SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN
----- -----
TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀO TRONG
DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 THPT
Tên tác giả
: Hoàng Thị Thu Hà
Giáo viên môn: Sinh Học
Trường
Hưng Yên, 2016
: THPT Chuyên Hưng Yên
PHẦN 1. LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên Sinh học
Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Hưng Yên
Tên đề tài SKKN: Tích hợp giáo dục phát triển bền vững vào trong dạy học phần
Sinh thái học – Sinh học 12 THPT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
ĐC
2
GDPTBV
3
GV
Giáo viên
4
HS
Học sinh
5
HST
Hệ sinh thái
6
PHT
Phiếu học tập
7
PTBV
8
QT
9
QTSV
Quần thể sinh vật
10
QXSV
Quần xã sinh vật
11
SGK
Sách giáo khoa
12
THPT
Trung học phổ thơng
13
TNTN
Tài ngun thiên nhiên
14
TN
Thực nghiệm
15
VD
Ví dụ
Đối chứng
Giáo dục phát triển bền vững
Phát triển bền vững
Quần thể
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đánh giá của GV về mức độ sử dụng một số PPDH/KTDH trong giờ học.........................16
........................................................................................................................................................17
Bảng 1.2. Đánh giá của GV về mức độ ưu tiên cần khắc phục của giáo dục hiện nay......................18
Bảng 1.3. Đánh giá của GV về mức độ ưu tiên những khó khăn khi dạy học GDPTBV.....................18
Bảng 2. Kết quả khảo sát HS về thực trạng dạy học GDPTBV ở trường THPT..................................22
Bảng 2.1. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng các vấn đề thực tiễn của GV trong giờ học (Viết tắt:
GDCD – Giáo dục cơng dân, QPAN - Quốc phịng an ninh)..............................................................23
Bảng 2.2. Đánh giá của HS về việc đưa vấn đề thực tiễn của GV vào quá trình lên lớp...................23
Bảng 2.3. Ý kiến của HS về việc sử dụng ví dụ thực tế trong giờ học của GV...................................24
Bảng 2.4. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng một số PPDH của GV vào giờ học...........................24
Bảng 3.1. Mục tiêu kiến thức phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT.............................................33
Bảng 3.2. Địa chỉ tích hợp GDPTBV trong các bài học thuộc phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT
(Viết tắt: TH – tích hợp, LG - lồng ghép, LH – liên hệ)......................................................................46
Bảng 4.1. Tần số điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 1)...................................................................................67
Bảng 4.2. Tần suất điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 1)...............................................................................67
Bảng 4.3. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 1)..............................................................68
Bảng 4.4. Kiểm định điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 1)............................................................................69
Bảng 4.5. Phân tích phương sai điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 1)...........................................................70
Bảng 5.1. Tần số điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 2)...................................................................................70
Bảng 5.2. Kiểm định điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 2)............................................................................72
Bảng 5.3. Phân tích phương sai điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 2)...........................................................72
Bảng 6.1. Tần số điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 3)...................................................................................73
Bảng 6.2. Kiểm địnhđiểm kiểm tra 1 tiết (đợt 3).............................................................................74
Bảng 6.3. Phân tích phương sai điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 3)...........................................................75
Bảng 7.1. Tần số điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 4)...................................................................................75
Bảng 7.2. Kiểm địnhđiểm kiểm tra 1 tiết (đợt 4).............................................................................77
Bảng 7.3. Phân tích phương sai điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 4)...........................................................78
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Quy trình nhận thức các nội dung GDPTBV.......................................................................55
Sơ đồ 2. Quy trình tổ chức hoạt động GDPTBV...............................................................................61
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mức độ cần thiết của dạy học..........................................................................................19
GDPTBV vào trường THPT...............................................................................................................19
........................................................................................................................................................19
Hình 2.2. Mức độ tổ chức, hướng dẫn............................................................................................19
học tập GDPTBV vào giờ học...........................................................................................................19
........................................................................................................................................................20
Hình 2.3. Đánh giá của GV về mức độ sử dụng một số PPDH/KTDH trong giờ học..........................20
........................................................................................................................................................21
Hình 2.4. Đánh giá của GV về mức độ ưu tiên cần khắc phục của giáo dục hiện nay......................21
........................................................................................................................................................22
Hình 2.5. Đánh giá của GV về thứ tự ưu tiên những khó khăn khi tổ chức dạy học GDPTBV hiện nay
........................................................................................................................................................22
........................................................................................................................................................25
Hình 3.1. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng các vấn đề thực tiễn...............................................25
của GV trong giờ học.......................................................................................................................25
........................................................................................................................................................26
Hình 3.2. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng vần đến thực tiễn...................................................26
của GV và giờ học............................................................................................................................26
Hình 3.3. Đánh giá của HS về mức độ sử dụng một số PPDH của GV trong giờ học........................27
........................................................................................................................................................68
Hình 4.1. Đồ thị tần suất điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 1)......................................................................68
........................................................................................................................................................68
Hình 4.2. Đồ Thị tần suất hộ tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 1).....................................................68
........................................................................................................................................................71
Hình 5.1. Đồ thị tần suất điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 2)......................................................................71
........................................................................................................................................................71
Hình 5.2. Đồ Thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết đợt 2......................................................71
........................................................................................................................................................73
Hình 6.1. Đồ thị tần suất điểm kiểm tra 1 tiết (Đợt 3).....................................................................73
........................................................................................................................................................74
Hình 6.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 3)....................................................74
........................................................................................................................................................76
Hình 7.1. Đồ thị tần suất điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 4)......................................................................76
Hình 7.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 4)....................................................77
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngay từ cuối những năm 90 của thế kỉ trước, Đảng và Nhà nước đã định
hướng xây dựng đất nước ta phát triển theo con đường cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa, xây dựng xã hội công bằng – dân chủ – văn minh. Sau gần 40 năm đổi mới đất
nước, chúng ta đã thu được những thành quả nhất định trong phát triển kinh tế, phát
triển xã hội và quản lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN) – bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên, bên cạnh đó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: Nhiều
nguồn TNTN đang bị khai thác q mức, có nguy cơ bị cạn kiệt, ơ nhiễm môi
trường diễn ra ở nhiều nơi, hiện tượng mất cân bằng giới tính đang có chiều hướng
gia tăng; chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển đất nước… hay nói cách khác, nước ta đang trên con đường phát triển
nhưng đây chưa phải là sự phát triển bền vững (PTBV).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vấn đề trên chính là yếu tố con người: Do
trình độ nhân lực nước ta còn thấp nên tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo
chiều rộng, ít có sự phát triển theo chiều sâu dẫn đến sự khai thác quá mức và sử dụng
kém hiệu quả các nguyên liệu hóa thạch, các khí tự nhiên vào phục vụ cho các nhu cầu
về khí đốt, điện, cơng nghiệp, vận tải…làm cạn kiệt dần những nguồn tài nguyên
không tái sinh này, làm mất cân bằng nhiều hệ sinh thái và tăng lượng khí gây hiệu ứng
nhà kính vào bầu khí quyển gây ra nhiều hiện tượng thời tiết bất thường như lũ lụt, hạn
hán…tác động rất xấu đến đời sống kinh tế của con người. Nhiều nhà máy, khu công
nghiệp chế xuất hàng ngày vẫn xả một lượng lớn nước thải độc hại trực tiếp vào sơng,
ngịi, kênh, rạch … cùng với việc sử dụng quá liều lượng các loại thuốc hóa học bảo vệ
thực vật vào cây trồng nông nghiệp của nông dân đang làm ô nhiễm nghiêm trọng môi
trường đất, nước, khơng khí ở nhiều nơi; đồng thời gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm
ảnh hưởng nặng nề đến chính sức khỏe con người…
UNESCO và cộng đồng quốc tế nói chung đều tin tưởng một trong những con
đường đi đến PTBV là thông qua giáo dục, giáo dục là nền tảng cho sự PTBV, thông qua
giáo dục phát triển bền vững (GDPTBV) sẽ giúp học sinh (HS) hiểu rõ hơn về thế giới mà
1
các em đang sống, giải quyết sự phức tạp và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các vấn đề
đang đe dọa tương lai như nghèo đói, suy thối mơi trường, dân số… từ đó làm thay đổi
nhận thức, thói quen, hành vi và lối sống cần thiết cho một tương lai bền vững. Như vậy,
việc đưa GDPTBV vào trong hệ thống giáo dục quốc dân đóng vai trị hết sức quan trọng
trong quá trình PTBV nước ta hiện nay.
Đảng và Nhà nước ta cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con
người trong quá trình PTBV đất nước, coi đây là một trong những ưu tiên số một
cần thiết phải thực hiện hiện nay đặc biệt là HS các cấp học phổ thông. Điều này
được thể hiện rõ ràng trong các văn bản có tính pháp lý: Quyết định số
153/2004/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ “Định hướng chiến lược PTBV ở
Việt Nam”, Chỉ thị 16/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ“Về tăng cường cơng tác
phịng, chống HIV/AIDS”, Chỉ thị số 61/2008/CT – BGDĐT của Bộ GD&ĐT “Về
tăng cường cơng tác phịng, chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục”…
Phần Sinh thái học là nội dung kiến thức cuối cùng trong chương trình Sinh học
THPT; cung cấp cho HS tri thức về các đặc trưng sống của các cấp tổ chức sống trên
cơ thể: Quần thể (QT), quần xã, hệ sinh thái (sinh quyển); rèn luyện cho HS thái độ, kỹ
năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên và xã hội. Cụ thể:
Về kiến thức, phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT cung cấp cho HS những kiến
thức cơ bản về mối quan hệ tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi
trường và những quy luật tác động; sự biến đổi và cân bằng ở mức cơ thể, QT, hệ sinh thái,
từ đó hình thành kiến thức về nguyên nhân biến đổi và cân bằng trong tự nhiên; các kiến
thức về bảo vệ, sử dụng hợp lý TNTN, bảo vệ môi trường và sự cân bằng tự nhiên.
Về kỹ năng, HS được rèn luyện, phát triển một số loại năng lực: Năng lực quan
sát (vận dụng những kiến thức mà HS đã quan sát và tích lũy được trong đời sống vào
trong quá trình học), năng lực phân tích và tổng hợp (vừa có thể phân tích các đơn vị
cấu trúc của các tổ chức sống đồng thời có thể tổng hợp để nghiên cứu các đặc tính
của từng cấp độ tổ chức sống và mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống với mơi
trường), năng lực khái qt hóa (hình thành các quy luật sinh thái), năng lực hợp tác
(sự hoạt động của các cá nhân trong một nhóm để giải quyết vấn đề).
2
Về nhân cách, phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT tạo cho HS sự hình
thành quan điểm hệ thống (các cấp độ tổ chức sống tương tác với nhau và với mơi
trường để hình thành các hệ thống sống với các đặc tính mới), hình thành quan điểm
biện chứng (các yếu tố trong mơi trường ln có mối quan hệ tác động qua lại với
các yếu tố khác và các cấp độ tổ chức sống đều có quá trình biến đổi) và hình thành
thái độ và hành vi bảo vệ mơi trường.
Từ vị trí, mục tiêu kiến thức phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT đã được
phân tích ở trên cho thấy việc tích hợp GDPTBV vào trong dạy học phần Sinh thái
học là khả thi. Tuy nhiên, những thông tin, nội dung kiến thức liên quan trực tiếp
đến GDPTBV được đề cập rõ ràng trong SGK lại rất ít, gần như chỉ có duy nhất
trong một bài thuộc chương trình được đưa vào một phần nội dung GDPTBV:“Bài
46. Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững TNTN”. Đây là vấn đề cần nghiên cứu
nhằm đảm bảo mục tiêu kép trong quá trình tổ chức dạy học bộ môn, vừa đảm bảm
bảo chất lượng dạy học vừa có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của
HS vì một thế giới PTBV.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tích hợp
GDPTBV trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT” nhằm nâng cao
hơn hơn nữa hiệu quả và chất lượng dạy học bộ môn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nội dung và biện pháp tích hợp GDPTBV trong dạy học phần
Sinh thái học – Sinh học 12 THPT nhằm vừa nâng cao chất lượng dạy học bộ môn,
vừa làm thay đổi nhận thức và thái độ của HS hướng đến một tương lai bền vững.
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định được nội dung và biện pháp tích hợp GDPTBV trong dạy học
phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT thì sẽ vừa nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn, vừa làm thay đổi nhận thức và thái độ của HS hướng đến một tương lai bền vững.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
4.2. Điều tra thực trạng tích hợp GDPTBV vào trong dạy học Sinh học ở một
số trường THPT.
3
4.3. Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức HS cần
đạt trong phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT làm cơ sở cho việc thiết kế tích
hợp nội dung GDPTBV.
4.4. Xác định các “địa chỉ” tích hợp GDPTBV trong dạy học phần Sinh thái
học – Sinh học 12 THPT.
4.5. Đề xuất quy trình tích hợp và biện pháp tổ chức GDPTBV trong dạy học
phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT.
4.6. Xây dựng các giáo án lên lớp phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT
tích hợp nội dung GDPTBV.
4.7. Thực nghiệm (TN) sư phạm để đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc
tích hợp GDPTBV trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng
GDPTBV và tích hợp GDPTBV vào trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh
học 12 THPT.
5.2. Khách thể
- Dạy học tích hợp.
- Quy trình tổ chức dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn bản Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ GD & ĐT về
chiến lược phát triển, đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình và SGK phổ thơng
nói chung, chiến lược đổi mới nội dung dạy học theo tích hợp GDPTBV nói riêng.
- Nghiên cứu các tạp chí, bài viết, website và các cơng trình khoa học như Đề
tài, luận án đề cập đến dạy học tích hợp GDPTBV làm cơ sở để đề xuất cách thiết kế
và sử dụng nội dung GDPTBV trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung kiến thức phần Sinh thái
học – Sinh học 12 THPT như SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học 12
THPT nhằm xác định các yêu cầu môn học đặt ra cho HS … làm cơ sở tích hợp
những nội dung GDPTBV vào dạy học cho phù hợp.
4
6.2. Phương pháp điều tra cơ bản
Điều tra, phỏng vấn đối với GV và HS nhằm tìm hiểu thực trạng, tính khả thi
của dạy học tích hợp GDPTBV vào phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT.
6.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến của các giảng viên, giáo viên có kinh nghiệm trong lĩnh
vực Sinh thái học và GDPTBV để có phương pháp thiết kế, xây dựng và sử dụng
nội dung dạy học tích GDPTBV vào phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT có
hiệu quả.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành TN ở trường THPT để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài.
6.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Căn cứ vào kết quả thu được sau TN, các số liệu sẽ được sắp xếp và xử lý
với các tham số đặc trưng bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.
7. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỂ TÀI
7.1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học tích hợp
GDPTBV.
7.2. Đề xuất quy trình tích hợp và biện pháp tổ chức GDPTBV vào trong dạy
học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT.
7.3. Xây dựng các địa chỉ tích hợp GDPTBV trong dạy học phần Sinh thái
học – Sinh học 12 THPT.
8. CÁU TRÚC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội
dung là phần quan trọng nhất, được cấu trúc thành 3 chương chính như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Tích hợp GDPTBV trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học
12 THPT
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
5
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Phát triển bền vững
1.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” lần đầu tiên sử dụng trong ấn phẩm
“Chiến lược bảo tồn Thế giới” do Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN),
Chương trình Mơi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế
giới (WWF) công bố năm 1980 với nội dung: "Sự phát triển của nhân loại không
thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu
của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" [29].
Trong bản Báo cáo “Tương lai của chúng ta” do Ủy ban Môi trường và Phát
triển Thế giới (WCED) của Liên Hợp Quốc đưa ra năm 1987, PTBV được định
nghĩa là: “Sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại, nhưng không
gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”[7].
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi
– 2002) thống nhất khái niệm:“PTBV là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế (nhất là
tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội;
xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý,
khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng mơi trường; phịng chống cháy
rừng và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm TNTN)”[7].
1.1.1.2. Các thành phần của phát triển bền vững
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, khoa học
công nghệ … đã mang lại cho con người những thành tựu nhất định về kinh tế, xã
hội và môi trường. Tuy nhiên, cùng với đó lồi người cũng đang phải đối mặt với
những thách thức to lớn về chính trị, văn hóa – xã hội, đặc biệt là môi trường như:
Biến đổi khí hậu tồn cầu, suy giảm tầng ơzơn, suy thối tài nguyên thiên thiên
nhiên, ô nhiễm môi trường, tăng dân số, bất bình đẳng, nghèo đói, thất học, dịch
6
bệnh, tham nhũng… Điều này đã đặt ra cho cả nhân loại một câu hỏi lớn: “Làm sao
thỏa mãn yêu cầu cơ bản của con người, đảm bảo tương lai và an sinh cho các thế
hệ về sau đồng thời bảo tồn được mơi trường, mơi sinh?”. Qua các bài học rút ra
từ thực tế, chúng ta nhận ra “Chỉ có PTBV, phát triển tổng hợp, tồn bộ về tất cả
các phương diện môi trường, môi sinh, kinh tế, xã hội và chính trị ở tất cả các quốc
gia” mới có thể giải quyết được vấn đề trên.
Từ nội hàm khái niệm PTBV
do Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về
PTBV đưa ra tại Johannesburg (Nam
Phi – 2002) cho thấy PTBV gồm có 3
trụ cột chính là phát triển kinh tế, cơng
bằng xã hội và bảo vệ mơi trường
(hình 1). Theo PGS.TS Nguyễn Dục
Quang, nội dung cụ thể của các trụ cột
này gồm [30]:
Hình 1. Mơ hình PTBV của UNESCO, 2005 [27]
- Về mặt xã hội: Bền vững có nghĩa là xã hội cơng bằng, cuộc sống an bình.
Sự PTBV khơng để tình trạng có bất cứ người nào phải sống ngoài lề xã hội hoặc bị
xã hội ruồng bỏ. Xã hội của một nước khơng thể PTBV nếu có một tầng lớp xã hội
phải đứng ngồi trong cơng cuộc xây dựng và mở mang quốc gia. Thế giới sẽ khơng
có PTBV về mặt xã hội nếu cuộc sống hoặc tính mạng của một phần nhân loại bị đe
dọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên tai... PTBV về mặt xã hội cịn có nghĩa con ng ười
có mơi trường sống hài hịa, cơng bằng và có an sinh.
- Về mặt kinh tế: Cần phải phân biệt phát triển với tăng trưởng. Tăng trưởng
chú trọng tới vật chất và số lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quan
tâm tới tiềm năng, phẩm chất, phục vụ con người một cách toàn diện, về vật chất
lẫn tinh thần. PTBV kinh tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng trước hay sau này của
hoạt động và tăng trưởng sản xuất tới chất lượng cuộc sống.
- Về môi trường: PTBV về phương diện mơi trường có nghĩa phải bảo vệ
khả năng tái sinh của hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng
7
tái sinh phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài ngun khơng có khả năng tái
sinh phải tùy thuộc khả năng sáng chế tư liệu thay thế. Yêu cầu bền vững về môi
trường-môi sinh buộc phải giới hạn sự tăng trưởng kinh tế. Cần phải thừa nhận rằng
kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải bảo vệ môi
trường – mơi sinh.
Như vậy, PTBV địi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ và phát triển hài hòa
đồng thời cả 3 lĩnh vực sinh thái, kinh tế và xã hội. Tức là khi muốn đẩy mạnh phát
triển kinh tế thì cần phải xem tác động của chúng tới các mục tiêu sinh thái (bảo vệ
môi trường và tự nhiên), tới sự cơng bằng xã hội có nằm trong giới hạn cho phép
hay không. Bởi không thể tiến hành tăng trưởng kinh tế nếu sự tăng trưởng này làm
tổn hại đến môi trường, làm biến đổi thiên nhiên; không thể có cơng bằng xã hội
nếu khơng đảm bảo được sự bền vững và cân bằng sinh thái cần thiết của các hệ
sinh thái trên Trái Đất…
1.1.2. Giáo dục phát triển bền vững
1.1.2.1. Khái niệm giáo dục phát triển bền vững
Những ý tưởng về GDPTBV ban đầu được đề cập trong chương 36 Chương
trình Nghị sự 21 (UNICED – 1992) với tên gọi “Tăng cường giáo dục, đào tạo và
nhận thức của cộng đồng”. Chương này chỉ ra vai trò của giáo dục trong quá trình
tìm kiếm một cách thức phát triển theo hướng tôn trọng và bảo vệ môi trường tự
nhiên, chú trọng tầm quan trọng của công tác định hướng và định hướng lại giáo
dục nhằm tôn vinh các giá trị và hành vi tôn trọng môi trường; đồng thời vạch ra
đường lối thực hiện cơng tác đó [28].
Theo President's Council on Sustainable Development (PSDC, 1999):
“GDPTBV là một quá trình học tập có sự chọn lọc liên tục các kiến thứ, kỹ năng
nhằm dẫn đến sự cam kết của các công dân về trách nhiệm và hành động hợp tác
để tạo ra một xã hội sinh thái, kinh tế thịnh vượng và công bằng hơn cho các thế hệ
hiện tại và tương lai” [31]. Theo đó, PSDC nhấn mạnh đến sự hiểu biết các mối
quan hệ giữa các môn học, tư duy hệ thống, học tập suốt đời, thực hành kinh
8
nghiệm học tập, học tập dựa vào cộng đồng, công nghệ, quan hệ đối tác, sự tham
gia của gia đình và trách nhiệm cá nhân.
Theo Education for Sustainable Development (ESD): “GDPTBV là một quá
trình học tập (hoặc cách tiếp cận để giảng dạy) dựa trên những lý tưởng và nguyên
tắc làm nền tảng cho sự bền vững và liên quan đến tất cả các cấp và các loại học
tập để cung cấp giáo dục chất lượng và thúc đẩy con người phát triển bền vững học để biết , học được, học để cùng chung sống, học để làm và học hỏi để biến đổi
bản thân và xã hội” [24]. ESD nhấn mạnh đến lối học kết hợp liên ngành, học theo
giá trị, học có tư duy chứ khơng học thuộc lịng; sự tiếp cận đa phương pháp, đa
hình thức vào trong giờ học như: thơ, kịch, vẽ, tranh luận…; sự tham gia vào việc ra
quyết định; tiếp cận thông tin địa phương phù hợp vẫn hơn thông tin cấp quốc gia.
Như vậy, hiện nay GDPTBV đang là một hướng đi mới về giáo dục cho tất
cả mọi người, cho phép mọi người được tiếp thu những kiến thức, kỹ năng, thái độ
và giá trị cần thiết để hình thành một tương lai bền vững. Do đó, nó địi hỏi sự cần
thiết phải đưa các vấn đề PTBV quan trọng như: Biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học,
bình đẳng giới, đa dạng văn hóa…vào q trình giảng dạy và học tập; đòi hỏi các
phương pháp giảng dạy và học tập phải có sự thay đổi từ “lấy giáo viên làm trung
tâm” theo phương pháp dạy học truyền thống sang “lấy người học làm trung tâm”,
từ đó trang bị cho người học với các kiến thức, kỹ năng và giá trị để giải quyết các
vấn đề xã hội, môi trường và những thách thức kinh tế của thế kỷ 21.
1.1.2.2. Mục đích, mục tiêu của GDPTBV
• Mục đích của GDPTBV
GDPTBV nhằm giúp người dân phát triển thái độ, kỹ năng, quan điểm và
kiến thức để đưa ra quyết định và hành động đúng đắn vì lợi ích của bản thân và
người khác, ở hiện tại và trong tương lai. Tức là làm thay đổi hành vi của tất cả các
tầng lớp xã hội nhằm tạo nên xã hội bền vững cho tất cả mọi người; GDPTBV dựa
trên cơ sở tác động tương hỗ của 4 yếu tố chính là kinh tế, xã hội, mơi trường và
văn hố mà tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội.
• Mục tiêu của GDPTBV
9
Mục tiêu của GDPTBV là đưa con người vào vị trí mà nó có thể đóng vai trị
tích cực trong việc tạo ra một hiệu quả bền vững về mặt sinh thái, kinh tế và tạo nên
một môi trường xã hội cơng bằng … trên phạm vi tồn cầu. Bằng cách sử dụng
những tình huống, những phương pháp và cấu trúc học tập thích hợp, GDPTBV có
nhiệm vụ đổi mới quá trình học tập ở tất cả các khu vực giáo dục mà nó giúp cho
các cá nhân chiếm lĩnh được các kỹ năng phân tích, đánh giá và năng lực hành động
mà PTBV đòi hỏi [33].
1.1.2.3. Nội dung của GDPTBV
Như trên đã phân tích, GDPTBV “Mở ra cho tất cả mọi người cơ hội giáo
dục, cho phép họ tiếp thu được các tri thức và giá trị cũng như học được các
phương thức hành vi và phong cách sống cần thiết cho một tương lai đáng sống và
sự thay đổi xã hội một cách tích cực” [33]. Nhận thức được tầm quan trọng của
GDPTBV đối với sự phát triển bền vững của đất nước, Đảng và Nhà nước ta cũng
đã xác định cần phải đưa GDPTBV đến với tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã
hội, nội dung GDPTBV cần phải đưa đến sự thay đổi toàn diện và đầy đủ về nhận
thức, thái độ của mỗi cá nhân đối với cả 3 mặt: văn hóa – xã hội, kinh tế và môi
trường nhằm hướng tới những hành vi cho một tương lai bền vững.
Theo UNESCO, hiện nay nội dung chính về GDPTBV cho tồn cầu bao gồm
15 nội dung cơ bản thuộc 3 lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội và mơi trường [25].
Cụ thể:
- Kinh tế: Xóa đói giảm nghèo, giáo dục, kinh tế thị trường.
- Văn hóa – xã hội: Hịa bình và an ninh con người, bình đẳng giới, đa dạng
văn hóa, nâng cao sức khỏe, gia tăng dân số.
- Môi trường: Bảo vệ và quản lý TNTN, ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh
học, biến đổi khí hậu, đơ thị hóa bền vững, giảm thiểu rủi ro thảm họa, nước.
Theo tác giả Nguyễn Dục Quang, ở Việt Nam hiện nay thì GDPTBV cho HS
THPT tập trung vào 8 chủ đề với các nội dung chính sau [15]:
1. Bình đẳng giới: Cơ hội tiếp cận giáo dục và việc làm của trẻ em nam và nữ.
10
2. Sức khỏe: Tác động của phát triển kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp),
phát triển đô thị, phát triển nông thôn đến môi trường và sức khỏe con người; tác
động của nhận thức, hành vi con người và sức khỏe; tác động giữa khơng cơng bằng
và bất bình đẳng xã hội và sức khoẻ; tác động giữa môi trường học đường lành
mạnh và an toàn đối với sức khoẻ học sinh và giáo viên; tác động giữa tệ nạn xã hội
và sức khoẻ.
3. Mơi trường: Ơ nhiễm mơi trường, gia tăng dân số, suy giảm đa dạng sinh học.
4. Phát triển nơng thơn: Bảo vệ và quản lý TNTN; xóa đói, giảm nghèo (phát
triển kinh tế nơng, lâm, ngư nghiệp); phát triển nghề truyền thống; tiếp cận cơ hội
giáo dục.
5. Đa dạng văn hóa: Tơn trọng các giá trị văn hóa địa phương và quốc tế, du
lịch bền vững và gìn giữ các giá trị văn hóa.
6. Hịa bình và an ninh: Quan tâm và chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau; đồn kết,
hợp tác để giữ gìn hồ bình; tình yêu thương; sự khoan dung, vị tha; ứng xử có văn
hoá giữa con người với con người; giải quyết mọi xung đột bằng hồ bình, khước từ
bạo lực; xố bỏ văn hố chiến tranh; hiểu biết các giá trị hồ bình và xây dựng văn
hố phi bạo lực.
7. Đơ thị hóa bền vững: Cộng đồng tham gia xây dựng khu dân cư lành
mạnh, giao thơng đơ thị an tồn.
8. Tiêu dùng bền vững: Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường,
thực hiện lối sống tiết kiệm tiêu dùng hợp lý.
1.1.3. Dạy học tích hợp
1.1.3.1. Khái niệm tích hợp
Theo từ điển Giáo dục học, tích hợp là “Hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau
trong cùng một kế hoạch giảng dạy” [4].
Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp là “Sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp là sự hợp
nhất, sự hịa nhập, sự kết hợp” [21].
11
Theo từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary, tích hợp là “Kết hợp
những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ
phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau” [20].
Theo Dương Tiến Sỹ, tích hợp là “Sự hợp nhất hay sự nhất thể hóa đưa tới
một đối tượng mới như là một thể thống nhất giữa các thành phần của đối tượng,
nó khơng phải là một phép cộng mang tính cơ học những thuộc tính của các thành
phần ấy” [16].
Như vậy, muốn hiểu đúng, hiểu rõ được bản chất, quy luật vận động của bất
kì một sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên thì chúng ta vừa phải nghiên cứu các
bộ phận, thành phần cấu thành nên các sự vật, hiện tượng đấy một cách riêng rẽ;
vừa phải tìm được các mối liên hệ, tác động qua lại giữa chúng trong một thể thống
nhất là sự vật, hiện tượng mà chúng ta đang nghiên cứu. Có như vậy, kết quả nghiên
cứu của chúng ta mới có tính chính xác, thực tiễn cao nhất.
Đối với q trình dạy học, tích hợp chính là sự liên kết các đối tượng giảng
dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động nhằm đảm bảo sự thống nhất, hài
hòa, trọn vẹn của một hệ thống dạy học để đạt mục tiêu dạy học tốt nhất.
1.1.3.2. Khái niệm dạy học tích hợp
Theo Nguyễn Văn Khải: “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri
thức các mơn học đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng
các tình huống vận dụng kiến thức, HS sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển
tư duy sáng tạo” [14].
Theo Xaviers Roegirs: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về q
trình học tập trong đó tồn thể các q trình học tập góp phần hình thành ở HS
những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những u cầu cần thiết cho học sinh,
nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hòa nhập HS vào cuộc sống
lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa” [23].
Như vậy, dạy học tích hợp là q trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn để HS
biết huy động và tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm
giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thơng qua đó hình thành những kiến
12
thức, kỹ năng mới đồng thời phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng
lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
1.1.3.3. Mục đích của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp nhằm hướng đến 4 mục đích chính sau [17]:
- Định hướng vấn đề cần giải quyết- năng lực thực hiện công việc.
- Định hướng cuộc sống thật, hoạt động nghề nghiệp thật, giải quyết những
vấn đề liên quan đến cuộc sống và nghề nghiệp.
- Phát triển năng lực thực hiện ở người học.
- Giảm sự trùng lặp kiến thức kỹ năng giữa các mơn học.
1.1.3.4. Các mức độ tích hợp
Tham khảo các tài liệu của tác giả Dương Tiến Sỹ [16], Bộ Giáo dục và Đào
tạo [26] và một số tác giả khác, chúng tơi nhận thấy có thể tích hợp GDPTBV trong
q trình dạy học các mơn học chính khóa theo 3 mức độ: Tích hợp tồn phần, tích
hợp bộ phận và liên hệ.
- Tích hợp tồn phần: Nội dung GDPTBV trùng phần lớn hay hoàn toàn với
nội dung chủ yếu của bài học.
Trong chương trình phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT có 1 bài trùng
hồn tồn với nội dung GDPTBV, đó là bài 46 “Thực hành: Quản lý và sử dụng bền
vững TNTN”.
- Tích hợp bộ phận: Một số nội dung của bài học có liên quan trực tiếp với nội
dung GDPTBV, là cơ sở để lựa chọn những đơn vị kiến thức GDPTBV phù hợp lồng
ghép vào nội dung bài học tương ứng và trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học,
được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học. Ví dụ sau
mỗi bài có thêm mục “Em có biết”, sau mỗi chương có thêm “Bài đọc thêm”.
- Liên hệ: Các nội dung cần GDPTBV có liên quan đến một số nội dung của
bài học được làm sáng tỏ thơng qua các ví dụ, các bài thu hoạch, giúp liên hệ hợp lý
với nội dung GDPTBV. Ví dụ GV có thể bổ sung, liên hệ GDPTBV vào bài giảng
như: Hậu quả của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh, sử dụng q mức
thuốc hóa học bảo vệ thực vật; các nguyên nhân gây ra nghèo đói …
13
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Nhằm đánh giá thực trạng dạy học tích hợp GDPTBV vào mơn Sinh học ở
các trường THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với ơng Vũ Thanh Bình
– Phó Chánh văn phịng Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên cùng một số hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng các trường THPT trong tỉnh Hưng Yên về tình hình dạy học GDPTBV
ở các trường THPT hiện nay. Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn lấy ý
kiến của 195 GV và 1.020 HS đang giảng dạy và học tập ở 4 trường THPT trong
địa bàn tỉnh Hưng Yên (THPT Kim Động, THPT Trần Hưng Đạo, THPT Ân Thi,
THPT Khoái Châu) về việc dạy và học GDPTBV vào trong các môn học tương
ứng. Kết quả thu được như sau:
1.2.1. Về phía nhà trường
- Tất cả các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ mơn và giáo viên
trong tỉnh đều đã được tập huấn về GDPTBV. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu tài liệu, GV thấy nội dung nào phù hợp thì đưa vào chứ ch ưa yêu cầu
bắt buộc phải áp dụng vào thực tế giờ dạy trên lớp.
- Ban Giám hiệu các trường đã có u cầu GV phải tích hợp nội dung
GDPTBV vào trong bài học. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng những hướng dẫn và cơ
chế giám sát, quản lí phù hợp. Về cơ bản, GV là người tự tìm nội dung GDPTBV
phù hợp, tự đưa vào trong giờ học; việc HS có được rèn luyện các năng lực học tập,
có được vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế hay không… đều phụ
thuộc vào sự nhiệt tình, có tâm với nghề của người GV.
- Chưa có trường THPT nào trong tỉnh triển khai dạy học GDPTBV có hệ
thống, chỉ có một số ít trường cơng lập có sử dụng tài liệu GDPTBV vào trong hoạt
động dạy học nhưng tập trung chủ yếu ở 3 vùng trung tâm: Thành phố Hưng Yên,
Huyện Phù Cừ và Huyện Yên Mỹ. Tuy nhiên, nội dung GDPTBV do GV lựa chọn
tùy ý, không hệ thống, không thống nhất giữa các lớp. Nội dung chủ yếu được lựa
chọn là giáo dục môi trường và biến đổi khí hậu, giáo dục dân số. Đối với hầu hết
các trường còn lại, hoạt động dạy học tích hợp GDPTBV chưa thực sự diễn ra hoặc
chỉ có trong các giờ dạy có dự giờ hoặc thi giáo viên dạy giỏi.
14
1.2.2. Về phía giáo viên
Kết quả điều tra GV về thực trạng triển khai GDPTBV được thể hiện trong
bảng 1 (Phiếu điều tra được trình bày trong Phụ lục 1).
Bảng 1. Kết quả khảo sát GV về thực trạng triển khai GDPTBV
Số
Kết quả điều tra
GV
Nội dung câu hỏi
Nội dung câu trả lời
được
hỏi
Số GV
Tỷ
trả lời
lệ %
114
58.5
Câu 1. Thầy (cô) chủ yếu
Buổi hội thảo, tập huấn
được tìm hiểu các nội dung 195
Tự tìm hiểu (báo, đài, internet…) 81
0
Chưa tìm hiểu
41.5
Trả lời đúng (Xây dựng cho HS 121
62
GDPTBV qua đâu?
Câu 2. Mục đích cuối cùng
mà GDPTBV hướng tới trong 195
những hành vi, lối sống phù hợp
3.
Cần
phải
đưa
cho một tương lai bền vững)
Trả lời sai (các câu còn lại)
74
Trả lời đúng (HS là chủ nhân 126
GDPTBV
vào
trong
nhà 195
tương lai của đất nước)
trường phổ thông là:
Câu
69
Trả lời sai (các câu cịn lại)
Trả lời đúng (Tích hợp vào 135
trường vì:
Câu 4. Phương pháp tốt nhất
để GDPTBV cho HS trong 195
điều kiện nước ta hiện nay là
Câu 5. Có thể tiến hành
GDPTBV cho HS ở:
Câu 6. Trong nhà trường,
195
0
38
64.6
35.4
69.2
những mơn học có nội dung liên
quan)
Trả lời sai (các câu còn lại)
Trả lời đúng (Mọi nơi)
60
186
9
Trả lời sai (các câu cịn lại)
Trả lời đúng (Mọi thành viên 122
31.8
95.4
4.6
62.6
những người có trách nhiệm 195
trong nhà trường)
GDPTBV cho HS là:
Câu 7. Theo thầy (cơ) việc
Trả lời sai (các câu cịn lại)
73
37.4
Rất cần thiết
42
21.5
Cần thiết
63
32.3
Phân vân
63
32.3
Khơng cần thiết
27
13.9
39
20
Thường xun
45
23.1
Thỉnh thoảng
96
49.2
GDPTBV cho HS có cần thiết
khơng?
Câu 8. Thầy (cơ) có thường
xun tổ chức, hướng dẫn các
195
Rất thường xuyên
195
15
Chưa bao giờ
nội dung GDPTBV cho HS
Câu 9. Mức độ sử dụng đối
với một số PPDH/KTDH
trong dạy học khi thầy (cô)
những vấn đề chủ yếu GD
7.7
Xem bảng 1.1. Đánh giá của GV về mức độ sử
195
dụng một số phương pháp dạy học/kỹ thuật dạy
học (PPDH/KTDH) vào trong giờ học
tiến hành giờ học trên lớp:
Câu 10. Thầy (cô) hãy đánh
số theo thứ tự ưu tiên từ 1 6
15
195
hiện nay cần khắc phục:
Câu 11. Thầy (cô) hãy đánh
Xem bảng 1.2. Đánh giá của GV về mức độ ưu
tiên cần khắc phục ở giáo dục hiện nay
Xem bảng 1.3. Đánh giá của GV về mức độ ưu
số theo thứ tự ưu tiên từ 1 6
về những khó khăn khi Thầy 195
(cơ) tổ chức dạy học tích hợp
tiên những khó khăn khi tổ chức dạy học tích hợp
GDPTBV
GDPTBV trên lớp:
Câu 12. Thái độ của HS với
Học tập sơi nổi
57
29.2
những nội dung GDPTBV
Có hứng thú
93
47.7
Thờ ơ
24
12.3
21
Căng thẳng
Không giảm thời lượng chương 7
10.8
thầy (cô) đưa vào là:
195
3.6
trình, đưa GDPTBV vào tất cả các
mơn học có nội dung phù hợp
Tăng thời lượng chương trình để 79
thuận lợi tích hợp GDPTBV vào
Câu 13. Ý kiến của thầy (cơ)
trong việc đưa GDPTBV vào 195
trong dạy học?
40.5
các môn học phù hợp.
Giữ nguyên thời gian, giảm 18
9.2
lượng kiến thức để dễ dàng tích
hợp GDPTBV vào các mơn học
có nội dung phù hợp.
Đưa GDPTBV thành môn học 91
46.7
riêng
Bảng 1.1. Đánh giá của GV về mức độ sử dụng một số PPDH/KTDH trong giờ học
Phương pháp dạy học/kỹ
thuật dạy học
PPDH thuyết trình
Rất thường
xuyên
13
16
Mức độ sử dụng
Thường
Thỉnh thoảng
xuyên
19
163
Chưa bao
giờ
0
PPDH đàm thoại (vấn đáp)
PPDH đặt và giải quyết vấn đề
PPDH theo dự án
PPDH tình huống
KTDH hoạt động nhóm
KTDH động não
KTDH lược đồ tư duy
KTDH thông tin phản hồi
KTDH tranh luận ủng hộ phản đối
6.7%
19
9.7%
40
83.6%
136
0%
0
9.7%
38
20.5%
45
69.8%
70
0%
42
19.5%
0
23.1%
0
35.9%
13
21.5%
182
0%
33
0%
26
6.7%
55
93.3%
81
16.9%
57
13.4%
47
28.2%
73
41.5%
18
29.2%
51
24.1%
69
37.5%
35
9.2%
40
26.1%
25
35.4%
39
18%
83
20.5%
48
12.8%
0
30%
12
42.6%
54
24.6%
129
0%
6
6.1%
33
27.7%
101
66.1%
55
3.1%
16.9%
51.8%
28.2%
17