Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Kỹ thuật an toàn trong thiết kế, sử dụng và sửa chữa máy xây dựng nguyễn đăng điệm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.2 MB, 225 trang )

Đ
690.028

PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỀM

Ng 527 Đ

Kỹ thuật an toàn
trong thiét kể, sử dụng
và sửa chữa


PGS.TS. NGUYỄN ĐẢNG ĐIÊM

KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THIẾT KẾ,
SỬ DỤNG VÀ sửA CHỮA MẤY XÂY DỰNG

í 1W8B6S$t
j

T* M
Jf Vĩ&.rt
**.w
V ĩ Y?ĩ J

I



1 00 24 53 3
NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI


HÀ NÔI - 2012


Chịu trách nhiệm xuất bản
LÊ TỬ GIANG

Biên tập

VŨ VĂN B Á I
Bìa

VƯƠNG THÉ HÙNG
Trình bày
TRÀN NAM TRANG

NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI
Địa chỉ: 80B Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện thoại: 04.39423345 - 3.9423346 * Fax: 04.38224784

In 500 cuốn khổ 19 X27 cm tại Công ty in Giao thông Nhà xuất bản Giao thông vậi tải
Đăng ký KHXB sổ: 181-2012/CXB/127-158/GTVT
Quyết định xuất bản số 24/QĐ-GTVT ngày 12 tháng 4 năm 2012
In xong và nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2012.


LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình tổ chức sản xuất, con người luôn giữ vai trò là một chủ thê
để điều hành hoặc để thực hiện các công đoạn của quá trình sản xuất. Chính vì
lẽ đó, cho nên con người phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung

quanh. Môi trường ở đây bao gồm. Không khí, nước, nhiệt độ, tiếng ồn, khí
hậu và máy móc thiết bị công nghệ. Các yếu tố này tùy theo điều kiện và mức
độ khác nhau khi tiếp cận với con người, chúng sẽ có ảnh hưởng khác nhau
đến sức khỏe và cơ thể của con người.
Trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp, dù muốn hay không thì các điểu
kiện công nghệ sẽ là đổi tượng luôn có mối quan hệ ràng buộc với người lao
động. Ví dụ như: Một nguồn điện được sử dụng trong công nghiệp, một môi
trường khí hậu, nguồn nước, nguồn ánh sáng, độ ồn, nhiệt độ của môi tncờng
và sự hoạt động của các loại máy móc thiết bị v.v. đều tạo cho con người một ý
thức phải hết sức thận trọng trong quá trình tiếp cận đế sao cho không xẩy ra
những thiệt hại đáng tiếc cho ban thân mình.
Đe có những cơ sở khoa học và những nội dung hướng dẫn cho việc thực
hiện cũng như tính toán đối với lĩnh vực an toàn và môi tncờng, cuốn sách “Kỹ
thuật an toàn trong thiết kế, sử dụng và sửa chữa máy xây dựng ” được biên
soạn nhằm mục đích giới thiệu những quy định về sử dụng điện; sử dụng khí
nén; sử dụng các chắt cháy nổ; các quy định chung về phòng và chổng cháy;
đặc biệt là những quy định an toàn trong thiết kế, trong quá trình sử dụng khai thác và sửa chữa máy móc xây dựng. Nội dung cuốn sách cũng đề cập một
số tiêu chuẩn và quy định an toàn của Nhà nước trong lĩnh vực sử dụng máy
móc và thiết bị xây dựng.
Nội dung cuốn sách gồm 5 chương:
Chưong 1: Những quy định chung về an toàn lao động, bảo hộ lao động và
môi tntỏmg đổi với sức khỏe con người.
Chương 2: Kỹ thuật an toàn trong thiết kể và sử dụng máy xây dựng xếp dỡ.
Chưong 3: Những vẩn đề an toàn trong vận chuyển và lắp dimg máy xây
dựng, lắp dựng các cấu kiện xây dựng.
3


Chương 4: Các quy định về kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp trong
các phân xưởng sửa chữa máy xây dựng.

Chương 5: Quy định về phòng cháv và chừa cháy trong các xí nghiệp
công nghiệp.
Với khả năng và thời gian có hạn, mặt khác đây là lần biên soạn đầu tiên
nên không sao tránh khỏi những thiếu sót trong nội dung của cuốn sách, tác
giả rất mong bạn đọc xa gần góp ý đế nội dung ấn phẩm ngày càng được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
TÁC GIẢ

4


Chương 1
n h ũ n g q u y đ ịn h c h u n g v ẻ a n t o à n l a o đ ộ n g , b ả o h ộ

LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯÒNG ĐÓI VÓI s ứ c KHỎE CON NGƯỜI
1.1. QUY ĐỊNH CHUNG VÈ BẢO Hộ LAO ĐỘNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
1.1.1. Một sổ khái niệm và định nghĩa về an toàn lao động và bảo hộ lao động

- Bảo hộ lao động: Là hệ thống các biện pháp, các phương tiện, các văn bản pháp
quy, trong đó quy định rõ các biện pháp tương ứng thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội,
kỹ thuật, vệ sinh và tổ chức nhằm mục đích bảo đảm tính an toàn, bảo đảm sức khỏe và
khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động.
- Vệ sinh công nghiệp: Là hệ thống các biện pháp thuộc lĩnh vực tổ chức, kỹ thuật,
vệ sinh và các phương tiện nhằm chống lại sự tác động của các yếu tố độc hại trong
công nghiệp và xây dựng lên người lao động.
- Kỹ thuật an toàn - Là hệ thống các biện pháp thuộc lĩnh vực tổ chức, kỹ thuật và
các phương tiện nhằm chống lại các yếu tố mất an toàn trong sản xuất đổi VỚI người lao
động.
- An toàn lao động: Là trạng thái của các điều kiện lao động có khả năng chống lại

sự nguy hiểm cho người lao động.
- Yếu tổ lao động nguy hiếm: Là những yếu tố của quá trình sản xuất, mà sự tác
động của chúng đổi với con người có thể gây thương tích.
- Tính nguy hiểm lao động: Là khả năng của các yếu tố nguy hiểm hoặc của các
yếu tố độc hại trong quá trình sản xuất có thể tác động lên người lao động.
- Thương tật lao động: Là thương tích mà người lao động gặp phải trong quá trình
lao động do không thực hiện đúng các yêu cầu về an toàn lao động.
- Trường hợp rủi ro trong sản xuất: Là trườg hợp rủi ro xẩy ra đối vói người lao
động có liên quan đến sự tác động của yếu tố lao động nguy hiểm trong sản xuất.
- Yếu tố độc hại: Là những yếu tố của quá trình sản xuất, mà sự tác động của chúng
có thể gây nên bệnh tật hoặc làm giảm sức khỏe của người lao động.
- Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do các yếu tố độc hại trong sản xuất tác
động lên người lao động.
5


- Các yêu câu về an toàn lao động: Là những yêu câu đặt ra đôi với môi trường sản
xuất, đối vói các thiết bị máy móc và đổi với người lao động, nhằm bảo clảm an toàn
cho con người và thiết bị trong quá trình sản xuất.
- Tính an toàn của các thiết bị sản xuất: Là tính chất và chất lượng của các máy
móc thiết bị bảo đảm được trạng thái an toàn khi thực hiện các chức năng của chúng
với những điều kiện quy định trong thời gian làm việc.
- Tính an toàn của quá trình sản xuất: Là tính chất và trạng thái của quá trình sản
xuất bảo đảm được trạng thái an toàn khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất đề ra.
- Các phương tiện bảo hộ người lao động: Là những dụng cụ, những phương tiện
được sử dụng để phòng ngừa sự tác động của các yểu tố nguy hiểm và các yếu tố độc
hại tác động lên người lao động.
1.1.2. Một sổ yêu cầu CO’ bản đối với công tác bảo hộ lao động

Xuất phát từ mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đồng thời để

bảo vệ sức khỏe người lao động, công tác bảo hộ lao động cần phải chú trọng những
vẩn đề và yêu cầu cơ bản sau đây:
a - Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất có sự tham gia của ba thành phần:
con người, phương tiện lao động và đối tượng lao động.
b - Phương tiện lao động không chỉ tác động lên đối tượng lao động mà còn tác
động lên cả con người điều khiển chúng. Ví dụ: Trong quá trình điều khiển máy móc
và thiết bị hoạt động, con người chịu sự tác động của tiếng ồn, của rung động, của nhiệt
độ hoặc của chất độc hậi dô thiết bị gây ra.
c - Sự tác động có hại của thiết bị và môi trường lao động đối với sức khỏe con
người trong thời gian dài của quá trình sản xuất là điều không cho phép. Do vậy rất cần
có sự bảo đảm điều kiện an toàn lao động và bảo đảm sức khỏe cho con ngtrời.
d - Cơ thể con người ưong quá trình làm việc sẽ thích ứng dân với những yêu tô
độc hại ở mức độ nhẹ, ví dụ sẽ quen dần với tiếng ồn, với nhiệt độ nóng (hoặc lạnh) ở
mức độ vừa phải v.v... Nhưng nếu các yếu tố độc hại đó vượt quá mức cho phép thì cơ
thể con người không thể nào thích ứng được với chúng và như vậy khả năng lao động
của con người sẽ giảm, sức khỏe con người sẽ bị tổn hao. Trong những trường hợp này
dễ xẩy ra thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp.
Để bảo hộ sức khỏe con người cần phải áp dụng các phương tiện bảo vệ và các biện
pháp nhàm nâng cao độ an toàn trong quá trình sản xuất. Các biện pháp cơ bản cần chú
ý bao gồm:
6


- cần xác định rõ các yếu tố sản xuất mang tính độc hại và tính nguy hiểm.
- Nghiên cứu tìm tòi những nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp và thương tật cho
con người trong quá trình sản xuất.
- Thiết kế và trang bị các phương tiện bảo vệ.
- Triển khai và áp dụng các biện pháp phòng ngừa mang tính tố chức và kỹ thuật.
- Các yêu cầu đề ra ban đầu cho việc thiết kế và trang bị các điều kiện an toàn lao
động phải được dựa vào những định mức khoa học về vệ sinh, về kỹ thuật đã được quy

định dựa trên đặc điểm sinh lý của con người trong quá trình lao động.
- Theo đặc điểm tác động lên con người của các yếu tố độc hại và nguy hiềm trong
quá trình sản xuất, mặt khác theo đặc điểm và chức năng của các phương tiện được áp
dụng để tìm tòi biện pháp chống lại sự tác động đó. Công tác bảo hộ lao động được
phân chia thành ba nhóm như sau:
Nhóm 1: “Vệ sinh công nghiệp” - Nhóm này nghiên cứu các biện pháp và phương
tiện bảo vệ để chống lại tính độc hại của môi trường sản xuất tác động lên cơ thể con
người. Các yếu tố độc hại thuộc nhóm này bao gồm: tiếng ồn, rung động, siêu âm,
phóng xạ, ánh sáng, độ nhiễm bẩn không khí và nước.
Nhóm 2: “Kỹ thuật an toàn” - Nhóm này nghiên cứu các phương tiện và biện pháp
chống lại sự tác động lên cơ thể con người của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, ví
dụ như an toàn về điện, an toàn về làm việc trên cao, an toàn về sự hoạt động của máy
móc thiết bị, an toàn về làm việc trong những điều kiện đặc biệt (hầm lò, sông biển,
chất nổ, khí nén v.v...).
Nhóm 3: “Phòng hỏa” - Nhóm này nghiên cứu các phương tiện và biện pháp để
phòng ngừa và chống lại hỏa hoạn có thể xẩy ra trong quá trình sản xuất.
' Các giải pháp kỹ thuật về bảo hộ lao động cần phải được đề cập tới một cách
đúng mức trong khi thiết kế máy móc và thiết bị, trong quá trình sử dụng, trong môi
trường lao động công nghiệp và quá trình xây dựng các công trình (dân dụng, công
nghiệp, thủy lợi, giao thông v.v...).
- Nội dung và yêu cầu của công tác bảo hộ lao động được đặt ra phải dựa trên các
nguyên tắc quy định thuộc lĩnh vực lý - hóa, lĩnh vực công nghệ, tính toán - kết cẩu và
có liên quan chặt chẽ tới quá trình tổ chức sản xuất, tới sự phát triển của khoa học và
kỳ thuật.
7


1.2.

ĐẶC ĐIẾM VÈ C ơ THỂ VÀ SINH LÝ CỦA CON NGƯỜI VỚI CÁC ĐIÈU KIỆN


BẢO Hộ LAO ĐỘNG

Để tạo điều kiện thuận lợi cho con người trong quá trình lao động, giúp con người
ít bị mệt mỏi khi làm việc, khi thiết kế các vị trí làm việc cho người lao động trên các
máy móc thiết bị cần phải chú ý đến kích thước của cơ thể con người và tư thế thao tác
ở mọi vị trí. Các trị số kích thước này đã được quy định trong các tài liệu về bảo hộ lao
động. Sau đây chúng ta sẽ xem xét một số đặc điểm về cơ thể và sinh lý của con người
có liên quan tới các điều kiện lao động.
1.2.1. Lớp da của con người: Da là một lớp bọc bên ngoài của cơ thể con người có

chức năng bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương cơ học và điều tiết nhiệt độ của cơ thể. Diện
tích lófp da bên ngoài của một người lớn có trị số trung bình khoảng 2m2. Nhiệt độ trung
bình của cơ thể con người là 37°c. Nhiệt độ này được duy trì do quá trình tạo nhiệt trong
cơ thể và quá trình truyền nhiệt ra môi trường xung quanh. Da sẽ bảo vệ cơ thể khỏi bị
nóng quá và cũng khỏi bị lạnh quá. Phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường, sự truyền
nhiệt sẽ tăng hoặc sẽ giảm. Một người lớn ưong điều kiện làm việc ở mức độ nhẹ nhàng
với nhiệt độ không khí từ 18 - 20°c trang bình mỗi ngày sẽ phát ra một nhiệt lượng
khoảng 2700 kcal, trong đó cho quá trình bức xạ là 1181 kcal, thoát ra ngoài không khí
833 kcal, cho việc bốc hơi 558 kcal, chi cho sự hoạt động của các cơ quan nội tạng và cơ

bắp 51 kcal, cho việc hâm nóng thức ăn 42 kcal và cho việc thở là 35 kcal.
Sự chi phí nhiệt lượng trong hai trường họp đầu sẽ xẩy ra khi nhiệt độ môi trường
thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Neu nhiệt độ môi ưường cao hơn nhiệt độ cơ thể thì nhiệt
lượng được phát ra cho việc thoát mồ hôi. Tính chất này của cơ thể giúp cho con người
có thể ở được trong môi trường có nhiệt độ hơi cao. Nếu gặp nhiệt độ môi trường cao
mà không khí lại có độ ẩm lớn thì quá trình phát nhiệt lượng cho sự bốc hơi sẽ xẩy ra
khó khăn hơn, lúc này điều kiện làm việc sẽ không bình thường, gây cho con người có
cảm giác khó chịu.
Quá trình điều tiết nhiệt lượng nêu trên nếu bị phá vỡ, nhiệt độ cơ thể con người có

thể giảm xuống đến 24°c và có thể bị từ vong. Con người có khả năng chịu sự giảm
nhiệt độ của cơ thể tốt hơn so với trường hợp tăng nhiệt độ. Nếu nhiệt độ cơ thể chỉ
tăng từ 2,5 -ỉ- 3°c đã dẫn tới sự rổi loạn các chức năng quan trọng của con người.
Lóp da của con người có cảm giác rất nhậy với sự tác động bên ngoài như nóng,
lạnh, vết đau v.v... Trong quá trình lao động rất dễ xẩy ra những hiện tượng như bỏng,
ngứa, xây xát da. Do vậy da cần phải được bảo vệ hết sức cẩn thận.
8


1.2.2. Thị giác: Thị giác của con người được thể hiện nhờ vai trò của đôi mắt. Khi

đánh giá cơ quan thị giác người ta sử dụng các khái niệm như tầm quan sát, độ nhìn
thấy và góc của miền thị giác. Giới hạn tầm quan sát từ đường nằm ngang tầm mắt có
giá trị khoảng 60° tính đến vị trí biên về phía trên và khoảng 75° tính đến vị trí biên về
phía dưới. Giới hạn này có thể thay đồi bằng cách ngửa đầu lên phía trên 30° hoặc cúi
đầu xuống phía dưới 40°. Miền thị giác cũng có thể tăng nếu ta xoay đầu đi một góc 45°
về cả hai phía.
Khoảng cách tối thiểu, trung bình và tối đa để nhìn thấy rõ một vật trong điều kiện
ánh sáng bình thường tương ứng là 380, 560 và 766mm. Trong mặt phẳng nằm ngang,
một con mắt nhìn thấy về một phía với một góc là 94° và về phía kia với góc 62°.
Khoảng cách nhìn thấy những vật bé (như chữ trong sách chẳng hạn) tính từ mắt có
thị lực bình thường là khoảng từ 30 đến 35mm.
Với vai trò và chức năng của đôi mắt như vậy, cho nên trong cuộc sổng hàng ngày
cũng như trong sản xuất cần phải trang bị ánh sáng đủ cường độ và hợp màu sắc. Trong
thực tế có những người khó tiếp nhận màu đỏ và màu xanh lá cây, vì vậy đối với những
người lái xe ôtô hoặc những máy xây dụng di chuyển trên đường cần phải được một cơ
sở y tế có thẩm quyền xác nhận khả năng tiếp nhận màu sắc.
1.2.3. Thính giác: Đôi tai của con người có khả năng tiếp nhận sóng âm thanh với

tần số dao động từ 20 đến 20.000Hz. Trong miền từ 2.000 đến 4.000 Hz thì độ cảm

nhận của thính giác sẽ cao, còn với tần số nhỏ hon 800 và cao hơn 6.000 Hz thì độ cảm
nhận của thính giác sẽ thấp hơn.
Ngoài ra, khả năng tiếp nhận sóng âm thanh của cơ quan thính giác cũng phụ thuộc
vào trạng thái và vị trí của con người trong không gian. Ví dụ như một người đang làm
việc trên cần trục tháp khi cần trục có dao động lớn thì ở người lái sẽ bị ánh hướng các
chức năng tương ứng của cơ quan thính giác, lúc đó người lái cảm thấy chóng mặt,
buồn nôn (giống như trạng thái người say ôtô, say tàu thủy).
1.2.4. Tiếng nói: Tần số dao động của tiếng nói con người ở trong khoảng 500 -5-

2.000Hz. Tiếng nói có thể nghe được khi đạt cường độ âm thanh từ 10 deciBel (dB).
Chất lượng của tiếng nói thường được đánh giá bằng độ nghe rõ của quá trình phát âm.
1.2.5. Thờ: Trong cơ thể con người liên tục xẩy ra quá trình trao đổi khí, từ đó máu

sẽ hấp thụ ôxy từ không khí và thải ra khí cacbonic. Trung bình một người lớn trong
một phút sẽ thở từ 14 đến 16 lần (hít vào và thở ra). Mỗi một lần thở, con người ta sẽ
hít vào và thở ra khoảng 500cm3 không khí, trong đó lượng không khí hít vào chứa
9


21% ôxy, không khí thở ra chứa 16% ôxy (như vậy là con người đã hấp thụ gần 20%
lượng ôxy trong không khí qua một lần htở). Tính trong một ngày ôxy sẽ thấm vào máu
khoảng 500 lít và khoảng 400 lít khí cacbonic được thải ra ngoài.
1.2.6.

Tuần hoàn máu: Trong cơ thể con người chứa khoảng 5 lít máu. Nếu mất Vz

lượng máu đó con người có thể bị chết. Một điều kiện vô cùng quan trọng bảo đảm cho
sự sống của một cơ thể con người là sự tuần hoàn máu. Quả tim là nguồn động lực tạo
ra quá trình tuần hoàn máu (với vai trò như một cái bơm). Trung bình trong một phút
quả tim có thể đập 75 lần và sẽ bơm một lượng máu thông qua nó là 5240cm3.

Từ những đặc điểm về cơ thể và sinh lý con người đã nêu ở trên, chúng ta cần nhận
thức được rằng trong quá trình lao động của con người phải làm sao cho các yếu tố của
môi trường xung quanh bảo đảm được mức độ yêu cầu để tạo cho cơ thể con người vận
động một cách bình thường.
1.3. PHÂN TÍCH CÁC ĐIÈU KIỆN LAO ĐỘNG

Trong quá trình lao động, tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm công việc, con người
phải chịu mức độ nặng nhọc khác nhau. Các tài liệu đã công bố quy định sự phân loại
mức độ nặng nhọc của công việc đối với con người theo ba mức như sau:
a) Công việc nhẹ: Là loại công việc mà trong quá trình thực hiện cần chi phí một
lượng năng lượng không lớn, khoảng 150 kcal/giờ (ví dụ như công việc văn phòng).
b) Công việc trung bình: Là loại công việc cần chi phí từ 150 đến 250 kcal/giờ (ví
dụ như các công việc trong các nhà máy cơ khí, nhà máy sửa chữa, công việc lắp ráp
v.v...).
c) Công việc nặng nhọc: Là loại công việc cần đòi hỏi sức lực tương đối lớn của
con người (hơn 250 kcal/giờ), cần độ ổn định về cảm giác và thần kinh (ví dụ như các
công việc trong hầm lò, các công việc có cườne độ cao về tiếng ồn, về rung động, về
ánh sáng hoặc những công việc đòi hỏi phải tập trung thần kinh cao độ như lái cần trục,
lái các loại máy xây dựng và làm đường v.v...).
Ngoài ra người ta còn phân chia công việc theo mức độ độc hại, nguy hiểm, căng
thẳng thần kinh, mức độ thuận lợi hay không thuận lợi khi thực hiện v.v. Cách phân
chia như sau:
a)
Công việc độc hại: Là những công việc có tính hệ thống trong môi trường sản
xuất không bình thường, ví dụ như công việc xây dựng trong môi trường thời tiết và
khí hậu khắc nghiệt, trong nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, trong không khí có độ ẩm
lớn, trong môi trường có chất khí độc hại và không khí bị nhiễm bẩn với mức cao,
trong môi trường phóng xạ hoặc tần số rung động lớn v.v...
10



b) Công việc nguy hiểm: Là những công vịêc được thực hiện trong điều kiện nguy
hiểm đối với tính mạng con người mặc dù vẫn có thiết bị bảo vệ và những điều kiện an
toàn lao động (ví dụ như công việc lắp ráp trên những công trình cao).
c) Công việc đặc biệt nguy hiểm: Là những công việc mà trong quá trình thực hiện
dễ xẩy ra tai nạn như cháy, nổ.
d) Mứe độ thuận lợi hay không thuận lợi của công việc được đặc trưng bởi tư thế
của con người trong thời gian thực hiện công việc. Do không gian tại nơi đang thực
hiện công việc khác nhau cho nên tư thế của con người cũng khác nhau: Tư thế thoải
mái, tư thế gò bó, tư thế đứng hay ngồi hoặc có lúc phải nằm, có những tư thế buộc
người công nhân phải tựa vào dây an toàn v.v. Tất cả những tư thế và vị trí khác nhau
như thể đều đòi hỏi người lao động phải xử lý và sử dụng phương tiện bảo vệ an toàn
cho đúng.
e) Đặc điểm thao tác khi thực hiện công việc: Có những công việc phải thao tác
nhanh thông qua số lần cử động của tay, chân, đầu hoặc người trong một đơn vị thời
gian. Cũng có những công việc dễ gây mệt mỏi cho con người do tính đơn điệu của nó
(tính đơn điệu công việc là sự lặp đi lặp lại một vài động tác nào đó trong suốt quá trình
làm việc).
Tất cả những điều phân tích trên đây về các điều kiện lao động giúp ta phân biệt
được mức độ ảnh hưởng khác nhau của môi trường lao động tới sức khỏe của con
người, từ đó chúng ta cần có biện pháp cụ thể để đối phó với từng điều kiện lao độne:
khác nhau đó.
1.4. NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG VÈ MỒI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP [5]
1.4.1. Môi trường lao động và sức khỏe con người

Con người sổng và làm việc trong một môi trường nhất định. Giữa chúng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu các yếu tố, các hiện tượng của môi trường bên
ngoài và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người, đề ra các biện pháp đúng đắn dể
phòng ngừa và hạn chế sự tác động có hại là một công việc có tính cấp thiết hiện nay,
nhất là sự hoạt động của máy móc thiết bị ngày càng gia tăng, ô nhiễm môi trường

ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động là một môn khoa học nhàm nghiên cứu
tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe con người. Do tính
đa dạng cứa các yếu tố và các hiện tượng đặt ra cho công tác nghiên cứu mà người ta
đã sử dụng các phương pháp khác nhau. Một trong những phương pháp đó là:
11


- Phương pháp vệ sinh dịch tễ: Nhiệm vụ của nó là nghiên cứu nhiệt độ, độ ẩm, áp
suất và sự lưu thông của không khí, nghiên cứu thành phần hóa học của không khí, độ
ẩm nhiễm bụi, độ phóng xạ, tiếng ồn, rung động v.v...
- Phương pháp vật lý - sinh học: Nghiên cứu các phản ứng và sự thay đổi trong các
bộ phận cơ thể con người khi làm các công việc khác nhau trong điều kiện sản xuất
nhất định.
- Phương pháp thực hành lâm sàng: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động
đến sức khỏe của từng cá nhân hoặc một nhóm người làm việc có nghề nghiệp riêng
biệt.
Nhờ kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học, người ta đã đề xuất các biện
pháp nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Nội dung cơ bản của các biện pháp dó là:
- Giữ gìn vệ sinh dịch tễ và chế độ lao động.
- Bảo đảm vệ sinh cá nhân, phòng chữa bệnh, đấu tranh phòng chống bệnh nghề
nghiệp và tai nạn lao động.
Công tác vệ sinh dịch tễ được tiến hành tốt là yếu tố quan trọng nhất trong tồ hợp
các biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động. Vì vậy, các yêu cầu của công tác
này phải được tính toán chi tiết cả ưong thiết kế, cả trong thi công cũng như trong sản
xuất. Chúng cần phải được thể chế hóa trong các văn bản và bộ luật lao động theo các
tiêu chuẩn vệ sinh cơ bản như: quy định về bình đồ tổng thể của xí nghiệp, vị trí của
nhà xưởng trong phạm vi bình đồ, vị trí các phân xưởng trong nhà xưởng, những yêu
cầu vệ sinh chung và riêng đối với các công trình xây dựng, các bộ phận kết cấu (ví dụ
như nền, tường, khoảng cách, độ thoát nhiệt, thông gió, chiếu sáng, cấp thoát nước, độ

ồn, rung động v.v...).
Tóm lại, để có một môi trường lao động lành mạnh, phải thực hiện tốt vệ sinh công
nghiệp. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự hoạt động có ý thức của con người thông
qua sự hoạt động của máy móc thiết bị.
1.4.2. Vỉ khí hậu và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người

Vi khí hậu có thể hiểu theo nghĩa hẹp là trạng thái lý học của không khí trong
khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ bụi - hơi khí dộc,
bức xạ nhiệt và tốc độ dịch chuyển của không khí.
Vi khí hậu phụ thuộc rất nhiều vào khí quyển bên ngoài và chịu ảnh hưởng lớn
của quy trình công nghệ sản xuất (trong công nghiệp) và quy trình thi công (trong
xây dựng).
12


v ề mặt vệ sinh, vi khí hậu có ảnh hướng lớn đến sức khỏe, gây ra bệnh tật cho
người lao động. Sự tác động tổng hợp của nhiệt độ, độ ẩm, bụi và khí độc, rung dộng
và ồn, tốc độ dịch chuyển của không khí v.v tạo nên một trạng thái vi khí hậu nhất định
mà các bộ phận cơ thể con người buộc phải điều chỉnh theo trạng thái đó. Tuy nhiên,
khả năng điều chỉnh của cơ thể chỉ nằm trong một giới hạn nhất định. Vượt quá giới
hạn dó, con người mất khả năng lao động (xem bảng 1.1 + 1.7).
Tùv theo mức độ tỏa nhiệt của quá trình sản xuất, người ta chia ra các loại vi khí
hậu như sau:
- Vi khí hậu tương đối ổn định: Nhiệt lượng tỏa ra khoảng 84kJ/lm3 không khí
trong một giờ (tức khoảng 20kcal/m3h). Trạng thái vi khí hậu này thường thấy ở xưởng
cơ khí, xưởng dệt.
- Vi khí hậu nóng: Nhiệt lượng tỏa ra lớn hơn 84kJ/lm3 không khí trong một giờ.
Trạng thái vi khí hậu này thường có ở xưởng đúc, rèn dập, hàn, nhiệt luyện, lò nung.
- Vi khí hậu lạnh: Nhiệt lượng tỏa ra dưới 84kJ/lm3 không khí trong một giờ.
Trường hợp này thường xẩy ra ở xưởng lên men rượu bia, kho ướp lạnh, nhà chế biến

thực phẩm.
Nghiên cúm khả năng thích ứng của các bộ phận cơ thể con người đối với các điều
kiện vi khí hậu khác nhau là nhiệm vụ quan trọng của công tác vệ sinh dịch tễ. Nó chỉ
có thể được giải quyết tốt trên cơ sở phân tích sâu sắc sự thay đổi các mối quan hệ phụ
thuộc xẩy ra trong cơ thể con người dưới tác động của các điều kiện vi khí hậu.
Sau đây chúng ta xem xét các yếu tố cấu thành của vi khí hậu:
1.4.2.1. Nhiệt độ của môi trường
Đối với điều kiện sản xuất thì nhiệt độ môi trường là yếu tố quan trọng nhất. Lượng
nhiệt sinh ra phụ thuộc vào quá trình công nghệ gia công nguyên vật liệu, vào sự hoạt
động của máy móc thiết bị như các lò phát nhiệt, lò rèn. lò nung, bếp sấy, sự biến đối
năng lượng (điện năng, cơ năng và hóa năng thành nhiệt năng), bức xạ nhiệt của mặt
trời, của kim loại bị nung nóng và của bản thân người công nhân v.v. Các nguồn nhiệt
này làm cho nhiệt độ không khí trong nhà xưởng lên cao có khi tới 50 + 60°c. Theo
quy định, nhiệt độ cho phép ở nơi làm việc của công nhân vào mùa hè là 30°c và
không được vượt quá nhiệt độ ngoài trời từ 3 + 5°c.
Khi nhiệt độ không khí tăng cao, huyết quản ở mặt ngoài cơ thể giãn ra, làm cho
máu dịch chuyển ra ngoài biên, dẫn đến việc nhiệt độ ngoài da bị tăng cao, làm tăng
mức độ phát nhiệt. Nguồn tổn thất nhiệt chính là mồ hôi, khi đó cơ thể mất đi một
lượng muối và nước. Trong các phân xưởng nóng bức, người lao động có thể mất đi từ
13


55 đến 60 gam muối (trong khi với điều kiện bình thường, lượng mất mát đó là 6 -ỉ- 8
gam) sau một ca làm việc và người công nhân phải uống 8 -ỉ- 10 lít nước. Điều đó làm
cho tim phải chịu tải lớn. Để chống nóng, biện pháp phòng ngừa cá nhân là uổng nước
pha muối với tỷ lệ hợp lý hoặc sử dụng nước ga. Phương tiện chống nóng hiệu quả nhất
là dùng máy điều hòa nhiệt độ, tạo nên sự trao đổi nhiệt thường xuyên giữa cơ thề và
không khí.
Ngược lại, khi nhiệt độ thấp, huyết mạch dưới da co lại, tốc độ dịch chuyến của
máu giảm, làm giảm mức độ thoát nhiệt và nâng cao được sự trao đổi chất do sự hoạt

động tích cực của tuyến giáp trạng và sự tăng cường chức năng của chất dinh dưỡng.
Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ quá thấp nếu tác động lâu dài đến cơ thề trong điều kiện
độ ẩm cao con người sẽ rất dễ bị cảm, gây tổn thương đường hô hấp, phát sinh bệnh
phong thấp và các bệnh về cơ bắp.
Phương tiện chính để bảo vệ cơ thể khỏi bị cảm lạnh là mặc quần áo ấm và đi giày
chuyên dụng. Vải may quần áo không những phải có độ giãn vì nhiệt thấp mà còn phải
thoáng khí. Công nhân làm việc trong các phân xưởng nhiệt độ cao phải mặc quần áo
mỏng và uống nước nhiều.
1.4.2.2. Đô• ẩm
Độ ẩm là lượng hơi nước có trong không khí biểu thị bằng gam trong lm 3 không
khí và được gọi là độ ẩm tuyệt đổi. về mặt vệ sinh công nghiệp người ta ĩhường dùng
khái niệm độ ẩm tương đối. Độ ẩm tương đổi là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở
thời điểm nào đó so với độ ẩm tối đa. Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp qu> định độ ẩm
tương đối ở khu vực sản xuất trong khoảng 75 + 85%.
Độ ẩm cao làm giảm khả năng bay hơi mồ hôi, có thể gây rối loạn thăng bằng
nhiệt, cơ thể chóng mệt mỏi, tạo khả năng cho vi sinh vật phát triển, dễ gây các
bệnh ngoài da.
1.4.2.3. Bui
• và hoi đôc

Bụi và hơi độc là một trong những yểu tố gây ô nhiễm bầu khí quyển. Nồng độ bụi
và hơi độc cũng phụ thuộc vào loại hình sản xuất, quy trình công nghệ, quy trình xây
dựng, nguyên vật liệu và loại thiết bị máy móc sử dụng. Các nhà máy sản Xiất hóa chất,
phân bón, thuốc trừ sâu, lọc hóa dầu, các xưởng nhiệt luyện trong các nhà máy cơ khí
thường có lượng hơi độc, khí độc vượt quá giới hạn cho phép. Trên các công trường xây
dựng, trong các nhà máy sản xuất xi măng, nguyên vật liệu xây dựng, trạm trộn bê tông
v.v, nồng độ bụi trong khu vực thường rất cao, có khi đến 25 -ỉ- 30 gam/m3.
14



Bụi và chất độc ở thể khí, thế lỏng thâm nhập vào cơ thể con người chủ yểu qua
đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc qua da; gây mệt mỏi, suy nhược cơ thề, nhiễm độc
cấp hoặc gáy ra bệnh nghề nghiệp nguy hiểm. Tùy theo tính chất của bụi và các loại khí
độc mà chúng có những tác động khác nhau như sau:
a. Anh hưởtxg đến sức khỏe con người
Các loại bụi có đường kính nhỏ hơn lOpm có thể thâm nhập sâu vào phối con
người. Hạt bụi có đường kính từ 0,1 đến 2pm gây ảnh hưởng đến thị giác. Các hạt bụi
có đường kính lớn hơn có thế gây hiểm họa đối với hệ hô hấp và tiêu hóa.
Một số bệnh thường thấy do bụi, khí độc hại gây nên là:
• Bệnh bụi phổi: Chủ yếu do bụi của các loại vật liệu ròi và khô, bụi xi măng, bụi
than gây ra.
• Bệnh đường hô hấp: Viêm loét thành vách mũi, viêm tai mũi họng, viêm phế
quản, gây ung thư phổi.
• Bệnh ngoài da: Gây nhiễm trùng da, viêm da, khô da, chấn thương mắt hoặc bị mù.
• Bệnh về đường tiêu hóa: Gây sâu răng, làm hỏng men răng gây rối loạn tiêu hóa.
• Bụi amiăng và bụi khoáng khi hít thở vào làm suy giảm chức năng hô hấp, gây
bệnh phổi, ung thư. Đặc biệt là sợi amiăng không bị phân hủy trong bất cứ môi trường
nào nên rất nguy hiểm.
Nhiều loại bụi kim loại nặng khi hít thở vào chưa biểu hiện bệnh ngay, sau một thời
gian mới tác động lên các cơ quan nội tạng. Tùy theo dạng họp chất và cấu tạo hóa học
của nó mà mức độ nguy hiểm khác nhau: Ví dụ C*6 nguy hiểm hơn C*3. Đặc biệt bụi
chứa Ho, Cd, As, bụi chứa pb nồng độ cao rất nguy hiểm, gây thiếu máu xanh xao. Bụi
đất lơ lửng có đường kính nhỏ hơn 5pm thường lưu lại rất lâu trong không khí, có thế
thâm nhập vào phế nang và phổi, cản trở sự trao đổi ôxy gây bệnh về đường hô hấp.
Khi ta thở, khí c o tác động với hemoglobin (là thành phần cung cấp 0 2 cho tế bào)
gây thiếu 0 2, gây bệnh đường hô hấp, làm rối loạn hệ thần kinh, tim mạch v.v...
b. Tác động lên hệ sinh thái và thực vật
Các chất khí mang tính axít có khả năng gây mưa axít trong phạm vi hẹp, làm suy
thoái đất, làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, phá hoại cây cối mùa màng và phá hủy môi
trường sống của nhiều sinh vật. Một số chất đặc biệt nguy hiểm như S 0 2 làm chậm sự

sinh trưởng của rau quả, với nồng độ cao trong một thời gian ngắn có thế làm rụng lá
thực vật. S 0 2 hòa tan trong nước, rơi xuống ao hồ, sông suối sẽ làm chết thủy sinh vật.
15


c. Tác động lên các công trình xây dựng
Một số chất gây ô nhiễm không khí có tính ăn mòn hóa học sẽ gây ảnh hương đến
tuổi thọ các công trình xây dựng (như cầu, nhà cửa, các công trình văn hóa - lịch sử
v.v). Đặc biệt khí C 0 2 làm cho vật liệu chất dẻo bị khô cứng, kim loại bị ăn mòn rất
nhanh, gạch đá bị mục nát.
1.4.2.4. Bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt là sự truyền năng lượng trong không khí dưới dạng dao động sóng
điện từ của các tia hồng ngoại, tử ngoại và các tia sáng thường. Trong các xưởng sản
xuất, bức xạ nhiệt chủ yếu là do các vật thể kim loại bị nung nóng phát ra. Kim loại bị
nung nóng tới 500°c chỉ phát ra tia hồng ngoại, nung tới 1.800 -ỉ- 2.000°c sẽ phát ra tia
sáng thường và tia tử ngoại. Nung lên nhiệt độ càng cao thì lượng tia tử ngoại được
phát ra càng lớn.
Cường độ bức xạ nhiệt được biểu thị bằng w/m2, giá trị cho phép của nó phụ thuộc
vào điều kiện lao động, tốc độ gió và nhiệt độ môi trường. Ở các xưởng rèn, đúc, cán
thép cường độ bức xạ nhiệt lên tới 3.489 -ỉ- 6.978 w/m2. Lúc đó công nhân phải mặc
quần áo chống nóng đặc biệt.
1.4.2.5. Tốc độ chuyển động của không khí
Tốc độ chuyển động của không khí chính là tốc độ của gió - là yếu tố cải thiện điều
kiện vi khí hậu, làm cho nhiệt độ môi trường, nồng độ bụi và chất khí độc hại giảm đi,
giúp cơ thể thoát nhiệt tốt. Thông thường, giới hạn trên của vận tốc chuyền động đối
với không khí không vượt quá 3m/s. Nếu vận tốc đó vượt lên quá 5m/s có thể gây kích
thích bất lợi cho cơ thể.
Tuy nhiên, gió cũng là yếu tố cơ bản tạo ra sự lan truyền chất ô nhiễm trong không
khí. Vận tốc gió càng mạnh thì chất ô nhiễm lan truyền càng xa. Vì vậy, nguồn gây ô
nhiễm phải được phủ kín và đặt cuối hướng gió.

Từ những điều trình bày ở trên cho thấy nhiệt độ của môi trường, độ ẩm, bụi và khí
độc, bức xạ nhiệt, vận tốc chuyển động của không khí là năm yếu tổ chính ảnh hường
trực tiếp đến sức khỏe người lao động.
Trong điều kiện sản xuất công nghiệp và xây dựng của nước ta, do quy trình công
nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, do ý thức con người chưa cao mà nhiều nơi môi
trường lao động bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là tại các công trình xây dụng, các công
trường khai thác đá, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dụng, cơ khí, giao thông v.v
không khí bị nhiễm bụi nặng, cụ thể là: bụi hạt lớn (bụi đếm hạt) lên tới 100 -s16


500mg/m3; bụi hô hấp lên tới 18 -ỉ- 42mg/m3; bụi Si02 từ 6

26%; khí C 0 2, c o , N 0 2,

H2S tại nhiều nơi vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 5 lần. Kết quả khám sức khòe
định kỳ cho công nhân cho thấy các bệnh thường gặp là nhức đầu, mất ngủ, viêm họng,
bệnh về mắt, nấm ngoài da, bệnh đường ruột, giảm trí nhớ, giảm thính lực, bệnh về
răng - hàm - mặt, bệnh khớp... chiếm 58% các bệnh nội phụ khoa chiếm 30%.
1.4.2.6. Các biện pháp hạn chế sự tác động của môi trường
Đe hạn chế sự tác động của các yếu tố kê trên và sự tích tụ lâu dài các chất ô nhiễm
trong không khí, cần phải áp dụng các giải pháp thích hợp trên cơ sở chiến lược quản lý
môi trường và phát triển kinh tế khu vực. Các giải pháp này phải được thể hiện cả trong
việc lập quy hoạch xây dựng công nghiệp, xây dựng giao thông, khu chế biến, khai
thác v.v, cả trong thiết kế chế tạo và thi công, trong việc tổ chức quản lý kiểm tra các
chỉ tiêu chất lượng môi trường, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn các dòng
khí lan truyền, xử lý các dòng khí đã bị nhiễm bẩn, cụ thể là:
• Biện pháp quy hoạch: Trước khi xây dựng một khu công nghiệp, một công trình
giao thông, hay một khu chế biển cần phải tiến hành lập báo cáo tác động môi trường,
dự báo các nguồn ô nhiễm như: chất thải, nồng độ chất độc và nồng độ bụi trong không
khí, tiếng ồn v.v... để có giải pháp giảm thiểu các nguồn ô nhiễm đó. Trong quy hoạch

cần tạo nên được các vùng đệm nhằm cách ly khu dân cư hoặc khu vui chơi giải trí;
phải xác định ranh giới vùng có tác động của ỏ nhiễm môi trường; phải chú ý đến địa
hình để thiết kế xây dựng ống khói nhà máy, phòng sự lan truyền và phát tán nguồn
độc hại ra khu vực xung quanh.
• Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng biện pháp chống nóng, thông gió tự nhiên và nhân
tạo, làm mát khu vực sản xuất, chống bụi, chống rung động và tiếng ồn, dùng thảm
thực vật để ngăn bụi và thu hút bụi v.v.
• Biện pháp kiểm ưa, kiểm soát: cần áp dụng biện pháp này để phát hiện và hạn
chế sự phát thải chất ô nhiễm. Biện pháp này được thực hiện ở bất cứ công đoạn nào
của quá trình sản xuất, nhưng công đoạn thải cần phải quan tâm đầu tiên. Các biện
pháp hiệu chỉnh nhằm hạn chế sự phát thải chất ô nhiễm phụ thuộc vào loại chất thải,
quy trình công nghệ sản xuất, vào điều kiện vi khí hậu, vào khả năng lan truyền ô
nhiễm v.v. Trong quá trình hoạt động của nhà máy, của công trường phải bảo đảm mục
tiêu giảm thiểu tối đa chất ô nhiễm sinh ra trong sản xuất và khai thác. Việc kiếm tra
chất lượng không khí cần phải được tiến hành thường xuyên đối với các yếu tố vi khí
hậu, so sánh với tiêu chuẩn chất lượng không khí theo quy định của Nhà nước đề có
biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời (xem các bảng tiêu chuẩn từ 1.1 -ỉ- 1.7).
17


Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chất lưọng không khí bao quanh (TCVN - 5937/1995), g/m'
Nồng độ các chất ô nhiễm
STT

Chất ô nhiễm
Trung bình 1h

1

Bụi lơ lửng

CM

o

2

Trun g bình 8h

T ru n g bình 24h

0,3

-

0,2

40

10

5

3

so 2

0,5

-


0,3

4

no 2

0,4

-

0,1

5

Pb
03

-

-

0,005

0,2

-

0,06

6


Phạm vi áp dụng:
1 - Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản của các chất khí
trong không khí.
2 - Tiêu chuẩn này được áp dụng để đánh giá chất lượng không khí bao quanh và
giám sát ô nhiễm không khí.
Bảng 1.2. Giói hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô CO’
trong khí thải công nghiệp (TCVN - 5939/1995), mg/m3
Giá trị giới hạn
Các thông số

STT
1

2

A

B

- Nấu kim loại

400

200

- Bê tông nhựa

500


200

- Xi măng

400

100

- Các nguồn khác

600

400

100

50

Không

Không

Bụi khói:

Bụi:
- Chứa Silic
- Chứa Amiăng

18


3

Antimon

40

25

4

Asen

30

10

5

Cadimi

20

1

6

Chì

30


10

7

Đồng

150

20

8

Kẽm

150

30

9

CIO

250

20

10

HCL


500

200


Giá trị giới hạn
STT

C ác thông số
A

B

100

10

11

Flo, axit HF (các nguồn)

12

H2S

6

2

13


CO

1.500

500

14

so2

1.500

500

15

NOx (các nguồn)

2.500

1.000

16

FI2S 04 (các nguồn)

300

35


17

hno3

2.000

70

18

Amoniac

300

100

Ghi chú: Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, để xác định giá trị nồng độ các
thành phần vô cơ và bụi thể trong khí thải công nghiệp được quy định trong các TCVN
tương ứng. Các giá trị trong bảng 1.2: Ở cột A được áp dụng cho các cơ sở đang hoạt động;
ở cột B được áp dụng cho tất cả các cơ sở kể từ ngày cơ quan quản lý môi trường quy định.
\

r

r

Bảng 1.3. Nông độ tôi đa cho phép đôi vói bụi hạt trong môi trường lao động

Hàm lư ơ ng


Nồng độ bụi toàn

Nồng độ bụi hô hấp

phần (hạưcm3)

(hạt/cm 3)

Nhóm bụi

Lấy ỉhco

S i0 2, %

Lấy theo

Lấy theo

từ ng thời

từng thời

Lấy theo ca

ca

điểm

điểm


1

5 0 -1 0 0

200

600

100

300

2

2 0 -5 0

500

1.000

250

500

3

5 -2 0

1.000


2.000

500

1.000

4

<5

1.500

3.000

500

1.500

r

r

r

Bảng 1.4. Nông độ tôi đa cho phép đôi vói bụi lăng trong môi trường lao động
Nồng độ bụi toàn

Nồng độ bụi hô hấp


phần (hạt/cm 3)

(hạt/cm 3)

Hàm
Nhóm

lương

bụi
S i0 2, %

Lấy theo ca

Lấy theo từng
thời điểm

Lấy theo ca

Lấy theo từng
thờ i điểm

1

100

0,3

0,5


0,1

0,3

2

5 0 -1 0 0

1,0

2,0

0,5

1,0

3

2 0 -5 0

2,0

4,0

1,0

2,0

19



Nồng độ bụi toàn

Nồng độ bụi hô hấp

phẩn (hạt/cm 3)

(hạt/cm 3)

Hàm
Nhóm

lương

bụi
S i0 2l %

Lấy theo từng

Lấy theo ca

thời điểm

Lấy theo ca

Lấy th e o từng
thờ i điẻm

4


5 -2 0

4,0

8,0

2,0

4,0

5

1 -5

6,0

12,0

3,0

6,0

6

<1

8,0

16,0


4,0

8,0

Bảng 1.5. Tiêu chuẩn về các yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động
N hiệt độ không khí
Độ ẩm

(°C)

Loại lao
Mùa

không khí
Tối

động
T ố i đa

(%)

Tốc độ

C ư ờng độ bứ c xạ

gió (m /s)

nhiệt, (W /m 2)

Thiểu


Lạnh

Nóng

Nhẹ

20

TB

18

Nặng

16

Nhẹ

34

TB

32

0,2
<80

0,4
0,5


S80

1,5

35 khi tiếp xúc trên
50% diện tích cơ thể
con người
100 khi tiếp xúc dưới
25% diện tích cơ thẻ
con người

Bảng 1.6. Nồng độ bụi tối đa cho phép tại noi làm việc
Nồng độ tối da cho
Loạỉ bụi

phép, (m g /m 3)

Bụi có trên 70% Si02 tự do

1

Bụi có từ 10% đến 70% Si02 tự do

2

Bụi có amiăng và hỗn hợp amiăng trên 10%

2


Bụi than và tàn tro có trên 10% Si02 tự do

2

Bụi than có chứa Si02 dưới 10%

4

Bụi than không có Si02

10

Bụi xi măng có dưới 10% Si02

5

Bụi thảo mộc và động vật có trên 10% Si02

2

Bụi thảo mộc và động vật có dưới 10% Si02

4

Các loại bụi khác

10

20


'


Bảng 1.7. Nồng độ tối đa cho phép của một số loại chất độc tại noi làm việc
Nồng độ tó i đa cho phép (m g/lít)

Tên các ch ất độc

Acroỉein

0,002

Amoniac

0,02

0,0003

Anhydrit acseniơ
Xylon

0,10

Xilidin

0,005

1.4.3. Tiếng ồn, rung động và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe con người

1.4.3.1. Tiếng ồn

Tiếng ồn là một danh từ chung, dùng để chỉ những âm thanh được truyền đi trong
không gian gây khó chịu, ảnh hưởng không tốt tới sự làm việc và nghỉ ngoi của con người.
v ề mặt vật lý, giữa tiếng ồn và âm thanh (như tiếng nói, tiếng hát, âm nhạc hay các
tín hiệu của máy móc v.v) không có ranh giới. Các quy luật chi phối sự hình thành của
tiếng ồn và âm thanh chỉ là một, bởi vì trong cả hai trường hợp thành phần cơ bản vẫn
là âm thanh, chỉ khi nào âm thanh có cường độ đạt tới một giá trị nhất định thì trở thành
tiếng ồn.
Sau đây là một vài khái niệm về âm thanh và tiếng ồn:
« Áp suất âm thanh (gọi tắt là áp suất âm): Khi sóng âm lan truyền trong môi trường
sẽ gây ra nén và giãn các phần tử trong môi trường đó, tạo nên áp suất dư và được gọi là
áp suất âm. Áp suất âm có thể là dương (ứng với khi nén), có thể âm (ứng với khi giãn).
Trong tính toán, người ta sử dụng giá trị trung bình p có đơn vị là N/mI2 hay bar (1 bar =
105 Pa = l,02kG/cm2). Áp suất âm tỷ lệ với biên độ dao động của các phần tử. Trong
điều kiện bình thường, tai người có khả năng thu nhận được âm thanh trong một phạm vi
áp suất nhất định, ví dụ trị số trung bình từ 1 0 '5 đến 102 N/m2.
• Cường độ âm thanh ị gọi tắt là cường độ âm): Là năng lượng âm truyền qua diện
tích lcm 2 của môi trường và vuông góc với phương truyền sóng trong một giây (W/cm2
hay W/m2).
I = —2—, W/m2
p .c

(1.1)

Trong đó: p - Áp suất âm, Pa;
p - Mật độ môi trường, kg/m3*;
c - Tốc độ truyền âm, m/s.
21


• Mức áp suất âm và mức cường độ âm: Đe thuận tiện, trong kỹ thuật người ta

không đánh giá cường độ âm và áp suất âm theo đon vị tuyệt đối, mà theo đon vị tuơng
đối và dùng thang đo lôgarit thay cho thang đo thập phân để thu hẹp phạm vi trị số đo
và được gọi là mức cường độ âm và mức áp suất âm.
Theo thang đo lôgarit, nếu tăng cường độ âm lên 10 lần sẽ làm tăng cảm nhận
cường độ âm lên 1 đơn vị và được gọi là Bel (B).
L = lg

( 1.2)

Trong đó: I - Cường độ âm, w /m 2;
lo - Cường độ âm tương ứng với mức ngưỡng quy ước - ngưỡng nghe thấy,
bằng 10"12 w /m 2.
Đại lượng dẫn xuất của Bel là deci Bel (dB) là đơn vị đo âm lượng của âm thanh
(tức là đo cường độ âm).
(i)
L, = lOlg — , dB
Tương tự, mức áp suất âm được xác định như sau:
Lp = 20 lg í £p ì , dB
V o/

(1.3)

Trong đó: p - Áp suất âm, N/m2;
P0 - Ngưỡng quy ước của áp suất âm (ngưỡng nghe được), bằng 2.10'5 N/m2.
Trong sóng âm phăng, trường âm tự do và điều kiện khí quyển bình thường, mức
áp suất âm và mức cường độ âm có trị số bằng nhau.
Dao động âm mà tai người thu nhận được có tần số từ (10+ 20) Hz đến (10 -ỉ- 20)
kHz. Giới hạn này ở mỗi người không giống nhau tùy theo lứa tuổi và trạng thái của cơ
quan thính giác. Dao động âm có tần số dưới 10 -ỉ- 20 Hz, tai người không nghe thấy
được gọi là hạ âm, còn dao động với tần số ưên 10+ 20 kHz tai người cũng không nghe

được và được gọi là siêu âm.
• Tiêng ôn và phô cùa tiêng ôn: Cũng giông như các âm thanh phức tạp, tiêng ôn
có thể phân tích thành các đơn âm có cường độ khác nhau. Cách biểu diễn tiếng ồn
theo tần số bằng biểu đồ gọi là phổ và nó là một trong những đặc tính quan trọng nhất
của âm thanh.
22


Tùy theo đặc điểm của tiếng ồn mà phổ của nó có thể là thưa, rời rạc (Hình l.la);
liên tục (Hình l.lb ) hoặc hỗn hợp (Hình l.lc). Phổ thưa của tiếng ồn thường gặp trong
một số máy cơ - điện như tiếng còi, tiếng máy phát v.v, năng lượng âm của nó có giá trị
cực đại ở một hoặc vài tần số. Tiếng ồn cơ khí thường có phổ hỗn hợp. Như vậy, mỗi
loại tiếng ồn công nghiệp có phố riêng đặc trưng cho nó và phổ này thường được khảo
sát trong phạm vi tần số từ 40 đến 8.000 Hz.

c)

b)

a)

Hình 1.1. Phổ của tiếng ồn
a) Phổ thưa; h) Phổ liên tục; c) Phổ hỗn hợp
Theo phổ tiếng ồn, người ta phân chia các dải tần số âm. Dải tần số âm được đặc
trưng bằng các tần số giới hạn: f| - tần số giới hạn dưới, f2 - tần số giói hạn trên. Chiều
rộng của dải Af = f2 - fl và tần số trung bình ftb = N/fjf2 .
Nếu dải có tỷ số f2/fI = 2 thì gọi là dải 1 ôcta; nếu f2/f, = y fĩ = 1,41 thì gọi là dải
1/2 ôcta và nếu f2/f, = y¡2 ~ 1,26 thì gọi là dải 1/3 ôcta. Bảng (1.8) dưới đây biểu thị
các tần số trung bình thuộc các dải tần số theo quy định của ‘T ổ chức tiêu chuẩn Quốc
tế” (ISO).

Bảng 1.8. Giá trị tần số trung bình theo các dải tần số
Tần
số

trung
bình,

Tần
Dải 1
ôcta

Dài

Dải

số

1/2

1/3

trung

ôcta

bình,

ôcta

Hz

16

Dải 1
ôcta

Dải

Dải

số

1/2

1/3

trung

ôcta

ôcta

bình,

Hz
X

160

18


X

180

20

X

200

X

22,4

X

X

28

250

X

X

X

315


ôcta

Dải

Dải

1/2

1/3

ôcta

ôcta

1600

X

1800

X
X

2000

X

X

X


2240
X

X

X

280
X

Dải 1

Hz

224

X

25

31,5

Tần

2500
2800

X


3150

X
X
X

23


Tần
số
trung
bình,

Tần
Dài 1
ôcta

Dải

Dải

số

1/2

1/3

trung


ôcta

ôcta

bình,

Hz

Hz

35,5

355

40

X

45

X

56
63

ôcta

Dải

Dải


số

1/2

1/3

trung

ôcta

ôcta

bình,

X

X

X

X

X

800

90

X


900

100

X

1000

112

X

X

X

X

X

X

160

X

1/3

ôcta


ôcta

X

X

X

5000

X
X

6300

X

8000

X

X

X

9000
X

X


X

1600

10000

X

11200

1250
1400

140

1/2

7100

X

1120
X

4000

5600

710

X

Dài

4500

630

80

ôcta

Dải

3550

X

400

500

Dải 1

Hz

560

71


125

Dải 1

450

X

50

Tần

X

X

12500

X

14000

X
X

16000

X

X


X

• Phân loại tiếng ồn: Trong sản xuất công nghiệp, nguồn gây ồn là do các vật thể
rắn, thể lỏng, thể hơi va chạm với nhau tạo nên âm thanh dao động trong không gian.
Tổ họp các âm thanh hỗn loạn khác nhau về cường độ và tần số trong phạm vi từ 16
đến 20.000 Hz được gọi là tiếng ồn thống kê. Tiếng ồn có âm sắc rõ rệt được gọi là
tiếng ồn có âm sắc.
Tiếng ồn được phân chia theo những đặc điểm sau:
a)

Theo môi trường truyền âm: Có thể phân ra tiếng ồn kết cấu và tiếng ồn

không khí.
- Tiếng ồn kết cấu sinh ra khi vật thể chuyển động tiếp xúc trực tiếp với các bộ
phận máy móc, nền móng hay với các kết cẩu xây dựng v.v. Khi đó năng lượng âm của
nguồn lan truyền trong các vật thể ấy có dạng sóng dọc hay sóng ngang hoặc đồng thời
cả hai dạng dọc và ngang.
- Nếu nguồn âm không liên hệ với một kết cấu nào cả thì tiếng ồn lan truyền vào
không khí và được gọi là tiếng ồn không khí.
24


×