Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề thi quản trị công nghệ có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.8 KB, 10 trang )

ĐÁP ÁN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỀ THI SỐ 1
Tên học phần: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ
A. LÝ THUYẾT: 7 điểm
Câu 1 (1đ): Công nghệ thích hợp là gì? Cho ví dụ chứng tỏ thích hợp không phải là bản chất của
công nghệ.
Công nghệ thích hợp là các công nghệ đạt được các mục tiêu của quá trình phát triển kinh tế xã
hội trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của địa phương.
Căn cứ xác định công nghệ thích hợp.
Sự thích hợp của công nghệ không phải là bản chất của bất kỳ công nghệ nào, mà nó nhận
được từ hoàn cảnh và mục tiêu được dùng để đánh giá nó.
+ Hoàn cảnh
- Dân số
- Tài nguyên
- Kinh tế
- Công nghệ
- Môi trường sống
- Văn hóa, xã hội
- Chính trị, pháp luật
- Quan hệ quốc tế
+ Mục tiêu: Dựa vào các mục tiêu của quốc gia, của ngành, của địa phương, mà xác định, nhưng
phải tối đa hiệu quả và tối thiểu hậu quả.
Cho ví dụ
Câu 2 (1đ): Trình bày những nhận thức chính về đổi mới công nghệ.
Nhận thức về đổi mới công nghệ
a. Đổi mới công nghệ là tất yếu:
Công nghệ cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm. Tức là nó được sinh ra, phát
triển và cuối cùng là suy vong.


Về mặt lợi ích thương mại, quan trọng nhất là nhờ đổi mới công nghệ chất lượng sản phẩm


được nâng cao rõ rệt.
Sau đây là các lợi ích của đổi mới công nghệ đối với cơ sở đổi mới công nghệ:
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Duy trì và củng cố thị phần.
+ Mở rộng thị phần của sản phẩm.
b. Cơ sở của đổi mới công nghệ:
Thành tựu của khoa học đó chính là cơ sở của đổi mới công nghệ.
c. Thời điểm đổi mới công nghệ:
Các doanh nghiệp muốn đổi mới thành công thì cần phải có hệ thống thông tin làm việc có
hiệu quả, phải cập nhật được thành tựu khoa học công nghệ nói chung và đặc biệt là những thành
tựu khoa học trong lĩnh vực mà mình hoạt động. Lựa chọn thời điểm đổi mới là một vấn đề khá
quan trọng, nó có thể tạo điều kiện duy trì và nâng cao vị thế, tính cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường nếu có sự lựa chọn đúng, nhưng nó cũng có thể đưa doanh nghiệp tới tình trạng khó
khăn thậm chí phá sản nếu chọn sai thời điểm đổi mới. Thời điểm đổi mới tùy thuộc vào khả năng
của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không chủ động lựa chọn thời điểm đổi mới mà chỉ đổi mới
khi không còn phương án lựa chọn nào khác thì rõ ràng cơ hội để phát triển của họ đã bị thu hẹp
rất nhiều.
Nếu doanh nghiệp chủ động đổi mới bằng sáng chế công nghệ, thì thời điểm đổi mới phụ thuộc
vào năng lực của họ, đặc biệt là năng lực công nghệ. Tuy nhiêm sẽ có một thời điểm mà họ bắt
buộc phải đổi mới công nghệ nếu họ không muốn diệt vong đó là thời điểm mà tính cạnh tranh của
công nghệ họ đang sử dụng không còn nữa
d. Hàm mục tiêu của đổi mới công nghệ.
Đổi mới công nghệ theo hướng nào, đạt được những mục tiêu gì hay nói một cách khác việc
xác định hàm mục tiêu cho đổi mới công nghệ là một việc làm đầu tiên, quan trọng của quá trình
đổi mới. Hàm mục tiêu phải được xây dựng một cách thận trọng trên cơ sở phân tích đánh giá một
cách chính xác điều kiện hoàn cảnh thực tế và phải phù hợp với kế hoạch và chính sách phát triển
khác. Với một số các quốc gia ở Châu Phi, các công nghệ tương đối gây ô nhiễm và cần nhiều
nguyên, nhiên vật liệu vẫn có thể được lựa chọn bởi vì tài nguyên thiên nhiên của họ tương đối dồi
dào, các công nghệ này không đắt và quan điểm của họ cho rằng cái đói thì gần những vấn đề về
môi trường thì xa. Nhưng chắc chắn các công nghệ đó không được lựa chọn để đổi mới ở các quốc

gia phát triển vì hiệu quả thấp, sự hạn chế về tài nguyên thiên nhiên ở các nước này.v.v… và đặc
biệt là áp lực của xã hội.
e. Sự thay thế trong đổi mới công nghệ


Các công nghê mới hơn sẽ tiến tới thay thế hoàn toàn công nghệ cũ. Công nghệ cũ nhất luôn
thu hẹp thị phần của mình, các công nghệ mới nhất luôn mở rộng thị phần của mình, còn các công
nghệ trung gian một mặt vừa chiếm lấy thị phần của các công nghệ lạc hậu hơn nó đồng thời lại
nhượng lại thị phần của mình cho các công nghệ hiện đại hơn. Ví dụ vào thập kỷ 1970 để sản xuất
ra linh kiện điện tử có 3 loại công nghệ: công nghệ sản xuất đèn điện tử, công nghệ sản xuất linh
kiện bán dẫn và công nghệ sản xuất vi mạch.
g. Vai trò của xã hội trong đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ thành công thực sự khi và chỉ khi nó được thương mại hóa tức là được thị
trường, xã hội chấp nhận. Mọi đổi mới công nghệ đều bắt nguồn từ những nhu cầu của xã hội
hoặc phụ vụ nhu cầu nào đó của xã hội. Đổi mới công nghệ là một quá trình sáng tạo xuất phát từ
các cá nhân không hài lòng với thực tại.
Câu 3 (1đ): Năng lực công nghệ là gì? Nêu các thành phần của năng lực công nghệ cơ sỏ.

“Năng lực công nghệ quốc gia (ngành, cơ sở) là khả năng triển khai những công nghệ
đã có một cách có hiệu quả và đương đầu được với những thay đổi lớn về công nghệ”
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ
a. Năng lực vận hành
+ Năng lực sử dụng và kiểm tra vận hành ổn định.
+ Năng lực quản lý sản xuất: xây dựng kế hoạch sản xuất, đảm bảo chất lượng sản
phẩm, kiểm soát cung ứng vật tư, đảm bảo thông tin.
+ Năng lực bão dưỡng thường xuyên thiết bị công nghệ và ngăn ngừa sự cố.
+ Năng lực khắc phục sự cố xảy ra.
b. Năng lực tiếp thu công nghệ từ bên ngoài
+ Năng lực tìm kiếm, chọn ra công nghệ thích hợp với yêu cầu cảu sản xuất kinh doanh.
+ Năng lực lựa chọn hình thức tiếp thu công nghệ phù hợp nhất (liên doanh, licence,…)

+ Năng lực tiếp thu công nghệ mới được chuyển giao.
c. Năng lực hỗ trợ cho tiếp thu công nghệ, bao gồm:
+ Năng lực chủ trì dự án tiếp thu công nghệ.
+ Năng lực triển khai nguồn nhân lực để tiếp thu công nghệ.
+ Năng lực tìm kiếm, hay động vốn đầu tư.
+ Năng lực xác định các thị trường mới và đảm bảo đầu vào cần thiết cho sản xuất.
d. Năng lực đổi mới công nghệ


+ Năng lực thích nghi công nghệ được chuyển giao.
+ Năng lực sao chép.
+ Năng lực thích nghi bằng thay đổi cơ bản về sản phẩm, về thiết kế sản phẩm và
nguyên liệu.
+ Năng lực thích nghi thay đổi cơ bản về quy trình công nghệ.
+ Năng lực tiến hành nghiên cứu.
+ Năng lực sáng tạo công nghệ, tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới.
Câu 4 (1đ): Chuyển giao công nghệ là gì? Trình bày các đối tượng chuyển giao công nghệ.
a. Các định nghĩa chuyển giao công nghệ.
Theo luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam: Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền
sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công
nghệ sang bên nhận công nghệ.
b. Đối tượng chuyển giao công nghệ
Theo luật chuyển giao công nghệ (có hiệu lực từ 1/7/2007), đối tượng chuyển giao công nghệ
là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây.
1) Bí quyết kỹ thuật (Technical know-how).
Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất,
kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của
công nghệ, sản phẩm công nghệ.
2) Kiến thức kỹ thuật (Technical knowledge) về công nghệ.
Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình

công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình
máy tính, thông tin dữ liệu.
3) Giải pháp hợp lý hóa sản xuất hay đổi mới công nghệ.
4) Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sử hữu
công nghệ.
Sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa và các đối tượng khác do luật định.
Trong đó sáng chế là giải pháp hợp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới.
Kiểu dáng công nghệ là hình dáng bên ngoài của sản phẩm.
Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các
cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh.


Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ mặt hàng từ
nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa
trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt.
Quyền sở hữu đối với sở hữu công nghiệp có thể được xác lập theo văn bằng bảo hộ do cơ
quan có thẩm quyền của nhà nước cấp.
Câu 5 (1đ) Trình bày các yêu cầu đối với công nghệ trong chuyển giao công nghệ. Liên hệ với
Việt Nam trong thời gian qua.
Các yêu cầu đối với công nghệ trong chuyển giao công nghệ.
Luật pháp Việt Nam khuyến khích chuyển giao các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng
một trong các yêu cầu sau:
1. Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao.
2. Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới.
3. Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu .
4. Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
5. Bảo vệ sức khỏe con người.
6. Phòng, chóng thiên tai, dịch bệnh
7. Sản xuất sạch, thân thiện môi trường.

8. Phát triển ngành nghề truyền thống.
Luật pháp Việt Nam hạn chế chuyển giao một số công nghệ nhầm mục đích:
1.

Bảo vệ lợi ích quốc gia.

2.

Bảo vệ sức khỏe con người.

3.

Bảo vệ giá trị văn hóa dân tộc.

4.

Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường.

5.

Thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà CNXHCN Việt Nam là thành viên.
Luật pháp Việt Nam cấm chuyển giao:
1. Những công nghệ không đáp ứng các yêu cầu trong các quy định của pháp luật Việt Nam về
an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ tào nguyên và môi trường


2. Những công nghệ tạo ra các sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế- xã hội và ảnh
hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc giam trật tự và an toàn xa hội của Việt Nam.
3. Những công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà
CNXHCN Việt Nam là thành viên.

4. Công nghệ thuộc danh mục bí mật của nhà nước, trù trường hợp pháp luật có quy định.
Câu 6 (1đ): Trình bày vai trò và chức năng quản lý nhà nước về công nghệ.

Vai trò và chức năng của Nhà nước trong quản lý khoa học và công nghệ
Vai trò của Nhà nước trong quản lý KH&CN tương tự như trong quản lý KT-XH nói
chung.
Nhà nước có ba chức năng chính trong quản lý KH&CN, đó là chức năng Định hướng,
tổ chức; chức năng Thúc đẩy, kích thích; và chức năng Hành chính, điều chỉnh.
Nhà nước thực hiện các hoạt động như sau:
+ Chức năng Định hướng, tổ chức: Đảm bảo để KH&CN là cơ sở phát triển KT-XH, An
ninh, quốc phòng, thông qua: Hoạch định chiến lược; Thiết lập ưu tiên quốc gia về công
nghệ; Xây dựng hệ thống giáo dục quốc gia hướng về Khoa học - công nghệ; đào tạo nhân
lực KH&CN, cứu vãn về tài chính cho các dự án.
+ Chức năng Thúc đẩy, kích thích: Đảm bảo sự phát triển ổn định và liên tục; Xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế, sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có; Xây dựng và phát triển thị
trường công nghệ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ quốc tế và trong nước, xây dựng các dự
án công nghệ chiến lược.v.v…
+ Chức năng Hành chính, điều chỉnh: Ban hành luật pháp; Bảo vệ sức khỏe cộng đồng;
Kiểm soát các tác động đến môi trường sống; Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng biện pháp
tăng cường trong trường hợp khẩn cấp v.v…
Câu 7 (1đ): Trình bày tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ ở Việt Nam.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
Tháng 8/2002 Bộ khoa học và Công nghệ được thành lập.
1. Quyền hạn, nghiệm vụ của Bộ KHCN&MT
a. Vị trí và chức năng
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, hoạt động khoa học
và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo
lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn



Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày
03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
2. Tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ
Tổ chức bộ máy quản ký KH-CN và mối quan hệ với các Bộ, Ngành, Tỉnh.
3. Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ
khoa học và công nghệ.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công
nghệ.
- Tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ.
- Tổ chức, hướng dẫn đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, Quỹ phát
triển khoa học và công nghệ.
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ; chức vụ khoa học; giải thưởng khoa học và công nghệ và các
hình thức ghi nhận công lao về khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức, quản lý công tác thẩm định khoa học và công nghệ.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác thống kê, thông tin khoa học và công nghệ.
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về
khoa học và công nghệ.
- Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ, giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo trong khoa học và công nghệ; xử lý các vi phạm pháp luật về khoa
học và công nghệ.
B. BÀI TOÁN: 3 điểm
Bài 1 (1đ): Công ty A đang sử dụng 1 công nghệ để kinh doanh, có các thành phần cho trong bản.
A

β

T
0,7
0,3

H
0,3
0,3

I
0,3
0,2

O
0,3
0,2


Hỏi:

- Tính hàm lượng chất xám công nghệ mà công ty đang sử dụng.
- Tính giá trị đóng góp của công nghệ vào giá trị gia tăng của doanh nghiệp, biết giá trị gia
tăng của doanh nghiệp trong năm là VA=10 tỷ VNĐ.

Giải:

= 0,70,3.0,30,3.0,30,2.0,30,2
Dùng máy tính hay trả bảng ở phụ lục 4 tính được:
= 0,387

GVA = τ . VA = 0,387 . 10 = 3,87 tỷ VNĐ
Bài 2 (1đ): Công ty A đang sử dụng 1 công nghệ để kinh doanh, có các thành phần cho trong bảng.
A
β

T
0,7
0,3

H
0,3
0,3

I
0,3
0,2

O
0,3
0,2

Hỏi: Doanh nghiệp cần nâng cấp phần con người H tỷ lệ bao nhiêu để tăng hàm lượng chất xám
của công nghệ lên 10%

Giải:
Hàm lượng chất xám của doanh nghiệp đã tính τ = 0,387; tăng 10% nghĩa là
= 0,387 x 1,1 = 0,426.
τ’ = 0,70,3. H’0,3. 0,30,2. 0,30,2
0,426 = 0,555. H’0,3
H’0,3 = 0,426/ 0,555 = 0,767

Tra bảng YX trong phụ lục 4 theo cột β = 0,3 tìm H’ theo cách nội suy
0,760 ứng với H = 0,4
0,774 H = 0,425
0,767 sẽ tương ứng H = 0,4125 hay 0,413
Tỷ lệ tăng H:

τ


Câu 3 (1đ): Biểu diễn công nghệ sử dụng A và công nghệ gốc C lên đồ thị và nhận xét 2 công nghệ
này theo đồ thị.
A
C
β

T
0,75
0,75
0,3

H
0,3
0,6
0,3

I
0,3
0,6
0,2


Cách biểu diễn
1. Vẽ hệ trục tọa độ 4 chiều

2. Gán 4 thành phần công nghệ lên 4 trục
3. Xác định tỷ lệ xích 4 trục bằng nhau và bằng 1
4. Xác định giá trị 4 thành phần của 2 công nghệ lên đồ thị

O
0,3
0,75
0,2


Nhận xét:
1. Công nghệ gốc so với tiềm năng chưa phải loại công nghệ hiện đại nhất, tuy
nhiên các thành phần của công nghệ tương đối đồng bộ, do đó có khả năng phát huy có
hiệu quả các tính năng của công nghệ.
2. Công nghệ của bên nhập về sử dụng các thành phần H.I.O không tương xứng với
độ phức tạp và độ hiện đại của thành phần T.Doanh nghiệp nhập công nghệ phải nhanh
chóng nâng cấp các thành phần HIO của doanh nghiệp nếu không sẽ lãng phí vốn đầu tư
cho phần kỹ thuật T.



×