Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.11 KB, 60 trang )

Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và khoáng sản nói chung, thì
ngành khai thác than đóng vai trò quan trọng vì nó cung cấp nhiên liệu cho các ngành công
nghiệp khác như: Nhiệt điện, cơ khí, luyện kim... Than không những phục vụ cho sản xuất
đời sống dân sinh mà còn xuất khẩu để trao đổi hàng hoá và thu đổi ngoại tệ về cho đất
nước. Vì thế việc khai thác than là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Với tầm quan trọng
đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp chủ trương chính sách đối với ngành than, đầu
tư vốn và trang thiết bị mới để phục vụ khai thác chế biến than từng bước nâng cao đời sống
vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên ngành than.
Là một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Công ty
TNHH MTV Than Hòn Gai đã xác định được vai trò và trách nhiệm của mình là phải làm gì,
làm như thế nào để không ngừng cải tiến công nghệ khai thác áp dụng thành tựu khoa học kỹ
thuật, tổ chức lao động và có nhiều biện pháp tích cực để đưa sản lượng hàng năm tăng lên
không ngừng, đồng thời nâng chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, hạ giá thành
sản phẩm tăng lợi nhuận, ổn định và dần cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên góp phần
hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giao và
hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. Để đạt được những thành quả đó có một phận không
nhỏ của công tác quản lý lao động và tiền lương.
Trong giai đoạn kinh tế tập trung bao cấp với tình trạng sử dụng lao động trong các
doanh nghiệp là lãng phí và kém hiệu quả , biểu hiện ở năng xuất lao động thấp, biên chế lao
động quá mức, kết cấu lao động bất hợp lý. Vì thế không khuyến khích được người lao động
và doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả sử dụng lao động.
Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của công tác hạch toán tiền lương và các khoản
trích theo lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở những kiến thức đã học,
qua tìm hiểu thực tế về tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH MTV Than
Hòn Gai, cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình cô giáo Phạm Lan Anh, em đã hoàn
thành báo cáo tốt nghiệp với đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản


trích theo lương tại Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai.
Do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa có nên trong luận
văn tốt nghiệp chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót cả về nội dung và hình thức
trình bày. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bản báo cáo của em được hoàn thiện
hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hạ Long, tháng 10 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Đỗ Thanh Thúy

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

1


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH
MTV THAN HÒN GAI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai
Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai – TKV là một doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị
thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, có tư cách pháp nhân
hạch toán kinh tế độc lập. Công ty được thành lập ngày 15/5/1955.
Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai tiền thân là Xí nghiệp quốc doanh than Hòn Gai.
Qua chặng đường hơn 50 năm phấn đấu, vượt qua nhiêu thử thách khó khăn, từ Xí nghiệp
quốc doanh than Hòn Gai năm xưa, nay những người thợ mỏ của Công ty đã ghi vào trang
sử vẻ vang của mình những mốc son không thề nào quên, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp

giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và phát triền ngành than.
Tên giao dịch: Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai
Tên giao dịch quốc tế: HONGAI STOCK COAL COMPANY
Tên giao dịch quốc tế viết tắt: HONGAI COAL.
Trụ sở chính
: 169 Lê Thánh Tông, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
Telephone
: 033.3825233.
Fax
: 033.3826085.
Vốn điều lệ của công ty:
Vốn điều lệ khi thành lập công ty là 6.531.837.535 đồng (6 tỷ 531 triệu 835 ngàn 535
đồng) tương ứng với 65.318 cổ phiếu. Đến tháng 12/2013 Vốn điều lệ của Công ty tăng lên
80 tỷ.
Trong đó:
- Vốn cổ phần pháp nhân của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
(chi phối) là: 54.148.510.000 đồng.
- Vốn góp của các cổ đông là: 25.851.490.000 đồng.
Vốn điều lệ của công ty có thể tăng lên bất cứ lúc nào khi có quyết định đặc biệt của cổ
đông và được Nhà nước chấp thuận.
1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai
1.2.1. Chức năng
Công ty được tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trên phạm vi cả nước và
nước ngoài theo phân cấp uỷ quyền của Tập đoàn và quy định của pháp luật. Độc lập khai
thác than nguyên khai và tiêu thụ than.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Quản lý tất cả các mặt kinh tế, xã hội, an ninh trong phạm vi mỏ quản lý.
- Giao dịch đối ngoại với các doanh nghiệp, các cơ quan chính quyền địa phương,
các tổ chức trong cả nước khi cần thiết.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trích nộp đối với Nhà nước và cấp trên.

- Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên .
Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

2


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

- Phối hợp với các ngành chức năng quản lý Nhà nước đóng trên địa bàn giữ vững an
ninh chính trị trong khu vực.
Với mục tiêu là mở rộng sản xuất, từng bước đổi mới trang thiết bị kỹ thuật nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận năm
sau tăng cao hơn năm trước.
1.2.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty gồm:
- Khai thác, chế biến và tiêu thụ than;
- Thiết kế, thi công xây lắp các công trình mỏ và công trình công nghiệp, giao thông,
dân dụng, công ích, kết cấu hạ tầng, đường dây và trạm điện;
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát thi công xây dựng;
- Vận tải hàng hoá, hành khách đường bộ, đường sắt; bốc xếp hàng hoá, hoạt động hỗ
trợ vận tải; thiết kế, chế tạo, láp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các sản phẩm cơ khí,
phương tiện vận tải, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực, kết cấu thép và các thiết bị
công nghiệp khác…
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai.
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai được tổ chức theo kiểu trực
tuyến chức năng nhằm tăng cường các mối liên hệ để giải quyết công việc một cánh nhanh
chóng và có hiệu quả. Theo cơ cấu này, bên cạnh các đường trực tuyến còn có các bộ phận
tham mưu chức năng hỗ trợ điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Là một đơn vị sản xuất kinh doanh với sản phẩm chính là than, Công ty tổ chức sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm theo sự điều hành chung trong dây chuyền sản xuất than của tập đoàn
Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam.
Do tính chất đặc trưng của Công ty là vừa sản xuất Hầm lò vừa sản xuất Lộ thiên, khối
lượng công việc trong năm cần thực hiện lớn, nên đòi hỏi có bộ máy quản lý hiệu quả. Hiện
nay Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai đang thực hiện quản lý chia theo 3 cấp quản lý: cấp
Công ty, cấp công trường phân xưởng, cấp tổ đội sản xuất. Công tác quản lý được thực hiện
thông qua một trung tâm chỉ huy sản xuất điều hành trên cơ sở cân đối những việc cần làm
trước, làm sau từ đó các công trường mới bố trí thiết bị, lao động theo nhiệm vụ sản xuất. Sơ
đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua Hình 1.1.
Công ty thực hiện quản lý với (Đại hội đồng cổ đông), có quyền hạn cao nhất và chịu
trách nhiệm trực tiếp trước Tập đoàn, sau đó đến (Hội đồng quản trị), 1 Giám đốc Công ty, 4
phó giám đốc và 1 kế toán trưởng chỉ đạo các phòng ban phân xưởng.
- Ban Giám đốc: Do Hội đồng quản trị Tập đoàn bổ nhiệm gồm:
+ Giám đốc Công ty: Điều hành điều lệ Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai- TKV,
phân công và phối hợp công tác của các phó Giám đốc. Giám đốc phải chịu mọi trách nhiệm
về quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
+ Phó Giám đốc phụ trách công tác An toàn bảo hộ lao động, thanh tra kỹ thuật- an toàn
mỏ và công tác đầu tư: phụ trách chung về công tác an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống thiên
Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

3


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

tai, phụ trách toàn bộ hệ thống an toàn lao động, thiết lập quy định, quy chế, thể chế cho các hoạt
động của hệ thống an toàn làm việc hiệu quả tốt.

+ Phó Giám đốc Kỹ thuật công nghệ: Thực hiện các công việc quản lý kỹ thuật, công
nghệ khai thác đào lò, vận tải, chất lượng sản phẩm khai thác, thông gió, cấp thoát nước, thăm
dò bổ sung khoáng sàng, tổ hợp công nghệ mặt bằng chịu trách nhiệm về an toàn với các biện
pháp kỹ thuật trong giới hạn quản lý và liên quan.
+ Phó Giám đốc sản xuất, tiêu thụ: Chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động sản xuất của công
ty để đảm bảo an toàn, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo kế hoạch tác nghiệp.
Chịu trách nhiệm trực tiếp về an toàn trong quá trình chỉ đạo sản xuất thuộc phạm vi quản lý
điều hành và liên quan.
+ Phó Giám đốc cơ điện – vận tải mỏ: Điều hành, quản lý hệ thống thiết bị phục vụ
khai thác, hệ thống cung cấp bao gồm năng lượng điện, năng lượng thủy lực, năng lượng khí
nén, năng lượng ánh sáng, than tự dùng, hơi quá nhiệt.
+ Kế toán trưởng: Phụ trách công tác kế toán, thống kê tài chính doanh nghiệp theo quy
định của Luật kế toán, luật thống kê và điều lệ kế toán trưởng. Trực tiếp chỉ đạo các công tác
hạch toán kế toán, tài chính; quản trị tài chính, chi phí, quan hệ với ngân hàng, các tổ chức tín
dụng trong nước; quản trị công nợ, thanh tóan công nợ, kiểm kê, thanh lý tài sản cố định.
-Các phòng ban chức năng: đều là phòng trực thuộc công ty, có trách nhiệm tham mưu
cho Giám đốc trong việc ra quyết định, đồng thời có nhiệm vụ thực thi các mệnh lệnh của Giám
đốc. Tổ chức các phòng ban được tuân thủ theo quy định của Tập đoàn Công nghiệp ThanKhoáng sản Việt Nam.
1. Phòng kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch tổng hợp (KHSX,
kỹ thuật, tài chính) thống nhất trong toàn công ty, quyết toán khoán chi phí ở các đơn vị
quản lý điều hành xuất than cảng; tham mưu giúp giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế và
thanh lý các HĐ kinh tế đúng quy định của pháp luật.
2. Phòng vật tư: Tham mưu cho giám đốc công ty cân đối với KHSX, tổng hợp đơn
hàng tổ chức tìm nguồn hàng mua vật tư, dự trù vật tư đảm bảo đầy đủ hợp lý và kịp thời,
tổ chức quản lý cấp phát đảm bảo đáp ứng được yêu cầu sản xuất đúng các quy định.
3. Phòng trung tâm an toàn mỏ - sản xuất (TTATM-SX) Tham mưu và thực hiện việc
được Giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động sản xuất của toàn công ty và chịu trách
nhiệm trước giám đốc trong lĩnh vực điều hành hoạt động KTSX của cả dây truyền từ sản
xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động khác trong công ty.


Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

4


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT

PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT

Phòng CNMT

Phòng CNMT

Phòng đầu tư

Phòng giám định


PHÓ GIÁM ĐỐC
ATBHLĐ
Phòng an toàn

PHÓ GIÁM ĐỐC
CƠ ĐIỆN, VẬN TẢI

KẾ TOÁN
TRƯỞNG
Phòng KTTC

Phòng cơ điện -VT

Đội TTATM

Phòng vật tư

Phòng tổ chức đào tạo

Đội BV vũ trang
Trung tâm CHSX

Phòng địa chất

Phòng LĐTL, thi đua
Phòng kế hoạch

Phòng y tế


Phòng kiểm toán

Khai thác 1

Khai thác 2

Khai thác 3

Khai thác 4

Khai thác 5

Khai thác 6

Khai thác 7

Khai thác 8

Đào lò 1

Đào lò 2

Đào lò 3

Đào lò 4

Đào lò 5

Đào lò 6


Đào lò 7

Đào lò 8

CT Lộ thiên

PX VT ô tô

PX.SXP

PXVTĐ.Sắt

PX N.Lượng

PXVTG.Đứng

PX cơ khí

PX đời sống

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai
Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

5


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp


4. Phòng Thông gió: Quản lý thông gió mỏ đảm bảo vi khí hậu mỏ cho hoạt động sản
xuất của tất cả các công trường, phân xưởng khu vực hầm lò theo đúng Quy phạm an toàn.
5. Phòng An toàn: Quản lý, giám sát công tác an toàn bảo hộ lao động cho người và
thiết bị, đánh giá các sự cố để làm giảm tác hại của chúng, đồng thời phát hiện các sự cố để
ngăn chặn kịp thời.
6. Phòng cơ điện- vận tải: Quản lý hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống trang thiết
bị cơ điện, trong toàn bộ dây truyền sản xuất, quản lý các thiết bị vận tải, phục vụ sản xuất.
7. Phòng trắc địa: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc xây dựng các
bản đồ hướng dẫn khai thác, XDCB và nghiệm thu khối lượng mỏ.
8. Phòng giám định: có trách nhiệm kiểm tra chất lượng than từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu thụ theo đúng các quy định về chất lượng và kế hoạch sản xuất từng thời kỳ đảm bảo
quá trình tiêu thụ của công ty đạt được hiệu quả.
9. Phòng Khai thác hầm lò:Quản lý kỹ thuật công nghệ khai thác hầm lò và các khâu
công nghệ phục vụ khai thác ở các khu vực sản xuất hầm lò đảm bảo được mục tiêu phát
triển lâu dài của Công ty theo đúng các quy định, quy trình của Tổng công ty và Nhà nước.
10. Phòng khai thác lộ thiên: Quản lý kỹ thuật công nghệ khai thác lộ thiên và các
khâu công nghệ phục vụ khai thác ở các khu vực sản xuất lộ thiên đảm bảo được mục tiêu
phát triển lâu dài của Công ty theo đúng các quy định, quy trình của Tổng công ty và Nhà
nước.
11. Phòng bảo vệ - Thanh tra: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và quản lý công tác bảo vệ quân
sự, thanh tra của Công ty, đảm bảo các hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
12. Phòng tổ chức- đào tạo: tổ chức sản xuất để tiết kiệm hao phí lao động, tổ chức cán
bộ, đào tạo, quản lý lao động khoa học, quản lý tiền lương phù hợp với từng giai đoạn, từng
thời kỳ và các chế độ chính sách đối với người lao động thuộc phạm vi quản lý đảm bảo
đúng các quy định đặt ra.
13. Đội vũ trang bảo vệ: Thực hiện các phương án tuần tra, canh gác, bảo vệ tài sản,
vật tư, thiết bị, khai trường và trật tự trị an trong nội bộ Công ty của phòng Bảo vệ Công ty
lập cho từng trường hợp và từng thời điểm cụ thể.
14. Phòng Kế toán - tài chính: Tổ chức công tác KT – TC theo đúng với quy định
trong điều lệ tổ chức kế toán của Nhà nước, các quy định của TVN, trong chế độ, thể lệ kế

toán do Nhà nước ban hành và phù hợp với các chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính,
thống kê trong từng thời kỳ.
15. Phòng kiểm toán: Xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra, xác định đúng đắn,
trung thực và hợp pháp các số liệu kế toán, báo cáo tài chính và nhận xét đánh giá việc chấp
hành các chính sách, chế độ kế toán tài chính trong nội bộ Công ty theo đúng các quy định
của Công ty, Tổng công ty và Nhà nước.
16. Văn phòng Công ty: Tham mưu, giúp việc Giám đốc thực hiện các chủ trương và
chương trình công tác của Giám đốc, quản lý các nghiệp vụ văn phòng, chuyển, nhận, lưu
công văn, quản lý các phương tiện tài sản.

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

6


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

17. Phòng Đầu tư phát triển: Xây dựng chiến lược, kế hoạch và tiến độ thực hiện đầu tư;
chủ trì lập kế hoạch chuẩn bị, kế hoạch thực hiện và thực hiện đầu tư các công trình của Công
ty, đưa dự án đầu tư vào khai thác sử dụng đạt mục đích của dự án.
18. Phòng Lao động tiền lương: Quản lý lao động tiền lương, đời sống và các chế độ
chính sách xã hội liên quan đến người lao động thuộc phạm vi quản lý và các đối tượng nhân
dân có liên quan, đảm bảo đúng các quy định của Công ty, Tập đoàn Than và Khoáng sản
Việt Nam và của Nhà nước, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của Công ty.
19. Phòng Thống kê tổng hợp: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác quản lý
sử dung vốn, công tác hạch toán theo đúng quy định, báo cáo Giám đốc kịp thời về kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và toàn Công ty.
20. Phòng Văn hóa thi đua- môi trường: quản lý, tổ chức thực hiện công tác Văn hóa- thể

thao; thi đua, tuyên truyền và vệ sinh môi trường lao động, kiêm chức năng thanh tra môi trường.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai thể hiện sự tập
trung hoá đến tận tổ đội sản xuất, nhằm tận dụng hết năng lực, kinh nghiệm và khả năng lao
động của người công nhân. Giám đốc Công ty phối hợp chặt chẽ với thường vụ Đảng uỷ chỉ đạo
Công ty thực hiện đúng chủ trương, đường lối kế hoạch được giao.
1.4. Tổ chức công tác kế toán ở Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai
Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập
trung, số lượng lao động kế toán thống kê tài chính có 65 người được đào tạo cơ bản có trình
độ trung cấp trở lên, là người lao động có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, nắm
nghiệp vụ kế toán vững vàng và đồng đều. số lượng được biên chế theo yêu cầu sản xuất và
hạch toán kinh doanh ở doanh nghiệp. Tổ chức của phòng kế toán được chia thành từng tổ
dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, dưới kế toán trưởng là 3 phó phòng phụ trách từng khâu
cụ thể:
- Kế toán trưởng: Có trách nhiệm điều hành công việc chung của cả phòng, chỉ đạo tổ
chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong toàn công ty giúp Giám đốc
Công ty chỉ đạo cho công tác kế toán phải trung thực, phải kịp thời đầy đủ và chính xác.
Đảm bảo hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế của doanh nghiệp để đánh giá đúng kết quả sản
xuất kinh doanh của công ty.
- Phó phòng kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm về công tác kế toán từng phần hành
trong toàn công ty, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và hoạt động hành
chính sự nghiệp theo đúng sự chỉ đạo của bộ máy tài chính của công ty. Tổng hợp chi phí
sản xuất chính, sản xuất phụ và các khoản chi phí trích trước chờ phân bổ theo bảng kê tính
giá thành quản lý các sổ chi tiết về giá thành các sản phẩm và giai đoạn sản xuất. Chịu trách
nhiệm trước kế toán trưởng về việc quản lý lưu trữ chứng từ ghi sổ, bảng biểu kế toán của
doanh nghiệp.
- Phó phòng phụ trách thống kê: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về số lượng
thông tin kinh tế trong toàn công ty hàng ngày về dự toán tình hình sản xuất định kỳ, chế độ

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy


7


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

chính sách các chỉ tiêu sản xuất. Tính trung thực về số liệu sản lượng về giá trị sản lượng và
các chỉ tiêu chủ yếu trong các báo cáo thống kê định kỳ, thông kê đầy đủ xuất tồn kho sản
phẩm.
- Phó phòng phụ trách kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về
kế hoạch tài chính, kế hoạch tiền mặt và giám sát thực hiện kế hoạch các khoản nộp ngân
sách. các nguồn vốn ngắn hạn quỹ của công ty, điều hoà phân phối cho các nhu cầu sản xuất,
các hoá đơn thanh toán với người mua, thanh toán và lập báo cáo tiền mặt quý, năm, đảm
bảo đầy đủ các báo cáo quyết toán vốn.
- Kế toán tài sản cố định: Chịu trách nhiệm về số đăng ký, số tính khấu hao thẻ TSCĐ thủ tục
tăng, giảm, thanh lý, điều động TSCĐ. Tổng hợp khấu hao tháng,nhật ký chứng từ các tài sản thuộc
khấu hao TSCĐ, theo dõi sửa chữa lớn, tăng giảm vốn khấu hao.
- Kế toán vật liệu: Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của chứng từ nhập xuất, tính đúng
đắn trung thực của số dư theo nhóm vật tư. Tổ chức thanh toán với người bán và nhật ký
chứng từ, giá thành thực tế vật liệu. Xử lý vật tư hỏng, thiếu hụt chờ giải quyết xác định giá
trị vật liệu theo chức năng kế toán theo dõi hàng gia công kịp thời, tổ chức kiểm kê kho.
- Kế toán giá thành: Chịu trách nhiệm về giá thành sản xuất chính, phụ và kinh doanh
ngoài cơ bản, các báo biểu giá thành, chi phí sản xuất tháng, quý, năm cho từng loại sản
phẩm và từng giai đoạn sản xuất. Dự tính giá thành thực hiện từng kỳ và cung cấp số liệu
cho lập kế hoạch kỳ sau.
- Kế toán công nợ: Chịu trách nhiệm theo dõi hạch toán toàn bộ các khoản công nợ
của công ty bao gồm: nợ phải thu, nợ phải trả. Phân tích và hoàn tất các chứng từ sổ sách báo
biểu giá thành.
- Kế toán thanh toán : Chịu trách nhiệm về theo dõi và quản lý quỹ tiền mặt báo cáo dự

tính tình hình tài chính định kỳ, quý, năm, chịu trách nhiệm đảm bảo tuyệt đối chính xác về
các hoá đơn hàng hoá thanh toán với người mua. Theo dõi tiền tạm ứng của khách hàng và nội
bộ, lập các báo cáo nộp cấp rả, theo dõi và hạch toán chi tiết tới từng khách hàng, đảm bảo sự
tập trung kịp thời. Tham gia đối chiếu công nợ hàng tháng, quý nhanh gọn, chính xác. Chịu
trách nhiệm kiểm kê pháp lý hợp đồng, rà soát các công nợ còn vướng mắc để báo cáo cấp trên
có hướng giải quyết .
- Kế toán lương : Chịu trách nhiệm về việc tính lương và các chứng từ lương, BHXH,
tổng hợp lương thực chi và theo dõi lương thực chi, theo dõi nguồn lương hiện có, lập bảng
phân bổ lương và BHXH.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt chính xác và an toàn quỹ tiền mặt, đảm bảo
mức tồn quỹ đúng mức quy định, phải có tính trung thực và có tính chính xác.
Từ những phân công cụ thể trên ta có sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
TNHH MTV Than Hòn Gai:

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

8


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

KẾ TOÁN TRƯỞNG
Phó phòng phụ trách
thống kê

Thống
kê sản
lượng


Thống

tổng
hợp

NV KTế
tế các
công

trường

Phó phòng tổng hợp,
giá thành

Kế
toán
ĐTư
TSCĐ

Kế
toán
vật
liệu

Kế
toán
lương
BHXH


Phó phòng phụ trách
tài chính

Kế
toán
giá
thành

Kế
toán
công
nợ- DT

Hình 1.2: Sơ đồ phòng Kế toán Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai

KT
tiền
mặt thanh
toán

1.5. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai
năm 2013.
Nhìn chung trong năm 2013, Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai đã nâng cao được
hiệu quả sản xuất kinh doanh, hầu hết các chỉ tiêu quan trọng của Công ty đều vượt mức kế
hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, do khai thác xuống sâu, đìêu kiện khai thác ngày càng khó khăn,
phức tạp, trữ lượng tại mức khai thác giảm dẫn đến các chỉ tiêu hiện vật như sản lượng than
nguyên khai giảm, sản lượng than sạch giảm và kéo theo đó là sản lượng tiêu thụ giảm so
với năm trước.
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tóm lược toàn bộ các
khoản doanh thu và thu nhập cùng với các chi phí liên quan đến từng hoạt động sản xuất

kinh doanh và các hoạt động khác. Bởi vậy giữa các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh có quan hệ mật thiết với nhau.
Để phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh ta lập bảng 1-1.
Thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV
Than Hòn Gai năm 2012 và 2013 có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty giảm từ 1.568.359.098.488 đồng
năm 2012 xuống 1.534.505.730.326 đồng năm 2012, giảm 2,16% so với năm trước. Trong năm
2013 sản lượng tiêu thụ sụt giảm so với năm 2012 kéo theo doanh thu của Công ty giảm gần 40
tỷ. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ than giảm kéo theo mức giá bán trong năm 2013 giảm
xuống dẫn đến doanh thu tiêu thụ giảm xuống đáng kể.
Năm 2013 doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm gần 40 tỷ đồng
tương đương giảm 2,16%, giá vốn hàng bán giảm gần gấp ba so với doanh thu. Như vậy,
trong năm 2013, do mức tăng doanh thu giảm thấp hơn mức giảm giá vốn hàng bán nên lợi
nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng và tăng 63.268.151.260 đồng từ
168.231.194.139 đồng ở năm 2012 lên 231.499.345.399 đồng tương đương tăng 37,61%.

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

9


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2013 giảm; Doanh thu này giảm là nhận lãi từ
tiền gửi ngân hàng giảm. Chi phí tài chính tăng nhiều (tăng từ 42.290.273.277 đồng năm
2012 lêm 71.499.171.652 đồng năm 2013 tức tăng 29.208.898.375 đồng). Chi phí tài chính
của Công ty được hình thành từ chi phí lãi vay, trong năm 2013 Công ty đã bù đắp được

phần nào vốn vay bằng cách tăng vốn chủ sở hữu nên tăng chi phí lãi vay tức tăng chi phí tài
chính của doanh nghiệp. Mặt khác, doanh thu từ hoạt động tài chính lại giảm đi không đáng
kể so với mức tăng chi phí hoạt động tài chính, điều này không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:
Mặc dù trong năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 3.650.885.258 đồng
nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại tăng so với năm 2012.
Thu nhập khác giảm từ 41.926.782.686 đồng năm 2012 xuống 12.961.364.976 đồng
năm 2013 chủ yếu là giảm do thanh lý tài sản.
Lợi nhuận khác được tính bằng hiệu số giữa thu nhập khác và chi phí khác. Do cả
thu nhập khác và chi phí khác đều giảm trong năm 2013 nhưng thu nhập lại giảm nhiều hơn
chi phí phải bỏ ra nên lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác của Công ty cũng giảm
xuống 4.374.773.120 đồng so với năm 2012.
Được tính bẳng tổng số của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận
khác của Công ty trong năm. Theo đó, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm
2013 tăng 1.442.519.422 đồng tương đương tăng 4,01% so với năm trước là do cả 2 khoản
mục lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng cao hơn so với mức giảm của lợi nhuận
khác nên cấu thành của lợi nhuận khác tăng lên.
Thuế thu nhập doanh nghiệp và Tổng lợi nhuận sau thuế:
TLNST = TLNTT – Thuế TNDN phải nộp
(1-4)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành giảm 1.115.572.918 đồng tương đương
tăng 11,43%, trong khi Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thì tăng 1.442.519.422 đồng nên Tổng
lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2013 là 28.753.288.879 đồng, tăng 2.558.092.340 đồng tương
đương tăng 9,77% so với năm 2012.
Về lãi cơ bản trên cổ phiếu: năm 2012 lãi cơ bản trên cổ phiếu của Công ty là 1.737
đồng tăng lên thành 1.906 đồng năm 2013. Điều này nói lên rằng năm 2013 tuy gặp nhiều khó
khăn trong việc khai thác và tiêu thụ than, mặt khác lại ảnh hưởng chung của nền kinh tế khủng
hoảng nhưng nhờ có bề dày kinh nghiệm quản lý Công ty kinh doanh vẫn có lãi và đem lại lợi ích
cho Công ty, người lao động và cho xã hội.

Nhìn chung, qua Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH MTV Than Hòn Gai cho thấy trong năm 2013 Công ty hoạt động tương đối hiệu quả.
Mặc dù sản lượng tiêu thụ giảm, doanh thu thuần giảm nhưng lợi nhuận công ty vẫn tăng
lên. Là do công tác quản lý của Công ty tương đối tốt nhất và trong việc giảm giá vốn hàng
bán, Công ty cần phát huy hơn nữa công tác quản trị về mọi mặt để chuẩn bị cho dự án khai
thác xuống sâu mức (-100m đến – 250m) trong giai đoạn tiếp theo.

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

10


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
Bảng 1-1

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu

STT

Năm 2012

1


Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2

Các khoản giảm trừ

3

Năm 2013

So sánh
+/-

%

1.568.359.098.488

1.534.505.730.326

-33.853.368.162

97,84

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.568.359.098.488

1.534.505.730.326

-33.853.368.162


97,84

4

Giá vốn hàng bán

1.400.127.904.349

1.303.006.384.927

-97.121.519.422

93,06

5

Lợi nhuận gộp về giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ

168.231.194.139

231.499.345.399

63.268.151.260

137,61

6

Doanh thu hoạt động tài chính


4.009.674.001

358.788.743

-3.650.885.258

8,95

7

Chi phí hoạt động tài chính

42.290.273.277

71.499.171.652

29.208.898.375

169,07

-

Trong đó: Chi phí lãi vay

42.290.273.277

71.499.171.652

29.208.898.375


169,07

8

Chi phí bán hàng

23.475.508.326

28.528.415.860

5.052.907.534

121,52

9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

82.598.878.407

102.137.045.958

19.538.167.551

123,65

10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh


23.876.208.130

29.693.500.672

5.817.292.542

124,36

11

Thu nhập khác

41.926.782.686

12.961.364.976

-28.965.417.710

30,91

12

Chi phí khác

29.844.626.473

5.253.981.883

-24.590.644.590


17,60

13

Lợi nhuận khác

12.082.156.213

7.707.383.093

-4.374.773.120

63,79

14

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

35.958.364.343

37.400.883.765

1.442.519.422

104,01

15

Chi phí thuế TNDN hiện hành


9.763.167.804

8.647.594.886

-1.115.572.918

88,57

1.727.796.079

1.727.796.079

26.195.196.539

28.753.288.879

2.558.092.340

109,77

1.737

1.906

169

109,73

Trong đó: Thuế TNDN điều chỉnh năm 2012

17

Lợi nhuân sau thuế thu nhập doanh nghiệp

18

Lãi cơ bản trên cổ phiếu(*)

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

11


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI
CÔNG TY TNHH MTV THAN HÒN GAI NĂM 2013.
2.1. Chứng từ sử dụng tại Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai
2.1.1. Kế toán tiền lương
Tiền lương không chỉ là công cụ để khuyến khích vật chất đối với người lao động mà
còn là một bộ phận cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh, liên qua đến lợi nhuận của
doanh nghiệp sau này. Do đó kế toán lương phải căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp để
kiểm tra và ghi chép vào số sách kế toán. Những chứng từ chủ yếu được sử dụng trong kế toán
bao gồm:
- Bảng chấm công - Mẫu số 01-LĐTL
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành Mẫu số 05-LĐTL
- Bảng thanh toán tiền lương Mẫu số 02-LĐTL

- Phiếu báo làm thêm giờ -Mẫu số 07-LĐTL
- Hợp đồng giao khoán
-Mẫu số 08-LĐTL
- Bảng thanh toán tiền thưởng – Mẫu số 05-LĐTL
Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn và thiết
lập những chứng từ cần thiết cho kế toán lương.
2.1.2. Kế toán các khoán trích theo lương
Các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Các quỹ này được
tính trên tiền lương của người lao động với tỷ lệ % khác nhau. Kế toán BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ phải căn cứ vào ccác chứng từ hợp lệ , hợp pháp để phản ánh. Những chứng từ thường
được kế toán sử dụng bao gồm:
- Chứng từ phân bổ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ ( Nếu có)
- Biên bản điều tra tai nạn lao động Mẫu số 09-LĐTL
- Phiếu nghỉ lương hưởng BHXH- Mẫu số 03-LĐTL
- Bảng thanh toán BHXH- Mẫu số 03-LĐTL
- Phiếu chi
- Báo nợ
Khi người lao động nghỉ do ốm đau, thai sản... thì cần có xác nhận của cơ quan y tế vào phiếu
nghỉ BHXH. Cuối tháng kế toán căn cứ vào phiếu này để tổng hợp số ngày nghỉ và số tiền trợ cấp
cho từng người và cho từng đơn vị. Sau đó bảng này được chuyển đến trưởng ban BHXH của từng
đơn vị xác nhận và chuyển cho ké toán trưởng duyệt chi.
2.2. Sổ sách kế toán sử dụng tại Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai
2.2.1. Kế toán tiền lương
Sổ kế toán được mở khi bắt đầu niên độ kế toán và khoá sổ khi kết thúc niên độ kế toán.
Sổ sách kế toán được dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày trong doanh
nghiệp, dựa vào đó nó cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời cho nhà quản lý. Việc sử

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

12



Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

dụng loại sổ nào, số lượng, kết cấu và quan hệ ghi chép giữa các sổ ra sao còn tuỳ thuộc vào
hình thức tổ chức sổ mà doanh nghiệp áp dụng. Tuỳ vào từng loại hình thức tổ chức sổ khau
mà kế toán tiền lương và thanh toán với cán bộ công nhân viên sử dụng các loại sổ khác nhau,
cụ thể:
Hình thức nhật ký - chứng từ: Kế toán sử dụng sổ kế toán: Nhật ký chứng từ số 7, bảng
phân bổ số 1 (Bảng phân bổ tiền lương và BHXH), Sổ cái TK334, Sổ thẻ kế toán chi tiết
TK334. Căn cứ bảng phân bổ số 1, kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 7. Sau đó lấy số liệu
của nhật ký chứng từ số 7 ghi trực tiếp vào sổ cái TK334. Còn các chứng từ liên quan đến tiền
lương thì ghi trực tiếp vào sổ cái TK334.
2.2.2. Kế toán các khoản trích theo lương
Tuỳ thuộc vào từng loại hình tổ chức sổ sách khác nhau mà kế toán sử dụng các loại sổ
sách khác nhau. Song ở bất kỳ loại hình thức nào kế toán cũng cần mở sổ kế toán tổng hợp và
chi tiết cho TK338 ( chi tiết theo tài khoản cấp 2 - 3382, 3383, 3384) để theo dõi tình hình biến
động của các tài khoản thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ theo các mẫu quy định về sổ sách kế
toán mà Bộ tài chính đã ban hành phù hợp với hình thức kế toán doanh nghiệp đang áp dụng.
2.3. Hình thức kế toán tại Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai
Công ty áp dụng hình thức kế toán là hình thức Nhật ký chứng từ. Nhật ký chứng từ là
loại sổ tổng hợp dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Một Nhật
ký chứng từ có thể mở cho một tài khoản hoặc mở cho nhiều tài khoản có nội dung kinh tế
giống nhau. Căn cứ để ghi chép NKCT là chứng từ gốc, số liệu của sổ kế toán chi tiết, bảng kê
và bảng phân bổ.
Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
* Nhật ký chứng từ : Công ty sử dụng 8 nhật ký chứng từ sau:
- Nhật ký chứng từ số 1: Ghi có TK 111

- Nhật ký chứng từ số 2: Ghi có TK112
- Nhật ký chứng từ số 4: Ghi có TK 311,341
- Nhật ký chứng từ số 5: Ghi có TK 331
- Nhật ký chứng từ số 7: Ghi có TK 142,241,335; Gồm có 3 phần:
+ Phần I : tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp
+ Phần II : Chi phí sản xuất kinh doanh tính theo yếu tố
+ Phần III : Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Nhật ký chứng từ số 8: Ghi có TK 131,155,511,531,532,641,642,711...
- Nhật ký chứng từ số 9: Ghi có TK 211
- Nhật ký chứng từ số 10: Ghi có TK 138,139,336,338,411,414,431,441
* Bảng phân bổ: Công ty sử dụng 3 bảng phân bổ sau:
- Bảng phân bổ số 1: Dùng cho TK 334
- Bảng phân bổ số 2: Dùng cho TK 152,153
- Bảng phân bổ số 3: Dùng cho TK 214
* Sổ kế toán chi tiết: Sử dụng 5 loại sổ sau:

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

13


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

- Sổ chi tiết số 1: Dùng theo dõi chi tiết tiền vay
- Sổ chi tiết số 2: Dùng theo dõi chi tiết thanh tóan với người bán
- Sổ chi tiết số 3: Theo dõi chi tiết bán hàng
- Sổ chi tiết số 4: Theo dõi chi tiết thanh toán với khách hàng
- Sổ chi tiết số 5: Theo dõi chi tiết TSCĐ

* Sổ cái: Công ty theo dõi tất cả các tài khoản mà Công ty đang áp dụng để hạch toán
các nghiệp vụ kinh tế.

Chứng từ gốc và các bảng
phân bổ

Bảng kê

Nhật ký chứng
từ

Thẻ KT và sổ
KT chi tiết

Sổ cái

Bảng tổng hợp
chi tiết

Báo cáo tài chính
Hình 2.1. Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ
* Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

14



Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

Từ hình thức nhật ký chứng từ Công ty áp dụng vào thực tế như sau:

Chứng từ
kế toán

PHẦN MỀM KẾ TOÁN

Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại

Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

MÁY VI TÍNH
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị

Ghi chú
Nhập số liệu hàng ngày:
In sổ, báo cáo cuối tháng cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra:
Hình 2.2. Trình tự kế toán ghi trên máy tính theo hình thức nhật ký chứng từ

2.4. Tài khoản sử dụng
Để tập hợp chi chép các số liệu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai đăng ký sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài
khoản kế toán thống nhất của Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính .
Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng các loại tài
khoản sau:
a, Tài khoản 334 – Phải trả người lao động
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản
phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản
phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên và lao động thuê ngoài.
* Kết cấu tài khoản 334:
Nợ
TK 334

- Các khoản tiền lương, tiền thưởng, - Các khoản tiền lương, tiền
BHXH và các khoản đã ứng trước thưởng, BHXH và các khoản
cho người lao động.
khác thực tế cho người lao
- Các khoản khấu trừ vào thu nhập động.
của người lao động.
DCK: (Trường hợp đặc biệt): Phản DCK: Các khoản tiền lương,
ánh số tiền đã trả quá số tiền phải trả tiền thưởng còn phải trả cho

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

15


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1


Báo cáo tốt nghiệp

cho người lao động.

người lao động

b, Tài khoản 338 – Phải trả phải nộp khác
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản khác phải trả, phải
nộp cho các tổ chức xã hội về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản
trích theo lương và khấu trừ vào lương của toàn doanh nghiệp và phản ánh giá trị chưa rõ
nguyên nhân chờ xử lý.
* Kết cấu tài khoản 338:
Nợ
TK 338

- Các khoản phải nộp cho cơ quan quản - Phản ánh giá trị tài sản thừa chờ xử


- Các khoản phải trả cho người lao - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính
động
vào chi phí sản xuất kinh doanh, khấu
- Các khoản phải chi về kinh phí công trừ vào lương của người lao động
đoàn
- Xử lý giá trị tài sản thừa, các khoản
phải trả, phải nộp khác
DCK: Số tiền còn phải trả, còn phải
DCK: Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi
chưa thanh toán


nộp;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
kinh phí công đoàn đã trích chưa nộp
cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí
công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết;
- Giá trị tài sản phát hiện thừa còn
chờ giải quyết;

2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ tại Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai
2.5.1. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ
Hàng ngày tại các phòng ban, phân xưởng các cán bộ phụ trách có trách nhiệm theo dõi ghi chép
số lao động có mặt, vắng mặt, nghỉ phép...vào bảng chấm công.
Theo quy định của Công ty, từ ngày 10 đến ngày 15 hàng tháng nhân viên kinh tế các
công trường phân xưởng gửi bảng chấm công lên phòng LĐTL để xét duyệt tổng số công đi
làm, học, họp... sau đó chuyển bảng chấm công sang bộ phận kế toán lương tại phòng kế toán.
Bộ phận kê toán lương căn cứ vào bảng chấm công cập nhật vào máy vi tính các loại
công như công sản phẩm, công học, phép...
Từ ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng nhân viên kinh tế gửi bảng chia lương sản phẩm đến
phòng LĐTL xét duyệt sau đó chuyển sang phòng kế toán, kế toán trưởng duyệt rồi chuyển
sang bộ phận kế toán lương,từ đó kế toán lương căn cứ vào bảng chia lương sản phẩm của các

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

16


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp


công trường, phân xưởng để cập nhật số lương sản phẩm của từng người vào bảng thanh toán
lương lên chương trình vi tính.
Quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán tiền lương được khái quát qua sơ đồ
sau:

Bảng chấm công

Bảng thanh toán lương đơn vị

Biên bản nghiệm thu sản phẩm

Bảng thanh toán lương toàn
công ty
Lập bảng phân bổ tiền lương và
BHXH, bảng phân bổ số 1

NKCT số 1, 2, 7, 10
và ký duyệt

Bảng kê TK 334, TK338

Sổ cái TK 334, TK 338

Thanh toán các khoản lương đến
tận tay người lao động
Hình 2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ sổ sách kế toán tiền lương tại
Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy


17


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

2.5.2. Quy trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH
MTV Than Hòn Gai
+ Nhân viên kinh tế ngành, phân xưởng, đội sản xuất
- Hàng ngày lập bảng chấm công theo mẫu 01 - LĐTL để theo dõi ngày công làm việc của
cán bộ, công nhân đơn vị mình (Bao gồm ngày công theo dõi sản phẩm, theo thời gian, ốm đau,
thai sản, học họp, nghỉ lễ, ngừng việc, thêm giờ, ca 3, độc hại, ...)
- Cuối tháng trên cơ sở Quy chế trả lương đã duyệt, ngày công đi làm, khối lượng công
việc đã được Công ty nghiệm thu, đơn giá tiền lương theo giá khoán, quỹ lương thực hiện đã
được phòng Tổ chức lao động duyệt, nhân viên kinh tế cùng với quản đốc phân xưởng tiến
hành chia lương cho CBCNVC đơn vị mình nộp về phòng Lao động tiền lương Công ty duyệt.
+ Phòng Lao động tiền lương
Cuối tháng cùng các phòng liên quan và ban khoán chi phí Công ty xác định quỹ tiền lương
cho các phân xưởng trên cơ sở khối lượng công việc đã được Công ty đã nghiệm thu, định mức lao
động, đơn giá tiền lương theo giá khoán, duyệt bảng chấm công của phân xưởng, kiểm tra việc chia
lương của các phân xưởng theo quy chế phân phối tiền lương và thu nhập đảm bảo công bằng hợp
lý.
Xác định tổng quỹ lương được hưởng của Công ty theo doanh thu thực hiện và đơn giá quy
định của Công ty, tiền ăn ca, bồi dưỡng độc hại, định lượng cho CBCNV, quản lý quỹ lương, cân đối
quỹ tiền lương để không được chi vượt nguồn tiền lương được hưởng.
Quản lý tiền công lao động và duyệt công nghỉ chế độ hưởng BHXH.
Thường xuyên nghiên cứu, giám sát thực tế định mức lao động để hoàn thiện định mức lao
động, đơn giá tiền lương phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty nhằm khuyến khích cải tiến kỹ
thuật, tăng năng suất lao động.

+ Kế toán lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ Công ty
- Căn cứ vào bảng nghiệm thu khối lượng sản phẩm, bảng chia lương sản phẩm, bảng chấm
công và các chứng từ khác do các phân xưởng gửi lên, kế toán lương có trách nhiệm kiểm tra về
tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của chứng từ, kiểm tra việc áp dụng đơn giá tiền lương theo biên bản
giao khoán của Công ty.
- Tính lương, BHXH cho từng cán bộ công nhân viên có trách nhiệm lập bảng thanh toán
lương và quản lý sổ lương của cá nhân trong toàn Công ty.
- BHXH, BHYT, BHTN được tính như sau:
+ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 24% trên tổng quỹ lương cấp bậc và
các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán. Người sử dụng
lao động nộp 17% trên tổng quỹ lương cơ bản và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, phần
còn lại 7% trên tổng quỹ lương do người lao động trực tiếp đóng góp. Các doanh nghiệp phải
nộp BHXH trích được trong kỳ vào quỹ tập trung do quỹ BHXH quản lý.
+ Theo quy định hiện hành thì quỹ BHYT được trích theo tỷ lệ là 4,5% quỹ lương trong
đó: Doanh nghiệp chịu 3% trên tổng quỹ lương cấp bậc và được tính vào chi phí kinh doanh.
Người lao động đóng vào 1,5% trên tiền lương tháng.

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

18


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

+ Người lao động đóng bằng 1% tiền công, tiền lương tháng đóng bản hiểm thất nghiệp.
Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp
của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Có trách nhiệm thu triệt để các khoản nợ của cán bộ công nhân viên khi có chứng từ kế toán

công nợ chuyển sang.
- Có trách nhiệm phát lương, BHXH và các thu nhập khác đến tận tay người lao động.
- Lập bảng tổng hợp lương, BHXH của từng phân xưởng và toàn Công ty.
- Cùng với phòng tổ chức lao động thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện quỹ lương toàn
Công ty cho Kế toán trưởng và giám đốc Công ty. Hàng quý phải có quyết toán tiền lương, BHXH,
để xác định quỹ lương còn hay vượt chi.
- Lập sổ theo dõi tình hình nộp BHXH, BHYT, BHTN của từng cán bộ công nhân viên. Xác
định số thu vượt hay thất thu so với quyết toán BHXH và BHYT.
- Lập bảng phân bổ số 1: Tiền lương và BHXH (Mẫu 01/BPB) theo từng đơn vị cho đối
tượng tập hợp chi phí: Sản xuất than, sửa chữa lớn, XDCB chi tiết theo từng hạng mục công trình....
- Lập báo cáo trích và sử dụng quỹ lương biểu số 15 – TVN
2.5.3. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH MTV Than
Hòn Gai tháng 11 năm 2013.
* Hạch toán lương sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai
Tại Công ty TNHH MTV Than Hòn Gai việc khai thác than là chính nên lao động trực
tiếp rất lớn. Đây là những công nhân làm việc tại công trường, phân xưởng, hàng tháng công ty
xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng bộ phận, khi có kế hoạch sản xuất thì Quản đốc các công
trường, phân xưởng có nhiệm vụ phân việc cho từng tổ, và được chia làm 3 ca sản xuất trong
ngày.
Cách tính lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm được căn cứ vào
các chứng từ sau:
+ Bảng chấm công
+ Biên bản nghiệm thu sản phẩm sau ca
+ Bảng chia lương nguyên thuỷ cả tháng
+ Bảng nghiệm thu sản phẩm cuối tháng do Phòng Trắc địa chủ trì
+ Bảng quyết toán lương sản phẩm
+ Bảng chia lương nguyên thủy cho các tổ sản xuất dựa trên quyết toán lương sản phẩm
+ Bảng chia lương
+ Bảng tổng hợp lương toàn công trường
Do cách tính lương sản phẩm ở các công trường, phân xưởng trực tiếp sản xuất là giống

nhau nên tác giả chỉ trình bày cách tính lương của 1 tổ sản xuất thuộc Công trường Đào lò I
(CTĐL I), cụ thể trong tháng 11 năm 2013 để minh hoạ:
Nhiệm vụ chính của Công trường Đào lò I là đào lò, khai thác than. Đầu tháng, Công
trường nhận bản “Các chỉ tiêu chính kế hoạch sản xuất các công trường tháng 11 năm 2013”:

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

19


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

Các chỉ tiêu chính kế hoạch sản xuất các công trường tháng 11 năm 2013

Bảng 2-1
TT

Tên đường lò

ĐVT

Kế
hoạch

Số công
KH

Đơn giá


Doanh thu

1

Lò GV-70 G9 CT

m

18,5

12.916.693

283.958.827

2

Chống xén lò nối -100 và xén lò
DVVC -97,5 K8CT

m

45,5

6.823.127

79.748.221

3


Lò thượng TG (-180 ÷ -100) G9 CT

m

4

Bán xiên (-100÷-85) G9 CT

m

17

9.783.304

5

Lò khôi phục -100 và lò nối -100
thăm dò G9 CT

m

35

10.363.049

9.499.567

356.233.747
445.140.335
1.171.024.553


Từ đó Quản đốc phân xưởng lên kế hoạch làm việc cụ thể từng ngày trong tháng. Và đầu ca,
sau khi ký nhận bàn giao ca, trực ca thực hiện phân việc tới từng người lao động thông qua sổ nhận
lệnh giao việc. Hàng ngày trực ca nhận lệnh sản xuất, phân công cho các tổ thực hiện, kết quả công
việc được bắt đầu từ báo cáo sau ca:
+ Báo cáo sau ca:(Sổ bàn giao ca) Phản ánh số công nhân đi làm trong ca của ngày trong
tháng và khối lượng sản xuất đã làm được , từ đó Quản đốc, trực ca căn cứ vào định mức, ba zem
điểm của công trường để chia lương cho mỗi công nhân trong ca đó.
Khối lượng công việc đã thực hiện được trong ca được phản ánh trong bảng bàn giao
công việc cho ca sau kèm theo phiếu nghiệm thu sản phẩm sau ca:
+ Báo cáo sau ca:(Sổ bàn giao ca) Phản ánh số công nhân đi làm trong ca của ngày trong tháng và
khối lượng sản xuất đã làm được , từ đó Quản đốc, trực ca căn cứ vào định mức, ba zem điểm của
công trường để chia lương cho mỗi công nhân trong ca đó.
Phiếu nghiệm thu sản phẩm sau ca sản xuất
(Kèm theo phiếu giao việc ca 1 ngày 1 tháng 11 năm 2013) Bảng 2-2
Vật tư tiêu
Các công việc đã thực hiện
Khối
hao
TT trong ca (Ghi rõ kích thước để Đvt
Nhận xét- Đánh giá
lượng
Chủng Số
tính ra khối lượng)
loại lượng
Bắt tăng cường mở lò gồm 10
moóc bằng day P 24L =
Công
2
Đảm bảo an toàn

1 5m/thanh
2

3
Các thành phần ký và ghi rõ họ tên
Ngày công của người lao động đi làm ca của từng người được thể hiện ở bảng chấm công. Sau đây là
bảng chấm công tháng 11 năm 2013 của Công trường Đào lò 1:

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

20


Trng: Phỏt thanh v Truyn hỡnh 1

Bỏo cỏo tt nghip

CễNG TY TNHH MTV THAN HềN GAI
n v: o Lũ 1
BNG CHM CễNG
Thỏng 11 nm 2013
Bng 2-3
Stt
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

H v tờn

Phm Vn Ca
Tng Bo Th
Lờ Vn Thip
Hong Vn Long
Hong Vn Kin
Hong Vn Tin
Nguyn ỡnh By
Nguyn Quang Hiờn
Nguyn Quang Nghỡn
Nguyn Duy Thun
Tụ Vn Sỏng

ng Vn K
Nguyn Huy Vn
Trn Duy Hng
inh Vn Biờn
Hong Cụng Tng
Dip Vn Phỳc
inh Quang Vit
Trng Tun Duy
Phm Vn Biờn
Lý Vn Tõn
Ló Vn ụng
Nguyn Vn Thựy
Ký hiệu chấm công
Lơng SP:
Lơng thời gian:
ốm, điều dỡng:
Con ốm:
Thai sản:
Tai nạn:

S
th
7133
8539
9545
6118
6780
6864
6868
6872

6882
7023
7070
7407
7413
7422
8013
9226
9236
9549
9624
9800
9889
10556
10717

Sinh viờn: Thanh Thỳy

1
x

2
x

3
x

4
x


5
x

6
x

7

8

x

x

x
x

x
x

x
x
x

ô

ô

9
x


1
0

1
1
x

x
x

x
x

x
x

x

x

x

x
x

x

x


x

x
x

x
x

x

x
x

x
x

x

x
x

x
x

x

x

x


ô

x
x

x
x

x
x

x
x
x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x
x
x
x
x
x

SP
+
ô

TS
T

x

x

x
x

x
x

x
x

x

x

x
x
x
x

x
x
x

x
x

1
2
x
x
x
x
x
ô
x
x

x
x

Nghỉ phép:
Hội nghị, học

Nghỉ không lơng:
Ngừng việc:
Lao động n/ vụ:

21

x
x
x
x
P
H
KL
N


13
x
ô
x
x
x
ô
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x

1
4
x
ô
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x

1
5
x
ô
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
ô
x
x
x
x

1
6
ô

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
ô

1
7

x
x
x

x
x

1
8

x

x
x
x
x
x
x
x

x
x

x
ô
x

x
x
x

x

x
x
x

1
9
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

20
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x

x
x

2
1
x
x
x
ô
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

22

x
x
x
ô
x
x
x

23

24

x
x
x
ô
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x


x
x
x
x
x

x
x
x

x
x
x

x
x
x
x

x
x
x
x

x
x
x

x


x

25

x

x

x

ô
x
x
x
x
x
x
x
x
ô
x
x
x
x
x
x
x

2
6

x
x
ô
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

27
x
x
ô
x
x
x
x
ô
x
x
x

x
x
x
x
x

x
x
x

x
x
x

28

29

30

SP

x
x
x
ô
x
x
ô
x

ô
x
x
ô
x
x
x
x
x
x

x
x
x
ô
x
x

x
x
x
ô
x
x

x

x

14

22
19
9
27
23
14
20
13
19
26
9
20
23
18
15
15
18
13
17
13
16
25

x
x
x
x

x
x

ô
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
ô
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

Ô
4
9
2
2

2

2

3

1

H

P

TC
14
26
19
18
27
25
14
22
15
19
26
9
20
25
18
15
15

21
13
17
14
16
25


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

Theo báo cáo sau ca 1 ngày 01 tháng 11 năm 2013, căn cứ sổ ký nhận ca, phiếu nghiệm
thu khối lượng công việc hoàn thành trong ca, căn cứ bazem điểm do phòng lao động lập, trực
ca cùng với kế toán phân xưởng (nhân viên kinh tế) tiến hành chia lương trực tiếp cho từng
người sau ca làm việc.
Trong bảng chia lương nguyên thủy sau ca, Bazem- được trích ra từ bảng “bazem trả tiền
lương cho các sản phẩm” trong quy chế tiền lương của Công ty lập cho từng đối tượng là công
việc cụ thể (đ/đvt).
Thu nhập cho khối lượng công việc đã thực hiện, được tính theo công thức:
SL x LĐ x Bazem x H.Số KK
Tiền = -------------------------------------(2-1)

Ví dụ, với công việc “Bắt tăng cường hông lò bằng ray P 24 L = 5m/thanh” có các thông
số sau:
SL =2 thanh; LĐ = 2 người; Bazem phòng lao động tiền lương duyệt là 309.524đ/đvt; Hệ
số khuyến khích bằng 1.
=> Tổng số tiền nhận được khi hoàn thành công việc là:
2 x 2 x 309.524 x 1
----------------------= 619.048 ( đ/công)

2
Từ số tiền được trả cho một công việc hoàn thành, trực ca chia lương cho từng công nhân
thực hiện. Sở dĩ cùng thực hiện chung một khối lượng công việc nhưng số tiền nhận được sau
ca của mỗi người là không giống nhau là tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc mà trực
ca đánh giá, và mức lương giữa thợ chính, thợ phụ là khác nhau.
Tất cả các đơn vị làm sản phẩm, Lò trưởng đối với các công trường Khai thác, Đội
trưởng đối với các Công trường Đào lò chia lương (điểm) hàng ca cho công nhân trên cơ sở ba
rem chia điểm đã được duyêt và kết quả nghiệm thu sản phẩm cuối ca báo cáo trực ca phê
duyệt. Việc chia điểm ( lương) phải thể hiện trên nguyên thuỷ trả lương cho công nhân ngay
sau ca sản xuất. Thông báo cho công nhân được biết tiền lương (điểm) của ngày hôm trước vào
đầu giờ giao ca ngày hôm sau. Nếu việc chia lương của lò trưởng không đúng ba rem chia điểm
công nhân có quyền kiến nghị với quản đốc.

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

22


Trng: Phỏt thanh v Truyn hỡnh 1

Bỏo cỏo tt nghip

CễNG TY TNHH MTV THAN HềN GAI
Cụng trng o lũ 1
bảng chia lơng nguyên thủy
Tháng 11 năm 2013
Bng 2-4
Tên

Stt


I
1
2
3
4
5
6
8
9
11
10
12
7
13
14
II
1
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
...

4

Số
thẻ

T CM + PV
Xuõn Hi
inh Vn Hựng
Nguyn Vn Bao
Bựi Vn c
Lờ Vn Giỏm
Nguyn Mnh Hựng
Dng Vn Kh
Trng Thanh Hi
Nguyn Danh Lc
Thõn Vn Hựng
Li Vn Ti
Trn Th Nhung
Phm Th Sen
Chu Th Cm

2

5201

4692

5595

608


4587
7766
6589

3
1009

4

5

6

7

9

10

11

12

13

14

15


16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30


CSP

152
7

152
7

5201

5201

5201

5201

5192

5201

1509

5701

5201

5701

5701


5192

5192

3527

5201

4701

5201

5201

4692

4692

314

608

608

608

608

608


608

608

608

608

608

608

608

608

608

608

608

608

608

25

15.200


509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509


509

509

509

25

12.725

509

509

509

509

H

509

509

509

509

509


H

H

509

509

509

509

509

H

21

10.689

509

509

509

509

509


509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

26


13.234

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509


509

509

509

509

22

11.198

4701

5701

5192

4192

608

608

608

608

608


608

509

509

509

509

509

509

509

509

H

509

509

509

509

509


509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

Tiền NT

8

4701

6874

509


509

137.052

6360

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509


509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

509

26


13.234

6563

509

509

509

509

500

500

509

509

509

500

500

500

500


500

500

500

500

500

500

500

500

500

500

500

Ô

500

500

500


500

28

14.063

6819

500

500

500

500

500

500

500

509

500

500

500


500

500

500

500

500

500

500

500

500

500

500

500

500

500

500


500

500

28

14.009

6514

500

500

500

500

500

500

500

500

500

500


500

500

500

500

500

500

500

500

500

19

9.500

500

500

500

500


500

Ô

Ô

Ô

Ô

Ô

Ô

19

9.500

9201

500

500

11097

225

8699


181

9324

142

500

500

500

500

500

500

500

500

500

500

500

500


225

225

225

225

225

225

225

225

225

225

225

225

225

225

225


225

225

225

225

225

225

225

225

225

25

5.625

181

181

181

181


181

181

181

181

181

181

181

181

181

181

181

181

181

181

181


181

181

181

181

181

25

4.525

142

142

142

142

142

142

142

142


142

142

142

142

142

142

142

142

142

10167
4288
0

Cụng nhõn
T Long
Phm Vn Ca
Hong Vn Long
Hong Vn Tin
Nguyn ỡnh By
Nguyn Quang Nghỡn
Tụ Vn Sỏng

Nguyn Huy Vn
inh Vn Biờn
Trng Tun Duy
Phm Vn Biờn
Lý Vn Tõn
...

1

44135

3278
9

4385
9

44679

34199

4832
1

50745

6917

512
7


360

7133

45710

345

290

615

500

150

198

206

290

545

1262

500

285


150

196

7413

280
260

430

ô

600

570

670

414

420

430

383

414


370

430

240

470

600

380

360

395

851

810

741

930
410

ô

370

340


482

200

400

480

620

390

530

450

560

9800

435

550

570

9889

593


560

...

...

...

...

...

Tổ Cờng

...

...

...

...

...

...

...

...


...

2970
4

4290
9

Ô

Ô

18

2.556

142

142

7

994

40945

4729
6


53761

5368
1

4864
2

4406
2

3088

1.292.493

380

154.290

3924
1

650

425

470

ô


ô

ô

515

580

570

520

490

520

480

410

404

445

435

450

445


410

420

550

460

520

630

525

596

784

881

673

770

670

500

570


350
446

1365

670

470
580

...

Ô
142

430

500

...

53661

Ô
142

480

545
...


53934

Ô
142

360
995

995

54679

4426
5

Ô
142

...

580

...

441

365

290


380

520

14

5.736

ô

ô

ô

ô

ô

ô

9

3.901

360

468

450


500

670

892

23

11.547

380

370

334

ô

14

5.682

390

390

ô

ô


420

13

5.967

930

531

455

470

370

470

620

26

12.507

1581

570

420


670

705

720

520

20

14.756

475

460

480

680

18

8.373

500

520

13


5.160

580

610

660

17

8.795

537

580

535

13

5.550

1020

525

600

541


520

390

400

320

520

490

520

525

550

...

...

555
...

40161

...


1020

450

560

570
...

...

...

...

...

...

...

...

748

5 Tổ Văn

Sinh viờn: Thanh Thỳy

...


300

260

9624

8013

260

440

60174

316

193

206

57491

520

6882
7070

5052
0


280

250

6868

4856
6

370

420

6118
6864

2899
0

Ô
142

348

23

...
216.603
189.965



Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

Ngay sau khi thông báo cho công nhân và giải quyết các kiến nghị của công nhân, nếu
không có ý kiến gì thêm thì NVKT đơn vị phải vào điểm của từng người và gửi nguyên thuỷ trả
lương thông qua hệ thống mạng. Thời gian gửi nguyên thuỷ của ngày hôm trước vào 10h của
ngày hôm sau, NVKT có trách nhiệm in ấn tài liệu qua hệ thống mạng, tổ chức lưu giữ chứng từ
sau khi đã được Phòng LĐTL kiểm tra và thống nhất nếu không gửi đúng thời gian quy định
nhân viên kinh tế sẽ xử lý kỷ luật cụ thể như sau:
Vi phạm lần thứ nhất sẽ bị phê bình, nhắc nhở; lần thứ 2 bị xử lý kỷ luật bằng hình thức
khiển trách; lần thứ 3 vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức chuyển việc khác có mức lương
thấp hơn thời hạn không quá 6 tháng. Nếu NVKT cặp nhật nguyên thuỷ không đúng theo sổ
chia lương( điểm) của lò trưởng đã được phó Quản đốc trực ca duyệt thì người đó không đủ tiêu
chuẩn làm nhân viên kinh tế và phải chuyển làm việc khác.
Lò trưởng chia lương (điểm) không chính xác theo ba rem hoặc không đúng thời gian quy
định mà không có lý do chính đáng, Phó quản đốc trực ca không kiểm tra đôn đốc việc chia
lương của lò trưởng để chia sai, hoặc không đúng thời gian quy định đều bị xử lý kỷ luật theo
quy định sau: vi phạm lần đầu nhắc nhở phê bình; lần 2 bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển
trách; vi phạm lần 3 cách chức và phải bồi thường tiền cho công nhân đối với trường hợp làm
sai, làm chậm.
Quản đốc: kiểm tra đôn đốc nhắc nhở Phó quản đốc trực ca, Lò trưởng, nhân viên kinh tế
thực hiện nghiêm túc những quy định về ăn chia phân phối và luân chuyển các chứng từ lương
nếu để họ vi phạm sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật bằng các hình thức từ khiển trách đến cách chức
tuỳ theo mức độ vi phạm.
Cuối tháng, nhân viên kinh tế có nhiệm vụ tập hợp bảng chấm công và nguyên thuỷ chia
lương (sau ca) vào bảng “Tổng hợp nguyên thuỷ chia lương” của cả tháng. Bảng này thể hiện
toàn bộ số ngày công làm việc và số tiền được chia trong cả tháng của từng người lao động từ

quản đốc tới công nhân.
Trên bảng tổng hợp nguyên thủy chia lương tổng hợp toàn bộ ngày công của khối
chuyên môn, ngày công và tiền lương được chia từng ngày của từng công nhân và cộng dồn số
công, số tiền tại thời điểm cuối tháng. Tiền lương của khối chuyên môn và lương phép, lương
ốm… của công nhân được kế toán tính thành tiền vào thời điểm cuối tháng trên bảng thanh toán
lương.
Cuối tháng, Phòng trắc địa (chủ trì) và các bộ phận liên quan tiến hành nghiệm thu toàn
bộ khối lượng công việc hoàn thành của cả tháng từng đơn vị, công trường và lập lên “Biên bản
nghiệm thu sản phẩm”. Sau đây là mẫu “Biên bản nghiệm thu do đoàn nghiệm thu lập tại thời
điểm cuối kỳ.

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

24


Trường: Phát thanh và Truyền hình 1

Báo cáo tốt nghiệp

CÔNG TY TNHH MTV THAN HÒN GAI

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ĐƠN VỊ: ĐÀO LÒ 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Ninh, ngày 30 tháng 11 năm 2013

BIÊN BẢN NGHIỆM THU SẢN PHẨM THÁNG 11 NĂM 2013

Công Trường: Đào lò 1
Thành phần nghiệm thu:
- Đại diện phòng TTĐHAT-SX

Hoàng Trọng Hiệp

- Đại diện phòng CNKT:

Vũ Thành Trung

- Đại diện phòng An Toàn

Ngô Xuân Thủy

- Đại diện phòng trắc địa:

Trần Hải Luân

- Đại diện phòng Kế hoạch

Vũ Đức Định

- Đại diện phòng ĐCM:

Trần Quốc Nhâm

- Đại diện CT, phân xưởng

Đỗ Xuân Hồi


- Đại diện đội Thống kê:

Trần Đức Cường

Khối lượng sản phẩm chính
- Than sản xuất (Tấn)
+ Than thống kê NK:

Tổng sản lượng nghiệm thu:

680,6

Tấn

1084,8

Tấn

Than lò CBSX tổng số:

680,6

Tấn

680,6

Tấn

Than lò XDCB tổng số:


-

Tấn

+ Than số đo TĐ:
* Đá 200 vượt kế hoạch:

0

* Tổng mét đào lò (XDCB, CBSX, KT)
* Tổng mét lò xén

Tấn

214,5

m

41,1

m

Than lò xén xúc dọn:

Tấn

Trong đó:

M lò KT = 0 m


M lò XDCB = 0 m
M lò CBSX = 214,5m

Bảng 2-5
T
T
Tỷ
diện diện lệ
KT TT đá

Tên đường lò
Mét lò XDCB tổng số
1 - Lò DV mức -70 G9 (Chống trong lò cũ)
2 - Lò bán xiên mức (-100 ÷ -85)

Sinh viên: Đỗ Thanh Thúy

6,1
6,1

25

6,1
6,1

Đất
đá

737,1
100 56,4

100 277,6

M lò
đá
138,5
18,5
45,5

M lò
than
76

T/
Than
trọng tính
Tổng số
7,65

675,7

Số
NT
Ghi chú
214,
214,5
5
18,5 18,5
24 vì
45,5 45,5
58 vì



×