Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tài liệu thi tài chính quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.94 KB, 16 trang )

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


1. Toàn cầu hóa và hành vi vủa công ty đa quốc gia
1.1. Rủi ro rỷ giá
- Các công ty đa quốc gia tiếp cận thị trường quốc tế , điều mà họ quan tâm

nhất là tỷ giá , đặc biệt là ở các quốc gia có thị trường tài chính chưa phát
triển những công cụ phòng ngừa đủ mạnh .
o Nguyên nhân nào giải thích cho sự biến động trong cấu hình tỷ giá
toàn cầu
 Vị thế tài chính của Mỹ : quốc gia nào mà các nhà đầu tư Mỹ
sở hữu nhiều danh mục đầu tư đều có đồng nội tệ sụt giá
mạnh so với USD. Khi khủng hoảng nổ ra , lập tức các NĐT
Mỹ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn hoặc tăng tính thanh khoản
cho việc trả nợ
 Quy mô dự trữ ngoại hối quốc gia
 Quy mô vị thế tài khoản vãng lai của các quốc gia
1.2. Rủi ro chính trị :
- Những thay đổi ngoài dự kiến của các công ty đa quốc gia do nước chủ nhà
sử dụng quyền lực của mình để thay đổi luật chơi hai bên cùng thắng (thay
đổi luật thuế , qui định về tỉ lệ NĐT nước ngoài nắm quyền sở hữu , phong
tỏa tạm thời dòng vốn mà các công ty đa quốc gia dự định chuyển về
nước ,..)
1.3. Bất hoàn hảo của thị trường :
- Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch
- Thông tin công bố không đúng mức
1.4. Cơ hội đầu tư ở các nước đang phát triển
- Ngày càng nhiều nhưng không dễ tiếp cận như trước đây do cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu làm các quốc gia đang phát triển e dè hơn trong
việc mở của thị trường tài chính


2. Chu chuyển vốn quốc tế
2.1. Cán cân thanh toán quốc tế
- Cán cân thanh toán quốc tế là công cụ thống kê dùng để đo lường các giao

dịch kinh tế quốc tế giữa cư dân trong nước và người dân nước ngoài
o Đối với nhà hoạch định chính sách : dùng để đánh giá năng lực cạnh
tranh của các nhà sản xuất trong nước , thiết lập các chính sách tỷ
giá hối đoái , chính sách tiền tệ cũng như tài khóa để thực hiện
những mục tiêu kinh tế vĩ mô khác
o Đối với NĐT : theo dõi tình hình tăng trưởng và sức khỏe mậu dịch
quốc gia
 Thước đo tổng quát sức khỏe của nền kinh tế
- Các khoản mục của CCTT có thể thâm hụt hoặc thặng dư nhưng cán cân
thanh toán luôn cân bằng
- CCTT có thể coi như một báo cáo chu chuyển tiền tệ dòng tiền ra vào một
quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể


2.2. Cấu trúc CCTT
- Tài khoản vãng lai
o Cán cân mậu dịch : đo lường giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa
o Cán cân dịch vụ : đo lường giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ
o Thu nhập : thu nhập từ các hoạt động đầu tư nước ngoài hoặc lương

-

thưởng của NLĐ chuyển về nước
o Chuyển giao vãng lai : ghi nhận các khoản thanh toán phát sinh liên
quan đến việc thay đổi quyền sở hữu tài sản nào đó (viện trợ , quà
tặng, kiều hối…)

Tài khoản vốn / Tài Chính
o Đầu tư trực tiếp FDI
o Đầu tư gián tiếp FII (đầu tư danh mục)
o Đầu tư khác
o Vay trung và dài hạn

2.3. Các yếu tố tác động đến cán cân thanh toán
2.3.1. Các yếu tố tác động tài khoản vãng lai
- Lạm phát
o Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn so với các

-

-

-

nước khác thì tài khoản vãng lai sẽ giảm do hàng trong nước
mắc tương đối hơn so với các nước khác => nhập khẩu tăng ,
xuất khẩu giảm
Thu nhập quốc dân
o Nếu mức thu nhập của 1 quốc gia tăng với 1 tỷ lệ cao hơn các
nước khác thì tài khoản vãng lai sẽ sụt giảm do mức thu nhập
tăng dẫn đến mức cầu tăng hàng hóa nước ngoài
Tỷ giá
o Tỷ giá tăng => đồng tiền mất giá => xuất khẩu tăng , nhập
khẩu giảm
Các biện pháp hạn chế của chính phủ
o Thuế , hạn ngạch
o Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

o Trợ cấp xuất khẩu

2.3.2. Các yếu tố tác động đến tài khoản tài chính
o Dân số
o Dân số trẻ cần nhiều vốn hơn
o Biến động tỷ giá
o Nếu nội tệ của 1 nước được dự kiến mạnh lên => thu hút vốn

đầu tư để hưởng lợi từ biến động tiền tệ
o Nước nội tệ giảm giá , TK vốn có thể sụt giảm ngay cả khi
LS hấp dẫn
o Kiểm soát vốn
o Kiểm soát vốn trưc tiếp
• Các biện pháp ngăn cấm , hạn chế các giao dịch vốn
=> tác đông lên số lượng các giao dịch


o Kiếm sót vốn gián tiếp
• Dựa trên cơ sở thị trường , tác động lên chi phí , giá cả

-

và qui mô các giao dịch vốn và giảm số lượng giao
dịch vốn
o Mục đích kiểm soát vốn
• Kiểm soát luồng vốn ra :
 Ngăn ngừa dòng vốn chảy ra nước ngoài tìm
kiếm lợi nhuận cao hơn , làm giảm đầu tư trong
nước
 Điều chỉnh thâm hụt cán cân thanh toán

 Kiểm soát tỉ giá , lãi suất và lạm phát
 Bảo vệ các định chế tài chính trong nước
• Kiểm soát luồng vốn vào
 Điều chỉnh thặng dư cán cân thanh toán
 Ngăn ngừa những bất ổn tiềm tàng từ dòng vốn
vào
 Ngăn ngừa các bất ổn tài chính
 Ngăn ngừa sự định giá cao đồng nội tệ
 Hạn chế sở hữu nước ngoài đối với tài sản
trong nước
 Bảo vệ các định chế tài chính trong nước
o Hiệu quả của kiểm soát vốn : hiệu quả của kiểm soát vốn thể
hiện trên tác động của chúng lên dòng vốn và những mục tiêu
chính sách như ổn định tỉ giá , chính sách tiền tệ tự chủ hơn ,
giữ vững sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô trong nước
o Giá phải trả của kiểm soát vốn
• Tốn chi phí tài chính
• Làm chậm tiến trình hội nhập của một quốc gia
• Làm tăng nhận thức xấu về thị trường , làm một quốc
gia khó tiếp cận được thị trường vốn quốc tế
• Làm giảm các giao dịch trên TK vốn và TK vãng lai
Cán cân mậu dịch = Tiết kiệm tư nhân ròng – Thâm hụt ngân sách
(
X-M = (S-I) – (G-T)
)
 Một quốc gia bị thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến thâm hụt mậu
dịch trừ phi khu vực tư nhân sẵn lòng gia tăng tiết kiệm và cho
chính phủ vay khoản tiết kiệm đó

3. Arbitrage quốc tế và Lý thuyết ngang giá lãi suất

3.1. Hoạt động Arbitrage quốc tế
- Hoạt động Arbitage có thể hiểu như là việc kiếm lời dựa trên sự khác biệt

-

của giá niêm yết . Hầu hết các trường hợp người kinh doanh không gặp rủi
ro kinh doanh và không bị cột chặt vốn vào hoạt động của mình
Sau khi hoạt động Arbitrage xảy ra , thị trường sẽ điều chỉnh => Arbitrage
làm cho thị trường hiệu quả hơn
3 hình thức Arbitrage
o Arbitrage địa phương


o Arbitrage 3 bên
o CIA
3.1.1. Arbitrage địa phương

Sự chênh lệch tỷ giá trực tiếp
Ngân hàng A Ngân hàng B
$1,60
$1,61
$1,61
$1,62

Giá mua
Giá bán
3.1.2. Arbitrage 3 bên
Xảy ra khi có sự khác biệt giữa tỷ giá chéo niêm yết và tỷ giá chéo thích
hợp (tỷ giá chéo gián tiếp)
GBP/USD

USD/VND
GBP/VND

Giá mua
$1.95
17,500
36,900

Giá bán
$2.00
18,000
37,200

B1 : Tính tỷ giá chéo gián tiếp

Lưu ý cách tính tỷ giá chéo :
Nếu sử dụng công thức nhân như trên thì
o Tỷ giá mua chéo = tỷ giá mua x tỷ giá mua
o Tỷ giá bán chéo = tỷ giá bán x tỷ giá bán
o Nếu sử dụng công thức chia
 Tỷ giá mua chéo = tỷ giá mua / tỷ giá bán
 Tỷ giá bán chéo = tỷ giá bán / tỷ giá mua
 Đảm bảo tỷ giá mua là số nhỏ nhất , tỷ giá bán là số lớn nhất


Lưu ý cách niêm yết : GBP/USD : USD là nội tệ , GBP là ngoại
tệ => xác định giao dịch là mua hay bán
Giá mua = 1.95 x 17.500 = 34,125 VND
Giá bán = 2.00 x 18000 = 36,000 VND
Như vậy tỷ giá chéo niêm yết > tỷ giá chéo thích hợp => có cơ

hội Arbitrage
B2 : Thực hiện Arbitrage , giả sử có 1000$
VND đang bị định giá thấp so với GBP => mua GBP sau đó
chuyển sang VND và cuối cùng là USD
1000 USD sẽ mua được 500 GBP theo giá chào bán 2$
Sau đó 500 GBP sẽ mua được 500 x 36,900 = 1,845,000VND


Cuối cùng qui đổi ra USD ta có 184500 / 18000 = 1025$
Chúng ta kiếm được 25$ với TSSL là 2,5%
B3 : Phân tích sự thay đổi của thị trường
Những người tham gia sử dụng USD mua GBP => NH tăng giá
chào bán GBP (mua được ít GBP hơn)
Những người sử dụng GBP mua VND => VND tăng giá , NH
giảm giá hỏi mua VND tính theo bảng Anh (đổi được ít VND
hơn)
Những người sử dụng VND để mua USD => NH tăng giá bán
USD (đổi được ít USD hơn)
 Đưa tỷ giá trở về cân bằng
3.1.3. Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa CIA

Là hoạt động đầu tư ra nước ngoài để hưởng chênh lệch lãi suất nhưng
có phòng ngừa rủi ro tỉ giá thông qua hợp đồng kì hạn
Ví dụ : LS Singapore đang cao hơn VN nên các NĐT muốn đầu tư sang
nước này . Các NĐT sẽ chuyển VND đang đô la Sing và tạo một tài
khoản tiền gửi có kì hạn (giả sử 90 ngày) tại Sing theo tỉ giá giao ngay .
Đồng thời thực hiện một hợp đồng kì hạn với tỷ giá kì hạn 90 ngày . Sau
90 ngày các NĐT VN sẽ được thanh toán bằng đô la Sing , sau đó
chuyển đổi về VNĐ theo tỷ giá kì hạn
Điều chỉnh do kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa

Dùng VND mua đô la Sing trên thị trường giao ngay : làm tăng tỷ
giá giao ngay của đô la Sing (có nghĩa là giảm tỷ giá giao ngay của
VND)
- Thực hiện hợp đồng kỳ hạn để bán đô la Sing => làm giảm tỷ giá kì
hạn của đô la Sing
- Tiền từ VN đi đầu tư sang Singapore => tạo áp lực tăng lãi suất trong
nước và giảm LS ở Singapore
 Thị trường điều chỉnh làm cơ hội kinh doanh CIA không còn nữa
-

3.2. Lý thuyết ngang giá lãi suất IRP

Tại thời điểm các lực thị trường làm cho lãi suất và tỉ giá không tạo ra cơ hội
kinh doanh CIA thì thế cân bằng này được gọi là ngang giá lãi suất
Trong sự cân bằng này , sự khác biệt giữa tỉ giá kì hạn và tỉ giá giao ngay được
bù trừ bởi chênh lệch lãi suất giữa hai nước
-

Tỷ giá kì hạn > tỷ giá giao ngay : phần bù từ tỉ giá kì hạn
Tỷ giá kì hạn < tỷ giá giao ngay : phần chiết khấu từ tỉ giá kì hạn

Mối quan hệ giữa phần bù (chiết khấu) của tỉ giá và lãi suất được thể hiện như
sau :


rf = (1+if)(1+p) – 1
Trong đó : : phần bù (chiết khấu) từ tỉ giá kì hạn
o
o
o

o

rf : TSSL từ CIA
Fn : tỷ giá kì hạn của ngoại tệ
Sn : tỷ giá giao ngay của ngoại tệ
if : LS tiền gửi ở nước ngoài

gọi ih là lãi suất trong nước , nếu tồn tại IRP thì
rf = ih  p= ih - if (phần bù kì hạn bằng chênh lệch LS trong và ngoài
nước)
IRP giải thích không phải lúc nào dòng vốn cũng chảy từ nơi có LS thấp sang
nơi có LS cao
 Nếu IRP tồn tại , NĐT không thể sử dụng hình thức CIA để đạt được 1

TSSL cao hơn TSSL mà họ nhận được trong nước
 Nếu IRP không tồn tại : CIA khả thi
o CIA nội tệ : dòng tiền từ nước ngoài gửi vào trong nước (khi p< ih

-if)
o CIA ngoại tệ : dòng tiền gửi ra nước ngoài (khi p> ih -if )
3.3. Ngang giá lãi suất không phòng ngừa UIP – Hiệu ứng Fisher quốc tế

rf = (1+if)(1+ef) – 1
ef : giá trị tăng lên hay giảm xuống của đồng nội tệ
ví dụ : USD/VND = 20,000 tăng lên 21,000 => ef = 1000/20,000 =5%
nếu giả định việc đầu tư ra nước ngoài cũng có TSSL như đầu tư trong nước
thì
ef = ih - if
Như vậy lý thuyết ngang giá lãi suất không phòng ngừa phát biểu rằng : tỷ giá
hối đoái sẽ thay đổi theo chêch lệch lãi suất của 2 quốc gia theo công thức ef =

ih - if
Một điều lưu ý là các lãi suất đề cập ở trên là lãi suất danh nghĩa . Theo
Fisher , LS danh nghĩa sẽ tương đương với LS thực và lạm phát
1+ LS danh nghĩa = (1 + LS thực )(1+ tỷ lệ lạm phát)
Với giả định thị trường là hoàn hảo và các dòng vốn có thể dịch chuyển tự do ,
lãi suất thực ở các nước sẽ tiến về cân bằng . Có nghĩa là : một nước có LS cao
tương đối so với 1 nước khác thì đồng tiền nước đó sẽ giảm giá tương đương
với chênh lệch lãi suất . Lý thuyết này được gọi là hiệu ứng Fisher quốc tế .
Fisher giả định LS thực ở các nước là bằng nhau nên sự chênh lệch trong LS
danh nghĩa thể hiện sự chênh lệch trong lạm phát.


4. Lý thuyết ngang giá sức mua PPP

Khác với lý thuyết ngang giá lãi suất (giải thích sự thay đổi tỷ giá bẳng chênh lệch
lãi suất) , lý thuyết ngang giá sức mua giải thích sự thay đổi của tỷ giá bằng lạm
phát
Khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với các nước khác thì hàng hóa
nước đó mắc tương đối so với hàng hóa nước khác và do đó mức cầu đồng tiền
nước đó giảm do xuất khẩu giảm . Trong khi đó , xu hướng tăng nhập khẩu làm
tăng mức cung tiền tăng lên , hai áp lực này tạo nên áp lực giảm giá cho đồng tiền
của nước có lạm phát cao .
Lý thuyết ngang giá sức mua có hai hình thức
-

Hình thức tuyệt đối
Hình thức tương đối

Quy luật một giá : giá cả của những loại hàng hóa tương tự khi tính bằng một đồng
tiền chung theo tỷ giá hiện hành ở cả hai thị trường sẽ bằng nhau

4.1. Hình thức tuyệt đối

Giả định rằng không có chi phí giao dịch và thuế quan ,lý thuyết ngang giá sức
mua tuyệt đối mở rộng cho quy luật một giá , cho rằng tỷ giá hối đoái danh
nghĩa giữa hai đồng tiền phải ngang bằng với tỷ lệ tổng mức giá cả giữa hai
quốc gia . Do đó , tiền tệ của quốc gia này , sau khi qui đổi qua tỷ giá danh
nghĩa sẽ có sức mua tương đương quốc gia kia

4.2. Hình thức tương đối

Giải thích cho các bất hoàn hảo của thị trường, giá cả của các loại hàng hóa
tương tự nhau không nhất thiết bằng nhau khi qui đổi về một đồng tiền chung.
Tuy nhiên tỷ lệ thay đổi trong giá hàng hóa sẽ phần nào giống nhau khi được
tính bằng một đồng tiền chung , miễn là chi phí giao dịch không thay đổi .
Gọi Ih ,If : mức lạm phát trong nước và nước ngoài. Chỉ số giá hàng hóa Ph, Pf
sẽ tăng lên sau khi có lạm phát theo 1 tỷ lệ là (1+Ih) và (1+If)
Nếu Ih > If và tỷ giá không đổi : hàng hóa trong nước mắc hơn trước đây , sức
mua hàng nước ngoài sẽ lớn hơn => ko có ngang giá sức mua . Tương tự cho
Ih < If
Lý thuyết ngang giá sức mua cho rằng tỷ giá sẽ không giữa nguyên mà thay
đổi để duy trì ngang giá sức mua :
(1+Ih) = (1+If)(1+ef)
ef : tỷ lệ thay đổi trong tỷ giá ngoại tệ
Nói cách khác , quốc gia A lạm phát bao nhiêu % so với quốc gia B thì đồng
tiền quốc gia A mất giá bây nhiêu % so với quốc gia B


ef = Ih - If
4.3. Ứng dụng của lý thuyết ngang giá sức mua
- Dự báo tỷ giá : dùng thông tin lạm phát tương đối giữa các quốc gia để dự

-

đoán sự thay đổi trong tỷ giá
Tính tỷ giá thực : việc so sánh tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa để biết được
đồng tiền đang bị định giá cao hay thấp . Chính phủ các nước sử dụng
thước đo chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá PPP để thực hiện mục
tiêu điều hành cán cân tài khoản vãng lai
o Tỷ giá thực cho thấy tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo lạm
phát trong nước và lạm phát nước ngoài
o Tỷ giá thực có thể được thiết lập trong mối quan hệ với 1 đối tác
thương mại hoặc trung bình cho tất cả các đối tác thương mại (tỷ giá
thực song phương và tỷ giá thực đa phương)

4.4. Tại sao ngang giá sức mua không duy trì liên tục
- Tác động của các yếu tố ảnh hưởng khác đến tỷ giá : ngoài chênh lệch lạm

-

phát , tỷ giá còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác như chênh lệch lãi
suất , mức thu nhập , các biện pháp kiểm soát của chính phủ ,..
Không có hàng thay thế cho hàng nhập khẩu
Hàng rào mậu dịch
Tỷ trọng nhập lượng phi mậu dịch trong hàng hóa
Thông tin bất cân xứng

5. Các chế độ tỷ giá hối đoái

Các phương pháp tiếp cận để xác định tỷ giá hối đoái



Các điều kiện cân bằng
o Lạm phát tương đối (PPP)
o Lãi suất tương đối
o Tỷ giá kỳ hạn
o Ngang giá lãi suất IRP
• Tiếp cận dựa trên định giá tài sản
o Lãi suất tương đối
o Cung/cầu tài sản
o Ổn định chính trị
o Đầu cơ và tính thanh khoản
• Cán cân thanh toán quốc tế
o Tài khoản vãng lai
o Tài khoản vốn
o Chính sách tỷ giá hối đoái
o Dự trữ ngoại hối
5.1. Xác định tỷ giá dựa trên cán cân thanh toán quốc tế

Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái được thể hiện
qua công thức sau


Cán cân tài khoản

Cán cân tài khoản

Cán cân tài khoản

Dự trữ ngoại hối

Cán cân thanh toán


vãng lai (X-M)

vốn (CI-CO)

tài chính (FI-FO)

(FXR)

quốc tế

Mức độ quan trọng của cán cân thanh toán quốc tế trong việc xác định tỷ giá
phụ thuộc vào chính sách tỷ giá của quốc gia đó
Các quốc gia có chế độ tỷ giá cố định
Chính phủ phải đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế luôn cân bằng . Nếu
không thì chính phủ phải can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách
mua hoặc bán lượng dự trữ ngoại hối. Như vậy các nhà quản trị và đầu
tư có thể dựa vào tình trạng thâm hụt/thặng dư của các cán cân bên trái
công thức trên và lượng dự trữ ngoại hối để dự báo sự tăng hay giảm giá
của đồng nội tệ cũng như chính sách tỷ giá của Chính Phủ .
Nếu một quốc gia sử dụng chế độ tỷ giá cố định có thâm hụt cán cân
thanh toán quốc tế lớn kèm theo lượng dự trữ ngoại hối yếu kém sẽ rất
dễ bị các nhà đầu cơ tiền tệ tấn công và rơi vào khủng hoảng tiền tệ.
Ở chế độ này các DN không phải lo ngại rủi ro tỷ giá & việc bị tác động
mạnh bởi những cú sốc , như cú sốc giá là điều mà các quốc gia phải đối
mặt nếu lựa chọn tỷ giá cố định
Quốc gia sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
Chính phủ không có trách nhiệm neo giữ tỷ giá đồng nội tệ . Như vậy sự
mất cân bằng cán cân thanh toán được tự điều chỉnh thông qua sự thay
đổi của tỷ giá để trở về trạng thái cân bằng . Hệ thống này có ưu điểm là

giúp cho NHTW chủ động hơn trong chính sách tiền tệ của mình mà
không cần phải bận tâm đến neo giữ tỉ giá
Quốc gia sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi cố quản lý
Chính phủ các quốc gia này vẫn dựa trên các điều kiện thị trường mỗi
ngày để xác định tỷ giá nhưng trong trường hợp cần thiết vẫn sử dụng
những hành động can thiệp để điều chỉnh tỷ giá đến giá trị mong muốn.
Tuy nhiên sự can thiệp này thường dựa trên các yếu tố thị trường (như
lãi suất) hơn là can thiệp trực tiếp bằng dự trữ ngoại hối
5.2. Xác định tỷ giá dựa trên cách tiếp cận định giá tài sản

Mức độ mà các NĐT nước ngoài sẵn lòng nắm giữa các tài sản định giá bằng
đồng nội tệ sẽ phụ truộc vào tài sản đầu tư trong nước và xu hướng thị trừng
trong tương lai , bao gồm :




Lãi suất thực tương đối
Triển vọng tăng trưởng kinh tế
Tính thanh khoản của thị trường ( tính dễ dàng khi bán tài sản với giá thị
trường khi cần thiết)











Các điều kiện kinh tế và kiến trúc thượng tầng : xem xét sự ổn định của
nền kinh tế trước các cú sốc bên ngoài và sự thay đổi của thị trường tài
chính thế giới
An ninh chính trị
Độ tin cậy của các vấn đề quản trị doanh nghiệp
Sự “lây nhiễm” : hiệu ứng lây lan khủng hoảng tài chính ở 1 quốc gia
sang các nước láng giềng (hoặc các quốc gia tương đồng) gây ra bởi
NĐT nước ngoài
Yếu tố đầu cơ

5.3. Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái cân bằng

Tỷ giá của một đồng tiền được xác định bằng mức cung cầu đồng tiền đó .
Như vậy các nhân tố tác động đến tỷ giá là các tác nhân làm dịch chuyển
đường cung cầu của đồng tiền đó.







Tỷ lệ lạm phát tương đối : ảnh hưởng đến hoạt động thương mại (tài
khoản vãng lai) => tác động đến cung cầu tiền => ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất thực tương đối : Tác động đến hoạt động đầu tư (tài khoản tài
chính)
Kiềm soát của Chính phủ : các biện pháp của CP tác động đến tỷ giá
bằng nhiều cách như :
o Áp đặt những rào cản về ngoại hối

o Áp đặt những rào cản về ngoại thương
o Can thiệp vào thị trường ngoại hối
o Tác động đến các biến số vĩ mô : lãi suất , lạm phát , thu nhập
quốc dân.
Kỳ vọng của thị trường vào tỷ giá tương lai
Sự tương tác giữa các yếu tố trên

6. Tác động của chính phủ đối với tỷ giá

Chính phủ có thể tiến hành các can thiệp vào tỷ giá thông qua can thiệp trực tiếp
hoặc gián tiếp .
Can thiệp trực tiếp là hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để tác
động vào tỷ giá . trong đó can thiệp vô hiệu hóa là phương thức mà NHTW tiến
hành đồng thời 2 hoạt động trên thị trường ngoại hối và thị trường mở để giữ cho
cung tiền không đổi
Can thiệp gián tiếp được tiến hành thông qua công cụ lãi suất , thuế hoặc các rào
cản kĩ thuật . Tất nhiên việc tác động thông qua thuế và hàng rào kĩ thuật sẽ bị các
quốc gia khác trả đũa
Ngoài can thiệp trực tiếp/gián tiếp thì những phản ứng chính sách khác cũng vô
hình chung tác động đến tỷ giá (Nợ công , các biện pháp nới lỏng định lượng để
đối phó với thất nghiệp, .. )


7. Lý thuyết bộ ba bất khả thi
7.1. Bộ ba bất khả thi

-

-


-

Độc lập tiền tệ :
o Giúp chính phủ chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để
thực hiện chính sách phản chu kì kinh tế . Chẳng hạn, nếu nền KT
có dấu hiệu phát triển nóng , chính phủ sẽ tăng lãi suất hoặc thắt
chặt cung tiền và ngược lại . Trong trường hợp này Chính phủ
không quan tâm đến tỷ giá tăng hay giảm và các biến số KT vĩ mô
khác .
o Tuy nhiên độc lập tiền tệ quá mức có thể khiến chính phủ lạm dụng
thực hiện các chiến lược tăng trưởng méo mó trong ngắn hạn . Độc
lập tiền tệ quá mức có thể làm cho Chính phủ tiền tệ hóa chi tiêu
chính phủ bằng cách phát hành tiền trang trải cho thâm hụt ngân
sách. Hậu quả co thể làm nền kinh tế mất ổn định và rơi vào lạm
phát
Ổn định tỷ giá
o Giúp cho NĐT yên tâm với với các rủi ro của nên kinh tế , tăng
thêm niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ , giúp môi trường đầu
tư tốt lên.
o Tuy nhiên tỷ giá cố định làm chính phủ mất đi tính chủ động của
công cụ chính sách tiền tệ để hấp thụ các cú sốc bên trong và bên
ngoài truyền dẫn vào nền kinh tế . Các quốc gia theo đuổi chính
sách tỷ giá cố định phải hấp thu toàn bộ lượng ngoại tệ dư thừa để
ổn định tỷ giá => tăng cung tiền => lạm phát . Ngược lại ,khủng
hoảng có thể xảy ra nếu quốc gia có mức độ thâm hụt cán cân thanh
toán lớn và kéo dài
o Ví dụ lạm phát cao trong nước mà cố định tỷ giá sẽ làm cho hàng
hóa mất sức cạnh tranh trên thị trường thế giới , dẫn đến xuất khẩu
giảm và nhập khẩu tăng lên . Nhìn chung tỷ giá quá cứng nhắc sẽ
dẫn đến bất ổn trong tăng trưởng , rủi ro lạm phát cao và phân bổ sai

nguồn lực , tăng trưởng không bền vững.
Hội nhập tài chính


o Là xu thế khó cưỡng lại trong bối cảnh toàn cầu hóa . Hội nhập tài

chính giúp quốc gia tăng trưởng nhanh hơn và phân bổ nguồn lực tốt
hơn . Hội nhập tài chính giúp NĐT đa dạng hóa đầu tư , do đó mạnh
dạn bỏ vốn vào nền KT , thị trường tài chính nội địa nhờ đó mà phát
triển hơn . Ngoài ra còn giải quyết phần nào bất cân xứng thông tin
do DN hay CP muốn thu hút đầu tư phải công khai minh bạch thông
tin hơn
o Lợi ích lớn nhất mạng lại từ hội nhập tài chính là tạo động lực cho
chính phủ tiến hảnh nhiều cải cách và quản trị tốt hơn để theo kịp
những thay đổi từ hội nhập.
o Tuy nhiên hội nhập tài chính cũng được cho là một trong những
nguyên nhân gây bất ổn tài chính nếu thiếu cơ chế giám sát thích
hợp
7.2. Các lựa chọn trong bộ ba bất khả thi
7.2.1. Ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính

Được kết hợp bằng cách lựa chọn bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá cố
định nhưng phải từ bỏ chính sách tiền tệ độc lập . Có nghĩa là chính phủ
mất đi công cụ điều chỉnh LS trong nước độc lập với LS nước ngoài
Đối với các quốc gia có lạm phát cao, chính sách này có tác dụng là tạo
ra một cái neo danh nghĩa để củng cố niềm tin của thị trường vào giá trị
đồng nội tệ và kiểm soát lạm phát
Tuy nhiên , chính phủ mất đi tính độc lập của công cụ tiền tệ , chỉ còn
chính sách tài khóa để thực hiện các chính sách phản chu kỳ . Nếu quốc
gia mà bị thâm hụt ngân sách thì chính sách tài khóa phản chu kỳ cũng

bị giới hạn rất nhiều
Điển hình EU và khủng hoảng nợ công Hy Lạp mô tả cho cái giá phải
trả của chính sách này . Khi tình hình quốc gia xấu đi , chính phủ không
thể nào sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để giải quyết những vấn đề
cùa riêng mình . Không gian còn lại chi là thực hiện chính sách thắt lưng
buộc bụng khắc nghiệt để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ.
7.2.2. Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ

Kết hợp bằng cách lựa chọn kiểm soát vốn . Khi có kiểm soát vốn , mối
liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá sẽ bị phá vỡ . Kiểm soát vốn cho phép
chính phủ vừa triển khai chính sách tỷ giá vừa điều hành chính sách tiền
tệ với tư cách là những công cụ độc lập nhau. Chính phủ có thể đạt được
trong chừng mực nào đó sự ổn định tỷ giá khi cho tỷ giá biến động trong
phạm vi nhất định mục tiêu . Tất nhiên , kiểm soát vốn có cái giá phải
trả là dòng vốn có thể chuyển hướng sang các quốc gia có cơ chế thu hút
vốn thông thoáng hơn.


7.2.3. Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính

Được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi và phải từ bỏ
mục tiêu ổn định tỷ giá . Chính sách này giúp chính phủ có thể chủ động
sử dụng công cụ chính sách tiền tệ phản chu kì .
Mỹ là quốc gia lựa chọn chính sách này . Bất kì công dân Mỹ nào có thể
dễ dàng đầu tư ra nước ngoài và ngược lại . FED đã sử dụng tối đa công
cụ tiền tệ để đạt mục tiêu kép là góp phần tạo ra việc làm và ổn định giá
cả để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu bằng các chương trình
bơm hàng nghìn tỷ đô vào nền kinh tế . Tuy nhiên cái giá phải trả là sự
bất ổn của đồng USD trên thị trường ngoại hối.
Nếu như dòng vốn vào quá mức , nhất là thị trường CK và BĐS , sẽ dẫn

đến tỷ giá thực bị định giá cao, thâm hụt tài khoản vãng lai . Nguy cơ
khủng hoảng là khó tránh khỏi nếu như dòng vốn đột ngột đảo chiều. Tỷ
giá thả nổi hay thả nổi có quản lý còn tước đi tham vọng của các nước
trong chiến lược tăng trưởng hướng về xuất khẩu.
7.3. Bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối

Ngày càng nhiều các nền kinh tế đang phát triển lựa chọn chính sách tỷ giá
trung gian giữa thả nổi và cố định như thả nổi có quản lý hay neo tỷ giá . Ngày
càng nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của dự trữ NH tại các nước
đang phát triển. Dự trữ ngoại hối đóng vai trò như một bộ đệm đối phó với
dòng vốn có xu hướng đầu cơ khi dòng vốn này đột ngột đảo chiều. Và vai trò
của nó ngày càng quan trọng hơn trong bôi cảnh hội nhập tài chính toàn cầu
hiện nay
8. Nguy cơ tấn công tiền tệ ở Việt Nam
8.1. Tấn công tiền tệ

Ở các quốc gia lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái neo cố định hoặc neo linh
hoạt (tỷ giá cố định hoặc biến động rất nhỏ ) theo một đồng/một rổ các đồng
ngoại tệ thì khi xảy ra các cú sốc kinh tế như : lạm phát cao , thâm hụt mậu
dịch quá lớn mà nguồn thu ngoại tệ không đủ bù đắp thì điều này sẽ gây áp lực
lên tỷ giá . Vấn đề sẽ càng trầm trọng hơn nếu tỷ giá chịu áp lực trong bối
cảnh các chỉ số KT vĩ mô liên tục xấu đi (nợ công cao , đầu tư kèm hiệu quả ,
thanh khoản hệ thống NH giảm ,…) . Tất cả những điều này trở thành miếng
mồi ngon cho các nhà đầu cơ tiền tệ. Khi nhận thấy nền KT có dấu hiệu của
đầu cơ hoặc bị tấn công , để bảo vệ tỷ giá , NHTW có 2 lựa chọn :



Can thiệp bằng dự trữ NH
Chấp nhận phá giá và thả nổi nội tệ theo cung cầu thị trường


Tuy nhiên ,thực thực tế cho thấy hiếm có quốc gia đang phát triển nào có đủ
dự trữ NH để có thể chống đỡ với các cuộc tấn công từ các quỹ đầu cơ và
NHTW buộc lòng phải chấp nhận phương án 2 (Thái Lan và các nước Đông Á
trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997).


Hệ thống NHTM sẽ bị tệ liệt , thậm chí phá sản vì mất thanh khoản trước dòng
người đổ xô đi rút tiền , khu vực sản xuất đình đốn do ko có ngoại tệ để nhập
khẩu nguyên liệu => thị trường tài chính sụp đổ , dẫn đến một cuộc khủng
hoảng toàn diện.
Để tiến hành các cuộc tấn công tiền tệ , các quỹ đầu cơ phải phân tích điều
kiện kinh tế vĩ mô của các quốc gia để tìm kiếm quốc gia đang tồn tại các mầm
mống của khùng hoảng tiền tệ hoặc tỷ giá đang chịu áp lực nặng nề. Vũ khí
thường được sử dụng là một sản phẩm phái sinh gọi là “ Hợp đồng kỳ hạn
không giao nhận “ , hay NDF.
Giả sử để tấn công vào tỷ giá USD/VND

Chiến lươc này có 2 đểm cốt yếu để thành công :


Lượng đô la mua kì hạn phải đủ lớn để khiến các NHTM gom ngoại tệ ,
khiến ngoại tệ tăng giá (có thể sử đụng đòn bẩy để khuếch đại cầu ngoại
tệ)
• Phán đoán chính xác khả năng cầm cự của NHTW để lập hợp đồng có kì
hạn qua thời điểm phá giá nội tệ.
8.2. Khả năng bị tấn công ở VN
• Để thực hiện tấn công vào một nền KT thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải

quan tâm đến tính thanh khoản của thị trường đó.Hiện nay tính thanh khoản

của VND và các ngoại tệ mạnh khác chưa cao, hay VND chưa có khả năng
chuyển đổi . Do vậy , dù có tấn công thắng lợi cũng không dễ dàng mua ngoại
tệ để rút vốn ra khỏi thị trường Việt Nam, Ngược lại nắm giữ VND lại càng rủi
ro hơn.
• Cơ chế quản lý ngoại hối và chính sách kiểm soát vốn của VN làm cho nhà đầu
cơ bên ngoài lẫn trong nước khó lòng mua được các NDF từ NHTM VN
• Ngoài ra có thể xét thêm yếu tố chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước , lợi
suất mong đợi từ các cuộc tấn công để xem xét mức độ hấp dẫn nếu nhà đầu cơ
dự định tấn công.
 VN khó có thể bị tấn công tiền tệ




×