Tải bản đầy đủ (.pptx) (10 trang)

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN CATA cấp TÍNH ( THÚ Y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.52 KB, 10 trang )


BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN CATA CẤP TÍNH (Bronchitis catarrhalis
acuta)
1. Đặc Điểm
2. Nguyên nhân
3.Cơ chế sinh bệnh
4.Triệu chứng
5.Tiên lượng
6. Chẩn đoán
7. Điều trị


1. Đặc Điểm
• Quá trình viêm có thể xảy ra trên bề mặt niêm mạc hay dưới niêm mạc
của phế quản.
• Khi viêm làm cho niêm mạc phế quản bị sung huyết, tiết dịch ® niêm
mạc rất mẫn cảm. Do
• vậy gia súc ho nhiều. Dịch viêm đọng lại ở lòng phế quản, làm cho lòng
phế quản hẹp. Do vậy, gia súc có hiện tượng khó thở.
• Tuỳ theo vị trí viêm mà có tên gọi:
• Viêm phế quản lớn.
• Viêm phế quản nhỏ.
• Bệnh xảy ra nhiều vào thời kỳ giá rét. Gia súc non và gia súc già hay
mắc.


2. Nguyên nhân


a. Nguyên nhân nguyên phát




Do gia súc bị nhiễm lạnh.



Do chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc kém.



Do gia súc hít phải một số khí độc (H2S, NH3, khói, khí Clo).



Do niêm mạc phế quản bị tổn thương cơ giới (khi cho gia súc uống thuốc để thuốc chảy



vào phế quản).



Do gia súc bị thiếu vitamin A.



Tất cả các nguyên nhân trên làm giảm sức đề kháng của cơ thể và làm cho niêm mạc phế




quản dễ bị tổn thương. Từ đó vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào, hoặc những vi khuẩn đã cư trú sẵn trong hầu, họng có cơ hội phát
triển và gây viêm.



b. Nguyên nhân kế phát



Do kí sinh trùng kí sinh ở phổi (giun phổi), hoặc do ấu trùng giun đũa di hành gây tổn



thương niêm mạc phế quản, dễ dẫn đến bội nhiễm và viêm.



Do kế phát từ một số bệnh: bệnh cúm, viêm hạch truyền nhiễm, lao, tụ huyết trùng,...



Do viêm lan từ một số khí quan bên cạnh (viêm thanh quản, viêm họng,...).


3.Cơ chế sinh bệnh
• Những kích thích bệnh lý thông qua hệ thần kinh trung ương, tác động vào hệ thống nội thụ cảm
của đường hô hấp, làm rối loạn tuần hoàn vách phế quản, dẫn đến. xung huyết niêm mạc và viêm.
Niêm mạc phế quản có thể viêm cục bộ hoặc viêm tràn lan Dịch viêm tiết ra nhiều (bao gồm hồng
cầu, tế bào thường bì) đọng lại ở vách phế quản, kết hợp với phản ứng viêm thường xuyên kích
thích niêm mạc phế quản. Do vậy trên lâm sàng gia súc có hiện tượng ho và chảy nước mũi nhiều.

• Những sản vật độc được sinh ra trong quá trình viêm kết hợp với độc tố của vi khuẩn thấm vào
máu gây rối lọan điều hòa thân nhiệt® con vật sốt.
• Mặt khác, một số dịch viêm đọng lại ở vách phế quản còn gây nên hiện tượng xẹp phế nang, hoặc
gây nên viêm phổi dẫn đến làm cho bệnh trở nên trầm trọng thêm


4.Triệu chứng
• Nếu viêm phế quản lớn
• Ho là triệu chứng chủ yếu: Thời kì đầu con vật ho khan, tiếng ho ngắn, có cảm giác đau.
• Sau 3-4 ngày mắc bệnh tiếng ho ướt và kéo dài (ho kéo dài từng
• cơn).
• Nước mũi chảy nhiều: Lúc đầu nước mũi trong về sau đặc
• dần và có màu vàng, thường dính vào hai bên mé mũi
• Nghe phổi: Thời kì đầu âm phế nang tăng. Sau 2-3 ngày
• mắc bệnh, xuất hiện âm ran (lúc đầu ran khô, và sau ran ướt).
• Kiểm tra đờm thấy có tế bào thượng bì, hồng cầu, bạch cầu.
• Con vật không sốt hoặc sốt nhẹ, nếu sốt trong một ngày lên xuống không theo quy luật.
• Tần số hô hấp không tăng.


b. Nếu viêm phế quản nhỏ


Con vật sốt (nhiệt độ cao hơn bình thường 1-20C).



Tần số hô hấp thay đổi: Con vật thở nhanh và khó, có trường hợp con vật phải thóp bụng và lỗ mũi
mở to để thở, hoặc phải há mồm ra để thở.




Nếu có hiện tượng khí phế thì sự trở ngại hô hấp càng lớn ® kiểm tra niêm mạc mắt thấy niêm mạc
tím bầm, mạch nhanh và yếu



Ho khan, tiếng ho yếu và ngắn, sau khi ho con vật thở khó và mệt.



Nước mũi không có hoặc ít, nước mũi đặc.



Nghe phổi có thấy âm ran ướt, đôi khi nghe thấy



âm vò tóc. Ở những nơi phế quản bị tắc thì không nghe thấy âm phế nang. Những vùng xung
quanh nó lại nghe thấy âm phế nang tăng.



Nếu có hiện tượng viêm lan sang phổi, gia súc có triệu chứng của bệnh phế quản phế viêm.



Gõ vùng phổi: Nếu có hiện tượng khí phế thì âm gõ có âm bùng hơi và vùng gõ của phổi lùi về phía
sau.



5.Tiên lượng
• Đối với viêm phế quản lớn tiên lượng tốt. Nếu
chữa kịp thời và chăm sóc nuôi dưỡng tốt
• thì sau 3-4 ngày điều trị gia súc khỏi bệnh.
• Đối với viêm phế quản nhỏ thì mức độ bệnh
nặng hơn. Nếu điều trị không kịp thời, gia
• súc sẽ chết hoặc chuyển sang viêm mạn hay
kế phát sang bệnh phế quản phế viêm.


6. Chẩn đoán
• Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng điển hình như: gia súc ho nhiều, ho cÓ cảm giác đau,
• chảy nhiều nước mũi, nước mũi màu vàng hay xanh, nghe phổi xuất hiện âm ran, X quang
• thấy rốn phổi đậm.
• Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác ở đường hô hấp:
• Bệnh phế quản phế viêm: Con vật sốt cao và sốt có quy luật (sốt lên xuống theo hình
• sin). Vùng gõ của phổi có nhiều vùng âm đục phân tán, gia súc kém ăn hoặc bỏ ăn hoặc, X
quang vùng phổi thấy có âm mờ rải rác.
• Bệnh phổi xuất huyết: Bệnh phát triển nhanh, nước mũi lỏng và có màu đỏ, ho ít, nghe
• phổi cũng có âm ran. Gia súc thở khó đột ngột
• Bệnh phù phổi: Bệnh cũng phát triển nhanh, nước mũi lỏng và có lẫn bọt trắng, nghe
• phổi cũng có âm ran, gia súc khó thở đột ngột


.7. Điều trị
• a. Hộ lý
• Giữ ấm cho gia súc, chuồng trại sạch sẽ và thoáng khí, kín gió về mùa đông.
• Không cho gia súc ăn thức ăn bột khô.

• Cho gia súc ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá.
• Dùng dầu nóng xoa hai bên ngực.
• b. Dùng thuốc điều trị
• Dùng thuốc giảm ho và long đờm (dùng 1 trong các thuốc sau)
• Thuốc Đại gia súc (g) Tiểu gia súc (g) Lợn (g) Chó (g)
• Chlorua amon 8-10 5-8 1-2 0,5-1
• Natricarbonat 8-10 5-8 1-2 0,5-1
• Codein - phosphat 10-15 5-10 1-2 0,03-0,05
• Hoà với nước sạch cho uống ngày 1 lần
• Nếu gia súc sốt cao, dùng kháng sinh
• Dùng thuốc trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng: (Cafeinnatribenzoat 20%; vitaminB1; vitamin C).



×