cút Nhật Bản..............................................................................................40
1.2. Giống chim cút Mỹ........................................................................................................40
2. Xác định tiêu chuẩn chọn chim cút giống.........................................................................40
2.1. Tiêu chuẩn sức sản xuất của đời trước...........................................................................40
2.2. Tiêu chuẩn về ngoại hình, thể chất................................................................................41
2.3. Tiêu chuẩn về sinh trưởng, phát dục..............................................................................41
3. Chọn chim cút giống nuôi sinh sản...................................................................................41
3.1. Chọn qua bố mẹ.............................................................................................................41
3.2. Chọn cá thể....................................................................................................................41
4. Nhân giống chim cút sinh sản...........................................................................................42
4.1. Nhân giống thuần...........................................................................................................42

4.2. Lai giống........................................................................................................................43
B. Câu hỏi và bài tập thực hành............................................................................................44
1. Câu hỏi..............................................................................................................................44
2. Bài tập thực hành..............................................................................................................44
2.1. Thực hành nhận biết đặc điểm các giống chim cút sinh sản tại lớp..............................44
2.2. Thực hành chọn chim cút sinh sản.................................................................................45
C. Ghi nhớ.............................................................................................................................45
Bài 5: Nuôi dưỡng chim cút sinh sản....................................................................................46
A. Nội dung:.........................................................................................................................46
1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng...........................................................................................46
2. Xác định khẩu phần ăn cho...............................................................................................46
3. Phương pháp cho chim ăn.................................................................................................46
4. Theo dõi ăn của chim và điều chỉnh khẩu phần................................................................47
5. Cho chim uống nước.........................................................................................................47
B. Câu hỏi và bài tập thực hành...........................................................................................48
1. Câu hỏi..............................................................................................................................48
2. Bài tập thực hành..............................................................................................................48
2.1. Thực hành xác định tiêu chuẩn, khẩu phần cho chim cút sinh sản................................48
2.2. Thực hành cho chim ăn, theo dõi khả năng ăn, uống và điều chỉnh khẩu phần nuôi
chim cút sinh sản..................................................................................................................49
C. Ghi nhớ.............................................................................................................................50


6
Bài 6: Chăm sóc chim cút sinh sản...........................................................................................50
A. Nội dung:.........................................................................................................................50
1. Xác định mật độ nuôi........................................................................................................50
2. Xác định tiểu khí hậu chuồng nuôi...................................................................................51
3. Kiểm tra trạng thái sức khỏe đàn chim.............................................................................51
4. Kiểm soát khối lượng chim cút sinh sản...........................................................................52

5. Thu nhặt trứng..................................................................................................................52
6. Vệ sinh chăn nuôi.............................................................................................................52
B. Câu hỏi và bài tập thực hành............................................................................................53
1. Câu hỏi..............................................................................................................................53
2. Bài tập thực hành..............................................................................................................53
2.1. Thực hành xác định tiểu khí hậu chuồng nuôi chim cút sinh sản..................................53
2.2. Thực hành quan sát, theo dõi trạng thái sức khỏe đàn chim cút sinh sản và vệ sinh chăn
nuôi.......................................................................................................................................54
C. Ghi nhớ.............................................................................................................................55
Bài 7. Phòng và trị bệnh cho chim cút sinh sản........................................................................55
A. Nội dung:.........................................................................................................................56
1. Phòng và chống bệnh cúm gia cầm (H5N1) ở chim cút sinh sản.....................................56
1.1. Xác định nguyên nhân bệnh..........................................................................................56
1.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh.........................................................................................56
1.3. Phát hiện bệnh................................................................................................................56
1.4. Phòng, chống bệnh cúm gia cầm (H5N1)......................................................................57
2. Phòng, trị bệnh Niu cát xơn..............................................................................................59
2.1. Xác định nguyên nhân bệnh...........................................................................................59
2.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh.........................................................................................59
2.3. Phát hiện bệnh................................................................................................................59
2.4. Phòng, trị bệnh Niu cát xơn...........................................................................................60
3. Phòng và trị bệnh thương hàn...........................................................................................60
3.1. Xác định nguyên nhân bệnh..........................................................................................60
3.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh.........................................................................................60
3.3. Phát hiện bệnh................................................................................................................61
3.4. Phòng, trị bệnh thương hàn............................................................................................61
4. Phòng và trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính...............................................................62
4.1. Xác định nguyên nhân bệnh..........................................................................................62
4.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh.........................................................................................62
4.3. Phát hiện bệnh................................................................................................................63

4.4. Phòng, trị bệnh...............................................................................................................63
5. Phòng và trị bệnh tụ huyết trùng.......................................................................................64
5.1. Xác định nguyên nhân bệnh...........................................................................................64
5.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh.........................................................................................64
5.3. Phát hiện bệnh................................................................................................................64
5.4. Phòng, trị bệnh Tụ huyết trùng......................................................................................64
6. Phòng, trị bệnh trúng độc thức ăn.....................................................................................65
6.1. Xác định nguyên nhân bệnh..........................................................................................65
6.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh.........................................................................................65
6.3. Phát hiện bệnh................................................................................................................65
6.4. Phòng, trị........................................................................................................................65
7. Phòng và trị bệnh thiếu khoáng, vitamin..........................................................................66
7.1. Xác định nguyên nhân bệnh..........................................................................................66


7
7.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh.........................................................................................66
7.3. Phát hiện bệnh................................................................................................................66
7.4. Phòng, trị bệnh thiếu khoáng, vitamin...........................................................................66
8. Phòng và trị bệnh mổ cắn nhau.........................................................................................66
8.1. Xác định nguyên nhân bệnh..........................................................................................66
8.2. Nhận biết biểu hiện của bệnh.........................................................................................66
8.3. Phát hiện bệnh................................................................................................................67
8.4. Phòng, trị bệnh mổ cắn nhau.........................................................................................67
B. Câu hỏi và bài tập thực hành............................................................................................67
1. Câu hỏi..............................................................................................................................67
2. Bài tập thực hành..............................................................................................................68
2.1. Thực hành nhận biết biểu hiện triệu chứng, bệnh tích, phát hiện bệnh và phương pháp
phòng, trị một số bệnh truyền nhiễm ở chim cút sinh sản....................................................68
2.2. Thực hành nhận biết đặc điểm bệnh, nguyên nhân, biểu hiện, phát hiện bệnh và phòng,

trị bệnh trúng độc, thiếu khoáng, vitamin và mổ cắn nhau ở chim cút sinh sản...................69
C. Ghi nhớ.............................................................................................................................70
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN.................................................................................70
I. Vị trí, tính chất của mô đun...................................................................................................70
II. Mục tiêu...............................................................................................................................70
III. Nội dung chính của mô đun................................................................................................71
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành..............................................................................72
1. Nguồn lực cần thiết...........................................................................................................72
2. Các tổ chức.......................................................................................................................72
3. Thời gian...........................................................................................................................72
4. Số lượng: 15 – 30 học viên...............................................................................................72
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập....................................................................................73
2. Bài 2. Chuẩn bị thức ăn cho chim cút sinh sản.................................................................73
3. Bài 3. Chuẩn bị nước uống cho chim cút sinh sản............................................................73
4. Bài 4. Chuẩn bị con giống chim cút sinh sản....................................................................74
5. Bài 5. Nuôi dưỡng chim cút sinh sản................................................................................74
6. Bài 6. Chăm sóc chim cút sinh sản...................................................................................74
7. Bài 7. Phòng và trị bệnh cho chim cút sinh sản................................................................75
VI. Tài liệu cần tham khảo...................................................................................................75


8

MÔ ĐUN: NUÔI CHIM CÚT SINH SẢN
Mã số mô đun: MĐ 03
Giới thiệu mô đun:
Mô đun nuôi chim cút sinh sản là mô đun chuyên ngành trong chương trình
đào tạo nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi chim cút, chim bồ câu thương phẩm,
được giảng dạy trước Mô đun MĐ 06 và sau MĐ 01 . Mô đun có thể giảng dạy
độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của

người học.
Học xong mô đun này người học có khả năng trình bày được các bước công
việc về chuẩn bị điều kiện chăn nuôi, thức ăn, con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và
phòng, trị bệnh cho chim cút sinh sản theo đúng quy trình kỹ thuật. Đảm bảo an
toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi
công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được bố trí
thành từng bài học. Tổng thời gian để giảng dạy mô đun là 80 giờ, trong đó lý
thuyết 16 giờ, thực hành 60 giờ, kiểm tra 4 giờ.
Phần lý thuyết của Mô đun gồm 7 bài học:
Bài 1. Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị nuôi chim cút sinh sản
Bài 2. Chuẩn bị thức ăn cho chim cút sinh sản
Bài 3. Chuẩn bị nước uống cho chim cút sinh sản
Bài 4. Chuẩn bị con giống chim cút sinh sản
Bài 5. Nuôi dưỡng chim cút sinh sản
Bài 6. Chăm sóc chim cút sinh sản
Bài 7. Phòng và trị bệnh cho chim cút sinh sản
Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập thực hành được xây dựng trên cơ sở
nội dung cơ bản của bài học lý thuyết về xác định điều kiện chăn nuôi, thức ăn,
con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và phoàng-trị bệnh cho chim cút sinh sản, giúp
người học hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp trong việc nuôi
chim cút sinh sản.
Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giữa
kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nuôi chim cút sinh sản, trong đó thời lượng
cho các bài thực hành chiếm 70%. Vì vậy, để học tốt mô đun người học cần thực
hiện các nội dung sau:
- Tham gia học tập Mô đun 01 trước khi học mô đun này.


9


- Tham gia học đầy đủ các bài lý thuyết và thực hành trong mô đun.
- Phải có ý thức kỹ luật trong học tập, nghiêm túc, yêu nghề, giám nghỉ,
giảm làm và đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và
vệ sinh môi trường.
Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện theo Quy chế
thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm
theo quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội.


10

Bài 1: Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi
Mục tiêu
- Trình bày được các bước công việc về chuẩn bị điều kiện chăn nuôi chim
cút sinh sản.
- Chuẩn bị được chuồng trại, dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi chim cút
sinh sản đúng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng.
A. Nội dung:
1. Chuẩn bị chuồng trại
1.1. Chọn địa điểm xây dựng chuồng nuôi chim cút sinh sản
- Địa điểm xây dựng cần có địa hình tương đối bằng phẳng, cao ráo, dễ
thoát nước, xa ao hồ, sông ngòi, nằm trong khu vực đất kém giá trị về trồng trọt.
- Thuận lợi giao thông, tiếp cận thị trường và đảm bảo an ninh..
- Xa chợ, các khu dân cư, trường học,... để hạn chế lây lan mầm bệnh và ô
nhiễm môi trường.
- Có nguồn nước sạch dồi dào, nguồn điện đảm bảo ổn định thường xuyên.
Có khả năng mở rộng diện tích khi tăng quy mô.

- Chuồng trại phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của chim nuôi, đảm bảo
cho chúng có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng cho sản phẩm cao.
- Thuận lợi cho các thao tác kỹ thuật hàng ngày của công nhân và cán bộ kỹ
thuật, giảm nhẹ sức lao động.
- Cho phép áp dụng nhanh và có hiệu quả các biện pháp vệ sinh phòng dịch.
- Thuận lợi cho việc quản lý, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
- Xung quanh chuồng phải có hàng rào bảo vệ.
- Trồng cây xanh để làm mát khu vực chuồng nuôi.

Hình (3.1.) 3.1.1. Mô hình về vị trí xây dựng chuồng trại nuôi chim cút sinh sản


11

1.2. Xác định kiểu, hướng, kích thước các chiều và diện tích chuồng nuôi
- Kiểu chuồng:
+ Kiểu chuồng công nghiệp: Nếu nuôi trong chuồng kín, điều hòa tiểu khí
hậu bằng hệ thống quạt gió và dàn lạnh, tấm làm mát thì tốt nhất là làm chuồng có
trục song song với hướng gió chính (gió đông nam) để khi dùng quạt đẩy khí từ
chuồng ra, xuôi với chiều gió thổi, làm giảm chi phí quạt đẩy và không cản bụi.

Hình 3.1.2. Kiểu chuồng nuôi công nghiệp
+ Kiểu chuồng lồng hoặc sàn: sàn được làm bằng sắt hoặc lưới thép không
rỉ. Có thể mua lồng sắt mã kẽm bán sẵn, hoặc có thể làm bằng tre, gỗ và lưới thép
làm đáy.

Hình 3.1.3. Kiểu chuồng lồng
+ Chuồng nuôi tận dụng: có thể tận dụng các công trình sẵn có trong gia
đình như: chuồng lợn, chuồng trâu, nhà kho, bỏ không để cải tạo thành chuồng
nuôi chim cút sinh sản. Kiểu chuồng này đa dạng không cần quy cách, những cần

đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông và đảm bảo công tác vệ
sinh, phòng bệnh.
Tùy theo điều kiện kính tế, khả năng đầu tư, vùng sinh thái, nguyên vật liệu
dây dựng ở địa phương và gia đình để lựa chọn và xây dựng chuồng nuôi chim cút


12

sinh sản cho phù hợp.

Hình 3.1.4. Kiểu chuồng nuôi tận dụng (nuôi trên nền)
- Hường chuồng: Chuồng nuôi chim cút sinh sản nên xây theo 2 hướng sau:
+ Hướng nam
+ Hướng đông nam
- Kích thước và diễn tích chuồng nuôi chim
+ Kích thước chuồng nuôi phụ thuộc vào đối tượng chăn nuôi, quy mô của
trại cũng như dụng cụ, thiết bị chăn nuôi và mức độ cơ giới hoá.
+ Thông thường các dãy chuồng nuôi chim theo phương thức công nghiệp
có chiều dài 30-50m, chiều rộng 7 – 10m và chiều cao (không kể mái) là 2,5 3,0m.
+ Để chuồng nuôi thông thoáng tốt, khoảng cách giữa hai dãy chuồng nuôi
phải lớn hơn 2,5 lần chiều rộng chuồng nuôi. Thường khoảng cách này tối thiểu từ
20 – 25m.
1.3. Lựa chọn vật liệu xây dựng chuồng nuôi chim
- Nền, móng:
+ Móng chuồng nuôi phải vững chắc, chịu được lực nén của toàn bộ phần
trên và chống ẩm tốt.
+Nền phải chắc, có độ nhẵn để dễ làm vệ sinh, có độ nghiêng nhất định để
không đọng nước.
- Khung và tường:
+ Khung nhà phải bền vững, chịu được gió mạnh, thường xây bằng gạch, bê

tông hay kim loại.
+ Nếu tường chịu lực thì phải có các trụ để chịu các tải trọng của mái.
+ Nếu kết cấu nhà kiểu khung cần có tường bao.


13

- Mái và trần
+ Nên làm bằng vật liệu tương đối nhẹ nhưng bền vững và cách nhiệt tốt.
+ Độ dốc của mái khoảng 30o để dễ thoát nước mưa.
+ Các vật liệu thường được sử dụng làm mái là ngói đỏ, ngói xi măng,
fibroximang, tôn… Mái nên có màu sáng để bức xạ nhiệt tốt hơn.
+ Nếu có điều kiện thì nên làm chuồng 4 mái, 2 lớp mái trên và dưới cách
nhau 40-50 cm, lồng vào nhau 1,2-1,5m để tránh hắt nước mưa. Chuồng 4 mái
thoát nhiệt rất tốt vào mùa hè.
+ Chuồng phải có trần để cách nhiệt. Giữa trần và đỉnh tường nên có khe
thoát nhiệt ở phía trên trần để thường xuyên thoát khí nóng vào mùa hè.
+ Vật liệu làm trần tốt nhất là các tấm xốp, bông thuỷ tinh ... có độ dầy thích
hợp, nếu không có điều kiện thì làm bằng gỗ dán, cót, cót ép.
1.4. Thực hiện vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi
- Khu vực xung quanh chuồng nuôi:
+ Thường xuyên cắt cỏ, phát quang xung quanh chuồng nuôi trong khoảng
cách tối thiểu là 4m.
+ Quét dọn vệ sinh hàng ngày.
+ Định kỳ mỗi tuần một lần vệ sinh tiêu độc xung quanh chuồng nuôi bằng
một trong các loại hoá chất sau: formol 2 – 3%, xút (NaOH) nồng độ 2 – 3% với
liều lượng 0,65 – 1 lít/m2.
+ Có thể dùng các loại hoá chất khác như chloramin, prophyl, virkon,
biocid, farm fluid, longlefe,… theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Định kỳ mỗi tháng 2 lần tổ chức diệt chuột, phun thuốc diệt ruồi, muỗi,

côn trùng.
- Sau khi kết thúc mỗi đợt nuôi (xuất chuồng):
+ Đưa toàn bộ trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi ra ngoài .
+ Đưa toàn bộ lớp độn chuồng cũ ra ngoài.
+ Quét dọn và rửa sạch sẽ trần, tường, lưới, nền, nạo vét cống rãnh thoát
nước.
+ Để khô ráo, tiến hành sửa chữa những phần hư hỏng (nếu có). Sau đó tiến
hành tiêu độc theo các bước:
+ Phun dung dịch foocmol hoặc xút (NaOH) nồng độ 2 - 3% với liều 0,65 –
1 lít/m2 ( có thể sử dụng các loại hoá chất khác như như chloramin, prophyl,
virkon, biocid, farm fluid, longlefe,… theo hướng dẫn của nhà sản xuất).


14

+ Dùng vôi bột sống rắc lên nền chuồng dày khoảng 0,5 – 1,0 cm, dùng
ôzoa phun nước lên. Sau 1 ngày hót sạch bã vôi ra ngoài.
+ Quét vôi nền, sàn, tường và khu vực xung quanh chuồng nuôi bằng dung
dịch nước %. Quét 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 – 2 giờ.
+ Xông hơi formaldehyde (6,5g thuốc tím + 13ml formol cho 1m 2 nền
chuồng).
+ Để trống chuồng từ 2 – 3 tuần mới tiếp tục nuôi lứa mới.
- Trước khi tiếp tục đợt nuôi mới:
+ Vệ sinh chuồng trại, quét vôi nền, sàn, tường và khu vực xung quanh
chuồng nuôi bằng dung dịch nước vôi 20%.
+ Phun dung dịch foocmol ho xút (NaOH) nồng độ 2 - 3% với liều 0,65 1lít/ m2.( có thểặc sử dụng các loại hoá chất khác như chloramin, prophyl, virkon,
biocid, farm fluid, longlefe …theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Xông hơi formaldehyt (6,5g thuốc tím + 13ml formol cho 1m 2 nền
chuồng) hoặc phun thuốc sát trùng Virkon trước khi nhập chim ngày.
1.5. Xây dựng nội quy vệ sinh phòng dịch đối vơi chuồng, trại

- Tất cả mọi người vào khu vực chăn nuôi bắt buộc phải sử dụng trang thiết
bị chuyên dùng ở mỗi khu chăn nuôi: quần áo, dép, ủng, mũ, khẩu trang,...
- Khách tham quan vào khu vực chăn nuôi phải được phun sát trùng, mặc
quần áo bảo hộ lao động, tham quan theo sự chỉ dẫn của người hướng dẫn.
2. Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi chim cút sinh sản
2.1. Chuẩn bị lồng nuôi chim
- Lồng nuôi chim sinh sản: kích thước 1,0 x 0,5 x 0,2m, nuôi được 20-25
cút mái.

Hình 3.1.5. Lồng nuôi chim cút


15

- Để tiết kiệm chuồng nuôi, người ta chồng các lồng lên nhau thành nhiều
tầng, có thể đến 5-6 tầng, các tầng trên, dưới cách nhau 12-18cm.
- Cần hết sức chú ý là giữa các tầng phải có khoảng lưu thông đủ lớn (12-18
cm), nhằm đảm bảo thoáng khí cho các lồng chim, nhất là những lồng ở giữa.
- Lồng nuôi chim cần đảm bảo các điều kiện sau :
+ Chiều cao của lồng không quá 20 cm.
+ Nóc chuồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng, dễ bị vỡ
đầu.
+ Đáy lồng có độ dốc 2-3% để trứng lăn ra ngoài. Đáy có thể làm bằng lưới
cuộn hoặc lưới kẽm tròn, có ô vuông cỡ 1,5 x 1,5 cm để cút đi đứng thoải mái và
phân lọt xuống vỉ hứng phân bên dưới.
- Trong chăn nuôi chim cút công nghiệp, người ta chồng các lồng lên nhau,
lồng trên và dưới cách nhau tối thiểu 10 – 12cm để đặt vỉ hứng phân. Mỗi cây
lồng (dãy lồng gồm nhiều ngăn lồng chồng lên) gồm 5-6 tầng lồng.

Hình 3.1.6. Lồng nuôi chim cút

- Để chống ô nhiễm môi trường, sau mỗi buổi, phải rắc 1 lớp trấu hay mùn
cưa lên bề mặt vỉ hứng phân để giảm sự bốc khí độc từ phân và nước tiểu.
2.2. Chuẩn bị máng ăn, máng uống
- Máng ăn: có thể sử dụng khay, mẹt, P50, máng dài, máng ăn tự động


16

Hình 3.1.7. Máng ăn dài đặt bên ngoài lồng
+ Máng ăn tự động hình trụ: đưa thức ăn vào máng hình trụ bằng một ống
rót nối với tháp chứa thức ăn. Ống hút thức ăn được bố trí trên trần, từ trần có
máng rót nhỏ hơn đi xuống máng ăn thống cung cấp thức ăn kiểu dây truyền gồm
một tháp đựng thức ăn và những máng ăn nối với tháp đựng thức ăn tạo thành một
vòng khép kín. Thức ăn được vận chuyển vào máng ăn đều đặn nhờ hệ thống xích
đẩy. Tháp chứa thức ăn từ 200 - 250 kg thức ăn hỗn hợp. Trong tháp có một thiết
bị rung, tránh hiện tượng thức ăn không rơi xuống được. Tốc độ chuyển động của
dây truyền khoảng 3 - 5 m/phút, có thể chuyển thức ăn liên tục hoặc trong thời
gian nhất định.

Hình 3.1.8. Máng ăn dài

Hình 3.1.9. Máng ăn tròn

Hình 3.1.10. Máng ăn tự động
+ Máng ăn phải được vệ sinh hàng ngày


17

+ Máng ăn được ngâm, rửa sạch bằng nước lã. Sau đó ngâm vào bể thuốc

sát trùng có dung dịch foocmol 1% từ 10 - 15 phút (có thể sử dụng các loại hoá
chất khác như iodin, chloramin, virkon, biocid,... theo hướng dẫn của nhà sản
xuất). Sau khi ngâm, lấy ra, tráng lại bằng nước sạch rồi đem phơi khô trước khi
sử dụng.
- Máng uống: galon, máng uống tự động, núm uống

Hình 3.1.11. Máng uống cho chim cút
+ Máng uống tự động đơn giản
Máng uống tự động đơn giản nhất là loại máng chảy. Loại này gồm một
rãnh lòng máng, nước lấy trực tiếp từ vòi nước hoặc từ một ống cao su nối liền với
vòi nước. Mức nước cần thiết trong lòng máng được giữ cố định nhờ một ống tràn.
Hệ thống máng uống được đặt phía thiết trong lòng máng được giữ cố định nhờ
một ống tràn. Hệ thống máng uống được đặt phía ngoài lồng để chim thò đầu ra
uống, dưới nó có máng thu nước rơi vãi để không làm ướt nền chuồng.
+ Loại máng uống có van:
Có hai loại máng uống có van là loại có phao nổi và loại có lò xo. Loại
máng có phao nổi, mức nước trong máng được giữ cố định bằng phao. Phao này
tác động lên van. Loại máng uống kiểu van có lò xo được đóng mở bằng chính
trọng lực của nước. Khi máng hết nước van được mở ra nhờ lực của lò xo. Nước
sẽ chảy qua chỗ có van cho tới khi khối lượng nước có áp lực lớn hơn lực của lò
xo thì van sẽ đóng lại. Máng uống kiểu van có lò xo thường có hình lòng máng,
hình bát úp hoặc hình bầu.

Hình 3.1.12. Máng uống tự động


18

Máng kiểu van tiết kiệm nước hơn và đặt ở mọi vị trí.
+ Máng uống núm (núm uống):

Núm uống còn gọi là máng uống nhỏ giọt. Máng này chỉ gồm 1 đoạn dây
gắn vào một điểm cấp nước hoặc một đường ống dẫn nước có khoan nhiều lỗ.
Loại hiện đại có van điều khiển đóng mở tự động. Loại máng này rất tiết kiệm
nước và nước luôn sạch sẽ. Mỗi dãy chuồng bố trí 1 dãy núm uống. Khi chim có
nhu cầu, chúng chỉ cần khẽ chạm mỏ vào là nước sẽ chảy ra. Khi chim rời mỏ
khỏi núm, nước sẽ tự động ngừng chảy.

Hình 3.1.13. Máng uống tự động
+ Máng uống được ngâm, rửa sạch bằng nước lã. Sau đó ngâm vào bể thuốc
sát trùng có dung dịch foocmol 1% từ 10 - 15 phút (có thể sử dụng các loại hoá
chất khác như iodin, chloramin, virkon, biocid,... theo hướng dẫn của nhà sản
xuất). Sau khi ngâm, lấy ra, tráng lại bằng nước sạch rồi đem phơi khô trước khi
sử dụng.
2.3. Chuẩn bị đệm lót chuồng
Nếu nuôi nền cần chuẩn bị chất độn chuồng:
- Chất độn chuồng gồm: phôi bào, mùn cưa, trấu, rơm kho băm nhỏ
- Chất độn chuồng: đảm bảo khô ráo, tơi xốp và không bị mốc; có khả năng
hút ẩm và cách nhiệt tốt. Phơi khô, phun foocmol 0,5% hoặc iodin 2%, ủ bạt kín
trong 2 tuần.
- Chất độn chuồng trải dày 10 – 20 cm.
- Vệ sinh chuồng trại và thay đệm lót kịp thời
2.4. Chuẩn bị dụng cụ tắm cát
- Chuẩn bị máng đựng cát cho chim cút.


19

- Sử dụng loại cát vàng, khô và sạch cho chim tắm.
2.5. Chuẩn bị khay đựng trứng


Hình 3.1.14. Khay đựng trứng thương phẩm

Hình 3.1.15. Thùng đựng trứng thương phẩm

Hình 3.1.16. Khay đựng trứng ấp
2.6. Chuẩn bị dụng cụ thú y
Chuẩn bị một số dụng cụ thú y như:
+ Bơm tiêm tự động: 1 chiếc.


20

+ Bơm tiêm 20 ml: 1 Chiếc.
+ Bơm tiêm 10 ml: 1 Chiếc.
+ Kim tiêm các loại: 10 chiếc.
+ Pank: 2 chiếc.
+ Lọ nhỏ vacxin: 5 chiếc.

Hình 3.1.17. Bơm tiêm tự động
3. Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi chim cút sinh sản
3.1. Chuẩn bị hệ thống chiếu sáng
- Để đảm bảo nguồn điện liên tục và chủ động, ngoài đường điện được nối
với mạng điện công cộng, mỗi trại chim nên có trạm phát điện dự phòng riêng.
- Chuồng có độ rộng dưới 8m chỉ cần mắc một đường dây điện trung tâm
chạy dọc suốt chiều dài chuồng nuôi với các ổ mắc bóng điện cách nhau 2,5 - 3m.
- Chuồng có độ rộng trên 8m nên mắc 2 đường điện chạy song song. Các ổ
mắc bóng điện cách nhau 4 - 4,5m.
- Độ cao của đèn cách mặt nền trung bình 2m.
- Vệ sing, lau sạch các dụng cụ chiếu sáng, sau đó nhúng giẻ lau sạch vào
dung dịch foocmol 2%, vắt ráo nước rồi lau sát trùng.

- Có thể sử dụng các loại hoá chất khác như iodin, chloramin, virkon, biocid
... theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.2. Chuẩn bị hệ thống thông gió
- Chuồng thông thoáng tự nhiên: thiết kế đảm bảo thông thoáng tốt
- Chuồng kín: sử dụng hệ thống quạt thông gió
3.3. Chuẩn bị hệ thống làm mát
- Hệ thống làm mát chuồng khép kín: dùng hệ thống làm mát bằng dàn lạnh
hoặc phun sương.


21

Hình 3.1.18. Hệ thống làm mát chuồng nuôi khép kín
- Hệ thống làm mát chuồng hở:
+ Quạt gió
+ Con quay nước đặt trên mái
+ Trồng cây bóng mát xung quanh chuồng

Hình 3.1.19. Con quay nước làm mát

Hình 3.1.20. Làm mát chuồng nuôi


22

3.4. Chuẩn bị rèm che
- Đối với hệ thống chuồng nuôi khép kín thì không cần rèm che
- Đối với hệ thống chuồng thông thoáng tự nhiên cần phải có rèm che để
che chắn phía bên ngoài chuồng nuôi, phần không xây tường mà chỉ được ngăn
bằng lưới thép,

- Rèm che có tác dụng giữ nhiệt bảo vệ đàn chim khi có những thay đổi về
thời tiết như gió mùa, bão, mưa lớn,
- Rèm che làm bằng vải bạt, vải nhựa, bạt nilon, bao tải, cót ép….
- Rèm phải đam bảo sạch sẽ, khô ráo và được vệ sinh sát trùng trước khi sử
dụng. Mỗi tuần vệ sinh rèm che 1 lần.
- Cách sử dụng rèm che:
+ Giai đoạn chim con: che kín chuồng cả ngày và đêm
+ Giai đoạn chim hậu bị và chim đẻ: rèm che được kéo lên, chỉ sử dụng rèm
che khi thời tiết không thuần lợi: mưa, rét, gió, bão, gà bị bệnh.

Hình 3.1.21. Rèm che
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
1.1. Trình bày vị trí, kiểu, hướng, diện tích, kích thước chuồng nuôi chim cút sinh
sản.
1.2. Trình bày các loại dụng cụ, trang thiết bị để nuôi chim cút sinh sản.
2. Bài tập thực hành
2.1. Thực hành nhận biết chuồng nuôi chim cút sinh sản
- Mục đích: Xác định được vị trí, kiểu, hướng, diện tích, kích thước chuồng
nuôi chim cút sinh sản.


23

- Nội dung:
+ Nhận biết vị trí chuồng trại chăn nuôi chim cút sinh sản qua mô hình,
tranh ảnh, hình vẽ và tham quan trang trại nuôi chim cút sinh sản
+ Nhận biết kiểu, hướng, diện tích, kích thước chuồng nuôi chim cút sinh
sản.
+ Vệ sinh chuồng trại nuôi chim cút sinh sản bỏ

- Nguồn lực:
+ Tranh ảnh, mô hình, băng hình về chuồng nuôi chim cút sinh sản.
+ Trại chăn nuôi chim cút sinh sản
+ Clips về chuồng nuôi chim cút sinh sản
+ Máy tính, Projecter, phông chiếu,...
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về vị trí, kiểu, hướng,
diện tích chuồng nuôi chim cút sinh sản qua tranh ảnh, mô hình, clips và trang trại
chăn nuôi chim cút sinh sản. tham quan thực tế
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm 3 – 5 học viên, mỗi
nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, clips về vị trí, hướng, kiểu chuồng, diện
tích chuồng trại nuôi chim cút sinh sản và tham quan cơ sở chăn nuôi chim cút
sinh sản. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của người học.
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
- Thời gian thực hành: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: giáo viên phát phiếu trắc nghiệm để học viên trả
lời. Thu phiếu và đánh giá kết quả theo đáp án.
- Kết quả và sản phẩm đạt được: thực hiện được việc xác định vị trí, kiểu,
hướng, diện tích chuồng nuôi chim cút sinh sản theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
2.2. Thực hành nhận biết dụng cụ, trang thiết bị nuôi chim cút sinh sản.
- Mục đích: Nhận biết được các loại dụng cụ, trang thiết bị để nuôi chim cút
sinh sản thông qua mô hình, tranh ảnh, băng hình. Tại trại chăn nuôi
- Nội dung:
+ Nhận biết được máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh chuồng trại,... nuôi
chim cút sinh sản qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và tham quan cơ sở chăn nuôi
chim cút sinh sản.


24


+ Nhận biết được thiết bị chiếu sáng, thông gió, làm mát,... nuôi chim cút
sinh sản qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và tham quan cơ sở chăn nuôi chim cút
sinh sản.
+ Vệ sinh dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi
- Nguồn lực:
+ Tranh ảnh, mô hình, băng hình về dụng cụ, thiết bị chăn nuôi chim cút
sinh sản.
+ Trại chăn nuôi chim cút sinh sản
+ Clips giới thiệu về dụng cụ, thiết bị chăn nuôi chim cút sinh sản
+ Máy tính, Projecter, phông chiếu,...
- Các thức tổ chức:
+ Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về các loại máng ăn,
máng uống,...các bố trí máng ăn, máng uống, hệ thống chiếu sáng, thông gió,...
nuôi chim cút sinh sản qua tranh ảnh, mô hình, clips và trang trại chăn nuôi chim
cút sinh sản.
+ Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm 3 – 5 học viên, mỗi
nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, clips về các loại máng ăn, máng
uống,...các bố trí máng ăn, máng uống, hệ thống chiếu sáng, thông gió,... nuôi
chim cút sinh sản qua tranh ảnh, mô hình, clips và trang trại chăn nuôi chim cút
sinh sản.. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của người học.
+ Hướng dẫn kết thúc: giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc
cá nhân theo mục tiêu bài học.
- Thời gian thực hành: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: giáo viên phát phiếu trắc nghiệm để học viên trả
lời. Thu phiếu và đánh giá kết quả theo đáp án.
- Kết quả và sản phẩm đạt được: xác định được các loại máng ăn, máng
uống, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi chim cút sinh sản theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
C. Ghi nhớ:
- Chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa

đông.
- Tuân thủ quy trình vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn
nuôi.
- Chuồng nuôi đảm bảo yên tĩnh, tránh giò lùa trực tiếp.


25

Bài 2: Chuẩn bị thức ăn cho chim cút sinh sản
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước công việc về chuẩn bị thức ăn trong chăn nuôi
chim cút sinh sản
- Chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại, chất lượng thức ăn cho chim cút sinh
sản theo yêu cầu kỹ thuật
A. Nội dung:
1. Nhận biết các loại thức ăn cho chim cút sinh sản tham khảo
- Ngô (Zea mays): Ngô là loại thức ăn chính cung cấp năng lượng cho chim.
Trong 1kg ngô có giá trị 3200- 3400 kcal năng lượng trao đổi. Hàm lượng xơ
trong ngô thấp, hàm lượng protein thô từ 8 -13% (tính theo vật chất khô). Lyzin,
tryptophan, methionin là những axit amin hạn chế nhất, đặc biệt là lyzin.
Ngô là loại thức ăn hạt nghèo
các chất khoáng như Ca (0,15%), Mn
(7,3 mg/kg) và Cu (5,4 mg/kg). Trong
ngô vàng và ngô đỏ có nhiều caroten,
criptoxantin, xantofin. Trong 1kg ngô
vàng có 0,57 mg caroten, 15,4 mg
criptoxantin và 13,67 mg xantofil.
Xantofil là sắc tố màu của lòng đỏ
trứng, mỡ và da.


Hình 3.2.1. Ngô hạt

- Cám gạo: Trong cám gạo có 12 - 14% protein thô, 14 - 18% dầu. Dầu trong
cám gạo rất dễ bị ôxy hoá, do đó cám gạo khó bảo quản và dự trữ. Trong cám gạo
còn có nhiều vitamin nhóm B nhất là B1, trong 1kg cám gạo có khoảng 22,2 mg
vitamin B1, 13,1 mg B6 và 0,43 mg biotin. Trong khẩu phần ăn có nhiều cám gạo
dễ gây thiếu kẽm.

Hình 3.2.2. Cám gạo


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×