Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cảnh giác những bệnh ngoài da thường gặp vào mùa hè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.51 KB, 5 trang )

Cảnh giác những bệnh ngoài da thường gặp vào mùa hè
Mùa hè đến khiến chúng ta bị đổ mồ hôi nhiều kèm theo đó là những căn
bệnh ngoài da cũng phát triển từ đây. Tuy những căn bệnh này không nguy
hiểm đến tính mạng con người nhưng nếu để lâu ngày không kịp thời phát
hiện, chữa trị cũng sẽ khiến cơ thể trở nên lở loét ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm mà các căn bệnh ngoài da có điều kiện lý tưởng để tấn công
bạn. Trong đó, hầu hết các tình trạng ngứa đều có lý do nào đó, ví dụ như côn
trùng cắn, dị ứng hoặc da khô... Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn ngứa rất
khó tìm ra nguyên nhân, thậm chí nó có biểu hiện như bị dị ứng nhưng lại không
phải như vậy.
Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp vào mùa hè và cách xử lý:
1. Phát ban nhiệt
Thời tiết nóng, ẩm thấp khiến tuyến mồ hôi dễ bị tắc nghẽn. Lúc này, tình trạng
phát ban nhiệt rất dễ xảy ra, xuất hiện như các mụn nước nhỏ bé, nổi lên như da gà,
thường gặp ở chỗ da có nếp gấp hoặc những nơi mà quần áo ma sát nhiều với da.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Cách xử lý: Vết phát ban nhiệt sẽ tự khỏi sau vài ngày. Để nhanh khỏi hơn, bạn
nên mặc loại vải thoáng khí để dễ dàng thấm hút mồ hôi. Tránh bôi các loại kem,
thuốc mỡ vì có thể làm bít kín lỗ chân lông, làm tình trạng nặng hơn.
Trường hợp vết phát ban kéo dài hơn 3-4 ngày hoặc có dấu hiệu nặng hơn, hay
nhiễm trùng, đi kèm sốt, cơn đau, sưng, tấy đỏ… thì hãy nhanh chóng đến gặp bác
sĩ.
2. Cây thường xuân độc
Về lý thuyết, cây thường xuân không độc. Tuy nhiên, có xấp xỉ 85% mọi người bị
dị ứng với dầu urushiol trong cây thường xuân độc, cây sồi và cây thù du. Việc
tiếp xúc với những loài cây này có thể để lại hậu quả là các vết mụn nước, sưng và
ngứa ngáy, thường xuất hiện sau đó từ 12-72 giờ kể từ lúc tiếp xúc.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Cách điều trị: Đầu tiên, bạn cần rửa ngay vết dị ứng bằng xà phòng và nước để
loại bỏ chất dầu. Ngoài ra, cần giặt quần áo, giày dép hoặc bất cứ cái gì đã tiếp xúc
với loại dầu này. Thuốc chống viêm corticosteroid có thể giảm tình trạng sưng và
giúp da lành nhanh hơn.
Nếu các phản ứng trở nên nghiêm trọng hoặc bao phủ từ 10-20% cơ thể, hãy đến
gặp bác sĩ ngay. Tương tự, trường hợp vết mẩn không hết sau 3 tuần và trở nên tệ
hơn, bạn cũng cần đến bệnh viện vì có thể nguyên nhân gây dị ứng còn là tác nhân
nào khác trong môi trường.
3. Nhiễm trùng nấm men
Bạn đã biết rằng điều kiện nóng, ẩm có thể dẫn tới nhiễm trùng nấm men vùng kín,
gây ra bởi sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans. Nó cũng có thể phát
triển khi xảy ra tình trạng mất cân bằng axit ở vùng kín, ví dụ như lúc bạn dùng
kháng sinh hoặc steroid, trong khi mang thai và có kinh nguyệt, và khi dùng thuốc
tránh thai.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Cách xử lý: Nếu đây không phải là lần đầu tiên bạn nhiễm nấm men và tự bạn có
thể nhận biết các triệu chứng, bạn có thể sử dụng loại thuốc bôi không cần kê đơn
mà mình từng dùng trước đó.
Nếu bạn chưa từng bị nhiễm trùng nấm men trước đây, hoặc nếu không chắc chắn,
hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể. Các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm
để xem đó là nhiễm nấm men hay bệnh lây qua đường tình dục. Nếu tình trạng tệ
hơn hoặc không đỡ sau 1 tuần hoặc quay trở lại sau 1 tháng, bạn cũng nên tới gặp
bác sĩ.
4. Bệnh nấm da chân

Bạn có thể bị nấm da chân nếu như để chân bẩn lâu ngày hoặc đi bộ chân trần ở
những nơi có mầm bệnh. Nấm da chân cũng có thể tấn công nếu bạn để chân mình
đổ mồ hôi, ẩm ướt trong giày thường xuyên. Nấm móng chân có thể bắt đầu bằng
một vết thương nhỏ, sau đó sẽ nứt ra, bong tróc giữa các kẽ ngón chân, rỉ mủ và
đóng vảy.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Cách xử lý: Hãy bôi các loại kem kháng nấm theo chỉ dẫn cho tới khi tình trạng
đỡ hơn. Nếu như nó chuyển thành nhiễm trùng móng tay, móng chân hoặc kéo dài
trong một vài tuần, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kê toa chữa dứt điểm căn bệnh
khó chịu và dai dẳng này.
5. Nổi mề đay
Mề đay là một dạng phản ứng thường gặp đối với nhiều chất gây dị ứng khác nhau,
bao gồm cả lông động vật, côn trùng cắn, thuốc, phấn hoa, hoặc các loại thực
phẩm, cũng như các bệnh nhiễm trùng. Đôi khi, chúng xảy ra khi bạn bị căng
thẳng, tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, hay đổ mồ hôi nhiều. Các
vết đỏ lớn sẽ xuất hiện và có thể lan rộng, biến mất rồi xuất hiện lại.

Cách xử lý: Mề đay nhẹ có thể tự biến mất trong vài giờ. Hãy xoa dịu cơn ngứa
bằng thuốc kháng histamin, tránh tắm nước nóng và mặc quần áo chật.
Nếu các vết phát ban không phản ứng với thuốc, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được
kê loại thuốc khác. Nếu thấy phát ban nặng hoặc có dấu hiệu sốc phản vệ, chẳng
hạn như ngất xỉu, lưỡi hoặc mặt sưng tấy, khó thở, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×