Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Luận văn xây dựng website bán latop qua mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.51 KB, 81 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong thời kì hội nhập sâu
như hiện nay, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi đối với tất cả các
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cạnh tranh
vừa là trở ngại nhưng đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, hoàn toàn
chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vấn đề đặt ra
cho mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để sản xuất kinh doanh có lãi. Để có
thể vừa cạnh tranh tốt vừa có lợi nhuận cao thì biện pháp đầu tiên mà các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất luôn hướng tới là làm
sao có thể tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm
bảo cung ứng được các sản phẩm chất lượng tốt ra thị trường.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ những thông tin về chi phí, giá thành sản phẩm mà các nhà quản trị sẽ
đưa ra được những quyết định đúng đắn và kịp thời. Chính vì những lý do
này mà chỉ tiêu giá thành luôn được quan tâm nhất ở các doanh nghiệp sản
xuất.
Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu đã nhận
thức rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành
sản phẩm. Vì vậy, trong những năm qua công ty đã có sự quan tâm thích
đáng đến công tác kế toán nói chung cũng như công tác hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng theo hướng ngày càng hoàn
thiện, phù hợp hơn với chế độ kế toán hiện hành và đặc điểm sản xuất kinh
doanh của công ty. Mặc dù rất cố gắng trong việc giảm chi phí sản xuất và
hạ giá thành sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, song công
tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn không thể
tránh khỏi những tồn tại nhất định.


1

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của giá thành đối với quá trình sản
xuất kinh doanh và sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm nên sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH đầu tư
xây dựng và thương mại Ngãi Cầu, với kiến thức thu nhận được trong thời
gian học tập tại trường cùng sự hướng dẫn tận tình của GS.TS. Đặng Thị
Loan và các anh chị trong phòng kế toán của Công ty, em đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu” cho chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình.
Kết cấu chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3 phần
cơ bản như sau:

PHẦN I: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH đầu tư xây dựng
và thương mại Ngãi Cầu.

PHẦN II: Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu.

PHẦN III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và
thương mại Ngãi Cầu.
Mặc dù rất cố gắng, song do giới hạn về thời gian và trình độ, chuyên
đề này không thể tránh khỏi các sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong khoa và các anh, chị trong phòng Kế

toán của Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi cầu để hoàn
thiện hơn bài viết của mình.
Em xin chân thành cám ơn GS.TS. Đặng Thị Loan và toàn thể cán
bộ, nhân viên phòng Kế toán của Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương
mại Ngãi Cầu đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Sau đây là nội dung chính của chuyên đề:

2

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NGÃI CẦU

1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu được thành
lập theo giấy phép Đăng ký kinh doanh số 0302000828 ngày 6/4/2004 do Sở
kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây (cũ) cấp.
Tên giao dịch của công ty là “NGAI CAU BUILDING AND
COMMERCIAL INVESTMENT COMPANY LIMITED” Trụ sở tại thôn
Ngãi Cầu - Xã An Khánh - Huyện Hoài Đức - Hà Nội với diện tích nhà
xưởng tại thời điểm thành lập là 1200m2, số lượng công nhân là 14 người.
Lĩnh vực sản xuất chủ yếu là xà điện, cột viễn tin phục vụ cho các công trình
mở rộng lưới điện quốc gia và các dự án mở rộng mạng phủ sóng của các
hãng di động trên toàn quốc.
Đến nay, qui mô nhà xưởng được mở rộng lên tới trên 2000m 2, số

công nhân viên tăng lên 72 người. Cùng với số lượng công nhân viên tăng
lên, công ty cũng chú trọng đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại
phục vụ cho sản xuất. Do đó, chủng loại sản phẩm cũng được đa dạng và
phong phú hơn rất nhiều, phục phụ kịp thời cho nhu cầu phát triển của đất
nước trong thời kỳ hội nhập với chất lượng và mẫu mã ngày càng được nâng
cao. Hệ thống kho bãi cũng được đầu tư xây dựng thêm. Ngoài kho công ty
để bảo quản nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, công ty còn xây dựng thêm
kho chứa thành phẩm có trang bị máy cẩu tự động, phục vụ hiệu quả cho
quá trình giao hàng cho khách hàng.
Ngày 6/1/2009, do sáp nhập Hà Tây với Hà Nội nên công ty đã đổi
giấy phép Đăng ký kinh doanh với mã số mới là 0102037089.

3

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Địa chỉ

: Thôn Ngãi Cầu – Xã An khánh - Huyện Hoài Đức – Hà Nội

Điện thoại : 0433 650 799
Fax

: 0433 654 631

Mã số thuế : 05 00450247
Dưới đây là một số kết quả phản ánh năng lực hoạt động của công ty qua 2
năm 2006 và 2007:

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu tài chính qua một số năm
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

1.Tổng tài sản
2. Tổng nguồn vốn CSH
3.Tổng doanh thu
4.Lợi nhuận sau thuế
5. Nộp Ngân sách
Nguồn: Bảng cân

3,541,131,963
3,297,635,713
9,091,391,913
38,702,578
30,727,197
đối kế toán và

4,166,981,574
3,349,330,745
9,580,980,064
51,677,032
41,028,127
báo cáo kết quả

Chênh lệch

+/%
625,849,611
17.67
51,695,032
1.57
489,588,151
5.38
12,974,454
33.53
10,300,930
33.52
kinh doanh của công ty

năm 2006, 2007
Qua bảng trên ta thấy: Tất cả các chỉ tiêu của năm 2007 đều tăng hơn
so với năm 2006. Trong đó tốc độ tăng của lợi nhuận là cao nhất (33.53%),
điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Tổng tài sản
cũng tăng khá mạnh (17.67%), vốn chủ sở hữu cũng được tăng thêm 1.57%.
Đóng góp vào Ngân sách nhà nước tăng cao (33.52%) từ 30.7 triệu năm
2006 lên 41.03 triệu năm 2007. Có thể nói, sự tăng lên của các chỉ tiêu là
những dấu hiệu tốt cho việc sản xuất kinh doanh thành công của công ty
trong các năm tiếp theo.
1.2. Đặc điểm tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu hiện là một
trong các doanh nghiệp lớn nhất tại Hà Tây (cũ) chuyên sản xuất, gia công
chế biến các sản phẩm cơ khí phục vụ cho các công trình điện. Ngoài 2 loại
sản phẩm truyền thống là xà điện và cột viễn tin, công ty còn sản xuất thêm
rất nhiều các mặt hàng khác nhau theo yêu cầu của từng đơn đặt hàng như:
4


Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kim sét, móng néo, giằng dẹt, cầu xà 1 sứ, 2 sứ, cổ dề, dây tiếp địa, ghế cách
điện trạm biến áp, thang, trục sứ… Sản phẩm của công ty đã đến và được
hữu dụng trong các công trình khắp nơi trong cả nước, đặc biệt là đối với
những dự án kéo điện lưới quốc gia tới các vùng sâu vùng xa, các công trình
xây dựng nhà máy điện, các dự án mở rộng mạng lưới phủ sóng của các
công ty viễn thông hàng đầu của Việt Nam như: viettel, VNPT, Gtel…
Với đặc điểm là sản xuất theo đơn đặt hàng nên chủng loại sản phẩm
sản xuất của công ty rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên việc sản xuất này
đều có một qui trình chung thống nhất bắt đầu từ việc tiếp nhận đơn đặt
hàng, thu mua nguyên vật liệu, gia công chế biến (gồm các bước tương tự
nhau cho các chủng loại sản phẩm) đến kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS)
và giao cho khách hàng. Có thể khái quát qui trình công nghệ sản xuất như
sau:

Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất

5

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tiếp nhận đơn đặt hàng

Thu mua nguyên vật liệu
( Thép U, V, tròn, bulong…)


Làm sạch

Máy cắt

Đột, dập

Làm sạch

Hàn

Mã kẽm nhúng nóng, sơn

KCS
Sản phẩm cần
đem sửa chữa
hoặc nâng cấp
Nhập kho
thành phẩm

Giao cho
khách hàng

6

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý

Với đặc điểm là một doanh nghiệp mới được thành lập chưa lâu,
100% vốn tư nhân nên qui mô của công ty còn khá nhỏ. Chính vì vậy, công
ty đã thiết kế một bộ máy quản lý nhỏ gọn nhưng hoạt động rất linh hoạt và
hiệu quả, thống nhất từ trên xuống dưới nhằm hoạt động kinh doanh năng
động và phục vụ kịp thời cho nhu cầu quản lý.
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty:
• Giám đốc: Với vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, đại diện pháp
nhân của công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm về hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
• Phó giám đốc: Là người phụ trách hoạt động kinh doanh của công ty.
Với đặc điểm của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng nên phó giám
đốc có nhiệm vụ tìm kiếm các đơn đặt hàng, đồng thời tìm kiếm các
nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất các đơn đặt hàng đó.
• Phòng tài chính - kế toán: Có vai trò rất quan trọng trong bộ máy tổ
chức của công ty. Phòng tài chính- kế toán có nhiệm vụ xây dựng và
thực hiện kế hoạch tài chính, thực hiện công tác thống kê, hạch toán,
kế toán và thanh quyết toán theo qui định của chế độ kế toán áp dụng.
Đồng thời tham mưu cho Giám đốc về hoạt động tài chính, công tác
tổ chức hành chính, quản lý hồ sơ tài liệu, giải quyết các vấn đề liên
quan đến công tác hành chính, con dấu theo chế độ qui định.
• Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ tiếp nhận các đơn đặt hàng, tính toán và
kiểm tra các thông số trong đơn đặt hàng. Đồng thời tham mưu cho
giám đốc trong việc thực hiện đôn đốc, kiểm tra các qui định, nội qui
đảm bảo chất lượng, kỹ thuật của sản phẩm. Thường xuyên tổng hợp,
báo cáo, phát minh sáng kiến cải tiến kĩ thuật, áp dụng khoa học kĩ
thuật vào sản xuất.
• Hai phân xưởng I và II: đều nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám
đốc bên cạnh sự giám sát của phòng kỹ thuật, hai phân xưởng sản
7


Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
xuất có mối liên hệ chặt chẽ với các phòng ban trong công ty. Chức
năng của từng phân xưởng như sau:
- Phân xưởng I

: Cắt, đột, dập

- Phân xưởng II

: Hàn, sơn

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế
toán

Phòng kỹ
thuật

Phân xưởng
I

Phân xưởng
II


1.4. Thực tế tổ chức kế toán tại công ty
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của
công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến (hoạt
động theo phương thức trực tiếp) nghĩa là phòng kế toán được đặt dưới sự
lãnh đạo và giám sát của Giám đốc công ty, toàn bộ nhân viên kế toán đặt
dưới sự điều hành của kế toán trưởng để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung
thống nhất, chuyên môn hoá lao động kế toán, cung cấp thông tin chính xác,
kịp thời.

8

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hiện nay phòng kế toán có 6 người, được phân chia làm các nhiệm vụ
khác nhau song luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau giúp cho
bộ máy kế toán của công ty hoạt động liên tục và hiệu quả, cung cấp đầy đủ
thông tin cho việc ra quyết định quản lý.
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng

Kế toán
tiền lương

Kế toán theo dõi
Nhập- xuất- tồn


Kế toán hàng
tồn kho

Kế toán thanh
toán
( Kiêm thủ quĩ)

Kế toán theo dõi
hàng đi mạ

• Kế toán trưởng: Là người quản lý cao nhất trong phòng kế toán, có
trách nhiệm tổ chức công tác kế toán theo qui định của Bộ Tài chính
và quản lý, điều hành các hoạt động trong phòng kế toán. Do qui mô
nhỏ gọn nên kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp (tổng hợp
chứng từ, các số liệu phát sinh, phản ánh lên sổ sách, trích nộp đầy đủ
các khoản phải nộp nhà nước…). Ngoài ra, kế toán trưởng còn là
người lập các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo nội bộ phục vụ
cho nhu cầu quản lý. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước giám
đốc công ty và Nhà nước về công tác hạch toán kế toán của doanh
nghiệp.
• Kế toán tiền lương (kiêm kế toán tài sản cố định): Có trách nhiệm
theo dõi thời gian làm việc của từng cá nhân trong doanh nghiệp
9

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
(doanh nghiệp tính lương theo thời gian), từ đó tính ra tiền lương và
các khoản trích theo lương của từng người. Sau đó chuyển cho kế

toán trưởng để tính chi phí nhân công trực tiếp, tính giá thành sản xuất
của từng đơn đặt hàng. Với vai trò kế toán tài sản cố định, kế toán có
trách nhiệm theo dõi tình hình biến động tình hình tài sản cố định, làm
thủ tục khi tăng tài sản cố định cũng như khi thanh lý nhượng bán.
Hàng kỳ tiến hành tính phân bổ khấu hao tài sản cố định chuyển cho
kế toán trưởng để tính chi phí trong kỳ.
• Kế toán hàng tồn kho: Do đặc điểm chủng loại số lượng hàng tồn kho
nhiều, đa dạng bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản
phẩm hoàn thành và mọi bán thành phẩm trước khi hoàn thành đều
phải đem đi mạ kẽm nhúng nóng (để chống rỉ và tăng độ bền cho sản
phẩm vì các sản phẩm này đều được sử dụng ngoài trời).Vì vậy trong
phần hành này có hai bộ phận là:
- Bộ phận theo dõi nhập- xuất- tồn (kiêm thủ kho): Có trách nhiệm
theo dõi tình hình biến động vật tư cũng như thành phẩm trong
kho, làm thủ tục và theo dõi các nghiệp vụ nhập và xuất kho, cuối
kỳ tiến hành kiểm kê hàng tồn kho, nhằm cung cấp cho kế toán
trưởng số liệu chính xác về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí về công cụ dụng cụ để phục vụ cho công tác tính giá thành.
Đồng thời bộ phận này cũng là căn cứ để xác định giá vốn của
những lô hàng giao cho khách hàng từ kho.
- Bộ phận theo dõi bán thành phẩm đem đi mạ kẽm nhúng nóng:
Bộ phận này có nhiệm vụ đem bán thành phẩm đi mạ kẽm nhúng
nóng đồng thời theo dõi nhập xuất kho nhằm cung cấp cho kế toán
trưởng chi phí về hàng đem đi mạ để từ đó tính giá thành một cách
chính xác nhất.
• Kế toán thanh toán (kiêm thủ quĩ): Có trách nhiệm theo dõi các khoản
phải thu, phải trả, thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản
10

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phải trả, làm thủ tục thanh toán, theo dõi các khoản chiết khấu (nếu
có), đồng thời có trách nhiệm có các biện pháp thu hồi nợ đối với các
khoản phải thu đến hạn. Với vai trò là thủ quĩ, kế toán có trách nhiệm
thu, chi và theo dõi thu, chi, tồn quĩ tiền mặt. Cuối kỳ thực hiện kiểm
kê quĩ tiền mặt và chuyển số liệu cho kế toán trưởng.
Bộ máy kế toán đã có sự phân công công việc kế toán đối với từng
nhân viên trong phòng kế toán, kế toán của từng bộ phận phải có trách
nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao. Mỗi bộ phận kế toán đảm nhiệm
phần hành kế toán khác nhau nhưng các bộ phận này luôn có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng
các số liệu kế toán có liên quan đến nhau nên kế toán của mỗi bộ phận có
nhiệm vụ chuyển số liệu hỗ trợ cho bộ phận kế toán khác hoàn thành nhiệm
vụ được giao. Kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và đôn đốc
kế toán của từng bộ phận hoàn thành công việc của mình và kế toán của mỗi
bộ phận có nhiệm vụ chuyển số liệu cho kế toán tổng hợp (kế toán trưởng)
giúp kế toán tổng hợp thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.
1.4.2. Thực tế vận dụng chế độ kế toán
Công ty hiện nay đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N. Kỳ kế
toán áp dụng là từng tháng.
Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ.
Trong hạch toán hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê khai
thường xuyên để hạch toán tổng hợp hàng tồn kho. Xác định giá trị xuất của
hàng tồn kho là giá bình quân gia quyền.
Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao tuyến tính.
Phương pháp tính giá thành: phương pháp tính giá thành trực tiếp.

Đơn vị tiền tệ ghi sổ là Việt Nam đồng.

11

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng kế toán bằng máy vi tính, sử
dụng phần mềm kế toán Microsoft Visual FoxPro 6.0, tổ chức bộ sổ kế toán
theo hình thức Nhật ký chung.
Hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ sách kế toán và báo
cáo kế toán của Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu
đều được áp dụng theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính. Trình tự ghi sổ thực tế ở đơn vị được minh họa qua sơ
đồ sau:
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ thực tế tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và
thương mại Ngãi Cầu
Chứng
gốcCầu
thương
mại từ
Ngãi
( Bảng phân bổ)

Nhập dữ liệu vào máy

Máy xử lý các thao tác trên máy

Nhật ký chung


Sổ (thẻ) kế toán
chi tiết

Sổ Cái

Sổ tổng hợp chi
tiết

Bảng cân đối số
phát sinh

Báo cáo kế toán
( Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị)
12

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu, kiểm tra

13

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PHẦN II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NGÃI CẦU
2.1. Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi
Cầu.
 Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là sản xuất các sản
phẩm cơ khí phục vụ cho các công trình điện (bao gồm rất nhiều chủng loại
sản phẩm phong phú, đa dạng) nên yếu tố chất lượng luôn được đặt lên hàng
đầu với giá cả hợp lý. Vì vậy, công ty phải tính toán chi phí hợp lý chính
xác, giá thành sản phẩm phải phù hợp với thị trường. Công ty tiến hành tập
hợp chi phí và tính giá thành theo các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí để mua nguyên
vật liệu phục vụ sản xuất bao gồm nguyên vật liệu chính (thép, tôn các loại),
vật liệu phụ (bulong, sơn các loại, bích…). Ngoài ra, công ty còn sử dụng
một số công cụ dụng cụ như que hàn, thép nối…
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, phụ cấp làm
thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm và các khoản trích theo lương theo qui định.
Lương công nhân trực tiếp sản xuất trả theo thời gian làm việc.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả các loại chi phí khác phục
vụ cho phân xưởng sản xuất như: tiền điện, tiền nước, chi phí dịch vụ mua
ngoài khác…
- Chi phí khấu hao: Là chi phí khấu hao hàng tháng của các loại máy
móc thiết bị, nhà xưởng… phục vụ sản xuất.

14


Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Chi phí mạ: do đặc điểm sản phẩm của công ty được sử dụng ở
ngoài trời nên mọi sản phẩm sau khi hoàn thành đều phải đem đi mạ kẽm
nhúng nóng để tránh han gỉ, ăn mòn khi để ngoài môi trường tự nhiên. Chi
phí mạ được theo dõi riêng như một khoản mục chi phí và được tính vào giá
thành sản phẩm.
 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhiệm vụ đầu tiên và
quan trọng nhất của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đối
tượng tập hợp chi phí là phạm vi, nơi phát sinh chi phí mà kế toán phải tiến
hành tập hợp chi phí. Xác định đối tượng chi phí sản xuất phù hợp với tình
hình sản xuất kinh doanh, trình độ cũng như yêu cầu quản lý là yêu cầu lớn
có tính chất lâu dài đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm nói riêng và công tác hạch toán nói chung trong các doanh
nghiệp sản xuất. Do đặc điểm là doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng
và thương mại Ngãi Cầu là các đơn đặt hàng.
- Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của công tác quản lý cũng như dựa vào
đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, đặc điểm quy trình công nghệ để kế
toán xác định đối tượng tính giá thành một cách đúng đắn và hợp lý nhất.
Do đặc điểm Công ty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng mà không sản
xuất để bán lẻ, chủng loại sản phẩm lại rất đa dạng và phong phú theo yêu
cầu của khách hàng nên đối tượng tính giá thành của Công ty không phải là
các loại sản phẩm trong đơn đặt hàng mà là các đơn đặt hàng. Kỳ tính giá

thành sản phẩm là hàng tháng và vào thời điểm cuối tháng.
Các sản phẩm sản xuất của Công ty đều có qui trình công nghệ sản
xuất giống nhau và quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm cho mỗi đơn đặt hàng là tương tự nhau. Để tiện cho việc nghiên cứu
15

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
và trình bày, em xin đi sâu vào nghiên cứu quá trình tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm cho 2 đơn đặt hàng là: Đơn đặt hàng số 05/09
(ngày 09/1/2009) và đơn đặt hàng số 06/09 (ngày 12/1/2009). Hai đơn đặt
hàng này đã được thực hiện và hoàn thành nhập kho trong tháng.
Bảng 2.1: Hợp đồng kinh tế số 05/09
Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu
Hợp đồng số 05-09/HĐKT
HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Hôm nay, ngày 09 tháng 1 năm 2009 chúng tôi gồm:
Bên A: Công ty cổ phần xây dựng và lắp đặt viễn thông
Bên B: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu

STT
1

Tên hàng & qui cách
Cột 15m tứ giác 350 đốt 3m, ống

ĐVT


Số lượng

Đơn

Thành tiền

Kg

430

giá
45.500

(đồng)
19.565.000

Kg
Cái
Bộ

37
4
08

35.000
105.000
250.000

1.295.000

420.000
2.000.000

d42x3, giằng d14 liền mạ kẽm nhúng
2
3
5

nóng + sơn lót, màu (1 cột)
Cầu cáp mạ nhúng kẽm nóng
Móc neo d20 gai x 1000
Ốp co cột 15m

Tổng thành tiền: 23.280.000
Thuế GTGT 5%: 1.164.000
Tổng thanh toán: 24.444.000


Đại diện bên A
(chữ ký, con dấu)
16

Đại diện bên B
(chữ ký, con dấu)
Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)

Bảng 2.2: Hợp đồng kinh tế số 06/09
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu
Hợp đồng số 06-09/HĐKT
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Hôm nay, ngày 12 tháng 1 năm 2009 chúng tôi gồm:
Bên A: Công ty cổ phần Alphanam cơ điện
Bên B: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu

Stt

Tên hàng & qui cách

ĐVT

Số

Đơn giá

Thành tiền

lượng
1

Cột 15m tứ giác 350 đốt 3m, ống d42x3,

(đồng)

Kg


950

46.000

43.700.000

Kg

640

46.000

29.440.000

Kg

95

46.000

4.370.000

Kg
148
35.000
Cái
16
105.000
Cái
04

200.000
Bộ
80
30.000
Tổng thành tiền: 87.570.000

5.180.000
1.680.000
800.000
2.400.000

giằng d14 liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót,
màu (02 cột)
2

Cột 18m tứ giác 350 đốt 3m, ống d48x3,
giằng d14 liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót,
màu (01 cột)

3.

01 đoạn 3m tứ giác 350 đốt 3m, ống d48x3,
giằng d14 liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót,
màu (01 đoạn)

4
5
6
1


Cầu cáp mạ nhúng kẽm nóng
Móc neo d20 gai x 1000
Móc neo d20 gai x 2000
Bulong neo d12x510

Thuế GTGT 5% : 4.378.500
Tổng thanh toán: 91.948.500


17

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đại diện bên A
Đại diện bên B
(chữ ký, con dấu)
(chữ ký, con dấu)
 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là phương pháp kê khai
thường xuyên và kỳ tính giá thành là hàng tháng. Tuỳ theo từng khoản mục
chi phí phát sinh, chi phí có thể được tập hợp trực tiếp hoặc phân bổ gián
tiếp cho từng đơn đặt hàng. Cụ thể, đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
khi xuất nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm đều ghi rõ xuất cho đơn đặt
hàng nào. Đối với chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi
phí khấu hao, chi phí mạ đều được tập hợp chung cho toàn công ty trong cả
tháng. Cuối tháng, tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp của từng đơn đặt hàng trong tháng. Sau khi tập hợp

được chi phí cho từng đơn đặt hàng, kế toán tiến hành tính giá trị sản phẩm
dở dang và giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành. Sản phẩm dở dang được
đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Giá thành đơn đặt hàng hoàn
thành được tính theo phương pháp trực tiếp.
Việc tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty hoàn toàn do máy tính thực
hiện thông qua việc lập dữ liệu từ các bộ phận liên quan, nhưng để thực hiện
việc khoá sổ kế toán và tính giá thành sản phẩm, kế toán phải biết xử lý một
số công việc như khai báo với máy tính từng khoản mục chi phí để theo dõi
tập hợp chi phí. Có thể khái quát trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành được phản ánh qua sơ đồ sau:

18

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Sơ đồ 2.3: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm
Các chứng từ về chi phí sản xuất và các bảng phân bổ

Nhập dữ liệu vào máy tính

Máy xử lý các thao tác trên máy

Nhật ký chung

Sổ CP SXKD
(TK 1541, 1542, 1543, 1547,

154M)

Sổ Cái
TK 1541,1542,1543,
1547,154M, 154

Thẻ tính giá thành
sản phẩm

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO KẾ TOÁN
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
19

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Quan hệ đối chiếu
2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi
Cầu.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ hao phí về nguyên vật liệu
chính và nguyên vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp cho sản xuất ra sản
phẩm hoặc cung cấp lao vụ dịch vụ.

Với Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu, chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
giá thành sản phẩm sản xuất (khoảng trên 60%). Vì vậy hạch toán chính xác
và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu có tầm quan trọng lớn trong xác định giá
thành sản phẩm và xác định hiệu quả kinh doanh. Để sản xuất ra các loại sản
phẩm, cần nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Những nguyên liệu này chủ
yếu là mua ở thị trường trong nước. Nhằm phục vụ cho công tác quản lý chi
phí sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí, Công ty chia
các loại nguyên vật liệu thành 2 nhóm là nguyên vật liệu chính và nguyên
vật liệu phụ. Cụ thể như sau:
- Nguyên vật liệu chính: Đây là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành
nên sản phẩm và góp phần quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính tại Công ty chủ yếu là các loại thép: thép tấm, thép
tròn, thép U, thép V, thép uốn CKA.
- Nguyên vật liệu phụ: Được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu
chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng sản phẩm đồng thời
phục vụ cho nhu cầu kĩ thuật. Để sản xuất ra sản phẩm, Công ty sử dụng khá
nhiều loại nguyên vật liệu phụ. Chẳng hạn như:
- Sơn lót, sơn màu
20

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Bulông, đai ốc các loại
- Bích

 Chứng từ sử dụng:
Công ty sử dụng các chứng từ sau để làm căn cứ phục vụ cho công tác

kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Phiếu xuất kho
- Bản phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
- Một số chứng từ khác có liên quan
 Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty sử dụng tài
khoản 1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Cụ thể cho 2
đơn đặt hàng đang nghiên cứu như sau:
- TK 1541-05/09: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hợp đồng 05/09
- TK 1541-06/09: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hợp đồng 06/09
 Trình tự hạch toán
Khi có đơn đặt hàng, phòng kế toán căn cứ vào hợp đồng tiến hành
lập lệnh sản xuất (Bảng 2.4 và Bảng 2.5) và tính ra mức tiêu hao nguyên vật
liệu, khối lượng nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất.

21

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bảng 2.4: Lệnh sản xuất hợp đồng 05/09
Đơn v ị: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu
Địa chỉ: An khánh - Hoài Đức - Hà Nội
LỆNH SẢN XUẤT
Ngày 09/1/2009
Hợp đồng số: 05-09/HĐKT
Người thực hiện: Phó Mạnh Cường

Thời hạn giao hàng: 1/2/2009
Tên hàng & qui cách
Cột 15m tứ giác 350 đốt 3m, ống d42x3, giằng d14
liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót, màu (1 cột)
Cầu cáp mạ nhúng kẽm nóng
Móc neo d20 gai x 1000
Ốp co cột 15m

Người thực hiện
(Ký, họ tên)

ĐVT
Kg

Số lượng
430

Kg
Cái
Bộ

37
4
08

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)


22

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bảng 2.5: Lệnh sản xuất hợp đồng 06/09
Đơn v ị: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu
Địa chỉ: An khánh - Hoài Đức - Hà Nội
LỆNH SẢN XUẤT
Ngày 12/1/2009
Hợp đồng số: 06-09/HĐKT
Người thực hiện: Nguyễn Văn Huệ
Thời hạn giao hàng: 4/2/2009
Tên hàng & qui cách
Cột 15m tứ giác 350 đốt 3m, ống d42x3, giằng d14

ĐVT
Kg

Số lượng
950

liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót, màu (2 cột)
Cột 18m tứ giác 350 đốt 3m, ống d42x3, giằng d14

Kg

640


liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót, màu (1 cột)
Đoạn 3m tứ giác 350 đốt 3m ống d48x3, giằng d14

Kg

95

liền mạ nhúng kẽm nóng + sơn lót, màu (1 đoạn)
Cầu cáp mạ nhúng kẽm nóng
Móc neo d20 gai x 1000
Móc neo d20 gai x 2000
Bulông neo d12 x 510

Kg
Cái
Cái
Bộ

148
16
4
80

Người thực hiện
(Ký, họ tên)

23

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
Sau khi tính toán khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho sản xuất sản
phẩm theo lệnh sản xuất, kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho (Bảng 2.6)
trong đó tạm thời ghi số lượng xuất.
Bảng 2.6: Phiếu xuất kho
Đơn vị: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu
Địa chỉ: An khánh – Hoài Đức – Hà Nội

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 09/01/2009

Số CT: 14
TK Nợ: 1541

Họ và tên người nhận hàng: Phó Mạnh Cường

TK Có: 1521

Lý do xuất kho: Thực hiện hợp đồng 05/09
Xuất tại kho: Công ty
Stt
1
2

3
4
5

Tên vật tư
Thép ống d42x3
Thép d14
Thép V 63x63x5
Thép d20
Thép uốn CKA

Mã số ĐVT
Ô42x3
D14
V63
D20
CKA

Người lập phiếu Người nhận
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)

24

Kg
Kg
Kg
Kg
Kg


Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu Thực xuất
315,8
315,8
92
92
151
151
3,5
3,5
28,7
28,7

Thủ kho
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc
(Ký, họ tên)

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)

Cột đơn giá và thành tiền trên phiếu xuất kho do kế toán vật tư ghi.

Hiện nay, Công ty tính giá vật tư nhập kho theo giá mua thực tế và xuất kho
theo giá bình quân cả kỳ dự trữ. Vì vậy công việc tính giá vật tư xuất kho
được thực hiện vào cuối tháng theo công thức sau:
Đơn giá bình quân
(của từng loại

Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ

=

SL NVL tồn đầu kỳ + SL NVL nhập trong kỳ

Giá trị xuất thực tế
(của từng loại NVL)

=

Đơn giá bình quân của
từng loại NVL

x

Số lượng NVL xuất
trong kỳ

Ví dụ: Tính giá xuất kho trong tháng 1/2009 của thép uốn CKA
Căn cứ vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu của thép uốn CKA, kế toán xác định:
* Đầu tháng 1/2009
- Khối lượng tồn


: 254 Kg

- Đơn giá tồn

: 20.225 đồng

- Giá trị tồn

: 5.137.150 đồng

* Trong tháng 1/2009
- Khối lượng nhập : 340 Kg
- Giá trị nhập

: 7.000.000 đồng

- Khối lượng xuất : 433 Kg
* Cuối tháng 1/2009
- Khối lượng tồn

: 161 Kg

Đơn giá xuất thép uốn CKA
trong tháng 1/2009
25

=

5.137.150 +
7.000.000


= 20.433 (đồng)

Nguyễn Thị An_Kế toán 47A


×