Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ NĂM 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.78 KB, 5 trang )

CHI CỤC KIỂM LÂM THÁI NGUYÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BQL RPH BVMT HỒ NÚI CỐC

HỢP ĐỒNG
GIAO KHOÁN TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ NĂM 2016
Số………./2016/HĐTR
Căn cứ bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12
năm 2004 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản
hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Quyết định số 85/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Nguyên về giao kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn các chương trình bổ
xung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương, nguồn vốn trái
phiếu Chính phủ và vốn nước ngoài ODA tỉnh Thái Nguyên năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1323/QĐ-UBND ngày 04/6/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc Phê duyệt mức chi phí hỗ trợ trồng rừng, chăm sóc rừng,
khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, đặc dụng; trồng rừng sản
xuất thuộc Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững tỉnh Thái Nguyên;
Căn cứ Quyết định số 226/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2016 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc giao kế hoạch đầu tư phát triển năm 2016
nguồn vốn: Các chương trình bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho
ngân sách địa phương (đợt I);.
Hôm nay, ngày

tháng

năm 2016. Tại UBND xã Phúc Tân, thị xã Phổ

Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi gồm có:
I. ĐẠI DIỆN BÊN A (BQL rừng phòng hộ bảo vệ môi


trường Hồ Núi Cốc):
Trụ sở: Xóm Đồi Chè – xã Phúc Trìu – TP Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại: 0280...............
Do ông: Nguyễn Văn Quý– Chức vụ: Trưởng Ban – làm đại diện.
II. ĐẠI DIỆN BÊN B (Hộ gia đình nhận trồng, chăm sóc rừng trồng):
Ông (bà):…………………… là chủ hộ gia đình nhận khoán;
Địa chỉ: xóm…..…, xã Phúc Tân, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Năm

sinh:

tại:.........................

.........

Số

CMTND:…………

Ngày

cấp:.............


Có sự chứng kiến của UBND xã Phúc Tân:
Do ông: Trần Hồng Thái - Chức vụ: Chủ tịch UBND xã.
Chúng tôi thống nhất thỏa thuận ký hợp đồng trồng rừng phòng hộ với các
điều khoản như sau:
§iÒu 1: Nội dung công việc
1. Bên A cấp cây giống và phân bón cho bên B theo tiêu chuẩn và chất lượng

của UBND tỉnh quy định để trồng rừng phòng hộ với diện tích…………ha thuộc
lô……………………….khoảnh…………….tiểu khu 223.
2. Tổng số cây giống cấp:……..cây; Loài cây: Keo tai tượng giống nội.
3. Phân bón:……………..kg (Loại phân: NPK Quế Lâm).
4. Mật độ trồng: 1660 cây/ha. Cây cách cây 2,0 m; hàng cách hàng 3,0m;
(Hàng được bố trí theo đường đồng mức)
5. Xử lý thực bì: theo phương thức dọn sống, không được đốt. Bao gồm:
+ Phát thực bì toàn diện, phát sát mặt đất không cao quá 10cm, thu gom xếp
thành dải theo đường đồng mức phía dưới băng chặt, tránh trải đều tạo thành vật liệu
dẫn cháy gây nguy cơ cháy rừng. Để lại toàn bộ cây Keo, Bạch đàn và cây gỗ tái sinh.
6. Làm đất và bón phân
+ Hố cuốc so le hình nanh sấu, có kích thước 30cm x 30cm x 30cm. Khi cuốc
để phần đất tơi xốp trên mặt và đất phía dưới hố ra riêng biệt.
+ Lấp hố, đưa phần đất tốt xuống đáy hố cùng với thảm khô mục.
+ Bón lót phân NPK:.........kg/hố, bón kết hợp với lúc lấp hố. Thời gian bón lót
và lấp hố phải xong trước 15 – 20 ngày.
7. Phương thức trồng: Trồng thuần loài.
8. Trồng cây: trồng vào thời điểm trời râm mát, mưa nhỏ hoặc nắng nhẹ, đất
trong hố phải đủ ẩm. Rải cây đến đâu trồng ngay đến đó. Phải trồng hết trong ngày.
Xé bỏ vỏ bầu và đặt cây con thẳng đứng vào giữa hố, tránh làm võ bầu, dùng đất tơi
xốp lấp đầy hố cao hơn mặt đất khoảng 3 – 5cm, nén chặt.
9. Thời vụ trồng: Hè Thu. Thời gian hoàn thành trồng đến ..../....../2016.
Điều 2: Giá trị hợp đồng:
Giá trị hợp đồng theo giá trị của hồ sơ thiết kế, dự toán được cấp thẩm quyền
phê duyệt. Cụ thể:
- Được cấp cây giống và phân bón theo quy định.
- Được thanh toán chi phí hỗ trợ công lao động trồng rừng, chăm sóc rừng
năm thứ nhất và 10% cây giống tra dặm:



Diện tích: ……..ha x ……………….đồng/ha =………..........đồng.
(Bằng chữ:…………………………………………………………..)
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
1. Quyền và nghĩa vụ của bên A (BQL rừng phòng hộ
BVMT Hồ Núi Cốc)
a. Nghĩa vụ:
- Lập hồ sơ thiết kế dự toán trình cấp thẩm quyền phê duyệt
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng
- Cung cấp đủ phân bón, cây giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng đảm bảo chất lượng.
- Kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện hợp đồng của bên B.
- Chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức nghiệm thu cho bên B.
- Tiếp nhận kinh phí để thanh toán tiền công lao động cho bên B theo mức hỗ
trợ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
b. Quyền hạn:
- Theo dõi và giám sát thực hiện hợp đồng của bên B
- Yêu cầu bên B thực hiện đúng các nội dung công việc và tiến độ theo quy định
trong trường hợp bên B vi phạm nội dung Hợp đồng mà đã được bên A nhắc nhở bằng
văn bản đến lần thứ 3, Bên A có quyền đề nghị thu hồi (hoặc thu hồi) toàn bộ giá trị đã
đầu tư tại thời điểm vi phạm và tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp
luật nhưng phải thông báo cho bên B biết trước ít nhất 30 ngày làm việc.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên B (Hộ gia đình)
a. Nghĩa vụ:
Thực hiện đầy đủ các bước công việc theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc
rừng trồng do bên A đã hướng dẫn và hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Bảo vệ rừng trồng: Không để cháy rừng, chặt phá, gia súc phá hoại cây trồng.
Sau khi được bên A nghiệm thu trồng rừng Bên B có trách nhiệm tiếp tục chăm
sóc và bảo vệ rừng trồng.
- Bên B đã nhận cây giống, phân bón để trồng rừng nếu nghiệm thu không đạt
yêu cầu không được thanh toán thì phải tự bỏ tiền để mua cây giống trồng lại rừng

khi nghiệm thu đạt yêu cầu mới được thanh toán hoặc trả lại tiền cho Ban quản lý
Dự án tương đương số cây con và phân bón đã nhận (Đơn giá cây con và phân bón
theo quy định của Nhà Nước).
b. Quyền lợi:


- Được Ban quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc nghiệm thu và
thanh toán tiền công đầy đủ khi đã hoàn thành các bước công việc theo yêu cây kỹ thuật.
- Được ưu tiên thuê khoán chăm sóc và bảo vệ rừng trồng những năm tiếp theo.
- Đối với các hộ gia đình tham gia trồng rừng trên diện tích đất rừng đã được
giao đất giao rừng thì:
+ Được hưởng lợi từ rừng theo chính sách quy định của Nhà nước.
+ Được khai thác các sản phẩm phụ từ rừng theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp bất khả kháng
Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nhận hợp đồng giao khoán trồng rừng được
miễn trừ trách nhiệm trong các trường hợp xảy ra thiệt hại do các nguyên nhân bất
khả kháng. Các trường hợp bất khả kháng được xác định theo Quyết định số
73/2010/QĐ- TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế
quản lý đầu tư xây dựng các công trình lâm sinh và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Điều 4: Điều khoản chung
1. Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều khoản trên, nếu có thay đổi
phải kịp thời thông báo cho nhau để cùng thống nhất giải quyết bằng văn bản. Nếu
bên nào vi phạm các nội dung trong hợp đồng phải chịu trách nhiệm theo quy định
hiện hành.
2. Hợp đồng này được lập thành 04 bản bằng tiếng việt, mỗi bản có 04 trang
có giá trị pháp lý như nhau: Bên A giữ 03 bản, bên B giữ 01 bản.
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2016.
ĐẠI DIỆN BÊN B

ĐẠI DIỆN BÊN A

TRƯỞNG BAN

Nguyễn Văn Quý
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ




×