Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bướu giáp lan tỏa nhiễm độc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.46 KB, 8 trang )

Co-author, 2014
UDC 615.272.4.03:616.441-008.61

Сlinical medicine, №8, 2014

SỬ DỤNG CÁC CHẾ PHẨM CHỨA SUCCINATE TRONG ĐIỀU TRỊ KẾT
HỢP CHO BỆNH NHÂN BƯỚU GIÁP LAN TỎA NHIỄM ĐỘC
Yakubosky S.V.1, Kondratenko G.G.1, Popova I.I.2
1

Trường đại học tổng hợp quốc gia Belarus, Bộ y tế cộng hòa Belarus, 222016 Minsk, Cộng hòa
Belarus.
2

Cơ quan nghiên cứu khoa học của Trường đại học tổng hợp quốc gia Belarus, Bộ y tế cộng hòa
Belarus, 222016 Minsk, Cộng hòa Belarus.
Chúng tôi nghiên cứu động học các chỉ số hormone, sự peroxide oxy hóa lipid, sự biến đổi oxy
hóa của các protein có hoạt tính enzyme của hệ thống chống oxy hóa ở bệnh nhân lần đầu tiên
phát hiện bệnh bướu giáp lan tỏa nhiễm độc ( bệnh Graves) trong điều trị nội khoa chuẩn và với
sử dụng bổ sung Reamberin. Chúng tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng các chế phẩm chống oxy
hóa có chứa succinate của reamberin làm tăng tốc quá trình bình thường hóa các chỉ số của
trạng thái hormone và sự oxy hóa các gốc tự do được nghiên cứu, làm giảm thời gian nằm viện
của bệnh nhân.
Từ khóa: bệnh bướu giáp lan tỏa nhiễm độc; bệnh Graves; peroxide hóa lipid; reamberin, nhiễm
độc giáp.

THE USR OF SUCCINATE-CONTAINING PREPARATIONS IN
COMBINE THERAPY OF DIFFUSE TOXIC GOITER
Yakubosky S.V.1, Kondratenko G.G.1, Popova I.I.2
Belarussian State Medical University, Minsk, Belarus
We studied dynamics of hormonal status, lipid peroxidation, perotein oxidative


modification, enzenmatic activity of the antioxidative system in the patients with newly
diagnosed diffuse toxic goiter (Graves’ disease). It was shown that the use of succinatecontaining antioxidant reamberin accelerates normalization of hormonal status and fee
radical oxidation; it reduces the duration of hospitalization.
Key words: diffuse toxic goiter, Graves’ disease, free radicalozydation, reamberin,
thyrotoxicosis.


Lời dẫn
Bệnh bướu giáp lan tỏa nhiễm độcBBGLTNĐ (bệnh Graves)- là một trong
những bệnh lý thường gặp nhất trong cấu
trúc các bệnh lý nội tiết ngoại khoa.
BBGLTNĐ là bệnh phổ biến, gặp ở 2-5%
dân số, và nhiều thương tổn kèm theo ở thực
tế hầu hết các cơ quan và hệ thống đã tạo
nên ý nghĩa về mặt y học- xã hội của căn
bệnh này. BBGLTNĐ là nguyên nhân
thường gặp nhất (đến 80%) của nhiễm độc
giáp, được gây nên bởi sự dư thừa kéo dài
và dai dẳng của hormone tuyên giáp trong
cơ thể. Việc tối ưu hóa sự chuẩn bị trước
phẫu thuật theo hướng nhanh chóng đạt
được trạng thái bình giáp (euthyroid) bằng
cách hiệu chỉnh các chỉ số cân bằng nội môi
cơ bản giúp tăng hiệu quả của điều trị phẫu
thuật ở bệnh nhân BBGLTNĐ [1].
Ảnh hưởng của sự thay đổi hoạt động chức
năng tuyến giáp lên cường độ các quá trình
peroxide hóa lipid đã được chứng minh
trong một loạt các nghiên cứu [2]. Sự tích
lũy các dạng hoạt động của oxy mà không

kèm theo sự tăng cường khả năng của hệ
thống chống oxy hóa, tức là dẫn tới stress
oxy hóa, có khả năng dẫn tới tổn thương
oxy hóa các phospholipid của màng tế bào,
các protein, các axit nucleic và khởi động
quá trình chết tế bào có chương trình [3].
Các số liệu về ảnh hưởng của hormone
tuyến giáp lên cường độ của quá trính oxy
hóa khá là mâu thuẫn với nhau. Một loạt các
nghiên cứu đã cho thấy sự tăng hormone
tuyến giáp có ảnh hưởng lên sự tăng cường
độ các quá trình peroxide oxy hóa lipid
[4,5]. Kết quả của các nghiên cứu khác đã
khẳng định rằng, sự nhiễm độc giáp không
phải luôn luôn kèm theo sự tăng nồng độ sản

phẩm của quá trình peroxide hóa lipid [6].
Cần lưu ý rằng, trong những năm gần đây,
các số liệu ngày càng được tích lũy về vai
trò của các chế phẩm ức chế tuyến giáp
(thyrostatic drugs)- thành phần bắt buộc
trong điều trị BBGLTNĐ- làm tăng cường
độ của quá trình peroxide hóa lipid. Các chế
phẩm ức chế tuyến giáp là các xenobiotics,
nó kích hoạt quá trình peroxide hóa lipid,
làm yếu đi hệ thống chống oxy hóa, như vậy
nó sẽ làm rối loạn quá trình sinh năng lượng
trong tế bào [7,8]. Một trong những tác dụng
phụ của các chế phẩm ức chế tuyến giáp đó
là biểu hiện hiệu ứng gây độc gan, có lẽ là

do sự phát triển của stress oxy hóa [9,10].
Sự nghiên cứu quá trình mất cân bằng oxy
hóa trong BBGLTNĐ là cần thiết nhằm để
nghiên cứu sau đó sinh bệnh học của căn
bệnh này, đồng thời để hoàn thiện điều trị
nội khoa. Theo ý kiến của một loạt các tác
giả, hưởng triển vọng trong điều trị dựa trên
sinh bệnh học của nhiễm độc giáp đó chính
là dùng liệu pháp Efferent Therapy [11,12].
Efferent Therapy có vai trò quan trọng trong
trường hợp trơ với điều trị ức chế giáp chuẩn
(standard thyrostatic therapy), phát triển các
cơn bão giáp (thyrotoxicosis storm) [1,13].
Các chế phẩm dựa trên cơ sở axit succinic,
có đặc tính chống giảm oxy mô, chống oxy
hóa và giải độc đã gây sự chú ý trong điều
trị căn bệnh này. Mặc dù đã xuất hiện các
công bố khẳng định kết quả có lợi khi sử
dụng các thuốc chống oxy hóa trong kết hợp
điều trị ở với bệnh nhân nhiễm độc giáp [4],
tuy nhiên việc sử dụng các thuốc này còn
mang tính tạm thời. Việc không có một số
lượng đầy đủ các tài liệu tham khảo có thể
tiếp cận được đã làm cho tính hợp lý và
đánh giá hiệu quả sử dụng các chế phẩm có


chứa succinate trong điều trị kết hợp ở bệnh
nhân BBGLTNĐ trở nên không có cơ sở.
Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu

các chỉ số tình trạng hormone và cân bằng
nội mô oxy hóa ở bệnh nhân BBGLTNĐ,
đồng thời nghiên cứu khả năng hiệu chỉnh
chúng bằng cách bổ sung vào điều trị nội
khoa chuẩn các chế phẩm chứa succinate
của reamberin.
Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu 30 bệnh nhân nằm
viện ở bệnh viện lâm sàng thành phố số 10 ở
Minsk với chẩn đoán bệnh bướu giáp lan tỏa
nhiễm độc (được phát hiện lần đầu); tất cả
các bệnh nhân ở thời điểm nhập viện đều có
các dấu hiệu lâm sàng-cận lâm sàng của
nhiễm độc giáp mức độ trung bình. Chẩn
đoán được xác định dựa trên triệu chứng lâm
sàng, xét nghiệm hormone máu và siêu âm
tuyến giáp.
Tương ứng với nhiệm vụ của nghiên cứu các
bệnh nhân được chia ra làm 2 nhóm: nhóm
nghiên cứu và nhóm chứng (bảng 1). Yếu tố
ngẫu nhiên được thực hiện bằng cách đưa
tình cờ vào trong các nhóm. Nhóm chứng có
15 bệnh nhân với BBGLTNĐ, ở nhóm này
điều trị theo liệu pháp nội khoa chuẩn, bao
gồm các thuốc kháng giáp trạng, các thuốc
chẹn beta, truyền dịch và hiệu chỉnh các
bệnh lý kèm theo chỉ định; nhóm nghiên cứu
gồm 15 bệnh nhân được điều trị kết hợp với
sử dụng reamberin dạng dịch truyền 1,5%400,0 ml.
Các nhóm được sắp xếp theo giới tính, độ

tuổi, mức độ nặng của nhiễm độc giáp.
Nghiên cứu được thực hiện khi mới nhập
viện và ngày thứ 5-6 của quá trình điều trị.

Tiêu chuẩn loại trừ từ nghiên cứu đó là các
bệnh lý viêm gan do virus, bệnh u ác tính,
tiểu đường, các bệnh lý viêm cấp, các đợt
cấp trong các bệnh lý mãn tính, các trạng
thái khác là chống chỉ định trong việc sử
dụng reamberin.
Cường độ peroxide hóa lipid được đánh giá
theo
nồng
độ
tích
lũy
Malondialdehyde (MDA). Nồng độ MDA
trong dịch huyết tán máu được xác định theo
phương pháp [14]. Trạng thái của hệ thống
chống oxy hóa được đánh giá theo độ hoạt
động của superoxide dismutase (SOD),
catalase. Độ hoạt động của superoxide
dismutase (SOD) trong dịch huyết tán máu
được xác định theo phương pháp [15] trong
biến thể [16], độ hoạt động của catalase
được xác định theo phương pháp [17].
Nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí
nghiệm nghiên cứu hóa sinh thuộc cơ quan
nghiên cứu khoa học của Trường đại học
tổng hợp quốc gia Belarus.

Bảng 1: Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Chí số
Số bệnh nhân
(Nam/Nữ)
Tuổi (M±m)

Nhóm chứng

4/11
42,5±4,08

Nhóm
cứu

nghiên

3/12
43,1±5,1

Sự thay đổi oxy hóa proterin (oxidative
modification of proteins- OMP) huyết thanh
máu được đánh giá theo sự tích lũy
Bityrosine và sự giảm phát huỳnh quang của
gốc tryptophan trên phổ kế huỳnh quang
RF-5301 PC Shimadzu (Nhật bản). Sự phát
huỳnh quang của bityrosine được đo bằng
bước sóng λ kích thích 325 nm, λ bức xạ
416 nm; sự phát huỳnh quang của



tryptophan được đo bằng bước sóng λ kích
thích 297 nm, λ bức xạ 336 nm [18]. Cường
độ phát sáng huỳnh quang được đo bằng đơn
vị quy ước. Phép đo được thực hiện bởi A.
S. Drozdovoy tại phòng xét nghiệm hóa sinh
phóng xạ và vật lý lý sinh thuộc Viện nghiên
cứu khoa học về các vấn đề sinh thái mang
tên A. D. Sakharov, Trường đại học tổng
hợp quốc gia Belarus.
Nồng độ hormone tuyến giáp trong huyết
thanh được xác định bằng máy phân tích
men-miễn dịch khép kín Cobas e311 (Đức)
với bộ dụng cụ được sản xuât bới Roche
Diagnostics gMBh (Đức).
Các giá trị bình thường của tất cả các chỉ số
được nghiên cứu ở 15 người cho.
Việc xử lý thống kê kết quả được thược hiện
bởi gói chương trình ứng dụng Microsoft
Excel and Statistica 6.0 (Statsoft Inc., USA).
Các số liệu được biểu hiện dưới dạng M±m,
ở đây M- giá trị trung bình của mẫu chọn,
m- sai số trung bình. Để biểu diễn về mặt số
lượng sự phân bố bình thường các đại lượng
trong việc đánh giá khoảng tin cậy thống kê
được thực hiện theo tiêu chuẩn Student.
Trong trường hợp phân bố khác với phân bố
đại lượng bình thường thì sử dụng các test
phi tham số (nonparametric tests). Sự khác
biệt được cho là tin cậy khi ρ<0,05. Nghiên
cứu được thực hiện tương ứng với Tuyên bố

Helsinki.
Kết quả và thảo luận

Ở bảng 2, tất cả các bệnh nhân ở thời điểm
nhập viện đều có các rối loạn tình trạng
hormone, được biểu hiện bởi sự giảm tin cậy
nồng độ Thyrotropic hormone (TTH) và
tăng nồng độ Thyroxine 4 tự do (fT4) và
triiodothyronine 3 tự do (fT3).
Mặc dù thực hiện điều trị theo chuẩn, ở
nhóm chứng quan sát thấy sự giảm tin cậy
sau đó nồng độ TTH. Ở những bệnh nhân
thuộc nhóm nghiên cứu ở trong cùng thời
gian này thì nồng độ TTH không thay đổi.
Khi nghiên cứu động học các chỉ số nồng độ
fT4 và fT3 thì thấy rằng, ở các bệnh nhân
của cả 2 nhóm sự tăng có ý nghĩa của các
chỉ số này (so với các chỉ số bình thường)
được duy trì trong suốt thời gian thực hiện
nghiên cứu. Tuy nghiên, sau khi truyền
Reamberin, nồng độ fT4 giảm có ý nghĩa so
với chỉ số khi nhập viện, và so với các chỉ số
của nhóm chứng , chiếm mức 208,5% so với
chỉ số bình thường; ở bệnh nhân thuộc nhóm
chứng chỉ số này là 375%. Nồng độ fT3 sau
khi điều trị ở bệnh nhân thuộc nhóm nghiên
cứu là 222,5% so với các chỉ số bình
thường, có sự khác biệt tin cậy so với các
chỉ số thuộc nhóm chứng; ở nhóm chứng thì
nồng độ fT3 vượt quá giá trị bình thường là

384,5%.
Ở bảng 3, tất cả các bệnh nhân BBGLTNĐ
được chúng tôi nghiên cứu với tại thời điểm
nhập viện, nồng độ MDA không có sự sai
khác tin cậy với giá trị bình thường, tuy
nghiên ở ngày thứ 5-6 của quá trình điều trị
nội khoa, bệnh nhân ở nhóm chứng quan sát
thấy có sự tăng nồng độ MDA, sự tăng này
là tin cậy so với giá trị bình thường, và bằng
135,6% so với bình thường. Ở bệnh nhân
thuộc nhóm nghiên cứu, nồng độ MDA thay
đổi không có ý nghĩa thống kê.


Khi nghiên cứu các chỉ số của chuỗi enzyme
của hệ thống chống oxy hóa đã chứng minh
rằng, độ hoạt động của SOD ở bệnh nhân
thuộc cả 2 nhóm không sai khác với các giá
trị bình thường trong suốt quá trình nghiên
cứu. Hoạt tính catalase ở các bệnh nhân
nhóm chứng thay đổi không có ý nghĩa
thống kê, ở bênh nhân thuộc nhóm nghiên
cứu quan sát thấy sự tăng có ý nghĩa của
hoạt tính enzyme này so với các chỉ số ban
đầu.
Khi nhập viện, nồng độ sản phẩm của sự
thay đổi oxy hóa protein (OMP)(bityrosine
và tryptophan) nằm trong giới hạn bình
thường ở cả 2 nhóm. Ở bệnh nhân thuộc
nhóm nghiên cứu, sau khi điều trị quan sát

thầy nồng độ bityrosine giảm (ρ<0,05).
Nồng độ tryptophan thay đổi không có ý
nghĩa thống kê.
Như minh họa trong số liệu ở trên, ở bệnh
nhân chúng tôi nghiên cứu, trạng thái cường
giáp không kèm theo sự tăng cường có ý
nghĩa của quá trình peroxide hóa lipid và sự
thay đổi hoạt tính của chuỗi enzyme của hệ
thống chống oxy hóa. Những số liệu này
phù hợp với các kết quả của những nghiên
cứu đã thực hiện trước đây, chứng tỏ rằng,
trạng thái cường giáp dưới 1 năm không làm
thay đổi thực sự các chỉ số của cân bằng nội
mô oxy hóa [6].
Chỉ định điều trị bằng các thuốc kháng giáp
trạng chuẩn nhằm đạt trạng thái bình giáp
(euthyroid), ở ngày thứ 5-6 của quá trình
điều trị không dẫn tới sự thay đổi cơ bản các
chỉ số về trạng thái hormone, được khẳng
định bằng sự giảm sau đó nồng độ TTH và
không có sự thay đổi về fT4 và fT3. Cùng
với đó, việc điều trị các thuốc ức chế tuyến
giáp kèm theo sự tăng hoạt động của quá

trình peroxide oxy hóa lipid mà không có sự
thay đổi thích nghi hoạt động của hệ thống
chống oxy hóa. Sự mất cân bằng thấy
Bảng 2: Thay đổi động học các chỉ số trạng thái
hormone ở bệnh nhân BBGLTNĐ với liệu pháp
điều trị khác nhau (M±m)

Chỉ số

Nhóm

TTH
(mIU/l,
bình thường
1,78±0,23)

Nhóm
chứng

T4 tự do,
pmol/l, bình
thường
15,49±0,41
T3 tự do,
pmol/l, bình
thường
4,57±0,32

Khi
nhập
viện
0,01±0,0015*

Ở ngày thứ 5-6

Nhóm
nghiên cứu

Nhóm
chứng

0,01±0,0048*

0,02±0,011*

67,97±8,5*

58,08±7,38*

Nhóm
nghiên cứu

50,53±6,04*

32,3±3,27*,**#

Nhóm
chứng

25,36±6,25*

17,57±2,08*

Nhóm
nghiên cứu

24,22±6,28*


10,17±1,9*#

0,008±0,0013*,**

Chú giải: ở đây và trong bảng 3: Sai khác tin cậy
(ρ<0,05):*- với giá trị bình thường; **- với các chỉ số trong
nghiên cứu trước; #- với chỉ sô của nhóm chứng

Bảng 3: Thay đổi động học các chỉ số của quá
trình peroxide oxy hóa lipid, hệ thống chống oxy
hóa và sự thay đổi oxy hóa protein ở bệnh nhân
BBGLTNĐ với liệu pháp điều trị khác nhau
(M±m)
Chỉ số

Nhóm

Khi nhập viện

MDA, μmol/
1g
hemoglobin
(bình thường
0,87±0,19)

Nhóm chứng

1,04±0, 14

Ở ngày thứ 56

1,41±0,16*

Nhóm nghiên
cứu

1,03±0,09

1,22±0,14

SOD, IU/ 1g
hemoglobin
(bình thường
4,85±0,43)

Nhóm chứng

6,08±0,44

5,89±0,42

Nhóm nghiên
cứu

5,72±0,29

5,73±0,51

Catalase,
μmol/
1g

hemoglobin
trong 1 phút
(bình thường
74,3±7,59)
Bityrosine,
đơn vị quy
ước(
bình
thường
179,7±17,9)

Nhóm chứng

68,9±5,68

71,7±4,45

Nhóm nghiên
cứu

59,6±3,19

63,8±2,91**

Nhóm chứng

167,1±12,5

202,7±22,7


Nhóm nghiên
cứu

195,6±28,7

134,3±11,1*,**#


Tryptophan
đơn vị quy
ước(
bình
thường
186,9±18,1)

Nhóm chứng

202,0±12,7

204,7±11,7

Nhóm nghiên
cứu

234,6±18,34

207,12±16,7

trong hệ thống peroxide oxy hóa lipid - hệ
thống chống oxy hóa là dấu hiệu của quá

trình stress oxy hóa. Sự mất cân bằng này có
lẽ là do đặc tính gây độc của các thuốc
kháng giáp trạng, theo như các kết quả các
nghiên cứu được thực hiện trước đây
[4,9,10].
Việc đưa reamberin trong điều trị kết hợp ở
bệnh nhân BBGLTNĐ đã đẩy nhanh quá
trình bình thường hóa các chỉ số hormone,
được biểu hiện bởi sự giảm fT4 và fT3, và
TTH không bị giảm thêm. Hiệu ứng này có
thể giải thích bởi tác dụng giải độc của
reamberin [19]. Việc sử dụng reamberin làm
giảm sự biểu hiện của quá trình peroxide
oxy hóa lipid, bằng chứng là không có sự
tích lũy MDA trong máu, giảm nồng độ
bityrosine, tăng hoạt tính catalase, tức là dẫn
tới đẩy lui hiện tượng stress oxy hóa.
Việc sử dụng reamberin giúp cho giảm
nhanh các biểu hiện lâm sàng của nhiễm độc
giáp, cải thiện tổng trạng bệnh nhân, loại bỏ
đi các than phiền của người bệnh. Nhanh

chóng chặn đứng hiện tượng nhiễm độc giáp
cho phép rút ngắn thời gian nằm viện của
bệnh nhân từ 12,2±1,5 ngày ở nhóm chứng
đến 9,0±1,3 ngày ở nhóm nghiên cứu.
Kết luận
1. Việc thực hiện điều trị nội khoa

chuẩn các thuốc ức chế giáp trong

thời gian nghiên cứu làm tăng một
cách tin cậy cường độ hoạt động của
quá trính peroxide oxy hóa lipid,
được biểu hiện bởi sự tăng nồng độ
malonic dialdehyde.
2. Việc truyền reamberin làm giảm biểu
hiện của hiện tượng peroxide oxy
hóa lipid của malonic dialdehyde,
làm kích hoạt hệ thống chống oxy
hóa bằng cách tăng một cách tin cậy
độ hoạt động của men catalase.
3. Việc đưa reamberin vào phác đồ điều
trị bệnh nhân bướu giáp lan tỏa
nhiễm độc làm giảm một cách tin
cậy nồng độ hormone tuyến giáp,
kèm theo cải thiện trạng thái lâm
sàng của bệnh, giúp rút ngắn thời
gian nằm viện từ 12,2±1,5 đến
9,0±1,3 ngày.


4.
5. Thông tin về tác giả:
6. Trường đại học tổng hợp quốc gia Belarus, Minsk.
7. Yakubosky Sergey Vladimirovich- Tiến sỹ, phó giáo sư khoa ngoại tổng quát số 1; e-

mail:
8. Kondratenko Gennadiy Georgievich- Tiến sỹ khoa học y học, giáo sư khoa ngoại tổng

quát số 1.

9. Popova Irina Iosifovna- chuyên viên phòng thí nghiệm nghiên cứu hóa sinh thuộc cơ

quan nghiên cứu khoa học.
10.
11.
12. R E F E R E N C E S
13. 1. Harnas S.S., ред. Surgical endocrinology: manual. [Hirurgicheskajaj endokrinologija: rukovodstvo dlja
vrachej]. Мoscow: Geotar-Me-dia; 2010. (in Russian)

14. 2. Venditti P., Di Meo S. Thyroid hormone-induced oxidative stress. Cell. Mol. Life Sci. 2006; 63: 414—34.
15. 3. Sinha K., Das J., Pal P.B., Sil P.C. Oxidative stress: the mitochondria-dependent and mitochondriaindependent pathways of apoptosis .Arch Toxicol. 2013; 87 (7): 1157—80.

16. 4. Popov S.S., Pashkov A.N., Zoloedov V.I., Popova T.N., Rahmanova T.I. The antioxidant status at patients
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.

with a thyrotoxicosis syndrome at the combined therapy with epifamine . Biomedicinskaja himija .2010;
56 (3): 397—403. (in Russian)
5. Bednarek J., Wysocki H., Sowinski J. Oxidation products and anti-oxidant markers in plasma of
patients with Graves’ disease and toxic multinodular goiter: effect of methimazole treatment . Free Rad.
Res.

2004; 38 (6): 659—64.
6. Rodionova T.I., Kostenko M.A. Alteration of lipid peroxidation and plasma antioxidant activity in
patients with severe diffuse toxic goi-ter . Problemy jendokrinologii. 2003; 49 (5): 42—5. (in Russian)
7. Gorbenko M.V., Popov S.S., Shul’gin K.K., Popova T.N., Dushech-kina O.Ju. Peculiar properties of
glutathione antioxidant system in blood of patients with a thyreotoxicosis syndrome under combined
treatment with melaxen . Vestnik VGU. Serija: himija, biologija, farmacija. 2013; 2: 83—7. (in Russian)
8. Kucenko S.A. Fundamentals of toxicology [Osnovy toksikologii]. St-Petersburg, 2002. (in Russian)
9. Heidari R., Babaei H., Eghbal M. Mechanisms of methimazole cy-totoxicity in isolated rat
hepatocytes . Drug. Chem. Toxicol. 2013; 36 (4): 403—11.
10. Heidari R., Babaei H., Roshangar L., Eghbal M.A. Effects of Enzyme Induction and/or Glutathione
Depletion on Methimazole-Induced Hepatotoxicity in Mice and the Protective Role of N-Acetylcysteine.
Adv. Pharm. Bull. 2014; 4 (1): 21—8
11. Bubnova L.E. Mechanisms of curative effect of sodium hypochlorite in patients with some forms of
thyrotoxicosis: Diss. Saransk, 2004.(in Russian)
12. Trunin E.M. Diffuse toxic goiter [Diffuznyj toksicheskij zob]. St-Petersburg, 2006. (in Russian)
13. Frolkin A.P. Efferent techniques in treatment of patients with diffuse toxic goiter and thyrostatics
intolerance: Diss. Ul’janovsk, 2012. (in Russian)


28. 14. Asakava T., Matsushita S. Colorus condition of thiobarbituric acid test for detecting lipid
hydroperoxides . Lipids. 1980; 5 (3): 137—40.

29. 15. Nishikimi M.N., Appaji R., Vagi K. The occurrence of superoxide anione in the reaction of reduced
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.


37.

phenazine methosulfate and molecular oxygen . Biochem. Biophys. Research. Communs. 1971; 46 (2):
849—54.
16. Chumakov V.N., Osinskaja L.F. Quantitative method of determining the activity of copper, zink dependent superoxide dismutase in biological material . Vopr. med. himii. 1977; 27 (5): 712—15. (in
Russian)
17. Mamontova N.S., Beloborodova Je.N., Tjukalova L.N. Catalase activity in chronic alcoholism . Klin.
lab. diagnostika. 1994; 1: 27—8.(in Russian)
18. Dubinina E.E., Gavrovskaja S.V., Kuz’mich E.V., Leonova N.V., Morozova M.G., Kovrugina S.V. et al.
Oxidative modification of proteins: oxidation of tryptophan and production of dityrosine in purified
proteins using Fenton’s system. Biohimija. 2002; 67 (3): 413—21. (in Russian)
19. Afanas’ev V.V. Clinical pharmacology of Reamberin [Klinicheskaya farmakologia reamberina:
Posobie dlya vrachei]. St-Petersburg, 2005. (in Russian)
Received 05.06.14



×