Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn sinh chuyên tỉnh bắc ninh năm học 2016 2017(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.32 KB, 6 trang )

UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: Sinh học (Dành cho thí sinh thi vào chuyên Sinh)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 11 tháng 6 năm 2016

(Đề thi có 02 trang)
Câu 1 (1,0 điểm)
Một gen có 3120 liên kết hiđrô, tỉ lệ A : G = 2 : 3. Gen bị đột biến chỉ liên quan đến
một cặp nuclêôtit làm cho chiều dài giảm đi 3,4 A O. Tính số nuclêôtit tự do mỗi loại cần
cung cấp cho gen sau đột biến nhân đôi liên tiếp 5 lần.
Câu 2 (1,5 điểm)
a. Nêu cơ chế hình thành thể dị bội có bộ NST là (2n+1) và (2n-1).
b. Xét một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaXY giảm phân. Nếu xảy
ra rối loạn không phân li cặp NST XY trong giảm phân II ở cả hai tế bào con, cặp NST Aa
giảm phân bình thường thì kết thúc quá trình giảm phân tạo ra các loại giao tử nào ?
c. Một tế bào xôma có bộ NST 2n tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra
các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần nguyên phân, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả
các NST không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ NST 4n. Tế bào 4n này và các tế bào
con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình
nguyên phân tạo ra tổng số 28 tế bào con. Tìm số lần nguyên phân của tế bào xôma ban đầu.
Câu 3 (1,5 điểm)
a. Ưu thế lai là gì ? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống ?
b. Một quần thể thực vật lưỡng bội, gen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen
d quy định hoa trắng. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây hoa đỏ và 75% cây hoa trắng. Khi
cho (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ thu được cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 17,5%. Biết rằng
không có đột biến và hiện tượng gây chết. Tính theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa đỏ ở


(P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
Câu 4 (1,0 điểm)
Giải thích tại sao hệ sinh thái có lưới thức ăn càng phức tạp thì càng ổn định.
Câu 5 (1,0 điểm)
a. Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEE khi giảm phân bình thường sẽ cho loại giao tử
mang 2 gen trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
b. Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn; không
có đột biến và hiện tượng gây chết. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AabbDdEE
cho đời con mang loại kiểu hình có 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
Câu 6 (1,5 điểm)
Khi nghiên cứu sự di truyền tính trạng màu tóc trong một gia đình, người ta lập được
sơ đồ phả hệ như sau:

1


a. Tóc hung là tính trạng trội hay tính trạng lặn ? Tính trạng màu tóc được quy định
bởi gen trên nhiễm sắc thể thường hay gen trên nhiễm sắc thể giới tính ? Biết rằng tính trạng
màu tóc do một gen gồm hai alen quy định.
b. Nếu người số 9 lấy chồng có tóc hung thì xác suất để họ sinh được người con gái
đầu lòng có tóc hung là bao nhiêu ? Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Câu 7 (2,5 điểm)
a. Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả đỏ, gen a quy định tính trạng quả vàng.
Cho hai cây cà chua quả đỏ tự thụ phấn, F1 thu được 665 cây quả đỏ, 95 cây quả vàng. Xác
định kiểu gen của hai cây cà chua trên.
Biết rằng không có đột biến và hiện tượng gây chết; số lượng cá thể con của hai cây
cà chua quả đỏ nói trên bằng nhau.
b. Cho hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt giao
phối với nhau, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho F 1 giao phối với ruồi giấm
khác thu được F2 gồm 75 ruồi thân xám, cánh dài và 25 ruồi thân đen, cánh cụt. Biện luận và

viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Biết rằng không có đột biến và hiện tượng gây chết; mỗi cặp tính trạng chỉ do một cặp
gen nằm trên NST thường quy định.
============Hết============

2


UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: Sinh học
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)

Câu 1 (1,0 điểm)

Một gen có 3120 liên kết hiđrô, tỉ lệ A : G = 2 : 3. Gen bị đột biến chỉ liên quan đến
một cặp nuclêôtit làm cho chiều dài giảm đi 3,4 A O. Tính số nuclêôtit tự do mỗi loại cần
cung cấp cho gen sau đột biến nhân đôi liên tiếp 5 lần.
Câu 1

Hướng dẫn giải
- Tính số từng loại nuclêôtit của gen ban đầu:
+ Gen ban đầu có: 2A + 3G = 3120

Điểm
0,25


A:G=2:3
→ A= T = 480 nuclêôtit
G= X= 720 nuclêôtit
- Vì đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit làm cho chiều dài gen giảm đi 3,4 A O
→ Gen bị đột biến mất một cặp nuclêôtit.
- Số nuclêôtit tự do mỗi loại cần cung cấp cho gen sau đột biến nhân đôi liên tiếp 5 lần:
+ Trường hợp 1: mất 1 cặp A-T (T-A)
A = T = (480-1)(25-1) = 14849 nuclêôtit
G = X = 720(25-1) = 22320 nuclêôtit
+ Trường hợp 2: mất 1 cặp G-X (X-G)
A = T = 480(25-1) = 14880 nuclêôtit
G = X = (720-1)(25-1) = 22289 nuclêôtit

0,25
0,25

0,25

Câu 2 (1,5 điểm)

a. Nêu cơ chế hình thành thể dị bội có bộ NST là (2n+1) và (2n-1).
b. Xét một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaXY giảm phân. Nếu xảy
ra rối loạn không phân li cặp NST XY trong giảm phân II ở cả hai tế bào con, cặp NST Aa
giảm phân bình thường thì kết thúc quá trình giảm phân tạo ra các loại giao tử nào ?
c. Một tế bào xôma có bộ NST 2n tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra
các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần nguyên phân, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả
các NST không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ NST 4n. Tế bào 4n này và các tế bào
con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình
nguyên phân tạo ra tổng số 28 tế bào con. Tìm số lần nguyên phân của tế bào xôma ban đầu.

Câu 2
Hướng dẫn giải
a
- Cơ chế hình thành thể dị bội có bộ NST là (2n+1) và (2n-1) là sự không phân li của
một cặp NST tương đồng nào đó. Kết quả là một giao tử có cả hai NST của một cặp
(n+1), còn một giao tử không mang NST nào của cặp đó (n-1). Sự thụ tinh của các giao
tử bất thường này với các giao tử bình thường (n) sẽ tạo ra các thể dị bội.
(Nếu học sinh giải thích cơ chế bằng sơ đồ mà đúng vẫn cho điểm tối đa)
b
c

- Trường hợp 1: AXX, AO, aYY, aO.
- Trường hợp 2: aXX, aO, AYY, AO.
- Gọi x là lần nguyên phân xảy ra đột biến (x nguyên dương). Kết thúc lần nguyên phân
này sẽ tạo ra 2x - 1 tế bào con (trong đó có 1 tế bào con có bộ NST 4n và 2 x-1-1 =2x-2 tế
bào con có bộ NST 2n).
- Các tế bào 4n và 2n trên tiếp tục nguyên phân y lần (y nguyên dương) sẽ tạo ra tổng số
3

Điểm

0,5

0,25
0,25


tế bào con là:
2y + (2x -2).2y =28 <25 →x, y <5
x

1
2
3
4
y
Loại
Loại
2
Loại
→ Vậy số lần nguyên phân của tế bào xôma ban đầu = 3+2=5
(Nếu học sinh làm theo cách khác mà cho kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa)

0,5

Câu 3 (1,5 điểm)

a. Ưu thế lai là gì ? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống ?
b. Một quần thể thực vật lưỡng bội, gen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen
d quy định hoa trắng. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây hoa đỏ và 75% cây hoa trắng. Khi
cho (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ thu được cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 17,5%. Biết rằng
không có đột biến và hiện tượng gây chết. Tính theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa đỏ ở
(P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
Câu 3
a

Hướng dẫn giải
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F 1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát
triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai
bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.


b

- Người ta không dùng cơ thể lai F1 làm giống vì nếu làm giống thì ở đời sau sẽ xuất hiện
các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm.
- Gọi tỉ lệ kiểu gen của quần thể ở thế hệ ban đầu là:
(P) xDD : yDd : 0,75dd
( x + y =0,25 và x, y nguyên dương)
- F2: Tỉ lệ hoa trắng là dd = 100% - 17,5% = 82,5% (0,825)
1æ y ö
÷
y - 2÷
= 0, 825 ® y = 0, 2 ® x = 0, 05
ç
- Tỉ lệ kiểu gen dd = 0, 75 + ç
÷
ç
÷

2 ø
→ (P): 0,05DD : 0,2Dd : 0,75dd.
→ Tỉ lệ cây hoa đỏ thuần chủng / tổng số cây hoa đỏ ở P = 0,05/ (0,05 + 0,2) = 0,2
(20%).

Câu 4 (1,0 điểm)
Giải thích tại sao hệ sinh thái có lưới thức ăn càng phức tạp thì càng ổn định.
Câu 4
Hướng dẫn giải
- Lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp đồng nghĩa với độ đa dạng của quần xã càng
cao, càng có nhiều loài ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Quần xã có độ đa dạng càng cao thì càng ổn định vì:

+ Các loài có sự khống chế lẫn nhau rất chặt chẽ, do đó khó xảy ra sự biến động lớn của
một vài loài nào đó.
+ Khi một loài nào đó bị suy giảm, các loài sử dụng loài đó có thể sử dụng các loài khác
làm thức ăn thay thế.
Câu 5 (1,0 điểm)

a. Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEE khi giảm phân bình thường sẽ cho loại giao tử
mang 2 gen trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
b. Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn; không
có đột biến và hiện tượng gây chết. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AabbDdEE
cho đời con mang loại kiểu hình có 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
4

Điểm
0,25

0,25
0,25

0,25
0,5

Điểm
0,5
0,25
0,25


Câu 5


Hướng dẫn giải

Điểm

a

- Loại giao tử mang 2 gen trội = AbdE + aBdE + abDE =(1/2x1/2x1/2x1)x3 = 3/8
(37,5%).
- Loại kiểu hình có 4 tính trạng trội (A-B-D-E-) = 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1 = 9/32 (28,1%).

0,5

b

0,5

Câu 6 (1,5 điểm)
Nghiên cứu sự di truyền tính trạng màu tóc trong một gia đình có phả hệ sau:

a. Tóc hung là tính trạng trội hay tính trạng lặn ? Tính trạng màu tóc được quy định
bởi gen trên nhiễm sắc thể thường hay gen trên nhiễm sắc thể giới tính ? Biết rằng tính trạng
màu tóc do một gen gồm hai alen quy định.
b. Nếu người số 9 lấy chồng có tóc hung thì xác suất để họ sinh được người con gái
đầu lòng có tóc hung là bao nhiêu ? Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Câu 6

Hướng dẫn giải

Điểm


a

- Cặp vợ chồng 3, 4 đều có tóc đen sinh được con (8) có tóc hung → Tóc hung là tính
trạng lặn. Quy ước: Gen A- tóc đen, gen a- tóc hung.
- Nếu gen nằm trên NST giới tính X thì người số (3) có kiểu gen X AY→ người số (8) sẽ
phải có tóc đen → trái giả thiết → Tính trạng màu tóc được quy định bởi gen trên nhiễm
sắc thể thường.

0,25

b

0,5

- Vì người số (10) có kiểu gen aa→ cặp vợ chồng 5, 6 có kiểu gen: Aa x Aa→ người số
(9) có kiểu gen: 1/3AA : 2/3 Aa.

0,25

- Người chồng tóc hung có kiểu gen aa. Để con của họ có tóc hung thì người số (9) phải
có kiểu gen Aa (Xác suất = 2/3)
- Sơ đồ lai: P: 2/3Aa
x
aa → Xác suất sinh con gái tóc hung (aa) =
2/3x1x1/2aax1/2=1/6.
(Nếu học sinh làm theo cách khác mà cho kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa)

0,5

Câu 7 (2,5 điểm)


a. Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả đỏ, gen a quy định tính trạng quả vàng.
Cho hai cây cà chua quả đỏ tự thụ phấn, F1 thu được 665 cây quả đỏ, 95 cây quả vàng. Xác
định kiểu gen của hai cây cà chua trên.
Biết rằng không có đột biến và hiện tượng gây chết; số lượng cá thể con của hai cây
cà chua quả đỏ nói trên bằng nhau.
b. Cho hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt giao
phối với nhau, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho F 1 giao phối với ruồi giấm
khác thu được F2 gồm 75 ruồi thân xám, cánh dài và 25 ruồi thân đen, cánh cụt. Biện luận và
viết sơ đồ lai từ P đến F2.

5


Biết rằng không có đột biến và hiện tượng gây chết; mỗi cặp tính trạng chỉ do một cặp
gen nằm trên NST thường quy định.
Câu 7
a

b

Hướng dẫn giải
- Tỉ lệ kiểu hình ở F1: Quả đỏ: quả vàng = 7 : 1.
- Cây cà chua quả đỏ có kiểu gen AA hoặc Aa.
+ Nếu hai cây đều có kiểu gen AA tự thụ phấn → F1: 100% cây quả đỏ → Loại.
+ Nếu hai cây đều có kiểu gen Aa tự thụ phấn → F1: 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng →
Loại.
→ Kiểu gen của hai cây cà chua quả đỏ là AA, Aa.
SĐL: P AA x AA → 4 AA
P Aa x Aa → 3 A- : 1aa

F1: 7A- : 1aa → tỉ lệ kiểu hình: 7 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
(Nếu học sinh biện luận theo cách khác mà cho kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa)
- Vì mỗi cặp tính trạng chỉ do một cặp gen quy định, Ptc → F1 thu được toàn ruồi thân
xám, cánh dài → tính trạng thân xám, cánh dài là trội hoàn toàn so với tính trạng thân
đen, cánh cụt.
Quy ước: A - Thân xám, a- Thân đen, B- Cánh dài, b- Cánh cụt
- Xét sự phân li mỗi cặp tính trạng ở F2:
+ Thân xám : thân đen = 3 : 1 → F1: Aa x Aa
+ Cánh dài : cánh cụt = 3 : 1 → F1: Bb x Bb
- Nếu các gen phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình ở F 2 phải thỏa mãn tỉ lệ (3:1)(3:1) = 9 :
3 : 3: 1 ≠ tỉ lệ phân li đầu bài = 75 : 25 = 3 : 1→ Các gen quy định các cặp tính trạng liên
kết hoàn toàn với nhau trên một cặp nhiễm sắc thể.
- SĐL: P → F1.
F1 → F2.

Điểm
0,25
0,5
0,25

0,25

0,25
0.5

0,25
0,25
....................HÕt....................

6




×