Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

GA tichhop môn Âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.65 KB, 8 trang )

GIÁO ÁN TÍCH HỢP CÁC BỘ MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ TRONG DẠY HỌC
ÂM NHẠC
Bài 2 Tiết 6: ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC
Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát "Hò kéo Pháo"
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
a) Môn Âm nhạc
Qua bài học học sinh biết được :
- Sơ lược về tiểu sử nhạc sĩ Hoàng Vân
- Hoàn cảnh ra đời của bài hát "Hò kéo pháo"
- Giai điệu bài hát "Hò kéo pháo" mang âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc Bộ
- Ý nghĩa nội dung của bài hát Hò kéo pháo ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng
của các anh bộ đội cụ Hồ ngày đêm chịu đựng gian nan vất vả, không ngại gian
khó đồng sức đồng lòng quyết tâm đưa bằng được những cổ pháo nặng hàng tấn
vượt qua dốc núi chiếm lĩnh trận địa. Bài hát đã góp phần động viên, khích lệ tinh
thần các chiến sĩ pháo binh vượt qua mọi gian khổ để làm nên chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
- Vận dụng kiến thức các môn học khác để giải quyết các vấn đề đặt ra:
b) Môn Lịch sử
Sử dụng kiến thức môn Lịch sử giúp các em nhớ lại kiến thức về chiến dịch Điện
Biên Phủ đã học trong Lịch sử lớp 5:
- Nêu diễn biến sơ lược chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ
- Giảng trong bài: Bài 27 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân xâm lược
kết thúc (1953 - 1954) - mục II chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ(1954) Lịch sử 9
c) Môn Địa lí.
- Xác định vị trí địa lí tỉnh Điện Biên trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Nêu đặc điểm địa hình, khí hậu vùng Tây Bắc
Giảng trong các bài: Địa 8: Bài 28 Đặc điểm địa hình Việt Nam; Bài 29 Đặc
điểm các khu vực địa hình; Bài 31 Đặc điểm khí hậu Việt Nam; Bài 32 Các mùa



khí hậu và thời tiết ở nước ta; Bài 41 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Địa lí 9 - Bài
Địa lí tỉnh Điện Biên.
2. Mục tiêu kĩ năng
- Học sinh tóm tắt được cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Vân.
- Nêu được cảm nghĩ của mình sau khi nghe bài hát Hò kéo pháo.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định đánh giá âm mưu thủ đoạn
chiến tranh của Pháp.
- Nhận biết các dạng địa hình và khí hậu ở miền Tây Bắc, vị trí tỉnh Điện Biên trên
bản đồ.
- Kĩ năng quan sát tranh ảnh, tư liệu, movie…về chiến dịch Điện Biên Phủ, địa
hình, khí hậu miền Tây Bắc => rút ra hoàn cảnh ra đời bài hát và ý nghĩa bài hát
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. Mục tiêu thái độ
- Học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thông qua đó các em yêu thích hơn
môn âm nhạc, cũng như các môn lịch sử, địa lí.
- Dạy dỗ và nhắc nhở học sinh về những tấm gương cao đẹp của người chiến sỹ,
về những người anh hùng đã hy sinh vì nước, vì dân.
- Đồng thời giúp học sinh hiểu và trân trọng những sự hy sinh lớn lao đó, nối tiếp
truyền thống cha ông, gìn giữ, xây dựng cho đất nước Việt Nam ngày càng tươi
đẹp hơn.
II. CHUẨN BỊ


Máy chiếu



Bảng nhóm




Máy ảnh



Máy vi tính

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Mục tiêu
- Đạt được các mục tiêu về kiến thức – kĩ năng – thái độ của bài học.
- GV tích hợp được các môn: Lịch sử, Địa lí...trong hoạt động dạy – học.
- HS vận dụng kiến thức các môn: Lịch sử, Địa lí, Hoạt động ngoại khóa... để giải
quyết các vấn đề mà GV đặt ra để chủ động.


2. Chuẩn bị
- GV: biên soạn chương trình – kế hoạch bài giảng; Các tư liệu như: tranh ảnh;
movie.. minh họa cho bài giảng.
- HS đọc trước bài; xem kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí..có liên quan đến nội
dung bài học.
3. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Lồng ghép trong bài giảng
3. Bài mới:
HĐ của GV
GV ghi bảng

Nội dung
Âm nhạc thường thức


HĐ của HS
HS ghi bài

Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát
" Hò kéo pháo "
GV yêu cầu

- Các em hãy nghiên cứu phần giới thiệu về nhạc sĩ

HS đọc bài

Hoàng Vân trong SGK Trang 16.
GV yêu cầu

Em hãy giới thiệu tóm tắt một số nét chính về nhạc sĩ

HS tóm tắt

Hoàng Vân ?
- Tên thật là Lê Văn Ngọ,(Còn có bút danh là Y – na ) HS thảo luận
- Ông sinh năm 1930 tại Hà Nội, tác phẩm tiêu biểu là - HS trình
bài hát "Hò kéo pháo".
GV yêu cầu

? Kể tên những bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân mà em

học sinh

biết? Hãy trình bày một bài hát mà em yêu thích nhất


thảo luận

của nhạc sĩ Hoàng Vân?

bày

nhóm
Gv nhận xét khuyến khích học sinh.
GV tổng kết

Nhạc sĩ Hoàng Vân là người có nhiều đóng góp cho

lại

nền âm nhạc Việt Nam, Ông đã thành công trong việc
sáng tác ca khúc cho thiếu niên và người lớn. Những
ca khúc nổi bật của ông gồm có : Hò kéo pháo,
Quảng Bình quê ta ơi, Tình ca Tây Nguyên, Bài ca

HS theo dõi


người giáo viên nhân dân, Mùa hoa phượng nở, Ca
ngợi Tổ Quốc, Em yêu trường em… Với những đóng
góp đó nhạc sĩ đã được nhà nước trao tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
Em yêu trường em, Ca ngợi tổ quốc....
GV yêu cầu
? Ngày 7/5 hàng năm nước ta thường tổ chức kỉ niện

sự kiện gì ?
( Tổ chức kỉ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ)

HS trả lời

? Mời 1 HS lên xác định vị trí của tỉnh Điện Biên trên HS lên xác
bản đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

định

Giới thiệu bài hát Hò kéo pháo :
GV giới

Nhạc sĩ Hoàng Vân là người chiến sĩ trực tiếp tham

thiệu

gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Được chứng kiến

HS chú ý

những gian nan vất vả của quân và dân ta, chứng kiến
những tấm gương hy sinh anh dũng, đã thôi thúc ông
viết lên những lời ca cháy bỏng đó là bài hát Hò kéo
pháo . Bài hát âm vang mãi cùng chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ.
GV chiếu

- Cho HS xem video bài hát : Hò kéo pháo


video
GV yêu cầu

HS nghe và
cảm nhận

? Qua giai điệu, lời ca em có cảm nghĩ gì về bài hát

HS phát biểu

“ Hò Kéo Pháo ” Của nhạc sĩ Hoàng Vân.

cảm ngĩ

GV: Như vậy qua lời bài hát chúng ta có thể hình
dung ra phần nào những khó khăn gian khổ của quân
và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
GV liên
môn

Nhớ lại kiến thức đã học trong môn địa lí lớp 5:
?Em hãy trình bày vài nét nổi bật về đặc điểm địa
hình và khí hậu ở vùng Tây Bắc

HS chú ý


(Địa hình đồi núi cao hiểm trở, nhiều đèo cao vực

Học sinh trả


thẳm nên việc đi lại gặp khó khăn. Khí hậu có mùa

lời

đông rét buốt, sương muối giá lạnh kèm theo thỉnh
thoảng có mưa.)
?Em hãy cho biết vì sao Pháp lại chọn Điện Biên Phủ
để xây dựng tập đoàn cứ điểm kiên cố bậc nhất Đông
Nam Á
( Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn giữa

HS trả lời

vùng núi Tây Bắc, địa hình hiểm trở, dễ phòng thủ
khó tấn công, vì thế Pháp đã xây dựng ở Điện Biên
Phủ một tập đoàn cứ điểm bậc nhất ở Đông Nam Á)
Gv thực hiện GV chiếu hình ảnh về địa hình vùng núi Tây Bắc

HS quan sát

Để hiểu sâu hơn về đặc điểm địa hình, khí hậu của
vùng Tây Bắc và tỉnh Điện Biên các em sẽ được tìm
hiểu cụ thể trong môn Địa lí 8 và 9 học kì 2.
? Em hãy cho biết chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm
mấy đợt? Nêu thời gian bắt đầu và kết thúc.
(Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm 3 đợt, bắt đầu

HS trả lời


ngày 13/3/1954 và kết thúc ngày 7/5/1954)
Gv thực hiện Gv chiếu video diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ

HS theo dõi
Hs lắng

Giáo viên

Để tìm hiểu rõ hơn về chiến dịch Điện Biên Phủ các

thuyết trình

em sẽ được tìm hiểu trong môn lịch sử lớp 9 trong
học kì 2.
Trong những ngày cam go của Chiến dịch Điện Biên
Phủ cách đây hơn 60 năm, khi bộ đội ta gò lưng kéo
những khẩu pháo nặng hơn 2 tấn, vượt qua núi cao,
đèo dốc hiểm trở…, bài hát “Hò kéo pháo” của nhạc
sỹ Hoàng Vân vang lên giữa chiến trường đã trở

nghe


thành động lực không nhỏ, động viên tinh thần anh
em chiến sỹ, dân công tham gia kéo pháo, góp phần
làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy
? Em hãy kể tên một số anh hùng liệt sĩ trong chiến
dịch Điện Biên Phủ.
Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện
? Là học sinh đang sinh sống trên mảnh đất Điện Biên

Phủ anh hùng em sẽ làm gì để nối tiếp những chuyền
Gv yêu cầu

thống vẻ vang đó.
- Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con
đường đi lên CNXH ở nước ta, kiên định lí tưởng

Gv yêu cầu

“độc lập dân tộc và CNXH”. Xây dựng ý chí tự lực,

trao đổi cặp

tự cường, không chịu đói nghèo lạc hậu.

bàn

- Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao

Hs trả lời

trình độ học vấn, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ

HS thảo luận

được khoa học và công nghệ mới.

- trả lời

- Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm

mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ
Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã
hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn
giao thông và an ninh xã hội, quốc gia.
- Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của
Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng
nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần
sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân
tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng , văn minh.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp
thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.
Em hãy sưu tầm và ghi lại một số bài thơ, bài hát,
hình ảnh hoặc bài báo về chiến dịch Điện Biên Phủ?


Gv yêu cầu
nhóm báo

HS báo cáo

cáo kết quả

kết quả của

chuẩn bị từ

nhóm

nhà

4, Củng cố :
- GV cho hs nghe lai bài hát Hò kéo pháo ?
5, Dặn dò :
- Về nhà các em ôn lại hai bài hát : Mùa thu ngày khai trường, Lí dĩa bánh
bò. Các bài TĐN số 1, số 2. Ôn lại công thức Gam thứ, giọng thứ. Tiết
sau ôn tập .




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×