Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Thử nghiệm phân lập và nhân giống nấm Sò (Pleurotus florida) tại phòng thí nghiệm Khoa Nông Lâm Trường Đại học Tây Bắc Huyện Thuận Châu Tỉnh Sơn La”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 70 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
học

Bùi Thị Hằng - K48 ĐH Nông

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nông nghiệp đã có truyền thống từ bao đời nay,
nền nông nghiệp ngày càng phát triển cùng với quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Năng suất các sản phẩm nông nghiệp tăng lên đáng kể và trở
thành nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Sản phẩm nông
nghiệp càng tăng cao thì việc sử dụng hợp lý hơn các chất phế thải từ nông
nghiệp như rơm rạ, lõi ngô, thân cây ngô… ngày càng được chú trọng nhằm
sử dụng tối đa sản phẩm và giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường.
Sơn La là vựa ngô lớn của nước ta, sau mỗi vụ thu hoạch ngô lượng cơ
chất như lõi ngô dư thừa khá lớn, người dân thường sử dụng làm chất đốt, làm
thức ăn gia súc, làm tàn dư che phủ đất chưa sử dụng được tối đa sản phẩm từ
nông nghiệp. Mặt khác việc trồng thử nghiệm nấm Sò trên cơ chất lõi ngô cho
năng suất cao hơn, thời gian thu hoạch lâu hơn so với rơm rạ, bông phế thải.
Chính vì vậy, để mở ra hướng đi mới trong nông nghiệp và tăng thêm thu
nhập cho người dân Tỉnh Sơn La nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung thì
việc nuôi trồng nấm ăn phải được chú trọng đưa vào sản xuất phổ biến và
chuyên sâu bởi hiện nay sản phẩm nấm ăn vẫn chưa đủ cung cấp cho thị
trường nội địa, giá thành khá cao và ổn định.
Nấm Sò dễ thích nghi với nhiều kiểu khí hậu, có hai loại nấm Sò là
nhóm nấm Sò chịu nóng (24 – 28oC) và nhóm nấm Sò chịu lạnh (13 -20oC).
Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất đới với người dân trồng nấm là
nguồn giống nấm. Những vùng thuận tiện giao thông đi lại, gần trung tâm thì
việc cung cấp và vận chuyển giống nấm dễ dàng, ngược lại ở khu vực vùng
sâu, vùng xa trong quá trình vận chuyển giống nấm có thể bị dập nát khi cấy
giống không đảm bảo chất lượng giống, chưa kể đến chất lượng gống chưa




Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

cao bị nhiễm nấm bệnh gây thiệt hại về kinh tế, cũng do một trong những
nguyên nhân này mà một số đề tài nghiên cứu Khoa học của sinh viên khoa
Nông Lâm gặp khó khăn, phải phụ thuộc vào giống nấm ở các cơ sở sản xuất
nên tiến độ đề tài chậm lại, kết quả thí nghiệm độ chính xác chưa khả quan.
Việc phân lập và nhân giống nấm Sò có quy trình tiến hành khá đơn
giản, dễ làm. Hơn nữa, hiện nay phòng thí nghiệm Khoa Nông Lâm đã được
trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ được cho quá trình phân lập và nhân giống
nấm Sò. Nhằm đáp ứng nhu cầu giống nấm cho người dân tại địa phương và
các vùng lân cận, đặc biệt là chủ động được nguồn giống cho công tác nghiên
cứu Khoa học của sinh viên Khoa Nông Lâm được thuân lợi hơn. Tôi quyết
định chọn đề tài : “Thử nghiệm phân lập và nhân giống nấm Sò (Pleurotus
florida) tại phòng thí nghiệm Khoa Nông Lâm - Trường Đại học Tây Bắc Huyện Thuận Châu - Tỉnh Sơn La”.

1.2. Mục đích và Yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Xác định được môi trường phù hợp dùng để phân lập và nhân giống
nấm Sò.
- Tạo ra được nguồn giống nấm có chất lượng cung cấp cho người sản
xuất tại địa phương và những khu vực xung quanh.
- Chủ động được nguồn giống nấm Sò cho công tác Nghiên cứu Khoa
học của sinh viên Trường Đại học Tây Bắc.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự phát
triển của hệ sợi giống nấm Sò.

- Tuân thủ đúng các nguyên tắc và các bước trong quá trình nuôi cấy.
- Theo dõi các chỉ tiêu liên quan ở mỗi giai đoạn.
- Đánh giá được một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng giống.

2


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm sinh học, hình thái của bào tử nấm và sợi nấm, vai trò của
giống nấm
2.1.1. Đặc điểm sinh học, hình thái của bào tử nấm
Bào tử của các loại nấm ăn, nấm dược liệu không chỉ khác nhau về màu
sắc, kích thước mà còn có thể rất khác nhau về hình thái cấu tạo, nhất là cấu
tạo bề mặt của bào tử [2].
Nấm có nhiều loại, bào tử nấm của các loại nấm Sò cũng khác nhau về
màu sắc, hình dạng và khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ. Trong điều
kiện tự nhiên, vào giai đoạn sinh trưởng, thành nấm Sò sẽ phát tán bào tử nhờ
gió, bào tử rải ra khắp mọi nơi, gặp điều kiện môi trường thích hợp sẽ hình
thành hệ sợi nấm sơ cấp với một nhân. Hệ sợi nấm sơ cấp phát triển đầy đủ
tạo nên một mạng rời để hình thành hệ sợi nấm thứ cấp, sau đó có sự kết hợp
của hệ sợi nấm thứ cấp hình thành quả thể nấm hoàn chỉnh [2].
Căn cứ vào màu sắc của bào tử người ta chia các loại nấm ăn ra thành 5
nhóm:
- Nhóm bào tử màu trắng (Lentinus edodes, Pleurotus ostreatus..).
- Nóm bào tử màu đỏ (Volvariella volvacea…).
- Nhóm bào tử màu nâu (Agaricus bisporus, Agaricus bitosquis…).

- Nhóm bào tử màu tím (Stropharia semiglobata, Naematoloma
Sublateritium…).
- Nhóm bào tử màu đen (Coprinus atramentarius, Gomphidius
viscidus…). [2].
2.1.2. Đặc điểm sinh học, hình thái của sợi nấm
Chia làm 2 giai đoạn:
+ Hình thái thể sợi nấm.

3


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

+ Hình thái thể quả.
* Hình thái thể sợi nấm:
Nấm ăn có cấu tạo chủ yếu là hệ sợi nấm. Các sợi nấm ăn có dạng ống
tròn, đường kính khoảng 2 – 4 µm.
Trong sợi nấm có vách ngăn, giữa các vách ngăn có lỗ thông để trao
đổi chất nguyên sinh và thông tin. Sợi nấm còn gọi là khuẩn ty (hypha), hệ sợi
nấm còn được gọi là khuẩn ty thể (mycelium). Khoảng cách giữa hai vách
ngăn ngang khoảng 3 - 10µm được gọi là tế bào (Cell).
Sự hình thành sợi nấm: Khi bào tử nảy mầm, hình thành ống mầm rồi
phân nhánh thành sợi nấm, phát triển thành mạng sợi lan khắp nơi trên cơ
chất để hút dinh dưỡng.
Sợi nấm có thể phát triển từ bào tử hay từ một đoạn hệ sợi nấm. Bào tử
nảy mầm theo nhiều hướng khác nhau, sợi nấm phân nhánh nhiều lần tạo nên
một mạng hệ sợi nấm dày chằng chịt và thường có màu trắng [2].
* Hình thái quả thể:

Quả nấm hay quả thể (fruit body) là cơ quan sinh sản, cũng tức là cơ
quan sinh bảo tử của các loại nấm bậc cao. Đó chính là phần thu hái để ăn của
các loại nấm ăn. Tùy loại nấm mà quả nấm có hình thái cấu tạo, màu sắc, kích
thước không giống nhau [2].
Quả thể nấm bao gồm: Cuống nấm, mũ nấm, phiến nấm.
- Mũ nấm: Là phần trên của quả nấm, phía trên thường hơi lõm. Mũ
nấm mọc trên cuống nấm (stipe), mặt dưới của mũ nấm có rất nhiều phiến
nấm (gill, lamellae) có kích thước khác nhau.
Hình dạng: Mũ nấm thường có dạng mép phẳng, dạng mép lồi lõm,
dạng hình tròn, dạng phễu, dạng chiếc ô, dạng mép cuốn lên, dạng bán
nguyệt, dạng vỏ sò…

4


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

- Phiến nấm: Là mặt dưới của mũ nấm. Hình dạng khác nhau: Dạng
mép trơn nhẵn, dạng mép răng cưa, dạng mép lượn sóng, dạng tỏa cong, dạng
tỏa thẳng, dạng tỏa vươn lên…có độ dài ngắn khác nhau.
- Cuống nấm: Cuống nấm có thể nằm chính giữa mũ nấm, nằm lệch
tâm hoặc nằm ở một bên có hình dạng khác nhau: Hình viên trụ, hình chùy,
hình cong, hình con thoi, hình sợi mảnh…
Cuống nấm có thể nhẵn, có lông tơ hoặc vẩy, có thể rỗng hoặc là chắc.
Ngoài ra trên cuống nấm có khi có vòng nấm, ở gốc cuống nấm có bao nấm.
Nấm sò mọc tập chung thành từng cụm, khi già phát tán thành bào tử, nhiều
nước dập nát. Ngoài ra nấm cò hình thái biến dị như: San hô, cuống dài… [2].
2.1.3. Vai trò của giống nấm

Giống nấm là yếu tố quyết định nhất trong sản xuất, giống nấm tốt đòi
hỏi các yêu cầu sau:
- Thuần nhất (không lẫn các giống khác).
- Không có mầm bệnh (do nhiễm tạp, sâu bệnh…).
- Hiệu quả kinh tế (nước, khả năng kháng bệnh, giá trị thương phẩm…)
Trong thực tế, việc sản xuất giống nấm là một khâu đặc biệt quan trọng
trong toàn bộ quá trình nuôi trồng, quyết định đến sản lượng và chất lượng
của nấm làm ra. Giống tốt không những mọc nhanh và mạnh trên nguyên liệu
nuôi trồng chống chịu được các mầm bệnh mà còn có nước cao, giá trị thương
phẩm tốt, chậm thoái hoá [2].
2.1.4. Các giống nấm phổ biến
Trên thế giới, nghề trồng nấm đang phát triển mạnh và rộng khắp nhất
là trong 20 năm trở lại đây, 8 loài nấm ăn trồng phổ biến (bao gồm: Nấm Mỡ,
Nấm Trắng, Nấm Đông cô, Nấm Rơm, Nấm Kim châm, Nấm Bào ngư, Nấm
Trân châu, Nấm Mèo, Nấm Tuyết chỉ) và hơn 50 loài nấm khác đang đưa vào
sản xuất [5].

5


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

Ở Việt Nam, các loại giống nấm được nuôi trồng từ nhiều nguồn khác
nhau, một số giống nhập từ Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Italia, Nhật
Bản…một số khác sưu tầm trong nước. Ngoài các giống nấm phổ biến như:
Nấm Sò, Nấm Mỡ, Mộc Nhĩ, Nấm Rơm…thì ở nước ta còn được trồng phổ
biến các loại nấm Sò:
- Nấm Sò màu hồng đào (Pleurotus salmoneo stramineus L. Vass).

- Nấm Sò hoàng bạch (Pleurotus cornucopiae Roll).
- Nấm Sò kim đỉnh (Pleurotus citrinopileatus Sing)....
- Nấm Sò tím (Pleurotus ostreatus Quél) [3].
2.1.5. Giá trị của nấm sò
Nấm Sò không chỉ ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Trong
nấm Sò khô lượng Protein chứa khoảng 20%. Trong Protein này có đầy đủ
8 loại axit amin không thay thế và một lượng lớn Vitamin [3].
Lượng chứa một số Vitamin của nấm Sò tính trên 100g nấm khô như
sau:
Bảng 1: Hàm lượng Vitamin của nấm Sò trên 100g nấm Sò khô
Vitamin (mg/100g nấm khô)

P.Sajor
- caju
P.florida
nus

Vitam

Vitamin

Axit

Vitamin

in C

B1

nicotinic


B12

111

1.75

60.0

6.66

113

1.36

72.9

7.88

Axit
pantoteni

Axit folic

c

21.1
29.4

1278

1412
[3]

6


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

Nấm Sò chứa một lượng đáng kể các nguyên tố vi lượng được thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 2: Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong 100g nấm Sò khô
Nguyên tố vi lượng (mg/100g nấm khô)
Na

Ca

Mg

P

Fe

Cu

Zn

Mn


P.Ostreatus

11

5

174

1406

5.0

1.6

9.1

0.0013

P.Cornucopiae

28

5

209

1804

21.4


1.0

9.9

0.0010

P.Porrigens

89

79

94

985

12.4

3.6

7.8

0.0014
[3]

Ngoài giá trị dinh dưỡng phong phú, nấm Sò còn có giá trị dược liệu,
nấm không gây sơ cứng động mạch và không làm tăng lượng Cholesterol
trong máu, nấm còn chứa nhiều vitamin và các chất kháng sinh rất tốt cho cơ
thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nấm Sò cùng một số loại nấm ăn khác có tác
dụng phòng trị một số bệnh như: Làm hạ huyết áp, chống béo phì, chống ung

thư…[3].
Trong thực tế gặp rất nhiều chủng nấm Sò thích ứng khác nhau với
nhiệt độ môi trường như: Loại ưa lạnh (nhiệt độ thích hợp nhất 8 -13 oC), loại
chịu rét (nhiệt độ thích hợp 10 -18oC), loại ưa ấm (nhiệt độ thích hợp 12 –
22oC), loại thích nghi khá rộng (12 – 24oC), loại thích nghi rộng (15 -25oC),
loại ưa nhiệt (20 – 35oC) [1]. Tùy từng điều kiện thời tiết, mùa vụ và tùy
từng vùng sinh thái khác nhau để trồng các loại nấm thích hợp. Trồng nấm
sò mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp tăng thêm thu nhập cho người dân
và bổ sung thêm nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng hàng ngày.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

7


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

Ngành sản xuất nấm ăn trên thế giới đã phát triển nhanh và mạnh mẽ.
Trong đó phải kể đến Trung Quốc là nước có nghề trồng nấm từ xa xưa (cách
đây khoảng 5000 – 4000 năm trước Công nguyên) những cư dân nguyên thuỷ
của Trung Quốc đã biết thu lượm và sử dụng nhiều loại nấm ăn từ thiên
nhiên. Cho đến nay, tổng sản lượng nấm ăn của Trung Quốc chiếm 60% tổng
sản lượng nấm ăn trên thế giới bao gồm nhiều loại nấm như: Nấm Hương,
Nấm Rơm, Nấm Mỡ, Mộc Nhĩ, Linh Chi…Hàng năm Trung Quốc xuất khẩu
hàng triệu tấn nấm sang các nước phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ba Lan
[5].
Thống kê năm 1990, tổng sản lượng nấm ăn trên toàn thế giới đạt
3.763.000 tấn trong đó các loại nấm được nuôi trồng chủ yếu như: Trong

đó nấm Mỡ là 1.424.000 tấn, nấm hương là 393.000 tấn... Năm 1994 tổng
sản lượng nấm trên thế giới lên tới 4.909.000 tấn… Trong đó các nước sản
xuất nấm chủ yếu là Trung Quốc 2.850.000 tấn (chiếm 53.79% tổng sản
lượng nấm ăn trên thế giới), Hoa Kỳ 393.400 tấn (chiếm 7.61%), Nhật Bản
360.100 tấn (chiếm 7.34%), Pháp 185.000 tấn...[5]
Hiện nay các nước trên thế giới đang tập chung nghiên cứu và phát
triển mạnh mẽ các công trình nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu. Khu vực
bắc Mỹ và Châu Âu trồng nấm theo phương pháp công nghiệp là chính.
Những nhà máy sản xuất nấm có công suất từ 200 - 1000 tấn/năm được cơ
giới hoá cao từ khâu xử lý nguyên liệu đến thu hái chế biến do máy móc thực
hiện. năng suất nấm trung bình của các nước này đạt 40 - 60% so với nguyên
liệu ban đầu (nấm Mỡ, nấm Sò) [5].
Khu vực Châu Á triển khai sản xuất nấm theo mô hình vừa và nhỏ.
Nghề trồng nấm của khu vực này cũng phát triển mạnh mẽ, một số loại
nấm ăn được nuôi trồng khá phổ biến như: Nấm Hương, nấm Sò, Mộc Nhĩ,

8


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

Nấm Mỡ. Bắt đầu từ những năm 90 tại đây đã phát triển toàn diện và tập
trung quy mô nghiên cứu về sinh vật, di truyền học phòng trừ sâu bệnh hại
và chế biến dược phẩm từ nấm. Ở Trung Quốc nghề trồng nấm đã thực sự
đi vào từng hộ nông dân, sản lượng nấm Mỡ, nấm Hương của Trung Quốc
lớn nhất thế giới, Trung Quốc được coi là nước sản xuất và xuất khẩu với
sản lượng lớn nhất, năm 1995 có sản lượng là 3.000.000 tấn, chiếm 60%
tổng sản lượng thế giới. Đồng thời Trung Quốc cũng là nước suất khẩu

nấm nhiều nhất với khoảng 1.5 triệu tấn sản phẩm trên một năm [5].
Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài
Loan và các nước Châu Âu… Tổng sản lượng nấm ăn trên thị trường thế giới
vào khoảng 20 triệu tấn sản phẩm trên một năm và đang có xu hướng tăng.
Mức tiêu thụ nấm bình quân tính theo đầu người của Châu Âu, Châu Mỹ
khoảng 2 - 3 kg/năm. Nhật, Đức khoảng 4 - 5 kg/năm. Dự kiến mức tiêu thụ
này trong tương lai sẽ tăng với mức 3.5% /năm. Trên thị trường Châu Âu nấm
Mỡ chiếm 80 - 95%, Mộc Nhĩ khoảng 10% thị trường [5].
2.2.2. Tình hình ngiên cứu trong nước
Từ những năm 70 của thế kỷ 20 vấn đề nghiên cứu và sản xuất nấm ăn
được bắt đầu. Đến năm 1984 thành lập trung tâm nghiên cứu nấm ăn tại
trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội [5].
Năm 1985 và 1986 tổ chức FAO tài trợ UBND thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh thành lập trung tâm sản xuất nấm thương mại – Hà
Nội (sau này đổi thành công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà
Nội) và thành lập xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh [5].
Cũng trong khoảng thời gian này một số đơn vị sản xuất nấm khác
cũng được thành lập như: Công ty nấm Thanh Bình (Thái Bình), Xí nghiệp
nấm (Tổng công ty Rau Quả Việt Nam - VEGETEXCO), các Công ty Liên
doanh sản xuất và Chế biến nấm ở Cần Thơ, Đà Lạt [5].

9


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

Đến nay nghề trồng nấm đang dần đi sâu vào từng vùng từng hộ nông
dân ở nước ta, được phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước từ Bắc

vào Nam, với những thành công thu được đáng kể, với công nghệ nuôi trồng
cũng được cải thiện rõ rệt, năng suất được nâng lên [5].
Miền Bắc nấm được trồng nhiều ở các tỉnh như: Thái Bình, Ninh Bình,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội... Hiện nay các nhà khoa học đã có trong tay
một số lượng lớn khá phong phú về các giống nấm và công nghệ nuôi trồng
nấm thông qua các quá trình nghiên cứu và trao đổi quốc tế [5].
Về giống nấm: Nước ta có khả năng phát triển rất nhiều giống nấm
khác nhau, nhưng hiện nay nước ta đang tập chung phát triển một số loại nấm
chính là nấm Rơm, nấm Sò, Mộc Nhĩ, nấm Mỡ, nấm Hương, nấm Linh Chi.
Với điều kiện khí hậu từng vùng khác nhau có thể nói nước ta trồng được nấm
quanh năm, nước ta có một số Trung tâm sản xuất giống nấm có uy tín như:
Viện Di Truyền Nông Nghiệp, Trung tâm Công Nghệ Sinh Học Ứng Dụng –
Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa Sinh học - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ
Chí Minh [5].
Các giống nấm đã và đang được nuôi trồng ở Việt Nam từ nhiều nguồn
giống khác nhau, một số giống nấm nhập từ Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc,
Italia, Nhật Bản…Một số khác thì được sưu tầm trong nước.
Về năng suất và sản lượng: Năng suất tính theo các loại nấm khác nhau
là rất khác nhau. Nấm sò có năng suất cao nhất đạt trung bình 700 kg nấm
tươi/1000 kg nguyên liệu khô, Mộc Nhĩ 600 kg, nấm Hương 500 kg, nấm Mỡ
200 kg, nấm Rơm 100 kg, cuối cùng là nấm Linh Chi 75 kg. Nhìn chung năng
suất nấm của nước ta chỉ bằng 50 – 70 % với năng suất bình quân trên thế
giới. Còn về sản lượng với sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài
nước, cũng như sự mở rộng thị trường, tổng sản lượng nấm các loại được sản
xuất ở nước ta hiện nay khoảng 100.000tấn/năm. Trong đó xếp theo thứ tự

10


Khoá luận tốt nghiệp


Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

giảm dần giữa các loại nấm là: Nấm Rơm, Mộc Nhĩ, nấm Sò, nấm Mỡ, Linh
Chi và nấm Hương [5].
Về quy mô sản xuất: Nhìn chung hầu hết các tỉnh trong cả nước hiện
nay đều bắt đầu sản xuất nấm nhưng đều với quy mô nhỏ lẻ, quy mô hộ gia
đình. Những vùng có sẵn các thiết bị như: Máy băm rơm, hệ thống phun mù,
máy nghiền lõi ngô, máy đảo ủ nguyên liệu…còn rất hạn chế. Số cơ sở sản
xuất nấm tập chung còn chiếm rất ít từ 3 – 5 % tổng số đơn vị tham gia sản
xuất trong cả nước [5].
Về vấn đề chế biến và tiêu thụ: Hiện nay ngoài khoảng 50 % sản lượng
được tiêu thụ dưới dạng tươi, nấm còn được chế biến thành các loại sản phẩm
như sấy khô (chiếm khoảng 20 % sản lượng nấm các loại) nhưng chủ yếu tập
chung vào nấm Hương và Mộc Nhĩ, nấm Muối (chiếm 20 % tổng sản lượng
nấm) [5].
Mặc dù đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu nhưng hiện nay sản xuất nấm
nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và vấn đề liên kết giữa nhà doanh nghiệp
và các hộ nông dân sản xuất vẫn chưa thực sự chặt chẽ nên vẫn thường xuyên
xảy ra hiện trạng người dân sản xuất ra nhưng không có đầu ra cho sản phẩm,
còn doanh nghiệp kinh doanh lại không có sản phẩm để thu mua. Một vấn đề
không thể không nhắc tới là nấm ăn chưa có thương hiệu và có nguy cơ các
nhà xuất khẩu Việt Nam phải chịu để các nhà doanh nghiệp nước ngoài đóng
gói lại sản phẩm của mình với nhãn mác mới, tiếp tục bán ra thị trường với
giá cao hơn [5].
2.2.3. Tình hình nghiên cứu ở Sơn La
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam đồng thời là vựa
ngô lớn của nước ta, nguồn phế phẩm nông nghiệp dùng để trồng nấm rất
phong phú vì người dân đa số sống bằng nghề nông (số dân sống ở nông thôn


11


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

là 853.265 người chiếm 82% dân số trong tỉnh), thu nhập bình quân đầu
người chưa cao. Đồng thời đây là khu vực có khí hậu rất thuận lợi cho sự phát
triển nghề trồng nấm. Có ẩm độ cao (trung bình 80%), nhiệt độ khá ổn định
(trung bình 26.7o C).
Nguyên liệu dùng để trồng nấm tại nơi đây rất sẵn có. Tính đến năm
2003 diện tích đất nông nghiệp của Sơn La chiếm 191.828ha. Trong đó diện
tích trồng lúa chiếm 38.465ha, diện tích trồng ngô chiếm 64.664ha. Những
nguồn nguyên liệu này có thể tận dụng vào nuôi trồng nấm để mang lại giá trị
kinh tế cao, giúp tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân.
Người dân ở đây đã biết trồng nấm từ rất lâu, rất nhiều người đã tự đi
học hỏi nghề trồng nấm từ ở nơi xa về để phát triển kinh tế gia đình, các
giống nấm được trồng chủ yếu ở đây là nấm Sò và mộc Nhĩ, nấm Rơm. Trong
đó chủ yếu người dân trồng nấm Sò, loại nấm này dễ trồng, năng suất cao và
nguồn nguyên liệu sẵn có. Trong mấy năm gần đây việc trồng thử nghiệm
nấm Sò trên cơ chất lõi ngô đã mang lại kết quả rất khả quan, trồng nấm Sò
trên cơ chất lõi ngô mang cho năng suất cao, thời gian cho thu hoạch lâu hơn
trên bông phế thải, trên rơm rạ.
Tại Sơn La có một xí nghiệp sản xuất giống nấm chất lượng tốt cung
cấp giống nấm cho tỉnh và các tỉnh lân cận, ngoài ra trung tâm còn kết hợp
với Trung tâm Khuyến nông tỉnh đi về các huyện mở lớp hướng dẫn nuôi
trồng chăm sóc các loại nấm. Nguồn giống nấm được cung cấp tại Sơn La chủ
yếu từ 2 nguồn:
- Xí nghiệp sản xuất giống nấm và chế biến nấm xuất khẩu Sơn La.

- Trung tâm Công nghệ sinh hoc thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp
Hà Nội.
Hai trung tâm này chủ yếu cung cấp các loại giống nấm sau:
1. Nấm Rơm (Volvariall volvaceae).

12


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

2. Nấm Mỡ (Agaricus bisporus).
3. Nấm sò (Pleurotus spp).
4. Mộc nhĩ (Auricularria spp).
5. Nấm Hương ( Letunus edodes).
6. Nấm linh chi (Ganoderma lucidum).
Nấm sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ dang nấm tươi cung cấp cho các chợ
địa phương, tại các chợ nội Thành Phố nơi tập chung đông dân cư hay tại các
chợ thị trấn như: Chợ Trung tâm, chợ bệnh viện, chợ bến xe khách, chợ Quyết
thắng...Ngoài hình thức tiêu thụ nấm tươi thì tại xí nghiệp nấm Sơn La còn
chế biến thành nấm khô bao gói như nấm Mèo, Linh chi.
Ở Thuận Châu nghề trồng nấm được phát triển từ rất sớm cho đến nay
đang được phát triển rộng rãi, tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn và bất cập
như: Nguồn phế phẩm nông nghiệp nhiều như lõi ngô lại không có máy
nghiền, bông phế thải mua ở xa, kĩ thuật người dân chưa nắm vững, nguồn
giống nấm mua ở xa...Vì thế, người dân chưa mặn mà với cây nấm. Trên thực
tế, nhu cầu sử dụng nấm tại tỉnh rất lớn và đường tiêu thụ tại tỉnh cũng rất
thuận lợi ra thị trường lớn như Hà Nội.
Hiện nay, tại Thuận Châu chưa có cơ sở nào sản xuất giống nấm cung

ứng cho bà con nông dân, mặc dù nơi đây người dân đã biết sử dụng nấm ăn
từ lâu đời. Việc trồng nấm Sò cũng đã xuất hiện cách đây khoảng chục năm
nhưng chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ và tập chung chủ yếu vẫn ở một số xã xung
quanh thị trấn như: Thị trấn Thuận Châu, Thôm Mòn, Chiềng Ly,... Nguồn
giống nấm bà con nông dân chủ yếu mua của Công ty xuất nhập khẩu Sơn La.

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu

13


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Khoa Nông Lâm.
Trường Đại học Tây Bắc - Huyện Thuận Châu - Tỉnh Sơn La.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được bắt đầu từ ngày 15/07/2010 đến hết ngày 15/11/2010.
3.1.3. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Giống nấm Sò trắng (Pleurotus florida) mua tại Trung tâm Công nghệ
Sinh học – Viện Di truyền Nông nghiệp Hà Nội.
- Phế phẩm lõi ngô.
- Khoai tây, thạch Agar, giá đậu xanh, đường Glucose, bột nhẹ, nước
vô trùng, Streptomycin.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Phân lập, nhân giống nấm Sò từ bào tử thu được từ quả thể nấm.
- Nuôi cấy bào tử nấm trên môi trường PDA để tạo ra giống cấp 1.

- Từ giống cấp 1 một phần nhân thành giống cấp 2, một phần để giữ
giống.
- Từ giống cấp 2 nhân thành giống cấp 3 (giống thương phẩm).
- Trồng thử nghiệm giống nấm đã phân lập được để đánh giá chất
lượng giống.
- Theo dõi một số chỉ tiêu liên quan đến mức độ nhiễm sinh vật hại: Vi
khuẩn, nấm mốc, nấm dại, chuột,…
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nuôi cấy cây mẹ
* Nuôi cấy cây mẹ: Cây mẹ được nuôi cấy trên cơ chất bông phế thải.
Bông phế thải được xé ra và ngâm qua nước vôi trong 5 – 10 phút để khử
trùng (theo tỉ lệ 100kg bông phế thải dùng 2kg vôi bột). Sau đó đem hấp ở chế
độ hấp thanh trùng ở 1.5atm trong thời gian 150 phút đạt nhiệt độ 120 oC sau
đó để nguội đem ra đóng bịch nilone (mỗi bịch 2kg) và cấy trong túi màng

14


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

mỏng có kích thước 25 x 35cm. Đóng thành 5 bịch và theo dõi cho tới khi
nấm phát triển. Nguồn giống nấm Sò dùng để nuôi cấy cây mẹ mua từ Trung
tâm Công Nghệ Sinh học Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp Hà Nội.
- Phương pháp đóng bịch và cấy giống:
Nguyên liệu đã được hấp thanh trùng đảm bảo ta tiến hành cấy giống.
Nhồi nguyên liệu vào túi và ấn chặt tay, cứ khoảng 5cm chiều cao nguyên liệu
thì ta cấy một lớp giống xung quanh rìa ngoài nguyên liệu. Sau đó lại nhồi
tiếp lượt nguyên liệu thứ hai và cấy lớp giống thứ hai. Cứ tiếp tục như vậy,

mỗi bịch ta cấy 3 lớp giống, trên cùng ta rải đều một lớp giống nữa trên bề
mặt nguyên liệu. Dùng ống nhựa và bông làm cổ túi, lấy dây nịt buộc lại tạo
miệng túi có nút bông ở giữa.
- Ươm bịch: Sau khi cấy giống ta tiến hành ươm bịch, bịch nấm đặt
trên giá, khoảng cách giữa các bịch là 5 – 10cm. Thời gian ươm bịch kéo dài
khoảng 20 ngày (kể từ khi cấy giống) thì tiến hành treo bịch, khi sợi nấm phát
triển mạnh và hệ sợi nấm có màu trắng đồng nhất và rắn chắc.
- Rạch bịch: Tháo cổ nút bông và buộc xoáy miệng túi thật chặt, sau
đó treo bịch nấm theo chiều nút bông quay xuống dưới. Dùng dao lam sắc
rạch 5 – 6 đường chéo xung quanh túi, chiều dài vết rạch dài 4 – 5cm, không
rạch sâu vào bên trong cơ chất chỉ rạch nhẹ tay ở màng túi. Msỗi bịch treo
cách nhau 10 – 15cm để tránh khi nấm mọc ra chạm vào nhau.
- Tưới nước: Sau khi treo bịch và rạch bịch từ 3 – 5 ngày, cụm nấm bắt
đầu mọc lên, ta tiến hành tưới nước bên ngoài túi. Tưới ở dạng phun sương,
lượng nước ít nhưng kéo dài thời gian tưới sao cho mỗi lần tưới lượng nước
phủ đều trên bề mặt mũ nấm là được.
* Thu cây mẹ: Khi cây nấm mẹ phát triển đến thời kì cho thu hoạch, ta
tiến hành hái nấm, chọn cây nấm to khoẻ nhất trên cụm nấm (cây nấm to, dày,

15


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

cánh nấm mập, cân đối giữa thân gốc thon đều tới cánh nấm) cắt ngang cuống
nấm sát với cụm nấm, lấy các cây nấm này để phân lập giống gốc.
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được phân lập trên 5 cây nấm mẹ.
* Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian sinh trưởng của quả thể nấm mẹ

(ngày).
3.3.2. Nhân giống gốc
Giống gốc được nhân từ bào tử nấm nuôi cấy thành khuẩn lạc và nhân
từ quả thể nấm nuôi cấy thành các dòng, sau đó theo dõi sự phát triển của các
dòng. Chọn dòng có khả năng phát triển mạnh nhất làm giống gốc.
* Phương pháp làm môi trường thạch nghiêng và thạch đĩa (môi
trường thạch – đường – khoai tây (PDA))
Môi trường thạch nghiêng và thạch đĩa là môi trường giàu dinh dưỡng
được làm từ nguyên liệu là Đường Glucose, thạch agar, giá đậu xanh, nước vô
trùng theo công thức:
- Khoai tây: 200g
- Giá đỗ: 200g.
- Đường Glucose - 20g.
- Thạch agar – 20g và 1lít nước vô trùng.
Khoai tây gọt vỏ rửa sạch thái miếng dầy từ 0.3 – 0.5 cm, thêm 1000ml
nước vô trùng vào đun sôi trong 20 phút cho khoai tây chín dừ, sau đó cho giá
đỗ vào đun tiếp cho tới khi thấy giá đỗ có hiện tượng tóp lại là được. Dùng
vải màn lọc lấy nước luộc khoai tây và giá đỗ, thêm nước vô trùng cho dủ
1000ml sau đó đun sôi lại lần 2, lần này vừa đun vừa lấy đũa khuấy nhẹ tay
cho tới khi sôi lại và vớt sạch bọt. Bổ sung thêm đường và thạch Agar theo tỉ
lệ, khuấy nhẹ tay cho tan hết tạo thành dung dịch dinh dưỡng đồng nhất.

16


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

Để tạo thạch đĩa ta cho dung dịch dinh dưỡng vào các đĩa Petri, khi đổ

vào đĩa Petri cần chú ý cho dung dịch trải đều trên mặt đĩa, lớp thạch dày từ 3
– 5 mm.
Để tạo thạch nghiêng ta tiến hành đổ dung dịch dinh dưỡng đồng nhất
vào các ống nghiệm có kích thước 1.5 x 20 cm. Dùng phễu có gắn ống cao su
để tránh dung dịch dính lên thành ống nghiệm. Dung dịch trong cao 1/4 chiều
dài ống nghiệm. Sau khi đổ xong ta làm nút bông nút chặt miệng ống nghiệm,
cứ 5 ống ta buộc lại và bịt bằng túi nilone chịu nhiệt sau đó cho vào nồi hấp
thanh trùng, dựng cho ống nghiệm đứng và hấp ở nhiệt độ 120 oC, 1.5atm
trong 150 phút. Hấp xong đưa ống nghiệm ra kê lên một thanh gỗ cao 1.5cm
để tạo thạch nghiêng. Các ống thạch nghiêng sau khi hấp xong đưa ra để 5
phút thì thạch đông lại.
Để kiểm tra môi trường PDA nấu có bị nhiễm nấm lạ hay không, ta đưa
các ống nghiệm vào trong tủ ấm điều chỉnh tủ ở nhiệt độ 30 – 37 oC trong 48 –
72 giờ, đưa ra nếu không thấy có hiện tượng nhiễm nấm lạ nấm có màu cánh
dán là đạt. Thạch đĩa dùng cấy bào tử nấm khi phân lập giống gốc, thạch
nghiêng dùng để nhân giống gốc và giống cấp 1.
3.3.2.1. Phân lập giống gốc từ quả thể nấm
Chọn cây nấm to, dày, cánh nấm mập cân đối giữa thân gốc thon đều
tới cánh nấm, cắt ngang cuống nấm sát với cụm nấm. Gói cây nấm đã chọn
trong túi nilone sạch và đưa vào Box cấy. Sau đó bật đèn UV trong 30 phút để
đảm bảo thanh trùng tuyệt đối.
- Phương pháp cấy: Dùng tay xé đôi cánh nấm theo chiều dọc. Dùng
kim khêu mô nấm ở khoang dày nhất của thân nấm rồi chuyển sang ống
thạch. Mỗi lần lấy mẩu mô mới ta lại dùng tay xé một phần cánh nấm Sò để
tạo ra một phần mới ở cánh nấm, để lần lấy mẩu mô mới không bị dính vào
vết lấy trước đó (trên một cánh nấm có thể phân lập được nhiều mẩu ống

17



Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

giống gốc). Sau khi khêu mô nấm và đưa vào chính giữa ống nghiệm, ta làm
nút bông nút lại thật chặt.
* Nuôi các dòng nấm: Sau khi cấy xong, chuyển các ống giống gốc
mới cấy vào tủ ấm ở nhiệt độ 25 oC. Theo dõi sự phát triển và nhiễm nấm lạ,
những ống giống nào bị nhiễm nấm lạ phải loại bỏ ngay. Đợi khi hệ sợi nấm
ăn lan hết bề mặt thạch là ta có thể đem nhân giống cấp 1.
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên 10 ống thạch
nghiêng, 5 cây nấm mẹ, mỗi cây nấm mẹ cấy trên 2 ống thạch.
*Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tốc độ ăn lan (cm/2ngày).
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Thời gian sinh trưởng của các dòng tính
từ ngày cấy đến khi hệ sợi nấm ăn lan hết bề mặt thạch.
3.3.2.2. Phân lập giống gốc từ bào tử nấm
* Nuôi cấy khuẩn lạc: Chọn cây nấm to khoẻ nhất trên cụm nấm cắm
trên một đầu dây thép, đầu kia uốn vòng để có thể đứng trên đĩa petri đựng 3
– 5 ml nước vô trùng. Đậy một chuông thuỷ tinh lên trên trành cho các bào tử
nấm lạ rơi vào. Để 1 – 2 ngày khi quả thể nấm chín, bào tử từ các phiến nấm
bắn ra rơi vào nước, lấy nước này dùng que cấy gạt lên thạch đĩa để tạo điều
kiện tách rời các bào tử ra.
Khi khuẩn lạc phát triển ta dùng que cấy đầu nhọn chấm các khuẩn lạc
và cấy lên môi trường thạch nghiêng theo các đường ziczắc thạo thành các
dòng. Tránh que cấy chạm vào các khuẩn lạc khác khi cấy.
* Nuôi các dòng nấm: Sau khi cấy ta chuyển các đĩa petri này vào tủ
ấm giữ ở nhiệt độ 25oC. Đợi khi hệ sợi nấm ăn lan hết bề mặt thạch là ta có
thể đem nhân giống cấp 1.
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên 5 thạch đĩa nuôi

cấy khuẩn lạc và 10 dòng nấm cấp 1.

18


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

*Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tốc độ ăn lan (cm/2ngày).
- Thời gian sinh trưởng (ngày).
+ Thời gian sinh trưởng của khuẩn lạc được tính từ ngày cấy đến ngày
hình thành khuẩn lạc dùng để cấy lên thạch nghiêng tạo thành các dòng.
+ Thời gian sinh trưởng của các dòng tính từ ngày cấy đến khi hệ sợi
nấm ăn lan hết bề mặt thạch có thể nhân giống cấp 1.
3.3.3. Nhân giống cấp 1
Giống cấp 1 là giống được cấy truyền từ nguồn giống gốc nhân từ bào
tử nấm bằng cách nuôi cấy khuẩn lạc và phân lập từ quả thể nấm. Môi trường
nhân giống cấp 1 là môi trường thạch nghiêng (PDA) được làm tương tự môi
trường nhân giống gốc. Từ một ống giống gốc khi cấy sang môi trường giống
cấp 1 ta nhân với tỉ lệ 1/25.
* Kỹ thuật cấy truyền giống gốc sang giống cấp 1: Ta mở miệng ống
nghiệm và hơ trên ngọn lửa đèn cồn, đốt que cấy cháy đỏ sau đó nhúng vào
cồn thật lạnh. Dùng que cấy chia bề mạt hệ sợi nấm thành từng miếng nhỏ
như hạt đỗ và chuyển sang ống thạch nghiêng mới (đặt vào phần chính giữa
bề mặt thạch). Sau đó hơ miệng ống nghiệm đã cấy giống và dùng bông sạch
đã hấp khử trùng nút miệng ống nghiệm.
* Nuôi sợi giống nấm cấp 1: Sau khi cấy, ta đưa các ống giống cấp 1
và bảo quản trong tủ ấm ở 25 oC, theo dõi hàng ngày sự phát triển của hệ sợ

nấm và loại bỏ kịp thời các ống giống nấm bị nhiễm nấm lạ và phát triển kém.
Khi hệ sợi nấm ăn lan hết bề mặt thạch ta có thể dùng nhân giống cấp 2.
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên 1 ống giống gốc
nhân với tỉ lệ 1/25.
*Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tốc độ ăn lan của hệ sợi nấm (cm/2ngày).

19


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

- Thời gian sinh trưởng (ngày): Được tính từ ngày cấy truyền đến khi
hệ sợi nấm ăn lan hết bề mặt thạch và có thể đem nhân giống cấp 2.
3.3.4. Nhân giống cấp 2
Giống nấm cấp 2 được nhân truyền từ giống cấp 1 bằng môi trường
dinh dưỡng khác môi trường giống cấp 1.
- Môi trường này bao gồm: Thóc tẻ bảo quản tốt hạt đều (có thời gian
lưu kho từ 6 - 12 tháng, không bị ẩm mốc. Rửa sạch và ngâm thóc trong nước
sạch 12h để loại bỏ hạt lép, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Tiến hành luộc thóc: Cho nước ngập bên trên thóc khoảng 5cm, khi
bắt đầu sôi dùng đũa đảo đều tay cho hạt thóc nhanh nứt và nứt đều thóc nứt
2/3 hạt, gạo bên trong chín mềm là được. Đổ thóc ra khay để ráo nước và quạt
thật nguội.
Sau đó bổ sung thêm CaCO3 (bột nhẹ) theo tỉ lệ 0.8 – 1.2g/10 kg thóc
luộc và trộn đều đảm bảo các hạt thóc tơi đều và không bị dính nát, trộn thấy
một lớp bột mịn phủ đều trên hạt thóc luộc là được.
- Tiến hành đóng môi trường cấp 2 vào chai thuỷ tinh: Cho thóc đã

trộn bột nhẹ vào chai, lượng thóc cho vào chai là 2/3 chai (0.3kg thóc luộc),
tạo nút cổ chai bằng bông sạch và bịt đầu chai bằng nilone chịu áp suất cao.
Môi trường cấp 2 phải được hấp thanh trùng ngay. Thời gian hấp thanh trùng
môi trường này trong vòng 150 phút, áp suất 1.5atm, nhiệt độ 120oC.
Môi trường giống nấm cấp 2 sau khi hấp thanh trùng phải để qua 1
ngày mới tiến hành cấy giống. Vì sau khi thóc luộc chín và hấp thanh trùng,
tinh bột trong thóc chuyển hoá thành đường (quá trình này gọi là quá trình
Caramen hoá), để qua 1 ngày cho quá trình này ổn định ta mới tiến hành cấy
giống. Một ống giống cấp 1 khi nhân truyền sang giống cấp 2 với tỉ lệ 1/2.
* Kỹ thuật cấy truyền: Giống cấp 1 đạt tiêu chuẩn cấy sang giống nấm
cấp 2 là giống có hệ sợi nấm ăn lan đều trên bề mặt thạch, có màu trắng sữa.

20


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

Ta dùng que cấy nhẹ nhàng nới lỏng hệ sợi nấm và cắt đôi lớp thạch
trong ống nghiệm thành 2 phần đều nhau, gạt miếng thạch sang chai giống
cấp 2, lắc nhẹ tay cho miếng thạch ở chính giữa chai. Khi giống cấp 1 đã cấy
vào chai, ta hơ nút bông và cổ chai trên ngọn lửa đèn cồn rồi nút chai giống
đã được cấy lại.
* Nuôi sợi giống nấm cấp 2: Chuyển các chai giống nấm cấp 2 sang
phòng nuôi cấy hoặc để trong tủ giữ ấm ở nhiệt độ 25 oC. Theo dõi hệ sợi nấm
ăn lan và loại bỏ những chại bị nhiễm nấm lạ. Trong 3 ngày đầu sau khi cấy
giống cần theo dõi chặt chẽ, nếu chai giống nào có hiện tượng miếng thạch
khô, các sợi nấm không có hiện tượng ăn lan, hoặc bị nhiễm nấm mốc xanh
thì phải loại ngay.

* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên 7 ống thạch
nghiêng giống nấm cấp 1 và 14 chai giống cấp 2.
* Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tốc độ ăn lan của hệ sợi nấm (cm/2ngày).
- Thời gian sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng của hệ sợi nấm cấp 2
được tình từ ngày cấy đến khi hệ sợi nấm ăn lan kín môi trường trong chai
giống (ngày).
3.3.5. Nhân giống cấp 3 (giống thương phẩm)
Giống nấm cấp 3 được nhân truyền từ giống cấp 2 trên môi trường dinh
dưỡng tương đồng môi trường giống cấp 2 chỉ khác ở môi trường giống cấp 3
chai thuỷ tinh được thay bằng túi P.E chịu nhiệt.
Quy trình làm môi trường giống cấp 3 tương tự như môi trường giống
cấp 2. Sau khi luộc thóc và trộn bột nhẹ theo tỉ lệ 0.8 – 1.2g/10kg thóc luộc, ta
đóng vào các túi P.E chịu nhiệt, mỗi túi 0.5kg thóc luộc, làm cổ túi bằng nút
bông và nắp lại bằng nắp nhựa tránh khi hấp làm ướt nút bông. Đem hấp
thanh trùng trong 150 phút, nhiệt độ 120oC ở áp suất 1.5atm.

21


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

Hấp xong đưa vào phòng cấy giống để qua một ngày mới cấy, bật đèn
UV để khử trùng phòng cấy và các túi môi trường giống cấp 3. Trước khi cấy
ta cần dùng tay bóp nhẹ các túi thóc luộc cho hạt thóc tơi ra kích thích khi cấy
giống vào hệ sợi nấm sẽ phát triển nhanh hơn.
Giống nấm cấp 2 đạt tiêu chuẩn cấy truyền có hệ sợi nấm ăn lan đều
trên bề mặt môi trường hạt thóc và có màu trắng sữa. Từ một chai giống cấp 2

cấy truyền sang giống cấp 3 với tỉ lệ 1/30.
* Kỹ thuật cấy truyền: Mở miệng nút bông chai giống cấp 2, hơ qua
ngọn lửa đèn cồn, dùng que cấy gạt bỏ lớp thạch còn sót lại và đánh tơi hạt
thóc có hệ sợi nấm cấp 2 trong chai giống (chú ý đánh theo hình tròn xoáy từ
trái sang phải hoặc từ phải sang trái tránh làm đứt và làm nát sợi nấm nhiều
nhất). Mở nút bông túi giống cấp 3, một tay cầm túi môi trường giống cấp 3,
một tay cầm chai giống cấp 2 và lắc nhẹ các hạt giống trong chai cấp 2 sang
túi cấp 3. Cấy xong hơ nút bông và nút túi giống cấp 3 lại. Tiếp tục cấy các túi
giống khác cho tới khi hết chai giống thì lau dọn sạch sẽ Box cấy và que cấy,
vì 2 chai giống là 2 hệ sợi khác nhau.
* Nuôi sợi giống nấm cấp 3: Cấy xong ta chuyển các túi giống cấp 3
sang phòng nuôi có điều hoà nhiệt độ ở 24 - 26 oC. Theo dõi sự phát triển của
hệ sợi nấm, phát hiện các túi nhiễm nấm lạ phải lợi bỏ kịp thời.
* Bố trí thí nghiệm: Giai đoạn nhân giống cấp 3 (giống thương phẩm)
được tiến hành trên 2 chai giống cấp 2 với tỉ lệ 1/30. Chọn 2 chai giống cấp 2
có hệ sợi nấm ăn lan nhanh, khoẻ mạnh để nhân giống cấp 3.
*Các chỉ tiêu theo dõi:
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Thời gian sinh trưởng được tính từ ngày
cấy đến khi hệ sợi nấm ăn lan hết môi trường thóc luộc trong túi. Theo dõi
ngẫu nhiên 10 túi giống cấp 3 từ mỗi dòng nấm cấp 2 nhân sang.

22


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

- Tỉ lệ nhiễm bệnh (%): Tỉ lệ bệnh được tính bằng tổng số bịch giống
nhiễm trên tổng số bịch giống sản xuất.

3.3.6. Trồng thử nghiệm giống nấm cấp 3
Giống nấm cấp 3 (giống thương phẩm) tốt có biểu hiện hệ sợi nấm có
màu trắng đồng nhất, không nhiễm bệnh, khả năng ăn lan nhanh và mạnh,
được trồng thử nghiệm cùng giống nấm cấp 3 sản xuất tại Trung tâm Công
Nghệ Sinh học Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp Hà Nội trên nguyên
liệu lõi ngô nghiền.
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu
nhiên. Với 2 giống nấm Sò (giống tự nhân và giống mua về làm đối chứng)
trên hai công thức khác nhau, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là
một ô, mỗi ô bố trí 20 bịch. Tổng 2 công thức là 120 bịch. Khối lượng mỗi
bịch là 2kg.
- Công thức thí nghiệm:
+ Công thức đối chứng: Giống mua của Trung tâm Công nghệ Sinh học
Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp Hà Nội.
+ Công thức thí nghiệm: Giống nấm phân lập và nhân được tại Phòng
thí nghiệm Khoa Nông – Lâm. Trường Đại học Tây Bắc.
- Sơ đồ thí nghiệm:
CTĐC
CTTN
CTĐC
CTTN
CTĐC
CTTN
* Quá trình trồng thử nghiệm giống cấp 3:
- Phương pháp xử lý nguyên liệu:
Lõi ngô sau khi đã phơi khô đem nghiền nhỏ và ngâm trong nước vôi
(100kg nguyên liệu dùng 2kg vôi bột hoà tan với nước sạch để ngâm), nguyên
liệu ngâm trong nước vôi từ 3 – 5 phút, sau đó vớt lên kệ để ráo nước và bắt
đầu đem ủ. Kệ cách mặt đất khoảng 20cm, đặt cột thông khí ở chính giữa kệ,
xung quanh được vây bạt tạo hình tròn như đống rơm ở bên trên kệ, (không


23


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

lót ở đáy kệ, để thoáng khí), sau đó đem nguyên liệu đã ráo nước rắc đều
xung quanh cột thông khí và ấn nhẹ tay. Sau khi đã cho hết nguyên liệu vào ta
lấy bạt hay nilone phủ kín cột đống ủ nhưng không phủ kín cột thông khí.
Sau 3 ngày mở đống ủ ra và tiến hành đảo đều, ta nắm nguyên liệu
nếu không thấy nước ứa ra kẽ tay thì nguyên liệu khô ta phải hoà nước vôi
tưới thêm, ngược lại nếu nguyên liệu ướt quá ta cần đảo tơi ra rồi để một lúc
bay hơi bớt sau đó phủ nilone hoặc bạt kín như ban đầu và ủ tiếp 3 – 4 hôm
nữa, sau đó đảo lần 2. Thời gian ủ từ 8 – 10 ngày khi đống ủ lên men, nguyên
liệu toả nhiệt có màu vàng sáng đạt độ ẩm phù hợp là có thể ươm bịch.
- Kỹ thuật cấy giống, ươm và rạch bịch trong túi nilone màng
mỏng:
Kỹ thuật cấy giống, ươm bịch và rạch bịch được thực hiện tương tự
như giai đoạn nuôi cây mẹ thu bào tử.
- Chăm sóc và phòng trừ sinh vật hại:
Sau khi bịch đã rạch được 4 - 5 ngày, nấm bắt đầu chui ra khỏi túi
nilone khi đó ta bắt đầu tưới nước hằng ngày, tưới theo dạng phun sương. Sao
cho sau khi tưới 1 lượng nước nhỏ vừa phủ khắp bịch nấm và đọng lại một
lớp nước trên bề mặt mũ nấm.
Tỉ lệ nhiễm bệnh được tính:
Tổng số bịch nhiễm bệnh
Tỉ lệ bệnh =


x 100 %
Tổng số bịch của công thức

Sau khi đã treo bịch lên thì sự ảnh hưởng của sinh vật hại rất ít, ta chỉ
cần chú ý những bịch bị nhiễm nấm mốc xanh thì nhanh chóng mang vứt xa
khu trồng nấm tránh lây lan cho những bịch xung quanh.
* Các chỉ tiêu theo dõi

24


Khoá luận tốt nghiệp

Bùi Thị Hằng – K48 ĐH Nông học

- Thời gian sinh trưởng phát triển của quả thể nấm (ngày)
+Thời gian từ khi đóng bịch cấy giống đến khi rạch bịch: Khoảng thời
gian này được xác định khi các sợi nấm ăn lan trắng bịch tạo một màu trắng
đồng nhất, bịch nấm rắn chắc (khoảng 80% các bịch nấm có màu trắng đồng
nhất là ta bắt đầu rạch bịch).
+ Thời gian từ đóng bịch cấy giống đến khi nấm bắt đầu mọc ra ở các
vết rạch: Thời gian này được xác định khi 30% các bịch nấm có cụm nấm nhô
ra từ các vết rạch.
+ Thời gian từ đóng bịch cấy giống đến khi thu hoạch đợt đầu tiên:
Thời gian này được xác định khi trong ô thí nghiệm có 30% số cụm của ô thí
nghiệm cho thu hoạch.
+ Thời gian từ khi đóng bịch cấy giống đến khi thu hoạch đợt cuối
cùng: Được xác định khi các cụm nấm mọc yếu dần, các sợi trắng trên nguyên
liệu giảm dần và bịch nấm chuyển màu vàng và xốp hơn (khoảng thời gian
này được xác định khi chỉ còn 20% số bịch cho thu hoạch).

- Các chỉ tiêu sinh trưởng:
+ Chiều dài cuống nấm (cm).
+ Đường kính mũ nấm (cm).
- Các chỉ tiêu liên quan đến năng suất
+Số cây trên cụm.
+ Khối lượng trung bình của một cụm (kg).
+ Năng suất của bịch: Tổng khối lượng thu hái/ bịch theo dõi (kg).
Chỉ tiêu này tiến hành theo dõi ở mỗi lần nhắc lại là 5 bịch và theo dõi
2 ngày một lần kể từ khi cụm nấm bắt đầu mọc ra ở các vết rạch.
3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel, IRRISTAT.

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

25


×