LUẬT HIẾN PHÁP
BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
Vai trò của Hiến Pháp trong việc xây dựng
bộ máy Nhà Nước, Xây dựng hệ thống Pháp
Luật và bảo vệ quyền con người.
1
LUẬT HIẾN PHÁP
Mục lục.
Mục lục……………………………………………………………………2
I.Vai trò của Hiến Pháp trong việc xây dựng bộ máy Nhà nước…………..3
II. Vai trò của Hiến pháp trong việc xây dựng hệ thống Pháp Luật………5
III.Vai trò của Hiến pháp trong việc bảo vệ quyền của cá nhân
và công dân………………………………………………………………8
Danh mục từ viết tắt………………………………………………………..10
Danh mục tài liệu kham thảo………………………………………………11
2
LUẬT HIẾN PHÁP
I.Vai trò của Hiến Pháp trong việc xây dựng bộ máy Nhà nước.
1. Ví dụ 1: Bầu cử ra Đại biểu Quốc Hội và Đại Biểu Hội Đồng Nhân
Dân các cấp là nền tảng để xây dựng lên các cơ quan khác trong bộ
máy nhà nước.
Theo khoản 1 Điều 7 hiến pháp năm 2013 về hoạt động bầu cử thì: “ Việc bầu cử
đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc
phổ thông , bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. ”
Vào ngày 22/5/2016, cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại
biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Việc bầu cử được bắt đầu
từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối cùng ngày.
Cuộc bầu cử được tổ chức 5 năm một lần này là cơ hội duy nhất để người Việt
Nam thực hiện quyền cử tri, để chọn lựa các ứng viên và bầu ra các đại diện dân cử
tham ra vào Quốc hội.
Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân là hình thức dân chủ
trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân
dân trong việc xây dựng Nhà nước nói chung và cơ quan đại diện - cơ quan quyền
lực nhà nước từ trung ương đến địa phương ở nước ta nói riêng.
Từ việc bầu cử ra các Đại Biểu Quốc Hội là cơ sở để hình thành nên các cơ quan
Nhà Nước khác:
- Theo khoản 6 điều 70 Hiến Pháp 2013: Quốc Hội quy định về tổ chức và hoạt
động của Quốc Hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát
nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương
và các cơ quan khác do Quốc Hội thành lập.
- Tại khoản 7 điều 70 Hiến Pháp 2013 quy định tiếp về nhiệm vụ của Quốc Hội
trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong Nhà Nước.
- Ngoài ra, các chức danh lớn đều do Quốc hội bầu từ trong số Đại biểu Quốc Hội:
+ Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. ( Điều 87 Hiến Pháp
2013). Chẳn hạn, trong kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII đã kiện toàn nhân sự và
bầu ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước. Vậy nếu Quốc hội muốn bầu ông
3
LUẬT HIẾN PHÁP
Trần Đại Quang tiếp tục làm Chủ tịch nước trong Khóa XIV thì tối thiểu ông cũng
phải thỏa điều kiện là trúng cử vào Đại biểu Quốc hội Khóa XIV.
+ Thủ tướng Chính Phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc Hội. ( Điều 98
Hiến Pháp 2013).
- Ở cấp Địa phương, các chức danh lớn cũng do Hội đồng Nhân dân bầu ra từ số Đại
biểu Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ ( 2016 – 2021).
Việc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu Hội đồng Nhân dân nhiệm
kỳ ( 2016 – 2021) được thực hiện theo hiến pháp 2013. Và từ số đại biểu đó hình
thành lên cơ quan các cơ quan quyền lực từ Trung ương đến Địa phương theo quy
định của hiến pháp. Và các cơ quan quyền lực dựa vào quy định của Hiến pháp để
xây dựng lên các cơ quan hành chính, xét xử, kiểm sát,.. từ Trung ương đến Địa
phương.
Như vậy, Hiến Pháp có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên các cơ quan
Nhà Nước hay nói cách khác Hiến Pháp có vai trò quan trọng trong việc xây dựng
Bộ máy Nhà nước.
2. Ví dụ 2: Xây dựng hệ thống Pháp Luật ( Sửa đổi, bổ sung các văn bản
Pháp Luật ) về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Bộ máy Nhà nước
theo đúng tinh thần của Hiến pháp 2013.
Ngay sau khi Hiến pháp có hiệu lực (ngày 01/01/2014), các hoạt động triển
khai thi hành Hiến pháp nói chung và hoạt động liên quan đến hoàn thiện hệ thống
pháp luật nói riêng theo quy định của Nghị quyết 718/NQ-UBTVQH13 đã được
các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm triển khai tích cực. Các luật, pháp lệnh được
sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước tập trung vào các định
hướng:
- Làm rõ bản chất, vị trí, vai trò, chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo
đó xác định rõ Quốc hội là cơ quan lập pháp; Chính phủ là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội;
Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp.
- Điều chỉnh lại thẩm quyền, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức bộ máy của Quốc hội,
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán
4
LUẬT HIẾN PHÁP
nhà nước, quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Hội đồng bầu cử quốc gia,
đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo đúng các quy định của Hiến
pháp, đảm bảo vừa giữ vững mô hình tổng thể bộ máy nhà nước đã được xác định
trong Hiến pháp 1992, vừa tạo bưới đổi mới cho từng thiết chế quyền lực nhà nước
đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và
quyền tư pháp
- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát
trong quá trình thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ do Hiến pháp quy định cho mỗi
một thiết chế trong bộ máy nhà nước, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của mỗi một thiết
chế quyền lực và của toàn bộ bộ máy nhà nước.
- Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, hình thức, phương thức hoạt động của các
cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương nhằm hướng tới một bộ máy nhà nước
gọn về tổ chức, hiệu quả trong hoạt động, đáp ứng ngày càng tích cực hơn các yêu
cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực của chế độ pháp quyền.
II. Vai trò của Hiến pháp trong việc xây dựng hệ thống Pháp Luật.
Ngay sau khi Hiến pháp 2013 được thông qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết
quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (Nghị quyết số 64/2013/QH13), trong đó nêu rõ “Các luật, pháp lệnh và các
văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước ngày Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa VIệt Nam có hiệu lực phải được rà soát lại để sửa đổi, bổ
sung hoặc ban hành mới phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam” (Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 64/2013/QH13). Yêu cầu cơ bản của
việc rà soát văn bản pháp luật đã được xác định cụ thể trong Nghị quyết với các
định hướng cơ bản sau:
- Rà soát toàn diện, đồng bộ các văn bản pháp luật do các cơ quan ở trung
ương và địa phương ban hành để phát hiện những quy định trái Hiến pháp phải bị
dừng thi hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản pháp luật để cụ
thể hóa những quy định mới của Hiến pháp.
5
LUẬT HIẾN PHÁP
1.
-
- Ưu tiên sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về tổ chức
bộ máy nhà nước và các thiết chế khác trong hệ thống chính trịnh quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Lập danh mục xác định lộ trình hoàn thiện hệ thống pháp luật trong các
lĩnh vực kinh tế, xã hội văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo
vệ Tổ quốc, đối ngoại và hợp tác quốc tế.
Ngay sau khi Hiến pháp có hiệu lực (ngày 01/01/2014), các hoạt động triển
khai thi hành Hiến pháp nói chung và hoạt động liên quan đến hoàn thiện hệ thống
pháp luật nói riêng theo quy định của Nghị quyết 718/NQ-UBTVQH13 đã được
các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm triển khai tích cực.
Xây dựng hệ thông Pháp Luật trong lĩnh vực tổ chức bộ máy Nhà nước phù
hợp với Hiến pháp 2013.
Các luật, pháp lệnh được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước
tập trung vào các định hướng cần thiết nhất và cụ thể các văn bản Pháp luật được
thay đổi:
- Luật tổ chức Quốc hội 2015.
Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
Các luật tổ chức Chính phủ 2014.
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp 2015.
Luật kiểm toán nhà nước,.
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015.
Trên đây là những văn bản pháp luật cơ bản trong việc tổ chức hoạt động bộ máy
Nhà nước đã được thay đổi phù hợp với Hiến pháp 2013. Chính những điều này,
tạo điều kiện để các cơ quan Nhà nước có thể hoạt động theo đúng Hiến pháp và
Pháp luật.
2. Sửa đổi và xây dựng hệ thống Pháp luật phù hợp với quy định về quyền con
người và quyền công dân theo Hiến pháp 2013.
6
LUẬT HIẾN PHÁP
- Về cơ bản, việc quy định các quyền con người, quyền công dân phải được thực
hiện ở tầm các đạo luật. Những quyền con người, quyền công dân hiện tại đang
được quy định tại các văn bản dưới luật, kể các trong các pháp lệnh cần được
nghiên cứu để chuyển sang quy định tại các đạo luật.
Việc hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các quy định về quyền con người, quyền
công dân phải đặc biệt tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013.
Theo đó, “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định
của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Như vậy chỉ có các đạo luật
mới có thể quy định việc hạn chế các quyền con người, và việc hạn chế này luôn bị
giới hạn trong những trường hợp thật sự cần thiết như đã xác định tại khoản 2 Điều
14 nêu trên. Từ điều khoản hiến định này, các cơ quan rà soát để kịp thời loại bỏ
quy định trong các văn bản dưới luật đang hạn chế quyền con người, quyền công
dân ngoài các trường hợp thật sự cần thiết như Hiến pháp 2013 quy định.
Hiến pháp 2013 hiến định quyền con người, quyền công dân phù hợp với các
điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, đã mở rộng các
chủ thể quyền đồng thời bổ sung nhiều nội dung quan trọng vào các quyền đã được
quy định trong các bản Hiến pháp trước đây và các đạo luật hiện hành. Hiến pháp
2013 đã sử dụng từ “công dân” khi quy định về quyền công dân và sử dụng từ
“mọi người” hoặc “không ai” khi quy định về quyền con người. Vì vậy, các cơ
quan đã và đang rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định trong các văn bản pháp luật
hiện hành đang thu hẹp chủ thể quyền con người, bổ sung các chủ thể phù hợp với
quyền con người, quyền công dân theo đúng quy định của Hiến pháp. Mặt khác,
nội dung các quyền con người, quyền công dân trong một số đạo luật, pháp lệnh
hiện hành chưa thật sự tương thích với nội dung mới được hoàn thiện, bổ sung
trong các quy định về quyền của Hiến pháp 2013. Do vậy, các cơ quan có thẩm
quyền đã và đang nghiên cứu, bổ sung cập nhật những nội dung mới thuộc phạm
vi mỗi quyền vào các điều khoản tương ứng của quyền con người, quyền công dân
để tạo sự tương thích và đồng bộ giữa các quyền theo đúng tinh thần Hiến pháp
mới.
Kết quả là nhiều văn bản Pháp Luật đã được sửa đổi phù hợp với quy định về
Quyền con người và quyền công dân trong Hiến pháp 2013 như:
7
LUẬT HIẾN PHÁP
-
Luật về tổ chức Quốc hội 2014.
Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
Luật hộ tịch 2014.
Luật căn cước công dân 2014.
Luật bảo hiệm xã hội 2014.
Luật doanh nghiệp 2014.
Luật giáo dục nghề nghiệp 2014.
Ngoài ra, cũng có nhiều văn bản pháp Luật khác đang được xây dựng, sửa đổi và
bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp 2013 về quyền công dân và quyền con người.
Cùng với đó, trên các lĩnh vực khác như Kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh. Nhiều văn bản pháp luật cũng đã, đang xây dựng, sửa đổi và bổ sung cho phù
hợp với những quy định của Hiến pháp 2013.
Những ví dụ về việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã và đang xây dựng
những văn bản Luật và dưới Luật phù hợp với những quy định thay đổi của Hiến
pháp 2013. Bởi tất cả các văn bản trong Hệ thông pháp Luật phải tuân theo, không
được trái với Hiến pháp. Vậy Hiến pháp có vai trò qua trọng trong việc xây dựng
hệ thống Pháp luật.
III.Vai trò của Hiến pháp trong việc bảo vệ quyền của cá nhân và công
dân.
Ví dụ : Cô giáo có những hành vi không đúng với học sinh bị đình chỉ
dạy.
- Về vụ việc: “Cô giáo mắng học sinh 'ngu như bò' bị đình chỉ dạy ” đã cho thấy vai
trò của hiến pháp tới đời sống xã hội rất quan trọng.
- Ngày 16/10, nhiều phụ huynh lớp 1/3 đã cho con nghỉ học để phản đối hành động
"kỳ lạ" của giáo viên chủ nhiệm. Nhiều học sinh lớp này cho biết bị cô chủ nhiệm
mắng "ngu như bò" khi viết chữ không đẹp; buổi trưa không ngủ nếu là con gái sẽ
bị cô dọa cắt tóc cho xấu "như con trai", còn nam sinh bị cô trét son lên mặt rồi bắt
đứng cuối lớp để các bạn "lêu lêu biến thành con gái". Ngoài ra, cô chủ nhiệm này
còn bị cho là tịch thu bình nước của học sinh, không cho uống vì sợ làm đổ ra sàn;
8
LUẬT HIẾN PHÁP
suốt buổi học không được đi vệ sinh, bắt học sinh vi phạm đứng cả buổi ngoài
hành lang.
- Vào ngày 17/ 10/ 2015, Hệ thống trường Dân lập quốc tế Việt - Úc đình chỉ công
tác cô giáo chủ nhiệm lớp 1/3, chi nhánh quận Bình Thạnh, TP HCM.
- Theo bà Nguyễn Liên Hương phụ trách truyền thông của Trường cho biết: "Cô này
là giáo viên mới của trường. Những việc cô ấy làm tuy không có ác ý nhưng không
phù hợp với môi trường sư phạm".
- Hiệu trưởng cơ sở này và Trợ lý chuyên môn cũng bị yêu cầu tạm ngưng công việc
trong quá trình xử lý vụ việc để đảm bảo tính khách quan.
- Theo Khoản 1, Điều 20 Hiến pháp 2013 có quy định: “Mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác
xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ”
Như vậy, ta thấy hành vi của cô giáo đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và đe
dọa xâm phạm đến sức khỏe của các bé mới học lớp 1. Những hành vi như thế, khi
xâm phạm đến một người lớn rất cần được lên án, huống chi đây là xâm phạm đến
những bé mới học lớp 1. Chính nhờ những quy định của hiến pháp mà quyền của
các cá nhân và công dân được bảo vệ.
Chính vì thế, Hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Hiến pháp
là cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật, là Luật cơ bản, những văn bản pháp luật
khác được ban hành không được trái với Hiến pháp. Hiến pháp là cơ sở pháp lý
của hệ thống chính trị (quy định cơ cấu tổ chức nhà nước, bộ máy nhà nước, thẩm
quyền của các cơ quan nhà nước, mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức chính
trị, xã hội…). Hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục công dân
nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc sinh hoạt chung của cuộc
sống xã hội, tôn trọng những giá trị văn hóa, tinh thần, vật chất, quyền và nghĩa vụ
công dân .
9
LUẬT HIẾN PHÁP
-
Danh mục từ viết tắt.
HP: Hiến Pháp.
QH: Quốc Hội.
HĐND: Hội Đồng Nhân Dân.
MTTQ: Mặt trận Tổ quốc.
CT-XH: Chính trị - Xã hội.
UBND: Uỷ ban Nhân dân.
TAND: Tòa an Nhân dân.
10
LUẬT HIẾN PHÁP
Tài liệu kham thảo.
* Tài liệu sách:
-Giáo trình Luật hiến pháp trường Đại học Luật Hà Nội.
-Giáo trình Luật hiến pháp trường Đại học Luật TPHCM.
-Hiến pháp 2013.
- Các văn bản Luật.
- Các văn bản dưới Luật.
* Tài liệu trên internet:
-VnExpress.
- 24h.com.vn.
- Dantri.com
- Việt Nam net.
- Tuổi trẻ online.
- thuvienphapluat.com
- danluat.vn
- thukyluat.vn
- Các website trong hệ thống Quốc hội.
- Các website trong hệ thống chính phủ.
- Các website của các công ty Luật.
11