Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Nghiên cứu phương pháp xác định ranh giới nước – đất liền từ tư liệu ảnh vệ tinh phục vụ công tác giám sát diễn biến đường bờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.14 KB, 73 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH ẢNH


LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển của các lĩnh
vực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,công nghệ vũ trụ…, đặc biệt
là kỹ thuật viễn thám nhằm tạo cơ hội đi tắt đón đầu, phát huy lợi thế cạnh
tranh, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội
nhập. Cùng với những thành tựu trong công nghệ vũ trụ và sự phát triển của
công nghệ thông tin, kỹ thuật viễn thám đã hình thành và phát triển mang lại
những hiệu quả cho nhiều hoạt động kinh tế xã hội quan trọng như: điều tra
cơ bản, giám sát biến động đường bờ, khai thác và quản lý tài nguyên, giám
sát và bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, tổ chức và quản
lý lãnh thổ cũng như an ninh, quốc phòng. Nhờ đó, kỹ thuật viễn thám có một
vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển lâu bền của mọi quốc gia.
Ở các nước phát triển, kỹ thuật viễn thám là một trong các lĩnh vực
khoa học công nghệ được chú trọng phát triển hàng đầu. Ở Việt Nam, kỹ
thuật viễn thám được ứng dụng từ những năm 1980, đã đem lại những kết quả
đáng khích lệ và khẳng định tính ưu việt của kỹ thuật này về mọi mặt. Tuy
nhiên, kỹ thuật viễn thám ở Việt Nam còn phát triên chậm và theo đánh giá
chung là chậm hàng chục năm so với các nước trên thế giới, chưa tương xứng
với tiềm năng và chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn. Trong 10 năm trở
lại đây, kỹ thuật viễn thám ở Việt Nam phát triển nhanh cùng với sự phát triển
kinh tế đất nước. Nhận thấy vai trò quan trọng của kỹ thuật viễn thám trong
phát triển kinh tế xã hội, chính phủ đã có những định hướng quan trọng cho


việc phát triển kỹ thuật này. Năm 2003, bộ khoa học - công nghệ đã trình lên
chính phủ đề án “kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển kỹ thuật viễn
thám tại Việt Nam đến năm 2010”, với các dự án về xây dựng trạm thu ảnh vệ
tinh, đòa tạo các kỹ sư, cán bộ phục vụ cho kỹ thuật viễn thám. Đến năm

4


2006, chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ và kỹ thuật viễn thám được thủ
tướng chính phủ phê duyệt, nhằm định hướng việc phát triển kỹ thuật viễn
thám tương xứng với tiềm năng, đáp ứng được yêu cầu trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa khoa học và công nghệ trở thành động
lực phát triển kinh tế xã hội.
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Hiện nay, Việt Nam đang hợp tác với các nước phát triển như Pháp,
Nhật, Bỉ,… về mặt kỹ thuật chế tạo vệ tinh nhằm từng bước làm chủ kỹ thuật
viễn thám. Năm 2009, chính phủ Pháp và Việt Nam ký hiệp định thư tài
chính, cấp nguồn kinh phí cho dự dán thiết kế vệ tinh viễn thám đa phổ
VNREDSAT - 1 với tổng kinh phí là 72.5 triệu USD. Sau hơn một năm chuẩn
bị, tới năm 2011, Pháp đã khởi công thiết kế, chế tạo vệ tinh viễn thám đầu
tiên cho Việt Nam. Ngày 07/ 5/ 2013, vệ tinh VNREDSAT - 1 được đưa
thành công lên quỹ đạo, đây là cột mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển
mới trng lĩnh vực công nghệ vũ trụ của Việt Nam. Thành công của dự án vệ
tinh VNREDSAT – 1 mang ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội to lớn, góp phần
củng cố quốc phòng, an ninh, qua đó khẳng định chủ quyền quốc gia Việt
Nam trong không gian, đồng thời xác định vị thế của Việt Nam trong quá
trình hội nhập. Nhưng quan trọng nhất, là chúng ta sẽ chủ động có được
nguồn tư liệu ảnh vệ tinh, chủ động vị trí, tọa độ cần chụp ảnh để có thể theo
dõi hiện trạng mặt đất, biển và hải đảo một cách có hiệu quả. Đảm bảo sự
phát triển lâu dài của hệ thông giám sát với chi phí thấp nhờ sử dụng nguồn

nhân lực trong nước, tiết kiệm được ngoại tệ nhà nước phải bỏ ra hàng năm
để mua ảnh viễn thám,
Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật viễn thám đặt ra các yêu cầu phân
tích, giải đoán ảnh viễn thám phục vụ cho nghiên cứu biến động đường bờ.
Hoạt động xói lở, bồi tụ đường bờ ngày càng phức tạp, ảnh hưởng lớn đến

5


môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, hiện tượng xói lở, bồi tụ đường bờ còn đe
dọa cuộc sống nhiều vùng dân cư, gây nguy hại cho các công trình, cơ sở kinh
tế. Trước tình hình trên, việc nghiên cứu, đánh giá biến động đường bờ là một
bài toán có tính khoa học và thực tiễn cao. Cho đến nay, đã có nhiều công
trình nghiên cứu sự biến động đường bờ với nhiều phương pháp khác nhau.
Những nghiên cứu trong và ngoài nước trong đánh giá biến động đường bờ
cho thấy, phương pháp sử dụng ảnh viễn thám đa thời gian để thành lập bản
đồ hiện trạng đường bờ có hiệu quả lớn. Với ưu điểm là diện tích phủ rộng,
dữ liệu ảnh phong phú, thời gian chụp lặp lại tại một khu vực có thể trong vài
ngày, không tốn nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí so với các
phương pháp khác, công nghệ viễn thám có thể được sử dụng hiệu quả trong
xây dựng bản đồ hiện trạng đường bờ. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu,
giám sát biến động đường bờ bằng kỹ thuật viễn thám, tôi đã chon đề tài: “
Nghiên cứu phương pháp xác định ranh giới nước – đất liền từ tư liệu
ảnh vệ tinh phục vụ công tác giám sát diễn biến đường bờ”.
2. Mục tiêu của đề tài.
- Nghiên cứu tổng quan về công nghệ viễn thám và khả năng ứng dụng
trong giám sát diễn biến đường bờ.
- Nghiên cứu đặc điểm và khả năng ứng dụng tư liệu ảnh vệ tinh quang
học độ phân giải trung bình Landsat.
- Nghiên cứu, phân tích các phương pháp xác định ranh giới nước – đất

liền từ tư liệu ảnh vệ tinh Landsat: phương pháp tổ hợp màu, phương pháp tỉ
số ảnh Winasor, phương pháp tỉ số ảnh Alesheikh…
- Xây dựng quy trình đánh giá biến động đường bờ từ tư liệu ảnh vệ tinh
Landsat đa thời gian.
6


-

Thực nghiệm xác định biến động đường bờ khu vực bờ biển tỉnh Cà

Mau từ tư liệu ảnh vệ tinh Landsat.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp lý thuyết: nghiên cứu cơ sở khoa học phương pháp xác
định ranh giới nước – đất liền từ tư liệu ảnh vệ tinh.
- Phương pháp tổng hợp và kế thừa: phân tích, tổng hợp và áp dụng sáng
tạo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.
- Phương pháp viễn thám: phương pháp tiền xử lý ảnh viễn thám, phương

pháp tỉ số ảnh, phương pháp tổ hợp màu…
4. Kết cấu đồ án.
- Chương 1: Tổng quan về công nghệ viễn thám và khả năng ứng dụng
trong nghiên cứu biến động đường bờ.
-

Chương 2: Nghiên cứu lựa chọn phương pháp tự động hóa xác định

ranh giới nước - đất liền từ tư liệu ảnh vệ tinh Landsat.
- Chương 3: Thực nghiệm xác định ranh giới nước – đất liền khu vực Cà
Mau từ tư liệu ảnh vệ tinh Landsat.

Do thời gian hạn chế và kiến thức bản thân còn có hạn nên đồ án không
tránh khỏi những sai sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Trong suốt quá trình làm đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ,
hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hằng và thầy giáo Trịnh Lê
Hùng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ KHẢ
NĂNG ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ
1.1. Tổng quan về tình hình biến động đường bờ ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình xói lở dọc bờ biển
Năm 2013 qua số liệu khảo sát tại các vùng ven biển ở cả ba miền, tổng
các đoạn bờ xói lở thống kê được là 397 với tổng chiều dài 920.21km. Trong
đó, xói lở có cường độ yếu chiếm 196.82km (21,4%), trung bình 179.90km
(19,5%), mạnh 260.67km (30,7%). Chiều dài các đoạn xói lở có thể chỉ vài
trăm mét, có thể hàng chục kilomet. Tốc độ xói lở trung bình phổ biến là 5 –
10m/năm, nhưng có thể đạt tới 50 – 100m/năm, thậm chí là 200 – 250m/năm
trong các khoảng thời gian ngắn. Có những khu vực xói lở quy mô lớn kéo
dài cỡ thế kỉ, gần thế kỉ. Tình trang xói lở đang diễn ra với xu thế cường độ và
tính bất thường ngày một tăng lên gây ra thiệt hại lớn đến kinh tế [3].
Xói lở bờ biển Bắc Bộ được xác định trên 51 đoạn với tổng chiều dài
113.93km chiếm 34.2% chiều dài đường bờ cơ bản, tốc độ xói lở trung bình
6.0m/năm và hàng năm bị mất 68ha đất. Cường độ xói lở được phân thành 4
cấp, yếu (0 – 2.5m/năm) chiếm 22.4%, trung bình (2.5 – 5.0m/năm) chiếm
34.2%, mạnh (5.0 – 10.0m/năm) chiếm 16.6%, và rất mạnh (trên 10m/năm)
chiếm 26.8% tổng chiều dài xói lở. Xói lở bờ trên quy mô lớn, diễn biến phức

tạp với nhiều đoạn bờ có cường độ xới lở mạnh và rất mạnh tiếp tục tăng theo
thời gian. Từ Móng Cái đến Đồ Sơn, xói lở quy mô lớn, kéo dài, chủ yếu với
cường độ trung bình và yếu; từ Đồ Sơn đến Ba Lạt, xói lở trước đây rất mạnh,
gần đây có suy giảm; từ Ba Lạt đến Lạch Trường, xói lở đặc biệt mạnh và
ngày càng tăng ở Hải Hậu, Hậu Lộc. Xói lở bờ biển Cát Hải (Hải Phòng)
chiều dài 6.4km, Hải Hậu (Nam Định) chiều dài 17.2km, và Hậu Lộc (Thanh
Hóa) dài 5.0km là những trọng điểm xói lở ở ven biển Bắc Bộ, với quy mô

8


lớn, cường độ mạnh và rất mạnh, diễn biến lâu dài và có xu hướng tiếp tục
tăng.
Xói lở bờ biển Trung Bộ từ Thanh Hóa (Cửa Lạch Trường) đến Ninh
Thuận (Sơn Hải, Ninh Phước) được xác định trên 275 đoạn với tổng chiều dài
328.16km, chiếm 21.1% chiều dài đường bờ cơ bản, tốc độ xói lở phổ biến
dưới 5m/năm, nhưng ngày càng gia tăng. Nhiều nơi, xói lở mới gần đây
nhưng tốc độ lớn 40 – 60m/năm, thậm chí 150 – 250m/năm. Cường độ xói lở
được chia thành 4 cấp: yếu (dưới 5m/năm) chiếm 52.2%, trung bình (5 –
15m/năm) chiếm 24.3%, mạnh (15 – 30m/năm) chiếm 10.0%, và rất mạnh
(trên 30m/năm) chiếm 13.5% tổng chiều dài xói lở. Mỗi năm xói lở làm bờ
biển mất đi 389.9ha. Từ cửa Lạch Trường đến mũi Chân Mây, xói lở quy mô
lớn và rất lớn, với cường độ yếu và trung bình; từ mũi Chân Mây đến mũi
Dinh, xói lở quy mô lớn và trung bình, cường độ xói lở tập trung ở 3 mức
yếu, trung bình, và rất mạnh.
Xói lở bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ từ Sơn Hải (Ninh Thuận)
đến Hà Tiên (Kiên Giang) có 71 đoạn, với tổng chiều dài 478.12km, chiếm
52% chiều dài đường bờ cơ bản, tốc độ xói lở phổ biến khoảng 10m/năm.
Cường độ xói lở được chia thành 3 cấp: trung bình (2.5 – 5m/năm) chiếm
12.8%, mạnh (5 – 10m/năm) chiếm 43.7%, và rất mạnh (trên 10m/năm)

chiếm 43.5% tổng chiều dài xói lở. Từ Sơn Hải đến Vũng tàu, xói lở diễn biến
lâu dài, quy mô không lớn, cường độ mạnh, đoạn Phước Thế, Liên Hương,
cửa sông Phan Rí, xói lở rất mạnh và có xu hướng gia tăng trong thời gian
gần đây. Từ Vũng Tàu đến Cà Mau, quy mô, cường độ xói lở rất lớn, diễn
biến lâu dài, phức tạp. Trong đó, khu vực Vũng tàu – cửa Soài Rạp, có quy
mô xói lở không lớn, cường độ rất mạnh và rất nguy hiểm có ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động cảng – giao thông biển, du lịch; khu vực cửa Soài Rạp –
cửa Tranh Đề, có quy mô xói lở lớn, cường độ mạnh và nguy hiểm do nhiều

9


đoạn xói lở mạnh tập trung đông dân cư; khu vực cửa Tranh Đề - mũi Cà
Mau, có quy mô xói lở rất lớn, thời gian xói lở lâu dài, cường độ xói lở rất
mạnh. Từ Cà Mau đến Hà Tiên, quy mô xói lở không lớn, cường độ trung
binh cao và không nguy hiểm [3].
1.1.2. Tình hình bồi tụ
Bồi tụ ở các cửa sông châu thổ
Hàng năm, các dòng sông đổ vào dải ven bờ Việt Nam khoảng 880 tỷ
m3 nước và 200 – 250 triệu tấn bùn cát, tạo nên các vùng châu thổ sông Hồng
rộng 17 nghìn km2 và sông Mê Kông rộng 39 nghìn km 2 và các dài tích tụ
chiếm phần lớn chiều dài bờ của cả nước. Ở cả hai châu thổ lớn, tốc độ bồi
lấn ra biển khoảng 10 – 100m/năm, trung bình 30 – 50m/năm, cực đại
120m/năm ở châu thổ sông Hồng, và 150m/năm ở châu thổ sông Mê Kông.
Trong thế kỷ qua, đồng bằng châu thổ sông Hồng bồi lấn ra biển mỗi năm
trung bình 360ha. Quá trình bồi tụ xảy ra mạnh nhất ở khu vực Kim Sơn, năm
ở dìa nam châu thổ, tốc độ bồi lấn trung bình 60 – 100m/năm, cực đại
120m/năm trong thế kỷ qua. Tương tự, bán đảo Cà Mau nằm ở phía tây nam
đồng bằng sông Mê Kông, có tốc độ bồi tụ lớn nhât, mỗi năm bồi tụ trung
bình 50 – 80m/năm, cực đại 150m/năm, và mở rộng 130ha. Ở các cửa sông

ven biển Trung Bộ, quá trình bồi tụ có tính chất lấp đầy bồn tích tụ sau các
doi cát chắn cửa, tốc độ bồi lấn lâu dài thường chỉ 2 – 5m/năm, hiếm khi đạt
10m/năm [3].
Sa bồi luồng bến
Các bồi tụ bất thường, ngoài mong muốn gần đây gia tăng đáng kể và
gây nhiều thiệt hại trực tiếp và gián tiếp, không chỉ về kinh tế mà còn về môi
trường sinh thái, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Đối với ngành giao
thông, sa bồi luồng bến đã trở thành hiện tượng phổ biến. Cảng Hải Phòng
được xây dựng từ năm 1876 và đã từng là cảng biển lớn nhất Việt Nam suốt
10


một thế kỷ, nhưng do cả tác động tự nhiên và nhân sinh nên luồng vào cảng
đã bị sa bồi nghiêm trọng. Từ năm 1920 – 1992, độ sâu luồng cảng giảm từ
6m xuống 4m, trong khi lượng nạo vét tăng lên từ 2 đến 4 triệu tấn mỗi năm.
Đến nay đã có một số phương án nhằm khắc phục sa bồi để cải tạo và nâng
cấp cảng nhưng tính khả thi còn rất hạn chế. Cảng Cửa Lò được xây dựng từ
năm 1981, thiết kế cho tàu trên vạn tấn nhưng trên thực tế, năng lực hoạt động
của cảng này thấp do sa bồi, và chỉ những tàu 5 – 7 nghìn tấn mới có khả
năng cập cảng. Cảng Sài Gòn cũng đang phải đối mặt với những biến động sa
bồi phức tạ ở luồng cửa Soài Rạp. Đối với các cảng nằm ở vùng cửa sông
châu thổ, sa bồi cửa luồng hết sức căng thẳng. Sa bồi cửa Định An gây khó
khăn lớn cho hoạt động của cảng Cần Thơ; sa bồi luồng cửa sông Ninh Cơ
gần như làm tê liệt hoạt động của cảng Hải Thịnh. Còn rất nhiều cảng nhỏ,
bến cá khác bị sa bồi trực tiếp tại bến hoặc cửa luồng [3].
Bồi lấp cửa sông và cửa biển
Ở nhiều cửa sông và cửa đầm phá Miền Trung, sa bồi gây lấp kín cửa
với khoảng thời gian kéo dài có khi đến trên chục năm. Đó là các trường hợp
đối với cửa Tư Hiền ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ở Thừa Thiên – Huế,
cửa sông Vệ, cửa Mỹ Á ở Quảng Ngãi, cửa sông Bàn Thạch và cửa đầm Ô

Loan ở Phú Yên,… Trong khoảng thời gian từ năm 1985 – 1995 cửa Đại (Hội
An) dịch về phía nam 50m/năm; cửa Lở (sông Trường Giang) dịch về phía
đông nam trên 50m/năm; cửa Vệ, cửa Đà Rằng, cửa Đà Nông dịch đáng kể về
phía Bắc. Không chỉ bồi lấp cửa, hiện tượng bồi cạn cửa sông, đầm phá xảy ra
lâu dài trong quá trình phát triển địa chất, nhưng có thể rút ngắn thời gian
đáng kể do gia tăng các nguồn bồi tích từ thượng nguồn và các cồn đụn cát
ven rìa. Hoạt động sa bồi còn dẫn đến sự ứ tắc và đổi hướng nhánh cửa sông
của châu thổ sông Hồng [3].

11


1.2. Một số nguyên nhân và tác động của biến động đường bờ đến môi
trường, kinh tế - xã hội
1.2.1 Các nguyên nhân của biến động đường bờ
a. Các yếu tố khí tượng
Tác động của gió bão là nguyên nhân trực tiếp gây ra quá trình thổi
mòn, vận chuyển và tích tụ cát bụi đới bờ; đồng thời gián tiếp gây ra hoạt
động địa động lực của sóng nước biển. Cụ thể: gió bão tạo ra sóng biển, sóng
biển là nguyên nhân trực tiếp gây ra mài mòn và sói lở đất đá bờ biển.
Mưa cũng là nguyên nhân gián tiếp có ảnh hưởng đến quá trình xói lở,
bồi tụ. Cụ thể: mưa thường tạo ra dòng chảy lũ và dòng phù sa là nguyên
nhân gây xói lở bờ biển, tạo cửa biển mới; dòng phù sa đồng thời là nguyên
nhân ảnh hưởng đến quá trình bồi tụ.
b. Các yếu tố hải văn
Sóng biển và dòng chảy sóng là nguyên nhân quan trọng nhất làm phát
sinh, phát triển xói lở, bồi tụ bờ biển.
Thủy triều có tác động ít hơn đối với quá trình xói lở, bồi tụ phù sa ở
đáy biển.
Nước biển dâng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau như: gió mùa

Đông Bắc, bão áp thấp nhiệt đới, sóng thần, tan băng thế giới… làm tăng
chiều cao sóng biển dẫn đến làm tăng khả năng xói lở, bồi tụ bùn cát. Nước
biển dâng do gió mùa Đông Bắc với chiều cao không lớn (khoảng 0,5m)
nhưng do thời gian hoạt động kéo dài (5 – 10 ngày/đợt), do đó hậu quả gây
biến dạng bờ biển là rất lớn. Nước dâng do sóng thần, do bão với chiều cao
nước dâng thường là 1m – 5m trong thời gian ngắn, năng lượng tác động vào
bờ biển lớn, gây ngập lụt lãnh thổ trên diện rộng. Nước dâng do tan băng thế
giới làm dâng cao mực nước biển gây xói lở bờ biển và ngập lụt các đồng
bằng duyên hải thấp.

12


c. Vận động nâng, hạ tân kiến tạo
Hoạt động nâng tân kiến tạo gây ra hiện tượng biển lùi, đường bờ biển
tiến dần ra biển, quá trình tích tụ bùn cát theo hướng biển lùi.
Quá trình sụt, lún tân kiến tạo gây ra hiện tượng biển tiến làm xói lở bờ,
đường bờ dịch chuyển dần về phía lục địa.
d. Tác động của nước dưới đất
Nước dưới đất làm giảm lực kháng cắt của đất, tạo ra áp lực thủy tĩnh,
thủy động trong đất tạo điều kiện cho trượt lở bờ biển xảy ra.
Nước dưới đất còn là nguyên nhân gây ra các quá trình địa động lực
khác như: xói ngầm, cát chảy có tác dụng tăng cường xói lở bờ.
e. Ảnh hưởng của các quá trình địa động lực khác
Các quá trình địa động lực khác như: xói ngầm, cát chảy, karst, động
đất ngầm… cũng là những nguyên nhân có tác dụng hỗ trợ, tăng cường xói lở
bờ biển [10].
1.2.2. Tác động của biến động đường bờ đến môi trường, kinh tế - xã hội
Tác động của hiện tượng xói lở đường bờ đến môi trường, kinh tế xã hội
- Xói lở bờ biển ảnh hưởng đến hệ đa dạng sinh học: Xói lở bờ biển

gây suy giảm diện tích rừng ngập mặn dẫn đến sự suy giảm và biến mất của
nhiều loại sinh vật, thực vật. Cụ thể như ở Tỉnh Sóc Trăng vào những năm
1996 loài Dơi Ngựa Lớn có đến 15.000 con mà giờ đây còn không đến 1.000
con do môi trường sinh sống của chúng đã bị thay đổi nhiều và do con người
săn bắt. Loài cá long mượt trước đây sống rất nhiều ở đây giờ cũng gần như
biến mất. Các cây dừa nước, cây mắm giờ đây cũng đang được khôi phục.
- Xói lở bờ biền làm mất đất ở, đất canh tác: Ở Tỉnh Sóc Trăng, kết
quả nghiên cứu của dự án bảo vệ và phát triển các vùng đất ngập nước ven
biển phía Nam đồng

bằng sông Cửu Long từ năm 1996 đến nay tại khu
13


vực ven biển huyện Vĩnh Châu cho thấy: các xã Vĩnh Tân, xã Lai Hòa, xã
Vĩnh Hải đoạn bờ biển Cống xóm đáy ấp Mỹ Thanh dài 3,5km, bờ biển bị xói
lở với mức độ bình quân từ 15 đến 40 mét/năm. Cụ thể đoạn bờ biển xã Vĩnh
Tân (40m/năm), xã Vĩnh Hải ( 8 – 15m/năm), xã Lai Hòa (20m/năm)… Tại 7
tỉnh Miền Trung có tới 147 đoạn bị xói lở với tổng chiều dài trên 200km làm
cho 6000 hộ dân phải di dời. Có những điểm dân cư hiện đang ở trạng thái hết
sức nguy hiểm do xói lở như làng Hải Dương và Thuận An ở Thừa Thiên –
Huế.
- Ngoài ra xói lở còn có thể làm vỡ đê cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi
xảy ra có bão lớn, triều cường, nước dâng gây ngập lụt nhiễm mặn cho những
vùng dân cư và kinh tế trù phú, rông lớn trong đê. Ở Bắc Bộ có đến hàng
nghìn người bị thiệt mạng trong cơn bão KATE tháng 9 năm 1955. Ở ven
biển Trung Bộ, nhiều điểm dân cư, kinh tế quan trọng nằm trên vùng bờ cát,
hết sức nhạy vảm và xói lở bất thường khi có nhiễu động lớn về bão, lũ. Ở
Nam Bộ, tuyến đê biển nối liền các huyện Cầu Ngang – Duyên hải xây dựng
vào năm 1976 – 1977 bị sóng đánh vỡ, nước biển tràn gây xâm ngập mặn và

hoang háo 5000 ha đất lúa một vụ trước đây. Hàng năm, một số lượng lớn
công sức, tiền của nhà nước và nhân dân phải bỏ ra để tu bổ, nâng cấp đê kè
nhưng xói lở lâu dài vẫn là một hiểm họa lớn đối với nhiều đoạn bờ.
Tác động của hiện tượng bồi tụ đến môi trường, kinh tế - xã hội
Hiện tượng bồi tụ sẽ làm:
- Gia tăng diện tích đất sản xuất: hiện tượng bồi tụ các cửa sông châu
thổ như châu thổ sông Hồng, châu thổ sông Mê Kông, làm gia tăng đáng kể
diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Cản trở giao thông đường thủy: hiện tượng bồi lấp cửa sông, đầm phá
ở Miền Trung làm mất lối ra biển của hàng trăm tàu thuyền tại mỗi cửa.

14


- giảm năng lực hiệu quả của các công trình giao thông – cảng: hiện
tượng sa bồi luồng bến làm cảng Hải Phòng mất đi vị trí cảng hàng đầu trogn
suốt một thế kỷ, và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế xã
hội của thành phố cảng. Nhiều cảng nhỏ gần đây đầu tư xây dựng hàng chục
tỉ, thậm chí trên dưới trăm tỷ đồng nhưng hiệu quả sử dụng rất thấp, thậm chí
gần như không sử dụng được do sa bồi luồng bến, điển hình như cảng Hải
Thịnh.
- Bồi tụ ở cửa sông gây cản trở dòng chảy, giảm khả năng tiêu thoát
nước gây lũ lụt, ô nhiễm môi trường, gây nên dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến
năng suất sản xuất. Ngay khi lấp cửa Tư Hiền và tháng 12 năm 1994, lập tức
300 ha nuôi tôm sú bị hủy hoại, khoảng 1000 ha lúa bị ngập, và khoảng 300
thuyền đánh cá lớn mất lối ra biển [3],…
1.3. Tổng quan về công nghệ viễn thám
1.3.1. Khái niệm về viễn thám
Viễn thám (Remote sensing) là một môn khoa học công nghệ nghiên
cứu phương pháp đo đạc, thu thập thông tin về một đối tượng, một vùng hoặc

một hiện tượng bằng cách sử dụng thiết bị đo tác động một cách gián tiếp tới
đối tượng nghiên cứu.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về viễn thám, nhưng tất cả các định
nghĩa đó đều có đac điểm chung là nhấn mạnh: “ viễn thám là khoa học
nghiên cứu các thực thể, hiện tượng trên trái đất từ xa mà không cần tác động
trực tiếp vào nó”. Một số định nghĩa tiêu biểu về viễn thám của các nhà khoa
học khác nhau như:
1.

Viễn thám là một nghệ thuật, khoa học, nói ít nhiều về một sự vật mà không

2.

phải tiếp xúc với vật đó (Ficher and others, 1976);
Viễn thám là quan sát về một đối tượng bằng một phương tiện cách xa vật
trên một khoảng cách nhất định (Barrer and Curtis, 1976);
15


3.

Viễn thám là một khoa học về lấy thông tin từ một đối tượng được đo từ một
khoảng cách xa vật không cần tiếp xúc với nó. Năng lượng được đo trong các
hệ viễn thám hiện nay là năng lượng điện từ phát ra từ vật quan tâm

4.

(Landgrete, 1978);
Viễn thám là ứng dụng vào việc lấy thông tin về mặt đất và mặt nước của Trái
đất bằng việc sử dụng các ảnh thu được từ một đầu chụp ảnh sử dụng bức xạ

phổ điện từ, đơn kênh hoặc đa phổ, bức xạ hoặc phản xạ từ bề mặt Trái đất

5.

(Janes Capbell, 1996);
Viễn thám là khoa học và nghệ thuật thu nhận thông tin về một vật thể, một
vùng, hoặc một hiện tượng, qua phân tích dữ liệu thu được bởi những phương
tiện không tiếp xúc với vật, vùng hoặc hiện tượng khi khảo sát (Likkesand
and Kiefer, 1986).
1.3.2. Lịch sử hình thành và xu hướng phát triển
Một số tài liệu nghiên cứu cho rằng, lịch sử phát triển của viễn thám có
thể tính từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên khi Aristote sáng tạo ra camera –
obscura. Nhưng bước phát triển thực sự đầu tiên của khoa học viễn thám là
vào giữa thế kỷ 19. Vào năm 1839, Louis Daguerre đã đưa ra báo cáo về công
trình nghiên cứu về hóa ảnh photo, khởi đầu cho ngành chụp ảnh. Bức ảnh
đầu tiên chụp bề mặt trái đất từ khinh khí cầu được thực hiện vào năm 1858
bởi nhà nhiếp ảnh người Pháp Gaspard Tournachon. Ông đã sử dụng khinh
khí cầu ở độ cao 80m để chụp ảnh vùng Bievre nước Pháp. Từ sự việc này
năm 1858 được coi là năm khai sinh của kỹ thuật viễn thám. Năm 1863
Mackwell đã tìm ra các định luật về sóng điện từ, kết quả này là cơ sở vật lý
cơ bản cảu lý thuyết viễn thám.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), chụp ảnh hàng không được
sử dụng với quy mô lớn và có hệ thống phục vụ mục đích quân sự. Đến cuối
chiến tranh thế giới thứ nhất, đã có những cải tiến đáng kể về máy bay, thiết

16


bị xử lý của máy ảnh và số lượng người có kinh nghiệm chụp ảnh trên không,
xử lý ảnh tăng lên đáng kể. Năm 1929 ở Liên Xô cũ đã thành lập Viện nghiên

cứu ảnh hàng không Leningrad, viện đã sử dụng ảnh hàng không để nghiên
cứu địa mạo, thực vật thổ nhưỡng.
Chiến tranh thế giới thứ hai đã chứng kiến những bước nhảy thực sự
trong kỹ thuật viễn thám. Ngành khoa học đo đạc ảnh đã phát triển lên tầm
cao mới: Tạo ra các dụng cụ cảm biến bước sóng hồng ngoại, các hệ thống
radar,… Trong thời gian này đã chứng kiến những cuộc thử nghiệm nghiên
cứu các tính chất phản xạ phổ của bề mặt địa hình và chế thử các lớp cảm
quang cho chụp ảnh màu hồng ngoại. Với kỹ thuật này đã giúp ích rất lớn cho
những nghiên cứu vùng ven biển đó là khả năng chụp xuyên qua nước giúp
thu thập thông tin về độ sâu, chướng ngại vật dưới đáy biển, điều mà bản đồ
hàng hải không làm được.Trong vùng sóng dài của sóng điện từ, các hệ thông
siêu cao tần (RADAR) đã được thiết kế và và sử dụng để theo dõi phát hiện
những vật thể chuyển động, nghiên cứu tầng ion. Vào những năm 50 của thế
kỷ 20 người ta tập chung nghiên cứu vào việc phát triển các hệ thống radar
tạo ảnh có cửa mở thực (RAR), đồng thời hệ thống radar có cửa mở tổng hợp
(Syntheric Aparture Radar – SAR) cũng được xúc tiến nghiên cứu. Vào năm
1956, tại Mỹ đã tiến hành thử nghiệm khả năng dùng ảnh hàng không trong
việc phân loại và phát hiện kiểu thực vật. Đến những năm 1960, các cuộc thử
nghiệm về ứng dụng ảnh hồng ngoại màu và đa phổ đa phổ đã được tiến hành.
Năm 1957, Liên Xô đã phóng vệ tinh SPUTNIK - 1 đánh dấu sự bắt
đầu của “thời đại không gian”. Năm 1959, vệ tinh EXPLORER - 6 của Mỹ đã
truyền hình ảnh của trái đất từ vệ tinh. Năm 1960, vệ tinh khí tượng đầu tiên
cảu thế giới TIROS - 1 đã được phóng lên, nó là tiền than của những vệ tinh
thời tiết ngày nay. Những vệ tinh trong không gian có vai trò đặc biệt giúp

17


chúng ta có thể lập bản đồ và giám sát mặt đất từ dữ liệu của những vệ tinh
này.

Năm 1972, một mốc quan trọng trong lịch sử viễn thám được đánh dấu
với việc Mỹ đã phóng thành công lên quỹ đạo vệ tinh nghiên cứu tài nguyên
thiên nhiên LANDSAT. Sự kiện này mang đến khả năng thu nhân thông tin
có tính chất toàn cầu về môi trường xung quanh. Cho đến hiện nay đã có 8 vệ
tinh trong chương trình LANDSAT được thực hiện trong đó có 7 vệ tinh được
phóng thành công lên quỹ đạo. Hiện nay, vệ tinh LANDSAT 8 sau khi phóng
thành công lên quỹ đạo đầu năm 2013 đang hoạt động tốt và cung cấp một
kho dữ liệu lớn trong nghiên cứu tài nghiên Trái Đất.
Trong những năm 60,70 của thế kỷ 20, tàu Apollo đã chụp trái đất dưới
dạng ảnh nổi và đa phổ, cho ra các thông tin hữu ích trong nghiên cứu mặt
đất. Ngành hàng không vũ trụ của Liên Xô (cũ) và Nga ngày nay đã đóng vai
trò tiên phong trong nghiên cứu Trai Đất từ vũ trụ. Các nghiên cứu đã được
thực hiên trên các tàu vũ trụ có người như Soynz, Meteor, Cosmos hoặc trên
các trạm Salyut. Sản phẩm thu được là các ảnh chụp trên các thiết bị quét đa
phổ độ phân giải cao, như MSU - E (trên Meteor – priroda). Các bức ảnh
chụp từ vệ tinh Cosmos có 5 kênh phổ khác nhau, với kích thước 18 x 18 cm.
Ngoài ra các ảnh chụp từ các thiết bị chụp KATE - 140, MKF - 6M trên trạm
quỹ đạo Salyut cho ra 6 kênh ảnh thuộc giải phổ từ 0.4 µm đến 0.89 µm. Độ
phân giải mặt đất tâm ảnh đạt 20m.
Kỹ thuật viễn thám đã được đưa vào sử dụng ở Việt Nam từ năm 1976
để điều tra quy hoạch rừng. Mốc quan trọng để đánh dấu sự phát triển của kỹ
thuật viên thám ở Vietj Nam là sự hợp tác nhiều bên trong trương trình khuôn
khổ vũ trụ quốc tế (Inter Cosmos) nhân chuyến bay vũ trụ kết hợp Liên Xô –
Việt Nam tháng 07 năm 1980. Kết quả nghiên cứu các công trình khoa học
này được trình bày trong hội nghị khoa học về kỹ thuật vũ trụ năm 1982 nhân

18


tổng kết các thành tựu khoa học của chuyến bay vũ trụ năm 1980, trong đó

một phần quan trọng là kết quả sử dụng ảnh đa phổ MKF - 6M vào mục đích
thành lập một loạt bản đồ chuyên đề như địa chất, đất, sử dụng đất, tài nguyên
nước, thủy văn, rừng,… Từ những năm 1990 nhiều ngành đã đưa kỹ thuật
viễn thám vào ứng dụng trong thực tiễn như các ngành khí tượng, đo đạc và
bản đồ, địa chất khoáng sản, quản lý tài nguyên rừng và đã thu được những
kết quả rõ rệt.
Hiện nay, một số tổ chức đã hoạt động một chuyên nghiệp trong lĩnh
vực viễn thám. Các tổ chức này tập chung nhiều ở cơ quan nhà nước và phân
tán từ cơ quan địa phương như là các bộ ngành, cục, tỉnh, viện, trường đại
học. Kỹ thuật viễn thám trở thành một trong những công cụ được sử dụng phổ
biến ở Việt Nam phục vụ cho nghiên cứu khoa học, quản lý và tạo bản đồ tài
nguyên thiên nhiên. Kỹ thuật viễn thám được đầu tư tổ chức trong Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường như trung tâm viễn thám, viện nghiên cứu địa chất và
khoáng sản, đã nghiên cứu nhiều đề tài viễn thám, nâng cao chất lượng những
nghiên cứu cơ bản trên những nghiên cứu về lĩnh vực biển, sinh thái, khoa
học Trái Đất, nghiên cứu môi trường quy hoạch.
Việc nghiên cứu và sử dụng viễn thám ở Việt Nam không ngừng được
nâng cao. Trước đây, ta sử dụng nguồn dữ liệu phổ biến là ảnh vệ tinh có độ
phân giải thấp và trung bình (độ phân giải khoảng 5 - 20m). Mục đích chính
của việc sử dụng dữ liệu này là để phục vụ cho những nghiên cứu, ứng dụng
chỉ đòi hỏi độ chính xác thấp và trung bình như quản lý tài nguyên môi
trường, giám sát biến động môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên, cập
nhật thông tin cho các bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình hoặc các bản đồ chuyên
đề. Gần đây các tổ chức đã bắt đầu sử dụng các ảnh có độ phân giải không
gian cao (độ phân giải < 5m) để phục vụ những ứng dụng mới đòi hỏi độ
chính xác cao như cập nhatak dữ liệu không gian cho bản đồ tỷ lệ lớn.

19



Ngày 14/06/2006, thủ tướng chính phủ đã ra quyết định về “chiến lược
nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020”. Trong giai đoạn
2006 - 2020, đẩy mạnh chiều rộng và chiều sâu 4 lĩnh vực trong đó có viễn
thám. Ứng dụng viễn thám và các ngành khí tượng thủy văn, tài nguyên và
môi trường, cụ thể là nâng cao chất lượng dự báo sớm mưa bão, lũ lụt, lũ
quét, sạt lở đất và các loại thiên tai khác, đánh giá biến đổi khí hậu toàn cầu
đến Việt Nam. Định kỳ đánh giá biến động sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ
liệu bản đồ chuyên đề số hóa dùng chung cho nhiều cơ quan từ trung ương tới
địa phương…
Từ 2011 – 2020, đưa vào ứng dụng tại Việt Nam các thành tựu mới của
vệ tinh quan sát trái đất độ phân giải cao, vệ tinh định vị có độ chính xác rất
cao, thiết bị mặt đất gọn nhẹ tích hợp nhiều chức năng. Bên cạnh đó thành lập
ủy ban vũ trụ Việt Nam và Viện công nghệ vũ trụ để tập trung xây dựng
khung pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm và nguồn nhân
lực cho việc phát triển các ứng dụng viễn thám ở Việt Nam.
Cột mốc quan trọng nhất đánh giấu sự phát triển cảu kỹ thuật viễn thám ở
Việt Nam là sự kiện vệ tinh viễn thám VNREDSAT – 1A (Vietnam natural
resources, Environment and Disaster - monitoring Satellite - 1A) được phóng
thành công lên quỹ đạo vào ngày 07/05/2013 tại sân bay vũ trụ Kourou
(Pháp). Hiện nay, vệ tinh VNREDSAT - 1A bắt đầu cung cấp dữ liệu ảnh
phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh cũng như nghiên cứu, giám sát tài
nguyên môi trường ở nước ta [1].
1.3.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống viễn thám
Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật viễn thám là thu nhận năng lượng phản
hồi của sóng điện từ chiếu tới vật thể, thông qua bộ cảm biến (sensor) giá trị
phản xạ phổ này sẽ được chuyển về giá trị số (Hình 1.1).

20



Hình 1.1 Nguyên lý thu nhận dữ liệu viễn thám
Sóng điện từ được phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể là nguồn cung cấp
thông tin chủ yếu về đặc tính của đối tượng. Ảnh viễn thám sẽ cung cấp thông
tin về các vật thể tương ứng với năng lượng bức xạ ứng với từng bước sóng
đã xác định. Đo lường và phân tích năng lượng phản xạ phổ ghi nhận bởi ảnh
viễn thám cho phép tách thông tin hữu ích về từng loại lớp phủ mặt đất khác
nhau do sự tương tác giữa bức xạ điện từ và vật thể.
Thiết bị dùng để ghi nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể
được gọi là bộ cảm biến. Bộ cảm biến có thể là các máy bay chụp ảnh hoặc
máy quét. Phương tiện mang các bộ cảm biến gọi là vật mang. Các vật mang
cơ bản hiện nay bao gồm khinh khí cầu, máy bay, vệ tinh,…

21


1.4. Các thành phần cơ bản của một hệ thống viễn thám
Hệ thống viễn thám thường gồm 7 phần có quan hệ chặt chẽ với nhau
theo trình tự hoạt động của hệ thống (hình 1.2).

Hình 1.2. các thành phần chính của hệ thống viễn thám
Nguồn năng lượng (A): Thành phần đầu tiên của một hệ thống viễn
thám là nguồn năng lượng để chiếu sang hay cung cấp năng lượng điện từ tới
đối tượng quan tâm.
Có loại viễn thám sử dụng năng lượng mặt trời, có loại tự cung cấp năng
lượng tới đối tượng. Thông tin viễn thám thu nhận được là dựa vào năng
lượng từ đối tượng đến thiết bị nhận, nếu không có nguồn năng lượng chiếu
sáng hay truyền tới đối tượng sẽ không có năng lượng đi từ đối tượng tới thiết
bị nhận.
Những tia phát xạ và khí quyển (B): Vì năng lượng đi từ nguồn năng
lượng tới đối tượng nên sẽ phải tương tác qua lại với vùng khí quyển nơi năng

lượng đi qua. Sự tương tác này có thể lặp lại ở một vị trí không gian nào đó vì
năng lượng còn phải đi theo chiều ngược lại, tức là từ đối tượng tới bộ cảm.
Sự tương tác với đối tượng (C): Một khi được truyền qua khí quyển tới
đối tượng, năng lượng sẽ tương tác với đối tượng. Phụ thuộc vào đặc điểm
22


của đối tượng và sóng điện từ, sự tương tác này có thể là truyền qua đối
tượng, bị đối tượng hấp thụ, hay bị đối tượng phản xạ trở lại khí quyển.
Thu nhận năng lượng bằng bộ cảm (D): Sau khi năng lượng được
phát ra hay phản xạ từ đối tượng, chúng ta cần có bộ cảm từ xa để tập hợp lại
và thu nhận sóng điện từ. Năng lượng điện từ truyền từ bộ cảm mang thông
tin của đối tượng.
Sự truyền tải, thu nhận và xử lý (E): Năng lượng được thu nhận từ bộ
cảm cần phải được truyền tải, thường dưới dạng điện từ, đến một trạm tiếp
nhận - xử lý nơi dữ liệu sẽ được xử lý sang dạng ảnh. Ảnh này chính là dữ
liệu thô.
Giải đoán và phân tích ảnh (F): Ảnh thô sẽ được xử lý để có thể sử
dụng được. Để lấy được thông tin về đối tượng người ta phải nhận biết được
mỗi hình ảnh trên ảnh tương ứng với đối tượng nào. Công đoạn có thể “nhận
biết” này gọi là giải đoán ảnh. Ảnh được giải đoán bằng một hoặc nhiều
phương pháp. Các phương pháp này là giải đoán bằng mắt, giải đoán tự động,
giải đoán bằng kỹ thuật số, hay các công cụ điện tử để lấy được thông tin về
các đối tượng của khu vực đã chụp ảnh.
Ứng dụng (G): Đây là phần tử cuối cùng của quá trình viễn thám, được
thực hiện khi ứng dụng thông tin mà chúng ta đã chiết được từ ảnh để hiểu rõ
hơn về đối tượng mà chúng ta quan tâm, để khám phá những thông tin mới,
kiểm nghiệm những thông tin đã có,… nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể
[1].
1.5. Đặc điểm ảnh vệ tinh quang học Landsat

Chương trình vệ tinh Landsat do NASA sáng lập với mục đích nghiên
cứu mặt đất từ vệ tinh trên quỹ đạo trái đất không người lái. Thế hệ đầu tiên
của Landsat mang tên vệ tinh công nghệ tài nguyên trái đất (Earth Resources
Techcology Satellite), viết tắt là ERTS, vào năm 1975 đổi tên thành Landsat.
23


Vệ tinh Landsat - 1 được phóng lên quỹ đạo ngày 23/07/1972 và hoạt
động tới ngày 06/01/1978. Landsat - 1 được thiết kế để thu nhận ảnh đa phổ
trên mặt đất một cách hệ thống, lặp lại và có độ phân giải trung bình.
Các vệ tinh tiếp theo của Landsat là Landsat - 2, 3, 4, 5, 6,7 và Landsat
- 8. Công nghệ ghi ảnh trên các thế hệ vệ tinh Landsat lần lượt sử dụng các bộ
cảm ngày càng hoàn thiện và tốt hơn nhiều, từ độ phân giải thấp đến độ phân
giải cao, theo trật tự là RBV (Return Beam Vidicon), đa phổ (MSS), chuyên
đề (TM), chuyên đề nâng cao (ETM), chuyên đề nâng cao (ETM+), bộ cảm
quang học OLI (Operational Land Imager) và bộ cảm hồng ngoại nhiệt TIRS
(Thermal InfraRed Sensor) của vệ tinh Landsat-8.
Nguồn dữ liệu ảnh Landsat đa dạng, phong phú, phổ biến trên toàn cầu.
Đặc biệt là dữ liệu của vệ tinh Landsat - 7. Vệ tinh Landsat - 7 được thiết kế
thêm kênh phổ toàn sắc. Có dải sóng 0.5 - 0.9µm và độ phân giải 15m x 15m.
Điều này cho phép chồng ảnh với các kênh phổ khác nhau của bộ cảm biến
ETM để tạo ra ảnh tổ hợp màu với độ phân giải cao hơn.
Hiện nay, ảnh Landsat có nhiều thế hệ với số lượng kênh phổ và độ
phân giải khác nhau. Tuy nhiên, thế hệ ảnh Landsat TM thu từ vệ tinh
Landsat - 4, 5 và ảnh Landsat ETM+ được thu từ vệ tinh Landsat - 7 được sử
dụng phổ biến nhất. Ảnh Landsat TM gồm có 7 kênh. Trong đó 6 kênh phổ
nằm trên dải sóng nhìn thấy và hồng ngoại với độ phân giải không gian 30m x
30m và một dải phổ hồng ngoại nhiệt ở kênh 6, độ phân giải 120m x 120m để
đo nhiệt độ bề mặt. Đặc tính của các kênh phổ ảnh Landsat TM được thể hiện
trong bảng 1.1.


24


Bảng 1.1 Một số thông số các kênh phổ ảnh Landsat TM
Kênh

Bước sóng
(µm)

Tên gọi phổ

Độ phân giải
không gian (m)

Lưu trữ
(bit)

TM1

0.45 - 0.52

Xanh lam

30

8

TM2


0.52 - 0.60

Xanh lục

30

8

TM3

0.63 - 0.69

Đỏ

30

8

TM4

0.76 - 0.90

Cận hồng ngoại

30

8

TM5


1.55 - 1.75

Giữa hồng ngoại

30

8

TM6

10.4 - 12.5

Hồng ngoại nhiệt

120

8

TM7

2.08 - 2.35

Giữa hồng ngoại

30

8

Ảnh Landsat ETM+ bao gồm 8 kênh phổ ở các bước sóng giống ảnh
Landsat TM. Điều khác biệt là ở Landsat ETM+, kênh hồng ngoại nhiệt có độ

phân giải cao hơn (60m) và có thêm kênh toàn sắc với độ phân giải không
gian là 15m. Đặc tính các kênh phổ của ảnh Landsat ETM+ được thể hiện
trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Thông số các kênh phổ của ảnh Landsat ETM+ và ảnh Landsat-7

Kênh

Bước sóng
(µm)

Tên gọi phổ

Độ phân giải
không gian (m)

Lưu Trữ
(bit)

ETM+1

0.45 - 0.52

Xanh lam

30

8

ETM+2


0.52 - 0.60

Xanh lục

30

8

ETM+3

0.63 - 0.69

Đỏ

30

8

25


×