Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Luận văn Hệ thống quản lý chất lượng tại công ty CP tập đoàn Hoà Phát theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong hoạt động sản xuất kinh doanh thép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.51 KB, 63 trang )

VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

LỜI NÓI ĐẦU
Trong bất cứ một nền kinh tế cạnh tranh nào, nếu một doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển trong hoạt động kinh doanh thì ngoài việc giá thành
thấp thì vấn đề chất lượng sản phẩm cũng phải được đặt lên vị trí hàng đầu.
Chất lượng đang trở thành một trong những mục tiêu có tầm chiến lược
quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế của các
doanh nghiệp và nền kinh tế của nhiều nước.
Theo Johns. Oakland thì cuộc “ Cách mạng công nghiệp” đã diễn ra trong
nhiều thế kỷ trước, cuộc “ Cách mạng máy tính” đã ra đời vào những năm
đầu thập kỷ 1980, nhưng ngày nay, không nghi ngờ gì nữa, chúng đang ở
vào giữa cuộc “ Cách mạng chất lượng” một thời kỳ biến đổi đang tác động
tới mọi kiểu kinh doanh, tổ chức và con người.
Quản lý chất lượng quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng trong toàn bộ các
khâu từ thiết kế, sản xuất đến tiêu dùng. Khi đó chất lượng được nâng cao
lên nhờ giảm được các phí tổn về phế phẩm, hư hao, chi phí kiểm tra…, sản
lượng hàng hoá sẽ tăng lên và năng suất cao hơn.
Khi nhu cầu đời sống vật chất của con người ngày càng được đáp ứng đầy
đủ, thậm chí là thừa thì con người sẽ hướng tới một một nhu cầu cao hơn đó
là nhu cầu về tinh thần. Và nhu cầu nào cũng vậy, họ đòi hỏi một tiêu chí
hàng đầu, đó là “chất lượng”. Chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sẽ
cần phải đáp ứng kịp thời phục vụ các “thượng đế”.
Như vậy, khía cạnh về chất lượng ngày càng đòi hỏi cao hơn. Để tồn tại và
phát triển được thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những đòi hỏi này,
nó là tất yếu. Trước đây khoảng 2, 3 năm khi đặt câu hỏi “ Vấn đề của doanh
nghiệp là gì?” thì hầu hết câu trả lời từ nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng
như từ nhiều người khác đều nói rằng vấn đề của họ là thiếu vốn, thiếu công
1




VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

nghệ hiện đại. Tuy nhiên, bây giờ câu hỏi đó lại được trả lời nhấn mạnh vào
khía cạnh “chất lượng sản phẩm”.
Có nhiều phương pháp và hệ thống quản lý chất lượng, song nhiều doanh
nghiệp và tổ chức thấy ISO là phù hợp nhất và dễ thực hiện hơn cả.
Các chuyên gia quốc tế đã kết luận: “ Sử dụng ISO 9001:2000 họ có thể
chứng tỏ được hiệu quả công ty và đảm bảo cải tiến chất lượng"1
Những luận chứng nêu trên phần nào cho thấy được tầm quan trọng về chất
lượng và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Em nhận thấy đây là
vấn đề cần phải được nhận thức một cách sâu sắc và rõ ràng, đặc biệt là đối
với một sinh viên Khoa Khoa Học Quản Lý. Vì vậy, em chọn đề tài “Hoàn
thiện Hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà
Phát theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong hoạt động sản xuất và kinh
doanh thép” là đề tài cho chuyên nghành thực tập của em. Chuyên đề gồm
ba chương:
Chương I: Tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Công ty Cổ phần
Tập đoàn Hoà Phát theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống
quản lý chất lượng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát.

1

ngày 5/12/2005


2


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TIÊU CHUẨN ISO 9000
I. Một số khái niệm cơ bản
1. Chất lượng.
Chất lượng là một phạm trù phức tạp mà con người thường hay gặp trong
các lĩnh vực hoạt động của mình. Tuy nhiên, trên mỗi khía cạnh khác nhau
thì Chất lượng lại được hiểu và tiếp cận theo những phạm trù và cách thức
khác nhau. Nhìn chung, mục đích của việc theo đuổi chất lượng đó là làm
thoả mãn khách hàng.
Theo từ điển Tiếng Việt (1994) “ Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị
của một con người, một sự vật, sự việc”
Còn theo định nghĩa của TCVN 5200 – ISO 9000 khi nói về chất lượng của
sản phẩm:
“ Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn các yêu
cầu đề ra hoặc định trước của người mua”
Theo cách nhìn nhận về định nghĩa của tiêu chuẩn nhà nước Liên Xô trước
đây thì” Chất lượng sản phẩm là tổng thể những thuộc tính của nó quy định
tính thích dụng của sản phẩm, để thoả mãn những nhu cầu phù hợp với công
dụng của nó”.
American National Stands Institute (ANSI) và American Society for
Quality (ASQ) đã định nghĩa chất lượng là “ tổng hợp những đặc tính và đặc
điểm của một sản phẩm hay dịch vụ có khả năng làm thoả mãn nhu cầu của

khác hàng”.
Tóm lại, Chất lượng của sản phẩm là mức thoả mãn các yêu cầu đề ra và

3


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

định trước của người tiêu dung về màu sắc, mỹ quan, hình dạng, mức độ an
toàn, giá trị dinh dưỡng và giá cả phù hợp.
Phạm trù chất lượng được nhắc đến nhiều đặc biệt là chất lượng sản phẩm.
Song để có thể có một sản phẩm chất lượng tốt thì cần phải có một hệ thống
quản lý chất lượng đúng đắn, hợp lý.
2. Quản lý chất lượng.
Trước hết, để hiểu sâu sắc hơn về khía cạnh quản lý chất lượng chúng ta
phải hiểu, Quản lý là gì?
“ Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể lên đối
tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm
năng cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến
động môi trường”2
Muốn đạt được chất lượng mong muốn thì cần phải quản lý chặt chẽ các
yếu tố liên quan. Quản lý chất lượng là một khía cạnh về chất lượng của
chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng.
Theo GOST 15467-70, quản lý chất lượng là xây dựng, đảm bảo và duy trì
mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu
dung. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống,
cũng như những tác động hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng
tới chất lượng sản phẩm.

Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế ISO 9000 cho rằng: Quản lý chất lượng là
một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách,
mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch
định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất
lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.
Nội dung QLCL bao gồm:
2

Giá trình Khoa học quản lý tập I, trang 25.

4


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

- Chính sách chất lượng: Do lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp chính
thức công bố, đồng thời định hướng để có thể đạt được vấn đề này.
- Hoạch định chất lượng: Các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và
yêu cầu đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của hệ thống chất
lượng.
- Kiểm soát chất lượng: Các kỹ thuật và các hoạt động tác nghiệp được sử
dụng để thực hiện các yêu cầu chất lượng.
- Đảm bảo chất lượng: Lầ một phần của quản lý chất lượng, tập trung vào
cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện.
- Hệ thống chất lượng: Bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và
nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất lượng.
3. Một số phương pháp quản lý chất lượng.
3.1. Quản lý chất lượng ISO 9000

3.1.1. Khái niệm ISO
ISO ( International Organization for Standarization) là liên đoàn quốc tế của
các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và là tổ chức tiêu chuẩn hoá lớn nhất
hiện nay.
ISO là một tổ chức phi chính phủ. Nhiệm vụ chính của tổ chức này là nghiên
cứu xây dựng và công bố các tiêu chuẩn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các tiêu chuẩn này không có tính chất bắt buộc.
Mục tiêu của ISO là thúc đẩy sự phát triển của công tác tiêu chuẩn hoá và ác
hoạt động có liên qua nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hang
hoá và dịch vụ trên phạm vi quốc tế cũng như sự phát triển hợp tác trong
lĩnh vực trí tuệ, khoa học công nghệ và kinh tế.
ISO có trên 120 nước thành viên. Việt Nam là thành viên chính thức từ năm
1977 và là thành viên thứ 72 của ISO. Cơ quan đại diện là Tổng cục tiêu
chuẩn – Đo lường - Chất lượng.
5


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế(ISO) ban hành
lần đầu năm 1987, được kiểm tra và sửa đổi lần 1 năm 1994. Đến ngày
14/12/2000 sau quá trình soát xét lần 2, Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 đã
được ban hành.
3.1.2. Một số loại ISO.
ISO 8402:1994 - Quản lý chất lượng và bảo đảm chất lượng - Từ
vựng.
ISO 9004-1 1994 - Quản lý chất lượng và các yếu tố hệ thống chất
lượng - Phần 1: Hướng dẫn.

ISO 10007: 1995 - Hướng dẫn quản lý cấu hình (configuration management)
ISO 10006 - Quản lý chất lượng trong các dự án
Ngoài một số bộ ISO trên, Bộ ISO 9000 phiên bản 2000 có bốn bộ tiêu
chuẩn cơ bản:
- Bộ ISO 9000:2000 mô tả cơ sở của hệ thống quản lý chất lượng và giải
thích các thuật ngữ.
- Bộ ISO 9001: 2000 quy định những yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý
chất lượng của một tổ chức ( thay cho các bộ ISO 9001/9002/9003:94).
- Bộ ISO 9004:2000 hướng dẫn cải tiến việc thực hiện hệ thống quản lý chất
lượng.
- Bộ ISO 9011:2001 hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và hệ
thống quản lý môi trường.
3.2. Nguyên lý SIX SIGMA.
3.2.1 Định nghĩa
Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến theo quy trình dựa trên thống kê
nhằm giảm thiểu tỉ lệ sai xót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên một triệu
khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động
trong các quy trình kinh doanh. Six Sigma tập trung vào việc thiết lập sự
thông hiểu tường tận các yêu cầu của khách hàng và vì thế có tính định
6


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

hướng khách hàng cao.
Hệ phương pháp Six Sigma dựa trên tiến trình mang tên DMAIC: Define
(Xác Định), Measure (Đo Lường), Analyze (Phân Tích), Improve (Cải Tiến)
và Control (Kiểm Soát).

Six Sigma không phải là một hệ thống quản lý chất lượng, như ISO-9001,
hay là một hệ thống chứng nhận chất lượng. Thay vào đó, đây là một hệ
phương pháp giúp giảm thiểu khuyết tật dựa trên việc cải tiến quy trình.
3.2.2. Các cấp độ trong Six Sigma
Trong thống kê “Sigma” có nghĩa là độ lệch chuẩn. Do đó, Six Sigma có 6
đơn vị lệch chuẩn là các mức cấp độ khác nhau.
Cấp Độ Sigma
Một Sigma
Hai Sigma
Ba Sigma
Bốn Sigma
Năm Sigma
Sáu Sigma

Lỗi phần Triệu

Lỗi phần Trăm

690.000,0
308.000,0
66.800,0
6.210,0
230,0
3,4

69,0000%
30,8000%
6,6800%
0,6210%
0,0230%

0,0003%

Mục tiêu của Six Sigma là chỉ có 3,4 lỗi (hay sai sót) trên mỗi một triệu khả năng gây lỗi.
Nói cách khác, đó là sự hoàn hảo đến mức 99,99966%.
Ở Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp sản xuất tư nhân đang ở mức Ba Sigma hoặc ít
hơn. Cũng nên chú ý rằng, Six Sigma để đo lường các khả năng gây lỗi chứ không phải là
xác định sản phẩm lỗi. Do đó, một sản phẩm càng phức tạp sẽ càng có khả năng bị gây
lỗi nhiều hơn.
Để thuận lợi cho việc áp dụng Six Sigma vào các doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Cần xác định các lĩnh vực chính mà Six Sigma tập trung vào. Các lĩnh vực chính là:

7


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

-

Tập trung liên tục vào những yêu cầu của khách hàng

-

Sử dụng các phương pháp đo lường và thống kê để xác định và đánh giá mức giao
động trong quy trình sản xuất và quy trình quản lý khác

-

Xác định các căn nguyên của vấn đề


-

Nhấn mạnh việc cải tiến quy trình để loại trừ dao động trong quy trình sản xuất hay
quy trình quản lý khác giúp giảm thiểu lỗi và tăng sự hài lòng của khách hàng.

-

Quản lý chủ động đầy trách nhiệm trong việc tập trung ngăn ngừa sai xót, cải tiến liên
tục và không ngừng vươn tới sự hoàn hảo.

-

Phối hợp liên chức năng trong cùng tổ chức

-

Thiết lập những mục tiêu cao

3.2.3. Tiến trình DMAIC
3.2.3.1. Xác định - Define (D)
Mục tiêu của bước Xác Định là làm rõ vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục tiêu của
dự án. Các mục tiêu của một dự án nên tập trung vào những vấn đề then chốt liên kết với
chiến lược kinh doanh của công ty và các yêu cầu của khách hàng.
3.2.3.2 Đo lường - Measure (M)
Mục tiêu của bước Đo Lường nhằm giúp hiểu tường tận mức độ thực hiện trong hiện tại
bằng cách xác định cách thức tốt nhất để đánh giá khả năng hiện thời và bắt đầu tiến hành
việc đo lường. Các hệ thống đo lường nên hữu dụng, có liên quan đến việc xác định và đo
lường nguồn tạo ra dao động.?
3.2.3.3.Phân tích - Analyze (A)

Trong bước Phân Tích, các thông số thu thập được trong bước Đo Lường được phân
tích để các giả thuyết về căn nguyên của dao động trong các thông số được tạo lập và tiến
hành kiểm chứng sau đó. Chính ở bước này, các vấn đề kinh doanh thực tế được chuyển
sang các vấn đề trên thống kê.
Bước phân tích cho phép chúng ta sử dụng các phương pháp và công cụ thống kê cụ thể
để tách biệt các nhân tố chính có tính thiết yếu để hiễu rõ hơn về các nguyên nhân dẫn

8


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

đến khuyết tật.
3.2.3.4. Cải tiến - Improve (I)
Bước Cải Tiến tập trung phát triển các giải pháp nhằm loại trừ căn nguyên của dao
động, kiểm chứng và chuẩn hoá các giải pháp.
3.2.3.5. Kiểm soát - Control (C)
Mục tiêu của bước Kiểm Soát là thiết lập các thông số đo lường chuẩn để duy trì kết quả
và khắc phục các vấn đề khi cần, bao gồm cả các vấn đề của hệ thống đo lường.
3.3. Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
3.3.1. Lịch sử phát triển
Trước cách mạng công nghiệp: Lao động thủ công vừa là người sản xuất, vừa là người
kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình thông qua khả năng và tài nghệ của chính mình,
mà không chú ý đến nhu cầu chất lượng của khách hàng.
Trong thờì kỳ cách mạng công nghiệp, những khái niệm như “các chi tiết có thể thay thế
cho nhau” và “ quản trị một cách khoa học” đã tạo ra sự ảnh hưởng lớn đối với chất
lượng. Họ tập trung vào sản xuất sao cho có hiệu quả, chia nhỏ công việc và chuyên môn
hoá chúng dựa trên máy móc sẩn xuất hiện đại. Để đảm sản phẩm được sản xuất một

cách chính xác người ta đưa vào bộ phận “ kiểm soát chất lượng”. Một số người tiên
phong trong kiểm soát chất lượng đã đưa ra một số lý thuyết mới, phương pháp mới
nhằm duy trì và kiểm soát chất lượng – đây chính là nền tảng cho những hoạt động “đảm
bảo chất lượng” tiên tiến.
Sau chiến tranh thế giới II, Nhật Bản đã tiên đoán được rằng “Cải tiến chất lượng” sẽ mở
ra một thị trường mới và đó là sự cần thiết đối với sự sống còn của quốc gia họ. Đất nước
bị tàn phá sau chiến tranh, với một nguồn lực ít ỏi. Tuy nhiên, hơn 20 năm theo đuổi mục
tiêu chất lượng, với những thành tựu đạt được chưa từng có, thì các nước Phương Tây
vẫn đình trệ.
Các nước Phương Tây mà đại diện là Mỹ - độc quyền trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, và
nền kinh tế gần như thiếu mọi thứ sản phẩm tiêu dùng. Cuộc cách mạng chất lượng của
Mỹ thực sự bắt đầu vào những năm 1980, sau khi được đánh thức bởi nhan đề của một
bài báo “ Nếu Nhật có thể….tại sao chúng ta không thể”. Điều này cho thấy sự thay đổi

9


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

nhanh chóng trong cách suy nghĩ về chất lượng của Mỹ. Hầu hết các công ty lớn của Mỹ
thực hiện chiến dịch cải tiến chất lượng. Và từ những năm 1990 trở đi, chính sách chất
lượng được coi là chính sách kinh doanh chính. Các lĩnh vực khác như chăm sóc sức
khỏe, giáo dục, hoạt động của Chính phủ cũng bắt đầu quan tâm đến chất lượng.
3.3.2. Khái niệm Chất lượng toàn diện – TQ
TQ là hệ thống quản lý tập trung vào con người nhằm làm tăng liên tục sự hài lòng của
khách hàng và giảm liên tục chi phí. TQ là một phương pháp hệ thống tổng hợp và là một
phần tổng thể của chiến lược cấp cao. Nó làm việc với những bộ phận chức năng ngang,
liên quan đến mọi nhân viên, từ cấp cao nhất và thâm nhập từ phía sau cũng như phía

trước bao gồm cả hệ thống cung cấp và khách hàng. Đối với TA thay đổi liên tục như là
một yếu tố quan trọng trong sự thành công của tổ chức.
Triết lý nền tảng của TQ là: Phương Pháp Khoa Học. Theo cách tiếp cận này thì tập trung
vào 4 yếu tố chính: (1) Tập trung vào khách hàng, (2) Hoạch định chiến lược và lãnh đạo,
(3) Cải tiến liên tục và học hỏi, (4) Giao quyền và làm việc nhóm, (5) Quản trị bằng sự
kiện.
4. So sánh tính ưu việt của ISO so với các phương pháp quản lý chất lượng khác.
4.1. So sánh với Six Sigma

ISO

Six Sigma

Là một hệ thống quản lý chất lượng với các
tiêu chuẩn chuyên biệt cho từng nghành cụ
thể

Chỉ là một chiến lược và hệ phương pháp
dánh cho việc cải tiến hiệu quả kinh doanh.

ISO với những hướng dẫn giải quyết vấn
đề và ra quyết định đòi hỏi quy trình cải Six Sigma chỉ có thể cung cấp những quy
tiến liên tục nhưng không chỉ ra quy trình trình cần thiết.
đó như thế nào.
ISO cung cấp khuôn mẫu để đánh giá Trong khi Six Sigma thì không cung cấp
những nỗ lực quản lý chất lượng chung của một khuôn mẫu chung cho việc đánh giá
10


VŨ HUY ĐOÀN


QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

tổ chức.
những nỗ lực quản lý chung của tổ chức.
ISO-đặc biệt là ISO 9001:2000 là một Hệ thống quản lý chất lượng – Đây là hệ thống có
cơ cấu tổ chức, quy trình, trách nhiệm và nguồn lực được xác định rõ ràng để đánh giá
những nỗ lực quản lý chất lượng chung. Chính điều này làm cho ISO có tính ưu việt hơn
nhiều với Six Sigma, và việc áp dụng ISO trong các doanh nghiệp là hợp lý hơn so với
Six Sigma.
4.2. So sánh với Quản lý chất lượng toàn diện (TQM).
ISO

TQM

Là hệ thống quản lý chất lượng áp dụng Là hệ thống quản lý chất lượng bao quát
cho từng quy trình kinh doanh phù hợp.

hơn cho tất cả các quy trình kinh doanh của
công ty.

Là hệ thống quản lý tập trung nhiều vào Là hệ thống quản lý tập trung vào con
các khâu trong quy trình sản xuất ra sản người nhằm tăng liên tục sự hài lòng của
phẩm, và con người là một nhân tố quan khách hàng và giảm liên tục chi phí.
trọng trong quá trình quản lý này.
Cách tiếp cận của ISO yêu cầu phải có Hệ Phương pháp tiếp cận TQ trong kinh doanh
thống tài liệu.

không có yêu cầu về Hệ thống tài liệu.


Qua việc so sánh trên ta thấy, ISO áp dụng trong doanh nghiệp kinh doanh là hợp lý hơn.
Bởi, tuỳ theo điều kiện của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và quy mô mà doanh
nghiệp chỉ nên tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO ở một số bộ phận.
Điều này đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ là thực sự phù hợp, vì quá trình tiến hành xây
dựng Hệ thống quản lý chất lượng đòi hỏi một chi phí không phải là nhỏ.

II. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
1. Lịch sử hình thành của ISO 9000.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) công
11


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

bố năm 1987, soát xét lần 1 năm 1994, lần hai với phiên bản hiện hành công bố ngày
14/12/2000. Đây là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, quy tụ kinh nghiệm quốc tế và
được nhiều quốc gia áp dụng.

Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã tạo ra một bước ngoặt trong hoạt
động tiêu chuẩn và chất lượng trên thế giới đặc biệt là trong các ngành công
nghiệp. Qua 50 năm phát triển của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế thì bộ
tiêu chuẩn này là có tính phổ biến nhất. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hiện hành
bao gồm 04 tiêu chuẩn chính là: ISO 9001:2000; ISO 9004:2000; ISO
9000:2005 và ISO 19011:2002. Hiện nay, Tổ chức ISO đang có kế hoạch bổ
sung một số tiêu chuẩn hệ thống quản lý chuyên ngành và các tiêu chuẩn
dạng hướng dẫn vào bộ tiêu chuẩn này.
Để thuận tiện cho việc áp dụng các hoạt động đánh giá sự phù hợp, các tiêu

chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 cũng như việc tận dụng tối đa các lợi
ích của bộ tiêu chuẩn. Các tổ chức, doanh nghiệp nên sử dụng cá nguyên tắc,
yêu cầu. hướng dẫn trong các tiêu chuẩn ISO 9000:2000, ISO 9001:2000 và
ISO 9004:2000 trong quá trình thực hiện, liên tục cải tiến, đáp ứng yêu cầu
của khách hàng.
Nếu xét trên toàn thế giới, đến năm 2005 có hơn 750.000 tổ chức được cấp
chứng chỉ ISO 9001:2000, trong đó Trung Quốc đứng đầu. Việt Nam hiện
có hơn 5000 tổ chức được cấp chứng chỉ cho hệ thống quản lý chất lượng
của mình.
2. Vai trò của bộ tiêu chuẩn ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn ISO được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích các mối quan
hệ giữa khách hàng và nhà sản xuất. Đây là một phương tiện hiệu quả mà

12


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

khách hàng có thể dựa vào đó để đưa ra quyết định, đồng thời nhà sản xuất
cũng dựa vào đó để áp dụng và xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng
trong tổ chức. Bộ tiêu chuẩn ISO đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng có tính
chất chuẩn mực và đã được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế. Chính vì
vậy, nó giúp cho doanh nghiệp có thể dựa trên những chuẩn mực đó khẳng
định thương hiệu của mình đối với khách hàng, cũng như trong việc cạnh
tranh với đối thủ về chất lượng.
Dù mức độ áp dụng và xây dựng hệ thống ISO 9000 ở mỗi doanh nghiệp,
tổ chức là không giống nhau. Song, nhìn chung việc xây dựng và áp dụng
này đều đảm bảo được vai trò chính yếu của nó.

- Hệ thống chất lượng: Bao gồm một số các thủ tục quy trình và nguồn lực
cần có để thực hiện quản lý chất lượng. Hệ thống có vai trò quản lý toàn bộ
quá trình nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
- Quản lý chất lượng: ISO 9000 giúp các nhà sản xuất có những định
hướng đúng đắn trong việc xây dựng một hệ thống chất lượng hiệu quả hoặc
trong việc cải thiện hệ thống sẵn có.
- Đảm bảo chất lượng: Các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng chủ yếu là
dựa vào phiên bản ISO 9001:2000 nhằm đưa ra các yêu cầu về hệ thống chất
lượng mà khách hàng có thể sử dụng để xem xét, đánh giá mức độ đáp ứng
mà nhà cung cấp mang lại.
3. Xu thế phát triển của ISO 9000.
ISO 9000 qui tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm
bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và nhà sản

13


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

xuất. Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất tự xây dựng
và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ở cơ sở mình, đông thời cũng là
phương tiện mà bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản
xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng sản phẩm trước khi ký
hợp đồng. ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và
có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất , kinh doanh và dịch vụ.
ISO 9000 hướng dẫn các Tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một
mô hình quản lý thích hợp và văn bản hoá các yếu tố của hệ thống chất
lượng theo mô hình đã chọn.

Những triết lý cơ bản mà ISO 9000 đưa ra về một hệ thống quản lý chất
lượng là phù hợp với những đòi hỏi của các doanh nghiệp hiện nay. Xu thế
của ISO thể hiện ở những điểm sau:
- Hiệu quả chất lượng là vấn đề chung của toàn bộ tổ chức. Chỉ có thể tạo ra
một sản phẩm, một dịch vụ có chất lượng, có tính cạnh tranh cao khi mà cả
hệ thống được tổ chức tốt - đó là sự phối hợp để cải tiến hoàn thiện lề lối
làm việc.
Phải làm đúng, làm tốt ngay từ ban đầu.
- Nêu cao vai trò phòng ngừa là chính trong mọi hoạt động của tổ chức.
Việc tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả hoạt động
của hệ thống và những biện pháp phòng ngừa được tiến hành thường xuyên
với những công cụ kiểm tra hữu hiệu.
- Thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội là mục đích của
hệ thống đảm bảo chất lượng, do đó vai trò của nghiên cứu và cải tiến sản
phẩm hay nghiên cứu sản phẩm mới là rất quan trọng.
- Đề cao vai trò của dịch vụ theo nghĩa rộng, tức là quan tâm đến phần
mềm của sản phẩm, đến dịch vụ sau bán hàng. Việc xây dựng hệ thống phục
vụ bán và sau bán hàng là một phần quan trọng của chiến lược sản phẩm,
14


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

chiến lược cạnh tranh của một doanh nghiệp. Thông qua các dịch vụ này uy
tín của doanh nghiệp ngày càng lớn và đương nhiên lợi nhuận sẽ tăng.
- Trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của tổ chức thuộc về từng người.
Phân định rõ trách nhiệm của từng người trong tổ chức, công việc sẽ được
thực hiện hiệu quả hơn.

- Quan tâm đến chi phí để thoả mãn nhu cầu- cụ thể là đối với giá thành.
Phải tìm cách giảm chi phí ẩn của sản xuất, đó là những tổn thất do quá trình
hoạt động không phù hợp, không chất lượng gây ra, chứ không phải do chi
phí đầu vào.
- Điều nổi bật xuyên suốt bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là các vấn đề liên quan
đến con người. Nếu không tạo điều kiện để tất cả mọi người nhận thức được
đúng vai trò và tầm quan trọng của chất lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của họ và không tạo cho họ có điều kiện phát huy được mọi khả
năng thì hệ thống chất lượng sẽ không đạt được kết quả như mong đợi.
Để thuận lợi cho việc áp dụng, đánh giá sự phù hợp, các tiêu chuẩn của bộ
ISO 9000 được chia thành 3 loại như sau:
Loại A - Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng
Tiêu chuẩn loại này sẽ quy định các yêu cầu cụ thể đối với một hệ thống
quản lý chất lượng của tổ chức nhằm thể hiện năng lực đáp ứng các yêu cầu
nội bộ và bên ngoài.
Tiêu chuẩn loại này bao gồm:
Tiêu chuẩn hệ thống quản lý áp dụng chung cho tất cả các tổ chức, doanh
nghiệp: ISO 9001:2000;
Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chuyên ngành: ISO/TS 16949; ISO 13485...
15


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

Loại B - Tiêu chuẩn cung cấp hướng dẫn đối với các hệ thống quản lý chất
lượng
Tiêu chuẩn loại này hỗ trợ các tổ chức triển khai thực hiện và nâng cao hiệu
lực hệ thống quản lý chất lượng bằng các chỉ dẫn tương ứng với các yêu cầu

Tiêu chuẩn loại A.
Tiêu

chuẩn

loại

này

bao

gồm:

Hướng dẫn sử dụng các tiêu chuẩn loại A;
Hướng

dẫn

thiết

lập

một

hệ

thống

quản




chất

lượng;

Hướng dẫn cải tiến hệ thống quản lý chất lượng;
Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng chuyên
ngành.
Loại C - Tiêu chuẩn liên quan hệ thống quản lý chất lượng
Tiêu chuẩn loại này cung cấp thông tin về các hoạt động cụ thể của hệ thống
quản lý chất lượng (hướng dẫn đánh giá nội bộ, quản lý đo lường, công tác
đào tạo...) hoặc hướng dẫn về ứng dụng các công cụ, giải pháp hỗ trợ cho
các yêu cầu của hệ thống quản lý.
Tiêu chuẩn loại này bao gồm:
Tiêu chuẩn về thuật ngữ, định nghĩa;
Tiêu chuẩn về đánh giá, xây dựng hệ thống văn bản, đào tạo, đo lường, giám
sát, đánh giá kết quả hoạt động ...
Đơn vị có chứng nhận ISO 9000 chính là khẳng định sự cam kết về chất
lượng, tăng uy tín trên thương trường và thị trường xuất khẩu.

16


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

4. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
Hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hiện

nay gồm bốn phiên bản chính:
- ISO 9000:2000: Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng.
- ISO 9001:2000: Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
- ISO 9004:2000: Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến.
- ISO 9011:2000: Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn đánh giá.
ISO 9001:2000 và ISO 9004:2000 đều thể hiện sự định hướng lại mục
tiêu: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 định hướng vào đáp ứng
nhu cầu khách hàng trong khi ISO 9004:2000 là hệ thống quản lý chất lượng
nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh vượt mức.
Các yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo ISO 9001: :
2000 đươc trình bày trong các mục 5, 6, 7, 8 của tiêu chuẩn này. Trong đó
khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định yêu cầu đầu vào và
theo dõi sự thoả mãn của khách hàng là cần thiết để đánh giá và xác nhận
các yêu cầu của khách hàng có được đáp ứng hay không.

17


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

Hình A: Mô hình quản lý chất lượng ISO 9000:2001 theo Phương pháp tiếp
cận quá trình.
Các yêu cầu của HTQLCL :
Mục 5 : Trách nhiệm của quản lý/ lãnh đạo
Mục 6 : Quản lý nguồn lực
Mục 7 : Thực hiện sản phẩm
Mục 8 : Đo lường, phân tích và cải tiến
Phương pháp tiếp cận quá trình coi mọi hoạt động tiếp nhận đầu vào và

chuyển hoá chúng thành các đầu ra là một quá trình. Một tổ chức thường
phải quản lý nhiều quá trình có liên hệ mật thiết với nhau và đầu ra của quá
trình này sẽ trở thành đầu vào của quá trình tiếp theo. Phương pháp tiếp cận
quá trình là việc xác định và quản lý một cách có hệ thống các quá trình
đươc thực hiện trong một tổ chức và sự tương tác giữa chúng với nhau.
ISO 9001: 2000 coi mọi kết quả đầu ra của 1 quá trình là sản phẩm và xác
định có 4 loại sản phẩm thông dụng là: phần cứng, phần mềm, dịch vụ và vật
18


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

liệu chế biến. Hầu hết các sản phẩm là sự kết hợp của một vài hoặc cả 4 loại
thông dụng trên. Sản phẩm kết hợp này được gọi là phần cứng, vật liệu chế
biến, phần mềm hay dịch vụ tuỳ thuộc vào thành phần chính của nó.
5. Các nguyên tắc quản lý chất lượng chung
5.1. Định hướng vào khách hàng
Chất lượng tạo giá trị cho khách hang và do khách hang đánh giá. Do đó, tổ
chức phải biết khách hàng là ai? Nhu cầu hiện tại và tương lai của họ. Chính
vì vậy, đính hướng vào khách hàng cần có một chiến lược cụ thể. Nguyên
tắc này đòi hỏi phải mở rộng phạm vi thoả mãn khách hàng không chỉ ở sản
phẩm và dịch vụ mà còn ở thái độ phục vụ, mối quan hệ giữa tổ chức với
khách hàng. Đòi hỏi phải cải tiến liên tục trong quản lý và kỹ thuật.
Theo giáo sư Deming từ những năm 1950 giảng dạy cho người Nhật đã nhấn
mạnh về chu trình MPPC (Hình vẽ):
Thiết kế
Project


Nghiên cứu
thị trường
Marketing

Người tiêu
dùng
Consumers

Sản xuất
Production

Hình B : Chu trình MPPC

19


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

5.2. Sự lãnh đạo
Để thực hiện thành công HTQLCL, điều quan trong nhất là tư tưởng của
nhà lãnh đạo. Lãnh đạo phải tin tưởng tuyệt đối vào triết lý của QLCL. Bởi
vì, lãnh đạo chính là người có trách nhiệm xác định mục tiêu, chính sách
chất lượng. Là người tổ chức và điều hành một cách linh hoạt, phải tạo ra
một hệ thống làm việc mang tính phong ngừa nhằm loại bỏ các ảnh hưởng
xấu đối với khách hàng. Lãnh đạo phải tổ chức hệ thống thông tin hữu hiệu,
đảm bảo mọi người được tự do trao đổi ý kiến, thông hiểu và thực hiện hiểu
quả mục tiêu của tổ chức.
5.3. Sự tham gia của mọi thành viên.

Chất lượng được hình thành trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm. Chính vì
vậy, đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ đặc biệt là trong việc quản lý nguồn
nhân lực, nhằm phát huy tối đa các bộ phận liên quan. Cần luôn phổ biến
kiến thức đến mọi người, để họ hiểu và từ đó cùng nhau phấn đấu vì mục
tiêu của công ty.
5.4. Chú trọng quản lý theo quá trình
“ Quá trình là tập hợp các nguồn lực và các hoạt động có liên quan với nhau
để biến đổi đầu vào thành đầu ra”
Toàn bộ quá trình trong một tổ chức sẽ tạo thành một hệ thống. Quản lý các
hoạt động của hệ thống thực chất là quản lý các quá trình và các mối quan hệ
giữa chúng.
5.5. Tính hệ thống
Tính hệ thống thể hiện ở việc xem xét toàn bộ các yếu tố một cách có hệ
thống, đồng bộ và toàn diện, phối hợp hài hoà các yếu tố này và xem xét
được dựa trên quan điểm của khách hàng.
Phương pháp hệ thống là cách huy động, phối hợp toàn bộ các nguồn lực
để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
20


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

5.6. Nguyên tắc kiểm tra
Kiểm tra là một khâu quan trọng của bất kỳ hệ thống quản lý nào. QLCL
lấy phòng ngừa làm phương châm chính trong quản lý. Vì vậy cũng cần
kiểm tra chính bản than kế hoạch chính xác không? Các biện pháp phòng
ngừa ở khâu kế hoạch đã đủ chưa?
5.7. Quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu thực tế

Việc thành công hay thất bại của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào nguồn
thông tin. Chính vì vậy, để có thể đưa ra được một quyết định tối ưu nhất, có
hiệu quả nhất cần phải thu thập số liệu, phân tích và sử dụng thông tin.
Trong quản lý chất lượng người ta thường áp dụng phương pháp kiểm soát
chất lượng bằng thống kê – SPC(Statistical Process Control) hoặc SQC
( Statistical Quality Control).
5.8. Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục là mục tiêu cũng là phương pháp của tất cả các tổ chức.
Muốn gia tăng cạnh tranh và dạt chất lượng cao nhất, ban lãnh đạo phải có
một cam kết cho việc cải tiến liên tục quá trình kinh doanh.
5.9. Phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi
Để phát triển một cách nhanh chóng và vững chắc, tổ chức cần tạo dựng mối
quan hệ hợp tác trong nội bộ và với bên ngoài.
Các mối quan hệ nội bộ: lãnh đạo và nhân viên, nhân viên với nhân viên,
các mối quan hệ mạng lưới giữa các bộ phận trong tổ chức.
Các mối quan hệ bên ngoài: Quan hệ với bạn hàng, nhà cung cấp, đối thủ
cạnh tranh, các tổ chức đào tạo…
5.10. Nguyên tắc pháp lý
Đây là nguyên tắc cuối cùng. Nguyên tắc này đòi hỏi các hoạt động quản lý
chất lượng trong các tổ chức phải tuân thủ theo đúng các văn bản pháp lý
của nhà nước về quản lý chất lượng và chất lượng sản phẩm.
21


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

6. Quy trình áp dụng ISO 9001:2000 tại doanh nghiệp
Muốn xây dựng và áp dụng thành công HTCL theo ISO 9001:2000 cần

tuân theo các bước sau đây:
Bước 1: Phân tích tình hình và hoạch định phương án
- Lãnh đạo phải xác định rõ vai trò của chất lượng và cam kết xây dựng và
thực hiện HTQLCL cho tổ chức mình.
- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện HTQLCL.
- Phổ biến, nâng cao nhận thức về ISO 9001:2000 và tiến hành đào tạo cho
các thành viên trong Ban chỉ đạo.
- Quyết định phạm vi áp dụng Hệ thống.
- Khảo sát Hệ thống kiểm soát chất lượng hiện có; thu thập các chủ trương,
chính sách hiện có về chất lượng và các thủ tục hiện hành.
- Lập kế hoạch xây dựng và thực hiện HTCL theo ISO 9001:2000 và phân
công trách nhiệm.
Bước 2: Xây dựng HTCL
- Đào tạo cho từng cấp về ISO 9001:2000 và cách xây dựng các văn bản.
- Viết chính sách và mục tiêu chất lượng dựa trên yêu cầu của ISO
9001:2000 và mục tiêu hoạt động của tổ chức
- Viết các thủ tục và chỉ dẫn công việc theo ISO 9001:2000
- Viết sổ tay chất lượng.
- Công bố chính sách chất lượng và quyết định của tổ chức về việc thực hiện
các yếu tố của HTQLCL. Có thể áp dụng thí điểm rồi sau đó mới mở rộng.
- Thử nghiệm hệ thống mới trong một thời gian nhất định.
Bước 3: Hoàn chỉnh
- Tổ chức đánh giá nội bộ để khẳng định sự phù hợp và hiệu lực của
HTQLCL
- Đề xuất và thực hiện các biện pháp khắc phục sai sót.
22


VŨ HUY ĐOÀN


QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

- Mời một tổ chức bên ngoài đến đánh giá sơ bộ.
- Đề xuất và thực hiện các biện pháp khắc phục sai sót để hoàn chỉnh HTCL
Bước 4: Xin chứng nhận
Hoàn chỉnh các hồ sơ và xin chứng nhận của 1 tổ chức chứng nhận ISO
9001:2000

23


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THÉP.
I. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát
1. Sơ lược về quá trình phát triển
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát được thành lập theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 0503000008 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp
lần đầu vào ngày 26/10/2001 và cấp lại lần thứ 8 ngày 09/01/2007.
Trụ sở đăng ký kinh doanh: Khu Công Nghiệp Phố Nối A - Yên Mỹ - Hưng
Yên.
Văn phòng đại diện của Công ty đặt tại 243 đường Giải Phóng - Phường Phương
Mai - Quận Đống Đa – TP Hà Nội.
Website: Hoaphat.com.vn


E-mail:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát trước đây là Công ty Cổ phần Thép
Hoà Phát và đã tái cấu trúc lại vào ngày 09/01/2007. Hiện nay, Tập đoàn
Hoà Phát là tập hợp của một nhóm các Công ty, trong đó Công ty Cổ phần
Tập đoàn Hoà Phát là giữ vai trò là công ty mẹ và 7 công ty thành viên. Với
thành viên ra đời đầu tiên vào tháng 8/1992, Hoà Phát là nhóm Công ty tư
nhân đầu tiên thành lập sau khi Luật doanh nghiệp ban hành. Các công ty
thành viên bao gồm Công ty thiết bị phụ tùng Hoà Phát kinh doanh trong
lĩnh vực máy móc thiết bị xây dựng và khai thác mỏ; Công ty Cổ phần Nội
thất Hoà Phát là công ty chuyên kinh doanh nội thất văn phòng, gia đình,
trường học, khu công cộng… và được coi là công ty lớn nhất Việt Nam

24


VŨ HUY ĐOÀN

QUẢN LÝ KINH TẾ 46B

trong lĩnh vực này với thương hiệu nổi tiếng nhiều năm liền; Công ty TNHH
Ống thép Hoà Phát chuyên sản xuất ống thép đen cũng như ống mạ kẽm,
cung cấp các ống thép cho nhiều lĩnh vực đa dạng; Công ty TNHH Thương
mại Hoà Phát là công ty mới thành lập thuộc tập đoàn Hoà phát chuyên
doanh về nhập khẩu các loại sắt thép, các loại ống thép cũng như các sản
phẩm liên quan đến thép; Công ty TNHH Điện lạnh Hoà Phát chuyên sản
xuất kinh doanh các sản phẩm điện lạnh: điều hoà không khí, tủ lạnh, tủ cấp
đông, máy giặt, bồn tắm, bình nước nóng tráng men…; Công ty Cổ phần xây
dựng và phát triển Đô thị Hoà Phát chuyên doanh trong lĩnh vực bất động
sản và xây dựng; Công ty Cổ phần thép cán tấm Kinh Môn – đây là công ty

mới thành lập chuyên hoạt động sản xuất và kinh doanh về các loại thép
tấm…
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát bên cạnh việc quản lý các công ty
thành viên và tham gia hoạt động tài chính còn quản lý bộ phận sản xuất và
kinh doanh thép bao gồm hai Nhà máy sản xuất nằm trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên: Nhà máy phôi thép nằm trên địa bàn Khu công nghiệp Phố Nối A Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên được đưa vào hoạt động tháng 7 năm 2004
nhằm tự cung cấp đủ cho hoạt động của Nhà máy Cán thép. Nhà máy Cán
thép nằm trên địa bàn Khu công nghiệp Như Quỳnh A, Km 17- Quốc lộ 5 Huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên với dây chuyền sản xuất chính nhập từ
Châu Âu với công nghệ hiện đại, chất lượng tốt.
Hoà phát là Tập đoàn kinh tế tư nhân thực chất chuyên về hai lĩnh vực
chính là sản xuất và thương mại. Việc tái cấu trúc công ty ngày 09/01/2007
nhằm mục đích tạo thành sức mạnh của Tập đoàn trên thị trường, cơ cấu lại
hoạt động, nâng cao khả năng của Hoà Phát khi Việt Nam gia nhập WTO.

25


×