Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận hệ phân tán hoàn thiện kỹ thuật đảm bảo gắn bó dữ liệu trong các website khi cập nhật cơ sở dữ liệu bằng ngôn ngữ ASP trên mạng internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.38 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
------

TIỂU LUẬN
Môn: HỆ

PHÂN TÁN

Đề tài:

HOÀN THIỆN KỸ THUẬT ĐẢM BẢO GẮN BÓ DỮ
LIỆU TRONG CÁC WEBSITE KHI CẬP NHẬT CƠ
SỞ DỮ LIỆU BẰNG NGÔN NGỮ ASP TRÊN MẠNG
INTERNET

GVHD: PGS. TS. Lê Văn Sơn
Thực hiện: Đỗ Công Đức
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Khóa: 2008 - 2011

ĐÀ NẴNG, 08/2009


LỜI NÓI ĐẦU
-----Hiện nay, công nghệ thông tin là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam và
toàn thế giới. Chính mối quan tâm này đã làm nên cuộc cách mạng về khoa học và
công nghệ. Khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học và công nghệ này là sự hình
thành và phát triển hàng loạt máy vi tính và các phương tiện xử lý thông tin khác.
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học máy tính cũng như nhu cầu trao đổi
thông tin trong mọi hoạt động của xã hội đòi hỏi sự phát triển đồng bộ các phương


tiện truyền thông. Các thành tựu của ngành khoa học trí tuệ này đã góp phần quan
trọng vào việc thay đổi bộ mặt của thế giới cả về bề mặt lẫn chiều sâu. Việc ứng
dụng các thành tựu của nền công nghệ hiện đại này trở thành vấn đề chủ chốt, quan
trọng, quyết định sự thành bại của các thành phần tham gia vào lĩnh vực hoạt động
trên thế giới từ kinh tế, văn hóa, chính trị đến quân sự.
Trên thực tế, một xu hướng kỹ thuật mới được hình thành, xu hướng phân tán
các thành phần tạo nên hệ tin học theo hướng tiếp cận nơi sử dụng và sản xuất
thông tin trên cơ sở mạng máy tính. Nhằm khai thác có hiệu quả toàn hệ, vấn đề
quan trọng hàng đầu cần tính đến là các tài nguyên và chiến lược khai thác, sử
dụng chúng một cách có hiệu quả nhất.
Hiện nay các hệ thống thông tin trên mạng rất phổ biến như các website mua
bán máy tính, đăng ký thi và thi qua mạng, các website thương mại điện tử,... đang
được sự quan tâm rất lớn. Trong phạm vi báo cáo này sẽ trình bày về vấn đề đảm
bảo gắn bó dữ liệu cho các website khi cập nhật dữ liệu bằng ngôn ngữ ASP.
Được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Lê Văn Sơn và các bạn tôi đã hoàn
thành được bản báo cáo. Tuy nhiên thời gian và kiến thức có hạn nên bản báo cáo
này chắc chắn còn nhiều khuyết điểm, tôi rất mong nhận được sự góp ý của Thầy
giáo và các bạn. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đối với PGS.TS Lê Văn Sơn
và các bạn đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành bản báo cáo này.
Trân trọng cảm ơn !


Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP

Trang 1

CHƯƠNG 1.
CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ TIN HỌC PHÂN TÁN
1.1. Định nghĩa hệ tin học phân tán
Hệ tin học phân tán là hệ thống xử lý thông tin bao gồm nhiều bộ xử lý hoặc các bộ

xử lý nằm ở xa ở các vị trí khác nhau và được liên kết với nhau thông qua phương tiện
viễn thông dưới sự điều khiển thống nhất của hệ điều hành.
Hệ phân tán là một tập hợp bao gồm các bộ xử lý hoặc bộ vi xử lý với bộ nhớ và
đồng hồ độc lập. Điều này đồng nghĩa với việc các bộ xử lý không sử dụng chung bộ
nhớ và đồng hồ. Trong hệ tin học phân tán, các tính toán có thể được tính trên nhiều bộ
xử lý hay trên vi xử lý của hệ thống đa bộ xử lý. Như vậy hệ thống hệ tin học phân tán
đòi hỏi hệ thống của mình phải trang bị bộ nhớ cục bộ. Các bộ xử lý trao đổi thông tin
qua các hệ thống đường truyền khác nhau như là cáp chuyên dụng, bus trao đổi, đường
điện thoại, cáp quang, . . . vv.
Khác với hệ thống máy đơn, mạng máy tính là tập hợp các thiết bị đầu cuối được
kết nối với nhau thông qua hệ thống đường truyền. Các thiết bị đầu cuối của máy tính rất
đa dạng, bao gồm tập hợp các máy tính, các thiết bị chuyên dụng, các thiết bị truyền tin,
các thiết bị tiếp nhận và hiển thị thông tin. Hệ thống mạng máy tính được điều khiển
bằng hệ điều hành mạng. Hệ thống tin học này có thể là hệ tập trung hoặc hệ phân tán.
Căn cứ vào các thành phần của hệ tin học, ta nhận thấy hệ tin học có thể bao gồm
bốn thực thể sau:
Các
hệ thống
phần mềm

Hệ thống
truyền
thông

Hình 1

Tập hợp
phần cứng

Hệ thống

dữ liệu

Các thực thể của hệ tin học phân tán

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức


Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP

Trang 2

Trong hệ tin học phân tán, cấu hình phần cứng của mạng có thể bao gồm các bộ
xử lý có cấu tạo hoàn toàn khác nhau về khả năng, tốc độ và được thiết kế cho các chức
năng khác nhau. Chúng có thể là các bộ xử lý, các trạm làm làm việc, các máy tính tập
trung và các máy tính điện tử vạn năng lớn. Chúng được gọi bằng các tên khác nhau như
trạm, node . . . căn cứ vào ngữ cảnh mà ở đó nó được nêu ra.
Ngoài hệ thống phần cứng, phần mềm, dữ liệu thì hệ phân tán còn có hệ thống truyền
thông được mô tả như ở trên. Song điều cơ bản để phân biệt hệ tin học phân tán với
mạng máy tính là và hệ điều hành mạng chính là nguyên tắc xây dựng hệ.
1.2. Các thành phần của hệ tin học phân tán
Các thành phần của hệ tin học phân tác có thể phản ánh trong bảng sau:
Thành phần

STT
1

Bộ xử lý dùng cho các máy tính lớn hoặc máy trung


2

Bộ vi xử lý

3

Bộ xử lý hay vi xử lý với các bộ nhớ chính

4

5

Bộ xử lý hay vi xử lý với các bộ nhớ chính và kèm theo một vài bộ nhớ
truy cập nhanh
Máy lớn, trung hay vi tính hoàn chỉnh với điều kiện không sử dụng
đồng hồ chung

6

Trạm làm việc của mạng máy tính

7

Thiết bị đầu cuối của mạng

8

Các hệ thống tin học đóng vai trò nút trung chuyển

9


Các mạng cục bộ hoạt động độc lập trong mạng lớn

1.3. Ưu điểm và hạn chế của hệ thống phân tán
1.3.1. Ưu điểm
 Chia xẻ tài nguyên: Chia xẻ tài nguyên trong hệ thống phân tán cung cấp một cơ
chế để chia xẻ tập tin ở vị trí xa, xử lý thông tin trong một cơ sở dữ liệu phân tán,
in ấn tại một vị trí xa, sử dụng những thiết bị ở xa để thực hiện các thao tác…

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức


Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP

Trang 3

 Tăng tốc độ tính toán: Hệ thống phân tán cho phép phân chia việc tính toán trên
nhiều vị trí khác nhau để tính toán song song.
 An toàn: Nếu một vị trí trong hệ thống phân tán bị hỏng, các vị trí khác vẫn tiếp
tục làm việc mà không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
 Thông tin liên lạc với nhau: Có nhiều lúc, chương trình cần chuyển đổi dữ liệu từ
vị trí này sang vị trí khác. Khi các vị trí được nối kết với nhau trong một hệ thống
mạng, việc trao đổi dữ liệu diễn ra rất dễ.
1.3.2. Hạn chế
 Giá phát triển phần mềm cao: Do các khó khăn khi cài đặt một hệ thống phân tán,
giá thành sẽ tăng lên.
 Dễ mắc lỗi hơn: Vì các trạm trong hệ phân tán làm việc song song, khó có thể
đảm bảo thuật toán được thực hiện đúng trên tất cả các trạm. Do vậy mà số lỗi sẽ

tăng lên.


Khối lượng các xử lý tăng: Hệ thống phân tán cần truyền nhiều thông báo, nhiều
tính toán phụ. Do vậy khối lượng xử lý tăng lên so với hệ thống tập trung.

1.4. Nguyên tắc xây dựng hệ phân tán
 Chia sẻ tài nguyên: Thực tế phát triển mạng máy tính đặt ra một vấn đề lớn là cần
phải dùng chung tài nguyên. Một tiến trình trên một trạm nào đó có thể cung cấp
tài nguyên dùng chung ở một trạm khác.
 Liên lạc: Khi các hệ thống đã được mắc nối với nhau, các thực thể trong hệ có thể
trao đổi thông tin với nhau.
 Tin cậy: Một trạm trong hệ bị sự cố không làm cho toàn hệ ảnh hưởng, mà ngược
lại, công việc đó được phân cho các trạm khác đảm nhận. Ngoài ra, trạm bị sự cố
có thể tự động phục hồi lại trạng thái ban đầu trước khi có sự cố hay trạng thái
ban đầu của nó.
 Tăng tốc: Đây là khái niệm mới về phân tán tải. Một tính toán lớn nào đó, nếu chỉ
sử dụng một trạm thì thời gian cho kết quả lâu. Tính toán này được chia nhỏ và
thực hiện song song trên các trạm. Điều này cần thiết đối với các trạm quá tải.
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức


Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP

Trang 4

1.5. Điều kiện của hệ phân tán
Để đảm bảo hoạt động thì các hệ thống kết nối với nhau phải thỏa mãn hai điều kiện

cơ bản sau đây :
 Bất kỳ một hệ thống thành phần nào (hệ cục bộ) đều có thể liên lạc thông suốt với
các hệ thống thành phần khác.
 Mỗi một hệ thống cục bộ được đặc trưng bằng một tên duy nhất và tên này có thể
được nhận biết bởi các hệ thống viễn thông.
1.6. Sự khác nhau giữa hệ tin học phân tán và hệ tin học
Sự khác nhau cơ bản của hệ tin học phân tán và hệ tin học đó là “hệ thống truyền
thông
Các
hệ thống
phần mềm

Hệ thống
truyền
thông

Tập hợp
phần cứng

Hệ thống
dữ liệu

Các thực thể của hệ tin học

Các thực thể của hệ tin học phân tán

Các máy tính đơn được nối vào lại với nhau thành một hệ thống mạng thì hệ thông
đó gọi là hệ tin học phân tán

U3

U2

M3

U4
M4

M2

HÖthèng truyÒn th«ng
U1
M1

U5
Un

........

M5

Mn

H×nh I-5. HÖthèng m¹ ng m¸ y tÝnh.
H×nh I-5. HÖthèng m¹ ng m¸ y tÝnh.

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức



Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP

Trang 5

CHƯƠNG 2.
KỸ THUẬT ĐẢM BẢO GẮN BÓ DỮ LIỆU TRONG CÁC
WEBSITES KHI CẬP NHẬT CƠ SỞ DỮ LIỆU BẰNG NGÔN NGỮ
ASP TRÊN MẠNG INTERNET
2.1. Đặt vấn đề
Hiện tại, trên mạng Internet các hệ thống thông tin cũng như các hệ thống cung cấp
tin tức, hệ thống kinh doanh thương mại điện tử đều được xây dựng trên cơ sở các công
cụ tạo web kết hợp với một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu có sẵn trên thị trường như là
SQL Server, Oracle, MySQL, ... Các hệ này hình thành dưới dạng các websites mang
tính chất thông tin theo mô hình Client/Server và tỏ ra hữu dụng trong việc tra cứu thông
tin với độ gắn bó dữ liệu không nhất thiết phải là gắn bó mạnh.
Mô hình tổng quan về một hệ thống website có thể được mô tả trong hình vẽ sau:

Hình-1: Mô hình tổng quan về hệ thống website
Các hệ thống thông tin trên Internet với các truy cập đồng thời bao gồm cả việc đọc
và ghi dữ liệu đan xen nhau phải được nâng cấp để đáp ứng yêu cầu nhất quán cho người
sử dụng thông qua trình duyệt. Chính vì thế, việc nghiên cứu hoàn thiện hệ bằng các giải
pháp kỹ thuật ngay trong giai đoạn thiết kế nhằm đảm bảo dữ liệu đạt kết quả mạnh là
hết sức cần thiết.
Để đảm bảo duy trì sự gắn bó mạnh, người ta đã đề xuất các giải pháp kỹ thuật khác
nhau và đã được công bố. Trong phạm vi báo cáo này chỉ trình bày phương pháp đảm

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức



Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP

Trang 6

bảo gắn bó mạnh trên cơ sở thuật toán luân phiên cho các cập nhật của hệ phân tán triển
khai cho các hệ thống website.
Mục tiêu của giải pháp nghiên cứu phải thỏa mãn yêu cầu cơ bản là với đối tượng cần
đặc trưng, thì thông tin biểu hiện về nó là duy nhất đúng ở thời điểm được phép truy cập
bằng các trình duyệt có xét đến độ trễ và sự cố có thể của hệ thống viễn thông.
2.2. Cơ sở kỹ thuật của hệ thống thông tin trên Internet
Việc truy cập vào thông tin của các hệ thống website trên Internet có thể được khái
quát hóa bằng hình vẽ 2. Đây là hệ thống truy cập từ trình duyệt thể hiện kiến trúc n-bên
với các chương trình ứng dụng đã được công bố trong nhiều tài liệu tin học khác nhau.
Chương trình
duyệt web
(IE, Netscape)

URL

HTML

Các hệ thống thông
tin dưới dạng các
website

Gọi
truy vấn
HTML


Các giao
diện với
thông tin
(CSDL)

Truy vấn
Các bộ

Hình – 2: Truy cập thông tin từ trình duyệt

Nơi
chứa
thông tin
(các
files)

Các hệ thống được xây dựng trên mạng Internet bao gồm các máy chủ kết nối với
nhau qua mạng viễn thông, ví như mạng điện thoại công cộng.
Khi thiết kế người ta thường dựa vào các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có sẵn với ngôn
ngữ SQL được sử dụng để kiểm nghiệm tính tương tác trên cả hai đối tượng server và
client.
Mối quan hệ giữa hệ quản trị cơ sở dữ liệu và công cụ tạo web có thể được mô tả
trong hình 3.
Programs
(Trên công cụ
tạo web động)

ADO
(ActiveX Data
Object)


DBMS
(SQL Server,
Oracle, MySQL...)

Hình – 3: Mô hình quan hệ giữa công cụ và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Việc kết nối cơ sở dữ liệu có thể thực hiện theo hai cách:
1. Theo sự kiện Application_OnStart.
2. Trên từng trang web động khi có yêu cầu sử dụng.

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức


Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP

Trang 7

Trong trường hợp thứ nhất thì cách thức mở cơ sở dữ liệu không phải là vấn đề đáng
quan tâm vì đối tượng Connection duy trì kết nối cho toàn website. Ngược lại trong cách
thứ hai, cơ sở dữ liệu được mở theo chế độ Shared dùng chung. Trong chế độ này, cơ sở
dữ liệu được xem như là tài nguyên dùng chung.
Đoạn lệnh sau cho phép hình dung cơ chế mở một cơ sở dữ liệu trong công cụ tạo
web động bằng ADO.
<%
‘Global ADO variables
Dim cnn ‘as ADODB.Connection
Dim connectionString ‘as String
‘Create a connection string

‘You can edit connectionString variable to set your SQL server, login ID and password
connectionString = "Provider=SQLOLEDB;Data Source=MyServer;
Initial Catalog=MyDatabase; User ID=MyUID;
Password=MyPassword;"
‘Create connection object
Set cnn = Server.CreateObject(“ADODB.Connection”)
‘Open connection
‘Connection objection using supplied information in the connection string
cnn.Open connectionString
%>

Trong các công cụ tạo web đã được định hướng sử dụng để thiết kế hệ thống, các
thuật toán điều khiển đồng thời để đảm bảo việc gắn bó dữ liệu được triển khai dưới
dạng các khóa trong khi truy vấn hay cập nhật cơ sở dữ liệu như adLockReadOnly,
adLockPessimistic,

adLockOptimistic,

adLockBatchOptimistic

với

đối

tượng

ADODB.RecordSet và các chế độ mở kết nối đến cơ sở dữ liệu như sau
adModeShareDenyNone,

adModeShareExclusive,


adModeShareDenyWrite,

adModeShareDenyRead, adModeReadWrite, adModeWrite ,... với đối tượng ADODB.

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức


Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP

Trang 8

Connection được triển khai nhằm đảm bảo gắn bó dữ liệu.
Optimistic locking cập nhật bằng cách thay đổi đối tượng Field. Khi sử dụng
Optimistic locking, ADO không khóa bản ghi. Lưu các thay đổi đối với bản ghi bằng
cách chuyển sang bản ghi mới hoặc sử dụng phương thức Update.Phương thức này sẽ
dẫn đến khóa bản ghi, kiểm tra phương thức Update có thành công hay không. Nếu
không chuyển qua chế độ thử lại.
Optimistic locking sẽ chuyển thành Pessimistic locking khi giao dịch được sử dụng.
Vì giao dịch khóa dữ liệu nên người dùng không thể cập nhật dữ liệu, thay đổi dữ liệu
cho đến khi giao dịch được thực hiện xong.
Như đã trình bày ở phần trước của bản báo cáo tính toàn vẹn của cơ sở dữ liệu cũng
vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo gắn bó dữ liệu. Chính vì thế, trong khi thiết kế cơ
sở dữ liệu chúng ta cần phải thực hiện tạo các ràng buộc cơ sở dữ liệu trong quá trình tạo
các table dữ liệu. Việc tạo các ràng buộc giữa các bảng có thể được tạo bằng câu lệnh
cũng như bằng giao diện người sử dụng.
Thêm vào đó nếu khi có sự cố thì hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng cần phải thực hiện
các biện pháp khắc phục xử lý sự cố để đảm bảo tính gắn bó dữ liệu. Trong tình huống

này các hệ cơ sở dữ liệu cung cấp các giao dịch (Transaction) để triển khai. Các phương
thức quan trọng trong quá trình thiết kế các hệ thống cập nhật cơ sở dữ liệu bằng các
giao dịch với các thao tác tương ứng trong bảng sau:
STT

Tên gọi

Thuyết minh

1

BeginTransaction <name>

Bắt đầu một giao dịch có tên là name trên một
liên kết.

2

End

Ranh giới kết thúc giao dịch

3

Commit

Khẳng định tất cả các thay đổi kể từ thời điểm
bắt đầu giao dịch.

4


Rollback

Khôi phục lại toàn bộ các thay đổi của giao dịch
kể từ khi nó bắt đầu thực hiện.

Từ các phương thức trên người phát triển hệ thống cần lựa chọn sử dụng thích hợp để
phát triển các hệ thống thông tin nhằm đảm bảo vấn đề gắn bó dữ liệu.
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức


Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP

Trang 9

2.3. Giải pháp đảm bảo gắn bó dữ liệu trên các hệ thống website
Việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo gắn bó thông tin trong
điều kiện lượng truy cập lớn, hơn nữa các truy cập này diễn ra đồng thời mang tính ngẫu
nhiên và việc đọc và ghi đan chen lẫn nhau. Sau khi xem xét các phương diện phầm
mềm cơ sở như hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, công cụ tạo web động với vấn đề
gắn bó dữ liệu, vấn đề còn lại là phải nghiên cứu phát triển các hàm, thủ tục người dùng.
Các hàm thủ tục này sẽ đóng vai trò cơ sở cho việc lập chương trình các hệ thống thông
tin. Hình sau cho phép hình dung các lớp hỗ trợ giải quyết có tính chất kỹ thuật cho vấn
đề gắn bó dữ liệu.
Các chương trình ứng dụng

Các ngôn ngữ lập trình và các công cụ hỗ trợ


Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS)

Hệ điều hành
máy Server

Hệ điều hành
máy Client

Hệ điều hành mạng các máy tính
Hình – 4: Cấu trúc lớp của việc giải quyết vấn đề gắn bó
Nội dung cơ bản của giải pháp kỹ thuật được thể hiện trên cơ sở giao dịch trực tuyến
được trình bày thông qua hình vẽ dưới. Trong đó toàn bộ thời gian của giao dịch chuyển
từ trạng thái gắn bó này đến trạng thái gắn bó của thông tin. Do đó, vấn đề gắn bó trong
hệ thống chính là giải quyết vấn đề quản lý các giao dịch khi có nhiều truy cập diễn ra
đồng thời, đặc biệt là các truy cập để thay đổi thông tin.

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức


Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP
1

Trang 10

Trước khi cập nhật (thay đổi)

Gắn bó
Không gắn bó


2

3
Sau khi cập nhật (thay đổi)

Hình – 5: Trang thái dữ liệu trong khi cập nhật
Trong quá trình thiết kế các hệ thống thông tin cần quan tâm tới một số các điểm sau:
1. Có bao nhiêu cơ sở dữ liệu trong website thì cần có bấy nhiêu đối tượng cần
đảm bảo gắn bó dữ liệu.
2. Cần thiết lập tính toàn vẹn giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu.
3. Xác định thời gian mà một giao dịch có thể chiếm giữ cơ cở dữ liệu. Nếu quá
thời gian cho phép thì cần phải giải phóng việc chiếm dụng để trả lại tài
nguyên dùng chung cho các giao dịch khác truy cập.
4. Cho phép các thao tác đọc dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu diễn ra đồng thời.
Sơ đồ hoạt động của hệ thống thể hiện trong hình vẽ 6. Sơ đồ này chỉ giới hạn vấn đề
trong một truy cập trong điều kiện còn nhiều truy cập đồng thời từ xa. Việc khóa (cài
then) được diễn ra ở mức trường dữ liệu. Trường hợp đang thực hiện thao tác ghi mà bị
sự cố thì hệ thống sẽ thực hiện khôi phục dữ liệu từ backup một cách tự động. Trường
hợp giao dịch thành công thì hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ thực hiện phép xóa backup để
giải phóng tài nguyên.
Vấn đề an toàn đối với dữ liệu được thực hiện qua các phép kiểm tra tên đăng nhập
và mật khẩu, quyền đối với người dùng trên hệ và các quy tắc logic trên hệ quản trị cơ sở
dữ liệu.

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức



Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP

Trang 11

Hình – 6: Sơ đồ hoạt động của hệ thống

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức


Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP

Trang 12

Đoạn chương trình sau mô tả quá trình thực hiện cập nhật dữ liệu có sử dụng giao
dịch (transaction).
<%
‘Global ADO variables
Dim strQuery ‘as String
‘Create a query string
strQuery = “UPDATE Products SET P_Name = ‘Samsung LCD 32’ WHERE P_id = 1”
‘Begin a transaction
cnn.BeginTrans
‘Update Products table
Cnn.Excute strQuery
‘End transaction
cnn.CommitTrans
cnn.Close
Set strQuery = Nothing

%>

Để triển khai xây dựng các hệ thống thông tin, các website bằng các công cụ tạo web
động, các yếu tố cơ bản của việc đảm bảo gắn bó dữ liệu cần được xem xét ngay từ khâu
thiết kế ban đầu. Các yếu tố Connection, RecordSet, Transaction, Command, Dataset
cùng với kỹ thuật cần được nghiên cứu nhằm đảm bảo vấn đề gắn bó dữ liệu trong các
hệ thống.

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức


Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP

Trang 13

KẾT LUẬN
Trong bản báo cáo này đã trình bày các vấn đề về gắn bó dữ liệu trong hệ phân tán
như sau:
 Định nghĩa hệ tin học phân tán.
 các ưu điểm và hạn chế của hệ tin học phân tán.
 Nguyên tắc xây dựng hệ phân tán, điều kiện hệ phân tán.
 Giúp cho người đọc hiểu được phần nào về tác động và giao dịch.
 Tác động của sự cố đối với vấn đề gắn bó dữ liệu trong hệ phân tán: đề cập
đến các loại sự cố, nguyên nhân gây ra các loại sự cố đó cũng như cách khắc
phục chúng như thế nào.
 Đề ra giải pháp nhằm xử lý các sự cố, hiểu được nếu xảy ra sự cố thì hệ thống
có còn đảm bảo việc gắn bó dữ liệu hay không.
 Xét ASp và PHP về thương mại thì ASP ăn đứt PHP ASP dễ quản lý và xử lý

dữ liệu ASP có ngôn ngữ lập trình dễ hiểu các site thương mại lớn đều dùng
ASP. Nhưng số người dùng dùng PHP nhiều hơn ASP: bởi vì chi phí thuê
server host PHP rẻ hơn so với ASP.

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức


Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Sơn, Hệ tin học phân tán, NXB Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh,
2002.
2. Lê Văn Sơn, Giáo trình Hệ tin học phân tán cho học viên Cao học CNTT, Đại học
Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2001.
3. Lê Văn Sơn, Giáo trình hệ điều hành, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng,1998
4. Nguyễn Thúc Hải, Mạng máy tính và các hệ thống mở, Nhà xuất bản giáo dục,
1997.
5. Bài viết của nhóm tác giả Lê Văn Sơn, Phạm Đình Hân, Gắn bó dữ liệu trong hệ
thống thông tin đào tạo Đại học và Cao đẳng trên mạng Internet.
6. Bài viết của nhóm tác giả Lê Văn Sơn, Nguyễn Hữu Hải, Phát triển phương pháp
gắn bó dữ liệu trong điều kiện có sự cố của các hệ thống thông tin đăng ký trên
mạng Internet/Intranet.

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức



Gắn bó dữ liệu website giới thiệu và bán các sản phẩm bằng ASP

Trang 15

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ TIN HỌC PHÂN TÁN ............................ 1
1.1. Định nghĩa hệ tin học phân tán ................................................................................... 1
1.2. Các thành phần của hệ tin học phân tán ..................................................................... 2
1.3. Ưu điểm và hạn chế của hệ thống phân tán ................................................................ 2
1.3.1. Ưu điểm ................................................................................................................ 2
1.3.2. Hạn chế ................................................................................................................. 3
1.4. Nguyên tắc xây dựng hệ phân tán ............................................................................... 3
1.5. Điều kiện của hệ phân tán ........................................................................................... 4
1.6. Sự khác nhau giữa hệ tin học phân tán và hệ tin học.................................................. 4
CHƯƠNG 2. KỸ THUẬT ĐẢM BẢO GẮN BÓ DỮ LIỆU TRONG CÁC
WEBSITES KHI CẬP NHẬT CƠ SỞ DỮ LIỆU BẰNG NGÔN NGỮ ASP TRÊN
MẠNG INTERNET ........................................................................................................ 5
2.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 5
2.2. Cơ sở kỹ thuật của hệ thống thông tin trên Internet ................................................... 6
2.3. Giải pháp đảm bảo gắn bó dữ liệu trên các hệ thống website .................................... 9

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Sơn

Thực hiện: Đỗ Công Đức




×