Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

SO SÁNH BỘ GIỐNG SIÊU LÚA XANH (GSR) VỤ XUÂN HÈ NĂM 2014 TẠI XÃ HÒA PHÚ, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 106 trang )

1

SO SÁNH BỘ GIỐNG SIÊU LÚA XANH (GSR) VỤ XUÂN HÈ
NĂM 2014 TẠI XÃ HÒA PHÚ, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH LONG AN

Tác giả
TRẦN VĂN BÌNH

Khóa luận được thực hiện để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. HOÀNG KIM
KS. NGUYỄN VĂN PHU

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8/2014


2

LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn Ba Má và người thân trong gia đình đã nuôi dạy và tạo điều
kiện cho con học tập được như ngày hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Hoàng Kim và thầy Nguyễn Văn Phu
đã truyền đạt kiến thức, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và ban chủ
nhiệm khoa Nông học đã tạo môi trường học tập thuận lợi cho tôi trong suốt 4 năm đại
học. Quý thầy cô trong khoa Nông học của Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ


Chí Minh đã tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
theo học tại trường.
Cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tôi thực hiện tốt đề tài này. Cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của
trưởng Trại lúa giống Hòa Phú KS. Võ Ngọc Ẩn, KS. Nguyễn Thị Thanh Vân cùng
các kỹ sư, cán bộ Trại giống lúa Hòa Phú.
Chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2014
Sinh viên thực hiện

TRẦN VĂN BÌNH


3

TÓM TẮT
TRẦN VĂN BÌNH, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Tháng 8/2014. SO SÁNH
BỘ GIỐNG SIÊU LÚA XANH (GSR) VỤ XUÂN HÈ NĂM 2014 TẠI XÃ
HÒA PHÚ, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Kim, KS. Nguyễn Văn Phu
Đề tài được thực hiện tại Trại giống lúa Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Long
An. Thời gian thực hiện từ 03/2014 đến 07/2014. Mục tiêu nhằm đánh giá sự sinh
trưởng, phát triển, các đặc tính nông học và năng suất của bộ giống lúa triển vọng, tuyển chọn
và xác định được 1 – 2 giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt, ít nhiễm sâu bệnh và
thích nghi với điều kiện sinh thái để bổ sung vào cơ cấu giống lúa tại Long An. Thí
nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 3 lần lặp lại, 11 nghiệm thức với
33 ô thí nghiệm. Mười một giống lúa là: OM6976 (đối chứng), GSR36, GSR89,
GSR100, GSR63, GSR101, GSR84, GRS90, GSR38, GSR54 và GSR65. Quy trình
thực hiện thí nghiệm theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị

canh tác và sử dụng của giống lúa (QCVN 01 – 55: 2011/BNNPTNT). Các giống lúa
được canh tác trong điều kiện đất đai, phân bón và chăm sóc như nhau.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Các giống đều có thời gian sinh trưởng ngắn, biến động từ 95 đến 103 ngày, bộ
lá thẳng đứng, dạng hình đẹp, đẻ nhánh khá, cứng cây. Các giống chống chịu sâu bệnh
tốt. Năng suất thực tế biến động từ 5,5 – 7,7 tấn/ha, ba giống GSR84 (7,7 tấn/ha),
GSR90 (7,5 tấn/ha), OM6976 (7,3 tấn/ha) có năng suất cao nhất, đều có hạt gạo thon
dài, tỷ lệ bạc bụng thấp, cơm nấu mềm, thơm nhẹ.


4

MỤC LỤC
Nội dung

Trang


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

ANOVA

: Analysis of Variance – Phân tích phương sai

BNN&PTNT


: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

CAAS

: Academy of Agricultural Sciences China – Viện Hàn Lâm Khoa
học Nông nghiệp Trung Quốc

CTV

: Cộng tác viên

CV

: Coefficient of Variance – Hệ số biến thiên

DUS

: Distinctness, Uniformity and Stability of Rice varieties – Tính
khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của các giống lúa

ĐC

: Đối chứng

ĐBSCL, ĐBSH

: Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng

HHZ


: Giống lúa Huang Hua Zhan

IRRI

: International Rice Research Institute – Viện nghiên cứu lúa quốc
tế

FAO

: Tổ chức lương thực thế giới

FAOSTAT

: Foods Agriculture Organization of the United Nation Statistical
– Dữ liệu thống kê của FAO

GSR

: Green Super Rice – Siêu lúa xanh

NSG, NSC

: Ngày sau gieo, ngày sau cấy

NSLT, NSTT

: Năng suất lý thuyết, năng suất thực tế

P1.000 hạt


: Trọng lượng 1000 hạt

QCVN

: Quy chuẩn khảo nghiệm Việt Nam

LSD

: Least Significant Difference – Mức sai khác có ý nghĩa

VCU

: Value of Cultivation and Use – Giá trị canh tác và sử dụng

DANH SÁCH CÁC BẢNG


Bảng

Trang

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của lúa gạo so với ba loại hạt ngũ cốc
Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng và năng suất lúa của 10 nước đứng đầu trên thế giới
năm 2014 (Đơn vị triệu tấn)
Bảng 2.3 Diện tích lúa (nghìn ha) cả năm phân theo khu vực ở Việt Nam
Bảng 2.4 Sản lượng lúa (nghìn tấn) cả năm phân theo khu vực ở Việt Nam
Bảng 2.5 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm sản xuất (1961 – 2012)
Bảng 2.6 Diện tích, năng suất và sản lượng tỉnh Long An qua các năm
Bảng 3.1 Danh sách, nguồn gốc, đặc tính các giống tham gia thí nghiệm
Bảng 3.2 Đặc điểm và tính chất lý hóa tính khu thí nghiệm

Bảng 3.3 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong thời gian thí nghiệm
Bảng 3.4 Phân loại hình dạng hạt gạo trắng theo IRRI (1996)
Bảng 4.1 Đặc điểm thân lúa của 11 giống lúa thí nghiệm
Bảng 4.2 Đặc điểm lá lúa của 11 giống lúa thí nghiệm
Bảng 4.3 Đặc điểm bông lúa của 11 giống khảo nghiệm
Bảng 4.4 Thời gian sinh trưởng và phát dục (ngày) của 11 giống lúa thí nghiệm
Bảng 4.5 Động thái tăng trưởng chiều cao (cm) của 11 giống lúa thí nghiệm
Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/ngày) của 11 giống lúa thí nghiệm
Bảng 4.7 Động thái đẻ nhánh của 11 giống lúa thí nghiệm (nhánh/ bụi)
Bảng 4.8 Tốc độ đẻ nhánh của 11 giống lúa thí nghiệm (nhánh/bụi/7 ngày)
Bảng 4.9 Khả năng đẻ nhánh và tỉ lệ nhánh hữu hiệu của 11 giống lúa thí nghiệm
Bảng 4.10 Tính chống chịu sâu bệnh của 11 giống lúa thí nghiệm
Bảng 4.11 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 11 giống lúa thí nghiệm
Bảng 4.12 Một số chỉ tiêu phẩm chất gạo của 11 giống lúa thí nghiệm
Bảng 4.13 Đánh giá chất lượng nấu cơm của 11 giống lúa thí nghiệm......................54
Bảng 4.14 Đặc điểm chủ yếu của 3 giống lúa triển vọng trong bộ giống thí nghiệm.
.......................................................................................................................................56

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang


Hình 3.1 Gieo mạ ướt và bó mạ theo từng ô
Hình 4.1 Một số sâu bệnh hại trong thí nghiệm tại Châu Thành, Long An



Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Lúa (Oryza sativa) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số trên thế
giới và được trải rộng từ 49 0 vĩ độ Bắc đến 350 vĩ Nam từ độ cao bằng mực nước biển
đến độ cao 3.000 m. Theo thống kê của FAO (2014), diện tích trồng lúa của thế giới là
163,46 triệu ha, năng suất bình quân 4,39 tấn/ha, sản lượng đạt 718,35 triệu tấn. Trên
thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người
trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất
cho con người, bình quân 180 – 200 kg gạo/người/năm tại các nước Châu Á, khoảng
10 kg/người/năm tại các nước châu Mỹ. Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100 %
người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính (Hoàng Kim, 2012).
Cây lúa đã có mặt ở Việt Nam từ 3000 – 2000 năm trước công nguyên. Tổ tiên
chúng ta đã thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa
đạt được những tiến bộ như ngày nay. Với gần 80 % dân số làm nghề nông, nước ta
luôn có những thế mạnh về kinh nghiệm, điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây lúa phát
triển. Thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển, đặc biệt là sản
xuất lương thực đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác cùng phát triển.Thành
tựu nổi bật của sản xuất và xuất khẩu gạo có đóng góp to lớn của các giống phổ biến
và triển vọng trong sản xuất như: OM6976, OM4900, OM6162, OM5451, OM8017,
OM9584, OM9605, OM3673, ST5, ST3. Trước nguy cơ biến đổi khí hậu khô hạn,
ngập úng, nước biển dâng, xâm nhập mặn, thiên tai bất thường và tình hình sâu bệnh
diễn biến rất phức tạp thì việc tiếp tục tìm kiếm những giống lúa có năng suất cao,
dạng hình đẹp, ít sâu bệnh và phẩm chất khá để đáp ứng với nhu cầu của sản xuất lúa
là rất cần thiết.


Long An là vùng lúa hàng hóa có năng suất và chất lượng cao với diện tích đất
lúa gieo trồng cả năm 2011 đạt 486.500 ha, năng suất bình quân đạt 5,26 tấn/ha, sản

lượng 2.556.900 tấn lúa/năm (Tổng cục thống kê, 2014). Long An đã khẳng định vị trí
là vựa lúa quan trọng trong khu vực và cả nước. Hiện tại việc nhập nội, đánh giá,
tuyển chọn bộ giống lúa cao sản triển vọng do trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, Viện lúa ĐBSCL và Trung tâm Giống Cây Trồng Sóc Trăng phối hợp thực hiện.
Đây là sự kết nối với Dự án siêu lúa xanh (Green Super Rice – GSR) hợp tác Quốc tế
giữa Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp
Trung Quốc (CAAS) và Việt Nam. Phía Việt Nam nghiên cứu chọn tạo khai thác và
ứng dụng nhanh kết quả. Do đó, việc khảo nghiệm bộ giống lúa này tại Long An là rất
cần thiết để bổ sung những giống lúa có triển vọng vào nguồn giống tại địa phương.
Được sự đồng ý của Khoa Nông học, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An và
Trại giống lúa Hòa Phú, dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Kim và KS. Nguyễn Văn
Phu, đề tài: “So sánh bộ giống siêu lúa xanh (GSR) vụ Xuân Hè, năm 2014 tại xã Hòa
Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Long An” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu

1.2.1 Mục tiêu
Tuyển chọn và xác định được 1 – 2 giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt, ít
nhiễm sâu bệnh và thích nghi với điều kiện sinh thái để bổ sung vào cơ cấu giống lúa
tại địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
Thực hiện thí nghiệm đồng ruộng, theo dõi và đánh giá sinh trưởng các giống
lúa theo đúng quy trình khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa tiêu
chuẩn ngành QCVN 01 – 55: 2011/BNNPTNT.
Thu mẫu, phân tích năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống.
Phân tích các đặc tính phẩm chất gạo của bộ giống tại phòng thí nghiệm.
Tổng hợp số liệu, phân tích thống kê và viết báo cáo.
1.3 Giới hạn của đề tài

Đối tượng nghiên cứu là 11 giống lúa, trong đó có 1 giống lúa làm đối chứng.
Thời gian thực hiện: Từ 03/2014 đến 07/2014.



Địa điểm khảo nghiệm tại Trại lúa giống Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Long
An.
Thí nghiệm chỉ giới hạn trong một vụ trồng.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược nguồn gốc, lịch sử và vị trí phân loại
2.1.1 Sơ lược nguồn gốc lịch sử
Cây lúa có nguồn gốc lịch sử rất lâu đời. Trải dài từ phía nam Trung Quốc đến
Đông Bắc Ấn Độ vào khoảng 8000 năm trước. Tổ tiên của trồng lúa ở Châu Á đã xuất
hiện từ thời đồ đá mới, cách đây 10 – 15 nghìn năm từ vùng núi phía Nam của dãy
Hymalaya (Ấn Độ) và miền nam Đông Nam Á (Trần Văn Đạt, 2002).
Đa số các tài liệu nghiên cứu về cây lúa đều thống nhất là nguồn gốc của cây
lúa trồng hiện nay là ở Đông Nam Á (Lê Minh Triết, 2005). Cơ sở của ý kiến này là:
Diện tích trồng lúa của thế giới tập trung chủ yếu ở Đông Nam Á; Khu vực này có khí
hậu nóng ẩm mưa nhiều, ánh sáng mạnh thích hợp cho cây lúa phát triển; Có nhiều
giống lúa dại là tổ tiên của giống lúa trồng ngày nay đang có mặt tại Đông Nam Á. Ở
Việt Nam, từ các di chỉ Đồng Đậu và trống đồng Đông Sơn có in hình người giã gạo,
cùng với các vỏ trấu cháy thành than đã chứng tỏ ngành trồng lúa đã có cách đây từ
3330 – 4100 năm (Võ Tòng Xuân, 1984). Thêm vào đó, Đinh Văn Lữ (1978) cũng đã
cho rằng khoảng 4000 – 3000 năm trước công nguyên, người ta đã tìm thấy những di
tích như bàn nghiền hạt lúa, cối và chày đá giã gạo.
Về phân loại thực vật học lúa trồng hiện nay là do lúa dại qua các quá trình
chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo mà hình thành. Lúa dại hiện nay còn giữ một số
đặc tính sinh trưởng tự nhiên trong các vùng đầm lầy, có thân mọc xòe, phân hóa phát
dục hoa không hoàn toàn, kết hạt ít và dể rụng hạt, hạt nhỏ, có râu, bông xòe (Trần
Văn Đạt, 2002). Năm 1960, Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) được thành lập và

cho ra đời các giống lúa thấp cây, năng suất cao, chống chịu với môi trường và nhanh
chống phát triển ở các nước trồng lúa, vì thế được coi là “cuộc cách mạng xanh trong
nông nghiệp”, điển hình là giống IR8 ở nước ta.


2.1.2 Vị trí phân loại
Giới: Plante
Ngành: Angiospermophyta
Lớp: Dicotyledoneae
Bộ: Polaes
Họ: Paceae
Chi: Oryza
Tên khoa học: Oryza sativa (lúa Châu Á), Oryza glaberrima (lúa Châu Phi)
Có hơn 28 loài hoang dại đã được định danh, có tổng nhiểm sắc thể là từ 24 –
48 n. Năm 1963 các loài di truyền học đã công nhận còn 19 loài, trong đó Oryza sativa
và Oryza glaberrima là hai loài lúa trồng còn lại là lúa dại, phổ biến nhất là loài Oryza
sativa và Oryza glaberrima chỉ chiếm diện tích nhỏ ở Tây Phi và có năng suất thấp (Lê
Minh Triết, 2005).
2.2 Giá trị kinh tế của lúa gạo
2.2.1 Giá trị dinh dưỡng
Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và
protein hơi thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra nhiều hơn và chứa nhiều chất béo hơn
(bảng 2.1). Ngoài ra, nếu tính trên đơn vị 1 hecta, gạo cung cấp nhiều calo hơn lúa mì
do năng suất cao hơn nhiều so với lúa mì. Giả sử một người trung bình cần 3200 calo
mỗi ngày thì một hecta lúa có thể nuôi 2055 người/ngày hoặc 5,63 người/năm, trong
khi lúa mì chỉ nuôi được 3,67 người/năm, bắp 5,3 người/năm. Trong gạo lại còn có
chứa nhiều acid amin thiết yếu.

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của lúa gạo so với ba loại hạt ngũ cốc
Chỉ tiêu


Gạo

Bắp

Cao

Gạo


(Tính trên trọng lượng khô)
Protein

Lúa mì
(Nx6.25)(%) 12,3

11,4

lương lức
9,6
8,5

( % ) 2,2

5,7

4,5

2,6


( % ) 81,1

74,0

67,4

74,8

( % ) 1,2

2,3

4,8

0,9

( % ) 1,6

1,6

3,0

1,6

( cal/100g ) 436

461

447


447,0

( mg/100g ) 0,52

0,37

0,38

0,34

( mg/100g ) 0,12

0,12

0,15

0,05

( mg/100g ) 4,3

2,2

3,9

4,7

( mg/100g ) 5,0

4,0


10

3,0

( mg/100g ) 3,0

3,0

2,0

2,0

( g/16N ) 2,3

2,5

2,7

3,6

( g/16N ) 2,8

3,2

3,3

3,6

( g/16N ) 3,6


3,9

2,8

3,9

( g/16N ) 1,0

0,6

1,0

1,1

Chất béo
Chất đường bột
Chất xơ
Tro
Năng lượng
Thiamin ( B1)
Riboflavin ( B2 )
Niacin ( B3 )
Fe
Zn
Lysin
Threonine
Methionine + Cystine
Trytophan

(Nguồn: Mccanco và Widdowson, 1960: Khan và Eggum, 1978 và Eggum, 1979)

2.2.2 Giá trị sử dụng
Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trường để
nuôi cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ. Gạo còn dùng để cất rượu, cồn, người ta không
thể nào kể hết công dụng của nó. Cám hay đúng hơn là các lớp vỏ ngoài của hạt gạo,
do chứa nhiều protein, chất béo, chất khoáng, vitamin, nhất là vitamin nhóm B, nên
được dùng làm bột dinh dưỡng trẻ em và điều trị người bị bệnh phù thũng. Cám là
thành phần cơ bản trong thức ăn gia súc, gia cầm và trích lấy dầu ăn. Trấu, ngoài công
dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm,
chế tạo carbon và silic.

2.3 Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới


Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí rất quan trọng, đặc biệt vùng Châu Á. Ở
Châu Á lúa là món ăn chính giống như bắp của người Nam Mỹ, hạt kê của người
Châu Phi hoặc lúa mì của người Châu Âu và Bắc Mỹ. Thống kê của tổ chức lương
thực thế giới (FAO, 2014) cho thấy, có 114 nước trồng lúa, trong đó có 18 nước có
diện tích trồng lúa trên 1000.000 ha tập trung ở Châu Á, 31 nước có diện tích trồng lúa
trong khoảng 100.000 ha – 1000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên
5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha), EL Salvador (7,9 tấn/ha).
Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng và năng suất lúa của 10 nước đứng đầu trên thế giới
năm 2013 (Đơn vị triệu tấn)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

30,3

(tạ/ha)
67,4

(triệu tấn)
204,29

Ấn Độ

42,5

35,9

152,60

Inđônêxia

13,4

51,4

69,05

Việt Nam

7,8

56,3


43,66

Thái Lan

12,6

30,0

37,80

Băngladesh

11,7

29,2

34,20

Myanma

8,2

40,5

33,00

Philippin

4,7


38,4

18,03

Brazil

3,2

48,1

11,39

Pakistan

2,7

34,8

9,40
(Nguồn: FAOSTAT, 2014)

STT
Trung Quốc

Theo tổ chức nông lương thế giới (2013) còn cho thấy, diện tích lúa thế giới đã
tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm, diện tích trồng lúa thế giới đã
tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao
nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm.
Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng
giảm dần, đến năm 2005 còn mức 155,1 triệu ha. Từ năm 2005 đến năm 2008 diện tích

lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệu ha, cao nhất kể từ năm 1999 đến nay.
Các nước có diện tích trồng lúa lớn trên thế giới như Ấn Độ (42,5 triệu ha),
Trung Quốc (30,3 triệu ha), Indonesia (13,4 triệu ha), Thái Lan (12,6 triệu ha),


Banglades (11,7 triệu ha). Các quốc gia dẫn đầu về năng suất lúa trên thế giới là Trung
Quốc (6,74 tấn/ha), Việt Nam (5,63 tấn/ha), Indonesia (5,14 tấn/ha), Brazil (4,81
tấn/ha) (bảng 2.3). Những nước trên thế giới dẫn đầu về sản lượng lúa gạo là Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Banglades, Myanma. Mặc dầu năng
suất lúa ở các nước Châu Á còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn
là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thế giới (trên 90 %). Như vậy,
có thể nói Châu Á là vựa lúa quan trọng nhất thế giới (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị
Lang, 1995).
2.3.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam là nước có truyền thống trồng lúa. Nền văn minh lúa nước có trên
4.000 năm lịch sử, Việt Nam nằm trong vùng địa lí được xem như là khởi nguyên của
cây lúa, chạy dài từ chân núi Hi Mã Lạp Sơn cho đến bờ biển Đông.
Bảng 2.3 Diện tích lúa (nghìn ha) cả năm phân theo khu vực ở Việt Nam
Khu vực

2006

2007

2008

2009

2010


2011

Đồng bằng Sông Hồng

1171,2

1153,2

1155,4

1155,5

1150,1

1144,5

Trung du và miền núi phía Bắc

661,0

658,8

669,8

670,4

666,4

670,7


Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

1206,9

1191,8

1219,3

1221,0

1214,1

1229,2

Tây Nguyên

206,5

205,2

211,2

215,6

217,8

223,9

Đông Nam Bộ


305,3

300,4

307,6

304,7

295,1

293,8

Đồng bằng Sông Cửu Long

3773,9

3683,1

3858,9

3870,0

3945,9

4089,3

Cả nước

7324,8


7192,5

7422,2

7437,2

7489,4

7651,4

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2014)
Sản xuất lương thực là ngành chính ở Việt Nam. Lúa được trồng ở hầu hết tỉnh
thành trong cả nước. Năm 2011 diện tích lúa cả nước đạt 7651,4 nghìn ha, trong đó
ĐBSH chiếm 1144,5 nghìn ha, Bắc trung bộ và duyên hải miền trung chiếm 1229,2
nghìn ha, ĐBSCL chiếm 4089,3 nghìn ha (bảng 2.4).
Bảng 2.4 Sản lượng lúa (nghìn tấn) cả năm phân theo khu vực ở Việt Nam
Khu vực

2006

Đồng bằng Sông Hồng

6725,2

2007

2008

2009


2010

2011

6500,7

6790,2

6796,8

6805,4

6979,2


Trung du và miền núi bắc bộ

2904,1

2891,9

2903,9

3053,6

3087,8

3225,0

5951,1


5764,3

6114,9

6243,2

6152,0

6515,6

Tây Nguyên

880,4

866,3

935,2

999,1

1042,1

1056,3

Đông Nam Bộ

1159,5

1240,6


1316,1

1334,3

1322,7

1362,5

Đồng bằng Sông Cửu Long

18229,2

18678,9

20669,5

20523,2

21595,6

23186,3

Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2014)
Về sản lượng lúa năm 2011 cả nước ta đạt 42324,9 nghìn tấn, trong đó ĐBSH
chiếm 6979,2 nghìn tấn, Bắc trung bộ và duyên hải miền trung chiếm 3225,0 nghìn
tấn, ĐBSCL chiến tỷ lệ cao nhất đạt 23186,3 nghìn tấn (bảng 2.5).

Từ năm 1868 đến 1873, diện tích trồng lúa Việt Nam ước khoảng 600 – 700
nghìn ha, sau đó tăng lên 2,3 triệu ha trong năm 1912 và 4,4 triệu ha trong năm 1927.
Diện tích phát triển cao nhất 5 triệu ha với sản lượng 6 triệu tấn (thời Pháp thuộc,
1942) trong đó Nam Kì chiếm gần 50 % tổng diện tích cả nước, Bắc Kì 27 %, Trung
Kì 23 % (Trần Văn Đạt, 2002).


Bảng 2.5 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm sản xuất (1961 – 2012)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

1961
1970

(triệu ha)
4,74
4,72

(tạ/ha)
19,0
21,5

(triệu tấn)
9,00
10,17

1980


5,60

20,8

11,65

1990

6,04

31,8

19,23

2000

7,67

42,4

32,53

2005

7,34

49,5

36,34


2008

7,40

52,3

38,73

2009

7,44

52,4

38,95

2010

7,49

53,4

40,01

2011

7,66

55,4


42,40

2012

7,75

56,3

43,66

Năm

( Nguồn: FAO, 2014)
Đầu thập niên 1960, năng suất lúa Việt Nam đạt khoảng 1,9 tấn/ha do nông dân
bắt đầu sử dụng phân bón hóa học và các giống lúa tuyển chọn. Vào năm 2008 theo
thống kê, Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ năm trên thế giới, nhưng
lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn) chiếm
18 % sản lượng xuất khẩu gạo thế giới, 22,4 % sản lượng xuất khẩu gạo của Châu Á,
mang lại lợi nhuận 1275,7 tỷ USD năm 2006.

Diện tích và năng suất lúa (bảng 2.6)

của Việt Nam có xu hướng tăng lên, năm 2012 đạt 7,75 triệu ha và 56,3 tạ/ha với tổng
sản lượng 43,66 triệu tấn.
Chiến lược phát triển Nông nghiệp Việt Nam năm 2011 – 2012, Bộ Nông
nghiệp & PTNT đã chỉ rõ: “Phát triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở thành mặt hàng
xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực”. Trên cơ sở tính toán
nhu cầu tiêu thụ của đất nước và nhu cầu chung của thế giới trong tương lai, đảm bảo
tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đảm bảo quyền lợi hợp lý

của người sản xuất, người kinh doanh lúa gạo và xuất khẩu có lợi nhuận cao, đảm bảo
sản lượng lúa gạo cả nước đạt 41 triệu tấn năm 2020 (MARD trích dẫn bởi Hoàng
Kim, 2011).


2.4 Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất lúa gạo ở tỉnh Long An
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
Long An là một tỉnh thuộc đồng bẳng sông Cửu Long, đất phần lớn là dạng phù
sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng
bị chua phèn. Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch
chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông
chảy qua Long An. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 – 82 %. Thời gian
chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 – 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 – 2.800
giờ. Tổng tích ôn năm 9.700 – 10.100 0C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao
động từ 2 – 4 0C.
Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và
tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa thuận
lợi cho cây lúa phát triển (Cổng thông tin điện tử Long An, 2014).
2.4.2 Tình hình sản xuất lúa gạo của tỉnh Long An
Bảng 2.6 Diện tích, năng suất và sản lượng tỉnh Long An qua các năm
Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất (tấn/ha)

2002


433.300

1.738.600

4,01

2003

424.100

1.772.800

4,18

2004

433.400

1.902.700

4,39

2005

429.300

1.934.200

4,51


2006

433.200

1.769.400

4,08

2007

428.400

1.950.600

4,50

2008

457.000

2.178.100

4,77

2009

463.600

2.158.600


4,66

2010

471.100

2.304.800

4,89

2011 sơ bộ

486.500

2.556.900

5,26

Long An là một vựa lúa lớn trong khu vực và cả nước. Diện tích năm 2002 đạt
433.300 ha, năng suất đạt 4,01 tấn/ha. Áp dụng các thành tựu của nông nghiệp vào


trong sản xuất, năng suất lúa của Long An tăng đều qua các năm. Năm 2005, tuy diện
tích lúa giảm nhưng năng suất đạt 4,51 tấn/ha cao hơn 0,51 tấn/ha so với năm 2002.
Năm 2006, năng suất giảm xuống còn 4,08 tấn/ha nhưng giai đoạn 2007 – 2010 đã
tăng mạnh đến năm 2011diện tích trồng lúa ở Long An tăng 486.500 ha, đạt sản lượng
2.556.900 tấn qua đó đã khẳng định Long An là vựa lúa quan trọng trong khu vực và
cả nước (bảng 2.7).
2.5 Vai trò của giống trong sản xuất lúa

Theo Trần Như Đình Vũ (1991), giống lúa là sản phẩm sức lao động sáng tạo
của con người, là tư liệu sản xuất, là chủ yếu quyết định việc tăng năng suất, chọn
đúng giống sẽ thu được năng suất cao và ổn định, giống có tốt thì mới phát huy được
hết tác dụng của các biện pháp kỹ thuật.
Trong sản xuất, việc tăng năng suất thì giống là biện pháp rẻ tiền nhất, nhưng
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các biện pháp kĩ thuật khác. Tạo những
giống lúa ngắn ngày năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi rộng đang là vấn đề
cấp bách hiện nay. Công tác lai tạo giống lúa ngắn ngày thích nghi tốt, kháng được
một số sâu bệnh đã nâng cao năng suất đáng kể trên một số diện tích trồng lúa ở nước
ta. Sự đóng góp của giống mới đã làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Đồng thời
cũng đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu lương thực của nhân dân trong nước và trên thế
giới trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay (Trần Nguyễn Phượng Linh, 2013).
Theo Đinh Văn Lữ (1978) cho rằng hiện nay có 4 yếu tố thúc đẩy tăng năng
suất lúa đó là điều kiện tưới tiêu, áp dụng giống mới, sử dụng phân bón hóa học và áp
dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng trong đó giống mới được coi là góp phần lớn nhất
trong việc tăng sản lượng lúa. Chỉ cần chọn lọc, thay đổi hoặc giữ giống tốt chúng ta
có thể tăng năng suất lên 20 %.
Dự đoán trong tương lai sản lượng lúa của thế giới phải tăng 1,7 %/năm thì mới
đáp ứng được yêu cầu lương thực của dân số ngày càng tăng của thế giới trong giai
đoạn 1990 – 2050. Với những nước sản xuất lúa hàng đầu như ở Châu Á thì tỷ lệ này
phải là 2,1 %/năm. Tăng năng suất lúa phải phụ thuộc nhiều nguyên nhân: Hệ thống
tưới tiêu ngày càng hoàn chỉnh, đầu tư nhiều phân bón, sử dụng ưu thế lai F1 (Trung


Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Việt Nam) nhưng sự gia tăng về năng suất chủ yếu là do cuộc
cách mạng về giống như sử dụng giống thấp cây, chống đổ ngã, đẻ nhánh nhiều, chống
chịu với môi trường khắc nghiệt (mặn, rét, úng, hạn), chống chịu với sâu hại (rầy nâu,
đạo ôn) (Nguyễn Thị Lang, 2010).
2.6 Tình hình nghiên cứu về giống lúa trên thế giới và Việt Nam
2.6.1 Công tác chọn tạo giống chất lượng cao trên thế giới

Trên thế giới hiện này đã có rất nhiều tiến bộ trong ngành trồng lúa trong đó nổi
bật nhất là công tác cải tiến giống. Các nhà chọn tạo giống của IRRI rất quan tâm đến
việc chọn ra giống có năng suất cao, chất lượng tốt thích nghi với nhiều vùng trên thế
giới, công việc này tiến triển chậm, cần nhiều thời gian vì hầu hết những giống lúa
chống chịu sâu bệnh đều có hàm lượng amylose cao và nhiệt độ hóa hồ thấp. Đến nay
đã có hơn 800 giống lúa cải tiến tạo ra từ IRRI với chương trình cải tạo giống lúa của
nhiều quốc gia, các giống này được trồng trên 65 % diện tích trồng lúa của thế giới. Ở
Philippines, Srilanca, Trung Quốc trên 90 % diện tích được trồng các giống lúa cải
tiến, tương tự tại Ấn Độ, Pakistan, Malaysia và Việt Nam tỷ lệ này là 60 % (Khush và
Aquino, 1994). Vào năm 1962, Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI đã bắt đầu chương
trình lai tạo chọn lọc giống lúa để tăng cường phát triển sản xuất lúa gạo trên toàn thế
giới. Thành công đầu tiên là giống IR8 được lai tạo từ giống lúa lùn Dee – gee – woo –
gen và giống Peta cao cây và cứng rạ từ Indonesia vào năm 1962. Lúa IR8 cho năng
suất cao gấp đôi, ba lần giống lúa địa phương từ 4 – 8 tấn/ha. Đa số các nước ở Châu
Á như Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Malaysia, Philippines, Srilanka,Việt Nam…đều
thành công trong phổ biến trồng rộng rãi và đồng loạt, tạo nên cuộc Cách Mạng Xanh
lớn ở Châu Á. Đặc trưng của Cách Mạng Xanh là năng suất lúa tăng cao, sản lượng
gia tăng nhanh chóng do trồng các giống lúa cải thiện thấp và cứng cây, ngắn ngày,
không cảm quang, đáp ứng với phân đạm khá cao mà không dễ đổ ngã (trích dẫn Trần
Văn Đạt, 2005). Các nhà chọn tạo cũng đưa thêm môt số giống lúa mới khá lý tưởng
và được mở rộng sản xuất như: IR64, IR42, IR62032, IR62030, IR50404.
Trong suốt 3 thập niên từ sau ngày cuộc Cách Mạng Xanh, năng suất lúa bình
quân cao trong sản xuất chỉ trên dưới 5 tấn/ha. Để phá vỡ hiện tượng đụng “trần năng
suất” là một cuộc cách mạng khác trong sản xuất lúa, các nhà khoa học hiện này đã


cho rằng mục tiêu này có thể đạt được thông qua con đường cải tiến kiểu hình cây,
sinh lý sinh hóa của cây và cải tiến phẩm chất hạt là những nỗ lực gia tăng năng suất
các giống lúa hiện nay. Chính vì thế các nhà khoa học của IRRI đã đưa ra thuật ngữ
“siêu lúa” để có thể đạt năng suất lúa 15 tấn/ha/vụ. Theo Yoshida (1981) và De Datta

(1981) cho rằng đặc điểm hình thái cần được chú ý là: Thân thấp, cứng chắc, lá thẳng
đứng, nở bụi nhanh, thời gian sinh trưởng trung bình 120 ngày.
2.6.2 Công tác chọn tạo giống lúa ở Việt Nam
Giống lúa có chất lượng gạo cao là những giống lúa có dạng hạt thon dài, chiều
dài hạt gạo: 6,61 – 7,5 mm, tỷ lệ gạo nguyên > 50 %, gạo không hoặc ít bạc bụng, mặt
gạo sáng trắng, độ hồ hóa trung bình, độ bền thể gel mềm, hàm lương amylose trung
bình (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 1995).
Chọn tạo giống lúa nói chung và chọn tạo giống lúa có phẩm chất gạo cao nói
riêng muốn thành công phải có một chương trình lai giống với khối lượng lớn và nhiều
nguồn gen rộng rãi (Trần Đình Long và ctv, 1997). Nếu một trong hai cây bố hoặc mẹ
trong tổ hợp lai đơn có đặc tính không tốt hay tổ hợp thiếu vài đặc tính quan trong thì
sử dụng lại ba, lai lại hay lai kép (Jenning và ctv, 1979).
Công tác chọn tạo giống lúa được tiến hành từ những năm 1950 nhưng do điều
kiện chiến tranh ở hai miền Nam – Bắc nên việc chọn tạo giống lúa ở hai miền khác
nhau. Ở miền Bắc đã tạo ra những giống lúa mới bằng con đường lai tạo và nhập nội.
Giống lúa lai đầu tiên được ra đời là giống lúa chiêm 314 do Tiến Sĩ Lương Định Của
lai tạo, còn ở miền Nam chủ yếu bằng con đường nhập nội. Từ sau ngày đất nước
thống nhất, công tác chọn tạo giống được tiến hành nhịp nhàng và đồng bộ trên cả
nước: Các Viện, trường Đại Học cùng các Trung Tâm Giống Cây Trồng các tỉnh liên
kết với nhau thành một mạng lưới nghiên cứu lúa thống nhất trong cả nước đã góp
phần vào công tác chọn tạo giống lúa phục vụ sản xuất. Khi dịch rầy nâu xuất hiện
năm 1978, các giống lúa như: IR8, TN23 – 2, IR26, IR28 nhiễm nặng đã gây thiệt hại
lớn, cùng lúc đó các cơ quan nghiên cứu đã kịp thời đưa ra các giống kháng như:
NN3A (IR36), NN4A, NN3B (IR48), IR843 – 132 – 2 – 3 – 3 và sau đó đến nay đã có


nhiều giống đưa ra sản xuất như : NN6A, NN7A, NN9A, IR64, OM997 – 6 (Viện lúa
Đồng Bằng Sông Cửu Long)
Từ năm 1975, trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành điều tra, sưu tập, nghiên
cứu và bảo quản nguồn tài nguyên giống lúa địa phương. Hơn 100 giống lúa đã được

ghi nhận tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Phần lớn
các cơ quan chọn tạo giống trong nước sử dụng phương pháp lai giống hữu tính để tạo
ra các giống lúa theo mục tiêu, các nhà chọn giống có thể chuyển các gen chống chịu
sâu bệnh, năng suất cao, phẩm chất gạo tốt từ vật liệu đầu đưa vào các giống cải tiến
để đưa ra đời các giống lúa mới có đặc tính tốt như mong muốn. Trong việc chọn
giống bằng phương pháp lai hữu tính thì công việc đánh giá vật liệu khởi đầu là rất
quan trọng, cây bố mẹ phải có đặt tính chất lượng gạo tốt, năng suất cao và ổn định.
Ngoài phương pháp trên, hiện nay các nhà chọn tạo giống đang ứng dụng những thành
quả của tiến bộ Khoa học kỹ thuật công nghệ sinh học: Chuyển nạp gen, nuôi cấy tế
bào hạt phấn, nuôi cấy mô, gây đột biến nhằm rút ngắn thời gian chọn lọc, lai tạp 6 – 8
thế hệ xuống còn 2 – 3 thế hệ (Bùi Bá Bổng, 1999).
Từ năm 1990 đến 1995, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã thực
nghiệm và chọn ra một số giống lúa: OM59 – 71, NDR97, CH2, CH3, CH158, CH185
cho năng suất cao, thích ứng rộng rãi được Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực
phẩm (nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) cho khu vực hóa. Đồng thời,
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cũng đã chọn ra một số giống lúa:
LC88 – 67 – 1, LC88 – 66, LC90 – 5 đã được phép đưa vào sản xuất (Lê Minh Triết và
ctv, 1995).
Ngân hàng gen của giống lúa hiện có trên 5.000 mẫu giống. Giống lúa được
công nhận là 149 (giai đoạn 1986 – 2004). Tỷ lệ giống được tạo trong nước chiếm
42,2 % diện tích, tỷ lệ giống nhập nội chiếm 43,8 % diện tích và giống lúa địa phương
chiếm 6,5 % diện tích. Trong tổng số 131 giống được công nhận (giai đoạn 1984
-2000), chỉ còn 94 giống có mặt trong sản xuất. Trên địa bàn cả nước, có 680 giống lúa
hiện đang gieo trồng (bao gồm cả các giống bản địa).


Việc đã và đang chọn tạo các giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, ngắn

ngày, chịu hạn, chịu phèn và kháng được một số sâu bệnh chính vào sản xuất. Đặc
biệt, trong chương trình về quốc gia cây lượng thực và thực phẩm được xây dựng mấy

năm đầu thập kỷ 80, công tác chọn tạo giống năng suất và sản lượng lúa gạo ở Việt
Nam trong thời gian qua luôn gắn liền với việc cải tạo đồng ruộng, không ngừng đưa
những thành tựu kỹ thuật vào trong thực tiễn. Một trong những biện pháp tích lúa cho
vùng khó khăn mới được đẩy mạnh hơn, góp phần nâng cao diện tích gieo trồng, năng
suất và sản lượng chung cho cả nước.
2.7 Dự án Green Super Rice
Dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice – GSR) hợp tác Quốc Tế giữa Viện
Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung
Quốc (CAAS) đã được thực hiện. Giáo sư Zhikang Li, nhà di truyền phân tử nổi tiếng
của Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) và tiến sỹ
Auhar Ali chuyên gia chọn giống lúa hàng đầu Ấn Độ đang làm việc tại Viện Nghiên
cứu Lúa Quốc tế (IRRI) đồng chủ trì dự án, với một tập thể chuyên gia được Quỹ Bill
& Melinda Gates (Bill & Melinda Gates Foundation – B’AGF) tài trợ GSR dự án hợp
tác giữa Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) và Viện Hàn Lâm Khoa học Nông
nghiệp Trung Quốc (CAAS) theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững tạo nhiều
lương thực cho tăng trưởng dân số thế giới. Sau nhiều năm nỗ lực lai tạo, các nhà khoa
học đã nhiều lần thực hiện lai hồi giao ở thế hệ thứ hai (BC2F2) đã tạo ra nhiều giống
lúa phát triển tốt dưới điều kiện áp lực sâu bệnh cao và môi trường khắc nghiệt. Họ đã
xác định được nhiều gene chống chịu điều kiện khắc nghiệt của môi trường từ nhiều
nguồn giống khác nhau, đặc biệt là tính chịu hạn, chịu mặn từ các giống này được lai
với những giống đã phổ biến như IR64, Huang Hua Zhan, BR11 và BG3000.
Huang Hua Zhan (HHZ) là giống lúa ưu tú hàng đầu của Trung Quốc đã được
lai tạo với 46 giống lúa khác nhau để được 46 thế hệ lai F1 dùng cho sản xuất hạt lai
BC2F1, BC2F2 nhằm phối hợp những đặc tính năng suất cao của giống HHZ với các
đặc tính chịu hạn, mặn, kháng sâu bệnh. 754 dòng siêu lúa xanh (GSR) đã được chủ
nhiệm dự án Green Super Rice Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc
(CAAS), Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) chấp thuận cho phép trực tiếp mang về
Việt Nam. Cơ quan nhập nội, chọn tạo, khai thác nguồn gen là Viện Lúa Đồng Bằng



Sông Cửu Long (CLRRI) và Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
(NLU), Trung tâm Giống Cây trồng Sóc Trăng, Trường Đại học Nông Lâm Huế
(HUF), Viện Di truyền Nông nghiệp (AGI). Những mẫu giống GSR này được phối kết
khai thác, tuyển chọn với nguồn vật liệu lúa đặc sản Sóc Trăng và Viện lúa Đồng bằng
sông Cửu Long.
Mục tiêu chung là tạo ra giống lúa cho năng suất cao bền vững trong điều kiện
đầu tư thấp, điều kiện môi trường sản xuất không thuận lợi và kế thừa ý tưởng của
cuộc cách mạng xanh để tạo ra giống có năng suất cao hơn. Mục tiêu cụ thể là xác
định năng suất và đặc tính chống chịu mặn, hạn của nguồn gen siêu lúa xanh GSR;
Xác định giống lúa cao sản có tính chịu mặn, phẩm chất gạo tốt, gạo có mùi thơm
đậm, cơm ngon và có tiềm năng năng suất cao, xác định giống lúa cao sản có tính hạn
khá, thích hợp sinh thái, chất lượng gạo tốt; Tìm hiểu mối quan hệ giữa tính kháng
mặn, hạn với năng suất lúa dựa trên nghiên cứu sự chồng chéo di truyền của các tính
trạng này.
Đề tài “So sánh bộ giống siêu lúa xanh (GSR) vụ Xuân Hè năm 2014 tại xã Hòa
Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Long An” được thực hiện là cần thiết, nhằm xác định
được năng suất, khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh của bộ giống
siêu lúa xanh (GSR) tại Long An. Thí nghiệm là sự tiếp nối thành quả tuyển chọn của
những vụ trước đó để tiếp tục khai thác và ứng dụng nhanh kết quả.


×