Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

bài phát biểu khai mạc hội nghị sơ kết của khối dân vận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.29 KB, 13 trang )

Bài phát biểu tham luận của đồng chí Bí thư Đảng ủy phường Thanh Khê
Đông “Về công tác dân vận của hệ thống chính trị ở cơ sở” tại Cuộc Tọa
đàm “Nâng cao chất lượng công tác dân vận trên địa bàn quận Thanh Khê”
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo,
Kính thưa Hội nghị,
Chúng ta vừa học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 25NQ/TW, Hội nghị TW7(khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Do vậy, việc Ban Dân vận
Quận ủy tổ chức buổi Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong
hệ thống chính trị quận Thanh Khê ” đúng vào dịp kỷ niệm 83 năm Ngày
truyền thống Dân vận của Đảng là việc làm có ý nghĩa thiết thực.
Được sự cho phép của Ban Tổ chức Hội nghị, thay mặt Ban Thường vụ
Đảng ủy phường Thanh Khê Đông, tôi xin trao đổi một vài suy nghĩ về vai trò,
trách nhiệm của cấp ủy đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở (cụ thể là ở phường)


đối với công tác dân vận nhằm góp một tiếng nói chung vào việc nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị của quận, góp phần
thực hiện mục tiêu công tác dân vận của Đảng là “Củng cố vững chắc lòng tin
của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối
quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện
tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy
sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Kính thưa Hội nghị,
Đảng ta xác định, dân vận là một đặc trưng chủ yếu trong hoạt động lãnh
đạo của Đảng, là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, của cả hệ thống
chính trị. Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự

nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.


Nói công tác dân vận là nhiệm vụ chính trị của cả hệ thống chính trị, nghĩa
là tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương phải
xác định công tác dân vận là nhiệm vụ chính trị và phải thực hiện tốt nhiệm vụ
chính trị đó. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, cấp ủy đảng và hệ thống chính trị ở
cấp xã, phường có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác dân vận. Bỡi vì xã,
phường là nơi trực tiếp đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước đi vào cuộc sống, là nơi trực tiếp và thường xuyên nghe tâm tư,
nguyện vọng của người dân, trực tiếp thực hiện chế độ, chính sách của Đảng,
Nhà nước đối với nhân dân và cũng là nơi phát sinh những vấn đề xã hội phức

tạp. Nhìn vào tâm trạng xã hội, tư tưởng, tình cảm, mức độ đồng thuận của
người dân, nhìn vào kết quả thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, kết quả các phong trào thi đua yêu nước của một địa
phương sẽ đánh giá được công tác dân vận ở địa phương đó như thế nào, tốt
hay chưa tốt. Có thể nói, cấp xã, phường không làm tốt công tác dân vận thì
chắc chắn công tác dân vận của hệ thống chính trị ở quận sẽ gặp khó khăn.
Vậy, cấp ủy đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở phường cần
phải làm gì và làm như thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân
vận trong tình hình hiện nay?
Qua thực tiễn công tác ở phường, chúng tôi nhận thấy, để thực hiện tốt
công tác dân vận ở cơ sở, cần phải thực hiện thật tốt 2 vấn đề mấu chốt nhất
sau đây:

Một là, phải nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công
tác dân vận, xác định công tác dân vận là một nhiệm vụ chính trị của Đảng
bộ: Đảng ủy phường phải xác định công tác dân vận là một nhiệm vụ quan trọng
thường xuyên, đặt ngang hàng với nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị, tư
tưởng và tổ chức. Đảng bộ, chính quyền sẽ không mạnh, thậm chí sẽ mất vai trò
lãnh đạo nếu chúng ta không thực hiện tốt công tác dân vận, không nắm được
dân, để mất lòng dân dẫn đến dân sẽ xa Đảng, xa chính quyền, không bảo vệ


Đảng, bảo vệ chính quyền, các thế lực thù địch sẽ có cơ hội lợi dụng, kích động
nhân dân chống lại Đảng, chính quyền (Như chúng tôi đã nói ở trên, mâu thuẩn
xã hội chủ yếu phát sinh từ cơ sở. Và thực tế trong những năm qua đã xảy ra

một số vụ việc phức tạp ở một số địa phương như khiếu kiện, biểu tình, bạo
loạn). Ngược lại, nếu Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị không trong sạch,
vững mạnh thì sẽ giảm năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức
thực hiện nhiệm vụ chính trị, trong đó có công tác dân vận. Như vậy, công tác
xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị và công tác dân vận
có mối quan hệ gắn bó nhau, tác động lẫn nhau. Muốn xây dựng Đảng bộ, chính
quyền và hệ thống chính trị của phường trong sạch, vững mạnh và muốn thực
hiện hiện tốt công tác dân vận thì phải tập trung xây dựng các chi bộ, nhất là chi
bộ khu dân cư, Tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể, lực
lượng nòng cốt, cốt cán ở khu dân cư thật sự vững mạnh, đủ sức giải quyết
những vấn đề phát sinh ở từng khu dân cư, tổ dân phố. Đây là những tổ chức
nằm trong dân, sát dân nhất, gần dân nhất, trực tiếp tuyên truyền, vận động

nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
hàng ngày, hàng giờ nắm bắt tư tưởng của nhân dân, nghe tâm tư nguyện vọng
của nhân dân. Có thể nói, đối với công tác dân vận, ở chừng mực nào đó, cấp
xã, phường vẫn là cấp trung gian, cấp dưới phường mới là cấp trực tiếp nhất. Vì
vậy, cùng với việc củng cố, xây dựng cấp ủy và hệ thống chính trị ở phường
trong sạch, vững mạnh, Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội của
phường phải bám sát các tổ chức dưới phường, củng cố, xây dựng các tổ chức
này vững mạnh, tổ chức các hoạt động phong trào mang tính quần chúng tại khu
dân cư để tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của toàn dân (như tuyên
truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các lễ hội dân gian, ngày
hội đại đoàn kết toàn dân tộc,vv.).
Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của các tổ chức dưới phường hiện nay

nhìn chung còn nhiều hạn chế. Hầu hết các đồng chí bí thư chi bộ, trưởng ban
công tác mặt trận ở khu dân cư tuổi cao, sức yếu, kinh nghiệm, nhiệt huyết có
nhưng hạn chế về sức khỏe, tính năng động, linh hoạt, sáng tạo. Đội ngũ cán bộ


tổ dân phố đông nhưng chưa mạnh; khả năng tuyên truyền trong nhân về chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, khả năng vận động
thuyết phục nhân dân của một số Tổ trưởng dân phố còn rất hạn chế; nội dung
các cuộc họp tổ dân phố nghèo nàn, nhàm chán (chủ yếu họp để vận động nhân
dân nộp các loại quỹ, làm ngĩa vụ công dân), chất lượng sinh hoạt khu dân cư, tổ
dân phố còn thấp.
Hai là, phải xây dựng đội ngũ cán bộ của phường tận tâm, tận lực

với công việc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân: Như đã nói ở
trên, phường là nơi trực tiếp đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước đi vào cuộc sống, thường xuyên nghe tâm tư, nguyện vọng của
người dân, trực tiếp thực hiện chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với
nhân dân. Cho nên có thể nói, tất cả cán bộ, công chức cấp phường, từ lãnh đạo
đến nhân viên đều là những người làm công tác dân vận, chứ không phải chỉ có
cán bộ dân vận mới làm công tác dân vận.
Một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác dân vận là truyền
bá và tổ chức thực hiện cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân để mọi người dân hiểu rõ, tin
tưởng, quyết tâm thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đó.
Công tác dân vận chỉ có chất lượng, hiệu quả khi những người làm công tác dân

vận nhận thức sâu sắc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, nắm bắt được ý nguyện chân chính của nhân dân, tôn trọng nhân dân, có
khả năng thu phục lòng dân, nói để nhân dân nghe, nhân dân hiểu, nhân dân tin,
nhân dân thực hiện và phải trung thực, biết lo nỗi lo của dân, hết lòng, hết sức
phục vụ nhân dân, giải quyết kịp thời những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng,
bức xúc của nhân dân.
Muốn có được đội ngũ cán bộ như vậy, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận,
các hội đoàn thể phải thường xuyên giáo dục, rèn luyện, kiểm tra, nhắc nhỡ đội
ngũ cán bộ, nhân viên của mình trong thực thi nhiệm vụ, nhất là trong giao tiếp
với nhân dân, giải quyết công việc của dân. Cán bộ lãnh đạo, quản lý của



phường phải thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, nắm và hiểu được năng lực,
sở trường, tính cách, thái độ, hành vi của cán bộ do mình quản lý, đồng thời cán
bộ lãnh đạo, quản lý phải là tấm gương về đạo đức phẩm chất và chất lượng,
hiệu quả công tác, phải là người làm công tác dân vận giỏi.
Qua việc tổ chức thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện Nghị quyết 09 và Chỉ thị 11 của Thành
ủy Đà Nẵng, thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã có tác động tích
cực đến việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân
của đội ngũ cán bộ, công chức phường trong thời gian qua.
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo,
Kính thưa Hội nghị,
Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, nhưng công tác dân vận nói

chung và phong trào thi đua “Dân vận khéo” nói riêng ở phường Thanh Khê
Đông trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những
kết quả đáng ghi nhận. Chúng tôi xin nêu một việc làm cụ thể để Hội nghị cùng
chia sẻ. Đó là công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của thành phố và
quận về di dời mồ mã ra khỏi địa bàn khu dân cư.
Chủ trương di dời mồ mã ra khỏi địa bàn dân cư là chủ trương rất đúng
đắn, góp phần xây quận môi trường, thành phố môi trường, xây dựng đô thị văn
minh, đồng thời tạo một quỹ đất trống để xây dựng các công trình phục vụ dân
sinh. Tuy nhiên, đây là công việc rất khó khăn:
- Thứ nhất, theo quan niệm của nhân dân ta, di dời mồ mã là vấn đề rất
hệ trọng, mang yếu tố tâm linh, muốn di dời mồ mã người ta phải chọn ngày,
tháng tốt, kể cả năm tốt

- Thứ hai, việc di dời mồ mã liên quan đến nhiều người trong gia đình, họ
tộc, một người không thể quyết định được mà phải có sự bàn bạc thống nhất
chung.


- Thứ ba, kinh phí hỗ trợ của thành phố thấp, chỉ bằng 1/3 đến 1/2 kinh
phí để di dời và xây lại như hiện trạng (Ví dụ một ngôi mộ xây, thành phố hỗ trợ
1.032.000đ nhưng chi phí sau khi hoàn thành gần 5 triệu đồng). Vì vậy, những
hộ có mồ mã phải vận động anh em bà con đóng góp thêm tiền mới có thể di dời
được.
- Riêng đối với phường Thanh Khê Đông thêm một khó khăn lớn nữa, đó
là số lượng mồ mã phải di dời quá nhiều. Toàn phường 469 ngôi mộ phải di dời,

chiếm gần 1/3 tổng số mộ toàn quận, thuộc 72 hộ gia đình, ở 11 tổ dân phố, tập
trung chủ yếu ở khu vực ven biển như Thanh Hà, Thanh Thủy - là khu vực đời
sống kinh tế của bà con còn nhiều khó khăn, có tổ dân phố có đến 160 ngôi mộ,
có gia đình có đến 38 ngôi mộ.
Đây là công việc hết sức khó khăn nhưng Đảng ủy, UBND phường xác
định đây là một nhiệm vụ trọng tâm và quyết tâm thực hiện.
Đảng ủy chỉ đạo UBND phường khảo sát, thống kê số lượng mồ mã, xác
định chủ hộ, nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện của từng hộ gia đình, thông báo mức
hỗ trợ của thành phố đối với từng loại mộ. Đảng ủy quán triệt chủ trương, giao
nhiệm vụ cho cấp ủy các chi bộ khu dân cư ở những khu vực có mồ mã phối
hợp với phường chỉ đạo thực hiện chủ trương, giao cho Mặt trận, các hội đoàn
thể phối hợp với UBND trong công tác tuyên truyền, vận động. Phương pháp

thực hiện là: Dễ làm trước, khó làm sau, hộ có it mồ mã di dời trước, hộ có nhiều
mồ mã di dời sau, cán bộ, đảng viên có mồ mã phải gương mẫu thực hiện trước;
Mặt trận, các hội đoàn thể chịu trách nhiệm vận động cán bộ, hội viên của tổ
chức mình gương mẫu thực hiện; Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND phường chỉ
đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm về công tác di dời mồ mã. UBND phường
thành lập các Tổ công tác đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động các
hộ đăng ký thời gian di dời, nhận tiền hỗ trợ, những gia đình có hoàn cảnh khó
khăn thì UBND xem xét hỗ trợ phương tiện, hỗ trợ thêm kinh phí để di dời (ngoài
kinh phí trên 1,1 tỷ đồng thành phố hỗ trợ, phường đã hộ trợ thêm 8 triệu đồng


và 36 chuyến xe vận tải). Có thể nói, trong gần 2 năm qua, cả hệ thống chính trị

từ phường đến khu dân cư vào cuộc một cách quyết liệt, kiên trì vận động,
thuyết phục. Hiện nay đã hoàn thành di dời mồ mã ra khỏi địa bàn khu dân cư.
Kính thưa hội nghị,
Bên cạnh những kết quả và thành tích, công tác dân vận ở cơ sở hiện nay
còn bất cập và gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi xin nêu lên hai vấn đề khó khăn
nhất.
Thứ nhất, về bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động:
- Ở cấp phường, hiện nay đồng chí Thường vụ Đảng ủy, Trưởng Khối
Dân vận, đồng thời là Chủ tịch UBMT Tổ quốc. Gọi là Khối Dân vận nhưng
không có cơ quan thường trực, không có cán bộ chuyên trách, hoạt động của
khối chủ yếu được thực hiện thông qua các tổ chức thành viên (các tổ chức
thành viên của Khối dân vận như hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội phụ

nữ, hội nông dân cũng đồng thời là thành viên của Mặt trận Tổ quốc). Vì vậy,
giữa công tác dân vận của Đảng và công tác Mặt trận không được phân định rõ
ràng, còn nhầm lẫn giữa chức năng của dân vận và chức năng của Mặt trận. Vai
trò, trách nhiệm của đồng chí Trưởng khối cũng không rõ ràng, thường thì vai trò
Chủ tịch Mặt trận lấn át vai trò Trưởng khối Dân vận, việc tham mưu cho cấp ủy
Đảng về triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân
vận của Đảng ủy bị hạn chế.
- Đối với Đảng ủy phường, hiện nay có một cán bộ gọi là “cán| bộ phụ
trách dân vận” nhưng chỉ là cán bộ bán chuyên trách, chỉ được hưởng phụ cấp
chứ không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Do đó, vị thế, vai trò,
trách nhiệm, chất lượng công việc của cán bộ này sẽ có những hạn chế nhất
định.

Thứ hai, những tác động tiêu cực của xã hội ảnh hưởng đến công tác dân
vận:


- Tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn khá phổ biến và nghiêm
trọng, tập trung ở những cán bộ, đảng viên có chức có quyền. Tình hình an ninh
trật tự ngày càng phức tạp, tính chất ngày càng nguy hiểm đối với xã hội. Những
thông tin trái chiều, mang tính phản động nhan nhãn trên các trang mạng xã hội,
kể cả một số tờ báo chính thống cũng phản ảnh thiếu khách quan, không đúng
bản chất của sự việc, đã tác động đến tư tưởng của nhân dân, kể cả một bộ
phận cán bộ, đảng viên, trong khi đó việc định hướng dư luận của cơ quan chức
năng còn chậm và hạn chế. Việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện chủ trương

của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở một vài bộ, ngành Trung ương,
một số địa phương còn tùy tiện, vi phạm dân chủ, gây bất bình trong nhân dân,
thậm chí dẫn đến tình hình phức tạp. Những vấn đề trên đã gây dự luận không
tốt trong xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân và làm khó cho những
người làm công tác dân vận.
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo,
Kính thưa Hội nghị,
Do thời gian có hạn nên tôi chỉ tham gia trao đổi một số vấn đề cơ bản
nhất, góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân
vận của hệ thống chính trị quận, như mục đích của Cuộc tọa đàm hôm nay.
Xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu và toàn thể Hội nghị
sức khỏe, hạnh phúc.

Xin trân trọng cảm ơn.


ài phát biểu của đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư
Đảng ủy Khối tại Hội nghị triển khai Năm tăng cường và đổi mới công tác dân vận
Ban biên tập website Đoàn Khối trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của
đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng
ủy Khối tại Hội nghị triển khai Năm tăng cường và đổi mới công tác dân vận.
Kính

thưa


các

vị

đại

biểu



khách


quý;

Thưa toàn thể các đồng chí!
Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Giáp Ngọ 2014, Đảng bộ Khối các cơ
quan Trung ương tổ chức Lễ phát động và triển khai “Năm tăng cường và đổi mới công
tác dân vận - 2014”. Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ Khối, tôi xin nhiệt liệt chào
mừng các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các vị đại biểu,
khách quý và toàn thể các đồng chí về dự buổi Lễ hôm nay và chúc các đồng chí sức
khỏe, hạnh phúc, thành công.
Thưa các đồng chí!
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ
có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng

bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng,
Nhà nước và nhân dân. Công tác dân vận của Đảng ta luôn chiếm một vị trí quan trọng, là
nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Chính vì vậy, ngay từ những năm
đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài báo “Dân vận” chỉ rõ công tác dân vận là gì,
những yêu cầu cần thiết, cần có, cần nắm của người cán bộ làm công tác vận động quần
chúng của Đảng và đặc biệt Người rất coi trọng công tác dân vận, Người viết: "... Việc


dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng
thành công".
Công tác dân vận vừa là tiền đề, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Việc củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc và lòng tin của nhân dân với Đảng; tiếp tục tăng cường, đổi mới,
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới là nhiệm vụ có ý
nghĩa chiến lược. Điều đó càng đúng đối với Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, một
đảng bộ bao gồm các tổ chức đảng, đảng viên ở các cơ quan tham mưu chiến lược của
Ðảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương và Đảng
bộ Ngoài nước, với gần 5.000 chi bộ, hơn 6,7 vạn đảng viên trong và ngoài nước và gần
10 vạn quần chúng.
Nhận thức sâu sắc Nghị quyết 25 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác dân vận trong
tình hình mới" và xuất phát từ những hạn chế, yếu kém trong công tác dân vận của đảng
bộ trong những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối đã ban hành Chương trình hành

động số 16 thực hiện Nghị quyết 25 và quyết định chọn năm 2014 là “Năm tăng cường và
đổi mới công tác dân vận” nhằm tạo ra sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành
động của toàn Đảng bộ về công tác dân vận. “Năm Dân vận - 2014” sẽ được triển khai
sâu rộng với hai khâu đột phá: Một là: Nâng cao nhận thức, xác định rõ vai trò, trách
nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ban chấp hành đoàn thể, của mỗi cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và người lao động, đặc biệt là vai
trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác dân vận trong các cơ quan Trung
ương. Hai là: Đẩy mạnh công tác dân vận của cơ quan Nhà nước, trọng tâm là thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở; cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước và chất lượng tham mưu chủ trương, chính sách hợp lòng dân với mục tiêu xây
dựng và thực hành nền hành chính dân chủ, kỷ cương, công khai, minh bạch và trách
nhiệm; sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ hóa, công khai hóa, nêu cao đạo đức

công vụ, chống quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân.
Để cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả “Năm Dân vận - 2014”, Ban Chấp hành
Đảng bộ Khối đề nghị các cấp ủy, các tổ chức đảng cần tập trung thực hiện tốt một số nội
dung chủ yếu sau đây:


Một là: Tiếp tục tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị,
quy định của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận, cụ thể là: Nghị quyết số 25 của Ban
Chấp hành Trung ương khoá XI, Quyết định số 290 của Bộ Chính trị về Quy chế công tác
dân vận của hệ thống chính trị, Chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
công tác dân vận, Quy chế công tác dân vận, Chương trình hành động số 16, Kế hoạch
“Năm Dân vận” của Đảng uỷ Khối cùng với Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị về

việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
đoàn thể chính trị - xã hội và về tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và người lao
động. Cụ thể hóa hai khâu đột phá của Đảng bộ Khối thành những nhiệm vụ cụ thể của
từng đảng bộ, chi bộ phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị.
Hai là: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao ý thức,
trách nhiệm của đội ngũ cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy và cơ quan, đơn vị đối với công
tác dân vận. Lấy chi bộ làm địa bàn trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện, làm
chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ,
đảng viên. Các cấp uỷ đưa nội dung công tác dân vận vào chương trình, kế hoạch công
tác hằng tháng, quý, năm; chỉ đạo các đoàn thể tổ chức phong trào thi đua yêu nước và
tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích về công tác dân vận; phấn đấu trong năm

2014, 100% chi bộ tổ chức sinh hoạt chuyên đề về công tác dân vận. Cấp uỷ phối hợp với
lãnh đạo cơ quan, đơn vị rà soát, bổ sung và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; bổ
sung, hoàn thiện các quy chế, quy định nội bộ nhằm thực hiện tốt công khai, minh bạch,
dân chủ hóa trong các hoạt động của cơ quan và đơn vị.
Ba là: Phát huy dân chủ, tăng cường đối thoại, chất vấn trong Đảng, thực hiện tốt công
tác vận động, tập hợp cán bộ, đảng viên và quần chúng, xây dựng khối đoàn kết, thống
nhất, đồng thuận trong cơ quan; thực hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ và phát
huy dân chủ ngay từ sinh hoạt chi bộ và trong các cuộc họp cấp ủy. Các cấp ủy cần phối
hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện quy định về việc tiếp dân, kịp thời giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và đảng viên về những vấn đề bức xúc, nổi cộm
thuộc ngành, lĩnh vực, đơn vị mình phụ trách. Bí thư cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị
định kỳ tổ chức đối thoại với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động



để nắm tâm tư, nguyện vọng, tiếp thu các ý kiến đóng góp và kịp thời giải quyết những
vấn đề phát sinh.
Bốn là: Nêu cao ý thức trách nhiệm, thực hành đạo đức công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ
thật sự là công bộc của dân, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, vì nhân dân phục vụ, gắn
với thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh theo chủ đề 2014: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”.
Các cấp ủy cần phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai tốt Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và tăng
cường giáo dục đạo đức công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân

dân cho cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng chính sách hợp lòng dân; đẩy mạnh cải
cách hành chính, trước hết là cải cách thủ tục hành chính ngay trong từng chi bộ, đảng
bộ; nâng cao năng lực quản lý nhà nước, sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ hoá,
công khai hoá, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí. Chú trọng quản lý,
giám sát đảng viên thực hành đạo đức công vụ, nêu cao ý thức trách nhiệm phụng sự Tổ
quốc, phục vụ nhân dân trong tham mưu xây dựng các chủ trương, chính sách và điều
hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách đã đề ra.
Năm là: Chăm lo xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận và nâng cao
chất lượng công tác dân vận trong toàn Đảng bộ Khối. Các cấp ủy cần phối hợp với đảng
đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo cơ quan để phân công lãnh đạo cấp ủy và chính quyền cơ
quan phụ trách công tác dân vận, bố trí cán bộ chuyên trách gắn với triển khai Quy định
số 215 ngày 05-12-2013 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, quyền

hạn của đảng ủy cấp trên cơ sở thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương. Tăng
cường tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác dân vận cho các đồng chí phụ
trách công tác dân vận và cán bộ làm công tác dân vận và đoàn thể. Đảng ủy, ủy ban
kiểm tra các cấp đưa nội dung kiểm tra, giám sát về công tác dân vận vào chương trình
kiểm tra, giám sát hằng quý và năm, trọng tâm là việc thực hiện đạo đức công vụ và Quy
chế dân chủ ở cơ sở.
Với tinh thần đó, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối kêu gọi các cấp ủy, tổ chức đảng, đoàn
thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị và toàn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng, đoàn


viên, hội viên trong các cơ quan Trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực cố
gắng và thực hiện thành công Kế hoạch “Năm dân vận 2014” với kết quả cao nhất.

Chúc

các

đồng

Xin trân trọng cảm ơn!

chí

đạt


nhiều

thắng

lợi

mới.



×