Tải bản đầy đủ (.pdf) (354 trang)

Giải mã kinh tế trung quốc gregory c chow pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.54 MB, 354 trang )

TỦ SÁCH DOANH TRÍ
Do PACE tuyến chọn & giói thiệu

u/

I

Interpreting China's Economy 1


Gregory

c Chow

GIẢI MÃKỊNHT Í

TRUNG QU

Ac

Interpreting China's Economy

Người dịch:

Nguyễn Thị Thu Hương
Trịnh Hoàng Kim Phượng

10025009
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC - DT BOOKS



MỤC LỤC

mở đáu

.9

Phẩn 1:
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tinh thẩn kinh doanh thúc đáy những thay đổi vé kinh tế ỞTrung Quốc ....

11

Cải cách kinh tếTrung Quốc: Nhìn lại và triền vọng tương la i..................... 37
Điểm lại quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc trong 20 năm kể từ 1989.. 43
Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi như thế nào kể từ thập niên 1980 .... 64
Tại sao kinh tế Trung Quỗc phát triển nhanh đến vậy?.................................. 66
Lịch sử và nguổn vốn nhân lực của Trung Q uố c............ ................................... 72
ý

Ị1 I Ị

\

*'*• V

^1 I

GDP Trung Quốc vượt GDP của Mỹ vào năm 2020:
Sự tái khẳng định một dự báo trước đ â y ............................................................. 80
Từ một nước nhận đắu tư nước ngoài thành một nước đáu tư ra nước ngoài..


85

Từ học hỏi đến cải tiến trong khoa học, công nghệ và giáo d ục................ 89
Xã hội Trung Quốc sẽ tiếp tục thay đồi như thế nào?........ ...........................

94


Phẩn 2:

PHÂN TÍCH KINH TÊ
11 Bài học thứ nhất vé kinh tế vĩ mô: Nhu cáu giáo dục ở Trung Quóc........ 99
12 Cung và cáu dịch vụ y tẽ ỞTrung Quốc................................................................ 103
13 Giá nhà tại khu vực thành thị ở Trung Quốc có được quyết định bởi các yếu
tố thị trường không?...................................................................................................107
14 Một bài học kinh tê vĩ mô: Xác định tiêu dùng và đáu t ư ...........................114
15 Tỷ giá hối đoái, cung tiền và tình trạng phát triển quá nóng của kinh tế vĩ
mô Trung Quốc............................................................................................................... 118
16 Sử dụng lý thuyết của Friedman để giải thích lạm phát và sự phát triển
quá nóng của kinh tế vĩ mồ Trung Quốc..............................................................123
17 Trung Quốc có nên định giá lại nhân dân tệ không:
Những email trao đổi giữa Gregory Chow và Ronald McKinnon............ 127
18 Giá cổ phiếu ỞTrung Quốc được xác định nhưthế nào?..............................140
19 Sự thay đổi giá cổ phiếu ở sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và
New York liên quan đến nhau như thế nào?.................................................... 143
20 Sự hiểu nhám vế Trung Quốc trên báo chí phương Tây............................... 147
21 Các số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc có đáng tin cậy không?.. 155
22 Liệu Trung Quốc có xảy ra lạm phát ngiêm trọng không?......................... 186
23 Làm thế nào đưa nguyên tắc

'Tim sự thật trong thực tiễn" vào thực hiện......................................................195


Phẩn 3:

CHÍNH SÁCH KINH TẾ
24 Từ nghiên cứu kinh tế đến thay đổi xã h ộ i......................................................... 199
25 Trung Quốc đã giải quyết được vấn để dân số chưa?..................................... 220
26 Vấn đễ đói nghèo ở nông thôn Trung Quốc........................................................227
27 Tại sao dịch vụ y tế tại Trung Quốc lại đắt đỏ đến vậy?................................ 262
28 Làm thế nào để giải quyết ván đề bất bình đẳng thu nhập?.................... 268
29 Có thể sử dụng các công cụ kinh tế học để tìm hiểu tham nhũng không?.... 272
30 Làm thế nào cải thiện việc quản lý ô nhiễm công nghiệp ỞTrung Quốc... 276
31 Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc giải quyết vân đề môi trường và
năng lượng.......................................................................................................................281
32 Đé xuất quản lý lượng khí thải C02 qua Liên hợp quốc.............................. 286

Phắn 4:
NHỮNG SUY NGHĨ VỂ KINH TẾ MỸ
33 Milton Friedman - Một nhà học giả, một con người - và Trung Quốc... 291
34 Trường đại học của Mỹ khác với trường đại học Trung Quốc nhưthế nào?... 296
35 Điều bạn cán biết khi nộp đơn vào các trường đại học hàng đáu của M ỹ.....302
36 Khủng hoảng tài chính và nén kinh tế thế g iớ i............................................... 307
37 Những thiếu sót của hệ thống tài chính Mỹ là g ì? ........................................ 314


38 Bản chất của khủng hoảng tài chính M ỹ....................................

319


39 Tại sao Obama được báu làm tổng thống M ỹ?............................................... 325
40 Obama sẽ đặt ra các chính sách phục hói kinh tế nhưthế nào?............. 331
41

Chính phủ Mỹ có nên giải cứu ngành công nghiệp ô tô ?............................. 337

42 Niềm vui trong lễ nhậm chức của Obama...........................................................342
43 Chính sách kinh tế của Obama vể cơ bản có đúng không?....................... 346
44 Những khó khăn lớn mà Obama phải đối m ặt.............................................

350

VẼ TÁC G IẢ.............................................................................................................................. 355


LỜI MỞ ĐẮU

c

v ^ y á c bài trong cuốn sách này được viết dựa trên những nhận

định cá nhân, liên quan đến những đề tài quan trọng về kinh tế
Trung Quốc. Tất cả đều cập nhật, đa số đã được in trong các ấn
phẩm báo chí lớn ở Trung Quốc trong vòng hai năm gần đây. Một
phiên bản tiếng Hoa của cuốn sách đã được CITIC Press xuất
bản. Tuy hướng tới các độc già phổ thông, các bài viết không hề
là những nhận xét chung chung mà dựa trên những nghiên cứu
học thuật, do đó chúng vẫn có thể hữu ích cho các sinh viên đại
học và sau đại học, cũng như các nhà kinh tế học chuyên nghiệp.
Chúng là kết quả của hon 30 năm nghiên cứu chuyên sâu về nền

kinh tế Trung Quốc, hom 40 năm kinh nghiệm tư vấn cho các
quan chức cao cấp của Chính phủ Trung Quốc và Đài Loan về
chính sách kinh tế, cải cách kinh tế cũng như giáo dục kinh tế.
Trong quá trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, tôi chịu crn
rất lớn từ các sinh viên và đồng nghiệp tại Đại học Princeton cũng
như các Đại học lớn khác tại Mỹ và Trung Quốc, những nơi mà
tôi đã từng đến thăm và làm việc trong thời gian đó. Đồng thời,
tôi cũng chịu ơn những người bạn trong Chính phủ và cộng đồng


10

Gregory c Chow

kinh doanh ở Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan vì họ đã chia
sẻ những hiểu biết về Trung Quốc từ những góc nhìn rất riêng
của từng người. Tôi xin ghi nhận sự hỗ trợ tài chính cùa Chương
trình Nghiên cứu Kinh tế lượng Gregory c. Chow thuộc Đại học
Princeton dành cho những nghiên cứu đã góp phần làm cơ sở cho
nhiều bài viết trong cuốn sách này. Tôi xin hoan nghênh những ý
kiến phê bình từ quý vị độc giả.
Gregory c. Chow
Princeton, N J —Tháng 3 năm 2010


PHAT TRIEN KINH TE

1

Tinh thần kinh doanh thúc đẩy

những thay đổi vế kinh tế ở
Trung Quốc

Ic

lía cạnh quan trọng nhất của kinh tế Trung Quốc ngày nay
là những thay đổi nhanh chóng được thúc đẩy bởi những doanh
nhân khởi nghiệp của đất nước này. Bài viết này nỗ lực tìm hiểu
xem những doanh nhân đó là ai, môi trường hoạt động của họ là
gì, liệu nhũng thay đổi mau lẹ đó còn tiếp tục hay không, cũng
như cần có nhũng chính sách gì để cải thiện chúng.
Trong nhiều năm, đề tài quan trọng nhất trong nghiên cứu về
kinh tế Trung Quốc là cuộc cải cách kinh tế dẫn dắt bởi Chính
phủ và Đảng Cộng sản. Chẳng hạn, xem Chow (2007) về cải cách
kinh tế Trung Quốc. Đa phần cải cách kinh tế ở Trung Quốc hiện
nay đã hoàn thành. Chính phù đã tạo điều kiện môi trường kinh
doanh thuận lợi cho các doanh nhân, nhằm cải cách nền kinh tế


12

Gregory c Chow

theo hướng hoàn thiện hơn. Nghiên cứu về thay đổi kinh tế chính
là nghiên cứu hành vi của nhóm các chù thể kinh tế nói trên. Tôi
giả định rằng họ đều là những chủ thể kinh tế có lý trí, được thúc
đẩy bởi việc mưu cầu những lợi ích kinh tế. Chúng ta có thể hiểu
hành vi của họ qua khung mẫu tối đa hoá lợi ích, trong những
khuôn khổ hạn chế của môi trường kinh doanh. Tuy tư duy kinh
tế được áp dụng trong nghiên cứu này, các đề xuất mà tác giả đưa

ra mang phẩm chất định tính hơn là định lượng. Tăng trưởng kinh
tế có thể đo lường qua các biến số quan trọng như GDP thực, tuy
nhiên thay đổi kinh tế ờ Trung Quốc có những khía cạnh định tính
mà tôi không thể và không muốn mô tả theo những chỉ tiêu định
lượng. Tuy nhiên, tư duy kinh tế vẫn được sử dụng để giải thích
và dự đoán những thay đổi, cũng như đề xuất những chính sách
cần thiết để thúc đẩy những thay đổi đó.
Những thay đổi quan trọng nhất diễn ra ở đâú? Ai chịu trách
nhiệm về chúng? Đâu là môi trường cần thiết để doanh nhân khởi
nghiệp thành công? Liệu những thay đổi còn tiếp tục hay không,
và những chính sách cần thiết để cải thiện chúng là gì? Đó là
những vấn đề mà bài nghiên cứu này tập trung tìm hiểu.

1.

Những thay đổi quan trọng nhất diễn ra à đâu?

Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc phân loại hàng hoá và dịch vụ sản
xuất ra theo các nhóm phục vụ tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của
Chính phủ. Như thế, những chủ thể chịu trách nhiệm cho những
thay đổi kinh tế là người tiêu dùng, doanh nghiệp, Chính phủ và
người lao động sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ vừa nêu.


Tinh thần kinh doanh thúc đắy những thay đối vế kinh tế ở Trung Quốc 13

Tất cả đều góp phần trong nhữnii thay đổi triệt để của Trung
Quốc. Tôi cho rằng thay đổi quan trọng nhất nằm ở những cách
tân và đổi mới kinh tế cùa giới doanh nhân. Nếu như độc giả
không đồng ý với quan điểm này, thì mục tiêu của bài này vẫn là

giái thích và dự báo vai trò cùa giới doanh nhân trong việc tạo ra
nhũng thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc.
Nhũng cách tân xuất hiện nhiều nơi trong nền kinh tế, từ các
doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ hay nguyên
vật liệu, đến những tồ chức cung cấp dịch vụ giáo dục. Các nhà
kinh tế quan tâm đến sự phát triển của giáo dục kinh tế tại quốc
gia này hẳn đều không xa lạ gì với những cách tân được giới thiệu
trong các trường kinh tế hàng đầu, chẳng hạn về phương diện tổ
chức, các cách thức khuyến khích động viên đội ngũ giảng viên
và nhân viên trong trường, các phương pháp nghiên cứu, giảng
dạy. Đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công và tạo ra những
ảnh hường to lớn.

2.

Ai chịu trách nhiệm về những thay đổi quan trọng?

Với lập luận coi cách tân (innovations) là những thay đổi quan
trọng nhất, thì chủ thể chịu trách nhiệm chính là những doanh nhân
khởi nghiệp (entrepreneurs). Tài năng và lĩnh vực chuyên môn của
họ có thể rất đa dạng, song tất cả đều là những người tự tạo dựng
cơ nghiệp từ một khởi đầu rất ít òi về mặt của cải. Đây là nét đặc
trưng của các doanh nhân khởi nghiệp Trung Quốc. Đơn giản là vì
đầu những năm 1980, đa phần người Trung Quốc còn rất nghèo, do
đó những doanh nhân sau này đều có cùng xuất phát điểm, khởi sự


14

Gregory c Chow


từ bàn tay trắng và không được thừa hường gì về mặt tài sản. Môi
trường này là yếu tố chính trong việc chọn ra những doanh nhân
thành công chủ yếu dựa trên khả năng của chính họ.
Để minh họa, vài năm trước đây khi đến Wenzhou (ôn Châu),
tôi có quan sát hoạt động tại nhà máy cùa ông Tiger, nơi sản xuất
mặt hàng bật lửa hiện đang thống trị thị trường thế giới. Người
đàn ông này nguyên là một công nhân bị giãn thợ tại một nhà
máy quốc doanh, sau đó ông bắt đầu chế tạo một, hai cái bật lửa
một ngày để đem bán. Sau đó, ông đã lập ra và quản lý một nhà
máy sản xuất bật lửa, mà vào lúc tôi đến thăm thì đang chiếm
hơn một phần tư thị phần toàn cầu! Một ví dụ nữa là Tiến sĩ vật
lý Shi Zhengrong. ông này từ úc về Trung Quốc vào cuối những
năm 1990 và thành lập một công ty chế tạo tấm pin năng lượng
mặt trời (solar panel). Chỉ trong vòng 5 năm, công ty Suntech của
ông ta trở thành nhà sản xuất thứ hai trong ngành, chỉ đứng sau
công ty First Solar (Mỹ), còn bản thân ông thì trở thành người
giàu nhất Trung Quốc. Một ví dụ nữa là hãng xe hơi BYD có trụ
sờ ở Thâm Quyến, Quảng Đông, do vị Chủ tịch Wang Chuanfu
thành lập năm 2003. Họ đã bán được 448.400 xe hơi chạy bằng
điện, và vào tháng 12/2008 bắt đầu tung ra thị trường loại xe
hỗn hợp(1) đầu tiên được sản xuất hàng loạt với nhãn hiệu BYD
F3DM. Cũng vào tháng 12/2008, nhà tỳ phú Warren Buffett đã sử
dụng 230 triệu đô-la Mỹ để mua 10% cổ phần của hãng xe này.
Những ví dụ vừa nêu minh chứng cho hàng loạt cách tân trong
kinh doanh tại Trung Quốc. Năm 2010, tạp chí Forbes cho biết
Trung Quốc có 64 tỷ phú (chưa kể đến 25 tỷ phú Hong Kong),
1.

Xe hơi chạy bằng cả hai nguồn nhiên liệu điện và xăng - ND.



Tinh thần kinh doanh thúc đẩy những thay đổi vể kinh tế ở Trung Quốc 15

trong đó có 27 người mới - một mức tăng rất lớn. Quốc gia này
chi xếp sau Mỹ với 403 tỷ phú, tức là 40% tổng số tỷ phú của thế
giới. Theo danh sách cùa Forbes, tôi có ghi lại 6 tỷ phú hàng đầu
của Trung Quốc trong phụ lục A.
Lĩnh vực kinh doanh của 6 tỷ phú này bao gồm nước giải
khát, thức ăn gia súc, bán lẻ, xe hơi chạy pin và chạy điện, và
bất động sản. Điều này có nghĩa người ta có thể thành công trên
nhiều lĩnh vực sản xuất, từ hàng tiêu dùng đến hàng nguyên vật
liệu. Ba trong sổ sáu người này có bằng cao đẳng, còn ba người
kia thì không. Tôi từng rất ấn tượng trước hai doanh nhân hàng
đầu ờ Đài Loan và Hong Kong là Wang Yung-ching (Đài Loan,
vừa qua đời hai năm trước) và Li Ka-shing (Hong Kong): cả hai
ông đều không học cao, khởi nghiệp chỉ là những công nhân với
đồng lương ít ỏi, song lại sở hữu những kỹ năng và phán đoán
kinh doanh tuyệt hảo. Rất nhiều doanh nhân thành công ở đại lục
cũng sờ hữu những phẩm chất tương tự.

3.

Đâu là môi trường khiến các doanh nhân nỗ lực?

Môi trường ở đây được thảo luận trên các thành phần sau:
3.1 Chính phủ
Chính phù đóng góp trực tiếp vào các thay đổi kinh tế. Tuy nhiên,
cuộc thảo luận ờ đây tập trung vào vai trò của Chính phủ trong
việc tạo ra môi trường để doanh nhân thực hiện những cách tân

của họ.


16

Gregory c Chow

3.1.1
Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp một loạt các thể chế thị trường
để tạo điều kiện cho doanh nhân phát triển. Những thể chế này có
những khuyết điểm khá rõ ràng, nhưng cũng đủ hiệu quả để các
doanh nhân thực hiện những ý tưởng cách tân của họ. Một trong
số đó là việc nâng cao địa vị pháp lý của doanh nhân, thể hiện từ
việc cho phép họ tham gia Đảng Cộng sản từ cuối thập niên 1990,
cho đến một tu chỉnh Hiến pháp ngày 14/03/2004 liên quan đến
sở hữu tư nhân, theo đó quy định “những tài sản thuộc sở hữu tư
nhân của công dân có được một cách hợp pháp sẽ không thể bị
xâm phạm”.
3.1.2
Như các Chính phủ khác, Chính phủ Trung Quốc cũng đã xây
dựng các hạ tầng kinh tế và xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho
công việc của các doanh nhân.
3.1.3
Chính phủ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc điều
tiết hành vi kinh tế của giới doanh nghiệp.
Để thành lập một doanh nghiệp mới hay tiếp quản một doanh
nghiệp sẵn có, doanh nhân cần được cấp phép bởi cơ quan quản
lý Nhà nước (nếu doanh nghiệp hoạt động ở tầm quốc gia hay
quốc tế) và cơ quan quản lý địa phương nơi doanh nghiệp đó
hoạt động. Việc này đòi hỏi họ phải vượt qua cửa ải của một loạt

viên chức trong bộ máy quan liêu, người nào trong số đó cũng có


Tinh thẩn kinh doanh thúc dấy những thay dối vể kinh tế ở Trung Quốc 17

động cơ để tỉm cách thu một khoản “tiền thuê kinh tế(2)” từ doanh
nghiệp. Vì thế, các doanh nhân cần khéo léo khi tiếp xúc với các
viên chức Nhà nước.
Trong quá trình tìm kiếm khoản tiền thuê kinh tế nói trên, các
viên chức quan liêu đã thực hiện một chức năng có ích, khi họ
lựa ra nhũng doanh nghiệp có khả năng thông qua sự chấp thuận
và cấp phép của c ơ quan quản lý. Để tối đa hóa giá trị hiện tại
của khoản tiền thuê kinh tế sẽ thu trong tương lai, một viên chức
quản lý sẽ nồ lực chọn những doanh nhân nào có khả năng điều
hành một doanh nghiệp sinh lời nhiều nhất sau này. Bản thân
những viên chức quan liêu cũng là những người thông minh. Họ
là thành viên cùa Đảng Cộng sán, tổ chức có cơ chế bầu cử gián
tiếp chọn ra nhũng người tài vào những vị trí cao hơn, tuy đương
nhiên vẫn còn một số người được chọn vì những quan hệ cá nhân.
Nói tóm lại, những viên chức quan liêu thông minh hoàn toàn có
động cơ để chọn ra nhũng doanh nhân khởi nghiệp có khả năng,
nhằm đảm bảo gia tăng nguồn thu về “tiền thuê kinh tế” trong
tương lai.
3.1.4
Chính phủ Trung Quốc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô
nhằm đảm bảo môi trường thuận lợi cho doanh nhân phát triển.
Trong việc này, Chính phu Trung Quốc ít phụ thuộc vào một cơ
2.
Nguyên vãn là economic rent (tiền thuê kinh tế, hay tô kinh tế): khoản tiền
mà người chủ sở hữu của các yếu tố sản xuất phải nhận được để cho vay các yếu

tố sản xuất ấy. Các yếu tố sản xuất bao gồm: lao động, vốn và đất đai. Ở đây muốn
nói tới các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp trong tưorng lai mà Nhà nước sẽ thu
được - ND.


18

Gregory c Chow

cấu lập pháp độc lập theo kiểu Mỹ. Điều này có thể ảnh hưởng
tới việc vận hành nền kinh tế vĩ mô Trung Quốc, từ đó ảnh hường
gián tiếp tới môi trường của các doanh nhân.
Trung Quốc không trải qua nhiều khủng hoảng kinh tế trong đợt
suy thoái toàn cầu gần đây, bởi các thể chế tại đây không được
phép chấp nhận nhiều rủi ro trong kinh doanh như các thể chế tài
chính tại Mỹ. Ở Mỹ, những tổ chức phát hành chứng khoán phái
sinh có thể tạo ra các tài sản tài chính với giá trị dao động cực
lớn, trong khi bản thân họ không hề bị buộc phải duy trì lượng
vốn chủ sở hữu đủ để chịu đựng rủi ro liên quan. Khủng hoảng tài
chính Mỹ minh chứng một điều là tự do kinh tế có thể dẫn tới việc
kinh doanh với độ rủi ro quá cao và sự hỗn loạn về kinh tế. Chính
phủ Trung Quốc rất chậm rãi trong việc cho phép kinh doanh các
sản phẩm tài chính phái sinh. Do hành vi của Chính phủ hoặc do
một phần bản chất của người dân, người tiêu dùng Trung Quốc
không và không thể chấp nhận nhiều rủi ro như người tiêu dùng
Mỹ. Người Trung Quốc không sử dụng tín dụng quá nhiều, không
tiêu xài trước những đồng tiền mình chưa kiếm được. Hệ thống
ngân hàng Trung Quốc ổn định vì đa phần thuộc sở hữu Nhà
nước, người gửi tiền không phải quá lo lắng về độ an toàn cùa
khoản tiền gửi. Vì vậy có thể nói môi trường kinh tế tại đây, nơi

các doanh nhân phát triển, là tương đối ổn định hơn Mỹ, xét trên
nhiều khía cạnh.
3.2. Các thế chế thị trường ở Trung Qụổc
Tôi xem các thể chế thị trường như một thành phần riêng biệt
của môi trường kinh doanh, bởi tại Trung Quốc, chính sách của


Tinh thẩn kinh doanh thúc dấy những thay đồi về kinh tế ở Trung Quốc 19

Chính phủ chỉ là một yếu tố trong việc hình thành những thể chế
đó. Bất chấp những khiếm khuyết hiện có của các thể chế thị
trường Trung Quốc, tôi vẫn nêu ra đây tính tự do gia nhập (free
entry) như là một khía cạnh quan trọng. Tính tự do gia nhập trong
kinh doanh này được minh chứng bằng hàng loạt loại hình doanh
nghiệp khác nhau, hàng loạt loại cách tân khác nhau đã xảy ra.
Chính khía cạnh tự do kinh tế này thúc đẩy các doanh nhân khởi
nghiệp ở Trung Quốc phát triển.
33. Các thể chế pháp lý ở Trung Quốc
Người ta thấy rõ rằng hệ thống pháp luật kiểu phưcmg Tây hiện
chưa được thực hành ở Trung Quốc, mặc hệ thống lập pháp nước
này đã đưa ra nhiều luật lệ tương tự với luật lệ Tây phương, nhằm
tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế, nhất là của các nhà đầu
tư nước ngoài. Tuy nhiên, những luật lệ này chưa được thi hành
một cách chặt chẽ. Để thành công, doanh nhân khởi nghiệp Trung
Quốc phải làm ăn theo kiểu Trung Quốc, chẳng hạn sử dụng

guarvci (quan hệ) trong kinh doanh. Họ có khả năng và cũng quen
thuộc với những điều này.
3-4. Van hóa Trung Quốc trong việc xác định quy tắc của trò chơi
kinh doanh

Ở đây, tôi dùng thuật ngữ “văn hóa” theo nghTa hẹp. Xét theo nghĩa
rộng thì văn hóa sẽ ảnh hường tới các hành vi của cả Chính phủ
Trung Quốc lẫn những thể chế pháp lý vừa nói ở phần trên. Theo
nghĩa hẹp, tôi chỉ muốn nói tới bối cảnh văn hóa trong đó các doanh


20

Gregory c Chow

nhân hoạt động mà thôi. Theo đó, có một số cách thức nhất định
được chấp nhận về mặt văn hóa trong việc làm ăn với đối tác, cư
xử với đối thủ cạnh tranh, đối đãi với nhân viên. Đe hoàn thành mọi
việc, địa vị xã hội là hết sức quan trọng, do đó một doanh nhân khởi
nghiệp cần đầu tư để có được một địa vị cao trong xã hội. Người
ta vẫn thường nói rằng nước Mỹ được cai trị bằng luật pháp, còn
Trung Quốc được cai trị bằng con người. Một khía cạnh của điều
này là những người có địa vị xã hội cao, được kính trọng, sẽ có thể
yêu cầu người khác làm nhiều việc dù họ không chính thức giữ
những vị trí cao. Đặng Tiểu Bình từng là nhà lãnh đạo tối cao thực
sự của đất nước này trong nhiều năm, mặc dù chính thức thì ông ta
không còn nắm vị trí nào trong Chính phủ cả.
Những nguyên tắc ứng xử ẩn chứa trong văn hóa Trung Quốc
ảnh hưởng, tới cách thức mà các doanh nhân tại đây cố gắng xây
dựng vị thế trong xã hội, đóng góp một phần vào những thành
công trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ ở Hong Kong, nhiều
doanh nhân đóng góp những khoản tiền từ thiện lớn để tạo dựng
hình ảnh và địa vị xã hội, đó là tài sản quý báu giúp họ hoàn thành
công việc kinh doanh.
3.5. Người lao động Trung Quốc

Tôi không muốn nói tới khía cạnh đội ngũ nhân công đông đảo
cùa Trung Quốc, cái dẫn tới mức lương rẻ - một yếu tố thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài. (Mức lương tương đối tại các tỉnh
duyên hải Trung Quốc đã tăng cao khiến một số nhà đầu tư đã
chuyển qua các nước lân cận như Ấn Độ và Việt Nam, những nơi
có mức lương thậm chí còn thấp hơn). Điều tôi muốn nói là tính


Tinh thán kinh doanh thúc đấy những thay đối vể kinh tế ở Trung Quốc 21

dạo đức và những kỹ năng trong công việc mà người lao động
Trung Quốc thừa hưởng từ hàng ngàn năm hoạt động kinh tế thị
trường trước đây.
3.6. Bản thần các doanh nhàn khởi nghiệp Trung Qụỗc
Các doanh nhân khởi nghiệp Trung Quốc có những cá tính riêng
cùa họ, khác biệt với cá tính cùa các doanh nhân ở bất kỳ nơi nào
khác, bởi họ là kết tinh của hàng ngàn năm lịch sừ và văn hóa
Trung Quốc, cũng như quá trình phát triển và khủng hoàng kinh
tế trong thời gian gần đây. Tôi cảm thấy mình không đủ trình độ
để cung cấp cho các bạn một bán danh sách chi tiết hoàn thiện
nhưng tôi có thể đề cập đến một số điểm liên quan.
Việc khởi nghiệp đã và đang phát triển suốt hàng ngàn năm
bởi nền kinh tế thị trường Trung Quốc đã tồn tại suốt hàng ngàn
năm. Chất lượng và kỹ năng của các doanh nhân khởi nghiệp
Trung Quốc là sự thừa hưởng từ một truyền thống lịch sử lâu đời
như thế. Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây trong quá trinh thực
hiện sáng kiến “Đại Nhảy Vọt" 1958-1961 và Cách mạng Văn
hóa 1966-1976 đã mang lại cho thế hệ công dân Trung Quốc ngày
nay những kỳ năng sống sót và khát khao làm giàu mãnh liệt. Sự
tăng trưởng kinh tế gần đây đã cho thế hệ trẻ Trung Quốc thấy

được rằng có rất nhiều cơ hội dành cho họ. Những doanh nhân
khởi nghiệp thông minh hiêu được môi trường và có bản năng
cũng như kỹ năng tận dụng môi trường đó. Chẳng hạn, nhiều
doanh nhân Trung Quốc có thực lực đã tận dụng lợi thế về kỳ
năng và sự cần mẫn của lực lượng công nhân bằng cách khích lệ
họ và cho họ những điều kiện làm việc đủ tốt.


Gregory c Chow

22

4.

Liệu thay đổi này có tiếp tục không?

Câu trả lời của tôi là có. Với động cơ muốn thành công của các
doanh nhân và điều kiện môi trường thuận lợi, chúng ta có thể
đoán trước rằng các hành động của họ sẽ vẫn tiếp diễn và những
thay đổi thành công cũng sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. Sự
tiên đoán này chỉ sai lầm nếu như động cơ và năng lực của các
doanh nhân khởi nghiệp thay đổi (điều hiếm khả năng xảy ra)
hoặc nếu như môi trường không còn thuận lợi nữa.
Đứng đầu danh sách những thay đổi về môi trường tệ nhất
có thể xảy ra là khả năng cơ hội cải tiến biến mất. Schumpeter
(1947, trang 124) dự đoán rằng “các đơn vị công nghiệp khổng
lồ quan liêu một cách hoàn hảo sẽ hất cẳng các doanh nhân khởi
nghiệp và khiến giai cấp tiểu tư sản mất đi chức năng của họ”.
Chuyện này không xảy ra với các doanh nhân Trung Quốc liên
tục cải tiến và lập ra các công ty mới như mô tả trong bài viết

này. Trong một tương lai có thể nhìn thấy trước, cơ hội cải tiến ở
Trung Quốc và những nơi khác trên thế giới sẽ vẫn còn đó vì một
lý do duy nhất: việc gia tăng sản lượng tương lai, đòi hỏi phải sử
dụng các nguồn năng lượng và các tài nguyên môi trường, có thể
hủy hoại môi trường nếu như chúng ta không tìm ra các phương
pháp sản xuất mới để tăng tỉ lệ sản lượng / năng lượng (output/
energy ratio) hoặc cung cấp các phương pháp tận dụng các nguồn
năng lượng thay thế cho nhiên liệu khai thác từ trong lòng đất.
Cơ hội và nhu cầu cải tiến vì mục đích này là không có giới hạn.
Sự phát triển kinh tể sẽ hủy hoại môi trường tự nhiên nếu như
chúng ta không tìm ra các cách sản xuất và tiêu dùng thân thiện
với môi trường.


Tinh thẩn kinh doanh thúc dấy những thay đổi vé kinh tế ở Trung Quốc 23

Bây giờ, hãy chuyển sang các trở ngại khác. Các trở ngại này
có thể xếp loại một cách khoa học thành các trở ngại xảy ra trong
các thành phần khác nhau cùa môi trường nơi hoạt động kinh
doanh diễn ra, như liệt kê trong phần 3.
Điều được thảo luận thườne xuyên nhất là sự bất ổn định của
Chính phủ Trung Quốc. Những nhà quan sát khác nhau có những
quan điếm khác nhau về sự bất ổn có thể xảy ra. Nhũng người
bi quan có thể chỉ ra nhiều vấn đề nghiêm trọng mà Chính phủ
Trung Quốc đang đối mặt, bao gồm các vấn đề về sự đói nghèo
ở vùng nông thôn và sự bất bình đẳng về thu nhập, sự thiếu hụt
của hệ thống chính trị một đảng, sự suy giảm của việc cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho một số lượng lớn người dân ở khu
vực nông thôn, sự tham nhũng của các quan chức Chính phủ... Do
hạn chế về phạm vi, tôi không thể thảo luận hết từng nhân tố gây

bất ổn này được. Các độc giả có quan điểm mạnh mẽ về sự bất
ổn tiềm ẩn của Chính phù Trung Quốc sẽ có các câu trả lời khác
nhau đối với những câu hỏi trong phần này. về vấn đề sự nghèo
đói ở khu vực nông thôn và sự bất bình đẳng về thu nhập, độc giả
có thể tham khảo thêm trong tài liệu Chow ậ>009a).
Các bạn cũng có thể xem qua danh sách các yếu tố môi trường
mà các doanh nhân khới nghiệp Trung Quốc phải đối phó. Nếu
độc giả có thể tìm ra một lý do quan trọng giải thích lý do các yếu
tố đó trờ nên bất lợi cho doanh nhân, đường đi của họ sẽ khác với
diều tôi nói.
Những khác biệt đó cũng tương tự đối với các suy luận dựa theo
các mô hình toán kinh tế. Các nhà kinh tế học khác nhau sẽ lựa
chọn các tập hợp biến số khác nhau để đưa vào mô hình và chỉ


Gregory C Chow

24

ra cac each thuc khac nhau ma bien so ho lira chon tuong tac vdi
nhau de dua ra cac du doan. Toi da mo ta cac bien so kinh te va
moi trudng, dong thdi sir dung each mo ta nay (hay mo hinh, neu
nhu chung la nhung mo ta dinh luong) de dir doan hanh vi cua
cac nhan to trong tuang lai. Neu nhir khong co nhung thay doi
mang tinh ca ban trong each thuc van hanh cua cac nhan to nay
hay trong moi trudng, nhurng du doan cua toi se co gia tri.

5.

Cac chinh sach nao se cai thien nhflng thay doi

trong ttftfng lai?

Toi co the ludt qua tirng thanh phan cua moi trudng liet ke d tren
de ggi y cho cac ban each cai thien chung. Vi danh sach nay bao
trum nhieu khia canh cua nen kinh te Trung Quoc, toi chi de cap
den nhung kien nghi ve chinh sach dugc chgn loc.
5.1. Chinh phu
Nhieu nha quan sat dong y rang Chinh phu Trung Quoc da thuc
hien rat tot qua trinh cai to kinh te de tao ra mot tap hgp cac the che
thi trudng va cung cap ca sd ha tang xa hoi va kinh te de cac doanh
nhan khdi nghiep phat trien. Ai cung co the chi ra nhung llnh vuc
cai to hoac ca sd ha tang cu the van con can cai thien. Mot vai du
an cua Chinh phu nhu du an Phat trien Mien Tay lien quan co dinh
dang den lang phi va tham nhung, va co the cai thien.
Toi da noi ve mat tich cue cua viec co cac doanh nhan khdi






nghiep dugc lira chgn thong qua cac vien chuc Chinh phu de
ho trg qua trinh thu thap tien thue kinh te (economic rent).


Tinh thần kinh doanh thúc dấy những thay đối về kinh tế ở Trung Quốc 25

Mặt tiêu cực là sự không hiệu quả của việc có quá nhiều tầng lớp
quan chức có quyền can thiệp vào hoạt động của doanh nhân.
Giới lãnh đạo cùa Chính phù Trung Quốc cũng biết rò điều này

nhưng để cải thiện thì không hề dễ. Một lãnh đạo có năng lực
như Chu Dung Cơ đã từng một lần thanh lọc lại Chính phủ Trung
Quốc ở một mức độ nào đó, nhưng nếu như ngày nay không có
một lãnh đạo có năng lực như vậy để thanh lọc lại các quy trình
để doanh nhân khởi nghiệp, mọi đề xuất của các nhà kinh tế học
sẽ chẳng mang lại lợi lộc gì. Với tệ tham nhũng phổ biến ở Trung
Quốc cũng vậy. Tham nhũng được Chính phủ Trung Quốc nhận
thức rõ. Các lãnh đạo Đảng Cộng sản đã khẳng định nhiều lần
rằng ưu tiên hàng đầu cùa họ là giảm hay kiểm soát tham nhũng.
Không cần phải nhắc họ cũng biết rằng đây là một nhiệm vụ
quan trọng.
Trong việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô, Chính phù
Trung Quốc dường như đã làm tương đối tốt. Nền kinh tế Trung
Quốc vẫn thịnh vượng cho dù các nền kinh tế khác trên thế giới
đang trải qua giai đoạn đình trệ. Rất dễ tìm ra những ví dụ về sự
tiến bộ, chăng hạn như việc cho phép định giá đồng Nhân dân tệ
theo các vếu tố thị trường ở mức độ rộng lớn hơn. Tôi tin rằng
sự cứng nhắc cùa tì giá hối đoái chủ yếu là kết quả cùa những
cân nhắc chính trị ờ Trung Quốc. Thật rủi ro nếu các quan chức
cấp cao trong Chính phủ Trung Quốc cho phép đồng Nhân dân
tệ tăng giá quá nhanh, bời vì một bộ phận lớn dân chúng sẽ phản
đối. Một thay đối chính sách khà thi là sử dụng một sổ lượng lớn
nguồn dự trữ ngoại hối cùa Trung Quốc để phát triển kinh tế,
chẳng hạn như phát triền khu vực miền Tây. Một cách tự nhiên,


26

Gregory c Chow


việc gia tăng mức cung đồng đô-la Mỹ từ hoạt động trên sẽ làm
giảm giá trị trao đổi của đồng đô la Mỹ so với đồng Nhân dân tệ.
Cho phép đồng Nhân dân tệ tăng giá theo kiểu này sẽ dễ được
chấp nhận hon về mặt chính trị.
5.2. Các thể chế thị trường
Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập các thể chế thị trường thông
qua đợt cải tổ kinh tế. Bước tiếp theo là cho phép các thể chế thị
trường này có nhiều tự do hon trong việc tự phát triển, chủ yếu
thông qua nỗ lực của các doanh nhân. Khi có đủ tự do về mặt kinh
tế, các thể chế thị trường phù hợp sẽ phát triển một cách tự nhiên
trên khắp thế giới, ví dụ thị trường chứng khoán ở New York
và Thượng Hải trong thập niên 1920 là các thị trường không do
Chính phủ thành lập.
5.3. Các thé chế pháp lý
Hệ thống pháp lý Trung Quốc đã được cải thiện rất nhiều, đến
mức giờ đây các công dân được phép kiện Chính phủ, tuy nhiên
trên thực tế thì hệ thống pháp lý này vẫn đang thiên vị cho Chính
phủ khi giải quyết các tranh chấp. Hơn nữa, một số luật sư bị phạt
nếu như họ chủ động theo đuổi các vụ kiện chống lại Chính phủ.
Đây là một khía cạnh trong hệ thống chính trị Trung Quốc với
sự tập trung cao độ quyền lực của Chính phủ trong một số lĩnh
vực nhất định mà Chính phủ không muốn từ bỏ. Những người
quan sát, kể cả những nhà nghiên cứu học thuật được kính trọng
ở Trung Quốc, vẫn tin rằng việc từ bỏ bớt quyền lực và nới lỏng


Tinh thẩn kinh doanh thúc dấy những thay dổi vể kinh tế ở Trung Quốc 27

kiểm soát đối với dân chúng trong một số lĩnh vực, đối xử với các
bên trong các tranh chấp pháp lý một cách công bằng theo luật

pháp sẽ tốt cho Trung Quốc và cho chính bản thân Đảng Cộng
sản, nhung các nhà lãnh đạo cấp cao có thể sẽ không đồng ý với
quan điểm này và không sẵn sàng thực hiện những hành động táo
bạo như vậy.
5.4. Văn hóa
Văn hóa chỉ có thể thay đổi một cách chậm chạp. Chính phủ
Trung Quốc cho rằng mình chịu trách nhiệm trong việc giáo dục
và tập họp dân chúng làm việc vì lợi ích của đất nước. Điều này
đúng, Chính phủ có thể ảnh hưởng lên nhân dân bằng việc gia
tăng và cải thiện giáo dục công dân trong trường học và quảng
bá văn hóa Trung Quốc như họ đã và đang làm, tới một giới hạn
nào đó.
5.5. Người lao động
Tôi coi thành phần này như một phần của việc đầu tư vào nguồn
vốn nhân lực. Có nhiều cách mà Chính phú có thế cải thiện việc
hình thành nguồn vốn nhân lực như cải thiện hệ thống giáo dục
và hệ thống chăm sóc sức khỏe, đồng thời cho phép người lao
động được di cư một cách dễ dàng. Hệ thống giáo dục đại học
cần được kiểm soát chặt chẽ hơn mức cần thiết hay mức mong
muốn. Chẳng hạn, việc kiếm soát sự di chuyển của các giáo sư
đại học cần phải được giao cho các cơ quan ở địa phương quản
lý. Việc một giáo sư đại học muốn đi ra nước ngoài không nhất


×