Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao trong quan hệ Việt Nam Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.57 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HÀ ĐỨC NAM

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
NGOẠI GIAO TRONG QUAN HỆ VIỆT
NAM - NHẬT BẢN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ
KỶ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HÀ ĐỨC NAM

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
NGOẠI GIAO TRONG QUAN HỆ VIỆT
NAM - NHẬT BẢN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ
KỶ XXI

Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60.31.02.04



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Quang Minh

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Phạm Quang Minh. Các số liệu, tài liệu trích dẫn trong
luận văn là trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn ngốc xuất xứ rõ
ràng. Công trình nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình
khác.
Tác giả

Hà Đức Nam


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Quang
Minh, với tinh thần trách nhiệm và tấm lòng của người Thầy đã hướng dẫn, chỉ dạy
và giúp đỡ em trên con đường nghiên cứu khoa học.
Xin cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN và Thầy, Cô giảng dạy các chuyên đề
trong quá trình học. Các anh, chị học viên cao học đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo
điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin được gửi tới gia đình, người thân và bạn bè lời biết ơn sâu sắc
vì sự quan tâm, thấu hiểu và sẻ chia.
Xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
MỞ ĐẤU ............................................................................................................ 7
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 11
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 11
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 11
7. Kết cấu đề tài ............................................................................................... 12
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VÀ TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH................................................................................ 13
1.1. Một số vấn đề lý luận về ngoại giao ........................................................ 13
1.1.1. Khái niệm ngoại giao ....................................................................... 13
1.1.2. Các biểu hiện của ngoại giao .......................................................... 15
1.1.3 Khái niệm đối tác chiến lược và các nhân tố tham gia quan hệ
quốc tế....................................................................................................... 17
1.1.4. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao ............................. 20
1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao ....................... 22
1.2.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao mang đậm bản sắc ngoại giao
truyền thống của dân tộc ............................................................................ 23
1.2.2. Chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh........................... 25
1.2.3. Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và vận dụng sáng
tạo kinh nghiệm ngoại giao trên thế giới ................................................... 27
1.2.4. Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ
quốc tế vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam............................................. 31
CHƯƠNG 2. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NGOẠI GIAO VÀ
KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT - NHẬT TRONG THẾ KỶ XX ............... 35
2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về ngoại giao............................................ 35
2.1.1 Ngoại giao là một bộ phận quan trọng trong đường lối cách mạng

Việt Nam ..................................................................................................... 35
2.1.2. Ngoại giao là một bộ phận không thể tách rời của cuộc đấu tranh
cách mạng của nhân dân ta ....................................................................... 36
2.1.3 Nền ngoại giao Việt Nam là phải biết dựa vào dân, lấy dân làm gốc38
2.1.4 Ngoại giao lấy độc lập dân tộc là mục đích cao nhất ...................... 39
2.1.5 Ngoại giao trên cơ sở tinh thần quốc tế trong sáng, chân thành nhằm
tranh thủ sự đồng tình của bạn bè trên thế giới ......................................... 42
2.1.6 Ngoại giao phải linh hoạt, mềm dẻo song phải giữ những nguyên tắc
cơ bản đó là lợi ích của dân tộc ................................................................. 43
2.2 Khái quát quan hệ Việt – Nhật trong thế kỷ XX ................................... 46
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ NGOẠI
GIAO VIỆT NAM – NHẬT BẢN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH .. 50


3.1. Quan điểm ngoại giao của Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn hiện
nay..................................................................................................................... 50
3.2 Thực trạng, một số tồn tại, khó khăn, thách thức trong quan hệ ngoại
giao Việt Nam – Nhật Bản .............................................................................. 55
3.3 Một số giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao quan hệ ngoại
giao Việt Nam – Nhật Bản hướng tới năm 2020 .......................................... 65
3.3.1 Xây dựng chiến lược ngoại giao kinh tế trên cơ sở cải thiện môi
trường đầu tư tại Việt Nam ........................................................................ 66
3.3.2 Việt Nam và Nhật Bản cần thắt chặt mối quan hệ ngoại giao giữa hai
Nhà nước đồng thời đẩy mạnh ngoại giao nhân dân giữa hai nước ......... 69
3.3.3 Ngoại giao hai nước cần thúc đẩy thông qua đẩy mạnh hợp tác trên
lĩnh vực giáo dục – đào tạo ........................................................................ 70
3.4.4 Tăng cường hợp tác trên những lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh
nhằm hướng tới một quan hệ ngoại giao toàn diện và lâu bền ................. 74
3.3.5 Ngoại giao hai nước cần dự đoán trước những tình huống, khả năng
có thể xẩy ra trong tương lai ...................................................................... 76

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 82
Một số cột mốc quan trọng trong quan hệ chính trị Việt – Nhật ............... 88


MỞ ĐẤU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của Đảng, đất nước và nhân dân
ta không chỉ là nhà chính trị lỗi lạc, danh nhân văn hóa mà còn là nhà ngoại
giao kiệt xuất. Tư tưởng đối ngoại và phong cách ngoại giao của Người là sự
kết tinh truyền thống của dân tộc và tinh hoa của nhân loại. Sự hình thành và
phát triển tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đời hoạt động của
Người qua những giai đoạn lịch sử đầy biến cố của tình hình thế giới và trong
nước. Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh với những nội dung chủ yếu như: Các
quyền dân tộc cơ bản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn với
đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế,...trong đó ngoại giao là một mặt trận là
một trong những nội dung cốt lõi. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dùng binh
giỏi nhất là đánh bằng mưu. Thứ hai đánh bằng ngoại giao. Thứ ba mới là đánh
bằng binh”, và cũng theo quan điểm của Người “Ngoại giao ai thuận lợi hơn,
thì thắng” , nhất là “sau vấn đề phòng thủ, ngoại giao là một vấn đề cần yếu cho
một nước độc lập”. Vì vậy, Người khẳng định: “Thực lực là cái chiêng mà
ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”, nên “muốn ngoại giao
được thắng lợi là phải biểu dương thực lực”.
Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia Châu Á có khá nhiều nét tương đồng
về văn hóa cũng như lịch sử. Lịch sử quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã từng trải
qua nhiều thăng trầm nhưng quan hệ giữa hai nước vẫn được duy trì. Kể từ khi
quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản được chính thức thiết lập vào tháng 9
năm 1973 thì quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh đặc biệt là trong lĩnh vực
thương mại, ngoài ra các hình thức hợp tác khác cũng được đẩy mạnh. Trước

bối cảnh mới, để phục vụ cho công cuộc phát triển của mỗi nước, với nước ta là
tăng cường tiềm lực cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, tạo điều kiện
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vì thế con đường ngắn nhất là phát triển các
mối quan hệ đối tác chiến lược trong đó có quan hệ Việt Nam – Nhật Bản.


Thực tế đã chứng minh quan hệ giữa hai nước không chỉ giới hạn hợp tác trong
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục… mà còn nhiều lĩnh vực vốn nhạy cảm
như chính trị, an ninh cũng được hai bên quan tâm. Những thành tựu đó không
chỉ trực tiếp gia tăng sức mạnh hai nước mà còn đóng góp không nhỏ vào qúa
trình xây dựng một cộng đồng Đông Á ổn định, hòa bình và phát triển.
Ngày nay, đứng trước những vấn đề mang tính toàn cầu, việc thúc đẩy mối
quan hệ chiến lược Việt – Nhật như một đòi hỏi tất yếu trong thế kỷ XXI. Vấn
đề đặt ra là bất cứ nghiên cứu nào trong quan hệ quốc tế cũng cần ( hay ít ra cần
phải có dù có thừa nhận hay không) một lý thuyết hay một khung tham chiếu.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao được áp dụng trong trường hợp này dưới
góc độ thực tiễn. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về ngoại giao trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản những năm đầu thế
kỷ XXI” làm luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tư tưởng đối ngoại và phong cách ngoại giao của Người là sự kết tinh truyền
thống của dân tộc, tinh hoa của nhân loại và thể hiện tính khoa học cách mạng
sâu sắc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của rất nhiều các học giả với các công trình, tác phẩm có liên quan.
Đó là tác phẩm “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh”, NXb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2008 của tác giả Nguyễn Duy Niên. Tác phẩm gồm 3 nội dung cơ bản:
Nguồn gốc và quá trình hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về Ngoại giao,
Những nội dung cơ bản của tư tưởng . Tác phẩm trình bày các quan điểm cơ
bản của Hồ Chí Minh về ngoại giao theo hướng tiếp cận từ nguồn gốc, cơ sở
hình thành nên tư tưởng của Người. Tuy nhiên, tác phẩm mới đưa ra một hệ

thống các lý thuyết cơ bản mà thiếu yếu tố vận dụng khiến hướng tiếp cận thiếu
sinh động.
Tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại – một số nội dung cơ bản”,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 của tác giả Đỗ Đức Hinh. Tác phẩm
trình bày những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại. Tác


phẩm tạo cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại
giao, một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng trong cách mạng Việt
Nam và trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Công trình nghiên cứu “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” của
Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004. Nội dung cuốn
sách gồm ba chương: Phương pháp và phương pháp cách mạng; Hệ thống
phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh và Phong cách Hồ Chí Minh. Công trình
đã làm sáng tỏ sự cần thiết, tầm quan trọng của phương pháp và phong cách ở
Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tác phẩm làm rõ các khái
niệm về phong cách và phương pháp từ đó trình bày một cách có hệ thống các
phương pháp và cách mạng Hồ Chí Minh. Hệ thống phương pháp cách mạng
Hồ Chí Minh gồm 6 phương pháp lớn có tính bao trùm và được áp dụng trong
suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Hệ thống phong cách Hồ Chí Minh gồm 5
loại phong cách, khái quát những nét đặc trưng nhất ở con người Hồ Chí Minh
trong các lĩnh vực tư duy, công tác, diễn đạt, ứng xử và trong sinh hoạt đời
thường.
Công trình nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng
của Đảng ta trong thời kì đổi mới” của Tiến sĩ Đinh Xuân Lí, NXB Chính trị
quốc gia, 2007. Tác phẩm là công trình nghiên cứu có hệ thống về tư tưởng
ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta trong thời ký đổi mới. Tác
giả đã nêu lên thực trạng của ngoại giao Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất
một số giải pháp để ngành ngoại giao nước ta có thể đáp ứng được yêu cầu
trong tinh hình mới.

Ngoài ra, còn có các bài viết được đăng trên tạp chí, các báo, tạp chí khoa
học chuyên ngành tiêu biểu như Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 33 (2000) :
“Một số tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nền ngoại giao Việt Nam
hiện đại” của tác giả Phan Doãn Nam.
Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 92 ( 3 - 2013): “Ngoại giao Việt Nam năm
2012: Vượt qua thách thức, vững bước hội nhập quốc tế” của tác giả Phạm
Bình Minh.


Tạp chí phát triển Nhân lực số 4(30) 2012: “Tư tưởng Hồ Chí về hợp tác
kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Văn Tuyên.
Nhìn chung, các công trình trên đã có những đóng góp tích cực trong việc
tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao. Tuy nhiên, các công trình mới
chỉ đề cập đến tư tưởng của Người về ngoại giao trên cơ sở những lý luận
chung mà chưa đề cập nhiều đến tính thực tiễn và tầm quan trọng của vấn đề
ngoại giao trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Cùng với sự phát triển của thế giới
xã hội, cục diện chính trị thế giới có nhiều thay đổi, đặc biệt trong quan hệ
ngoại giao “quyền lực mềm” giữa các nước. Vậy, trong tình hình mới hiện nay,
Đảng và Nhà nước ta cần có những chủ trương cụ thể nào nhằm phát huy giá trị
tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao vào thực tiễn đất nước, nhất là khi đặt
trong mối quan hệ ngoại giao cụ thể ở đây là mối quan hệ Việt Nam – Nhật
Bản.
Chính vì vây, mảng nghiên cứu về tính thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh
về ngoại giao Việt Nam rất cần sự chú ý, quan tâm của giới nghiên cứu, đặc
biệt là các nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minh học và Chính trị học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, phân tích, làm rõ quan điểm, tư tưởng
của Hồ Chí Minh về ngoại giao, trên cơ sở đó vận dụng vào phân tích đánh giá
về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XXI

và đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng nhằm thúc đẩy mối quan hệ
hữu nghị hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
Ngoại giao.
- Trình bày những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao
Việt Nam.


- Phân tích đánh giá những nhân tố tác động tới mối quan hệ đối tác chiến
lược giữa hai nước và đánh giá sự phát triển của mối quan hệ đối tác chiến lược
Việt – Nhật trên các lĩnh vực. Trên cơ sở đó, phân tích thuận lợi khó khăn nhằm
đưa ra một số giải pháp theo quan điểm Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề ngoại giao và tăng
cường mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản trên các lĩnh vực
cơ bản như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục…theo quan điểm Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài giới hạn ở việc phân tích, làm rõ những
quan điểm của Hồ Chí Minh về ngoại giao và thực trạng mối quan hệ Việt Nam
– Nhật Bản trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI (từ 2001 – 2014). Đề tài sử
dụng các tư liệu trong các công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công
bố trong những năm gần đây.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tri thức chính trị học và các ngành khoa học liên
quan, kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
- Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng thế giới quan và phương pháp
nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, vận
dụng các phương pháp logic- lịch sử, phân tích, tổng hợp…

6. Đóng góp của luận văn
Theo những nghiên cứu trước và hiện có chủ yếu tiếp cận tư tưởng Hồ Chí
Minh về ngoại giao theo mảng lý thuyết chứ ít tiếp cận vấn đề này trên cơ sở
vận dụng.
Mặt khác, trong giai đoạn mới hiện nay đã đặt ra những yêu cầu, nội dung
mới đòi hỏi cần vận dụng Tư tưởng của Người vào thực tiễn xây dựng đất
nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao được áp dụng trong đề tài trên dưới
góc độ thực tiễn. Do đó, đề tài trên mang tính thực tiễn cao và có ý nghĩa lớn.


Vì vậy đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và vận dụng trong mối
quan hệ Việt Nam – Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XXI” góp phần làm rõ
thêm vai trò quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện
nay.
Về lý luận, đề tài góp phần đưa ra những nội dung cơ bản về tư tưởng ngoại
giao của Hồ Chí Minh. Qua đó, đánh giá khái quát về quan hệ đối tác chiến
lược Việt Nam – Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực và có thể làm tài liệu tham khảo
cho các nghiên cứu liên quan tới vấn đề này.
Về thực tiễn, đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, ứng dụng vào việc
xây dựng và thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước trên nền tảng tư
tưởng Hồ Chí Minh, từ đó tạo ra những nhân tố quan trọng đảm bảo thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, công trình gồm
3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về ngoại giao và tư tưởng Hồ Chí
Minh
Chương 2: Quan điểm của Hồ Chí Minh về ngoại giao và khái quát
quan hệ Việt – Nhật trong thế kỷ XX
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quan hệ ngoại giao Việt Nam –

Nhật Bản


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VÀ TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cho nên dùng binh giỏi nhất, là đánh
bằng mưu. Thứ hai là đánh bằng ngoại giao. Thứ ba mới là đánh bằng binh”
[18, tr.562], và “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có
to tiếng mới lớn” [ 19, tr.147]
1.1. Một số vấn đề lý luận về ngoại giao
1.1.1. Khái niệm ngoại giao
Để bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao trước hết cần
nắm được khái miệm, bản chất của ngoại giao là gì? Và cũng như nhiều khái
niệm khác trong khoa học xã hội, ngoại giao là khái niệm đa chiều, nhiều tầng
nghĩa, đó cũng là điều bình thường trong quá trình nhận thức, có thể liệt kê một
số quan điểm sau:
Ngoại giao hiểu một cách đơn giản là sự giao thiệp bên ngoài quốc gia.
Trong “Đại Từ điển Tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Như Ý cho rằng: “Ngoại giao
là sự giao thiệp bên ngoài, là sự giao thiệp với nước ngoài của một Nhà nước
nhằm đảm bảo quyền lợi quốc gia và tham gia vào các vấn đề quốc tế” [41,
tr.1201]
Theo Harold Nicolson, “ngoại giao, đó là việc tiến hành quan hệ quốc tế
bằng cách đàm phán, đó là cách mà các đại sứ, công sứ…dùng để điều chỉnh
và tiến hành những quan hệ này. Đó là công tác hoặc nghệ thuật của nhà ngoại
giao” [69, pp 64]
Trong cuốn “Ngoại giao văn hóa” do PGS.TS Phạm Thái Việt làm chủ
biên thì có dẫn ra một số quan điểm về ngoại giao như sau [54, tr 64-66]:
- Aron, trong cuốn sách “Chiến tranh và hòa bình giữa các quốc gia” đã đồng nhất ngoại giao với chính sách đối ngoại. Ông coi ngoại giao là mọi
phương pháp hành vi hòa bình trong xử lý quan hệ giữa các quốc gia.

- Hans Morgenthau, trong tác phẩm “Chính trị giữa các quốc gia”, cũng
gần như đồng nhất ngoại giao với chính sách đối ngoại. Theo ông, mục đích của


ngoại giao là thông qua việc điều hòa lợi ích giữa các quốc gia để đảm bảo hòa
bình. Bởi vậy, một trong những đặc điểm nổi bật của hoạt động ngoại giao là
phương thức ứng xử hòa bình.
Bành Tân Lương, trong cuốn “Ngoại giao văn hóa và sức mạnh mềm
Trung Quốc”- một góc nhìn toàn cầu hóa đã phân ra những loại định nghĩa sau:
(1) Coi ngoại giao là đàm phán quốc tế - nghệ thuật, kỹ năng đàm phán quốc tế;
Mục tiêu của ngoại giao là thông qua đàm phán để xử lý quan hệ quốc tế; (2)
Coi ngoại giao là việc “dùng thủ đoạn hòa bình để xử lý công việc giữa các
nước với nhau”; (3) Ngoại giao là hành vi đối ngoại của quốc gia có chủ quyền.
Mấy quan điểm trên đều đi đến quan điểm ngoại giao và đối ngoại là hai
mà gần như là một. Và khi nhắc đến ngoại giao thường nghĩa đến một phương
thức hòa bình.
Theo Elmer Plischke, một nhà cựu ngoại giao Mỹ và là tác giả của nhiều
cuốn sách về việc thực hành ngoại giao.Từ quan điểm của mình, ông cho rằng
“ngoại giao là quá trình chính trị mà qua đó các tổ chức chính trị (thường là
các chính phủ) thiết lập và duy trì các mối quan hệ chính thức, trực tiếp và gián
tiếp, để đạt được mục tiêu và lợi ích của họ” [70, pp 77].
Như vậy có thể thấy, ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc
đàm phán, dàn xếp, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay
một quốc gia. Thuật ngữ này thông thường đề cập đến ngoại giao quốc tế, việc
chỉ đạo, thực hiện các mối quan hệ quốc tế thông qua sự can thiệp hay hoà giải
của các nhà ngoại giao liên quan đến các vấn đề như kinh tế, thương mại, văn
hoá, du lịch, chiến tranh và tạo nền hòa bình...Các hiệp ước quốc tế thường
được đàm phán bởi các nhà ngoại giao trước tiên để đi đến việc xác nhận chính
thức bởi các chính trị gia của các nước. Về mặt xã hội, ngoại giao là việc sử
dụng các tài xử trí, ứng biến để giành được sự thuận lợi, nó là một công cụ tạo

ra cách diễn đạt các tuyên bố một cách không đối đầu, hay là một cách cử xử
lịch thiệp. Khái niệm ngoại giao bao gồm hai bộ phận: ngoại giao chính phủ và
ngoại giao nhân dân. Ngoại giao nhân dân cách nói đơn giản hơn “ngoại giao
nhân dân là công tác giao thiệp với nước ngoài không mang danh nghĩa Nhà
nước” [41, tr.1201]. Nói theo John.T.Rourke và Mark.A.Boyer thì đây là một


cách ngoại giao đã đi xa hơn mô hình truyền thông truyền thống. Vốn dĩ chỉ
giữa các chính phủ, mà đi vào hoạt động hiện đại hơn là việc cố gắng thuyết
phục một đối tượng công chúng rộng rãi hơn rất nhiều. Bao gồm quan điểm của
công chúng trong nước khác và quan điểm của toàn thế giới nói chung. Điều
này gần với sự tuyên truyền, nhưng đặc biệt ở chỗ, ngoại giao công chúng liên
quan tới những gì được nói và làm thực sự bởi các nhân vật chính trị, trong khi
tuyên truyền bao gồm tiếp diễn những thông điệp được đưa ra bởi các cơ quan
thông tin đã phiên dịch những sự kiện và tuyên bố của các lãnh đạo [66, tr 321].
Từ góc độ cá nhân, ngoại giao cũng có thể xem là một kỹ năng trong ứng
xử nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân đó bằng sự khéo léo, thủ đoạn hay sự xảo
quyệt.
1.1.2. Các biểu hiện của ngoại giao
Ngoại giao bằng lời hoặc bằng hành động: Truyền thông bằng lời nói
hoặc văn bản thích hợp cho đàm phán và thường là một chiến lược tốt. Nó chi
phí thấp và có khả năng duy trì sự linh hoạt hơn hành động. Nhưng sử dụng
hành động cũng có tác dụng của nó. Nó biểu thị sự kịch tính của vấn đề. Chẳng
hạn như những tuyên bố của các nguyên thủ. Hành động thì có tiếng vang hơn
lời nói. Đưa ra những lời đe dọa quân sự là một kiểu, đặt quân đội vào tình
trạng báo động, dàn quân, hoặc triển khai quân để đánh nhau có sức thuyết
phục lớn. Tuy nhiên, phải nhớ rằng rất khó để rút lại lời nói, thậm chí nó còn
khó khăn hơn là không hành động, và nó có thể gây ra những phản ứng thù
địch, phản ứng không khoan nhượng từ đối phương [ 71, pp.340-341]
Ngoại giao công khai hoặc cá nhân: Ngoại giao công khai có giá trị biểu

trưng cao, nó làm gia tăng mức độ tín nhiệm. Ngoại giao công khai cũng là cơ
hội để đưa ra diễn văn, phát biểu quan điểm công khai rõ ràng. Ngoại giao cá
nhân có thể tránh được phản ứng chống đối từ trong nước hoặc quốc tế, nó cũng
dễ dàng rút lui hơn so với ngoại giao công khai [71, pp.338]
Ngoại giao cấp cao hoặc cấp thấp: Cấp càng cao thì càng chứng tỏ tầm
quan trọng của công việc. Một nhà ngoại giao phải biết lựa chọn cấp độ ngoại
giao. Ngoại giao cấp thấp cũng có thể tránh được những phản ứng thái quá và


duy trì được sự linh hoạt. Ngoại giao cấp thấp cũng có khi bị cho là không phải
là chính sách chính thức để tránh bị mất mặt [ 71, pp.337]
Ngoại giao truyền thống và Ngoại giao công chúng/ ngoại giao nhân
dân, Ngoại giao truyền thống là hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà
nước, chính phủ, Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ
quan quan hệ đối ngoại khác, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính sách
đối ngoại của quốc gia; cũng như bảo vệ quyền lợi, lợi ích của quốc gia, tổ
chức, công dân mình ở nước ngoài. [58, tr.27]
Ngoại giao nhân dân hay ngoại giao công chúng cách nói đơn giản hơn
“ngoại giao nhân dân là công tác giao thiệp với nước ngoài không mang danh
nghĩa Nhà nước” [41, tr.1201]. Nói theo John.T.Rourke và Mark.A.Boyer thì
đây là một cách ngoại giao đã đi xa hơn mô hình truyền thông truyền thống.
Vốn dĩ chỉ giữa các chính phủ, mà đi vào hoạt động hiện đại hơn là việc cố
gắng thuyết phục đối tượng công chúng rộng rãi hơn rất nhiều. Bao gồm quan
điểm của công chúng trong nước khác và quan điểm của toàn thế giới nói
chung. Điều này gần với sự tuyên truyền, nhưng đặc biệt ở chỗ, ngoại giao công
chúng liên quan tới những gì được nói và làm thực sự bởi các nhân vật chính
trị, trong khi tuyên truyền bao gồm những thông điệp được đưa ra bởi các cơ
quan thông tin đã biên tập những sự kiện và tuyên bố của các lãnh đạo [66,
tr.321]. Còn ngoại giao công chúng (public diplomacy) là một loại hình ngoại
giao đặc biệt, đôi khi nó lấp ló trong một cách ứng xử khéo léo giữa cá nhân

ngoại giao của quốc gia này với người dân của một dân tộc kia. Đây là loại hình
quan hệ công chúng do Nhà nước tiến hành hướng tới cộng đồng quốc tế, dân
chúng nước ngoài. Hoạt động này nhằm tạo dựng hoặc gây ảnh hưởng tới dư
luận công chúng quốc tế nhằm thực thi chiến lược ngoại giao của mình. Những
tác nhân phi nhà nước này xây dựng sự hiểu biết về văn hóa, thái độ và hành vi,
các mối quan hệ nhằm đưa tới lợi ích và giá trị [67, pp.135-153]. Theo như
Edmund Gullion (Viện trưởng Viện Pháp luật và Ngoại giao Fletcher thuộc đại
học Tufts, Mỹ) - người đưa ra khái niệm “ngoại giao công chúng”, ông cho
rằng: “Ngoại giao công chúng có nhiệm vụ xử lý thái độ của công chúng đối


với những ảnh hưởng phát sinh từ việc hình thành và thực thi chính sách ngoại
giao của chính phủ. Nó là một cấp độ lĩnh vực quan hệ quốc tế vượt ra khỏi
phạm vi ngoại giao truyền thống. Nó bao gồm sự khai phát và tạo dựng của
chính phủ một nước đối với dư luận của các nước khác… tạo ảnh hưởng đối với
hoạt động hoạch định chính sách và hoạt động xử lý công việc đối ngoại. Và
trọng tâm của ngoại giao công chúng là: (1) Tiếp xúc; (2) Báo cho biết (nhận
biết); (3) Xóa bỏ hiểu lầm; (4) Tìm sự đồng cảm; (5) Xây dựng lòng tin; (6)
Nhân bản giá trị - tái tạo gien văn hóa ở môi trường bên ngoài; (7) Gây ảnh
hưởng đến chính sách đối nội và đối ngoại”[ 54,tr.74-75].
Những cơ quan ngoại giao như văn phòng đại diện, đại sứ quán…chỉ là
những mặt kỹ thuật trong quan hệ ngoại giao. Ngoài ra, còn nhiều hình thức
ngoại giao khác như, Ngoại giao mở, Ngoại giao lãnh đạo - lãnh đạo.
Một số cách thức ngoại giao: Giữ gìn quan hệ qua lại hằng ngày với
chính phủ nước ngoài qua đại diện ngoại giao và phái đoàn ngoại giao; Tham
gia của các đại diện quốc gia tại các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực,…; Tham
dự các hội nghị, hội thảo, gặp gỡ thường kỳ, bất thường nhiều bên, hai bên của
các đại diện toàn quyền quốc gia từ người đứng đầu quốc gia, Chính phủ, Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao đến chuyên viên ở các cấp khác nhau; Trao đổi thư tín
ngoại giao: Công hàm, thư… Chuẩn bị, đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, các

văn kiện ngoại giao song phương cũng như đa phương về các vấn đề khác nhau
trong hợp tác quốc tế. Thông báo cho phương tiện thông tin đại chúng thái độ
của chính phủ về các vấn đề chính trị đối ngoại cũng như các vấn đề khác,
thông báo chính thức về những sự kiện quốc tế quan trọng, xuất những văn bản
quốc tế quan trọng …[59, tr.23]
1.1.3 Khái niệm đối tác chiến lược và các nhân tố tham gia quan hệ
quốc tế
Khái niệm mối quan hệ “đối tác chiến lược” là một cụm từ được thường
xuyên sử dụng trong các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại ngày nay. Tuy
nhiên cách hiểu về cụm từ này còn khá mơ hồ. Khái niệm này ra đời sau khi
chiến tranh lạnh kết thúc như là để mô tả thực trạng của quan hệ quốc tế thời


điểm đó, sau khi hai khối liên minh giữa các nước sụp đổ mà ở đây là khối Tư
bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, các nước bắt đầu có hướng đối ngoại của
riêng mình với những quan hệ song phương và thường là với những quốc gia có
tiềm lực để tìm kiếm những lợi ích.
Một quốc gia lựa chọn mối quan hệ của với các nước khác nhau, quan hệ
đối tác – liên minh nhưng khi được mô tả là mối quan hệ đối tác chiến lược tức
là quan hệ của họ đã được nâng lên một mức độ mới. Không thể nhầm lẫn là tất
cả các mối quan hệ đối tác chiến lược là giống nhau mặc dù các mối quan hệ đủ
điều kiện là chiến lược có thể tồn tại dưới dạng chính thức trên các văn kiện
hoặc không. Điều này có thể lý giải bằng “nghệ thuật hùng biện” trong ngoại
giao, rất nhiều cụm từ “đối tác chiến lược” được đưa vào các văn bản ký kết tuy
nhiên đôi khi quan hệ giữa hai nước chưa đạt đến mức độ như vậy hoặc những
mối quan hệ chiến lược mang tính truyền thống lại không cần thiết chính thức
hóa.
Chúng ta sẽ bắt đầu thử phân tích “khái niệm đối tác chiến lược” từ lịch sử
của nó. Trong vốn từ vựng của quan hệ quốc tế,có thể dễ dàng bắt gặp những
khái niệm như “liên minh”, “hợp tác” …giữa các tác nhân trong quan hệ quốc

tế. Thực tế thì khái niệm quan hệ đối tác đã xuất hiện khá lâu: như năm 1890
trong “Đạo luật về quan hệ đối tác” của nước Anh, đã sử dụng đối tác như một
mối quan hệ kinh tế khi những người kinh doanh có cùng một quan điểm về lợi
nhuận, nằm ngoài phạm vi quan hệ quốc tế. Một câu hỏi đặt ra là tại sao khái
niệm “đối tác chiến lược” lại trở nên ngày càng quan trọng trong quan hệ quốc
tế. Để hình thành một quan hệ “đối tác” giữa hai tác nhân cần có các giá trị
chung, lợi ích chung và sự hiểu biết [68, pp.234]. Một số quan điểm trong quan
hệ quốc tế nêu lên rằng, “đối tác chiến lược” chỉ là thuật ngữ mang tính tượng
trưng tùy vào bối cảnh cụ thể, song phần đông các tác tác giả thừa nhận rằng
“quan hệ đối tác chiến lược” là quan hệ song phương giữa hai quốc gia trên các
lĩnh vực an ninh, kinh tế và có thể mở rộng phạm vi phi chính phủ hợp, với các
lĩnh vực phong phú và đa dạng. Đây là một khái niệm theo kiểu tập hợp. Tuy
nhiên, khi phân tích cụ thể vào các mối quan hệ “đối tác chiến lược” với từng
trường hợp cụ thể cần chú ý đến level của mối quan hệ này, “quan hệ đối tác


chiến lược cần thiết”, “quan hệ đối tác đã được xác lập” và “quan hệ đối tác
chiến lược như một mục tiêu” như vậy có thể thấy, trong một mối quan hệ đối
tác chiến lược, không hề có sự bình đẳng giữa hai tác nhân, tùy vào “giá trị”
của đối tác mà mỗi tác nhân sẽ lựa chọn một hướng đi thích hợp.
Một số tác nhân tham gia vào quan hệ quốc tế: Ngoại giao là một khía
cạnh của quan hệ quốc tế, nói tới quan hệ quốc tế không thể không kể tới chủ
thể quan trọng là quốc gia. Sự tương tác giữa các chủ thể làm nên quan hệ.
Không có chủ thể quan hệ quốc tế thì không có quan hệ quốc tế. Tất cả những
yếu tố thuộc về chủ thể đều có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ quốc tế . Trong
số các chủ thể của quan hệ quốc tế, quốc gia là chủ thể không phải bàn cãi, mặt
khác các quốc gia quan hệ với nhau cũng là để đảm bảo lợi ích của mình. Quốc
gia cũng được coi là chủ thể quan hệ quốc tế cơ bản và quan trọng nhất và một
lẽ nữa quốc gia đương nhiên là chủ thể của Luật pháp quốc tế. Vai trò nhất định
của từng quốc gia trong một giai đoạn nhất định đã góp phần tạo lập được cục

diện chính trị khu vực và thế giới, các mối quan hệ song phương và đa phương
được thiết lập như mạng lưới quan hệ chằng chịt. Các quốc gia khi tham gia vào
đời sống chính trị khu vực và thế giới là để bảo đảm sự an toàn về chính trị của
mình đối với bên ngoài. Nhưng sự an toàn đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trong nước cũng như bên ngoài mà chính các quốc gia cũng không thể kiểm
soát, không thể lường trước được. Những yếu tố đó có thể là kinh tế, chính trị,
dân tộc, tôn giáo, có thể là chủ quan (các chính khách), có thể khách quan như
yếu tố về thiên tai…
Trước hết, chúng ta thấy rằng mục đích của quốc gia khi tham gia quan hệ
quốc tế là lớn nhất khi gắn liền với những lợi ích cơ bản của quốc gia và cộng
đồng cư dân là tồn tại thịnh vượng và phát huy ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Tầm quan trọng sống còn của các lợi ích này khiến cho mục đích tham gia quan
hệ quốc tế của nó trở nên mạnh mẽ nhất. Tính vững bền của các lợi ích đó
khiến mục đích này trở nên thường xuyên. Sự tồn tại thường xuyên của mục
đích này đem lại khả năng tác động liên tục tới chính các mối quan hệ. Tính đa
dạng của các lợi ích đó cũng khiến mục đích này bao trùm mọi lĩnh vực của
cuộc sống. Sự bao trùm của mục đích đem lại cho nó khả năng ảnh hưởng tới


mọi mặt của thế giới [32, tr.32]. Có thể nói, mục đích này cũng chính là động
lực hình thành và phát triển quan hệ quốc tế và chi phối sự tồn tại của các mối
quan hệ quốc tế . Mặc khác, quốc gia dân tộc tham gia quan hệ quốc tế lâu đời
nhất. Sự ra đời của quốc gia dân tộc tạo cơ sở cho sự hình thành các tương tác
qua biên giới giữa chúng. Và cục diện thế giới đã hình thành cùng với sự ra đời
của quốc gia. Quốc gia tham gia quan hệ quốc tế liên tục nhất là vì yêu cầu thực
hiện chức năng đối ngoại của chính nó. Quốc gia càng phát triển, lợi ích của nó
ngày càng vượt ra khỏi khuôn khổ biên giới. Và quốc gia ngày càng gắn bó
thường xuyên và chặt chẽ với khu vực và thế giới. Quốc gia tham gia quan hệ
quốc tế cũng rộng nhất. Lợi ích quốc gia rất đa dạng và bao trùm mọi lĩnh vực
của đời sống. Vì thế, quốc gia phải tham gia mọi lĩnh vực trong quan hệ quốc tế

để thực hiện lợi ích của mình. Trong quan hệ quốc tế ngoài quốc gia còn có
nhiều nhân tố khác tham gia vào như các cơ chế đa phương, các tổ chức phi
chính phủ (NGO), các công ty xuyên quốc gia nhưng quốc gia có khả năng
thực hiện quan hệ quốc tế hơn bất cứ chủ thể phi quốc gia nào. Quốc gia có sức
mạnh tổng hợp như lãnh thổ, dân cư, thực lực quân sự, sức mạnh kinh tế, khả
năng huy động xã hội… mà không chủ thể phi quốc gia nào có được [32, tr.33].
Vì thế các quốc gia lớn sẽ giữ vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo
nên các mối quan hệ quốc tế, cục diện an ninh chính trị của mỗi khu vực mà nó
hiện diện. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của quốc gia cũng lớn nhất trên trường quốc
tế, quốc gia tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống nên có ảnh hưởng rộng
khắp trong quan hệ quốc tế. [32, tr.33]
Như vậy, qua đây có thể thấy được vai trò của quốc gia trong quan hệ quốc
tế. Trong luận văn của mình tôi sẽ giới hạn phân tích, vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về ngoại giao mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản
trên góc độ chủ thể là quốc gia.
1.1.4. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao
Hoạt động ngoại giao là một bộ phận quan trọng của đấu tranh dựng
nước, giữ nước lâu dài và anh dũng của dân tộc Việt Nam. Kế thừa, phát huy
truyền thống ông cha, bản chất nền ngoại giao nước ta là hòa bình, chính nghĩa,


thuỷ chung và khoan dung, đậm đà bản sắc dân tộc, tiêu biểu bởi tư tưởng và
phong cách ngoại giao của Hồ Chí Minh.
"Ngoại giao là một khoa học đồng thời là nghệ thuật" (Lênin). Hồ Chí
Minh, "chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng thuộc địa", "người cộng
sản", "nhà hoạt động quốc tế lỗi lạc" và "nhà ngoại giao kiệt xuất", bằng hoạt
động lý luận và thực tiễn của mình, đã để lại những di sản trí tuệ quý báu cho
kho tàng kinh nghiệm về quan hệ đối ngoại Việt Nam, đã tạo ra những tiền đề
tư tưởng và phương pháp luận vững chắc cho việc đề ra đường lối chính sách
đối ngoại và hệ thống sách lược ngoại giao nước ta, lái chúng luôn đi đúng

hướng và phù hợp với tình hình cụ thể hôm qua và hôm nay, đồng thời Người
cũng là tấm gương lớn sáng chói về nghệ thuật ngoại giao.
Nghiên cứu tư duy đối ngoại Hồ Chí Minh, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
nhận xét: "Toàn bộ những tư tưởng của Hồ Chí Minh về hoạt động ngoại giao,
như biết đánh giá dự báo tình hình, nắm bắt thời cơ tổ chức lực lượng, nhận rõ
bạn thù, tranh thủ đồng minh, cô lập kẻ thù chủ yếu, kiên định về nguyên tắc,
linh hoạt về sách lược, biết thắng từng bước để tiến tới thắng lợi hoàn toàn, độc
lập tự chủ gắn liền với đoàn kết quốc tế, là di sản quý báu đối với chúng ta
trong hoạt động ngoại giao để phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc"[46,tr.23].
Theo Nguyễn Duy Niên trong cuốn Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh định
nghĩa Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là hệ thống những nguyên lý, quan
điểm, quan niệm về các vấn đề thế giới và thời đại, về đường lối quốc tế, chiến
lược, sách lược, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam thế kỳ hiện đại.
Tư tưởng này còn thể hiện trong hoạt động đối ngoại thực tiễn của Hồ Chí
Minh và của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là hệ thống các nguyên lý, quan điểm
về thế giới và thời đại, về đường lối quan hệ quốc tế, chiến lược và sách lược
ngoại giao. Đó là nền ngoại giao vì mục đích hòa bình, độc lập, chủ quyền của
dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Được tiến hành trên cơ sở pháp lý và
đạo lý chung của quốc tế, đấu tranh pháp lý đi đôi với thuyết phục cảm hóa về
đạo lý. Với cách thức tiến hành gắn kết đối nội với đối ngoại, lấy đối nội phục


vụ đối ngoại và ngược lại. Đồng thời xác định lực lượng tiến hành ngoại giao là
khối đại đoàn kết toàn dân.
Qua nghiên cứu các định nghĩa và khái niệm về tư tưởng cách mạng Hồ Chí
Minh và những công trình khái quát về hoạt động đối ngoại của Người, chúng
ta có thể đi đến một khái lược về định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh
vực đối ngoại như sau: "Tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực đối ngoại là một

bộ phận hợp thành của tư tưởng chính trị, tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh, nó
bao gồm hệ thống các quan điểm, nhận thức, luận cứ và nghệ thuật thực hiện
của Người được thể hiện trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn quan hệ
quốc tế, trong thực tế hoạt động ngoại giao và vận động quốc tế của bản thân
Người, của Đảng và Nhà nước ta trong các giai đoạn lịch sử từ 1911 đến 1969".
Thống nhất khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh trong đối ngoại sẽ góp
phần định hướng mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của chúng ta, và điều không
kém phần quan trọng là giúp chúng ta nhận rõ phương pháp tiếp cận vấn đề một
cách khoa học hơn, gắn bó hơn với yêu cầu tổng quát về nghiên cứu tư tưởng
cách mạng Hồ Chí Minh trong xã hội hiện đại.
1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao
Chủ Tịch Hồ Chí Minh là cha đẻ của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.
Những tư tưởng lớn của Người là ngọn hải đăng chỉ đường cho Ngoại giao Việt
Nam suốt những năm qua cũng như mãi về sau. Kinh nghiệm cho thấy sở dĩ
ngoại giao Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn như ngày nay chính là
nhờ bám sát những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh như những tư tưởng
chỉ đạo. Còn những khi thất bại, khó khăn hoặc bị cô lập chính là những lúc
ngoại giao Việt Nam xa rời những tư tưởng lớn đó. Chủ Tịch Hồ Chí Minh,
khác với nhiều lãnh tụ cách mạng khác trong và ngoài nước, là con người hành
động, không thích lý luận dài dòng, văn phong của Người rất ngắn gọn súc tích
để người nghe dễ hiểu, dễ làm. Do đó, thay vì đọc trước tác hoặc chỉ căn cứ vào
một vài phát biểu của Người để tìm hiểu tư tưởng của Người, ta cần- và đây là
phương pháp chủ yếu- căn cứ vào hoạt động của Người để tìm hiểu tư tưởng, vì
hành động của Người là những hành động có chủ đích. Những tư tưởng lớn ấy


xuất phát từ sự hiểu biết uyên thâm về nền văn hoá Đông, Tây, kim, cổ, kết hợp
với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nói cụ thể hơn, những tư tưởng lớn ấy là sự
kết hợp kinh nghiệm truyền thống ngoại giao của cha ông ta với những tư tưởng
lớn của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại trên

nền địa lý-chính trị Việt Nam.Nhìn lại quá trình gần 60 năm hoạt động cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể từ ngày rời bến Nhà Rồng (1911) đi tìm
đường cứu nước, cho đến lúc Người ra đi, chúng ta thấy hoạt động ngoại giao là
một bộ phận không tách rời với toàn bộ hoạt động cách mạng của Người.
1.2.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao mang đậm bản sắc ngoại giao
truyền thống của dân tộc
Việt Nam là nước có vị trí quan trọng trong giao lưu quốc tế. Việt Nam
nằm ở trung tâm Đông Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây và Tây
Nam giáp Lào và Campuchia, phía Đông và phía Nam nhìn ra biển Thái Bình
Dương. Do có vị trí khá thuận lợi nên Việt Nam từ sớm đã trở thành cầu nối
giữa châu Á và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á
hải đảo, nơi giao điểm của các tuyến đường, các luồng hàng từ Bắc tới Nam và
từ Đông sang Tây, là nơi gặp gỡ của các nền văn hóa, văn minh lớn, mà ngay từ
sớm là văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Quốc… Vì vậy mà trong quá trình
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ngay từ sớm ông cha ta đã nhận thức rõ
được hoạt động ngoại giao có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng. Trong suốt
chiều dài lịch sử dân tộc, ngoại giao đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ
quyền lợi quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đồng
thời củng cố hòa bình và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các
nước. Việt Nam có một nền ngoại giao truyền thống mang đặm bản sắc dân tộc.
Đó là những đặc trưng ổn định và bền vững, có nguồn gốc xuất xứ từ bản sắc
dân tộc và văn hoá dân tộc Việt Nam, đồng thời là kết quả của hoạt động giao
lưu quốc tế của Đại Việt với các nước láng giềng, của quá trình đấu tranh bảo
vệ chủ quyền dân tộc và phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, phát triển quốc
gia - dân tộc. Đặc trưng ngoại giao truyền thống Việt Nam có thể nói gọn: hoà
hiếu, nhu viễn, “trong đế ngoài vương”.


Trước tiên, nhân dân Việt Nam luôn luôn có ý thức bảo vệ độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Nền ngoại giao nhu viễn xem trọng việc giữ

gìn hoà khí, khiêm nhường với nước lớn, hữu nghị với các nước lân bang, phấn
đấu cho sự thái hoà. Yêu chuộng hoà bình là bản chất của ngoại giao Việt Nam.
Trong khi kiên trì lập trường nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia, chống lại ngoại giao xâm lược của đối phương, kiên trì
đường lối hoà bình trong quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.
Ngoại giao Việt Nam thấm nhuần tinh thần nhân đạo và chủ nghĩa nhân
văn. Tuy là nạn nhân của các cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, người Việt
Nam vẫn giàu lòng nhân ái, khoan dung đối với những kẻ địch đã bị đánh bại.
Điều đó có cội nguồn từ lý tưởng nhân nghĩa của dân tộc biết đứng trên nghĩa
lớn khi buộc phải đương đầu với những thế lực ngoại xâm hung bạo. Từ khả
năng thu phục lòng người do những mục tiêu chính nghĩa được theo đuổi và từ
hoàn cảnh nhiều khi phải đối phó với nhiều đối thủ cùng một lúc, chúng tôi
luôn theo đuổi phương châm “thêm bạn, bớt thù”, “…làm cho nước mình ít kẻ
thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết”[6, tr.26-27]; Ngay sau khi nước nhà độc
lập, đứng trước mối đe doạ của nhiều thế lực bên ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khẳng định: nước Việt Nam sẵn sàng “làm bạn với mọi nước dân chủ và
không gây thù oán với ai”[6, tr.220]. Nối tiếp truyền thống ấy, khi bước vào
thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã tuyên bố với toàn thế giới rằng,”Việt Nam muốn
là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc
lập và phát triển” [10, tr.103]. Tư tưởng này đã được chính thức ghi trong
Cương lĩnh sửa đổi và bổ sung của Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua
tại Đại hội lần thứ XI họp đầu năm nay: Việt Nam muốn “là bạn, đối tác tin cậy
và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới [9, tr.83-84]
Ngoại giao Việt Nam mang tính nhân văn cao cả, tinh tế, linh hoạt, sáng tạo
và nhạy bén, thấu hiểu sâu sắc về mình và người. Tìm hiểu hoạt động đó trong
sự phát triển phong phú qua các thời kì lịch sử để rút ra những bài học kinh
nghiệm cần thiết có thể vận dụng kết quả cho hiện tại đó là một việc làm vừa có
ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn.



1.2.2. Chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong quá trình hình thành, phát triển và khẳng định sức sống của mình
trong đời sống xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh có tiền đề, nguồn gốc trực tiếp từ
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống rồi chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí
Minh trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền
thống Dân tộc Việt Nam trải qua hàng năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc
truyền thống yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, ý thức cố kết cộng
đồng dân tộc do phải thường xuyên đương đầu với các thế lực ngoại bang xâm
lăng hoặc có ý đồ đồng hoá, kể cả đồng hoá cưỡng bức. Trong tiềm thức mỗi
người dân Việt Nam, dù thuộc tộc người đa số hay thiểu số, đều chứa đựng tình
yêu quê hương đất nước nồng nàn kết tinh thành ý thức của dân với nước, được
thể hiện sinh động trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ của thiết chế Gia đình Làng - Nước, thành sắc thái độc đáo của văn hoá Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng ngợi ca truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam: "Dân ta có
một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi sục, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ". Lòng yêu nước, tình
cảm gắn bó máu thịt và trách nhiệm của "con dân" với Nước đã đúc kết thành
truyền thống và hơn thế trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Một đánh giá
rất có sức thuyết phục mang tính khoa học - thực tiễn phản ánh tính quy luật
hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là truyền thống yêu nước của người
Việt Nam. Đó không chỉ là một tình cảm, một phẩm chất tinh thần, mà đã phát
triển thành một chủ nghĩa - chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc chân chính
thành dòng chủ lưu của tư tưởng Việt Nam, xuyên suốt lịch sử dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hành
trang của Người khi đi tìm đường cứu nước. Người viết: “Lúc đầu, chính do
chủ nghĩa yêu nước mà tôi tin theo Lênin”. Người đã tìm thấy trong cương lĩnh
về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin sự phù hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin
với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình

thành trong quá trình lập nước, trong đấu tranh giành độc lập, tôi tin theo Lênin


×