Tải bản đầy đủ (.pptx) (43 trang)

sua BÀI THUYẾT TRÌNH THÚ Y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.3 KB, 43 trang )

SỮA VÀ VẮT SỮA
NGUYỄN MINH QUÂN
THÁI VƯƠNG KHÔI NGUYÊN
NGUYỄN NHẬT MINH



• Sữa là sản phẩm tiết của tuyến vú, là thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, dễ tiêu hóa hấp thu, rất cần thiết cho gia súc non
đang bú sữa và là loại thực phẩm có giá trị đối với con người.
Thành phần của sữa luôn thay đổi tuỳ thuộc vào giai đoạn tiết
sữa, giống gia súc, chế độ dinh dưỡng, tuổi, khí hậu... xét về
giá trị dinh dưỡng của sữa người ta phân ra hai loại sữa là sữa
đầu và sữa thường.


SỮA
• Sữa bò ở nhiệt độ thường có dạng lỏng, màu trắng ngà (hơi vàng, do màu của mỡ sữa và caroten trong sữa) ngửi
có mùi thơm, nếm có vò ngọt. Nhiệt độ đóng băng của sữa từ âm 0.550 C tới âm 0.530 C. Sữa nặng hơn nước một
chút, tỷ trọng từ 1.028 đến 1.033 ở 150 C hay 200 C. Sữa gồm những thành phần có thể nhìn thấy và không nhìn
thấy. Ngoài nước, sữa gồm những chất như: mỡ; protein; enzym; đường lactose; vitamin; khoáng; bạch cầu; vi
khuẩn. Thành phần của sữa không ổn đònh mà có sự khác nhau lớn giữa sữa đầu và sữa thường, giữa các giai đoạn
của chu kỳ sữa (đầu chu kì hay cuối chu kì), giữa các lần vắt sữa (sáng hay chiều), giữa các giống bò (bò Hà Lan,
bò Zebu, bò ta..) và các yếu tố khác như thức ăn, sức khoẻ gia súc… cũng ảnh hưởng đến thành phần của sữa.
Trung bình sữa bò lai Hà Lan có tổng vật chất khô không mỡ là 9%, mỡ 3,7%, nước 87,3%. Sửa loại thực phẩm vô
cùng qúy giá đối với sức khỏe con người


• Sữa sau khi được hình thành nó tích đầy trong bao tuyến và ống dẫn
sữa, dưới tác động kích thích của động tác bú sữa hoặc vắt sữa làm
giải phóng oxytocin của thuỳ sau tuyến yên, hormone này có tác


dụng co bóp cơ trơn ống dẫn sữa để đẩy sữa vào bể sữa,
• áp lực trong bể sữa tăng lên tới khi nào vượt quá sự chịu đựng của
cơ vòng đầu vú thì sữa được thải ra ngoài.
• Lúc đầu những động tác chuẩn bị vắt sữa như xoa bóp bầu vú, rửa
đầu vú hay động tác thúc vào bầu vú của con trước khi bú đã gây
hưng phấn thần kinh giao cảm làm giãn cơ trơn bể sữa, nhưng sau
đó sữa ồ ạt chuyển từ ống dẫn sữa về, làm cho áp lực trong bể sữa
tăng nhanh chóng. Yếu tố áp lực cao đã kích thích cơ vòng đầu vú
mở và làm hưng phấn thần kinh phó giao cảm gây co cơ trơn thành
bể sữa để sữa tiết ra ngoài, trong suốt thời gian tiết sữa áp lực trong
bể sữa duy t rì mức cao (35 -50mmHg).


• Sữa vắt lúc đầu tiên là sữa trong bể sữa, ở bò lượng sữa
tiết trong bể sữa chiếm 1/3 -1/2 lượng sữa tiết ra và có tỷ
lệ mỡ thấp. Sữa trong bao tuyến và ống dẫn sữa thải về
sau, do phản xạ nên gọi là "sữa phản xạ" hoặc sữa bao
tuyến chiếm 1/2 - 2/3 tổng lượng sữa tiết ra và có tỷ lệ mỡ
cao. Sữa phản xạ bao gồm cả lượng sản được hình thành
tức thời trong quá trình vắt sữa. Kỹ thuật vắt sữa hợp lý sẽ
khai thác được tối đa lượng sữa phản xạ do đó nâng cao
được sản lượng sữa.


• Quá trình bài tiết sữa cũng chịu sự điều hòa của cơ chế thần kinh thể dịch.
Động tác bú hoặc vắt sữa làm hưng phấn thụ quan nhận cảm ở vú, xung
động thần kinh truyền vào rễ lưng và rễ bên tuỷ sống, rồi truyền qua hành
tuỷ, từ đây xung động gửi tiếp lên vùng dưới đồi và vỏ não. Ở tuỷ sống vùng
hông, xung động truyền ra theo dây giao cảm tới tuyến vú. Từ vùng dưới
đồi xung động gây kích thích thuỳ sau tuyến yên tiết oxytocin để gây co bóp

mãnh liệt cơ trơn bể sữa để thải sữa ra ngoài.
• Phản xạ bài tiết sữa còn chịu ảnh hưởng của vỏ não do vậy những kích thích
của
• môi trường bên ngoài thông qua các giác quan như thị giác, thính giác... trở
thành các tác nhân tín hiệu, hình thành các phản xạ có điều kiện, thúc đẩy
hoặc ức chế sự thải sữa. Địa điểm vắt, thờ i gian vắt sữa... đều có ảnh
hưởng tới quá trình bài tiết sữa.
• Những kích thích lạ, dụng cụ vắt sữa lạ, sự ồn ào... đều gây ức chế phản xạ
thải sữa.


• Muốn vắt sữa đạt năng suất cao, cần vắt sữa
đúng kỹ thuật, phù hợp với hoạt động tiết sữa
của gia súc


• Những người vắt sữa giỏi có thể vắt được một
lượng nhiều hơn so với máy vắt sữa. Ta biết rằng
thời gian duy trì phản xạ xuống sữa của bò là có
giới hạn. Chỉ có những người vắt sữa giỏi mới vắt
hết sữa trong bầu vú trước khi phản xạ xuống sữa
dừng lại. Vì vậy trong phương pháp vắt sữa bò
bằng tay, chính người vắt sữa là yếu tố hạn chế
trong việc lấy sữa ra khỏi bầu vú chứ không phải
là bò.


Trước khi vắt sữa:
• Chuẩn bò đòa điểm vắt sữa: Đòa điểm vắt sữa phải cố đònh, sạch sẽ và yên tónh.
• Chuẩn bò dụng cụ: Có nhiều dụng cụ khác nhau: • Dụng cụ đựng sữa, dụng cụ góp sữa và

dụng cụ lọc sữa... Các dụng cụ này phải làm bằng vật liệu không chứa các chất độc như
kim loại nặng, hóa chất độc... vì sữa có khả năng hấp thu các kim loại nặng và một số hóa
chất độc rất mạnh. Tốt nhất nên dùng các dụng cụ làm bằng nhôm thuần, sắt tráng men
hoặc nhựa trung tính. Các dụng cụ này cần rửa sạch sẽ và vô trùng (tráng qua nước sôi)
trước khi sử dụng. • Khăn lau sạch, dây buộc chân, buộc đuôi (dây buộc chân dùng sợi dây
mềm, to bản). • Nước ấm để luyện năng bầu vú. • Ghế ngồi cho người vắt sữa. Nếu vắt sữa
bằng máy thì phải vê sinh, chuẩn bò kiểm tra máy móc, kiểm tra các thông số kỹ thuật của
máy. • Chuẩn bò các dụng cụ khác để xác đònh khối lượng sữa, lấy mẫu phân tích...



Chuẩn bò người vắt sữa:
• • Người vắt sữa phải có tính bình tónh, nhẹ
nhàng, không bò mắc các bệnh truyền nhiễm.
• Người vắt sữa phải rửa tay sạch sẽ bằng xà
phòng và lau khô bằng khăn sạch trước khi
vắt sữa. • Khi bắt đầu vắt sữa, người vắt sữa
phải hoàn toàn tập trung vào công việc của
mình. Tuyệt đối không được dừng việc vắt
sữa lại vì lý do cá nhân. • Tác phong, màu
sắc quần áo phải ổn đònh, không thay đổi.


Chuẩn bò bò
• • Bò được đưa vào vắt sữa phải là những bò bình thường.
Nếu thấy bò có những biểu hiện bất thường về sức khỏe,
thần kinh thì dừng lại. • Tắm chải sạch sẽ cho bò nhất là
phần sau và bầu vú. • Dùng khăn sạch nhúng vào nước
ấm 40- 42 0C rửa sạch bầu vú sau đó lau khô bằng một
khăn sạch. Nhúng các đầu núm vú vào cồn iode 2-4%

nhằm tránh những vi sinh vật có trên da bầu vú xâm nhập
vào sữa và kích thích bò tiết hormone oxytocin. Công việc
này làm nhanh trong vòng 1 phút.


• - Xoa bóp bầu vú: Trước khi vắt sữa người ta thường lau rửa, xoa bóp nhẹ nhàng bầu
vú để kích thích làm hưng phấn thụ quan nhận cảm áp lực, nhiệt độ bầu vú để từ đó
dấy lên phản xạ bài tiết sữa. Khi xoa bóp làm tăng co bóp cơ trơn ống dẫn sữa một
cách phản xạ để chuyển sữa xuống bể sữa. Xoa bóp phải đúng kỹ thuật và thời gian
thoả đáng thì sẽ làm cho 70 - 90% sữa bao tuyến đi vào bể sữa. Nếu không xoa bóp
hoặc xoa bóp không đúng thì chỉ có 10 - 25% sữa bao tuyến chuyển tới bể sữa. Thời
gian xoa bóp cũng không nên kéo dài vì áp lực đầu vũ sẽ giảm xuống nhanh chóng, ức
chế phản xạ thải sữa. Nhiệt độ nước rửa bầu vú cũng vừa phải, không dùng nước quá
ấm cũng sẽ gây ức chế phản xạ bài tiết sữa.


Khi vắt sữa
• Trước khi vắt sữa vào xô phải loại bỏ các tia sữa đầu ra ngoài một chiếc khay màu sẫm
nhằm để: • Quan sát trạng thái của sữa, kiểm tra màu sắc, mùi vò và xem sữa có bò vón
không. • Loại bỏ những phần sữa bò ô nhiễm nặng ra ngoài. Sau đó vắt sữa vào xô. Nếu
la ø vắt sữa bằng máy thì sau khi kiểm tra các tia sữa đầu xong, lắp các cốc vắt sữa vào
các núm vú và vận hành máy. Chú ý: • Trong quá trình vắt sữa phải thường xuyên thay
đổi vú vắt. Thường vú phía trước được vắt trước sau đó vắt vú phía sau. Có thể vắt hết
núm vú này mới sang núm vú khác, không nhất thiết phải vắt cùng lúc 2 núm vú. • Cố
gắng vắt kiệt sữa để tăng tỷ lệ mỡ sữa và giảm nguy cơ viêm vú, kích thích khả năng
tạo sữa cho lần sau.


• - Tốc độ vắt sữa: Phải phù hợp với tần số phản xạ tiết sữa, tần
số vắt thích hợp là 132 1ần/phút. Nếu tần số chậm thì phản xạ

bài tiết sữa dễ bị ngừng lại sớm. Tần số vắt quá
• nhanh gây ức chế thải sữa.
• - Phương thức vắt sữa: Vắt sữa bằng máy vắt sữa, đồng thời vắt
bốn vú một lúc (trâu, bò) là phù hợp với phản xạ thải sữa, vì sự
điều hòa thần kinh thể dịch với phản xạ thải sữa là đồng thời
cho toàn bộ bầu vú. Nếu vắt bằng tay thì áp dụng phương thức
vắt luân phiên đôi vú trước rồi đến đôi vú sau hoặc trước sau
vát chéo. Không áp dụng phương thức vắt luân phiên phải trái
cùng bên. Phải vắt kiệt để kích thích tiếp phản xạ tiết sữa vào bể
sữa, nếu vắt không kiệt sẽ làm giảm phản xạ tiết sữa


• - Số lần vắt trong ngày: Thường thì người ta áp dụng vắt hai
lần một ngày là hợp lý
• đối với bò sữa. Đối với bò sữa cao sản thì có thể hơn. Căn cứ
để vắt sữa là khi thấy bầu vú căng vừa phải.
• Quy trình kỹ thuật: Phản xạ thải sữa chịu ảnh hưởng điều
hòa của vỏ não, nên dễ thành lập phản xạ có điều kiện thải
sữa, do vậy cần đề ra và thực hiện nghiêm ngặt quy trình vắt
sữa như thời gian ăn, nghỉ ngơi, vận động. Nơi vắt sữa và
người vắt sữa cũng cần cố định. Tránh những kích thích lạ khi
vắt sữa.



Sau khi vắt sữa
• • Vệ sinh lại bầu vú bò. Nhúng đầu vú bò vào
dung dòch thuốc sát trùng và cho bò ăn cỏ non để
bò không nằm sau khi vắt sữa như vậy vi sinh vật
không xâm nhập vào vú khi lỗ núm vú chưa đóng

kòp. • Rửa sạch sẽ toàn bộ các dụng cụ chứa sữa
và góp sữa, lau khô phơi dưới nắng mặt trời sau đó
cất vào nơi khô ráo. • Nếu vắt sữa bằng máy phải
vệ sinh máy vắt sữa để loại bỏ phần sữa còn lại
trong máy bằng chất tẩy rửa thích hợp.


Các phương pháp vắt sữa bằng tay?
• Tư thế ngồi thường sử dụng khi vắt sữa bằng
tay là:
• - Ngồi bên phải bò trên một ghế thấp.
• - Sô vắt sữa để ngay dưới đất.
• - Mặt hướng về bầu vú dùng hai tay vắt
• . - Lưng cong hoặc thẳng tùy từng người.
• Có các phương pháp vắt sữa bằng tay sau:


Vắt vuốt
• : Là kiểu vắt sữa bằng cách kẹp núm vú vào
giữa hai ngón tay cái và ngón tay trỏ vuốt
xuống phía dưới, đẩy sữa dọc theo chiều
núm vú cho đến khi ra khỏi bầu vú. Phương
pháp này ít nặng nhọc cho người vắt sữa
nhưng nguy hiểm cho bò. Gây thay đổi núm
vú và thường làm rách hoặc viêm vu




Vắt sữa bằng cách kéo núm vú:

• Nghóa là núm vú được giữ giữa đốt đầu tiên
gấp lại của ngón tay cái và các ngón khác,
bóp mạnh trong khi kéo trượt ngón cái về
phía dưới để đẩy sữa ra ngoài. Đây cũng là
một phương pháp vắt sữa không tốt, gây rách
và viêm các mô của núm vú.



Vắt nắm
• : Là phương pháp vắt sữa tốt, các thao tác được chia ra ba thì
• 1. Nắm núm vú bằng bàn tay hé mở trong khi giữ chặt ngón tay cái và ngón trỏ ở phía trên
núm vú, không cho sữa ngược trở lên.
• 2. Lần lượt co các ngón để dồn sữa đến lỗ núm vú và ra khỏi bầu vú.
• 3. Mở bàn tay ra cho sữa xuống núm vú cho lần vắt sữa tiếp theo. Thường trong suốt quá
trình vắt sữa người ta sử dụng phương pháp vắt nắm, phương pháp vắt vuốt chỉ sử dụng ở giai
đoạn cuối để vắt kiệt.
• Ở các nước chăn nuôi bò sữa tiến bộ đa số thực hiện vắt nắm cả 5 ngón tay.
• Ưu điểm của cách này là thao tác nhanh, cử động đều các ngón tay, sữa thải nhòp nhàng và
người vắt nắm tốt có thể vắt trên 80-90 lần/phút (một phút có thể vắt 2 lít sữa).


×