Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tổng hợp những bài viết hay mà HR fresher nhất định phải đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.58 KB, 15 trang )

Tổng hợp những bài biết hay mà HR fresher nhất định phải đọc
1.

NHÂN SỰ MỚI( HR FRESHER) KHI MỚI VÀO NÊN LÀM GÌ?
~ Tác giả: Nguyễn Hùng Cường- Anh Kính Cận~

Hi các em ,
Có lẽ các em đang lần mò tìm đường đi. Anh nghĩ và hy vọng rằng các em sẽ không bị
stress và từ bỏ thứ các em đã chọn – nghề Nhân sự. Mà thực ra nghề nào chả vậy, tất cả
đều bị stress khi việc bị dồn. Vậy thì anh nghĩ có 1 số thứ các em nên làm sẽ tốt hơn cho
các em. Chúng ta có thể tạm gọi là thủ thuật hay kinh nghiệm gì đấy. Trước hết anh muốn
các em nhớ:
– Các em làm HR thì vẫn là nhân viên bình thường chứ không phải là quản lý này nọ gì
nhé. Chỉ là nhân viên của phòng quản lý.
– Làm nhân sư là liên quan đến làm việc với con người nên giao tiếp là năng lực quan
trọng. Có nó các em sẽ làm việc tốt hơn.
– Cuối cùng Nhân sự là tất cả những hoạt động làm sao để nhân viên làm việc tốt hơn vì
thế các em đừng để mình giới hạn trong những thứ như tuyển dụng, đào tạo hay gì đó. Cứ
hành động nào mà thúc đẩy nhân viên và công ty làm việc thì đó là nhân sự. Thúc đẩy
sale mang doanh số về, thúc đẩy lao công quét được nhiều nhà hơn …. thì đó là HR.

Giờ là lúc chia sẻ những điều anh nghĩ các em nếu áp dụng được thì sẽ tốt:
1. Khi bắt đầu vào làm việc ở phòng HR hay bất cứ đâu thì việc đầu tiên là nên tự chủ
động làm quen với mọi người. Các em nên gửi mail tự giới thiệu bản thân tới các trưởng
bộ phận. Vì các em là HR nên sẽ không ai giới thiệu các em cả. Chả lẽ sếp tổng sẽ đi giới
thiệu các em ?
2. Đọc quyển sách: Never eat alone để biết thêm các cách thức make friend với mọi
người.

3. Hãy đi ăn trưa với mọi người.
4. Đừng bao giờ lấy nước và uống nước ở 1 chỗ.


5. Mỉm cười với tất cả những người gặp và đừng chờ họ chào các em. Các em hãy chủ
động chào họ và tự giới thiệu bản thân nếu các em chưa quen.


6. Giúp đỡ người khác là 1 điều tốt. Các em có thể hỏi 1 câu hỏi đơn giản là : em có thể
giúp gì được anh chị không ?

7. Lê la trà đá, quá xá với mọi người. Thỉnh thoảng rủ ai đó đi uống nước, đơn giản là cốc
trả cũng ổn.
8. Đừng chỉ ngủ trưa một chỗ. Hãy tìm cách ngủ trưa nhiều chỗ khác nhau.

9. Thỉnh thoảng lượn 1 vòng qua tất cả các phòng ban. Mang theo 1 cốc nước để uống.
Tốt nhất nên 1 ngày lượn 1 vòng. Có thể lượn vào trước giờ làm việc hoặc sau giờ làm
việc nếu như các em ngại.
10. Lân la chào hỏi với những người đến sớm và người về muộn. Câu hỏi rất đơn giản.
Anh đến sớm thế hoặc anh về muộn vậy ?

Các em thấy không, đây chỉ toàn là những mẹo giao tiếp. Khi các em thành công là lúc
các em có thể đẩy công việc HR tiến lên 1 bước mới. Song song với việc tìm cách giao
tiếp với mọi người, các em sẽ phải tìm cách tiếp cận với công việc. Vậy làm thế nào để
tiếp cận với công việc:

1. Dọn dẹp, sắp xếp lại phòng nhân sự cho gọn gàng hơn. Các em hay bỏ ra 1 ngày hoặc 1
buổi để xin phép phòng cho các em sắp xếp lại gọn hơn. Việc này rất tốt. Ít nhất thì các
em có việc để làm. Còn cao hơn đó là các em có cơ hội tiếp xúc với các giấy tờ, lịch sử
Hr của công ty. Sẽ rất thú vị đấy.
2. Lục và sư tầm toàn bộ các tài liệu có tản mát trong hệ thống. Sắp xếp lại các tài liệu đó
theo một cách thức nào đó theo ý hiểu của các em.

3. Tiến hành triển khai công việc thường nhật. Việc này em có thể viết mail hoặc hỏi sếp

của em. Chú ý là các em phải chủ động xin việc nhé.
4. Hỏi han về khu vực để các tài liệu của lĩnh vực mình phụ trách nếu có thể bàn giao thì
hảy hỏi xem tìm ai để bàn giao.

5. Thường thì nếu 1 công ty cần tuyển nhân sự mới với vị trí :


– Tuyển dụng thì: công việc cần làm lúc đầu có thể là thống kê lại số lượng người mới
tuyển vào và các vấn đề như lương thử việc, lương chính thức, thời gian làm việc … Việc
này để nắm tình hình tuyển dụng của công ty. Sau đó là hỏi xem đang có job nào cần
tuyển, yêu cầu ra sao. Tiếp là hỏi xem sẽ có job nào tuyển cần tuyển dụng trong tương lai.
Hỏi và làm được 3 việc này anh nghĩ có thể coi như biết tuyển dụng.
– Đào tạo: Có lẽ câu hỏi đầu tiên nên hỏi là tình hình đào tạo hội nhập của công ty thế
nào? Có được duy trì không ? Và nếu không thì các em nên chủ động lấy danh sách
những người mới vào mà chưa được đào tạo để đào tạo hội nhập. Việc tiếp theo nên làm
là xây dựng quy trình đào tạo hội nhập. Tạo ra một cái thư chào mừng trong đó giới thiệu
sơ qua về công ty và các thứ người mới quan tâm trên 1 trang giấy là không thừa.

– Chính sách và lương thưởng: Anh nghĩ việc đầu tiên người vị trí này không phải là hỏi
chế độ chính sách lương như thế nào mà nên hỏi câu hỏi bên mình đã có hệ thống theo
dõi thông tin nhân sự chưa? Nếu chưa thì các em nên xây dựng lấy 1 cái theo dõi. Việc
tiếp theo nên hỏi là hồ sơ lý lịch nhân viên ở đâu và nên xem qua xem nó thiếu hay thừa
cái gì? Việc tiếp nữa hoàn thiện hợp đồng cho những người thiếu. Thường thì nếu chưa
có người làm cái này thì công ty hay trễ việc làm hợp đồng lắm. Sau khi mọi người thân
và hiểu rồi thì mới nên hỏi về lương hay những thứ nhạy cảm khác.
– Bảo hiểm xã hội: Câu hỏi anh nghĩ nên hỏi đó là có việc gì cần em làm không để em
làm cho.

2.


NHẬT KÝ HRM- ĐIỂM CỘNG CHO CÁC HR FRESHER
~ Tác giả: Nguyễn Hùng Cường- Anh Kính Cận~

Tuần 3 cũng đã trôi qua, công việc dường như dậm chân tại chỗ. Biết viết gì bây
giờ nhỉ? Có lẽ nên mở và kết bằng một bức thư vậy: Điểm cộng cho các Hr fresher ?
Hôm nay, anh lại xin phép được gửi cho các em 1 bức thư tạm gọi là tâm huyết chia sẻ một
số kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Anh thấy áp đụng được sẽ ok. Các em có biết 1
fresher trong tay không có gì từ kinh nghiệm cho đến các mối quan hệ thì phải làm như thế
nào để ghi điểm cộng trong quá trình làm việc ? Ở mail trước anh đã nói về những điểm
cộng trong giao tiếp, điểm cộng trong thái độ với công việc, và ở mail này anh lại chia sẻ
thêm 2 điểm cộng khác. Đó chính là niềm đam mê và tinh thần trách nhiệm với công việc.
Em có biết, đôi khi em nghe được ở đâu đó câu truyện về việc phỏng vấn hôm trước, hôm
sau bạn em đi làm luôn ? Các em có bao giờ đặt câu hỏi tại sao lại như vậy ? Theo anh thì có
nhiều nguyên nhân. Và 1 trong nhiều nguyên nhân anh muốn nói ở đây đó chính là : sự đam


mê công việc. Không hiểu sao anh không thể cảm nhận được ở các em sự đam mê với HR.
Sự đam mê nó thể hiện ở nhiều khía cạnh lắm. Anh nhớ có lần anh đến chơi nhà trưởng
phòng nhân sự cũ của anh. Anh ý là anh Nhân hiện đang làm trưởng phòng Nhân sự của Sam
Sung. Nói chuyện một lúc rồi anh ý mở máy tính của anh ý để cho anh anh xin 1 tài liệu anh
thất lạc. E có biết không, nhìn đống tài liệu đó mà anh ngưỡng mộ kinh khủng. Cảm giác lúc
đó thực sự là anh muốn xin hết đống tài liệu đó để đem về đọc dần. Nhưng những tài liệu đó
là tài liệu riêng tư nên anh chỉ dám xin những tài liệu của anh (có một đợt anh bị xóa sạch ổ
cứng). 2 anh em vừa nhìn tài liệu vừa trao đổi. Liệu các em đã lướt qua những tài liệu anh đã
đưa cho các em ? Anh tin là chưa. Vì nếu các em đã lướt qua, hẳn các em đã hỏi anh 1 cái gì
đó. Hoặc ít ra là 1 câu bình luận.
Đam mê còn ở chỗ, tìm tòi những cái mới. Đọc thêm thông tin. Trao đổi để làm rõ hơn các
vấn đề. Anh đã gặp khá nhiều bạn HR mới, đa số các bạn ý thực sự đam mê. Các bạn ý đam
mê nên các bạn ý mới chủ động hẹn anh đi uống cafe để hỏi han về công việc. Đam mêm
nên thay vì chỉ ngồi nghe anh nói, các bạn ý còn chủ động đưa ra các ý tưởng của mình. Các

bạn ý nói nhiều và anh cũng nói nhiều. Các em thấy không, các bạn ý sẵn sàng bỏ thời gian
và tiền bạc ra để gặp 1 ai đó. Để họ có thể sáng tỏ một vấn đề gì đấy. Chúng ta làm việc cùng
nhau, anh tin có thể chia sẻ với các em ít nhiều. Anh tin là những tài liệu của anh có, sẽ giúp
các em đỡ hơn trong công việc. Sao các em không hỏi anh nhỉ ?
Chắc do anh quá cầu toàn trong công việc nên tạo ra cho các em sức ép. Từ đó làm các em
ngại trao đổi. Có lẽ vậy.
Điểm cộng thứ 2 anh muốn nói và chia sẻ với các em đó chính là tinh thần trách nhiệm. Tinh
thần trách nhiệm sẽ tăng dần theo tuổi tác. Anh tin vậy. Các em còn trẻ, nếu có được điều
này thì sẽ là một điểm cộng lớn cho các em. Các em có bao giờ cảm thấy ray rứt khi công
việc không được kết thúc không ? Các em có bao giờ cảm thấy bực bội khi công việc chậm
tiến độ không ? … và các em có bao giờ cảm thấy bực với bản thân vì công việc không hoàn
thành không ? Bản thân anh thì anh có. Giờ anh đang bực. Anh bực vì những công việc anh
dự định không được hoàn thành. Anh đang tự vấn lương tâm và tìm cách để tuần sau những
công việc này sẽ phải hoàn thành. Có lẽ anh sẽ chủ động sắn tay vào làm thì công việc sẽ
nhanh hơn. Chứ để các em làm thì chậm quá.
Các em có thấy là: hợp đồng lao động cho mọi người chưa hoàn thành ?, các đơn vị đang chủ
động tuyển dụng mà chúng ta không có thông tin ?, nhân viên mới vào không được đào tạo
hội nhập ? … anh đã nhắc việc rồi nhưng chưa thấy việc nào kết thúc cả.

Tự dưng anh lại nhớ đến một dự án mang tên: Cán bộ nguồn. Hồi đó anh cùng các anh em
khác trong team dự án phải lập ra bộ tiêu chí thế nào là cán bộ nguồn. Các em có biết một
trong 3 tiêu chí mọi người hay nhắc đến là gì không? Đó chính là trách nhiệm. Trách nhiệm
các em càng lớn thì khả năng thăng tiến càng cao. Đành rằng các em nghỉ làm đều có những
việc rất riêng và chính đáng. Hãy vui lòng cho anh thấy, các em rất có trách nhiệm. Các em


vắng thì hãy bàn giao cho người khác. Đừng mặc kệ công việc. Bàn giao rồi thì hãy hỏi han
xem công việc đến đâu rồi.
Tinh thần trách nhiệm còn thể hiện ở nhiều điều lắm. Anh chỉa sẻ một chút với các em kỹ
xảo nhé.

1. Nếu vắng mặt hãy bàn giao, gọi điện cho người quản lý trực tiếp.
2. Khi thấy công việc chậm hay còn gọi là delay nên tìm cách kích nó tiếp tục chạy.
3. Một lúc nào đó thử đến sớm hơn mọi người, một lúc nào đó thử về muộn hơn mọi người
xem sao.
4. Một thời điểm nào đó như nửa đêm chả hạn, các em gửi một cái mail báo rằng em đã hoàn
thành công việc hoặc đơn giản hơn là trao đổi công việc.
… tạm thời anh chỉ nghĩ được đến thế. Các em thử áp dụng xem sao nhé.
Mail chắc dài quá rồi. Các em cố gắng làm một số việc cho tuần sau :
1. Tuyển dụng
– Đăng tin tuyển dụng, tuyển chuyên viên nhân sự.
– Duy trì việc tuyển cộng tác viên và sale tư vấn cho eduviet.
– Theo dõi quá trình tuyển dụng của kế toán và du học Pháp.
2. Nhóm công việc về đao tạo
– Đào tạo hội nhập cho các nhân viên mới
3. Hợp đồng lao động
– Hoàn thành các hợp đồng lao động của các bên
– Hoàn thiện các hồ sơ


Tạm thời thế đã, nếu các em cần thêm việc anh sẽ giao thêm.
Anh,


3.

MỘT SỐ TƯ TƯỞNG MỚI TRONG TUYỂN DỤNG VÀ TÌM VIỆC
~Tác giả: Nguyễn Đức Hải- Anh Hải Sunsea~

KỲ 1: VỚI ỨNG VIÊN, TẠI SAO KHÔNG LÀM VIỆC TRƯỚC KHI ĐƯỢC THUÊ?
Trước khi viết về từng vị trí công việc nên làm gì trước, trong và sau khi bước chân

vào doanh nghiệp, tôi sẽ viết 1 loạt bài mới về một số tư tưởng, quan điểm mới trong tuyển
dụng nhân sự hiện nay, vai trò của nhà tuyển dụng cũng như của ứng viên. Mạng xã hội phát
triển mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang trên đà tăng trưởng tốt, nhu cầu thị
trường lao động đang tăng cao trong khi đào tạo của chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ khiến
cho những nhân sự tốt trên thị trường lao động ngày càng trở nên khan hiếm. Điều đó khiến
cho những người đi tìm việc cũng như những nhà tuyển dụng phải thay đổi cách thức tìm
việc, cách thức tuyển dụng theo hướng CHỦ ĐỘNG hơn. Chủ động như thế nào thì loạt bài
viết sau đây sẽ giúp các bạn có thêm những gợi ý để tham khảo.
Đối với các ứng viên, tôi thường hướng dẫn các bạn học sinh làm được một bản CV tốt cả về
hình thức lẫn nội dung kèm theo một Đơn ứng tuyển thể hiện khao khát làm việc của mình.
Nhưng điều đó dường như chưa đủ để giúp họ bước chân vào doanh nghiệp một cách chắc
chắn.
Tôi nghĩ ra một ý tưởng: TẠI SAO các ứng viên không làm việc TRƯỚC KHI ĐƯỢC
THUÊ?
Chúng ta có thể nộp CV vào cả chục công ty một lúc. Nhưng khi đọc những bản thông tin
tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp, chúng ta đã có thể xác định được công ty nào là công ty
chúng ta mong muốn được làm việc ở đó. Vì vậy, tôi khuyên các bạn nên chọn 2 trong số 10
công ty mà bạn nộp CV để dành nhiều thời gian hơn ĐẦU TƯ cho việc ứng tuyển này. Với 2
công ty đó, bạn hãy LÀM VIỆC TRƯỚC KHI ĐƯỢC THUÊ! Đừng tiếc rẻ công sức vì dù
sao bạn cũng đang trong quá trình chờ việc, không có việc gì làm; cũng đừng nghĩ rằng nếu
mình trượt thì phí thời gian vì trong quá trình LÀM VIỆC đó, tôi tin bạn sẽ HỌC HỎI được
rất nhiều.
Việc của bạn là tùy từng vị trí mà bạn ứng tuyển, hãy viết một bản ĐÁNH GIÁ về hiện trạng
những mảng công việc mà công ty bạn đang muốn ứng tuyển và đưa ra một vài ĐỀ XUẤT
hoặc KẾ HOẠCH cá nhân khi bạn làm việc, bạn sẽ làm để cải thiện nó và GỬI kèm cùng với
CV và ĐƠN ỨNG TUYỂN. Riêng việc làm này, sẽ khiến bạn có cơ hội được gọi đi phỏng
vấn là 99%.
Hôm vừa rồi tôi có phỏng vấn nhân viên kinh doanh cho công ty về nội thất. Với những bạn
đã qua vòng sơ tuyển, tôi thường hướng dẫn các bạn lên mạng tìm hiểu kỹ về công ty, về sản
phẩm, về thị trường, về đối thủ. Thậm chí, tôi còn gợi ý các bạn ấy nếu rảnh có thể đến các

showroom của công ty đối thủ để trải nghiệm, quan sát các bạn nhân viên bán hàng ở đó xem
thế nào, liệu công ty mình có điểm mạnh nào hơn họ hay có điểm yếu nào cần khắc phục


không? Về sản phẩm thì công ty mình so với đối thủ như thế nào? Phản hồi của khách hàng
ra sao? Nếu mình là nhân viên kinh doanh, ngoài việc làm những việc được giao, mình có đề
xuất gì để thay đổi giúp công ty tốt hơn không?
Việc đặt TÂM THẾ là một NHÂN VIÊN của CÔNG TY trước khi ĐƯỢC TUYỂN DỤNG
sẽ giúp cho bạn TỰ TIN hơn rất nhiều trong cuộc phỏng vấn. Hơn nữa, tôi chắc chắn rằng,
bạn sẽ NỔI BẬT so với tất cả các ứng viên còn lại (vì tôi đi phỏng vấn khá nhiều, CHƯA
MỘT AI chủ động làm điều đó). Nỗ lực của các bạn sẽ được ĐỀN ĐÁP xứng đáng. Tôi tin
chắc như vậy!
Chốt lại: Khi chúng ta đi ứng tuyển, thay vì mặc nhiên đặt tâm thế mình là người đi XIN
VIỆC, hãy thay đổi lại một chút, đặt tâm thế của mình là NHÂN VIÊN CÔNG TY, coi như
chúng ta đã được tuyển dụng rồi để trong cuộc phỏng vấn, chúng ta có thể trò chuyện về
CHỦ ĐỀ hiện trạng công ty thế nào, chúng ta có thể giúp gì để công ty tốt hơn, chứ không
chỉ là một buổi phỏng vấn để xem xét thứ ta đã và đang có như nhiều cuộc phỏng vấn nhàm
chán khác!
--------

KỲ 2: CÁC CHUYÊN VIÊN TUYỂN DỤNG NÊN TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ ỨNG VIÊN
VÀO CÔNG TY THAY VÌ CHĂM CHĂM ĐÁNH TRƯỢT HỌ!
Khoảng hơn một tháng trước tôi có đọc một bài viết của một bạn chuyên viên Tuyển
dụng chia sẻ về quá trình tuyển của công ty mình. Thái độ viết của bạn có vẻ rất hả hê khi
thấy những RÀO CẢN mình đặt ra có HIỆU QUẢ trong việc lọc ứng viên, nào là không
hiểu biết về công ty loại, không hiểu rõ công việc loại… Tôi định viết bài phản biện nhưng
bận chưa viết được.
Hôm nay tôi vừa dạy xong lớp tuyển dụng với các bạn học viên trẻ chuẩn bị vào nghề. Tôi
đặt ra tình huống là chúng ta sẽ Test kỹ năng Exel của các ứng viên kế toán, vậy có nên
THÔNG BÁO trước cho ứng viên không? Hơn nửa lớp trả lời là KHÔNG!

Oh thì ra những người làm tuyển dụng vẫn có tư duy mình ở TRÊN CƠ ứng viên và tìm
nhiều RÀO CẢN để đánh trượt ứng viên, trong khi MỤC TIÊU của chúng ta không phải là
đánh trượt ứng viên mà là tìm được ứng viên PHÙ HỢP với công ty, và trong quá trình tìm
kiếm đó, rất có thể chúng ta còn GIÚP ĐỠ ỨNG VIÊN để họ phát triển PHÙ HỢP với công
ty.
Ứng viên và Nhà tuyển dụng vẫn đặt tâm thế là 2 lực lượng đối lập. Tư duy của họ là LỪA
NHAU, ĐỀ PHÒNG nhau. Rất nhiều người vẫn nghĩ như vậy. Hôm qua tôi có viết bài về
việc ứng viên phải THAY ĐỔI theo hướng CHỦ ĐỘNG hơn, CHỦ ĐỘNG LÀM VIỆC
trước khi vào công ty, như vậy cơ hội của họ sẽ cao hơn rất nhiều. Nhưng NHÀ TUYỂN
DỤNG cũng phải CHỦ ĐỘNG hơn bằng cách:
1.Trong khi gửi mail mời ứng viên đi phỏng vấn, tại sao không gửi kèm THÔNG TIN
CÔNG TY, hướng dẫn ứng viên TÌM HIỂU TRƯỚC về công ty trước khi đi phỏng vấn? Tại
sao phải RÌNH họ không tìm hiểu về công ty để đánh trượt họ?


2. Khi phỏng vấn vòng 1 xong, tại sao không hướng dẫn ứng viên CHUẨN BỊ cho PHỎNG
VẤN vòng 2 tốt hơn bằng việc cung cấp thêm thông tin cho ứng viên về người quản lý của
họ, về thực trạng công việc mà họ chuẩn bị đảm nhiệm để họ có cơ hội HỌC HỎI, CHUẨN
BỊ kỹ hơn, tăng xác suất phỏng vấn vòng 2 lên?
Nhà tuyển dụng nghĩ rằng sự THIẾU CHUẨN BỊ của ứng viên là do THÁI ĐỘ khi ứng
tuyển không tốt. Thực ra không hẳn vậy. Những kỹ năng khi ứng tuyển gần như 99% các
ứng viên KHÔNG ĐƯỢC TRANG BỊ trong trường cũng như ngoài thực tế. Kể cả có chủ
động tìm kiếm lời khuyên trên mạng cũng KHÔNG CHẤT LƯỢNG. Để họ có khả năng đặt
mình vào vị trí nhà tuyển dụng để xem mình phải làm gì không phải là việc PHẦN LỚN
ỨNG VIÊN có thể làm được.
Một người làm tuyển dụng tuyệt vời là người biết cách PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC và THÁI
ĐỘ của ứng viên từ khi họ nộp CV đến khi kết thúc vòng phỏng vấn bằng cách liên tục giúp
đỡ và tạo điều kiện, TRAO CƠ HỘI học hỏi cho họ, để giả sử nếu họ có không trúng tuyển
công ty chúng ta vì một vài yếu tố không phù hợp thì đến công ty khác, họ đã biết cách làm
TỐT HƠN và thầm cảm ơn chúng ta.

Tại sao không trở thành một người làm TUYỂN DỤNG CÓ TÂM như thế?
-------

KỲ 3: ỨNG VIÊN THÂN MẾN, HÃY CỐ GẮNG QUA VÒNG CV!
Ở 2 kỳ trước, tôi đã chia sẻ với các bạn về việc các ứng viên để nâng cao tỷ lệ qua
phỏng vấn của mình, bạn có thể dịch chuyển tâm thế để có thể LÀM VIỆC TRƯỚC KHI
ĐƯỢC THUÊ, tôi cũng đã chia sẻ với các bạn về việc người làm tuyển dụng cũng nên chủ
động HƯỚNG DẪN ứng viên thay vì chỉ RÌNH để ĐÁNH TRƯỢT họ. Ở kỳ này, tôi sẽ chia
sẻ sâu hơn một chút về phía ứng viên, làm thế nào để đạt 99% qua vòng CV.
Tại sao phải qua vòng CV?
Vì có một điểm mù rất lớn của các ứng viên khi tìm việc là nhà tuyển dụng gần như
KHÔNG PHẢN HỒI những CV bị loại. Vì vậy, nếu không qua nổi vòng CV, bạn sẽ
CHẲNG TIẾN BỘ thêm được gì, cũng không có thêm một thông tin gì mới, không có cơ hội
được trao đổi, trò chuyện, nghe nhận xét của nhà tuyển dụng để lần sau đi ứng tuyển sẽ
chuẩn bị tốt hơn.
Nhà tuyển dụng và ứng viên, ai là người cần nỗ lực hơn?
Nhiều ứng viên hay đòi hỏi nhà tuyển dụng phản hồi CV của mình dù bị loại (trong khi CV
làm rất dở). Chính ứng viên là người phải NỖ LỰC hơn chứ không phải nhà tuyển dụng. Vì
bạn đang là ứng viên, bạn có NHIỀU THỜI GIAN hơn để chuẩn bị cho việc ứng tuyển công
việc sắp tới. Còn người làm tuyển dụng vẫn là NGƯỜI ĐI LÀM THUÊ, họ được trả lương
để hoàn thành công việc của doanh nghiệp chứ không phải để THỎA MÃN nguyện vọng của
ứng viên hay để giúp đỡ ứng viên. Họ chỉ quan tâm đến ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG thôi, các
ứng viên bị loại đâu có phục vụ gì cho mục tiêu của họ. Cho nên, khi bị loại, hãy TỰ


TRÁCH MÌNH nhiều hơn là đổ lỗi cho nhà tuyển dụng nhé! Lỗi có thể do bạn LƯỜI, bạn
CẨU THẢ, bạn chưa đủ NỖ LỰC hoặc đơn giản là bạn CHƯA BIẾT CÁCH ứng tuyển cho
tốt.
Vì vậy, đối với các ỨNG VIÊN, các bạn nên dành nhiều thời gian để tìm cách vượt qua vòng
CV. Đương nhiên, các bạn sẽ rải CV qua chục, hai chục công ty khác nhau, nhưng hay LỰA

CHỌN 2 – 3 doanh nghiệp để bạn DỒN THỜI GIAN và TÂM HUYẾT cho nó (đây là điểm
cực kỳ quan trọng mà bạn cần nhớ kỹ).
Với các CÔNG TY PHỤ mà bạn xác định chỉ RẢI HỒ SƠ, hãy đảm bảo đủ 3 yếu tố sau:
1.Email có tiêu đề, có nội dung: giới thiệu tên, cho biết kênh thông tin và bạn đọc được tin
tuyển dụng, lý do bạn ứng tuyển và đề nghị được sắp xếp buổi phỏng vấn của bạn (chỉ cần 2
– 3 dòng).
2. Bản CV ứng tuyển (trình bày sạch đẹp, rõ ràng, thông tin đầy đủ)
3. Đơn ứng tuyển (thể hiện khao khát làm việc của bạn, nêu rõ lý do bạn ứng tuyển vào công
ty).
Còn đối với các CÔNG TY CHÍNH mà bạn XÁC ĐỊNH mình RẤT MUỐN vào công ty này
làm việc thì ngoài 3 yếu tố như trên, bạn có thể GỬI KÈM những văn bản sau để tăng xác
suất được nhận:
1.Các SẢN PHẨM mà bạn TỰ TẠO ra trong những kinh nghiệm làm việc trước đó để
chứng minh kỹ năng của bạn. VD: Chuyên viên lập trình có các trang web, phần mềm mà
bạn đã lập trình, Designer có Portfolio, nhân viên tuyển dụng có kế hoạch tuyển dụng bạn đã
từng xây dựng, chuyên viên đào tạo có bài giảng mình đã tự thiết kế, nhân viên kế toán có
các mẫu bảng biểu, mẫu báo cáo mà các bạn tự thiết kế…
2. Bản PHÂN TÍCH hiện trạng công ty trong vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển và một
vài ĐỀ XUẤT để cải thiện những nhược điểm đó.
3. Bản kế hoạch làm việc trong 1 tuần – 1 tháng nếu bạn được nhận vào công ty với vị trí đó,
trong đó nêu rõ nội dung công việc, thời gian hoàn thành và kết quả sẽ đạt được.
Bạn có thể gửi cả 3 hoặc chọn 1 trong 3 văn bản này để làm thật tốt, thật chi tiết để làm sao,
khi nhà tuyển dụng đọc được, họ CẢM NHẬN được sự NHIỆT HUYẾT, KHÁT KHAO
cháy bỏng của bạn muốn vào công ty, họ còn đánh giá được KỸ NĂNG và TƯ DUY của
bạn đang ở mức độ nào để xem xét, trao đổi chi tiết hơn trong vòng phỏng vấn.
Tôi không phản đối việc các bạn rải hồ sơ. Việc đó làm tăng cơ hội của các bạn, biết đâu
trong số những công ty các bạn rải hồ sơ, lại có môi trường làm việc bạn đang mơ ước nhưng
vẻ bề ngoài của nó lại thô ráp. Nhưng nên biết TẬP TRUNG vào một số ít cơ hội thì sẽ
HIỆU QUẢ hơn.
Khi nhà tuyển dụng cảm nhận được NỖ LỰC của bạn, họ sẽ đáp trả lại một nỗ lực tương

xứng!


Các bạn ứng viên nhớ nhé!
-------

KỲ 4 (KỲ GẦN CUỐI): CHUYỂN DỊCH PHƯƠNG PHÁP TUYỂN DỤNG TỪ CHIỀU
RỘNG SANG CHIỀU SÂU: NHÀ TUYỂN DỤNG PHẢI LIÊN TỤC LÀM TĂNG MỨC
ĐỘ HẤP DẪN CỦA CÔNG VIỆC.

Tại sao phải làm vậy?
Tuy thị trường lao động Việt Nam rất DỒI DÀO, dân số của chúng ta vẫn đang là thời kỳ
VÀNG, dân số TRẺ, nhưng do ĐÀO TẠO chuyên môn yếu, giáo dục về TÍNH CÁCH kém
nên số lao động làm việc tốt lại quá đỗi khan hiếm. Các doanh nghiệp kêu la tuyển dụng khó
khăn trong khi hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Nhân tài như lá mùa thu, vì vậy,
có 2 vấn đề xảy ra: một là sự CẠNH TRANH về lao động giữa các doanh nghiệp đang gay
gắt, đặc biệt những ngành hot như công nghệ thông tin, hoặc những ngành hẹp. Các chuyên
viên tuyển dụng đang phải coi việc câu kéo nhân sự từ công ty đối thủ, công ty cùng ngành
là một kênh để đánh mạnh. Hai là xu hướng doanh nghiệp tuyển dụng những bạn trẻ có TỐ
CHẤT và TÍNH CÁCH tốt sẵn có để về đào tạo thay vì tuyển người có kinh nghiệm.
Chính vì vậy, các nhà tuyển dụng sẽ phải chuyển dịch phương pháp tuyển dụng dần từ chiều
rộng sang chiều sâu. Tức là thay vì tập trung PHỦ SÓNG thông tin tuyển dụng của mình lên
tất cả các kênh để có nhiều CV về thì sẽ tập trung vào CHĂM SÓC ứng viên nhiều hơn.
Hoặc vừa phủ chiều rộng, vừa CHĂM SÓC theo chiều SÂU. Thay vì tư duy chỉ nhằm đánh
trượt ứng viên một cách dễ dàng như lỗi văn bản, lỗi trong cách gửi email, lỗi ăn mặc, lỗi
chào hỏi…họ sẽ để ý sâu hơn tới từng ứng viên để cho họ NHIỀU CƠ HỘI thể hiện hơn.
Thường thì những nhà tuyển dụng có tư duy đánh trượt ứng viên vì lỗi nhỏ lại thường là
những chuyên viên Tuyển dụng KHÔNG CÓ KIẾN THỨC SÂU SẮC về TÂM LÝ HỌC,
đặc biệt là về phần TỐ CHẤT và TÍNH CÁCH. Họ đánh trượt ứng viên chủ yếu là do ĐỊNH
KIẾN đã ăn khá sâu. Những nhà tuyển dụng theo xu hướng mới sẽ phải học hỏi sâu hơn về

lĩnh vực tâm lý học để biết cách đánh giá ứng viên ĐA CHIỀU và SÂU SẮC hơn. Họ phải
HỨNG THÚ với việc khám phá TIỀM NĂNG con người, họ phải dành thời gian nhiều hơn
vừa để nghiên cứu thêm kiến thức tâm lý vừa dành thời gian nhiều hơn với ứng viên để
tương tác và hiểu sâu về TIỀM NĂNG của họ hơn.
Song song với việc tiếp cận theo chiều sâu, những nhà tuyển dụng theo xu hướng mới sẽ biết
cách làm tăng độ hấp dẫn của các vị trí mình đang ứng tuyển để thu hút các ứng viên chất
lượng hơn bằng cách:
1.Cung cấp nhiều thông tin hơn về môi trường làm việc của DN (đương nhiên là những
thông tin tốt)
2. Biến các ứng viên đang từ coi công ty mình để rải hồ sơ sang công ty mà họ phải tập trung
để làm mọi cách ứng tuyển (bằng cách tương tác và thuyết phục ứng viên khi ứng viên đã
gửi CV hoặc đơn giản là hỏi thêm thông tin về doanh nghiệp).
3. Thể hiện sự tôn trọng với ứng viên.


Đương nhiên, các bạn ứng viên yêu quý, dù sao những nhà tuyển dụng không phải những
người làm từ thiện, họ cũng thực dụng lắm. Họ chỉ quan tâm đến những ứng viên thực sự cầu
thị và tích cực. Các kiểu ứng tuyển qua loa, đại khái, sơ sài và thái độ kém thì rất tiếc là
chúng tôi không thể dành thời gian cho các bạn được.
4 kỳ chia sẻ chắc có thể giúp nhiều bạn trẻ hiểu hơn về vấn đề tuyển dụng và tìm việc hiện
nay, mong là các bạn có thể ứng dụng được phần nào để hỗ trợ mình tốt hơn trong công việc.
Thông điệp cuối cùng của mình là: Nếu mỗi bên đều CHỦ ĐỘNG và TÔN TRỌNG nhau
một chút thì mọi chuyện sẽ rất dễ dàng. Dù là ứng viên hay nhà tuyển dụng, mong các bạn
hãy luôn giữ thái độ câu thị và tích cực. Bạn sẽ được nhận những gì bạn XỨNG ĐÁNG được
nhận!








×