Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ôn tập Thi kết thúc môn MácLênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.11 KB, 6 trang )

Câu 1: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, giá trị phương
pháp luận và vận dụng thực tiễn.
1. Vật chất là gì ?
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc
vào ý thức
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực
tiếp tác động lên các giác quan của con người.
- Cảm xúc, tư duy và ý thức là sự phản ánh của vật chất.
Ý thức là gì ?
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người
một cách năng động và sáng tạo.
2.

-

3.
-

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
a. Vai trò của vật chất đối với ý thức
Vật chất quyết định nội dung của ý thức; nội dung của ý thức là sự
phản ánh đối với vật chất.
Vật chất quyết định sự biến đổi và phát triển của ý thức ; sự biến
đổi của ý thức là sự phản ánh đối với sự biến đổi của vật chất.
Vật chất là nhân tố quyết định, phát huy tính năng động sáng tạo
của ý thức trong hoạt động thực tiễn.
Vai trò của ý thức đối với vật chất
Phản ánh thế giới khách quan
Cải biến sáng tạo thế giới khách quan
Giới hạn và điều kiện tác dụng năng động sáng tạo của ý thức
b.



-

Ý nghĩa phương pháp luận
Tôn trọng, nhận thức và hành động theo quy luật khách quan.
Phát huy năng động chủ quan; phát huy vai trò của tri thức khoa
học và cách mạng trong hoạt động thực tiễn.
Tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và phát huy
năng động chủ quan trong hoạt động thực tiễn.
c.

-


Câu 2: Quy luật lượng – chất, cái riêng – cái chung, bản chất – hiện
tượng.
I.
Lượng – chất
1. Chất là gì :
- Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốn có của sự vật
2. Lượng là gì :
- Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn
có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, nhịp điệu đối với sự
vận động và phát triển của sự vật.
- Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong
đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi bản
chất của sự vật ấy.
- Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại
đó sự thay đổi về lượng đã đủ thay đổi về chất của sự vật.

- Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa
về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước
đó gây nên.
3. Ý nghĩa phương pháp luận của chất và lượng
- Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra
bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất
định sẽ thực hiện bước nhảy để chuyển về chất.
- Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay
đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật
đó.
- Ngoài ra trong hoạt động thực tế chúng ta phải biết vận
dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy.
II.
Cái riêng – cái chung :
1. Cái riêng là gì :
- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật hiện
tượng hay một quá trình riêng lẻ nhất định.
2. Cái chung là gì :
- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt ,
những thuộc tính có ở sự vật này và được lặp lại ở sự vật
khác.


Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt ,
những thuộc tính chỉ có ở sự vật này mà không lặp lại ở sự
vật khác.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Vì cái chung tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng biểu hiện sự
tồn tại của cái chung cho nên khi áp dụng bất kì cái chung nào vào
trường hợp riêng ta đều phải xem xét, chú ý đến các đặc điểm cụ thể,

nếu không sẽ rơi vào bệnh rập khuông, giáo điều. Ngược lại nếu xem
thường cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng sẽ rơi vào bệnh cục bộ, địa
phương chủ nghĩa.
Vì cái chung là cái bộ phận, cái sâu sắc hơn cái riêng, do đó trong nhận
thức thực tiễn phải biết phát hiện cái chung, vận dụng cái chung để cải
tạo cái riêng. Nếu không hiểu cái chung sẽ rơi vào bệnh mò mẫm, mù
quáng.
Ngoài ra chúng ta cần phải tạo điều kiện cho cái đơn nhất và cái chung
chuyển hóa lẫn nhau theo chiều hướng có lợi.
Bản chất – hiện tượng :
1. Bản chất là gì :
- Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt , những mối liên hệ bên
trong sự vật , quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
2. Hiện tượng là gì :
- Hiện tượng là sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải xuất phát từ
những sự vật, hiện tượng và những quá trình trong thực tế.
- Nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nắm
rõ được cái bản chất bên trong của sự vật.
- Trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào bản chất của sự vật để
đưa ra phương thức cải tạo sự vật , không được dựa vào hiện
tượng.
-

-

-

III.


Câu 3: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất
1. K/n lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
a. Lực lượng sản xuất


-

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa người với
tự nhiên trong quá trình sản xuất
LLSX là sức sản xuất của xã hội
LLSX bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của
họ và tư liệu sản xuất. Trong quá trình sản xuất sức lao
động của con người và tư liệu sản xuất kết hợp với nhau tạo
thành lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất
- QHSX là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất. QHSX bao gồm 3 mặt
o Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan hệ
xuất phát, quan hệ cơ bản, đặc trưng cho quan hệ sản
xuất trong từng xã hội.
o Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất trực
tiếp tác động đến quá trình sản xuất, đến việc tổ chức,
và điều khiển quá trình sản xuất.
o Quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất trực
tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của con người, tác động
đến thái độ con người trong lao động sản xuất, do đó
có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất phát triển.

Ý nghĩa phương pháp luận
- Cần nhận thức sâu sắc rằng, lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất là hai mặt đối lập biện chứng trong cùng một bản
chất – phương thức sản xuất. Vì vậy chúng luôn liên hệ,
quy định ràng buộc và thích ứng với nhau.
- Chính vì vậy, trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn
không nên tuyệt đối hóa vai trò thúc đẩy, mở đường của
quan hệ sản xuất; vai trò này chỉ có tác dụng tích cực khi
nó thích ứng với trình độ phát triển nhất định của lực lượng
sản xuất.
b.

2.



Vận dụng vào thực tế của từng phần


-

Ý nghĩa thực tiễn: Vật chất và ý thức

Ví dụ: ông bà ta thường hay nói "có tiền mua tiên cũng được", là sự nhận
thức, "tiền" là vật chất, nghĩa là "tiền" được con người nhận thức nó có nhiều
công dụng và đặc điểm: dùng để mua bán sinh sống. Do hiểu biết được như
vậy, con người dùng hiểu biết đó tác động trở lại "tiền" như: tìm cách lấy thật
nhiều tiền (tác động về số lượng), in tiền giả (tác động về chất lượng), lừa
tiền, hình thành các học thuyết tài chính tiền tệ.


-

Qui luật lượng chất:

/>%C3%A2n-t%C3%ADch-qu%C3%A1-trinh
-

Cái riêng cái chung:

Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc hay tự nguyện vẫn luôn là vấn đề tranh cãi.
Cường quốc số 1 thế giới như Mỹ vẫn đang duy trì chế độ nhập ngũ vào quân
đội trên tinh thần tự nguyện. Thanh niên vào quân ngũ được trả lương, học
nghề, đóng bảo hiểm rủi ro, được hưởng nhiều chế độ phép ưu đãi để đi du
lịch vòng quanh thế giới, tạo việc làm sau khi xuất ngũ, bù đắp cho các thiệt
thòi khi phải hy sinh, cống hiến tự do cá nhân, tính mạng cho quê hương, đất
nước. Cái riêng luôn được đề cao và tôn trọng dù rằng đang phục vụ cho cái
chung.
Một số quốc gia có nguồn nhân lực ít như Singapore, Israel. lại duy trì chế độ
nghĩa vụ quân sự bắt buộc thường xuyên vì không có đủ nhân lực tham gia
quân đội. Cái riêng phục vụ cái chung được xem là nghĩa vụ bắt buộc, không
thể trốn tránh

-

Bản chất hiện tượng:

Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương
đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.
- Hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.



Ví dụ: Bản chất một nguyên tố hóa học là mối liên hệ giữa điện tử và hạt
nhân, còn những tính chất hóa học của nguyên tố đó khi tương tác với các
nguyên tố khác là hiện tượng thể hiện ra bên ngoài của mối liên kết giữa điện
tử và hạt nhân

-

Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất

/>


×