Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG QUẢN lý tài CHÍNH, tài sản ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.65 KB, 11 trang )

BM03- TMSKKN

Sáng kiến kinh nghiệm: “THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN Ở TRƯỜNG THPT”
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với cuộc vận động “ Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Hai không”
thì cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được
ngành Giáo dục và Đào tạo quan tâm hàng đầu. Thực hành tiết kiệm chống lãng
phí là những phẩm chất cơ bản trong hệ thống quan điểm đạo đức của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và người là tấm gương sáng, mẫu mực trong thực hành những chuẩn
mực đạo đức đó.
Ở trường THPT, hoạt động tài chính có một tầm quan trọng rất lớn, có mối
liên hệ mật thiết với hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác của đơn vị,
chính vì vậy mà thủ trưởng đơn vị phải quy định sử dụng nguồn tài chính vào đúng
mục đích, tính toán cho thật hợp lý, mặt khác phải kiểm tra, giám sát toàn bộ quá
trình đó.
Trong hoạt động quản lý tài chính của đơn vị luôn quán triệt sử dụng tài sản
đúng mục đích, có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khuyến khích
tăng thu, tiết kiệm chi để có thu nhập tăng thêm cho CB – GV – NV là một trong
nhiều giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển
sự nghiệp giáo dục.
Để đạt được kết quả tốt đơn vị đã xây dựng quy định về quản lý tài chính, tài
sản cho phù hợp, mang lại hiệu quả cao trong công tác tài chính cũng vì lý do đó
mà tôi chọn đề tài “ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý tài chính,
tài sản ở trường THPT”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời
gian lao động nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng


ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động
trong khu vực nhà nước ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp
hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử
dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.
1.2. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động
không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách
nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu
vực nhà nước vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
1.3 Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1


Trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xác định chống lãng phí là trọng
tâm, trên cơ sở thực hiện tốt thực hành tiết kiệm, được quán triệt xuyên suốt từ chủ
trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và yêu
cầu hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình
thường của cơ quan, đơn vị.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế
độ và quy định của pháp luật.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ
phận đồng thời với việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm
của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức.
Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Có chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng, nghiêm minh, kịp thời và công
khai.
1.4 Công khai trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Công khai các hoạt động quản lý ngân sách nhà nước, vốn, tài sản, lao động,

thời gian lao động là biện pháp để bảo đảm thực hành tiết kiệm, ngăn chặn, phòng
ngừa lãng phí.
- Lĩnh vực, hoạt động phải thực hiện công khai bao gồm:
+ Dự toán, phân bổ, điều chỉnh dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước của các
đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước;
+ Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ
chức sử dụng ngân sách nhà nước;
+ Sử dụng nguồn lực lao động; quy hoạch, kế hoạch, tuyển dụng, đào tạo trong cơ
quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước;
+ Hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động và thời gian lao động
- Hình thức công khai bao gồm:
+ Đưa lên trang thông tin điện tử;
+ Công bố tại cuộc họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
gửi văn bản đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức có liên quan;
+ Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.5 Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, phát hiện và kịp thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các
hành vi gây lãng phí.
2


Thanh tra nhân dân có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí.
1.6 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí
Xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí, xác định rõ mục
tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong phạm vi lĩnh vực, trong cơ
quan, tổ chức được giao quản lý; xây dựng các giải pháp để thực hiện nhằm đạt
được mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
của công dân, cơ quan, tổ chức. Khi nhận được tin báo về các hành vi lãng phí xảy
ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chỉ đạo kiểm tra, xem xét để có biện
pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và phải trả lời bằng văn bản cho người đã phát hiện.
Tổ chức hoạt động thanh tra nhân dân, kiểm toán nội bộ, kiểm tra, thanh tra
theo thẩm quyền, xử lý hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý
kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức mình
có hành vi gây lãng phí; thực hiện công khai việc xử lý hành vi gây lãng phí trong
cơ quan, tổ chức.
Gương mẫu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chịu trách nhiệm giải trình và
chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình.
Tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1.7 Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí
Thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao.
Quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước đúng mục đích, định mức,
tiêu chuẩn, chế độ; giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng
phí thuộc phạm vi mình.
Tham gia các hoạt động thanh tra nhân dân, tham gia giám sát, đề xuất các
biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và
trong lĩnh vực công tác được phân công, kịp thời phát hiện, tố cáo, ngăn chặn và
xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền.
1.8 Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các trường hợp cụ thể:
+ Mua sắm, sử dụng, sửa chữa phương tiện, thiết bị làm việc;
+ Mua sắm, sử dụng, sửa chữa phương tiện thông tin, liên lạc;
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;
+ Tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm;
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
+ Sử dụng điện, nước;
3



+ Sử dụng văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí.
- Đối với các trường hợp nêu trên cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng có trách
nhiệm:
+ Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước dành cho các trường hợp này theo
đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ và dự toán được duyệt, bảo đảm hoàn thành
nhiệm vụ được giao;
+ Xây dựng quy chế quản lý thích hợp, giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu
chống lãng phí đến từng bộ phận, cá nhân sử dụng để thực hiện;
+ Tuỳ theo tính chất chi tiêu, thực hiện khoán đến người sử dụng các khoản kinh
phí hoạt động nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm hiệu quả
và phù hợp với yêu cầu công việc;
+ Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ hàng năm để kịp thời phát hiện, xử lý các
hành vi vi phạm.
- Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cá nhân được giao
quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách để xảy ra lãng phí phải thực hiện giải trình
trước cơ quan chức năng và công luận; tuỳ theo mức độ vi phạm phải bồi thường
thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1.9 Khen thưởng
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích dưới đây thì được khen thưởng:
+ Hoàn thành, hoàn thành vượt mức mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống
lãng phí được giao;
+ Có giải pháp, sáng kiến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mang lại kết
quả cụ thể;
+ Phát hiện, thông tin phát hiện, ngăn chặn kịp thời không để lãng phí xảy ra.
- Nguồn khen thưởng:
+ Nguồn tiền thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng;
+ Nguồn kinh phí tiết kiệm do áp dụng giải pháp, sáng kiến mang lại;
+ Nguồn kinh phí do ngăn chặn được lãng phí khi được phát hiện và khắc phục kịp

thời;
+ Nguồn kinh phí được giao tự chủ của cơ quan, đơn vị.
1.10 Bồi thường thiệt hại do hành vi lãng phí gây ra
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm gây lãng phí thì phải bồi thường một phần
hoặc toàn bộ theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng trường THPT Tam Phước
4


Trường THPT Tam Phước tọa lạc tại địa chỉ: ấp Long Đức 3, xã Tam Phước,
TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Khi mới thành lập chỉ có 02 lớp với 71 học sinh và
05 giáo viên, cơ sở vật chất chưa có, phải mượn phòng làm việc và phòng học của
trường Sĩ quan Lục quân 2 (nay là trường Đại học Nguyễn Huệ), trường Địa chính
Trung ương 3( nay là trường Đại học Tài nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí
Minh). Sau đó trường phải quản lý 02 phân hiệu cấp 2. Đến năm 1998, 02 phân
hiệu này đã được tách ra. Tính đến nay (năm 2016) trường có 30 lớp với 1.130 học
sinh và 82 CB – GV - NV.
- Thuận lợi: Được sự quan tâm lãnh đạo, sự chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục –
Đào tạo Đồng Nai, Sở Tài chính Đồng Nai và UBND Thành phố Biên Hòa đã tạo
những điều kiện hết sức thuận lợi cho trường Trung học phổ thông Tam Phước.
Bên cạnh đó sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể trong công tác phối hợp đã giúp
nhà trường thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch được giao một cách dễ dàng. Trải qua
gần 20 năm hình thành và phát triển trường luôn chú trọng chất lượng dạy và học,
tạo điều kiện cho cán bộ - giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ phục vụ tốt cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Hiện nay nhà trường
có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn đại học, hiện có 20 thạc sỹ và 01 giáo viên theo học
Cao học, cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp, thoáng mát.
- Khó khăn:
+ Những văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, Ngành thường là không ban

hành vào đầu năm tài chính nên việc xây dựng quy chế quản lý tài chính sẽ phải có
những bổ sung để phù hợp với quy định của ngành và đặc thù của đơn vị.
+ Tài sản từ các lớp học (30 lớp) rất khó quản lý đòi hỏi phải có bộ phận giám
sát riêng(bảo vệ, quản sinh, Đoàn thanh niên).
2.2. Số liệu thống kê:
Số liệu thống kê kinh phí sử dụng điện thắp sáng, văn phòng phẩm, cước phí
điện thoại, kinh phí tăng giờ trong 02 năm 2013, 2014 như sau:
ĐVT: Đồng
STT

Nội dung

Năm 2013

Năm 2014

1

Tiền điện thắp sáng

92.477.620

88.333.490

2

Tiền văn phòng phẩm

17.501.300


14.697.400

3

Tiền cước phí điện thoại

11.012.852

9.903.948

4

Tiền tăng giờ

252.642.187

184.464.855

Và kinh phí thu nhập tăng thêm cho CB – GV – NV năm 2013, 2014 như sau:
ĐVT: Đồng
5


TT
1

Nội dung

Năm 2013


Tăng thu nhập

Năm 2014

402.683.000

487.715.000

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Nhà trường xây dựng quy chế quản lý tài chính, tài sản được thảo luận rộng
rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị. Quy chế được sửa đổi, bổ sung hàng năm để
phù hợp với văn bản hướng dẫn của cấp trên và tình hình thực tế của đơn vị.
1. Mục đích xây dựng quy chế quản lý tài chính
Thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của đơn vị trong việc tổ chức
công việc, sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành
nhiệm vụ được giao; tăng nguồn thu nhằm từng bước cải thiện thu nhập cho cán
bộ, viên chức của trường.
Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính của đơn vị.
Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức của đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện
kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước; cơ quan quản lý cấp trên; cơ quan tài chính
và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.
Sử dụng tài sản, tài chính của đơn vị đúng mục đích, có hiệu quả.
Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
Tạo công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và
giữ được những người có năng lực làm việc trong đơn vị.
2. Mục đích xây dựng quy chế quản lý – sử dụng tài sản
Thực hiện thống nhất quản lý về tài sản của Nhà nước giao cho trường THPT
Tam Phước quản lý, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và hướng dẫn

của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khai thác và sử dụng tài sản đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm chống lãng phí, thất
thoát.
Phát huy quyền làm chủ của tập thể, dân chủ, công khai trong việc quản lý và
sử dụng tài sản nhà nước.
Tăng cường công tác tự kiểm tra giám sát nội bộ.
Nâng cao tinh thần tự giác của từng cá nhân trong công tác quản lý và sử dụng
tài sản.
3. Nhiệm vụ của cá nhân, bộ phận về quản lý tài chính, tài sản.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực tài chính, tài sản của đơn
vị là trách nhiệm của mỗi cá nhân, bộ phận của nhà trường.
6


Phó Hiệu trưởng( Phụ trách cơ sở vật chất): giám sát, kiểm tra việc sử dụng –
quản lý tài sản.
Đối với tài sản các lớp học (30 lớp) được nhà trường bàn giao vào đầu khóa
học; cuối năm học, năm tài chính có biên bản kiểm kê ( chữ ký của GVCN và lớp
trưởng).
Bộ phận kế toán nhà trường tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng quy chế
quản lý tài chính, quản lý tài sản; bảo quản hồ sơ tài sản và lưu trữ theo quy định,
công khai tài chính theo đúng theo thông tư 09/2009/TT – BGDĐT ngày 7/5/2009.
Bộ phận thanh tra kiểm tra tình hình tài chính của đơn vị hàng năm ( có biên
bản kiểm tra theo quy định)
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Về thực hiện nhiệm vụ được giao
Khối lượng, chất lượng công việc: Hoàn thành tốt công việc được giao, đảm
bảo nguồn kinh phí chi cho con người, hoạt động sự nghiệp.
Thời hạn hoàn thành công việc đúng tiến độ, thời hạn qui định.
Quản lý – sử dụng tài sản đúng mục đích.

Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chính sách và các qui định về tài chính,
chấp hành nghiêm qui định pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện thành công thắng lợi sự nghiệp phát triển giáo dục.
2. Về biên chế được giao
Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản
lý cho đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên trẻ có nhiệt huyết và tinh thần trách
nhiệm với công việc, kịp thời bổ sung nguồn cán bộ đủ năng lực đáp ứng yêu cầu
đổi mới trong hoạt động dạy và học.
Toàn bộ cán bộ - giáo viên đã đạt chuẩn. Trong đó có 20 giáo viên đã có bằng
thạc sĩ và 01 giáo viên đang theo học thạc sĩ. Tính đến nay trường đạt 27,03% giáo
viên đạt trình độ thạc sĩ.
3. Về kinh phí hoạt động
3.1. Sử dụng điện thắp sáng
Trong giờ học, giờ làm việc vẫn đủ ánh sáng, thoáng mát cho cán bộ - giáo
viên – nhân viên nhưng vẫn tiết kiệm điện. Khi hết giờ làm việc, tan trường các
phòng phải tắt đèn, tắt quạt, tắt nguồn điện đảm bảo các thiết bị máy vi tính, trình
chiếu. Chỉ thắp đèn chiếu sáng hành lang tại những vị trí thích hợp không ảnh
hưởng đến công tác bảo vệ. Khi sửa chữa, mua sắm các thiết bị điện cần lựa chọn
các thiết bị tiết kiệm điện. Do quán triệt được tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí
cho nên tiền điện thắp sáng phải trả trong mỗi năm đã giảm mặc dù giá điện ngày
càng tăng. Cụ thể:
ĐVT: Đồng
7


STT
1

Nội dung
Tiền điện thắp sáng


Năm 2013
92.477.620

Năm 2014
88.333.490

Năm 2015
85.651.339

3.2 Sử dụng văn phòng phẩm
Văn phòng phẩm sử dụng được lên kế hoạch theo từng học kỳ, sau khi mua về
văn thư nhập vào sổ, khi các bộ phận khác nhận có ký sổ. Do quán triệt được tinh
thần tiết kiệm, chống lãng phí cho nên tiền văn phòng phẩm mỗi năm đã giảm. Cụ
thể:
STT
1

Nội dung
Tiền văn phòng phẩm

Năm 2013
17.501.300

Năm 2014
14.697.400

Năm 2015
10.109.100


3.3 Sử dụng điện thoại bàn
Chỉ sử dụng cho mục đích công, liên lạc với các đơn vị liên quan, với phụ
huynh học sinh để quản lý học sinh khi học sinh vắng không có đơn xin phép do
phụ huynh viết, cúp tiết, vi phạm kỷ luật…
Nếu gọi đường dài thì sử dụng dịch vụ VoIP(177,171…) để tiết kiệm chi phí
sử dụng. Cũng do quán triệt được tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí cho nên tiền
cước phí điện thoại phải trả trong mỗi năm đã giảm. Cụ thể:
ĐVT: Đồng
STT

Nội dung

1

Tiền cước phí điện thoại

Năm 2013
11.012.852

Năm 2014
9.903.948

Năm 2015
8.779.760

3.4. Về nguồn kinh phí
Triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở, công khai tài chính và thực hành
tiết kiệm đảm bảo các chính sách và phúc lợi cho cán bộ - giáo viên – nhân viên.
Thực hiện tốt chế độ tự chủ tài chính, quản lý sử dụng lao động hợp lý, đúng
chuyên môn, phù hợp với nhu cầu của đơn vị nhằm phát huy năng lực và hiệu suất

công tác. Do vậy kinh phí tăng giờ hàng năm đã giảm. Cụ thể:
ĐVT: Đồng
STT
1

Nội dung
Tiền tăng giờ

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

252.642.187

184.464.855

144.415.614

Do tiết kiệm được từ sử dụng điện thắp sáng, văn phòng phẩm, điện thoại
bàn … nên tiền thu nhập tăng thêm cho cán bộ - giáo viên – nhân viên hàng năm
cũng tăng theo. Cụ thể:
ĐVT: Đồng
STT

Nội dung

Năm 2013
8


Năm 2014

Năm 2015


1

Tăng thu nhập

402.683.000

487.715.000

552.687.500

Bình quân tiền thu nhập tăng thêm 1 người như sau:
ĐVT: Đồng
T

Tổng số cán bộ - giáo
viên – nhân viên

Bình
quân/người/năm

T

Năm


Tổng tiền

1

2013

402.683.000

78

5.162.000

2

2014

487.715.000

82

5.947.000

3

2015

552.687.500

82


6.740.000

Nguồn kinh phí thu nhập tăng thêm tuy không nhiều nhưng đó là kết quả của
tập thể hội đồng sư phạm nhà trường trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí
và tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Nghị định 43/2006/NĐ – CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ ra đời đã tạo điều
kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập nâng cao tính tự chủ, thực hiện việc kiểm
soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao động; tạo
quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị trong việc quản lý chi tiêu tài chính, giảm dần
sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động của đơn vị.
Quy chế quản lý tài chính, tài sản xây dựng được thảo luận rộng rãi, dân chủ,
công khai trong đơn vị, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn đơn vị. Để đạt
được kết quả tốt, đơn vị đã xây dựng quy chế cho hàng năm phù hợp với đơn vị,
mang lại hiệu quả cao trong công tác tài chính.
Đơn vị luôn quán triệt việc sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả; thực
hành tiết kiệm chống lãng phí; công khai minh bạch tài chính; khuyến khích tăng
thu, tiết kiệm chi để có thu nhập tăng thêm cho CB – GV – NV trong đơn vị là
một trong nhiều giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ
phát triển sự nghiệp giáo dục.
Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí
ở từng bộ phận, từng cá nhân theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ – CP ngày
24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát
ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội, Quyết định số 621/QĐ – UBND
ngày 11/3/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết 11 và công văn số 461/Ctr – SGDĐT ngày 05/04/2011 của Sở GD –
ĐT tỉnh Đồng Nai về thực hiện Quyết định số 621/QĐ – UBND ngày 11/3/2011
của UBND tỉnh Đồng Nai.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát của Thanh tra nhân dân đối với công tác
thực hành tiết kiệm chống lãng phí và công khai minh bạch tài chính trong đơn vị.


9


Công tác kiểm tra nội bộ phải được lập kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện
tốt. Kiểm tra đối chiếu với tất cả các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp,
nguồn thu từ học phí, các khoản phí, lệ phí, nguồn thu từ căn tin, xe đạp…
Nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức; kịp
thời động viên khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thực hành
tiết kiệm chống lãng phí.
Nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm trong hoạt động tài chính, tài sản và ngăn
chặn đẩy lùi tệ nạn thiếu trách nhiệm, lãng phí tiền của nhà nước đang diễn ra
trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của đơn vị, tăng tích lũy cho phát triển kinh tế
- xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cán bộ, công chức phải nâng cao ý thức chấp hành tốt các quy định pháp luật
nhất là thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nội bộ, góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và hoàn thành
nhiệm vụ đề ra.
Nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ - giáo viên - nhân viên trong việc thực
hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường
xuyên lồng ghép với công tác chuyên môn đồng thời tăng cường giám sát quản lý
cán bộ công chức của đơn vị.
Thủ trưởng đơn vị cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm cho mỗi năm tài
chính, để tập trung nguồn lực hoàn thành tốt các kế hoạch cần được điều chỉnh bổ
sung kịp thời để phù hợp với thực tế, có tính khả thi và phát huy hiệu quả cao nhất.
Vận dụng bổ sung quy chế quản lý tài chính thực hành tiết kiệm chi 10% chi
phí quản lý hành chính: điện thoại, điện thắp sáng, văn phòng phẩm, tạm ngưng
mua sắm những thiết bị văn phòng chưa thực sự cần thiết và cấp bách, giảm tối đa
chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, hội thi, các ngày lễ, công tác phí.

Sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng trong trường THPT Tam Phước cho
năm nay và những năm tiếp theo.
Trong quá trình hoàn tất sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu
sót hạn chế, rất mong hội đồng khoa học góp ý bổ sung những thiếu sót hạn chế để
cho tôi có thể dần được hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm này tốt hơn.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí số 44/2013/QH13 ngày 26/11/2013.
Nghị định 84/2014/NĐ – CP ngày 8/9/2014 quy định chi tiết một số điều luật
thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập.
10


Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ tài chính, TT
113/2007/TT-BTC ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ tài chính và thông tư
07/2009/TTLT-BGDĐT-BVN ngày 25 tháng năm 2009, hướng dẫn thực hiện nghị
định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.
Công văn số 1836/SGDĐT – KHTC ngày 9/10/2006 của Sở GD – ĐT Đồng
Nai về việc thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ – CP ngày Nghị
định 130/2005/NĐ – CP.
Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 của Quốc hội ban
hành ngày 3/6/2008 .
Nghị định 52/2009/NĐ – CP ngày 3/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Nghị định 66/2012/NĐ – CP ngày 6/9/2012 của chính phủ về việc xử phạt
hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.
Thông tư 09/2012/TT – BTC ngày 19/1/2012 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi
bổ sung Thông tư 245/TT – BTC ngày 31/12/2009 quy định thực hiên một số nội

dung của Nghị định 52/2009/NĐ – CP ngày 3/6/2009 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Thông tư 89/2010/TT – BTC ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn báo
cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập, tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Hà Thị Thu Trang

11



×